CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
3.3.1 Đối với Nhà nước
* Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
Để sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, cần thay đổi cách thức thực hiện các can thiệp của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về CSR, kiến thức và kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường...Song cách thức cung ứng các chương trình hỗ trợ này thường chưa hiệu quả và thường mang nặng tính hình thức như tổ
chức hội thảo, tuyên dương, khen thưởng, hay các dự án nhỏ lẻ, điều này chưa gây được sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng doanh nghiệp.
Từ thực tế này, Nhà nước nên có những biện pháp can thiệp cụ thể như : giảm thuế cho các doanh nghiệp có ý thức thực hiện CSR. Giao cho Bộ thông tin truyền thông, Bộ Quốc Phòng lên kế hoạch tổ chức các chương trình cụ thể để Viettel cũng như các công ty khác trong ngành tham gia. Hỗ trợ cơ sở vật chất, chính sách ưu đãi giúp công ty thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, khen thưởng, tuyên dương kịp;
kết hợp địa phương, doanh nghiệp và giới truyền thông để kịp thời đưa tin kêu gọi sự chung tay từ nhiều phía. Các giải thưởng liên quan như: Doanh nhân tâm tài”,
“Sao vàng đất Việt”…cần phải tổ chức thường xuyên, tiêu chí phải ngày càng cao, càng thực tế, uy tín phải đảm bảo để có thể trở thành động lực mà các công ty muốn hướng tới.
Nhà nước có thể cân nhắc việc giảm thuế cho các doanh nghiệp là thực hiện được, bởi vì mặc dù số thu ngân sách có thể giảm, nhưng Nhà nước sẽ tiết kiệm hơn trong các khoản tiền cải tạo môi trường, tiền hỗ trợ người nghèo…Bên cạnh đó khi giao cho các Bộ chủ quản thì khả năng thực hiện sẽ khả thi hơn do thấu hiểu lĩnh vực hoạt động của ngành, hơn nữa khi các doanh nghiệp của ngành thực hiện tốt CSR thì chính Bộ đó cũng được hưởng lợi rất nhiều. Bên cạnh đó khi Nhà nước có các chương trình hỗ trợ hiệu quả, Viettel cũng như các doanh nghiệp khác có thêm nhiều động lực để thực hiện CSR.
Ngoài ra Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách bắt buộc cũng như khuyến khích các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc, ví dụ, Nhà nước có thể đưa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong các tiêu chí trong thi đua khen thưởng, các ưu tiên sử dụng sản phẩm…, tạo ra nhiều sân chơi, giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả. Hiện nay, trên thế giới, trong hạng mục giải International Business Awards (IBA) của Stevie Awards có hạng mục “Chương trình trách nhiệm xã hội của năm”. Việt Nam cũng nên xây dựng một chương trình tương tự cho từng ngành nghề kinh doanh hoặc phổ biến về giải thưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân nhằm gia tăng động lực thực hiện trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp.
* Hoàn thiện hành lang pháp lí và các thống nhất các văn bản pháp luật về CSR Bộ luật dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1995 khi nền kinh tế kế hoạch chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đang trong quá trình tăng tốc, tại thời điểm đó các nhà làm luật đã ý thức được sự cần thiết phải có quy tắc quy trách nhiệm của nhà sản xuất trước những thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu từ những sản phẩm của mình gây ra, quy tắc này được quy định tại Điều 608, Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Ngày nay nội dung của các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng ở nước ta là cơ bản phù hợp với luật pháp quốc gia tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp một số vấn đề bất cập giữa nội dung của các bộ quy tắc ứng xử và các quy định của luật pháp quốc gia. Trên thực tế, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 với mục đích nêu ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. So với Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã có một số điểm mới như bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của bên thứ ba với người tiêu dùng, vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… Tuy nhiên, để hiện thực hóa văn bản luật thì còn nhiều hs khăn, nhiều chế tài xử phạt chưa được truyền thông mạnh khiến doanh nghiệp không cảm nhận tính giáo dục và răn đe từ luật pháp.
Hệ thống văn bản luật pháp còn bộc lộ một số điểm cần sửa đổi như còn chồng chéo, chưa bám sát thực tiễn đồng thời hiệu quả thực thi luật pháp chưa cao. Để thực hiện được Bộ luật còn phải ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn khác như:
nghị định, thông tư, công văn, quy chế…nên còn xuất hiện sự chưa đồng bộ giữa
các quy định Bộ luật và các văn bản hướng dẫn cả về nội dung và thời gian thực hiện gây lúng túng cho việc tổ chức thực hiện.
Vậy để khắc phục tình trạng trên Nhà nước cũng cần phải xây dựng luật pháp thật chặt chẽ, đồng bộ, bắt buộc phải xử lý các tình trạng vi phạm pháp luật như:
gây ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm liên quan đến chất lượng hàng hóa, môi trường, an toàn lao động, cạnh tranh không lành mạnh. Khi chế tài nghiêm minh thì tự bản thân các doanh nghiệp sẽ biết tìm cách giảm nguồn thải, cải thiện quy trình sản xuất, tăng cường sử dụng lại nguyên liệu thô, tái chế sản phẩm chưa đạt chất lượng để giảm chất phế thải, có chế độ đãi ngộ phù hợp với người lao động, có trách nhiệm hơn đối với xã hội. Đối với những vi phạm thì có những quy định xử phạt rõ ràng, đối với mức vi phạm bao nhiêu, gây thiệt hại bao nhiêu thì xử phạt như thế nào: đóng tiền, bồi thường về vật chất tinh thần ra sao? Phạt tù hay phạt hành chính?
Ai là người phải chịu trách nhiệm chính khi xảy ra vụ việc? Cơ quan nào có quyền xử phạt? Hiệu lực thi hành trong thời gian bao lâu…. Để làm được những việc đó, về pháp luật nhà nước cần có sự tham khảo các quy định quốc tế về từng lĩnh vực ISO14000, SA8000…Nghiên cứu với thực tế ở Việt Nam để áp dụng và xây dựng khung pháp luật phù hợp nhất, nhưng để hoàn thiện nó thì phải có sự đóng góp từ chính những con người thực hiện, vì vậy phải khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp, người dân tích cực góp ý và khắc phục những lỗ hổng của luật pháp.
Về việc thực hiện nghiêm túc hệ thống pháp luật thì trước tiên hệ thống quản lí nhà nước về pháp luật phải thực thi phải minh bạch và nghiêm túc, xử phạt đúng người, đúng tội, hỗ trợ kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
* Giáo dục, nhận thức sâu rộng tới công chúng về CSR
Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền về trách nhiệm xã hội ở cả cấp độ doanh nghiệp và người dân tại các địa phương. Khi trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, họ sẽ có ý thức trong việc sử dụng quyền của người tiêu dung khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt cũng như có động thái bảo vệ môi trường, quan hệ lao động tốt, đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội. Ngược lại, với những doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và có quan hệ lao động không lành mạnh, người tiêu dùng có quyền tẩy
chay. Quyền năng của người tiêu dùng được sử dụng một cách triệt để nếu có ý thức và hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm xã hội.
Về ý nghĩa của trách nhiệm xã hội, nhiều bộ phận còn nhẫm lẫn phạm vi của hoạt động này với đạo đức xã hội. Ngoài ra, một bộ phận khác lại có chiều hướng đánh đồng hoạt động từ thiện với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong khi từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong CSR. Doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng từ thiện, nhưng có thể gây ô nhiễm với chi phí gấp nhiều lần. Vì thế, cần có những hoạt động ở tầm vĩ mô cấp Nhà nước để giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về việc tiếp cận toàn diện với CSR. Cách thức tổ chức các buổi từ thiện thường mang tính PR mà không đi vào thực chất.