+ Khía cạnh kinh tế: là việc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà xãhội cần và muốn có với mức giá đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp vàthỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp v
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (VIETTEL POST)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
TRẦN THỊ MINH TRANG
Hà Nội – Năm 2019
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (VIETTEL POST)
Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101
Họ và tên học viên: Trần Thị Minh Trang Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội – Năm 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Khái quát chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 6
1.1.1 Các quan điểm về CSR 6
1.1.2 Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” 7
1.1.3 Một số cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 10
1.1.4 Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 17
1.2 Các nội dung cụ thể của CSR 20
1.2.1 Đối với người lao động 20
1.2.2 Đối với khách hàng 25
1.2.3 Đối với cộng đồng 25
1.3 Một số hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội điển hình 26
1.3.1 Bộ quy tắc SA8000 26
1.3.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010 27
1.3.3 Bộ quy tắc WRAP 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIETTEL POST GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 34
2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) 34
2.1.1 Lịch sử hình thành 34
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng chiến lược của Viettel Post 39
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Viettel Post 42
2.2.1 Đối với người lao động 42
2.2.2 Đối với khách hàng 53
Trang 4CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIETTEL POST 69
3.1 Phân tích xu thế của CSR 69
3.1.1 Xu hướng chung 69
3.1.2 Xu thế thực hiện CSR ở Việt Nam 69
3.2 Giải pháp tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội của Viettel Post 71
3.2.1 Giáo dục nhận thức, tuyên truyền về CSR ở mức sâu rộng tới các cấp 71
3.2.2 Rà soát về hoạt động CSR của Viettel Post 73
3.2.3 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội 75
3.3 Kiến nghị 78
3.3.1 Đối với Nhà nước 78
3.3.2 Đối với cơ quan quản lý ngành - Bộ Thông tin và Truyền thông 82
3.3.3 Đối với Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
PHỤ LỤC xiv
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Minh Trang
Lớp: Quản trị kinh doanh K24A
Khóa học: 2017 - 2019
Ngành: Kinh doanh - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 83.40.101
Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Minh Hằng
Tôi xin cam đoan luận văn “Trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Cổ phầnBưu chính Viettel (Viettel Post)” là công trình nghiên cứu độc lập với sự tập trungcao độ, không có sự sao chép của các tác giả khác Đề tài là sản phẩm của ngườiviết trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chínhViettel (Viettel Post), dưới sự định hướng và hướng dẫn của PGS,TS Nguyễn MinhHằng Các số liệu trong luận văn là trung thực, kết quả trình bày trong luận vănchưa được công bố trong công trình khoa học nào khác Trong trường hợp cần thamkhảo các nguồn tài liệu khác, người viết đã trích dẫn nghiêm túc, đúng nguồn gốccủa tài liệu và quy định của tác giả
Trường hợp có sai sót hoặc phát sinh tranh chấp, người viết xin chịu hoàn toàntrách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Người viết
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel(Viettel Post)” là nội dung tôi chọn nghiên cứu sau hai năm học tập chương trìnhThạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Ngoại thương
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tớiPGS,TS Nguyễn Minh Hằng là giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và định hướnggiúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Ngoài ra, tôi cũng cảm ơn những đóng gópcủa các thầy cô cố vấn cùng các anh chị, bạn đồng niên để luận văn này được hoànthiện hơn
Nhân dịp này, tôi cũng gửi lời tri ân tới Khoa Sau Đại học Trường Đại họcNgoại thương, ban Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Phòng Đào tạo Truyền thông, TổngCông ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), Tập đoàn Công nghiệp Viễnthông Quân đội Viettel đã hết sức tạo điều kiện và phối hợp giúp đỡ tôi trong thờigian hoàn thành và bảo vệ luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn động viên và khích lệ đểtôi có thể hoàn thành chương trình học với quyết tâm cao
Trân trọng cảm ơn!
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Định nghĩa
1 COC Code of Conduct: Bộ quy tắc ứng xử
2 CBNV Cán bộ nhân viên
3 CSR Corporate Social Responsibility: Trách nhiệm xã hội
4 ILO International Labour Organization: Tổ chức Lao động
Quốc tế
5 ISO International Standard Organization: Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế
6 SAI Social Accountability International: Tổ chức quốc tế đa
ngành (phi chính phủ)
7 WRAP Worldwide Responsible Accredited Production: Tổ chức
công nhận trách nhiệm xã hội về sản xuất trên toàn cầu
Trang 8DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1: Mô hình CSR của Wartick và Cochran (1985) 11
Bảng 1.2: Mức độ quan tâm của các đối tượng đối với trách nhiệm xã hội 15
của doanh nghiệp 15
Bảng 2.1: Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải và giao nhận cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam 37
Bảng 2.2: Quỹ lương của Viettel Post giai đoạn 2014 - 2018 45
Bảng 2.3: Các khoản thu nhập khác của lao động Viettel Post giai đoạn 2014 -2018 46
Bảng 2.4: Phụ cấp dành cho cán bộ nhân viên được điều động trong nước 47
Bảng 2.5: Chi phí cho bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của Viettel Post giai đoạn 2014 - 2018 52
Bảng 2.6: Mạng lưới của Viettel Post so với đối thủ 55
Bảng 2.7: Giá trị các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM của Viettel 58
Bảng 2.9: Mức chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Thư ký Viettel Post 60
Bảng 2.10: Trích bảng xếp hạng các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 61
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp Carroll 12
Hình 1.2: Các đối tượng tác động của CSR 14
Hình 1.3: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động 20
Trang 9TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1 Tổng quan
Khái niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" có mặt từ rất sớm và đặcbiệt thu hút sự quan tâm từ thập niên 60 của thế kỷ XX Trách nhiệm xã hội đượchiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển bền vững thông quaviệc tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi laođộng,
Đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel nói chung, TổngCông ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) nói riêng, kinh doanh luôn gắnliền với trách nhiệm xã hội Các hoạt động CSR được tích cực thực hiện đối với bađối tượng: khách hàng (bao gồm cả các cổ đông), người lao động và cộng đồng
2 Các vấn đề lý luận cơ bản
* Định nghĩa về CSR
"Trách nhiệm xã hội (CSR) được hiểu là những cam kết của doanh nghiệp vìmục tiêu đóng góp để các nhóm đối tượng phát triển theo hướng bền vững, trong đócác nhóm đối tượng được kể đến bao gồm: khách hàng, môi trường, cộng đồng, các
cổ đông"
Các hình thức của trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc tuân thủ luật pháp, tôntrọng người lao động, thực hiện nghiêm túc cam kết với khách hàng, cổ đông và ưutiên việc bảo tồn, duy trì sự phát triển cho cộng đồng
* Một số cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Tiếp cận theo mô hình CSR của Wartick và Cochran (1985): đánh giá và tổng hợpnhững yếu tố thách thức sinh ra từ trách nhiệm của doanh nghiệp về mặt kinh tế vàkhả năng phản hồi trước nhu cầu xã hội Mô hình CSR của Wartick và Cochran lầnlượt thể hiện ba định hướng về từng cá nhân, thể chế và toàn nền kinh tế, và về tổchức cũng như doanh nghiệp
- Tiếp cận theo mô hình kim tự tháp Carroll (1999):
Trang 10+ Khía cạnh kinh tế: là việc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà xãhội cần và muốn có với mức giá đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp vàthỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà đầu tư, tìm kiếm nguồn cung ứng laođộng, phát triển nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy phát triển sản phẩm và công nghệmới, phân phối hàng hóa, dịch vụ trong xã hội.
+ Khía cạnh pháp lý: doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theoquy định về luật pháp đối với các hoạt động Những quy định này tạo ra nhằm duytrì sự cạnh tranh, bảo vệ khách hàng khỏi động cơ phi nhân văn khi theo đuổi mụctiêu lợi nhuận, thúc đẩy sự an toàn và bình đẳng, đồng thời phòng tránh những hành
vi sai trái, thiếu cạnh tranh lành mạnh
+ Khía cạnh đạo đức: là sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của xã hội không doluật quy định Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chínhsách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, tưởng thưởng xứng đáng khidoanh nghiệp có lợi nhuận Thông thường, đạo đức của doanh nghiệp sẽ được thểhiện rõ nét thông qua những nguyên tắc, giá trị được trình bày trong sứ mệnh, chiếnlược và bộ quy tắc ứng xử của công ty
+ Khía cạnh nhân văn: là hành vi, hành động thể hiện mong muốn đóng gópnhững giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội Khía cạnh nhân văn được thể hiện quabốn góc độ: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ gánh nặng cho chính phủ, nângcao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển phẩm chất, đạo đức cho người laođộng
- Tiếp cận theo đối tượng tác động của CSR: Có hai nhóm đối tượng bao gồm nội
bộ và bên ngoài, trong đó, đối tượng nội bộ gồm: cổ đông, người lao động, đốitượng bên ngoài gồm: khách hàng, cộng đồng, môi trường, nhà cung ứng Có thểnói, đối tượng nội bộ chính là tập “xã hội con” mà doanh nghiệp cần có trách nhiệmbên cạnh nhóm đối tượng bên ngoài là cộng đồng
* Các nội dung cụ thể của CSR
- Đối với người lao động: CSR đối với người lao động bao gồm 5 tiêu chí gồm:(1) việc làm và phát triển quan hệ người lao động, (2) chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã
Trang 11hội, (3) đối thoại xã hội, (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc và (5) đào tạo và pháttriển nhân viên.
- Đối với khách hàng: thể hiện ở việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá cả vàchất lượng đáp ứng đúng yêu cầu của tập khách hàng mục tiêu, các điều kiện đảmbảo (môi trường làm việc của lao động, hình thức sản phẩm,….)
- Đối với cộng đồng: Doanh nghiệp hoạt động với khách hàng lớn nhất chính
là người tiêu dùng, muốn có nhiều lợi nhuận từ khách hàng thì trước tiên, doanhnghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng Trách nhiệm cộng đồng của doanhnghiệp là biểu hiện của đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các quy tắc,chuẩn mực của đạo đức kinh doanh, biến thành những hành động thực tế, đóng gópcho cộng đồng và xã hội
* Một số hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội điển hình
- Bộ quy tắc SA8000: là hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội góp phầnnâng cao điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp SA8000 làtiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội Đây là
bộ quy tắc cung cấp tiêu chuẩn dựa trên các chuẩn mực nhân quyền quốc tế và luậtlao động quốc gia để bảo vệ và trao quyền cho tất cả các nhân sự trong phạm vikiểm soát và ảnh hưởng của một doanh nghiệp
- Bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010: là một tiêu chuẩn quốc tế của ISO đưa rahướng dẫn về trách nhiệm xã hội, áp dụng cho tất cả các tổ chức trong nhiều lĩnhvực, bao gồm cả hành chính công lẫn tư nhân, tại các quốc giá khác nhau, giúp các
tổ chức thực hiện trách nhiệm của mình với xã hội nhiều hơn, không chỉ là một ýtưởng tốt đẹp mà còn hướng đến hiệu quả thực sự
- Bộ quy tắc WRAP: dựa trên việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế chung vàcác quy định nơi làm việc, luật lệ của quốc gia sở tại về môi trường làm việc, và baogồm tinh thần hay ngôn ngữ của các công ước liên quan của Tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO) Nguyên tắc bao gồm quản lý nhân sự, an toàn sức khỏe, môi trường
và tuân thủ luật pháp về xuất nhập khẩu, hải quan và tiêu chuẩn an ninh Mục đích
Trang 12ra đời của WRAP như một bên giám sát thứ ba khách quan, độc lập, chứng nhậntuân thủ 12 tiêu chuẩn
3 Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của Viettel Post giai đoạn 2014 2018
-Viettel Post là doanh nghiệp tiêu biểu trong việc thực hiện CSR khi ánh xạ quanđiểm chung của Tập đoàn Viettel là "Kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội"
- Đối với người lao động: Viettel Post thực hiện chế độ trả lương, thưởng và cáckhoản phụ cấp theo đúng quy định của pháp luật, bộ Quốc phòng và Tập đoàn Vềthời gian và môi trường làm việc, dù có một số yếu tố do đặc thù của lĩnh vực kinhdoanh nhưng Viettel Post vẫn đảm bảo thời gian tái tạo sức lao động và quyền lợicho nhân viên Chính sách đào tạo, tuyển dụng và phát triển nhân sự của doanhnghiệp cũng rõ ràng, minh bạch, là doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn nhấtViettel nhưng Viettel Post đảm bảo 100% cán bộ nhân viên hiểu về quy chế lươngcũng như chế độ cho người lao động, lộ trình thăng tiến trong nghề nghiệp
- Đối với khách hàng: Viettel Post áp dụng bộ quy tắc ứng xử với khách hàngnhư các đơn vị trong Viettel Đồng thời, sự tôn trọng khách hàng còn thể hiện ởviệc nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc liên tục mở rộng mạng lưới vànâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng Đối với đối tượng là cổ đông của công
ty, Viettel Post quan niệm cổ đông chính là khách hàng nội bộ, thể hiện rõ tính camkết khi thực hiện việc công bố thông tin và chi trả cổ tức minh bạch, rõ ràng
- Đối với cộng đồng: Viettel Post luôn thuộc nhóm doanh nghiệp nộp thuế thunhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Không chỉ nghiêm túc tuân thủ nghĩa vụ xãhội bắt buộc, Viettel Post còn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội tự nguyện quacác hoạt động từ thiện, nhân đạo
4 Một số giải pháp tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội của Viettel Post
- Giáo dục nhận thức, tuyên truyền về CSR ở mức sâu rộng tới các cấp bằngviệc thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ giúp người Viettel
Trang 13Post được tiếp xúc với những thông tin chính thống, trực tiếp từ ban lãnh đạo Tậpđoàn hoặc Tổng Công ty, nắm bắt quan điểm về trách nhiệm xã hội của tổ chức.Đồng thời, cần tổ chức các khóa đào tạo cho những quản lý doanh nghiệp, người laođộng về các hoạt động cũng như lợi ích của CSR, đưa các bộ câu hỏi có liên quanđến CSR vào chương trình thi nâng bậc, thi nghiệp vụ thường niên của Viettel Post.Cuối cùng là thu nhận những đóng góp hay, khen thưởng những ý kiến sáng tạonhằm góp phần xây dựng quy tắc ứng xử riêng của đơn vị.
- Rà soát về hoạt động CSR của Viettel Post thông qua việc hệ thống các hìnhthức của hoạt động trách nhiệm xã hội đang thực hiện, tác động cụ thể tới các nhómđối tượng (tích cực như thế nào, các hoạt động nào nên duy trì/nâng cao/thay đổi,…)Công tác đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp này yêu cầu nhân sự cóhiểu biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có kỹ năng phân tích tổng hợpnghiên cứu Công ty có thể lựa chọn hai phương pháp tự đánh giá hoặc thuê tư vấn
Từ việc phát hiện các nguyên nhân cản trở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để
có biện pháp thay đổi khi cần thiết, Công ty cần gắn kết những giá trị cốt lõi củacông ty vào sản phẩm và xây dựng mối quan hệ nhân sự bền vững trong doanhnghiệp
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội: Trong khuôn khổ luận văn,người viết đề xuất ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010 vào thực tế hoạt độngtrách nhiệm xã hội tại Viettel Post với lý do, bộ tiêu chuẩn gồm 7 nội dung chínhgồm quản trị tổ chức, bảo vệ quyền con người, người lao động, bảo vệ môi trường,hoạt động minh bạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển cộng đồng
5 Những kết quả rút ra từ luận văn
* Tích cực
- Thông qua việc nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận về trách nhiệm xã hội,luận văn đã đưa ra các vấn đề cơ bản nhất về CSR của doanh nghiệp
- Lấy Viettel Post làm một ví dụ điển hình để phân tích, tìm hiểu và đánh giá,
từ đó, người viết đề xuất các giải pháp ứng dụng vào thực tế và đưa ra một số kiếnnghị để việc thực hiện CSR đạt hiệu quả hơn
Trang 14- Bên cạnh việc phân tích, đánh giá về trách nhiệm xã hội của Viettel Post với
ba đối tượng là khách hàng, người lao động và cộng đồng như các nghiên cứu trước,tác giả đã có nghiên cứu thêm về trách nhiệm xã hội với cổ đông Với quan điểmcủa Viettel Post coi cổ đông như một khách hàng nội bộ, người viết có thêm nhữngphân tích, đánh giá về tính cam kết của Viettel Post với các cổ đông thông qua việccông bố thông tin, tình hình kinh doanh và chế độ chi trả cổ tức, chi trả thù lao choHội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Thư ký
* Hạn chế
- Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, người viết chưa thống kê được cụ
thể vấn đề CSR nói chung và thực tế ở Việt Nam nói riêng Đặc biệt, luận văn chưa
có nghiên cứu sâu về việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp cùng ngành để có
sự so sánh với Viettel Post
- Việc nghiên cứu còn ít, khảo sát với số lượng mẫu không lớn (khảo sát 300 cán bộ,nhân viên trên tổng số hơn 18.000 người), qua hình thức online nên số lượng mẫu
dù phân bổ ở các chức danh, vị trí, công việc khác nhau nhưng với tỷ lệ nhỏ (1,7%)không đủ để phản ánh đúng thực tế Trong luận văn, người viết cũng chưa khảo sátkhách hàng, cảm nhận của khách hàng về việc thực hiện trách nhiệm xã hội củaViettel Post mà chủ yếu sử dụng bộ KPIs về tốc độ mở rộng mạng lưới và chấtlượng dịch vụ (con số nội bộ) để đánh giá
Trang 15LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2016, Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng, HàTĩnh, sau đó lan ra Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Hệ lụy của ô nhiễmmôi trường vẫn tiếp tục tăng lên Doanh nghiệp này đã phải bồi thường 500 triệu đô
la Mỹ cho bài học đắt giá này Hay như hồi tháng 4/2019, thành phố Osaka NhậtBản thu hồi 18.000 chai tương ớt Chin su do có chất bảo quản acid benzoic thuộcdanh mục thành phần cấm của đất nước này Gần đây nhất, ngày 28/08, nhà máyRạng Đông bị cháy gây thiệt hại hơn 150 tỷ đồng và đặc biệt, gây lo ngại trong dưluận về việc thủy ngân gây ô nhiễm không khí Ngay sau đó, Ủy ban nhân dânphường Hạ Đình ban hành thông báo khuyến nghị người dân không sử dụng thựcphẩm rau, hoa quả,…trong vòng bán kính 1km từ tâm đám cháy Cho tới ngày07/09, nhà máy Rạng Đông mới chính thức thông báo xin lỗi
Từ những ví dụ thực tế trên, người viết nhận thấy, doanh nghiệp hoạt động vìmục tiêu lợi nhuận mà không xem xét đến các yếu tố về chuẩn mực trách nhiệm xãhội có thể gây ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng tới cộng đồng, môi trường và uy tín, sựthành bại của doanh nghiệp
Khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (tên tiếng anh là CorporateSocial Responsibility, viết tắt là CSR) chính thức xuất hiện vào năm 1953 trongcuốn sách Social Responsibilities for Businessmen (tạm dịch: Trách nhiệm xã hộicủa doanh nhân) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích “tuyêntruyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi íchcủa người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanhnghiệp làm tổn hại cho xã hội”
Thuật ngữ này bắt đầu thu hút sự quan tâm từ khoảng thập niên 60 của thế kỷ
XX Có nhiều quan điểm tranh luận về bản chất của trách nhiệm xã hội, một số chorằng đó là chiến lược kinh doanh, số khác thì coi là hành động đánh lạc hướngngười tiêu dùng về môi trường Một số xác định đó là nghĩa vụ tự nguyện, không
Trang 16bắt buộc ở doanh nghiệp Sự thiếu thống nhất về khái niệm dẫn tới những cách hiểu
và tiếp cận khác nhau về CSR
Theo số liệu từ năm 2014 của Nielsen1 khi lấy ý kiến của hơn 30.000 ngườitiêu dùng tại 60 quốc gia, đa phần người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có uy tín về CSR Việt Nam (cùng với Phillipines)
là quốc gia có người tiêu dùng quan tâm đến trách nhiệm xã hội cao nhất thế giới,hơn 73% số người được hỏi sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm, dịch vụ của cáccông ty có cam kết về phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường Theo quan điểmcủa người Việt nói chung, kinh doanh phải đi liền với từ thiện Rõ ràng, khái niệm
“trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” không mới nhưng ngày càng trở thành xuhướng được các doanh nghiệp quan tâm khi muốn hướng tới mục tiêu kinh doanh
2 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
* Nghiên cứu nước ngoài
- Mujahid và Abdullah (2014) với nghiên cứu “Impact of Corporate SocialResponsibility on Firms Financial Performance and Shareholders Wealth”: Tác giảđiều tra tác động của trách nhiệm xã hội đến hoạt động tài chính của các doanhnghiệp cũng như sự giàu có của các cổ đông tại các công ty ở Pakistan Kết quả,nghiên cứu cho thấy CSR có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến hoạt động tài chínhcủa các doanh nghiệp cũng như sự giàu có của các cổ đông
1 Nguồn tham khảo: Theo Nielsen, đường link:
https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2014/trach-nhiem-xa-hoi-2014.html
Trang 17- Steven Brammer và cộng sự (2007) với nghiên cứu “The Contribution ofCorporate Social Responsibility to Organisational Commitment” Nghiên cứu này
đề xuất các thành phần của trách nhiệm xã hội gồm: trách nhiệm xã hội đối với xãhội, môi trường tự nhiên, với khách hàng, với các bên liên quan bên ngoài khác, vớipháp luật, về công bằng trong chính sách và về đào tạo nhân viên
* Nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Ngọc Thắng (2012) với nghiên cứu “Gắn quản trị nhân sự với tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp” làm rõ hơn các nhân tố chính của CSR, xu thế củaCSR và hướng dẫn việc lồng ghép các hoạt động quản trị nhân sự (Human ResourceManagement - HRM) với CSR
- Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) với nghiên cứu “Tráchnhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam”, trên cơ sở quan sát thựctrạng tại hai khách sạn 5 sao tại Hà Nội là Sofitel Legend Metropole và SofitelPlaza để đưa ra nhận định về thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh kháchsạn
- Trần Thị Hiền (2015) với luận án tiến sĩ “Thực hiện Trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp và Kết quả tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết và bằng chứng thựcnghiệm tại các tập đoàn đa quốc gia trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gầnđây” chỉ ra những nguy cơ mà các Tập đoàn đa quốc gia có thể gặp phải trongkhủng hoảng, phân tích ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thực hiện các hoạtđộng trách nhiệm xã hội
- Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuận (2017) với nghiên cứu “Trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và hướng nghiên cứu” đã tổng hợpcác lý thuyết tiếp cận, phương pháp đo lường và các nguồn dữ liệu nhằm bổ sungcho đề xuất ứng dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung biến trung gian, tậptrung vào đối tượng khách hàng nhằm tối đa lợi ích từ CSR mang lại
Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội Việt Nam có nhiều, riêng về Tập đoànCông nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel cũng có nghiên cứu của tác giả PhanVăn Thiện (2014) “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông Quânđội Viettel: Thực trạng và giải pháp” Tuy nhiên, theo tìm kiếm của tác giả, tới nay,
Trang 18chưa có nghiên cứu nào về trách nhiệm xã hội của Viettel Post, vì thế, tác giả lựachọn phạm vi nghiên cứu về CSR của Viettel Post giai đoạn 2014 - 2018 Với lợithế là người trực tiếp phụ trách và thực hiện công tác này, người viết có nhiều thuậnlợi khi thực hiện nghiên cứu và động lực để tìm hiểu giải pháp.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về CSR, mục tiêu của luận văn làđánh giá hoạt động này tại một doanh nghiệp cụ thể là Viettel Post Thực tế tạiViettel Post, đã thực hiện trách nhiệm xã hội qua nhiều năm, từ nội tại doanh nghiệp,đặc biệt là nhận thức của Ban Lãnh đạo đều rất đề cao việc thực hiện CSR Tuynhiên, các hoạt động còn mang tính tự phát, chưa có thống kê hiệu quả và chưa ứngdụng tiêu chuẩn về CSR vào thực tế Qua đó, người viết đề xuất các giải pháp, kiếnnghị nhằm tăng cường các hoạt động CSR tại Viettel Post
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động CSR tại Viettel Post
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post)+ Về thời gian: thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hoạt động tráchnhiệm xã hội tại Viettel Post giai đoạn từ năm 2014 - 2018 và đề xuất giải pháp chogiai đoạn 2019 - 2024
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 19nghiên cứu, phân tích từ các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực, qua sách báo,internet,…
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Kết hợp nguồn sơ cấp và thứ cấp để dựa trên các
cơ sở khoa học, lý luận kết hợp với thực tế hoạt động đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: qua hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đểphân tích giá trị thực tế của các lý luận khoa học về CSR
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện khảo sát online cho các đối tượng:cán bộ nhân viên Viettel Post (gồm tất cả các chức danh, vị trí, số lượng 300 người,
số phiếu thu về: 250 phiếu), cổ đông của Viettel Post (bao gồm cả người nội bộ và
cổ đông không công tác tại Viettel Post, số lượng: 50 cổ đông)
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổnghợp các nguồn dữ liệu thu thập được để đánh giá và đưa giải pháp kiến nghị
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn “Trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel(Viettel Post)”được kết cấu gồm 03 chương, bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của Viettel Post giai đoạn
2014 - 2018
Chương 3: Giải pháp tăng cường các hoạt động trách nhiệm xã hội của ViettelPost
Trang 20CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
1.1.1 Các quan điểm về CSR
Milton Friedman (Capitalism and Freedom, The University of Chicago Press,
2002) khẳng định: “Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợinhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnhtranh trung thực và công bằng.” Theo quan niệm này, người quản lý doanh nghiệpbao gồm thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc là những người đại diện chochủ sở hữu/cổ đông, trực tiếp quản lý công ty Thành phần này được bầu hoặc đượcthuê để dẫn dắt công ty với mục tiêu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh để tối đa hóalợi nhuận, đồng thời tuân thủ các quy tắc xã hội cơ bản vốn đã được thể hiện trongluật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến Đó chính là bản chất vì lợi nhuận(for-profit) của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đốivới cổ đông là người chủ sở hữu công ty đã lựa chọn họ để làm đại diện Kết quả,người quản lý công ty có toàn quyền để thực hiện các trách nhiệm xã hội dựa trênnhận thức và mong muốn cá nhân và bằng thời gian và tiền bạc của cá nhân, nhưngkhông được sử dụng nguồn lực của công ty và nhân danh công ty, nếu không được
cổ đông ủy thác hoặc đồng ý tiến hành việc đó Theo quan điểm này, các tráchnhiệm xã hội thuộc lĩnh vực của nhà nước, là chủ thể cung cấp các dịch vụ công, vìlợi ích công cộng và phi lợi nhuận Chỉ có nhà nước mới có đủ thông tin để quyếtđịnh đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả Trách nhiệmcủa doanh nghiệp là tạo ra giá trị gia tăng, phát triển công nghệ (bởi vì doanhnghiệp là chủ thể vì lợi nhuận duy nhất trong xã hội), đem lại lợi nhuận, tạo ra việclàm và thu nhập cho người lao động Trách nhiệm chính của doanh nghiệp đối vớinhà nước là đóng góp thuế Và trách nhiệm của nhà nước là làm sao sử dụng tiềnthuế đó hiệu quả nhất vì lợi ích công cộng Như vậy, nếu doanh nghiệp cũng thựchiện các trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ trở thànhngười vừa đóng thuế, vừa quyết định việc chi tiêu khoản thuế đó ra sao Người quản
Trang 21lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một nhân viên công vụ hơn là một người đạidiện cho lợi ích của cổ đông.
Mặt khác, kể cả khi một người quản lý doanh nghiệp được sử dụng nguồn lựccủa công ty để thực hiện trách nhiệm xã hội dựa trên phán đoán chủ quan của mình,thì không có gì đảm bảo rằng quyết định của anh ta là sáng suốt và đúng đắn chomục tiêu xã hội cuối cùng Do đó, nếu muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, các cổđông có thể làm với tư cách cá nhân, tự nguyện và tách biệt với công ty (vốn có sởhữu của cả các cổ đông khác) mà không nên thông qua công ty và những ngườiquản lý công ty Từ quan điểm này, xuất phát trường phái cho rằng các chươngtrình của doanh nghiệp lấy tên “trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PRđạo đức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanhnghiệp
Một số lập trường cho rằng bản thân công ty khi đi vào hoạt động đã là mộtchủ thể, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường, do đó có thể tác động tiêucực tới xã hội và môi trường Những người suy nghĩ tích cực về tác động của CSRkhẳng định doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình trước xã hội
Họ nhấn mạnh, bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận mà phảiđóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thíchhợp của mình trong đó Và người quản lý với tư cách là người thác quản doanhnghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợiích của chính doanh nghiệp mình Trách nhiệm của họ không phải là việc quyếtđịnh điều gì tốt hay xấu cho xã hội, mà là đáp ứng những điều mà xã hội mongmuốn và trông đợi ở doanh nghiệp như một thành viên đầy đủ trong đó CSR chính
là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không đi quá đà vì lợi ích kinh tế mà viphạm các chuẩn mực đạo đức (vốn không phải lúc nào cũng được thể hiện đầy đủbằng các quy định pháp luật), bỏ quên những tác động tiêu cực của mình đến cácthành phần khác trong xã hội
1.1.2 Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
Trang 22Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp” được xuất hiện Trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản và tự do” (Capitalism andFreedom), tác giả Milton Friedman xác định “Doanh nghiệp chỉ có một và chỉ mộttrách nhiệm duy nhất, đó là sử dụng nguồn tài nguyên và tham gia hoạt động nhằmtăng lợi nhuận của mình, miễn sao tuân thủ các luật chơi, tham gia cạnh tranh côngkhai và tự do, không lừa gạt và gian lận” Cách định nghĩa của Friedman có vẻ nhấnmạnh đến tính chất “tăng lợi nhuận”, nghĩa là đảm bảo quyền lợi cho một nhóm xãhội - cổ đông, chưa hướng tới các nhóm công chúng rộng hơn, cụ thể là xã hội.Keith Davis (1973) đưa ra định nghĩa: “CSR là sự quan tâm và phản ứng củadoanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý,kinh tế, công nghệ”.
Archie Carroll (1999) mang tới cho khái niệm CSR một phạm vi lớn hơn
“CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ
thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Nguyễn Ngọc Thắng, Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010), tr.233)
Theo Matten và Moon (2004), “Trách nhiệm xã hội là một khái niệm bao gồmnhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dândoanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường Đó là khái niệm động vàluôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” (Trần
Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn,
số 4 (2014), tr.2)
Trong khi đó, Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự bền vững định nghĩa:
“CSR là sự cam kết trong việc ứng xử đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế,đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ,cũng như cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Và gần đây, NhómPhát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra định nghĩa: “CSR là
sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông
Trang 23qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và các thành viêntrong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanhnghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Tác giả Dương Thị Liễu, Giáo trình Văn hóa Kinh doanh, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, 2011, tr108, đưa ra định nghĩa: “CSR là cam kết của doanh nghiệpđóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực
về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trảlương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, theo cách
có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”
Về phương diện quản lý nhà nước, nhiều nước đã thể chế hoá nội dung vềtrách nhiệm xã hội, đưa vào các văn bản luật và quy định khác dưới nhiều hình thứckhác nhau Năm 1999, một thỏa thuận toàn cầu (Global compact) đã được Tổng thư
ký Liên hợp quốc Kofi Annan đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới và tháng 7/2000
đã chính thức ra mắt như một Bộ quy tắc ứng xử của Liên hợp quốc về trách nhiệm
xã hội các công ty đa quốc gia (gọi tắt là UNGC) Bộ quy tắc này, bao gồm 10 quytắc đảm bảo tôn trọng nhân quyền, dân sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao độngcưỡng bức, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng… tuy không phải là văn bản cótính bắt buộc nhưng được thừa nhận như một khuôn khổ thảo luận chính thức tạicác diễn đàn của Liệp hợp quốc Đối với các thiết chế khu vực, CSR cũng đã được
Ủy ban châu Âu chính thức công nhận từ rất sớm: “là việc các doanh nghiệp đưamối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan
hệ của họ với các cổ đông của mình, trên cơ sở tự nguyện.”
Có thể thấy, có nhiều định nghĩa về trách nhiệm xã hội và theo thời gian,phạm vi của khái niệm này cũng được thay đổi và mở rộng Trong phạm vi luận văn,người viết sẽ đưa ra định nghĩa là sự tổng hợp của các tác giả trước đã nghiên cứu
về CSR Cụ thể, trong phạm vi luận văn này, trách nhiệm xã hội (CSR) được hiểu lànhững cam kết của doanh nghiệp vì mục tiêu đóng góp để các nhóm đối tượng pháttriển theo hướng bền vững, trong đó các nhóm đối tượng được kể đến bao gồm:khách hàng, môi trường, cộng đồng, các cổ đông Các hình thức của trách nhiệm xãhội thể hiện ở việc tuân thủ luật pháp, tôn trọng người lao động, thực hiện nghiêm
Trang 24túc cam kết với khách hàng, cổ đông và ưu tiên việc bảo tồn, duy trì sự phát triểncho cộng đồng Như vậy, định nghĩa này chỉ ra bản chất của trách nhiệm xã hộichính là sự cam kết và các nhóm đối tượng mà trách nhiệm xã hội đóng góp vì sựphát triển bền vững.
Một bộ phận thường nhầm lẫn giữa khái niệm “trách nhiệm xã hội” với “đạođức kinh doanh” Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ doanh nghiệp thực hiện nhằmgiảm tác động tiêu cực và tối đa hóa tác động tích cực tới các nhóm đối tượng xãhội Trong khi đó, đạo đức kinh doanh bao gồm các quy định, tiêu chuẩn quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh Trách nhiệm xã hội là cam kết với xã hội củadoanh nghiệp còn đạo đức kinh doanh là quy định về phẩm chất đạo đức của doanhnghiệp Như vậy, đạo đức kinh doanh thể hiện mong muốn, kỳ vọng từ nội bộ còntrách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.Như vậy, trách nhiệm xã hội là một nghĩa vụ của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợiích cho các bên liên quan như chủ sở hữu, nhân viên, cổ đông, khách hàng, nhàcung cấp, chính phủ, cộng đồng,…
1.1.3 Một số cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Có thể tóm tắt, trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiệnđối với xã hội Doanh nghiệp có thể thực hiện bằng việc đạt một chứng chỉ quốc tếhoặc áp dụng các bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct - COC)
Một số doanh nghiệp lầm tưởng trách nhiệm xã hội đơn giản là hoạt động từthiện, hi sinh một phần lợi nhuận để tạo danh tiếng Tuy nhiên, đối tượng “xã hội”
là một phạm vi rộng Chính vì thế, định nghĩa “trách nhiệm xã hội” cũng rất phứctạp, dẫn đến các khía cạnh của khái niệm này cũng có nhiều cách tiếp cận khácnhau
1.1.2.1 Tiếp cận theo mô hình CSR của Wartick và Cochran (1985)
Trang 25Bảng 1.1: Mô hình CSR của Wartick và Cochran (1985)
(2) Luật pháp (2) Tự vệ (2) Phân tích vấn đề
(3) Đạo đức (3) Thích nghi (3) Phản hồi đề phát triển(4) Thiện nguyện (4) Chủ động
Hướng tới: Hướng tới: Hướng tới:
(1) Khế ước xã hội của
doanh nghiệp
Khả năng phản hồi lại cácthay đổi của điều kiện xãhội
Giảm thiểu tối đa các yếu
tố thay đổi bất ngờ về mặt
xã hội(2) Doanh nghiệp như
một thực thể đạo đức
liên kết cá nhân và con
người
Cách tiếp cận mang tínhquản trị đối với các phảnhồi để phát triển
Trang 261.1.2.2 Tiếp cận theo mô hình kim tự tháp Carroll (1999)
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp Carroll
Nguồn: Giáo trình Văn hóa Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011, tr.109
* Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế được hiểu là việc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ
mà xã hội cần và muốn có với mức giá đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp
và thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà đầu tư, tìm kiếm nguồn cung ứnglao động, phát triển nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy phát triển sản phẩm và côngnghệ mới, phân phối hàng hóa, dịch vụ trong xã hội
Kinh doanh phải có lợi nhuận, phần lợi nhuận này đảm bảo các hoạt động kinhdoanh, tái đầu tư, chi trả lương cho người lao động, cổ tức cho các cổ đông và pháttriển doanh nghiệp theo hướng bền vững, lâu dài Trách nhiệm kinh tế thể hiện quahiệu quả và tăng trưởng, là cơ sở cho các trách nhiệm còn lại Doanh nghiệp đượcthành lập trước tiên vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp được ví là tế bào kinh tếcủa xã hội
* Khía cạnh pháp lý
Ở khía cạnh pháp lý, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theoquy định về luật pháp đối với các hoạt động Những quy định này tạo ra nhằm duytrì sự cạnh tranh, bảo vệ khách hàng khỏi động cơ phi nhân văn khi theo đuổi mụctiêu lợi nhuận, thúc đẩy sự an toàn và bình đẳng, đồng thời phòng tránh những hành
Trang 27vi sai trái, thiếu cạnh tranh lành mạnh Ví dụ, một doanh nghiệp phải tuân thủ nghĩa
vụ thuế với nhà nước, tham gia đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho người laođộng bằng việc duy trì các quy định theo đúng Luật Lao động
Đây được xem là một phần của khế ước giữa Nhà nước với doanh nghiệp Nhànước đảm bảo việc mã hóa các quy định, đạo đức bằng văn bản luật, tạo hành langpháp lý và môi trường hoạt động vĩ mô cho doanh nghiệp hoạt động
* Khía cạnh đạo đức
Trách nhiệm này là sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của xã hội không doluật quy định Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chínhsách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, tưởng thưởng xứng đáng khidoanh nghiệp có lợi nhuận Thông thường, đạo đức của doanh nghiệp sẽ được thểhiện rõ nét thông qua những nguyên tắc, giá trị được trình bày trong sứ mệnh, chiếnlược và bộ quy tắc ứng xử của công ty
* Khía cạnh nhân văn
Khía cạnh này được hiểu là hành vi, hành động thể hiện mong muốn đóng gópnhững giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội Khía cạnh nhân văn được thể hiện quabốn góc độ:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- San sẻ gánh nặng cho chính phủ
- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
- Phát triển phẩm chất, đạo đức cho người lao động
Bốn khía cạnh của trách nhiệm xã hội trong mô hình kim tự tháp Carroll cómối quan hệ mật thiết với nhau, ranh giới giữa các tầng luôn thay đổi và có xuhướng tác động lẫn nhau Đây được xem là mô hình có tính toàn diện và khả thi cao,
có thể được sử dụng làm khung khổ cho tư duy chính sách của nhà nước về tráchnhiệm xã hội Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng sẽ thỏa mãn đúng nhu cầu
về lý thuyết “đại diện” trong quản trị công ty và đồng thời giải quyết được nhữnghoài nghi về tính trung thực trong các chương trình CSR của doanh nghiệp, tức là
Trang 28đã giải quyết được mâu thuẫn trong tranh luận về CSR được nêu từ trên Bên cạnh
đó, ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tác động bànhtrướng lẫn nhau Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phíkinh tế cho doanh nghiệp Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theotrình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhàlàm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội Khi chi phí tuân thủ pháp luật cao, nếudoanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao thì lợi nhuận sẽ bị thu hẹp,ảnh hưởng tới các quyết định tái đầu tư và làm giảm năng lực cạnh tranh Điều này
sẽ gây nên nhiều khó khăn, đặc biệt với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành Cònđối với môi trường cạnh tranh ít hơn, khi chi phí tuân thủ pháp luật cao, doanhnghiệp sẽ tìm cách để chuyển phần chi phí đó vào giá thành Hành động này sẽ làmcho mức tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ giảm và khiến các doanh nghiệp cố gắng bảotồn vị trí độ quyền Đây sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp mới khi gia nhập ngành
1.1.2.3 Tiếp cận theo đối tượng tác động của CSR
Hình 1.2: Các đối tượng tác động của CSR
Khái niệm “xã hội” trong cụm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” để nhấnmạnh tới đối tượng tác động của doanh nghiệp Có hai nhóm đối tượng bao gồm nội
bộ và bên ngoài, trong đó, đối tượng nội bộ gồm: cổ đông, người lao động, đốitượng bên ngoài gồm: khách hàng, cộng đồng, môi trường, nhà cung ứng Có thể
Trang 29nói, đối tượng nội bộ chính là tập “xã hội con” mà doanh nghiệp cần có trách nhiệmbên cạnh nhóm đối tượng bên ngoài là cộng đồng.
Bảng 1.2: Mức độ quan tâm của các đối tượng đối với trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp 2
Nguồn: Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2014
Từ sự phân chia theo đối tượng tác động của CSR, có thể tổng hợp lại các vấn đềcủa trách nhiệm xã hội theo 04 chủ đề cốt lõi như sau:
- Công ty có chính sách giảm thiểu sự phân biết đối xử với vàgiữa những người lao động tại nơi làm việc
- Công ty có thường tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bànthảo các vấn đề quan trọng của công ty
- Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợikhác của người lao động tại nơi làm việc
- Công ty có tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa côngviệc và cuộc sống riêng tư (ví dụ: làm việc tại nhà, thời gian làm
2 Các số từ 1 đến 5 chỉ thứ tự quan tâm của từng bên liên quan đến các nội dung của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trang 30việc linh hoạt,…)Chính sách về
- Công ty có cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả chođối tác
- Công ty có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với kháchhàng, nhà cung ứng và các bên liên quan khác?
- Công ty có cùng phối hợp với các đối tác khác để giải quyết cáctranh chấp liên đới
- Công ty có tính đến các ảnh hưởng tới môi trường khi thiết kế
và sản xuất (đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng, khả năng tái sửdụng,…)
- Công ty có cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến yếu tố môitrường trên nhãn hiệu sản phẩm hoặc các ấn phẩm thông tin kháccho khách hàng, nhà cung ứng,…
Chính sách đối - Công ty có thường xuyên tạo cơ hội đào tạo cho người dân địa
Trang 31với cộng đồng phương trong khu vực hoạt động của công ty?
- Công ty có thiết lập mối quan hệ mật thiết với chính quyền địaphương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trìnhhoạt động
- Công ty có ưu tiên mua nguyên liệu, hàng hóa khác từ các công
1.1.4 Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
* Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết đạo đức của giới kinh doanh
về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lựclượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và
xã hội Khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tàichính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủnghoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ vàcộng đồng, tăng năng suất… Bên cạnh đó khi trách nhiệm xã hội với người laođộng được doanh nghiệp thực hiện đúng thì sẽ tạo ra điều kiện môi trường làm việcthuận lợi sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho doanhnghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận đượctrong tương lai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của hiện tại Sựtồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch
vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành viứng xử của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người
Trang 32lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanhnghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.
Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức phải luôn chú ý tớilợi ích của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu
tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biếtcách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên nhữngđiều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy,việc thực hiện CSR trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việcphát triển doanh nghiệp
* Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín củadoanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh
tế – xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị Tuy nhiên, cũng không nênđồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dùlàm từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR
có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Uy tín giúpdoanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động
* Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu.CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của
tổ chức Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thôngqua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Bởi vậy, những doanh nghiệpthành công nhất chính là các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò quan trọng củaCSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao độngtốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu
* Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi
Trang 33Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chấtlượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyênmôn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Nhữngdoanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo,bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhânviên tốt
* Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện tráchnhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn vớilợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, mộtsân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn vàban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiệncho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, LuậtDoanh nghiệp, Luật Đầu tư; quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnhtranh, tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc
tế Còn vai trò của Thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật laođộng; thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và phiếu tựkiểm tra pháp luật lao động; tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệpkhông chấp hành tự kiểm tra, báo cáo; tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụnglao động về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ laođộng trong các doanh nghiệp Những kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiếnlược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò như liên kết nỗlực của tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng cho việc xoá đói giảm nghèo và tăngtrưởng bền vững trong tương lai Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệplại càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế đang phát triển trong quá trình mở cửa và hộinhập
Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn Giữa các
bộ phận, tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau Việc thực
Trang 34hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm bắt các thời cơ, cơ hộikhi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc xảy ratrong quá trình quản trị Như vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợicủa tổ chức nói chung và của nhà quản trị nói riêng Khi thực hiện trách nhiệm xãhội, nhà quản trị có thể gặp phải một số thách thức như khó khăn về tài chính củacông ty, sự thiếu hụt hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, sự phân tánmục tiêu của tổ chức hoặc không nhận được sự ủng hộ, chấp nhận của các bên liênquan (ví dụ, người lao động hoặc cổ đông), dư luận vì những lý do khác nhau.
1.2 Các nội dung cụ thể của CSR
1.2.1 Đối với người lao động
Theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000, CSR đối với người lao động bao gồm 5 tiêuchí gồm: (1) việc làm và phát triển quan hệ người lao động, (2) chế độ đãi ngộ vàbảo trợ xã hội, (3) đối thoại xã hội, (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc và (5) đàotạo và phát triển nhân viên
Hình 1.3: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động
Nguồn: Tiêu chuẩn ISO 26000:2010
Trang 351.2.1.1 Việc làm và phát triển quan hệ lao động
Tổ chức Lao động Quốc tế ILO định nghĩa việc làm là những hoạt động laođộng được trả công bằng tiền hoặc hiện vật Còn theo Điều 9, chương II, Bộ luậtLao động Việt Nam năm 2012 thì đưa ra khái niệm: “Việc làm là hoạt động laođộng tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” Như vậy, việc làm có ý nghĩa rấtlớn không chỉ với mỗi cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội nóichung Ở vai trò của một tổ chức, doanh nghiệp tạo ra việc làm tức là đóng góp vàomục tiêu xã hội bằng việc cung cấp môi trường làm việc an toàn, bền vững và giúpngười lao động có thu nhập để trang trải cuộc sống
Theo Khoản 6, điều 2, Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012, quan hệ laođộng là “quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trảlương giữa người lao động và người sử dụng lao động” Phân tích khái niệm này cóthể thấy, người lao động đang ở thế “bị động” hơn so với người sử dụng lao động.Người sử dụng lao động là bên có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động, buộcngười lao động phải tuân thủ Bên sử dụng lao động là chủ sở hữu tài sản cấu thànhquan hệ sản xuất, cũng là người trực tiếp chi trả thù lao đổi lấy sức lao động củangười lao động Chính vì từ nội tại khái niệm trên xuất hiện mâu thuẫn về lợi íchkinh tế dẫn tới việc mục tiêu đầu tiên trong CSR của doanh nghiệp với người laođộng chính là làm sao để cải thiện quan hệ lao động để đảm bảo, bên sử dụng laođộng không vì động cơ tối đa hóa lợi nhuận, cắt giảm chi phí (trong đó có chi phítiền lương) mà tạo ra những ảnh hưởng xấu tới thu nhập của người lao động
1.2.1.2 Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội
Đứng sau yếu tố “lương”, chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội chính là yếu tố thứhai được người lao động và doanh nghiệp quan tâm Đây là yếu tố để giúp tăng tỷ lệnhân viên tận tụy, gắn bó lâu dài với công ty, bao gồm các vấn đề như bảo hiểm xãhội và y tế, lợi ích phụ trợ, chương trình sức khỏe toàn diện, chế độ nghỉ phép, dulịch, sự phát triển chuyên môn, thiết bị làm việc,… Bảo trợ xã hội liên quan tới các
Trang 36yếu tố về mặt pháp lý và chính sách nhằm bảo vệ người lao động và duy trì sự côngbằng trong xã hội.
1.2.1.3 Đối thoại xã hội
Là diễn đàn đưa ra tiếng nói của các bên bao gồm người lao động, người sửdụng lao động và các cơ quan liên quan (ví dụ: chính phủ, chính quyền địaphương,…) nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên Các vấn đề đối thoại thường vềđiều kiện làm việc, chính sách lương - thưởng,… Đại diện người lao động thường là
tổ chức công đoàn, mục tiêu sau đối thoại là ban hành thỏa ước lao động tập thểnhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên
Theo quy định Điều 63 Bộ luật lao động 2012 về mục đích, hình thức đốithoại tại nơi làm việc:
“1 Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biếtgiữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tạinơi làm việc
2 Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếpgiữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao độngvới người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
3 Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.”
Đây là lần đầu tiên Bộ luật Lao động Việt Nam quy định chính thức về đốithoại, cụ thể là đối thoại tại nơi làm việc, trong quan hệ lao động, thành một mụcriêng Sở dĩ pháp luật quy định đối thoại tại nơi làm việc, vì nơi làm việc trực tiếpdiễn ra các hoạt động lao động, phát sinh và gắn liền với những vấn đề liên quanđến quyền và lợi ích các bên, đồng thời cũng là nơi có thể xảy ra những bất đồng
mà các bên cần xử lý và giải quyết Đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc traođổi trực tiếp giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao độngnhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa các bên để xây dựng quan hệlao động hài hòa tại nơi làm việc Đối thoại tại nơi làm việc góp phần bảo đảm sựdân chủ trong doanh nghiệp, nhất là người lao động được đóng góp ý kiến để xây
Trang 37dựng môi trường lao động ổn định, vì sự phát triển của đơn vị, dung hòa đượcquyền và lợi ích Ngoài ra, đối thoại xã hội còn có tác dụng phòng ngừa các bấtđồng xảy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡquan hệ lao động, gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho cả hai bên.
1.2.1.4 Sức khỏe và an toàn nơi làm việc
Hai yếu tố sức khỏe và an toàn nơi làm việc nhằm đảm bảo sự khỏe mạnh vềthể chất và tinh thần cho người lao động, nhằm tối đa năng suất lao động Yếu tốnày cũng nhằm bảo vệ người lao động khỏi những nguy cơ mất an toàn hoặc bị ảnhhưởng do môi trường làm việc độc hại,… Doanh nghiệp cần tiến hành những cuộcđánh giá rủi ro về sức khoẻ và an toàn Việc tiến hành đánh giá rủi ro sẽ giúp giảmthiểu khả năng làm ảnh hưởng đến môi trường hoặc nhân viên làm việc, nhữngngười đến liên hệ công việc và chính công việc kinh doanh của doanh nghiệp Saukhi hoàn thành việc đánh giá rủi ro đầu tiên, điều quan trọng là duy trì việc kiểm trathường xuyên để đảm bảo công việc kinh doanh tuân thủ theo những yêu cầu về antoàn và sức khoẻ lao động
1.2.1.5 Đào tạo và phát triển nhân viên
Đào tạo và phát triển năng lực cho người lao động giúp họ nâng cao trình độchuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ sự phát triển đa dạng của yêu cầu côngviệc cũng như mong muốn được mở rộng năng lực của mỗi người Đối với doanhnghiệp, việc đào tạo và phát triển người lao động giúp doanh nghiệp nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực và tạo lợi thế cạnh tranh Điềunày giúp doanh nghiệp không vấp vào tình trạng quản lý lỗi thời, không theo kịp sựthay đổi của công nghệ và thời đại Cụ thể:
* Đối với doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinhdoanh Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh chodoanh nghiệp
Trang 38- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời Các nhà quản trị cần áp dụng các phươngpháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹthuật và môi trường kinh doanh.
- Giải quyết các vấn đề về tổ chức Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhàquản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa côngđoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực củadoanh nghiệp có hiệu quả
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới Nhân viên mới thường gặp nhiềukhó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, cácchương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóngthích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận Đào tạo và phát triểngiúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến vàthay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết
* Đối với người lao động:
- Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viênthực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viênnhận công việc mới
- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụngthành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp
- Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động Đượctrang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện côngviệc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ cótính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của
họ, đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo cảu người lao động trong côngviệc
Trang 391.2.2 Đối với khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp có thể phân loại ra một số đối tượng như: nhàcung cấp, cổ đông, khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ,…Đối với nhàcung cấp, trách nhiệm của doanh nghiệp là giữ chữ tín và duy trì giá trị thương hiệu
Cụ thể, doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán và đảmbảo không xảy ra khủng hoảng gây ảnh hưởng tới uy tín, trực tiếp phương hại đến
số lượng hàng đàm phán giữa các bên
Đối với cổ đông, trách nghiệm của doanh nghiệp là đảm bảo kinh doanh tốt,duy trì tăng trưởng giá trị cổ tức, bảo vệ danh tiếng để tránh làm giảm giá trị vốnhóa doanh nghiệp
Đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc cungcấp sản phẩm, dịch vụ có giá cả và chất lượng đáp ứng đúng yêu cầu của tập kháchhàng mục tiêu, các điều kiện đảm bảo (môi trường làm việc của lao động, hình thứcsản phẩm,….)
1.2.3 Đối với cộng đồng
Hai đối tượng chính của trách nhiệm xã hội với cộng đồng là môi trường vàcác đối tượng kém may mắn (doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện) ViệtNam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều cơ hội pháttriển và hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó thì có không
ít thử thách đặt ra đối với các doanh nghiệp khi phải thực thi bộ tiêu chuẩn do Quốc
tế quy định, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường Song song với sự đổi mới tòandiện và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là vấn đề về môi trường và xã hội, đòihỏi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp phải có trách nhiệm để gópphần giải quyết Doanh nghiệp không thể phát triển bền vững nếu không ý thức vềmôi trường hoặc vì mục tiêu lợi ích mà xem nhẹ sự an toàn của người tiêu dùng vàngười lao động
Doanh nghiệp hoạt động với khách hàng lớn nhất chính là người tiêu dùng,muốn có nhiều lợi nhuận từ khách hàng thì trước tiên, doanh nghiệp phải có tráchnhiệm với cộng đồng Các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các hoạt cảnh khó khăn chính
Trang 40là một hành động giúp gia tăng giá trị thương hiệu, thiện cảm của người tiêu dùng.Trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp là biểu hiện của đạo đức kinh doanh,doanh nghiệp cần thực hiện các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh, biếnthành những hành động thực tế, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
1.3 Một số hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội điển hình
1.3.1 Bộ quy tắc SA8000
Do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát, bộ quy tắcSA8000 là hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao điều kiệnlàm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp Dựa trên Tuyên ngôn thế giới vềquyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một sốcông ước khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO), SA8000 là tiêu chuẩn đầu tiênđược áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội
Đây là bộ quy tắc cung cấp tiêu chuẩn dựa trên các chuẩn mực nhân quyềnquốc tế và luật lao động quốc gia để bảo vệ và trao quyền cho tất cả các nhân sựtrong phạm vi kiểm soát và ảnh hưởng của một doanh nghiệp Như vậy, SA8000 tạoảnh hưởng không chỉ với người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ tạidoanh nghiệp mà còn với các nhân sự được nhà cung cấp/nhà thầu phụ tuyển dụng
- Tự do công đoàn và quyền thỏa ước lao động tập thể
- Phân biệt đối xử
- Thực thi kỷ luật
- Thời gian làm việc
- Thu nhập