sản xuất thấp hơn, môi trường sạch hơn và người tiêu dùng hài lòng hơn, chính là nhữngtiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững 2021 Nestlé Việt
GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN NESTLÉ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN NESTLÉ
1.1.1 Tổng quan về tập đoàn
Tập đoàn Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ Uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 191 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 328.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.Nestlé công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Vào những năm 1860, dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thức ăn cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ Thành công đầu tiên của ông là đã cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ sau khi công thức mới của Nestlé đã cứu sống đứa bé sinh non Từ đó, sữa bột Farine Lactée Henrie Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu.
Vào năm 1866, Anh em Charles và George Page người Mỹ giúp xây dựng Công ty Sữa Đặc Anglo-Swiss Sử dụng nhiều nguồn cung cấp sữa tươi từ Thụy Sỹ, họ áp dụng các kiến thức có được từ quê nhà vào xây dựng dây chuyền đầu tiên của Châu Âu để sản xuất sữa đặc tại Cham Họ bắt đầu cung cấp cho các thị trấn công nghiệp của Châu Âu sản phẩm có thương hiệu Milkmaid, với thông điệp rằng đây là sản phẩm thay thế an toàn và lâu dài cho sữa tươi.
1.1.2.2 Quá trình phát triển tại Việt Nam:
Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé tại Sài Gòn được thành lập từ năm 1912.Dưới đây là những cột mốc ghi lại sự phát triển nhanh chóng của công ty tại Việt Nam:
➢ 1992: Công ty LaVie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và một công ty thương mại Long An được thành lập
➢ 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại TP.HCM
➢ 1995: Nestlé Việt Nam ra đời Chính thức khởi công xây dựng nhà máy Đồng Nai
➢ 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh Đồng Nai
➢ 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
➢ 2007: Lựa chọn Diethelm là nhà phân phối chính thức cho các sản phẩm socola và bánh kẹo
➢ 2008: Thành lập Bộ phận Dinh dưỡng Đặc biệt
➢ 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai
➢ 2011: Tháng 8 xây dựng nhà máy Trị An, tháng 11 mua lại nhà máy Bình An (Gannon) tại Đồng Nai.
➢ 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
➢ 2013: Nestlé Việt Nam khánh thành nhà máy NESCAFÉ mới tại Khu Công nghiệp Amata, Đồng Nai
➢ 2013: Văn phòng chính của Nestlé Việt Nam chuyển về địa điểm mới tại Lầu 5, Tòa nhà Empress Tower, Quận 1 từ tháng 9
➢ 10/2014: Nestlé khánh thành phân xưởng sản xuất trị giá 37 triệu đô la Mỹ tại nhà máy Nestlé Bình An.
➢ 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu USD
➢ 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70 triệuUSD
➢ 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối hiện đại tại Đồng Nai
➢ 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An
➢ Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công nghệ kho vận 4.0
➢ Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên
➢ Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM
1.1.3 Sản phẩm và dịch vụ
● Bánh ngũ cốc ăn sáng
● Sản phẩm dinh dưỡng y học
● Sữa nước Nestlé và sữa chua Nestlé Yogurt
● Sản phẩm dinh dưỡng công thức
● Thực phẩm cho trẻ nhỏ
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH CỦA TẬP ĐOÀN Nestlé
1.2.1 Tầm nhìn của Tập đoàn Nestlé
“Công ty toàn cầu gắn kết địa phương tiên phong trong phát triển bền vững”
Nestlé với tầm nhìn trở thành “Công ty toàn cầu gắn kết địa phương tiên phong trong phát triển bền vững”, Nestlé cam kết mỗi ngày, ở khắp mọi nơi - nhằm nâng cao cuộc sống của người tiêu dùng thông qua việc cung cấp các lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe Là công ty hàng đầu trên thế giới về thực phẩm và đồ uống, tập đoàn Nestlé luôn luôn coi trọng những nguyên tắc phát triển bền vững trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm xã hội Điều đó đã thúc đẩy Nestlé trong việc tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và cho cả những thế hệ mai sau
1.2.2 Sứ mệnh của Tập đoàn Nestlé
Theo Nestlé “Nestlé là nguồn dinh dưỡng trong cuộc sống của bạn, Thức ăn hàng ngày của bạn, Chất lượng sản phẩm tốt xứng đáng giá trị”.
Sứ mệnh Nestlé là làm cho thực phẩm tốt hơn để cuộc sống của mọi người tốt hơn,Nestlé xác định không chỉ dừng lại ở mục tiêu và hành động “bền vững” mà phải hướng tới cách tiếp cận toàn diện hướng đến “tái tạo” và “tái sinh” cho hệ sinh thái tự nhiên(Regeneration) Theo đó, các cam kết về phát triển bền vững trong 3 nhóm tác động mà chúng tôi hướng đến (Cho cá nhân & gia đình và vật nuôi, Cho cộng đồng và Cho hành tinh) sẽ được gắn kết chặt chẽ.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TỔNG THỂ CỦA DOANH NGHIỆP
Với tầm nhìn dài hạn, triết lý "tạo giá trị chung" của Nestlé hướng đến những lĩnh vực trọng tâm của công ty, không chỉ vì lợi nhuận mà nhằm tạo nên lợi ích cho cộng đồng Với thế mạnh về cà phê, Nestlé đặt mục tiêu biến thị trường Việt Nam thành một trong những thị trường cà phê lớn nhất thế giới, đóng góp vào sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Nam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm cà phê ở toàn Châu Á với các mục tiêu tổng thể trong kế hoạch 10 năm tới như sau:
- Chiếm lĩnh thị trường Châu Á về ngành cà phê khoảng 30% thị phần.
- Trở thành một trong những công ty về ngành cà phê tạo ra nhiều giá trị nhất ĐôngNam Á.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỤ THỂ CỦA
Để đạt những mục tiêu đề ra thì những mục tiêu cần đưa cụ thể, rõ ràng nhất là về các con số, do đó mục tiêu cụ thể mà Nestle sẽ là:
- Trong 5 năm năm đầu công ty lựa chọn:
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cà phê hiện có và đưa các sản phẩm mới của công ty vào các thị trường lớn ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
+ Chiếm lĩnh thị trường Châu Á về ngành cà phê với sản lượng ít nhất 550 ngàn tấn cà phê trong 5 năm đầu tiên Mỗi năm đạt ít nhất 70 ngàn tấn cà phê hoà tan và ít nhất 10 ngàn tấn viên nén cà phê.
- Sau khi hoàn thành mục tiêu 5 năm đầu tiên, 5 năm kế tiếp:
+ Nestle nghiên cứu và cho ra mắt các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu ở Châu Á
+ Chiếm lĩnh thị trường Châu Á về sản phẩm tiêu dùng nhanh khoảng 30% thị phần.
+ Trở thành một trong những công ty về ngành cà phê tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
2.1.1 Môi trường vĩ mô: (PESTLE)
Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020.
Từ năm 2017 đến năm 2019, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt khoảng 6,8% đến 7%, và nằm trong nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới Đặc biệt nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt
30 năm qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19
Tăng trưởng kinh tế đi kèm với lạm phát chính được kiểm soát ở mức 3% đến 4% / năm, dự trữ ngoại hối luôn ở mức cao trong lịch sử và dự kiến sẽ vượt ngưỡng 100 tỷ USD vào năm 2020 Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2023, từ mức 8% vào năm 2022, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi Điều này sẽ được hỗ trợ thêm bởi Từ năm 2017 đến năm
2019, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt khoảng 6,8% đến 7%, và nằm trong nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới Đặc biệt nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19
Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm;
Nguồn: Nguyễn Thị Bình-THQH
Nguồn: Vietnam Bond Market Association
Kế hoạch tương lai đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030 Vào năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành dự kiến đạt khoảng 7.500 USD Cấu trúc kinh tế sẽ có sự chuyển dịch, trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 40%, trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10% Năng suất lao động xã hội sẽ tăng trưởng bình quân trên 6,5%/năm, với 50% đóng góp từ năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Việt Nam có một đảng duy nhất kiểm soát cả nước là Đảng Cộng Sản Việt Nam Với có chế một đảng, Việt Nam đang cho thấy sự ổn định trong chính trị của mình, đây luôn là lợi thế to lớn so với các nước trên thế giới Trước đại dịch Covid-19, có thể nói Việt Nam chúng ta đã phòng chống dịch bệnh rất tốt, duy trì tăng trưởng kinh tế không âm trong những năm khó khăn.
Về vấn đề ngoại giao, hiện tại Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 178 quốc gia trên thế giới Việt Nam đã gia nhập và phát triển các liên mình như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), diễn đàn APEC, ASEAN, phong trào không liên kết (Non- Aligned Movement) Trong lịch sử, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng mâu thuẫn với nhau trong vấn đề chính trị và xung đột chiến tranh, tuy vậy trong 2 thập kỷ qua chúng ta đều nhận thấy sự gắn kết và hợp tác tốt đẹp giữa 2 bên.
Tình hình chính trị ổn định có ảnh hưởng tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đồng thời, yếu tố này cũng thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đi vào thị trường Việt Nam Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới Do đó Công ty cần lên kế hoạch nhanh chóng cho những chiến lược cạnh tranh để có thể ứng phó kịp thời khi đối thủ mới xuất hiện nhằm giữ thị phần của mình tại thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nên có môi trường chính trị ổn định cùng với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thành lập, phát triển kinh doanh Tất cả điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam mà trong đó Nestlé là một điển hình.Ngày nay nhà nước ban hanh các chính sách tăng lương cho người lao động nên thu nhập của người dân không ngừng nâng cao tạo điều kiện thúc đẩy sức mua trên thị trường và đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu như thức uống dinh dưỡng sẽ ngày càng được chú trọng.
2.1.1.3 Yếu tố về chính sách, luật pháp:
Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả hơn.
Có thể nói sản phẩm của Nestlé thuộc các sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội Mặt khác, các doanh nghiệp cùng ngành nhìn chung sử dụng nhiều lao động và các nông sản trong nước như đường, trứng, nguyên liệu sữa… Vì vậy, ngành sản xuất này được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi nhất định Cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau và trên mọi lĩnh vực; thuế xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt thuế giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nước ngoài.
2.1.1.4 Yếu tố về văn hóa, xã hội:
Các yếu tố xã hội như dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo… chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá, cộng đồng doanh nhân… đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố xã hội rất quan trọng trong việc xác định các thị trường mới nổi, phát hiện sự thay đổi trong sở thích của khách hàng, sự khác biệt về văn hoá ở các thị trường khác nhau cũng như hành vi và tâm lý của người tiêu dùng hiện tại và tương lai Để phát triển tại thị trường Việt Nam, Nestlé đã nội địa hoá các sản phẩm của mình tại Việt Nam để phù hợp với các sở thích văn hoá xã hội độc đáo của địa phương Điều này được thể hiện thông qua các sản phẩm, bao bì, tiếp thị, nhân viên,
Ví dụ: Yếu tố về văn hoá, xã hội về cà phê hoà tan của Nestlé tại Việt Nam.
Phân tích môi trường bên trong theo chuỗi giá trị
2.2.1 Các hoạt động chính a Cung ứng - Inbound Logistic: Gồm các hoạt động như dự trữ vật liệu, thu thập dữ liệu, dịch vụ, tiếp cận khách hàng.
Với phương châm “Nghiên cứu khoa học để đáp ứng một chế độ dinh dưỡng tốt hơn” Nestlé luôn chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm Các chuyên gia chuỗi cung ứng tại Nestlé đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng và người tiêu dùng, vì vậy họ cẩn trọng trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Để đạt được điều này họ hợp tác với các nhóm thương mại để phát triển dự báo nhu cầu và với các nhà cung cấp trên khắp thế giới để đảm bảo nguyên liệu có nguồn nguồn gốc. Để phù hợp với hoạt động họ đã cân đối mức tồn kho để thiết lập nguồn cung cấp sản phẩm phù hợp Nestlé tìm cách tham gia chặt chẽ vào nguồn cung ứng nhất có thể, để đảm bảo chất lượng và sự công bằng
Nguyên liệu thô: Hệ thống Quản lý Chất lượng của Nestlé bắt đầu từ các trang trại Ở Việt Nam, từ tháng 3 năm 2011, Nestlé Việt Nam đã chính thức hình thành Phòng Hỗ trợ Nông nghiệp (ASD) để triển khai chương trình Phát triển cà phê bền vững trên nền tảng 4C.
Bộ Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới 4C - Common Code for Coffee Community), tập trung trước mắt tại 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Dak Lak, Dak Nông và Gia Lai Ngay khi vừa thành lập, bộ phận Hỗ trợ nông nghiệp (ASD) đã hỗ trợ bà con nông dân tại Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện thành công chứng nhận sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C cho 175 nông dân và 2 đại lý thu mua cà phê trực thuộc Nestlé Việt Nam, đây là một trong những thành công bước đầu của Bộ phận
Hỗ trợ nông nghiệp và là lần đầu tiên Nestlé Việt Nam được cấp chứng chỉ chứng nhận 4C.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) tại thành phố Buôn
Tại Đắk Lắk, chương trình hỗ trợ giống cà phê bền vững được Nestlé Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ma Thuột Hàng năm, vườn ươm WASI cung cấp 2 triệu cây giống cà phê cho Tây Nguyên và toàn quốc theo các phương pháp nuôi cấy mô, ghép và thực sinh Đặc biệt, nông dân được hỗ trợ 50% giá đối với cây giống ghép và thực sinh, qua đó giảm đáng kể chi phí đầu tư Với quy trình ươm trồng nghiêm ngặt, WASI đảm bảo cung cấp nguồn giống chất lượng cao thích hợp với đa dạng điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Là một tập đoàn lớn các chi nhánh trải dài trên toàn thế giới, thành công đó của Nestlé phải kể đến chiến lược liên kết, mua lại trong khâu nghiên cứu phát triển và sản xuất, chiến lược này của Nestlé không tốn nhiều nhân lực và vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển và sản xuất Nestlé phải kết hợp các tiêu chuẩn cao nhất có thể từ nguyên liệu thô, đến sản xuất, đóng gói và phân phối, đến điểm tiêu thụ, để đảm bảo rằng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất
1 Phòng thí nghiệm Nhà máy Nestlé: Mỗi nhà máy của Nestlé đều có một Phòng thí nghiệm đặc biệt, để đảm bảo rằng chất lượng các nguyên liệu đều đạt chuẩn Nestlé có tổng cộng 6 nhà máy tại Việt Nam (Nhà máy Nestlé Đồng Nai- khu công nghiệp Biên Hòa II - Nhà máy đầu tiên của Nestlé tại VN, Nhà máy Nestlé Trị An, Nhà máy Nestlé Bình An được mua lại từ Gannon, Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất Nescafe, Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine, Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên)
2 Môi trường sản xuất vô trùng: Các nguyên liệu được tiệt trùng UHT (Nhiệt độ cực cao), tiêu diệt vi khuẩn và các sinh vật khác trong khi vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
3 Nước trái cây và đồ uống: Nước trái cây và đồ uống Orchard được làm bằng cách hoàn nguyên cô đặc trái cây tươi chỉ làm từ trái cây chất lượng cao nhất
4 Vườn ươm Nestlé: Các sản phẩm của Nestlé chỉ được phát hành để phân phối đến các cửa hàng và siêu thị sau khi đã vượt qua các bài kiểm tra kiểm tra chất lượng cuối cùng này (Vườn ươm giống cà phê trong khuôn khổ “Nestlé Plan” của viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cung cấp trung bình 2 triệu cây giống mỗi năm)
5 Hệ thống quản lý chất lượng: ÁP dụng Thực hành Sản xuất Tốt (GMP) được quốc tế công nhận, như hệ thống HACCP ( Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), được xác minh bởi các tổ chức chứng nhận bên ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22'000: Tiêu chuẩn 2005 / ISO 22002-1
Bên cạnh đó, Nestlé Việt Nam áp dụng sáng kiến bao bì bền vững vì hành tinh xanh.
Từ tháng 5/2021, Nestlé Việt Nam đã chuyển từ ống hút nhựa dùng một lần sang ống hút giấy đạt chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đối với toàn bộ sản phẩm uống liền Nước tương Maggi bỏ màng co trên nắp chai và chuyển sang nhựa sáng màu giúp việc tái chế dễ dàng hơn Hộp sữa NAN có muỗng và nắp sản xuất từ 66% nguyên liệu nguồn gốc thực vật. Cùng với đó, đầu năm 2021, LaVie - một thành viên của Nestlé Việt Nam ra mắt sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai làm từ 50% nhựa tái sinh, đạt chất lượng khi tiếp xúc với thực phẩm Với các cải tiến bao bì giúp Nestlé giảm đến 2000 tấn nhựa mỗi năm, trên 90% bao bì sản phẩm được thiết kế có thể tái chế. c) Dự trữ và phân phối: Bao gồm các hoạt động như xử lý đơn hàng, dự trữ, chuẩn bị báo cáo, phân phối…
Với sự trải rộng trên toàn cầu của Nestlé cho phép Nestlé đảm bảo cung cấp sản phẩm ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào với chất lượng như nhau, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Các sản phẩm của Nestlé có mặt không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới với với 418 nhà máy ở 86 quốc gia với các trung tâm phân phối, người tiêu dùng có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua online trên các sàn thương mại điện tử Tại Việt Nam, Nestlé xây dựng hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, vì thế người tiêu dùng rất thuận tiện mua các sản phẩm của Nestlé.
Kênh phân phối của Nestlé l phân phối gián tiếp Sản phẩm của Nestlé được phân phối xuất từ xưởng gửi tới các C&F (Một dạng nhà kho để lưu giữ sản phẩm) Sau đó mới gửi tới các người bán buôn rồi vận chuyển đến cho nhà bán lẻ Ngoài hợp tác với các đại lý, siêu thị trên toàn quốc, Nestlé cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiktok shops, )
“Tiếp cận” khách hàng qua kênh phân phối thay vì làm việc trực tiếp với họ là cách đơn giản nhất giúp Nestlé tối ưu chi phí và rút ngắn khoảng cách với người tiêu dùng.
Ví dụ điển hình của chiến lược đa kênh chính là mô hình kinh doanh của Nestlé Sản xuất đa dạng các sản phẩm từ bánh kẹo, sữa bột đến cà phê đóng gói, Nestlé đã khéo léo phân phối sản phẩm của mình qua nhiều kênh bán hàng khác nhau, bao gồm siêu thị, tạp hóa và cả kênh thương mại điện tử Chiến lược này giúp Nestlé tiếp cận rộng rãi đến nhiều đối tượng khách hàng, tối ưu hóa khả năng tiêu thụ sản phẩm và gia tăng doanh thu.
Ma trận SWOT và Ma trận CPM
2.3.1 Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
1 Chất lượng sản phẩm tốt nhưng giá lại thấp hơn so với sản phẩm ngoại nhập cùng loại.
1 Giá thành sản phẩm cao do chi phí cho quy trình sản xuất sản phẩm củaNestlé cao
2 Thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thế giới
3 Công nghệ sản xuất hiện đại và được nhập khẩu từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất
4 Tiềm lực tài chính mạnh, cơ cấu vốn khá an toàn, khả năng tự chủ tài chính tốt
5 Văn hóa và nguyên tắc kinh doanh bền vững
6 Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đoàn kết
7 Thừa hưởng kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm từ công ty mẹ
2 Chi phí quảng cáo cao
3 Bộ máy quản lý ít linh hoạt
4 Lực lượng lao động thay đổi
5 Năng suất không cao do sản xuất quá nhiều sản phẩm trên những dây chuyền cố định
6 Quy định của tập đoàn Nestlé về quảng cáo và giới thiệu sản phẩm quá nghiêm ngặt
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống ngày càng cao hơn, thị hiếu sử dụng sản phẩm cao cấp tăng
2 Thị trường nông thôn phát triển mạnh, tiềm năng lớn, thông tin và giao thông cải tiến
3 Gia nhập WTO nên thuế nguyên vật
1 Nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ có tiềm lực mạnh từ nước ngoài và những doanh nghiệp có chi phí thấp từ trong nước mọc lên khiến Nestlé Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
2 Giá nhiên liệu trên thị trường liên tục tăng liệu, thuế kỹ thuật thấp
4 Thị trường thức uống bổ dưỡng có nhiều tiềm năng phát triển
5 Uy tín và nhãn hiệu công ty được nhiều người biết đến
3 Nguồn nguyên liệu khan hiếm hơn
4 Chi phí sử dụng vốn xu hướng tăng ngày càng cao
5 Nguồn cung lao động có tay nghề hiếm và phí sử dụng lao động ngày càng cao
6 Nguy cơ bị ăn cắp công nghệ, sản phẩm
7 Các yêu cầu pháp luật về môi trường ngày càng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP S-O CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP S-T
Chiến lược phát triển thị trường
(Dùng sản phẩm hiện có xâm nhập vào thị trường mới)
Chiến lược phát triển sản phẩm
(Tăng cường đầu tư và nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu gia tăng chất lượng và số lượng)
Chiến lược hội nhập về phía trước
(Can thiệp vào hệ thống phân phối của các vùng có doanh thu thấp, nhà phân phối chưa thực hiện tốt chức năng) (Giữ vững thị phần)
Chiến lược phát triển sản phẩm
(Phát huy tiềm lực tài chính và uy tín nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm công
Chiến lược xâm nhập thị trường
(Tăng cường tiếp thị trên những sản phẩm hiện có để nâng cao thị phần) nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chống hàng giả)
Chiến lược kết hợp về phía sau
(Tăng cường quyền kiểm soát các nhà cung cấp, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất cà phê và sữa tươi)
CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP W-O CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP W-T
Chiến lược phát triển thị trường (Xâm nhập vào những thị trường mới, cao cấp bằng những sản phẩm chất lượng)
Chiến lược sản phẩm (Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất với những công nghệ phù hợp với điều kiện giá cả trên thị trường)
Chiến lược phát triển sản phẩm (Đầu tư công nghệ phù hợp để tạo ra những sản phẩm có giá cả hợp lý)
Chiến lược hội nhập về phía trước
Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của công ty
Qua ma trận SWOT trên, Nestlé sở hữu nhiều điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh Thương hiệu nổi tiếng và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn với mức giá hợp lý là ưu thế vượt trội Những yếu tố này giúp Nestlé chiếm lĩnh thị phần rộng lớn.
- Song song với những điểm mạnh, Nestlé vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu Điểm yếu của Nestlé là phần chi phí sản xuất, quảng cáo còn khá cao Công ty cần phải có những biện pháp, chính sách hợp lí để quản lý, phân bổ chi phí một cách hiệu quả hơn
- Công ty Nestlé có nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp trong tương lai nếu Nestlé biết khai thác và tận dụng những cơ hội này Đặc biệt là cơ hội về thị hiếu sử dụng sản phẩm cao cấp, với cơ hội này Nestlé nên ưu tiên nghiên cứu và phát triển những sản phẩm cao cấp và có giá trị dinh dưỡng cao hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Nestlé đối mặt với các thách thức trong ngành như cạnh tranh gay gắt, chi phí nguyên vật liệu tăng và các vấn đề pháp lý về môi trường Để ứng phó, Nestlé chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm và triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Các nhân tố đánh giá
Nestle TH True milk Nutifood
Khả năng cạnh tranh về giá
Quản lý bộ máy bán
Sự linh hoạt của tổ chức
Hiểu biết về thị trường trong và ngoài nước
Nestlé hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Nutifood và TH True Milk, những đối thủ có nhiều sản phẩm tương tự Các yếu tố đánh giá giữa Nestlé và hai đối thủ cạnh tranh này tương đối tương đương, không có sự chênh lệch đáng kể.
TH True Milk đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Nestle với các sản phẩm sữa cao cấp, chất lượng và an toàn cho sức khỏe Tuy nhiên, giá thành của TH True Milk còn cao hơn so với Nestle, khiến Nestle chiếm ưu thế ở phân khúc thu nhập trung bình và thấp Song, TH True Milk đã phát triển nhanh chóng trong nước và cả các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc Các sản phẩm của TH hiện được phân phối qua hơn 200 kênh phân phối của TH True Mart, được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại Tại Trung Quốc, sữa TH True Milk được đánh giá cao về chất lượng, tương đương với các sản phẩm Châu Âu và Mỹ.
- Đối với Nutifood, tuy sự cạnh tranh về giá không cao và phân khúc thị trường của các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm sữa của Nutifood không rộng nhưng Nutifood vẫn là một trong các đối thủ lớn nhất của Nestle Nutifood được phân phối rộng khắp,cung cấp sản phẩm sữa chất lượng cao chuẩn quốc tế ứng dụng công nghệ tiến tiến và hiện đại nhất Trong chiến lược quảng cáo của Nutifood có nhiều tranh cãi và mắc một số sai lầm vào một vài năm gần đây Về khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của Nutifood trồi sụt rất thất thường với doanh thu nhìn chung có xu hướng giảm dần và lợi nhuận biến đổi theo doanh thu tài chính Nhưng không thể phủ định sự phổ biến các sản phẩm của Nutifood trên thị trường cũng như sản lượng và các thị trường mà Nutifood xuất khẩu sang Tổng điểm quan trọng của Nutifood là 3.66, mức độ cạnh tranh của Nutifood vẫn nằm ở mức mạnh nhưng Nestle vẫn có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển hơn.
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
Các chiến lược kết hợp
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI
Vị thế tài chính (FP) Vị thế bền vững (SP)
Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư 5 Sự thay đổi công nghệ -5
Khả năng thanh toán 6 Tỷ lệ lạm phát -1
Vốn luân chuyển 6 Sự biến đổi của nhu cầu -3
Lưu thông tiền mặt 4 Rào cản thâm nhập thị trường -4
Rủi ro trong kinh doanh 2 Áp lực cạnh tranh -1 Điểm trung bình +4.6 Điểm trung bình -2.8
Lợi thế cạnh tranh (CP) Sức mạnh của ngành (IP)
Chất lượng sản phẩm -1 Mức tăng trưởng tiềm năng 6
Thị phần -1 Sự ổn định về tài chính 4
Lòng trung thành khách hàng -2 Rào cản thâm nhập thị trường 1
Công nghệ chế biến, hiện đại khép kín
-1 Mức lợi nhuận tiềm năng 6
Khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp và phân phối
-2 Quy mô vốn 5 Điểm trung bình -1.4 Điểm trung bình +4.4
Điểm trục tung = FP + SP = 4.6 - 2.8 = 1.8
Điểm trục hoành = CP + IP = - 1.6 + 4.4 = 2.8
- Doanh nghiệp mạnh về tài chính, đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh trong một ngành ổn định
- Doanh nghiệp có điểm trục tung là 1.8; điểm trục hoành là 2.8
Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược Tấn công (Aggressive)
- Hội nhập về phía sau, hội nhập về phía trước và hội nhập ngang
- Đa dạng hóa (có liên quan hoặc không liên quan)
SBU Sản lượng tiêu thụ
Giá thàn h sản xuất 1SP
Doanh thu toàn ngành năm 2020
Tỷ trọng doanh thu của đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành Nescafe 1.500 88 105 157.000 1.000.000 1.070.000 1.000.000 20%
Bảng liệt kê các thông số SBU sản phẩm của Nestle
Doanh thu của đối thủ lớn nhất trong ngành
RMS Tốc độ phát triển
= (Giá bán - Giá thành sản xuất) x Sản lượng tiêu thụ
Doanh thu của đối thủ lớn nhất trong ngành = Tỷ trọng doanh thu của đối thủ cạnh tranh lớn nhất x Doanh thu toàn ngành
RMS Tốc độ phát triển Nhận xét:
- Nescafe: thuộc góc phần tư II (Ngôi sao) cho thấy các sản phẩm của Nescafe có thị phần cao và vị thế cạnh tranh mạnh trong thị trường đang phát triển mạnh.
=> Doanh nghiệp nên tiếp tục tăng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm.
- Milo: thuộc góc phần tư III (Con bò sữa) cho thấy các sản phẩm của Milo có thị phần cao và có vị thế cạnh tranh mạnh trong một thị trường tăng trưởng thấp.
=> Doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược tối đa hóa khả năng sản sinh lợi nhuận và đầu tư vừa đủ để duy trì lợi thế cạnh tranh để giữ vững thị phần.
- Maggi: thuộc nhóm phần tư I (Dấu hỏi) cho thấy các sản phẩm của Maggi có thị phần tương đối thấp trong một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao.
=> Doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược xây dựng nghĩa là tìm cách tăng thị phần bằng cách cải tiến các sản phẩm và tập trung đầu tư để tăng sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường này.
- Cerelac: thuộc góc phần tư IV (Con chó) cho thấy các sản phẩm của Cerelac có thị phần nhỏ trong thị trường tăng trưởng chậm.
=> Doanh nghiệp nên xem xét thay thế không đầu tư vì các sản phẩm không có triển vọng phát triển thêm hoặc doanh nghiệp duy trì bằng cách cải tiến sản phẩm và có các chiến lược nhằm tăng thị phần, chấp nhận không lợi nhuận.
● Ma trận các yếu tố bên ngoài của Nestle - Ma trận EFE có tổng số điểm quan trọng là 2.82
● Ma trận các yếu tố bên trong của Nestle - Ma trận IFE có tổng số điểm quan trọng là 3.08
→ Ma trận IE của Công ty thuộc nhóm IV: nội lực mạnh, nhưng phản ứng với các yếu tố bên ngoài ở mức trung bình Với lợi thế có công ty mẹ ở nước ngoài và ở nhóm IV nên
Nestle Việt Nam có vị thế chiến lược thuộc vùng tăng trưởng nhanh Doanh nghiệp nên lựa chọn:
● Phát triển chiến lược vừa thâm nhập thị trường vừa phát triển thị trường
● Phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa có liên quan
Mức độ cạnh tranh (1 rất yếu - 9 rất mạnh)
Tốc độ tăng trường thị trường (1 - Tốc độ tăng trưởng rất chậm,
9 - Tốc độ tăng trưởng rất nhanh
- Nescafe thuộc vùng I: Nescafe đang có một vị trí chiến lược khá tốt.
Theo quan điểm của chúng tôi, Nestlé nên tiếp tục tập trung vào việc đặt trọng tâm sâu rộng vào cả chiến lược thị trường hiện tại (thâm nhập và phát triển thị trường) và chiến lược sản phẩm (phát triển sản phẩm) để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
+ Chiến lược kết hợp từ phía sau, phía trước hay theo chiều ngang đều có thể là những chiến lược hữu ích cho Nestlé
+ Tận dụng được các cơ hội bên ngoài và làm giảm những rủi ro trong kinh doanh.
- Maggi và Cerelac thuộc vùng II: Mặc dù ngành kinh doanh đang tăng trưởng nhưng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.
+ Vì doanh nghiệp thuộc ngành có sự tăng trưởng nhanh về thị trường nên chiến lược tập trung (tương phản với kết hợp hay đa dạng hoá) thường là sự chọn lựa đầu tiên.
+ Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có khả năng đặc biệt hay lợi thế cạnh tranh thì sự kết hợp theo chiều ngang thường là chiến lược thay thế có nhiều khả quan Và cuối cùng chiến lược thu hẹp hay rời bỏ thị trường cũng cần được xét đến Chiến lược thu hẹp có thể cung cấp vốn để mua lại các doanh nghiệp khác hay mua lại cổ phần.
- Milo và Kitkat thuộc vùng IV: có vị trí cạnh tranh mạnh nhưng lại thuộc ngành có mức độ tăng trưởng thấp
+ Những doanh nghiệp này có đủ sức mạnh để đưa các chương trình đa dạng hóa vào những lĩnh vực tăng trưởng có nhiều hứa hẹn hơn.
+ Mức lưu thông tiền mặt của các doanh nghiệp này cao, nhu cầu tăng trưởng bên trong bị hạn chế và vì vậy các doanh nghiệp này thường có thể theo đuổi thành công các chiến lược đa dạng hóa tân trung theo chiều ngang hay liên kết, liên doanh.
- Nestea ở vị trí cân bằng.
Ma trận QSPM
Chỉ tiêu Tỉ trọng Chiến lược có thể thay thế
Xâm nhập thị trường Điểm Điểm đạt Điểm Điểm đạt Điểm Điểm đạt
(AS) (TAS) (AS) (TAS) (AS) (TAS) Điểm mạnh
Chất lượng sản phẩm tốt 0.089 4 0.356 4 0.356 4 0.356
Khả năng tài chính mạnh 0.051 3 0.153 3 0.153 3 0.153
Hệ thống bán hàng và phân phối mạnh
Công nghệ sản xuất hiện đại 0.047 3 0.141 4 0.188 3 0.141
Thừa hưởng kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm từ công ty mẹ
Văn hóa tổ chức tốt 0.013 2 0.026 2 0.026 2 0.026 Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động
Chế độ khen thưởng sáng kiến cải tiến thấp
Công suất sản xuất đủ 0.059 2 0.118 2 0.118 2 0.118
Tính linh hoạt của công ty yếu
Lực lượng lao động thay đổi 0.033 2 0.066 3 0.099 2 0.066
Giá thành sản phẩm cao 0.027 4 0.108 4 0.108 3 0.081
Năng suất không cao do sản xuất quá nhiều sản phẩm trên những dây chuyền cố định
Quy định của tập đoàn
Nestle về quảng cáo và giới thiệu sản phẩm quá nghiêm ngặt.
Tiềm năng thị trường lớn 0.058 4 0.232 3 0.174 3 0.174
Tốc độ đô thị hóa vùng nông thôn, ngoại thành ngày càng tăng
Cải cách kinh tế gia nhập
Tình hình chính trị ổn định 0.02 2 0.04 2 0.04 2 0.04
Nhu cầu sử dụng thực phẩm thức uống chế biến sẵn ngày càng tăng
Thuế nhập khẩu nguyên liệu cao
Xu hướng tiền lương ngày càng tăng
Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn
Giá dầu thô thế giới liên tục tăng
Vấn đề phòng chống hàng giả, hàng lậu chưa được xử lý tốt
Qua bảng trên ta có: Tổng số điểm hấp dẫn tổng cộng STAS các chiến lược lần lượt là:
● Chiến lược phát triển thị trường có STAS = 2.768
● Chiến lược phát triển sản phẩm có STAS = 3.044
● Chiến lược xâm nhập thị trường có STAS = 2.722
Theo Ma trận QSPM, chiến lược phát triển sản phẩm được đánh giá cao nhất và phù hợp nhất với tình hình hiện tại của Nestlé Việt Nam Chiến lược này đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA NESTLÉ
Kế hoạch cho giai đoạn 2024 - 2034
- Đến năm 2034, chiếm lĩnh thị trường Châu Á về ngành cà phê khoảng 30% thị phần.
- Trở thành một trong những công ty về ngành cà phê tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á: Tiếp tục xâm nhập những thị trường xuất khẩu mới với chiến lược quy đổi quy mô xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa sang những hình thức hợp tác sâu với những đối tác chiến lược phân phối tại những thị trường trọng điểm mới.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
4 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong vòng 10 năm để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra công ty cần thực hiện tổ chức lại bộ máy tại công ty nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức, xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh của 10 năm tới Nestle sẽ tái cấu trúc lại bộ máy của công ty vì lựa chọn vào nhiều thị trường nên công ty cần có một bộ phận kinh doanh quốc tế và đẩy mạnh nhân lực cho bộ phận này để phân chia thị trường để quản lý Do đó đây là mô hình gợi ý cho cơ cấu tổ chức, tiếp tục đẩy mạnh phát triển môi trường bộ phận kinh doanh quốc tế.
Hình thức này cho phép các nhà quản trị tập trung các đầu mối quản lý cấp trung gian tránh sự quá tải của các hình thức đã nêu ở trên nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế so với trong nội địa Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt những nhà quản trị giàu kinh nghiệm quốc tế
Quyết định của Tổng giám đốc điều hành có sức ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty, bao gồm sản xuất, tiếp thị, nhân sự và tài chính Với tầm nhìn xa rộng, các Tổng giám đốc sẽ là những người có năng lực cao, do nội bộ công ty tín nhiệm bầu chọn Chiến lược của họ tập trung vào việc tăng cường sản xuất cà phê hòa tan và viên nén, đồng thời phát triển sản xuất máy pha cà phê Bên cạnh đó, Tổng giám đốc điều hành cũng chịu trách nhiệm xem xét các mục tiêu sản phẩm, bao gồm cả cà phê dành cho thị trường Châu Á.
Phòng sản xuất phối hợp với nhà máy đưa ra phương án vận hành để có lượng cà phê đáp ứng hoàn thành mục tiêu hằng năm. Để có thế sản xuất, bộ phận R&D tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với từng thị trường thâm nhập và kết hợp với bộ phận Marketing đưa ra chiến lược kích thích tiêu dùng của khách hàng Đồng thời tạo niềm trung thành để khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm của công ty.
Các kế hoạch 5 năm
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cà phê hiện có và đưa các sản phẩm mới của công ty vào các thị trường lớn ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
- Chiếm lĩnh thị trường Châu Á về ngành cà phê với sản lượng ít nhất 550 ngàn tấn cà phê trong 5 năm đầu tiên Mỗi năm đạt ít nhất 70 ngàn tấn cà phê hoà tan và ít nhất
10 ngàn tấn viên nén cà phê.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
4 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nestle là tập đoàn lớn có bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm về phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường ở nhiều quốc gia khác nhau Với Nestle Việt Nam, tập đoàn đã đề ra các mục tiêu để phát triển và mở rộng thị trường trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á nói chung như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia Tuy không phải là doanh nghiệp duy nhất phát triển sản phẩm liên quan về thực phẩm tiêu dùng nên là trong thời điểm bão hòa sản phẩm của các ông lớn khác Nestle nắm bắt thời cơ nhanh chân tìm kiếm và đưa sản phẩm, thương hiệu không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á mà còn tiến xa ra khu vực Châu Á Để hoàn thành được mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường cà phê Châu Á trong 5 năm (2024-2029) Nestle đã từng bước chuẩn bị và hoạch định các kế hoạch để thực hiện trong từng năm Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội đối với Nestle Việt Nam vì ở từng quốc gia trong khu vực Châu Á sẽ có rất nhiều đối thủ cũng như khó khăn trong việc tiếp cận văn hóa, thị hiếu tiêu dùng của quốc giá đó
Trong giai đoạn đầu, Nestlé tập trung phát triển mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia do có thói quen tiêu dùng và hương vị gần gũi với người Việt Nam, giúp giảm chi phí nghiên cứu sản phẩm và đầu tư máy móc, thúc đẩy lợi nhuận Nestlé đặt mục tiêu doanh thu 15.000 tỷ đồng trong 5 năm đầu, lợi nhuận chiếm 30% doanh thu (4.500 tỷ đồng) Để đạt được mục tiêu này, Nestlé cần xuất khẩu hơn 550 nghìn tấn cà phê, bao gồm 25 nghìn tấn viên nén và 525 nghìn tấn rang xay.
- Nguồn lực hiện tại của Nestle:
Nestle Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài Hiện nay, công ty đang vận hành với 6 nhà máy phân phối trên cả nước và tổng nhân viên lên đến trên 2300 nhân viên Nestle là một trong những công ty tại Việt Nam đang có nguồn lực mạnh Các nhà máy của Nestlé được trang bị trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại Năm 2021, Nestle đầu tư 132 triệu đô để tăng gấp đôi công suất chế biến cà phê tại nhà máy Trị An, Đồng Nai Năm
2018, Nestle cũng đã khánh thành dây chuyền sản xuất cà phê viên nén NESCAFE Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An
Nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động trong giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung phân bổ cho việc phát triển công nghệ, mở rộng dây chuyền sản xuất và nâng cấp công nghệ hiện có nhằm đạt hiệu suất cao nhất Theo dự kiến, 30% tổng vốn đầu tư sẽ được dùng cho mục tiêu trên Phần vốn còn lại sẽ được chia cho các hoạt động sản xuất, thâm nhập thị trường,
- Phân bổ nhân lực, kinh nghiệm:
Trong 5 năm đầu, mục tiêu chủ yếu của Nestle sẽ là thâm nhập thành công các thị trường của khu vực châu Á với sản phẩm cà phê đã được xuất khẩu và có thị phần ở thị trường nước ngoài nên Nestle sẽ có sự điều chỉnh nhân sự với việc nâng cao và đào tạo nhân sự bộ phận Marketing quốc tế vì bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc vạch ra chiến lược phù hợp để xuất khẩu thành công sản phẩm qua các nước này Bên cạnh việc đào tạo nhân sự trẻ tuổi và có tài thì Nestle cũng chiêu mộ và có chính sách khuyến khích các nhân sự có kinh nghiệm tham gia thực hiện chiến lược mới của công ty
Bên cạnh đó, các nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn cao được điều động và tham gia vào cải tiến kỹ thuật, theo dõi và lắp đặt dây chuyền sản xuất mới phục vụ cho tăng năng suất sản phẩm.
Tiếp tục phân bổ nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và có tiềm năng lớn vào các bộ phận quan trọng của công ty để đào tạo và tạo kinh nghiệm và phát triển các giai đoạn sau.
Hiện tại, các dây chuyền sản xuất và công nghệ đã đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu nhưng với mục tiêu nâng cao xuất khẩu thì cần sản lượng sản xuất được phải nâng cao rõ rệt Chính vì vậy mà Nestle Việt Nam đến năm 2029 phải xin được đầu tư, lắp ráp thêm dây chuyền sản xuất cà phê viên nén, cải thiện công nghệ để tăng sản lượng cà phê hòa tan Nescafe
Trong vòng 5 năm tới, Nestle cần tập trung đầu tư vào dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan và cà phê viên nén Nhà máy Nestle Trị An với quy mô lớn và công nghệ hiện đại sẽ được nâng cấp để tăng sản lượng cà phê viên nén và các sản phẩm cà phê khác Nhà máy Nestle Bông Sen tại miền Bắc cũng cần được đầu tư thêm công nghệ để phục vụ nhu cầu trong nước và thuận tiện cho việc xuất khẩu sang các nước lân cận Trung tâm phân phối Nestle Bông Sen sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm nhanh chóng và tiết kiệm.
Mục tiêu cơ cấu tổ chức của Nestle là thâm nhập thành công thị trường Châu Á và trở thành công ty về ngành cà phê tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á.
Tổng giám đốc sẽ điều khiển các bộ phận nội bộ các hoạt động như sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính cho các sản phẩm cà phê hoà tan và cà phê viên nén ra thị trường Châu Á. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính sẽ báo cáo lại với Tổng giám đốc về hoạt động thâm nhập thị trường của công ty
Từ đó tìm ra được những nét văn hóa sử dụng cà phê cũng như sở thích của người tiêu dùng của từng quốc gia thâm nhập, công ty sẽ cho ra mắt cà phê với từng hương vị khác nhau phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ sẽ sản xuất, tổ chức chiến lược marketing, phân bổ tài chính hợp lý cũng như quản lý, đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao phục vụ cho công ty.
- Nghiên cứu và cho ra mắt các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu ở Châu Á
- Chiếm lĩnh thị trường Châu Á về sản phẩm tiêu dùng nhanh khoảng 30% thị phần.
- Trở thành một trong những công ty về ngành cà phê tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á
Chỉ tiêu Đơn vị tính
4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Các kế hoạch từng năm
Nescafe Café Việt sẽ tăng 10% sản lượng xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan, hướng đến các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và các quốc gia châu Á trọng điểm gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Với viên nén cà phê, sản lượng dự kiến đạt tối thiểu 85.000 tấn/năm, tăng ít nhất 10% so với năm 2023.
Ngày nay, cà phê đang dần trở thành một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới Nhu cầu sử dụng cà phê ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật bản ngày càng tăng cao, cụ thể như Hàn Quốc đã nhập khẩu xấp xỉ 187.790 tấn cà phê, 409.800 tấn đối với Nhật Bản và gần 500.000 tấn đối với thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam chiếm hơn 92% thị phần cà phê xuất khẩu vào Thái Lan và chiếm gần một nửa lượng cà phê nhập khẩu tại thị trường Malaysia
Nắm bắt được xu thế hiện nay và thị hiếu tiêu dùng của người dân châu Á, Nestle đã và đang tăng cường nguồn lực và khả năng sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm Nescafe Cafe Việt qua các thị trường có nhu cầu nhập khẩu cao như Thái Lan và Malaysia và các thị trường hàng đầu châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Để đáp ứng được nhu cầu và đa dạng phân khúc khách hàng, ngoài cafe hòa tan, Nestle còn có kế hoạch phát triển dòng sản phẩm viên nén cà phê Dự kiến trong năm 2024-2025, Nestle sẽ gia tăng thị phần xuất khẩu cà phê sang Thái Lan, Malaysia và ba thị trường lớn của châu Á, đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc với mức tăng 10% sản lượng so với năm 2023, tương đương đạt được ít nhất 85.000 tấn/năm c Phân bổ nguồn lực
Nestle là một tập đoàn đa quốc gia với hàng trăm ngàn nhân sự trên hơn 100 quốc gia Ở Việt Nam, Nestle có hơn 1.000 lao động chính thức được phân bổ ở từng bộ phận khác nhau
Nhằm hỗ trợ cho chiến lược đề ra, Nestle sẽ tuyển dụng những nhân viên có năng lực thật sự căn cứ theo những yêu cầu thực tế của công ty, tạo các điều kiện thuận lợi để giữ vững và phát triển nguồn lực Thường xuyên gửi nhân viên nòng cốt đi học các lớp đào tạo ngắn hoặc dài hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên môn, tiếp thu khoa học, công nghệ mới nhằm phục vụ quá trình thực hiện chiến lược của công ty.
Bên cạnh nguồn lực về con người, Nestle cũng sẽ chú trọng quan tâm vào công nghệ và máy móc để đảm bảo điều kiện hoạt động sản xuất luôn ở mức ổn định và đảm bảo đủ nguồn cung sản phẩm vào các thị trường d Kế hoạch dự phòng
Mặc dù các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiêu thụ lượng cà phê lớn, nhưng thị trường này đòi hỏi khắt khe với nhiều đối thủ cạnh tranh nội địa lâu đời Ngoài ra, các sản phẩm viên nén còn khá xa lạ tại thị trường Châu Á do giá thành cao so với cà phê hòa tan và nhu cầu sử dụng cà phê viên nén chưa phổ biến.
Nhận thức được tình hình, Nestlé đã chuẩn bị phương án dự phòng cho việc tồn kho các sản phẩm viên nén Nếu các sản phẩm này không thể xuất khẩu sang các quốc gia như Myanmar, Thái Lan và Philippines như mong đợi, Nestlé sẽ thúc đẩy doanh thu cho các sản phẩm này tại các thị trường sẵn có như Indonesia, Campuchia và Timor Leste.
Ngoài ra với mục tiêu ít nhất 85.000 tấn/năm Nếu không đạt được con số như kỳ vọng sẽ dẫn đến nguồn doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nên Nestle sẽ dự phòng phương án bằng cách tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang các nước có tiêu chuẩn và thị hiếu văn hóa giống Việt Nam nhằm mục đích bảo đảm được nguồn lợi nhuận để phát triển tiếp sản phẩm, tiếp cận và đánh mạnh lại các quốc gia đang nhắm đến nhằm chiếm lĩnh thị trường
Nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm cà phê hoà tan - Nescafe Café Việt và cho ra mắt các dòng sản phẩm mới với nhiều hương vị khác nhau Bên cạnh đó, tiếp tục tăng thị phần xuất khẩu cafe tại các thị trường có mức tiêu thụ lớn ở giai đoạn 2024 - 2025 như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và bắt đầu thâm nhập vào thị trường Ấn Độ Dự kiến sản lượng đạt 100.000 tấn/năm b Nội dung
Dựa vào thị trường sẵn có và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nestle tiếp tục thực hiện kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm cà phê nhằm phù hợp với khẩu vị và sở thích người tiêu thụ tại các thị trường ở giai đoạn 2024 - 2025 và đồng thời mở rộng thị phần sang thị trường Ấn Độ Để đạt được mức sản lượng xuất khẩu 100.000 tấn/năm thì bên cạnh dòng sản phẩm cà phê hòa tan truyền thống, Nestle sẽ nghiên cứu và đa dạng hóa hương vị cà phê hòa tan sao cho phù hợp với thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của từng quốc gia mà Nestle xuất khẩu sang Cụ thể, ở thị trường Nhật Bản, người dân thường thích các đồ ăn, thức uống có hương vị của trà xanh matcha, vì vậy, Nestle sẽ cho ra mắt các dòng sản phẩm cà phê có hương vị của matcha Người dân Hàn Quốc chuộng các thức uống nóng và có hương vị chủ yếu từ chocolate, nắm được thị hiếu đó, Nestle sẽ cho ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan Nescafe hot choco để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thị trường này Ngoài ra, tại Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc có nét tương đồng về văn hóa ẩm thực giống Việt Nam vì vậy Nestle sẽ nghiên cứu cà phê vị cốt dừa hòa tan góp phần tăng sản lượng tiêu thụ dừa ở Việt Nam. Để thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, Nestle cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá thị trường cà phê ở quốc gia này Ấn Độ là một trong những thị trường lớn của khu vực châu Á, người Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, và đặc biệt ưa chuộng cà phê pha sẵn và cà phê đóng chai Nescafe cà phê Việt chủ lực là các dòng cà phê hòa tan, vì vậy với thị hiếu tiêu dùng của người dân ở Ấn Độ thì nơi đây là một thị trường khá tiềm năng cho Nescafe trong tương lai Dự kiến, sản lượng ban đầu xuất khẩu sang Ấn Độ khoảng 5.000 tấn/năm c Phân bổ nguồn lực Để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhiều đối tượng quốc gia khác nhau Nestle sẽ chắt lọc và tuyển dụng thêm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về ngành thực phẩm tại các nước thị trường có trình độ chuyên môn cao Các nhân sự hiện tại sẽ được điều sang các nước đó để trau dồi và hợp tác với các chuyên gia nhằm khảo sát thói quen và thị hiếu người tiêu dùng của từng quốc gia để tập hợp thông tin nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm phù hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
Bên cạnh đó đầu tư mạnh mẽ không chỉ ở nguồn lực vật chất mà còn phải chú trọng vào cải tiến công nghệ nguồn lực như máy móc, nhà xưởng để phù hợp với quy chuẩn xuất khẩu của từng quốc gia và đảm bảo nguồn cung sản phẩm xuất khẩu đủ để đáp ứng tại các thị trường quốc tế. d Kế hoạch dự phòng
Vì là sản phẩm mới và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng Nestle đã dự trù 1/2 lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh xuất khẩu sản phẩm trong năm 2024-2025 nhằm mục đích tối ưu hóa quy trình nghiên cứu sản phẩm mới
Các sản phẩm mới chắc chắn sẽ cần một khoản đầu tư lớn để đảm bảo được thành phẩm sau khi nghiên cứu sẽ ổn định và phù hợp đến 80% - 90% yêu cầu quy định của từng quốc gia Do đó để có dòng vốn xoay chuyển cho việc nghiên cứu, Nestle vẫn sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm sẵn có để đảm bảo được nguồn tồn kho và lợi nhuận không bị hao hụt trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Chiến lược nhân sự
Tuyển dụng: Tuyển các nhà quản lý khu vực, nhà tiếp thị, chuyên gia R&D và nhân viên bán hàng có kinh nghiệm thị trường châu Á Tìm kiếm ứng viên thông thạo các ngôn ngữ chính của châu Á như tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn Bên cạnh đó nâng cao yêu cầu về kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất, cũng như kỹ sư cơ khí để đảm bảo sự liên tục của dây chuyền. Đào tạo: Cung cấp đào tạo về các chuẩn mực, quy định và văn hóa kinh doanh châu Á Tài trợ cho các khóa học cấp chứng chỉ về sản xuất cà phê, tiếp thị và thương mại châu Á Tài trợ cho các chuyên gia nói chuyện với nhân viên về các thị trường châu Á chính Để khuyến khích nhân viên tập trung vào việc bán hàng xuất khẩu, một chương trình khuyến khích có thể được tạo ra Điều này có thể bao gồm tiền thưởng hoặc phần thưởng khác để đáp ứng các mục tiêu bán hàng hoặc để phát triển thị trường mới.
Phát triển hệ thống giám sát hiệu suất: Để đảm bảo rằng chiến lược nhân sự đang hoạt động hiệu quả, một hệ thống giám sát hiệu suất Gắn một phần đáng kể thù lao của người quản lý vào mục tiêu xuất khẩu và thị phần Đặt mục tiêu cho tất cả các vai trò tập trung vào xuất khẩu phù hợp với chiến lược xuất khẩu tổng thể.
Để xây dựng đội ngũ kế thừa vững mạnh, doanh nghiệp cần xác định các cá nhân có năng lực trong mảng xuất khẩu và chuẩn bị cho họ những vai trò cấp cao hơn Ngoài ra, các giải pháp đãi ngộ như tăng lương cơ bản cho chuyên gia tại thị trường châu Á, cùng các ưu đãi cổ phiếu gắn liền với thành tích đạt được trong mục tiêu doanh số xuất khẩu và thị phần, cũng nên được cân nhắc để thu hút và giữ chân nhân tài.
Văn hóa doanh nghiệp được chú trọng phát triển với trọng tâm tập trung vào khách hàng và sự linh hoạt của đội ngũ xuất khẩu Doanh nghiệp khuyến khích chấp nhận rủi ro và đưa ra các ý tưởng tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng châu Á, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nestle Việt Nam có thể thu hút, phát triển và động viên nhân tài cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường lớn ở châu Á Các hành động chính bao gồm tuyển dụng những người nói ngôn ngữ châu Á, khuyến khích gắn với mục tiêu xuất khẩu, thiết kế tổ chức để tăng sự nhanh nhẹn/phản ứng nhanh và mở các kênh liên lạc với các nhóm xuất khẩu.
Tuyển dụng: Tuyển thêm nhân viên sản xuất như vận hành viên, kỹ thuật viên và kỹ sư có chuyên môn về sản xuất viên nén cà phê Tuyển dụng quản lý có kinh nghiệm thiết lập và mở rộng quy mô cơ sở sản xuất mới Những ứng viên tìm kiếm thành thạo các ngôn ngữ châu Á liên quan để hỗ trợ giao tiếp Đào tạo: Cung cấp đào tạo cho nhân viên mới và nhân viên hiện tại về quy trình, tiêu chuẩn và thiết bị sản xuất viên nén cà phê Tài trợ cho các khóa học chứng nhận về các chủ đề liên quan như an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và sản xuất tinh gọn Ưu đãi: Thực hiện các chiến lược giữ chân như mức lương cạnh tranh trên thị trường, tiền thưởng gắn liền với hiệu suất và kế hoạch khuyến khích cổ phiếu để duy trì lực lượng lao động sản xuất ổn định, đặc biệt là ở châu Á.
Thiết kế tổ chức: Xem xét một cấu trúc phi tập trung hơn, trao quyền cho các nhà quản lý sản xuất địa phương/khu vực ở châu Á đưa ra quyết định nhanh hơn và phản ứng nhanh với các vấn đề Xác định nhân viên sản xuất có hiệu suất cao để phát triển thành vai trò giám sát và quản lý Xây dựng nguồn nhân tài nội bộ để đáp ứng nhu cầu lãnh đạo trong tương lai khi sản xuất ở châu Á mở rộng.
Nguồn lực: Cung cấp ngân sách cần thiết để đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian, thiết bị, bảo trì và nhân sự Tận dụng các ưu đãi của chính phủ châu Á cho các công ty thành lập cơ sở sản xuất tại địa phương
Bằng cách thực hiện các chiến lược này, Nestle Việt Nam có thể xây dựng đội ngũ nhân tài và tổ chức phù hợp để hỗ trợ tăng cường sản lượng cà phê viên nén tại các thị trường trọng điểm của châu Á Mở rộng quy mô sản xuất tại địa phương sẽ cho phép công ty phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng châu Á.
Chiến lược cơ sở vật chất
Trong những năm gần đây, Nestle Việt Nam đang sở hữu cơ sở vật chất lượng cao ở các văn phòng làm việc cũng như đã đầu tư và mở rộng gồm 6 nhà máy được đặt ở một số tỉnh tại Việt Nam, tuy nhiên với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản lượng cà phê ở các thị trường tại Châu Á thì trong 5 năm tới, Nestle Việt Nam cần mở rộng thêm nhà máy trải dài từ Bắc đến Nam, mà trong đó tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng nhà máy Trị An sẽ là nhà máy cà phê chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cà phê với dây chuyền sản xuất và thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu Trụ sở làm việc hay văn phòng đại diện của Nestlé cũng sẽ nâng cấp thêm cơ sở vật chất để nhân sự được làm việc môi trường hiện đại, tiếp cận với máy móc thiết bị hỗ trợ để đẩy mạnh tiến độ công việc và cập nhật kịp thời. Luôn duy trì và nâng cấp về các tài sản cố định của công ty gồm tài sản hữu hình và vô hình. Để có những sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của những thị trường có sẵn, trước giai đoạn tiến hành thực hiện nghiên cứu, Nestlé tiến hành thực hiện mở rộng phòng thí nghiệm để nghiên cứu giống cà phê và chất lượng bột cà phê sau khi trải qua quy trình sản xuất Đầu tư thêm các thiết bị máy móc chuyên dụng trong phòng thí nghiệm để chạy thử sản phẩm từ đó điều chỉnh để đạt chuẩn an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của từng thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu tại Châu Á, cần hợp lý hóa chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo độ tin cậy, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng Bằng cách triển khai các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện kế hoạch nhu cầu, quản lý hàng tồn kho, chiến lược định giá, xử lý đơn hàng và thực hiện đơn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu Châu Á có thể nắm bắt cơ hội Ngoài ra, đầu tư vào việc nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất cũng là điều cần thiết Bằng cách nâng cấp dây chuyền sản xuất, thiết bị và cơ sở vật chất riêng cho lượng hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của Châu Á.
5.2.2 Năm 2030 - Năm 2034 Để sản lượng xuất khẩu luôn đáp ứng kịp thời với nhu cầu tiêu thụ của từng thị trường, Nestlé đầu tư mở rộng năng lực sản xuất bằng cách tăng cường dây chuyền sản xuất cà phê viên nén, tự động hóa và thiết bị tại các nhà máy Việt Nam Nestlé đầu tư kho chứa sản phẩm của mình cũng như hệ thống vận hành tại nhà máy dựa trên giải pháp tự động hoá, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục giúp hoạt động xuất khẩu sản phẩm được nhanh chóng hơn.
Vì trong giai đoạn 5 năm này, với mục tiêu tăng sản lượng cà phê viên nén và tiếp tục duy trì xuất khẩu sản lượng cà phê hòa tan nên nguyên liệu đầu vào phải tăng theo để đạt được mục tiêu Do đó, Nestlé đầu tư và chọn vùng địa lý thích hợp để mở rộng việc canh tác cà phê để làm được như thế Nestlé Việt Nam tiếp tục hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh trong kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật chăm sóc cây trồng cải tiến số lượng lẫn chất lượng.
Ngoài ra, dành một phần ngân sách R&D để phát triển cà phê viên nén dành riêng cho châu Á với hương vị, kích cỡ và định dạng theo sở thích của khu vực Để làm được điều đó, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm đều cần phải được nghiên cứu, lựa chọn cẩn thận để từ đó phát triển thành những hương vị mới đa dạng hóa sản phẩm.
Chiến lược công nghệ
5.3.1 Năm 2024 - Năm 2029 Để đáp ứng cho mục tiêu đã đề ra, Nestlé Việt Nam sẽ không ngừng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm tất cả sản phẩm của công ty sẽ luôn được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000 Đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới để cải tiến bao bì theo hướng tái chế được, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đầu tư phát triển phương pháp sản xuất tinh gọn LEAN trong quá trình sản xuất để tối ưu hóa việc sử dụng không gian, nguồn lực, thiết bị nguyên vật liệu và thời gian hoàn thành.
Tập trung phát triển công nghệ xanh trong sản xuất Áp dụng ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển - Transportation- Hub để tối ưu hóa việc vận chuyển, rút ngắn tổng quãng đường di chuyển từ đó giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào lộ trình Net Zero của doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ “Sấy phun” - Spray drying trong sản xuất cà phê hòa tan và kết hợp với bí quyết “thu hương” trong quá trình sấy phun giúp đảm bảo chất lượng và hương vị cà phê
Với sự cải tiến kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, công ty đã cải tạo và liên tục mở rộng năng suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan từ 5,5 tấn/ngày lên khoảng 8,5 tấn/ngày trong vòng một năm Nếu hoạt động sản xuất được duy trì liên tục, nhà máy có thể đạt được công suất tối đa là 3100 tấn/năm Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
5.3.2 Năm 2030 - Năm 2034 Đến giai đoạn 2030 - 2034, Nestle sẽ tiếp tục phối hợp với nông dân trồng cà phê để thử nghiệm, học hỏi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh đa dạng Để đáp ứng và đạt được mục tiêu đề ra, Nestlé liên tục mở rộng nâng công suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan đồng thời cà phê viên dạng nén.
Chuyển đổi công nghệ và dây chuyền sản xuất, đặc biệt tập trung vào bao bì thân thiện với môi trường, là những nỗ lực không ngừng của Nestlé Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu Net Zero Quá trình này bao gồm việc sử dụng các vật liệu bền vững, giảm thiểu rác thải nhựa và cải tiến bao bì để nâng cao hiệu quả tái chế, góp phần vào mục tiêu chung của công ty là bảo vệ môi trường.
“chuyển đổi số" trong khâu vận hành, sản xuất giúp doanh nghiệp vươn lên, tạo sự đột phá và áp dụng công nghệ 4.0 vào các nhà máy sản xuất nhất là nhà máy chuyên sản xuất cà phê
Cải tiến về mô hình "Nhà máy kết nối" trong chuyển đổi số để tiếp tục nâng cao năng suất, hiệu suất, chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu và tài nguyên và áp dụng chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng Phát triển ứng dụng thông minh Cargo để kết nối giữa nhà sản xuất,nhà nhập khẩu và các hãng tàu với nhau Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu Đây là bước giúp Nestle Việt Nam tăng hiệu suất đóng hàng và giảm các chi phí vận tải biển
Chiến lược hệ thống thông tin
5.4.1 Năm 2024 - Năm 2029: Kiểm soát số lượng xuất khẩu từng năm
Giai đoạn này, hệ thống thông tin sẽ tập trung phát triển phần mềm dựa trên nền tảng quản lý thông tin sẵn có của công ty, đặc biệt là thông tin xuất khẩu Ngoài việc cập nhật số liệu thường xuyên, hệ thống còn phát triển thêm công cụ cho phép các chuyên gia trực tiếp nhận xét, đánh giá và chia sẻ thông tin với các bộ phận liên quan.
Hệ thống phần mềm cho phép các bộ phận liên quan tra cứu tức thời thông tin cần thiết, đảm bảo độ chính xác của dữ liệu xuất khẩu sản phẩm, chi phí cũng như số lượng nguyên liệu nhập khẩu từng năm Việc tiếp cận thông tin nhanh chóng này hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, giúp các bộ phận liên quan đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
Có thể nói việc hệ thống thông tin cụ thể sẽ giúp Nestle nắm rõ được tình hình kinh doanh, từ đó sẽ dùng chính những số liệu hoạt động kinh doanh đó để nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong những năm tiếp theo
5.4.2 Năm 2030 - Năm 2034 Đưa hệ thống quản lý sản phẩm mới vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp Đặt hệ thống thông tin marketing làm trọng điểm để phát triển tất cả các mảng của quá trình phát triển sản phẩm mới
Khi sản lượng xuất khẩu đạt ở mức ổn định Hệ thống báo cáo nội bộ quản lý phải chặt chẽ và thể hiện rõ ràng các chỉ tiêu tiêu thị hàng ngày, hàng tháng, hàng năm; quản lý tổng chi phí, dự trữ và các số liệu liên quan của nội bộ Hệ thống này sẽ báo cáo liên tục các sự thay đổi các yếu tố trên và những biến đổi bất thường sau đó sẽ trực tiếp báo cáo cho đội nghiên cứu và phòng ban xuất khẩu những thông tin bất thường về sản phẩm Các hệ thống thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích marketing được thiết kế đi theo thứ tự và liên kết chặt chẽ với nhau để kết nối những thông tin sẵn có, các nghiên cứu mà công ty thu thập được từ việc khảo sát, tiếp cận các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, liên quan mật thiết với sản phẩm nghiên cứu mới và đưa ra phân tích cũng như chiến lược marketing hoàn thiện.
Trong các năm sau khi đã đưa thành công sản phẩm mới vào các thị trường xuất khẩu, hệ thống thông tin cần chú trọng vào quản lý số lượng và tình hình xuất khẩu sang từng nước để lấy căn cứ đưa ra giải pháp hoàn thiện, cải tiến sản phẩm qua từng năm.
Chiến lược marketing
Duy trì Chính sách chất lượng sản phẩm “Good food, good life”.
Tiếp cận được nhu cầu khách hàng tại các thị trường tiêu thụ sản phẩm ở quốc tế, từ đó điều chỉnh khẩu vị sản phẩm phù hợp và tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu Định kỳ hàng tuần, tháng tiến hành nếm cảm quan để so sánh mùi vị sản phẩm công ty với đối thủ cạnh tranh tại các thị trường Thăm dò ý kiến khách hàng để có bước cải tiến phù hợp với mong muốn của khách hàng Việc thỏa mãn khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng là trọng tâm giúp Nestle ngày càng phát triển và mở rộng thêm thị trường. Đa dạng hóa các loại bao bì, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố vĩ mô tại thị trường đó Định kỳ hàng tháng đánh giá tính ổn định của các dây chuyền sản xuất
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn quốc tế ISO
Quản lý chất lượng toàn diện hệ thống HACCP đảm bảo chất lượng sản phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ khâu thu mua đến thành phẩm tới tay người tiêu dùng Giá cả cũng là một yếu tố cạnh tranh quan trọng.
Nestle được người tiêu dùng đánh giá là thuộc loại bình dân, thích hợp với túi tiền của mọi người Tuy nhiên cần giám sát và điều chỉnh các chính sách đối với các nhà phân phối và đại lý nội địa và quốc tế nhằm kiểm soát được giá đến tay người tiêu dùng
Để thâm nhập thị trường mới và tiếp cận phân khúc khách hàng cụ thể, doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh chính sách giá Song song đó, tập trung triển khai các chương trình khuyến mãi theo định kỳ sẽ góp phần kích cầu và gia tăng doanh số.
Thực hiện chính sách giá và hoa hồng đại lý ưu đãi để khuyến khích các cửa hàng bán lẻ năng động giới thiệu sản phẩm công ty cũng như thúc đẩy sản phẩm đến người tiêu dùng dễ dàng với giá hợp lý. c Phân phối
Xây dựng hệ thống phân phối mạnh và hoạt động hiệu quả ở thị trường mục tiêu tránh tình trạng thiếu hàng ở các nhà phân phối tại từng thời điểm sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm cà phê hòa tan khác cạnh tranh thế chỗ
Giữ vững mối quan hệ với các nhà phân phối cũ đồng thời tìm kiếm thêm các nhà nhà phân phối mới trong các nước đó, nhằm duy trì ổn định lượng sản phẩm cung cấp cho phân khúc thị trường này.
Phối hợp chặt chẽ từ nhiều khâu từ khâu dự đoán doanh số tiêu thụ, lên kế hoạch sản xuất, sản xuất đúng sản lượng và thời gian yêu cầu, vận chuyển hàng kịp thời đến các nhà cung cấp đến khâu theo dõi doanh số bán hàng ngày của các nhà phân phối để cung cấp thông tin kịp thời về sự thay đổi. d Xúc tiến
Thực hiện khuyến mãi đa dạng, nhiều hình thức khác nhau: tài trợ các chương trình truyền hình, chương trình thể thap ca nhạc tại thị trường đó, tăng cường quảng cáo, các chương trình giảm giá hàng kỳ cho sản phẩm một cách thích hợp.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quảng cáo cũng như tình hình văn hóa - chính trị tại nước đó.
Bên cạnh thúc đẩy doanh thu các sản phẩm có sẵn, đối với dòng sản phẩm viên nén Nescafe Zero Emission (sử dụng vỏ đựng bằng vật liệu có thể phân hủy), công ty cần đặc biệt chú ý cải tiến, nâng cao hình thức sản phẩm, cũng như chú trọng đề cao về tính năng khác biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm sẵn có là thân thiện với môi trường.
Triển khai thiết kế các mẫu bao bì ấn tượng, đẹp mắt, tận dụng các xu hướng thị hiếu khách hàng tại các thị trường nhằm thu hút sự tò mò của người tiêu dùng b Giá cả
Thay đổi chiến lược giá phù hợp với thị trường và đưa ra chính sách giá cạnh tranh với các đối thủ nhằm thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sẵn có và gia tăng doanh thu của sản phẩm mới. c Phân phối Đẩy mạnh phân phối các sản phẩm tại các thị trường mục tiêu ở Châu Á nhằm gia tăng thị phần ở các thị trường đó Luôn quan tâm hỗ trợ các nhà phân phối để có những thay đổi phù hợp với chiến lược phát triển công ty. d Xúc tiến Đẩy mạnh quảng cáo cho sản phẩm mới, kết hợp chiến lược bán sản phẩm cũ tặng kèm mẫu dùng thử sản phẩm mới Tăng cường các chiến dịch về chính sách Net zero củaNestle.
Chiến lược tài chính
Là một tập đoàn đa quốc gia, Nestlé phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và tài chính lớn Để giải quyết bài toán này, Nestlé Việt Nam dự kiến tăng cường đầu tư mở rộng nhà máy, tăng cường nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm Đồng thời, huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo nguồn tài chính ổn định, đẩy mạnh phát triển sản phẩm và cạnh tranh trực diện với các đối thủ cùng ngành.
Nestlé sẽ tập trung đầu tư đáng kể vào máy móc công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên Khoản đầu tư này dự kiến sẽ chiếm từ 50% đến 70% nguồn vốn huy động và 30% nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp Phần còn lại sẽ được dự trù cho các rủi ro trong trường hợp đầu tư không đạt hiệu quả như mong đợi.
Trong 5 năm đầu, ngoài việc đầu tư phát triển sản phẩm Nestle sẽ chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh bằng cách trích 1 phần lợi nhuận đạt được để xây dựng và tài trợ cho các chương trình, các tổ chức tại các quốc gia mục tiêu của Nestle Đối với khu vực Châu Á: Nestle có thể sẽ là nhà tài trợ kim cương cho giải bóng đá U20 Châu Á được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần Đây là giải bóng đá thu hút rất nhiều người xem trong khu vực Châu Á bởi tính hấp dẫn và còn mang tính đại diện tinh thần thể thao cho 1 quốc gia Do đó Nestle có thể gửi gắm được thông điệp và sản phẩm của mình để tiếp cận với đại đa số người tiêu dùng.
Ngoài ra, Nestle cũng mong muốn đóng góp một phần lợi nhuận cho các quỹ thiện nguyện quốc tế, hay tổ chức các chương trình vượt khó cho các trẻ em trên toàn thế giới,
Thêm vào đó, Nestle thực hiện tổ chức riêng các chương trình, hoạt động do Nestle trực tiếp triển khai thực hiện như các cuộc thi chạy Marathon, ngày hội đi bộ, thành lập các tổ chức về biến đổi khí hậu môi trường
Nestle sẽ chú trọng vào việc chia cổ tức cho các cổ đông Trong đó sẽ có 2 dạng cổ tức là cổ tức của cổ phần ưu đãi và cổ tức của cổ phần phổ thông Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi: cổ đông sẽ được Nestle chia cho nhiều ưu đãi vì họ đóng góp nhiều cổ phần hơn các cổ đông có cổ phần phổ thông Ngoài ra cũng góp phần thúc thu hút các nhà đầu tư quan tâm hơn về loại cổ tức của cổ phần ưu đãi để Nestle có thể có nhiều nguồn vốn huy động
Còn đối với cổ tức của cổ phần phổ thông: Nestle sẽ cố gắng đảm bảo nguồn lợi kinh doanh luôn ở mức ổn định để các nhà đầu tư vẫn được hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giữ chân được nhà đầu tư và thúc đẩy họ đầu tư thêm cho Nestle