GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN NESTLÉ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN NESTLÉ
1.1.1 Tổng quan về tập đoàn
Tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới đến từ Thụy Sĩ với lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển, thương hiệu này đã khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình đối với thị trường thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là sữa Tập đoàn Nestlé được biết đến với vai trò là công ty sản xuất thực phẩm và thức uống hàng đầu thế giới với mạng lưới sản xuất và kinh doanh phủ rộng khắp toàn cầu, có mặt trên
191 quốc gia Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị khoảng 8.500 thương hiệu với hơn 30.000 sản phẩm Người có công sáng lập nên Tập đoàn đa quốc gia giàu có và hùng mạnh này là ông Henri Nestlé
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức 1860, Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho những trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng Thành công của ông với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác Nhờ vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu Năm 1875, tại Vevey Peter, nhà sản xuất socola hàng đầu thế giới sáp nhập với Nestlé Năm 1882, tại Thụy Sĩ Miller Julius Maggi đã tạo ra một sản phẩm thực phẩm sử dụng các cây họ đậu tiêu hóa dễ dàng khởi động cho Maggi & Company
● 1905-1914: Thời Đại Hoàng Kim Đến năm 1905, Nestlé được sáng lập bởi sự sáp nhập giữa công ty của ông HenriNestlé với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss Công ty có hai trụ sở chính tạiVevey, Cham và mở văn phòng thứ ba tại London để thúc đẩy doanh số xuất khẩu sữa, trong nhiều năm công ty mở rộng quy mô bao gồm sữa đặc không đường và sữa tiệt trùng.Năm 1905, công ty Nestlé & Anglo Swiss có hơn 20 nhà máy, và bắt đầu sử dụng các công ty con ở nước ngoài để xây dựng mạng lưới kinh doanh trải rộng từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và Úc Khi Thế Chiến Thứ I đến gần, lợi nhuận của công ty bước sang giai đoạn hưng thịnh hay còn gọi là Thời Đại Hoàng Kim, và trở thành một công ty sữa toàn cầu.
● 1914-1918: Tồn tại qua giai đoạn chiến tranh
Chiến tranh bùng nổ vào năm 1914 dẫn đến nhu cầu về sữa đặc và sô-cô-la tăng cao, nhưng sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô và hạn chế giao thương giữa các quốc gia cản trở sản xuất của Nestlé & Anglo-Swiss Để giải quyết vấn đề này, công ty mua lại các cơ sở chế biến tại Hoa Kỳ và Úc, và vào cuối cuộc chiến công ty có 40 nhà máy.
● 1919-1938: Thời kì khủng hoảng và cơ hội
Sau chiến tranh nhu cầu của quân đội về sữa lon suy giảm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn cho Nestlé & Anglo-Swiss vào năm 1921 Công ty hồi phục, nhưng tiếp tục bị một cú sốc từ Sự Sụp Đổ của thị trường Phố Wall vào năm 1929, làm giảm sức mua của người tiêu dùng Tuy nhiên, thời kỳ này cũng có nhiều chuyển biến tốt: đội ngũ lãnh đạo công ty được chuyên nghiệp hóa, nghiên cứu được tập trung và những sản phẩm tiên phong như cà phê Nescafé được ra mắt.
Sự bùng nổ của Thế Chiến Thứ II năm 1939 ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường, nhưng Nestlé & Anglo-Swiss tiếp tục hoạt động trong hoàn cảnh khó khăn đó, cung ứng hàng hóa cho cả dân sự và quân sự Trong năm 1947, công ty bổ sung thêm súp và gia vị Maggi vào danh sách sản phẩm của mình, với tên gọi Nestlé Alimentana
● 1948-1959: Tiện lợi hơn cho người tiêu dùng
Giai đoạn hậu chiến đánh dấu sự tăng trưởng thịnh vượng, và người dân tại Mỹ và Châu Âu tiêu tiền mua các loại máy giúp cuộc sống đơn giản hơn, ví dụ như tủ lạnh và tủ đông Họ cũng yêu thích thực phẩm tiện lợi, và Nestlé Alimentana đáp ứng nhu cầu này với những sản phẩm mới như Nesquik và Maggi chế biến sẵn.
● 1960-1980: Thực phẩm đông lạnh đến dược phẩm đều được Nestlé mua lại.Việc mua lại giúp Nestlé gia nhập vào những lĩnh vực mới tăng trưởng nhanh như thực phẩm đông lạnh, và giúp mở rộng các ngành kinh doanh truyền thống như sữa, cà phê và thức ăn đóng hộp Vào những năm 1970 công ty đa dạng hóa sang dược phẩm và mỹ phẩm Nestlé cũng bắt đầu thu hút sự chỉ trích từ các nhóm hoạt động xã hội tố cáo hoạt động tiếp thị thực phẩm sơ sinh là vô đạo đức Sau này Nestlé trở thành một trong những công ty đầu tiên áp dụng bộ nguyên tắc WHO vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong toàn công ty.
● 1981-2005: Hướng đến Dinh dưỡng và Sống vui khỏe
Trong nhiều năm tăng trưởng, Nestlé loại bỏ các thương hiệu không tạo ra lợi nhuận và đẩy mạnh các thương hiệu đáp ứng các mối quan tâm đang tăng lên của người tiêu dùng, theo đúng với tham vọng “Dinh Dưỡng, Sức Khỏe và Sống Vui Khỏe” mới của mình Công ty mở rộng tại Mỹ, Đông Âu và Châu Á, và nhắm đến sự dẫn đầu về nước, kem và thức ăn cho thú nuôi.
● 2006-nay: Nestlé tạo giá trị chung cho thương hiệu của mình
Nestlé nêu rõ chương trình Tạo Giá Trị Chung của mình tiếp cận với việc kinh doanh lần đầu tiên, và ra mắt Nestlé Cocoa Plan và Nescafé Plan nhằm phát triển hơn nữa nguồn cung ứng ổn định trong ngành cacao và cà phê Trong khi củng cố vị trí của mình trong những phân khúc truyền thống, sữa công thức và thức ăn đông lạnh, Nestlé còn tiếp tục đẩy mạnh tập trung vào dinh dưỡng y
1.1.3 Sản phẩm và dịch vụ
- Thực phẩm tiêu dùng: Nestle cung cấp các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng như sữa đặc, sữa bột, sữa tươi, kem, mì gói, nước giải khát, mì ăn liền, bột nấu ăn, mỳ chính, bánh kẹo, chocolate và đồ ngọt khác.
- Thức ăn cho trẻ em: Nestle cung cấp các sản phẩm dành cho trẻ em, bao gồm sữa công thức cho trẻ sơ sinh, thực phẩm bổ sung cho trẻ em và đồ ăn dặm.
- Cà phê và nước giải khát: Nestle là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cà phê, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Nescafe Họ cũng sản xuất nước giải khát như nước khoáng, nước tăng lực và nước ngọt.
- Thực phẩm chức năng: Nestle cung cấp các sản phẩm thực phẩm chức năng như thực phẩm bổ sung, bột dinh dưỡng, thức uống bổ sung vitamin và khoáng chất.
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH CỦA TẬP ĐOÀN Nestlé
1.2.1 Tầm nhìn của Tập đoàn Nestlé.
“To be a leading, competitive, Nutrition, Health and Wellness Company delivering improved shareholder value by being a preferred corporate citizen, preferred employer, preferred supplier selling preferred products.”
Tạm dịch: Trở thành Công ty Dinh dưỡng, Sức khỏe và Sống vui khỏe hàng đầu, có tính cạnh tranh và mang lại giá trị cải thiện cho cổ đông bằng cách trở thành công ty được yêu thích, nhà tuyển dụng được yêu thích, nhà cung cấp được yêu thích bán các sản phẩm yêu thích
Nestlé đã xác định tầm nhìn rất phù hợp với vai trò của họ trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống Mục tiêu trở thành "Công ty toàn cầu gắn kết địa phương tiên phong trong phát triển bền vững" thể hiện sự cam kết của Nestlé đối với việc kết nối với cộng đồng và môi trường tại mỗi địa phương mà họ hoạt động.
Nhấn mạnh việc nâng cao cuộc sống của người tiêu dùng thông qua cung cấp các lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe là mục tiêu cốt lõi của Nestlé Họ không chỉ xem xét khía cạnh kinh doanh mà còn tạo ra giá trị cho người tiêu dùng thông qua sản phẩm chất lượng cao và thông qua việc giáo dục về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
Nestlé cũng cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ Điều này bao gồm việc quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, hỗ trợ nông thôn, và thúc đẩy các sáng kiến xã hội trong cộng đồng, đóng góp tích cực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người và bảo vệ môi trường.
1.2.2 Sứ mệnh của Tập đoàn Nestlé.
“The world’s leading nutrition, health and wellness company Our mission of “Good Food, Good Life” is to provide consumers with the best tasting, most nutritious choices in a wide range of food and beverage categories and eating occasions, from morning to night.”
Tạm dịch: Trở thành công ty dinh dưỡng, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Sứ mệnh “Good Food, Good Life” của chúng tôi là cung cấp cho người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt các doanh mục thực phẩm và đồ uống trong các bữa ăn của mọi người.
Sứ mệnh và cam kết phát triển bền vững của Nestlé rất tương xứng với vai trò của họ trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Cách tiếp cận "tái tạo" và "tái sinh" cho hệ sinh thái tự nhiên (Regeneration) thể hiện sự cam kết của Nestlé trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường Việc hướng đến "tái tạo" và "tái sinh" cho hệ sinh thái tự nhiên đồng nghĩa với việc Nestlé không chỉ muốn giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lên môi trường, mà còn muốn tạo ra sự thay đổi tích cực, đóng góp vào việc phục hồi môi trường và hệ sinh thái.
Các cam kết về phát triển bền vững trong 3 nhóm tác động (cho cá nhân & gia đình và vật nuôi, cho cộng đồng, và cho hành tinh) cho thấy sự quan tâm đa chiều của Nestlé.
Họ không chỉ quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến cộng đồng xung quanh và môi trường tự nhiên Nestlé đang nỗ lực để làm cho thực phẩm tốt hơn, cuộc sống của mọi người tốt hơn, và đồng thời đóng góp tích cực vào bảo vệ và phục hồi môi trường.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TỔNG THỂ CỦA DOANH NGHIỆP
Biến Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê của Nestle tại thế giới
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỤ THỂ CỦA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu trong 5 năm đầu (2024-2029): chủ yếu tập trung vào ngành cà phê, những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó là:
- Nâng cao dây chuyền sản xuất
- Tiếp tục duy trì vị thế ở Việt Nam
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Xây dựng chuỗi cung ứng mục tiêu trong 5 năm tiếp theo (2029 - 2034): duy trì ngành cà phê và phát triển nước đóng chai những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó là:
- Chiếm thị phần nước đóng chai
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm và nâng cao doanh thu
- Tối ưu hóa dây chuyền sản xuất
- Trở thành công ty tạo nhiều giá trị xã hội nhất Việt Nam
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
2.1.1 Môi trường vĩ mô: (PESTLE)
- Chính trị là một yếu tố quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp ở một quốc gia Hệ thống chính trị, pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty trong nước, cũng như thu hút các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa có môi trường chính trị ổn định Điều này đảm bảo được tính bền vững khi Nestle mong muốn đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực tập và đồ uống cho thế giới.
- Về vấn đề ngoại giao, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới Trong số 193 nước, Việt Nam thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 5 quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc và quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước khác như: Singapore, Thái Lan, Canada, Được biết gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm ở Việt Nam và chuyến thăm Mỹ ngược lại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giúp cho mối quan hệ Mỹ- Việt Nam trở nên thân thiết hơn Hơn thế , sự kiện này cũng tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Nói chung, yếu tố chính trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Các nhân tố như chính phủ, chính trị, pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội hay gây trở ngại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần có môi trường kinh doanh có hệ thống chính trị, pháp lý ổn định, nhất quán.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp trong đó gồm nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể thống nhất Ở loại hình kinh tế này, các doanh nghiệp tư nhân được tự do trong các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với nhau nhằm tạo ra lợi nhuận, danh tiếng Nền kinh tế hỗn hợp có các ưu điểm của nền kinh tế thị trường Các nhân tố chủ yếu trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến sự thành công và chiến lược của doanh nghiệp gồm:
❖ Thực trạng của nền kinh tế:
- Đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có xu hướng phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại nhiều bất lợi, rủi ro, thách thức cần phải đối mặt Một vài rủi ro lớn nhất hiện nay có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 bao gồm: sự kéo dài của cuộc chiến tại Ukraine, chính sách “Zero Covid”, suy giảm tăng trưởng ở thị trường Trung Quốc, khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, các chính sách tăng lãi suất của Hoa kỳ, Nếu có nhiều khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, xuất hiện tình trạng giảm giá ở các doanh nghiệp, kéo theo hậu quả vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế, vừa gây thiệt hại cho các ngành và doanh nghiệp.
- Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Điều này giúp Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi và hạn chế được nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho hàng hóa thương mại, giảm được nhiều chính sách chống bán phá giá, Bên cạnh những lợi ích trên thì việc ký kết các Hiệp định cũng gây ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp ở Việt Nam, chẳng hạn như: tăng sức ép cạnh tranh trong thị trường kinh tế quốc gia, thị trường toàn cầu, Với các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, từ đó dẫn đến việc một số bộ phận lao động có khả năng thất nghiệp cao.
❖ Tốc độ tăng trưởng: (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021 So sánh với năm 2021 đạt 362,64 tỷ USD và năm 2020 đạt 343,24 tỷ USD Đặc biệt, GDP năm 2022 của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua với mức tăng 8,02% so với năm trước Trong đó, lâm nghiệp và thủy sản đón.
Trong đó,Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trưởng là 8,10%, đóng góp 38,24% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Lĩnh vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; đóng góp 56,65% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm 2011-2022
Quốc hội đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát từ 3%-4%/ năm, mức lạm phát của năm
2022 tăng 3,15% so với năm 2021, sự tăng trưởng này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như: sự gia tăng của chi phí đầu vào, giá nhập khẩu hàng hóa tăng, tăng trưởng tín dụng, xu thế thắt chặt tài chính- tiền tệ ở các nước, Việc tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm suy giảm giá trị của đồng tiền, kéo theo ảnh hưởng xấu đến việc tạo và sử dụng nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Biểu đồ 1: Lạm phát năm 2022 và bình quân 5 năm giai đoạn 2017-2021 Đơn vị: % ( Bình quân so với cùng kì năm trước)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
❖ Biến động về tỷ giá và lãi suất cho vay:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có xu hướng tăng lãi suất nhằm mục đích giữ giá đồng tiền Việt Nam để kiểm soát tốc độ lạm phát và sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư từ nước ngoài Sau hơn 20 tháng duy trì ổn định để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng xuất tái cấp vốn từ 4%/năm lên 5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 2.5% lên 3,5%,lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng tăng từ 5% lên 6%, lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,2% một năm lên 0,5% một năm, lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tăng từ 4% lên 5%, lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tăng từ 4,5% lên 5,5% (Nguồn Cổng thông tin điện tử bộ tài chính).
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm số người tham gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây Cụ thể đợt dịch bùng phát vào tháng 4/2021 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến vào quý III/2021 lên mức 3,98% Lực lượng lao động, số người có việc làm quý IV/2021 tăng so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước tính chung năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42% cao hơn khu vực nông thôn (2,48%).Những năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam đều có xu hướng giảm.Điều này cho thấy dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và cả hệ thống chính trị nhằm phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng năm 2022 đang từng bước phục hồi Cụ Thể: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với năm trước (quý I là 2,46%; quý II là 2,32%; quý III là 2,28%; quý IV là 2,32%) trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.(tính đến tháng 9 năm 2022, nguồn GSO)
Trong 3 năm gần đây, GDP của Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Bắt đầu từ năm 2020, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn lớn cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 343.24 tỷ USD, thể hiện sự kiên trì và nỗ lực không mệt mỏi của cả nước trong việc đối phó với những thách thức do đại dịch mang lại.
Tiếp theo là năm 2021, GDP của Việt Nam tăng lên 362.64 tỷ USD, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch Sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh sự phục hồi của các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, như du lịch và dịch vụ, mà còn cho thấy sự gia tăng của các ngành công nghiệp khác như sản xuất và xuất khẩu.
Phân tích môi trường bên trong theo chuỗi giá trị
2.2.1 Các hoạt động chính a Cung ứng - Inbound Logistic: Gồm các hoạt động như dự trữ vật liệu, thu thập dữ liệu, dịch vụ, tiếp cận khách hàng.
Với phương châm “Nghiên cứu khoa học để đáp ứng một chế độ dinh dưỡng tốt hơn”. Nestlé luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm Các chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Nestlé đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng và người tiêu dùng Chính vì thế, họ rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Để đạt được điều này, công ty hợp tác với các nhóm thương mại để phát triển dự báo nhu cầu và làm việc với các nhà cung cấp trên khắp thế giới để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô Để thực hiện các hoạt động của mình, họ đã cân đối mức tồn kho để đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm Nestlé nỗ lực tìm cách tham gia chặt chẽ vào việc tìm nguồn cung ứng nhất có thể, để đảm bảo chất lượng và sự công bằng
Nguyên liệu thô: Hệ thống Quản lý Chất lượng của Nestlé bắt đầu từ các trang trại Ở Việt Nam, từ tháng 3 năm 2011, Nestlé Việt Nam đã chính thức hình thành Phòng Hỗ trợ Nông nghiệp (ASD) để triển khai chương trình Phát triển cà phê bền vững trên nền tảng 4C, tập trung trước mắt tại 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Dak Lak, Dak Nông và Gia Lai Ngay khi vừa thành lập, bộ phận Hỗ trợ nông nghiệp (ASD) đã hỗ trợ bà con nông dân tại Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện thành công chứng nhận sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C cho 175 nông dân và 2 đại lý thu mua cà phê trực thuộc Nestlé Việt Nam, đây là một trong những thành công bước đầu của Bộ phận Hỗ trợ nông nghiệp và là lần đầu tiên Nestlé Việt Nam được cấp chứng chỉ chứng nhận 4C.
Nestlé Việt Nam và Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) đã phối hợp thực hiện vườn trải nghiệm cà phê Nescafé Wasi tại thành phố Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk Mô hình là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty Nestlé
Việt Nam và WASI qua hơn 10 năm (2011-2020) hợp tác, triển khai trực tiếp các hoạt động về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao kỹ thuật về phát triển cà phê bền vững mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân Vườn ươm của WASI mỗi năm cung ứng cho người nông dân Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung khoảng 2 triệu cây giống cà phê từ nhiều hình thức như: nuôi cấy mô, ghép mới và trồng thực sinh. Đối với cây cà phê con được tạo ra bằng phương pháp ghép và thực sinh, nông dân có nhu cầu sẽ được chương trình hỗ trợ 50% giá Thông qua đó giảm thiểu được chi phí đầu vào Toàn bộ khu vực vườn ươm của WASI có diện tích lên tới 100 hecta đảm bảo cung ứng nguồn giống chất lượng cao thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.Toàn bộ việc ươm, trồng mới đều được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, liên tục loại bỏ những cây không đảm bảo chất lượng, giữ lại nguồn gen tốt, để sản phẩm tới tay người nông dân được tốt nhất. b Sản xuất và vận hành: Gồm tất cả những hoạt động biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Để có thể hoạt động và phát triển rộng khắp trên thế giới, đòi hỏi bộ phận vận hành của Nestlé phải xây dựng chiến lược liên kết, mua lại trong quy trình nghiên cứu phát triển và sản xuất Nó không hao tổn nhiều nhân lực và vốn đầu tư Là một tập đoàn lớn với các chi nhánh trải khắp thế giới, thành công đó của Nestlé phải kể đến chiến lược liên kết, mua lại trong khâu nghiên cứu phát triển và sản xuất, chiến lược này của Nestlé không tốn nhiều nhân lực và vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển và sản xuất. Nestlé phải kết hợp các tiêu chuẩn cao nhất có thể từ nguyên liệu thô, qua sản xuất, đóng gói và phân phối, đến điểm tiêu thụ, để đảm bảo rằng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
1 Phòng thí nghiệm Nhà máy Nestlé: Mỗi nhà máy của Nestlé đều có một Phòng thí nghiệm đặc biệt, để đảm bảo rằng chất lượng các nguyên liệu đều đạt chuẩn Nestlé có tổng cộng 6 nhà máy tại Việt Nam (Nhà máy Nestlé Đồng Nai- khu công nghiệp BiênHòa II - Nhà máy đầu tiên của Nestlé tại VN, Nhà máy Lavie Hưng Yên, Nhà máyNestlé Bình An được mua lại từ Gannon, Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuấtNescafe, Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine, Nhà máy Nestlé Bông Sen tạiHưng Yên).
2 Môi trường sản xuất vô trùng: Các nguyên liệu được tiệt trùng UHT (Nhiệt độ cực cao), tiêu diệt vi khuẩn và các sinh vật khác trong khi vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
3 Nước trái cây và đồ uống: Nước trái cây và đồ uống Orchard được làm bằng cách hoàn nguyên cô đặc trái cây tươi chỉ làm từ trái cây chất lượng cao nhất.
4 Vườn ươm Nestlé: Các sản phẩm của Nestlé chỉ được phân phối đến các cửa hàng và siêu thị sau khi đã vượt qua các bài kiểm tra kiểm tra chất lượng cuối cùng này (Vườn ươm giống cà phê trong khuôn khổ “Nestlé Plan” của viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI)) Để mang tới ly cà phê chất lượng cao cho người tiêu dùng, NESCAFÉ Plan là dự án giúp nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt Nam thông qua tập huấn thực hành nông nghiệp đúng chuẩn trong việc hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, và chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
5 Hệ thống quản lý chất lượng: Áp dụng Thực hành Sản xuất Tốt (GMP) được quốc tế công nhận, như hệ thống HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), được xác minh bởi các tổ chức chứng nhận bên ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22'000: Tiêu chuẩn 2005 / ISO 22002-1
Bên cạnh đó, Nestlé Việt Nam áp dụng giải pháp bao bì bền vững.
- Giảm thiểu sử dụng vật liệu sản xuất bao bì bằng nhựa nói chung và giảm sử dụng nhựa nguyên sinh nói riêng: cuối năm 2021, Nestlé Việt Nam đã chuyển từ ống hút nhựa dùng một lần sang ống hút giấy đạt chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đối với toàn bộ sản phẩm uống liền Nước tương Maggi bỏ màng co trên nắp chai và chuyển sang nhựa sáng màu thay cho nhựa tối màu giúp việc tái chế dễ dàng hơn Hộp sữa NAN có muỗng và nắp sản xuất từ 66% nguyên liệu nguồn gốc thực vật
- Tái thiết kế sử dụng các vật liệu bao bì thay thế để tạo thuận lợi cho việc tái chế: cải tiến giảm trọng lượng của bao bì viên cà phê nén Còn cà phê hòa tan đang hướng đến sử dụng bao bì đơn lớp, giúp việc tái chế sau sử dụng dễ hơn so với bao bì đa lớp.
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho việc tái chế để giúp xây dựng một tương lai không rác thải: thu gom để tái chế các vỏ hộp sữa đã qua sử dụng - Hợp tác cùng nhà sản xuất vỏ hộp, thu hồi và tái chế chai nhựa đã qua sử dụng - Hợp tác cùng nhà sản xuất chai r-PET và nhà sản xuất nội thất từ vật liệu tái chế, thúc đẩy phân loại, thu gom và tái chế bao bì thông qua PRO, hỗ trợ đơn vị thu gom thực hiện đồng xử lý nhựa không thể tái chế và nhựa có giá trị thấp, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và thúc đẩy thực hiện Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam.
Cùng với đó, đầu năm 2021, LaVie - một thành viên của Nestlé Việt Nam ra mắt sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai làm từ 50% nhựa tái sinh, đạt chất lượng khi tiếp xúc với thực phẩm Các sáng kiến cải tiến bao bì giúp Nestlé Việt Nam giảm đến 1,900 tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm Ngoài ra, 93% bao bì sản phẩm đã được cải tiến để có thể tái chế. c Dự trữ và phân phối: Bao gồm các hoạt động như xử lý đơn hàng, dự trữ, chuẩn bị báo cáo, phân phối.
❖ Tối ưu hóa hoạt động giao hàng
Nestlé Việt Nam đang đầu tư vào chuyển đổi số vào toàn bộ hoạt động logistics nhằm giúp kết nối với thị trường toàn cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu, và tối ưu hóa việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa
Hoạt động vận chuyển và giao hàng là một phần quan trọng của Outbound Logistics.
Vì vậy, việc tối ưu hóa khâu vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí cho hoạt động Logistics Từ năm 2022, Nestlé Việt Nam triển khai ứng dụng thông minh mang tên Cargoo để kết nối giữa nhà sản xuất với nhà nhập khẩu, và các hãng tàu Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi cần thiết, thực hiện đặt chỗ với các hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Điều này giúp Nestlé Việt Nam tìm kiếm cơ hội tăng hiệu suất đóng hàng và giảm chi phí vận tải biển.
Ma trận SWOT và Ma trận CPM
O1 Hệ thống Logistic ngày một phát triển.
O2 Nguồn nguyên liệu (Cà phê, trà, mía…) dồi dào
O3 Sự phát triển của Internet giúp cho sự nhận biết thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dễ hơn O4 Tiềm năng thị trường lớn
O5 Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
T1.Có nhiều sản phẩm thay thế.
T2 Nhiều đối thủ cạnh tranh
T3 Quy định của chính phủ và giá cả
T4 Sự nghi ngờ từ người tiêu dùng về các sản phẩm dùng sẵn
T5 Chi phí nguyên liệu tăng ĐIỂM MẠNH-S
S1 Chuỗi cung ứng, logistic hoạt động hiệu quá
S2 Quy trình sản xuất và vận hành có tính liên kết, gắn chặt với nhau
S3 Tình hình tài chính mạnh
S4 Hệ thống phát triển công nghệ hiệu quả cao.
S5 Hệ thống dự trữ và phân phối trải dài
S (1,4,5,7)+ O (1,3,4) Chiến lược phát triển thị trường:
Dùng sản phẩm hiện có xâm nhập vào thị trường mới.
- S (1,3,6)+ O (1,2,5) Chiến lược phát triển sản phẩm:
Tăng cường đầu tư và nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng
- S (1,3,5,7)+ T(1,2 4) Chiến lược hội nhập về phía trước:
Can thiệp vào hệ thống phân phối của các vùng có doanh thu thấp, nhà phân phối chưa thực hiện tốt chức năng.
- S (1,3,6)+ T(1,2,3,5) Chiến lược phát triển sản phẩm:
Phát huy tiềm lực tài chính
S6 R&D luôn cho ra những sản phẩm theo kịp xu hướng, phù hợp với thị trường
Marketing và bán hàng hiệu quả, tạo được lợi nhuận tốt cho công ty nhu cầu gia tăng chất lượng và số lượng.
- S (1,6,7)+ O (1,3) Chiến lược xâm nhập thị trường:
Tăng cường tiếp thị trên những sản phẩm hiện có để nâng cao thị phần. và uy tín nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chống hàng giả. ĐIỂM YẾU -W
W1 Giá thành hơi cao so với các đối thủ khác
W2 dịch vụ sau bán hàng chưa theo sát cảm nhận của khách hàng
W3 Chính sách nhân sự chưa tạo được đội ngũ nhân viên cốt cán cho công ty
W (1,2) +O (1,3,4) Chiến lược phát triển thị trường:
Xâm nhập vào những thị trường mới, cao cấp bằng những sản phẩm chất lượng.
- W (1,3) +O(1,2,5) Chiến lược phát triển sản phẩm: Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất với những công nghệ phù hợp với điều kiện giá cả trên thị trường.
- W (1,3) + T (1,2,3,5) Chiến lược phát triển sản phẩm Đầu tư công nghệ phù hợp để tạo ra những sản phẩm có giá cả hợp lý.
W (3) + T(2) Tái cơ cấu bộ máy công ty
Nhận xét: a Điểm mạnh của Nestlé:
Ta có thể thấy Nestlé có khá nhiều điểm mạnh so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường Điểm mạnh nhất của Nestlé có lẽ là thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thế giới và có chất lượng sản phẩm tốt so với giá cả trên thị trường Điều này giúp Nestlé chiếm lĩnh được nhiều thị trường hơn.
Theo Nestlé thì một trong những thứ gây ra cạnh tranh chính của hãng đó là khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) Ví dụ, chỉ riêng năm 2015, công ty đã chi lên đến 1,697 tỷ USD cho R&D, con số này chiến 1.89%tổng doanh thu Trong khi đó, công ty Coca-cola chi chỉ 0% doanh thu cho R&D và Pepsi,đối thủ chính của Nestlé chỉ chi 1,2% hay 754 triệu cho R&D Khả năng nghiên cứu và phát triển của Nestlé bắt nguồn từ mạng lưới R&D của chính công ty khi hãng này có mạng lưới trung tâm R&D lớn hơn so với bất kỳ công ty thực phẩm và đồ uống nào trên thế giới Chính sự vượt trội của Nestlé trong việc nghiên cứu và phát triển mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và thành công lâu dài cho thương hiệu.
Một điểm nổi trội nữa về thương hiệu Nestlé là Nestlé vẫn luôn tự hào với những nỗ lực cống hiến cho nền công nghiệp xanh của mình Cụ thể kể từ năm 1991 Nestlé đã tiết kiệm được 500 triệu kg vật liệu đóng gói bằng cách thiết kế lại các gói hàng do thương hiệu sản xuất Nestlé có tiêu chí sử dụng nguyên liệu tái chế và chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ khi nào có thể Đến năm 2016, 105 nhà máy của Nestlé không còn lãng phí trong sản xuất, thật sự là một tiến bộ vượt bậc Và hiện nay, rất ít đối thủ của Nestlé có thể có được những tiến bộ như vậy Chi phí sản xuất thấp hơn, môi trường sạch hơn và người tiêu dùng hài lòng hơn,chính là những tiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới b Điểm yếu của Nestlé:
Nestlé vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu Điểm yếu của Nestlé là phần quảng cáo của công ty còn nhận nhiều ý kiến trái chiều, nguồn lao động Công ty cần phải có những biện pháp, chính sách hợp lí để quản lý, phân bổ chi phí một cách hiệu quả hơn.
Những điểm yếu nổi bật có thể kể đến như:
- quảng cáo của công ty gây hiểu lầm và mâu thuẫn: Nestlé đã bị cáo buộc thao túng người tiêu dùng trong một loạt các quảng cáo gây hiểu lầm Ví dụ, công ty bị cáo buộc sử dụng đường sucrose trong sữa công thức trẻ em ở Nam Phi trong khi quảng cáo sản phẩm tương tự ở Hồng Kông là không chứa đường sucrose và rất tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh.
- Chỉ trích từ phía xã hội: Là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới nên Nestlé nhận được sự chú ý rất nhiều từ truyền thông và công chúng Trong nhiều năm qua, Nestlé đã bị nhận chỉ trích vì một số hoạt động như: tiếp thị phi đạo đức với sữa bột trẻ em, yêu cầu thanh toán nợ từ quốc gia nghèo đói, ghi nhãn sản phẩm gây hiểu lầm, khai thác nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp sử dụng lao động trẻ em, tuyên bố tư nhân hóa nguồn nước.
- Đội ngũ nhân công chỉ mang tính ngắn hạn chưa thuyết phục và xây dựng được một đội ngũ nhân viên lâu dài tạo lỗ hổng trong việc kiểm soát hoàn toàn các khâu sản xuất và đóng gói của sản phẩm. c Cơ hội của Nestlé:
Công ty Nestlé có nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp trong tương lai nếu Nestlé biết khai thác và tận dụng những cơ hội này Đặc biệt là cơ hội về thị hiếu sử dụng sản phẩm cao cấp, với cơ hội này Nestlé nên ưu tiên nghiên cứu và phát triển những sản phẩm cao cấp và có giá trị dinh dưỡng cao hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. d Thách thức của Nestlé:
Bên cạnh cơ hội, Nestlé cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, giá nguyên vật liệu tăng, các vấn đề pháp lý về môi trường, Để phòng tránh điều này, Nestlé cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, có các chiến lược tiếp thị sản phẩm.
Các nhân tố đánh giá
Hiệu quả quảng cáo, khuyến mãi
Cạnh tranh về giá bán
0,10 4 0,4 2 0,2 4 0,4 Đa dạng hóa sản 0,10 2 0,2 3 0,3 1 0,1 phẩm
Nghiên cứu và phát triển
Hệ thống phân phối và phát triển thị trường
Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực
Nhận xét: Qua ma trận CPM (Competitive Profile Matrix) có thể thấy rằng Nestle đang đứng ở vị trí nổi trội hơn trong thị trường cà phê, với điểm số CPM cao hơn so với Trung Nguyên và VinaCafe Tuy nhiên, để duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh này, Nestle cần có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.
-Cả Nestle và Trung Nguyên đều là những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp cà phê, nhưng họ có mục tiêu và chiến lược khác nhau, với Nestle có quy mô toàn cầu và sự đa dạng sản phẩm, trong khi Trung Nguyên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam và thị trường trong nước Lựa chọn giữa hai thương hiệu này phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và vị trí thị trường cụ thể Nestle có một loạt các sản phẩm cà phê, từ cà phê hòa tan đến cà phê hạt và đóng gói, và thương hiệu Nescafe đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và có sự nhận diện mạnh mẽ TrungNguyên tập trung chủ yếu vào cà phê rang xay và cà phê hạt, và cũng có thương hiệuTrung Nguyên Coffee rất nổi tiếng tại Việt Nam và một số thị trường quốc tế Song song đó, người tiêu dùng cũng dễ dàng nhận thấy, trong những chiến dịch truyền thông gần đây của Trung Nguyên, thay vì nói nhiều đến “cà phê sáng tạo” (cà phê xay của Trung Nguyên) thì G7 (dòng sản phẩm cà phê hòa tan) lại được Trung Nguyên nhắc đến khá nhiều Trung Nguyên có lợi thế về nguồn cà phê gốc tại Việt Nam, một quốc gia có chi phí sản xuất thấp, họ tập trung chủ yếu vào sản phẩm cà phê, có thể giúp họ tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Trung Nguyên đã tạo ra được những dấu ấn riêng biệt, bằng cách khéo léo đặt G7 vào thế đối lập với Nescafe như là cuộc chiến của thương hiệu Việt với thương hiệu ngoại, G7 đã có được thị phần đáng kể Cùng với đó, Trung Nguyên Legend có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, được trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại để sản xuất và chế biến cà phê, sử dụng các thiết bị rang cà phê chất lượng để tạo ra cà phê hạt rang với hương vị đặc trưng và độ tươi mát Trung Nguyên Legend có hệ thống lưu trữ và vận chuyển cà phê an toàn và hiệu quả để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng trong quá trình giao hàng, cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm cà phê mới và cải thiện chất lượng sản phẩm hiện có Tổng điểm quan trọng của Trung Nguyên là 3,17 thể hiện đây là công ty có sự cạnh tranh mẽ với Nestle về lĩnh vực cà phê không chỉ thị trường trong nước mà còn quốc tế khi Nestle chạm trán với doanh nghiệp này trên sàn quốc tế.
-Đối với Vinacafe, tuy sự cạnh tranh về giá không cao nhưng Vinacafe là một trong các đối thủ lớn nhất của Nestle Vinacafe chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa Việt Nam và đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi tại đây, chiến lược này bao gồm việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong nước Sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafe, với thành phần đường và bột kem trộn với cà phê hòa tan, đóng sẵn từng gói nhỏ, đánh vào phân khúc thị trường người dùng có thói quen uống cà phê với sữa mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin Ngoài ra, Vinacafe có các sản phẩm cà phê hòa tan chủ yếu chỉ dùng xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu Vinacafe được phân phối rộng khắp trong nước, cung cấp sản phẩm đa dạng chất lượng cao giúp họ đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, chất lượng sử dụng công nghệ vào tối ưu hóa quá trình rang xay cà phê, kiểm soát chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng còn thấp Vinacafe áp dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá sản phẩm còn hạn chế, điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và gây bất tiện cho người dùng khi mua sản phẩm ở trên các nền thương mại điện tử.Nhưng cũng không phủ định sự phổ biến các sản phẩm cà phê của Vinacafe trên thị trường cũng như sản lượng và các thị trường mà Vinacafe xuất khẩu sang Tổng điểm quan trọng của Vinacafe là 2,74, mức độ cạnh tranh của Vinacafe vẫn nằm ở mức mạnh nhưng Nestle vẫn có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển hơn.
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ
Các chiến lược kết hợp
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI
Vị thế tài chính (FP) Vị thế bền vững (SP)
Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư 3 Sự thay đổi công nghệ -5
Khả năng thanh toán 6 Áp lực cạnh tranh -2
Vốn lưu động 6 Sự biến đổi của nhu cầu -2
Lưu thông tiền mặt 4 Độ co giãn cầu theo giá -4
Quay vòng tồn kho 5 Rào cản thâm nhập thị trường -4 Điểm trung bình +4.8 Điểm trung bình -3.4
Lợi thế cạnh tranh (CP) Sức mạnh của ngành (IP)
Chất lượng sản phẩm -1 Mức tăng trưởng tiềm năng 5
Thị phần -2 Sự ổn định về tài chính 4
Vòng đời sản phẩm -2 Rào cản thâm nhập thị trường 1
Khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp và phân phối
-1 Mức lợi nhuận tiềm năng 6
Bí quyết công nghệ -2 Quy mô vốn 5 Điểm trung bình -1.6 Điểm trung bình 4.2
+ Điểm trục hoành = FP + SP = 4.8 -3.4 = 1.4
+ Điểm trục hoành = CP + IP = -1.6 + 4.2 = 2.6
- Doanh nghiệp mạnh về tài chính, đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh trong một vài ngành trọng điểm
- Doanh nghiệp có điểm trục tung là 1.4; điểm trục hoành là 2.6 Kết luận: Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược Tấn công (Aggressive)
- Hội nhập về phía sau, hội nhập về phía trước và hội nhập ngang
- Đa dạng hóa (có liên quan hoặc không liên quan)
Bảng liệt kê SBU của Nestle
Sản lượng tiêu thụ (SP)
Giá thành sản phẩm (1SP) (dvt: 1 USD)
Doanh thu (dvt: triệu đô)
Doanh thu toàn ngành 2022 (dvt: triệu đô))
Doanh thu toàn ngành 2023 (dvt: triệu đô)
Tỷ trọng doanh thu đối với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành (%)
Doanh thu của đối thủ lớn nhất trong ngành
Các sản phẩm Milo, Nescafe và Nestea hiện đang là những ngôi sao của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn và có tốc độ tăng trưởng cao Đây chính là những sản phẩm then chốt mà doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển.
➔ Đối với 3 sản phẩm này, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường để duy trì và củng cố vị thế dẫn đầu Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu mạnh là rất cần thiết.Bên cạnh đó, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường là điều cấp thiết Việc mở rộng nhà máy, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong khi đó, sản phẩm Maggi đang là một bò sữa của doanh nghiệp khi mang lại nguồn doanh thu ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần Doanh nghiệp cần khai thác tối đa nguồn lợi nhuận hiện tại từ sản phẩm này nhưng hạn chế đầu tư thêm.
➔ Doanh nghiệp cần khai thác tối đa nguồn lợi nhuận hiện tại từ sản phẩm này nhưng hạn chế đầu tư thêm Doanh nghiệp nên nghiên cứu đổi mới sản phẩm
Maggi để làm tăng tốc độ tăng trưởng trở lại Nếu không có đột phá, việc ngừng sản xuất Maggi cần được xem xét.ứng các nhu cầu biến đổi của khách hàng và cung cấp giải pháp hiệu quả hơn.
Ma trận các yếu tố bên ngoài của Nestle - Ma trận EFE có tổng số điểm quan trọng là 2,88
Ma trận các yếu tố bên trong của Nestle - Ma trận IFE có tổng số điểm quan trọng là 3,01
->Ma trận IE của công ty thuộc nhóm IV: Doanh nghiệp có những yếu tố nội tại mạnh mẽ và có tiềm năng phát triển ổn định Do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng các điểm mạnh này để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và duy trì sự phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh của mình Bên cạnh đó, những cơ hội ở thị trườngViệt Nam được đánh giá là trung bình khá Điều này có nghĩa thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng mà Nestle có thể tận dụng các cơ hội ở đây để phát triển
Mức độ cạnh tranh (1 rất yếu - 9 rất mạnh)
Tốc độ tăng trưởng thị trường
(1 - Tốc độ tăng trưởng rất chậm,
9 - Tốc độ tăng trưởng rất nhanh
- Nescafe và Maggi thuộc vùng I: Nescafe đang có một vị trí chiến lược khá tốt.
+ Nescafe nên tiếp tục tập trung vào thị trường hiện tại (thâm nhập và phát triển thị trường) và sản phẩm (phát triển sản phẩm) là những chiến lược thích hợp.
+ Chiến lược kết hợp từ phía sau, phía trước hay theo chiều ngang đều có thể là những chiến lược hữu ích cho Nestlé
+ Tận dụng được các cơ hội bên ngoài và làm giảm những rủi ro trong kinh doanh.
+ Maggi là ngành kinh doanh đang tăng trưởng
+ Vì doanh nghiệp thuộc ngành có sự tăng trưởng nhanh về thị trường nên chiến lược tập trung (tương phản với kết hợp hay đa dạng hoá) thường là sự chọn lựa đầu tiên.
- Nestea và Cerelac thuộc vùng III
+ Nestea và Cerelac đang là hai sản phẩm có mức độ tăng trưởng chậm, cạnh tranh yếu, nên giảm bớt chi tiêu, đa dạng hóa theo chiều ngang và đa dạng hóa liên kết
+ Có thể thanh lý nếu thấy không có chiều hướng phát triển trong một vài năm tới
+ Có vị trí cạnh tranh mạnh nhưng lại thuộc ngành có mức độ tăng trưởng thấp
+ Doanh nghiệp này có đủ sức mạnh để đưa các chương trình đa dạng hóa vào những lĩnh vực tăng trưởng có nhiều hứa hẹn hơn.
+ Mức lưu thông tiền mặt của doanh nghiệp này cao, nhu cầu tăng trưởng bên trong bị hạn chế và vì vậy các doanh nghiệp này thường có thể theo đuổi thành công các chiến lược đa dạng hóa tân trung theo chiều ngang hay liên kết, liên doanh.
Ma trận QSPM
Chiến lược có thể thay thế
AS TAS AS TAS AS TAS Điểm mạnh cung ứng logistic 0.12 3 0.36 3 0.36 4 0.48 sản xuất và vận hành 0.13 3 0.39 4 0.52 3 0.39 phát triển công nghệ 0.11 3 0.33 4 0.44 3 0.33 dự trữ và phân phối 0.10 4 0.30 3 0.30 4 0.4 marketing và bán hàng 0.10 4 0.4 4 0.40 4 0.4 chính sách tài chính 0.10 3 0.3 4 0.4 3 0.3
Hệ thống R&D 0.09 3 0.27 4 0.36 4 0.36 Điểm yếu chính sách nhân sự chưa thu 0.09 1 0.09 2 0.18 2 0.18 hút dịch vụ sau bán hàng chưa bám sát
Giá thành sản phẩm cao hơn thị trường
Hệ thống Logistic ngày càng thuận lợi
Nguồn nguyên liệu (Cà phê, trà, mía…) dồi dào
Sự phát triển của Internet giúp cho sự nhận biết thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dễ hơn
Tiềm năng thị trường lớn 0.16 4 0.64 2 0.32 4 0.64
Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
Có nhiều sản phẩm thay thế 0.16 1 0.16 2 0.32 1 0.16 Nhiều đối thủ cạnh tranh 0.07 2 0.14 1 0.07 1 0.07 Quy định của chính phủ và giá cả
Sự nghi ngờ từ người tiêu dùng về các sản phẩm dùng sẵn
Chi phí nguyên liệu tăng 0.07 2 0.14 1 0.07 2 0.14
Qua bảng trên ta có: Tổng số điểm hấp dẫn tổng cộng STAS các chiến lược lần lượt là:
● Chiến lược phát triển thị trường có STAS = 5.19
● Chiến lược phát triển sản phẩm có STAS = 5.76
● Chiến lược xâm nhập thị trường có STAS = 5.61
→ Áp dụng theo ma trận QSPM, chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược phù hợp nhất (đạt điểm cao nhất) với doanh nghiệp Nestle Việt Nam hiện nay Đây sẽ là một trong những chiến lược chính để Nestle duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững.
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA NESTLE
KẾ HOẠCH CHO GIAI ĐOẠN 2024 -2034
- Đến năm 2034, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam về ngành cà phê khoảng 50% thị phần Từ đó đạt được doanh thu 1.700.000 tỷ USD và tạo được giá trị bền vững cho sản phẩm.
- Biến Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng của Nestlé: Bằng việc xây dựng thêm 2 nhà máy kết hợp với dây chuyền sản xuất tiên tiến đến từ thụy sỹ và xây cửa hàng phân phối riêng ở khắp Việt Nam.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Có 6 nhà máy, nhưng chỉ có
1 nhà máy chế biến cà phê
Xây dựng và vận hành tối ưu hóa
Có cửa hàng phân phối riêng ở khắp Việt Nam
Xây dựng và vận hành tối ưu hóa 2 nhà máy mới
Xây dựng cửa hàng phân phối ở khắp Việt Nam
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Chỉ các loại cà phê đen và cà phê sữa
Cho ra mắt cà phê các độ đậm nhạt khác nhau, bạc xĩu, cho người ăn kiêng, viên nén cà phê, viên nén cà phê có vỏ có thể phân hủy được.
Ra mắt sản phẩm máy pha cà phê
Cho ra mắt cà phê các độ đậm nhạt khác nhau, bạc xĩu, cho người ăn kiêng.
Cho ra mắt viên nén cà phê, viên nén cà phê có vỏ có thể phân hủy được.
Ra mắt sản phẩm máy pha cà phê
Xây dựng chuỗi cung ứng
Mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình NESCAFÉ Plan Tăng cường hợp
Mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình
Phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm cà phê phù hợp với sở thích và nhu cầu tác với các đối tác chiến lược Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm
Phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm cà phê phù hợp với sở thích và nhu cầu
Tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang các thị trường khác
Plan Tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược
Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm
Phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm cà phê phù hợp với sở thích và nhu cầu
Tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang các thị trường khác
Tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang các thị trường khác
Trong vòng 10 năm để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra công ty cần thực hiện tổ chức lại bộ máy tại công ty nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức, xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh của 10 năm tới Nestle sẽ tái cấu trúc lại bộ máy của công ty vì lựa chọn Việt Nam thành trung tâm cung ứng nên công ty cần có thêm hai nhà máy, một chuỗi cửa hàng phân phối riêng và nâng cấp thêm cho bộ phận R&D và đẩy mạnh nhân lực cho bộ phận này để tập trung phát triển thị trường Do đó đây là mô hình gợi ý cho cơ cấu tổ chức, tiếp tục đẩy mạnh phát triển bộ phận R&D và xây dựng các nhà máy và cửa hàng phân phối riêng.
VỎ VIÊN NÉN CAFE CÓ THỂ PHÂN HỦY
CAFE DÀNH CHO NGƯỜI ĂN KIÊNG
VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Hình thức này cho phép các nhà quản trị tập trung các đầu mối quản lý cấp trung gian tránh sự quá tải của các hình thức đã nêu ở trên nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh nội địa Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt những nhà quản trị giàu kinh nghiệm Tổng giám đốc công ty sẽ điều hành các phòng ban các hoạt động như sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính để đẩy mạnh sản lượng các sản phẩm cà phê hoà tan và cà phê viên nén kết hợp phát triển sản xuất máy pha cà phê, xem xét từng mục tiêu về sản phẩm cà phê Thông thường tổng giám đốc sẽ là người giàu kinh nghiệm,tầm nhìn xa và đủ khả năng điều hành do chính nội bộ công ty bầu lên Phòng sản xuất phối hợp với nhà máy đưa ra phương án vận hành để có lượng cà phê đáp ứng hoàn thành mục tiêu hằng năm Để có thế sản xuất, bộ phận R&D tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu dùng của Việt Nam và kết hợp với bộ phận Marketing đưa ra chiến lược kích thích tiêu dùng của khách hàng Đồng thời tạo niềm trung thành để khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm của công ty.
KẾ HOẠCH 5 NĂM
- Đẩy mạnh các sản phẩm cà phê hiện có và đưa các sản phẩm mới của công ty vào các thị trường Việt Nam.
- Chiếm thêm thị phần về ngành cà phê với sản lượng ít nhất 17,5 triệu tấn cà phê trong 5 năm đầu tiên Mỗi năm đạt ít nhất 3 triệu tấn cà phê hoà tan.
KH2024 KH2025 KH2026 KH2027 KH2028
Xây dựng nhà máy Chuẩn bị đầu tư: thực hiện các thủ tục pháp lý,đền bù ,giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, và ký hợp đồng
Thi công xây dựng: thực hiện các công việc xây dựng cơ bản như đào móng, xây dựng khung, lắp đặt hệ thống điện nước, cấp thoát, xử lí chất thải
Lắp đặt thiết bị và công nghệ: thực hiện các công công việc như lắp đặt, cài đặt, kiểm tra các thiết bị và công nghệ sản xuất như máy rang, máy xay, máy đóng gói, máy kiểm tra chất lượng và hệ thống thông tin quản lý
Vận hành thử nghiệm: thực hiện các công việc thực hành thử nghiệm; khắc phục sự cố, đào tạo nhân viên
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Nghiên cứu để đa dạng hóa
Ra mắt sản phẩm các sản phẩm cà phê dòng sản phẩm mới với hương vị cà phê đậm đà với nhiều caffein hơn độ đậm nhạt thử nghiệm sản phẩm cà phê bạc xỉu phẩm cà phê bạc xỉu thử nghiệm sản phẩm dành cho phái nữ và sản phẩm cà phê dành cho người ăn kiêng cà phê dành cho người ăn kiêng
Xây dựng chuỗi cung ứng
Mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình NESCA
FÉ Plan, hướng đến việc hỗ trợ 40.000 nông dân cà phê, cung cấp
40 triệu cây giống cà phê, và đạt được
Tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược như Chính phủ Việt Nam, Hiệp hội
Cà phê - Cacao Việt Nam,
Tổ chức Phát triển Nông
NÂNG CAO Năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm tại các nhà máy cà phê tại Việt Nam, áp dụng các công nghệ tiên tiến và tiết kiệm năng lượng, và đảm bảo
Phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm cà phê phù hợp với sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là các dòng cà phê cao
Tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang các thị trường khác,nhưTrungQuốc,nhậtBản, HànQuốc,Đông
100% cà phê bền vững vào năm 2028 nghiệp
Hà Lan, và các tổ chức phi chính phủ, để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực cho việc phát triển ngành cà phê Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường quốc tế cấp, cà phê hòa tan, cà phê hạt, và cà phê hỗn hợp
Mỹ, với mục tiêu đạt được 50% tỷ trọng xuất khẩu trong tổng doanh thu của Nestlé Việt Nam vào năm 2028.
Nestle là tập đoàn lớn có bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm về phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường ở nhiều quốc gia khác nhau Với Việt Nam, tập đoàn đã đề ra các mục tiêu để phát triển và chiễm lĩnh thị trường tiêu dùng cà phê của Việt Nam Tuy không phải là doanh nghiệp duy nhất phát triển sản phẩm liên quan về cà phê nhưng trong thời điểm bão hòa sản phẩm của các ông lớn khác như Trung Nguyên và
Vinacafe Nestle nắm bắt thời cơ nhanh chân tìm kiếm và đưa sản phẩm, thương hiệu không chỉ dừng lại ở đưa giá trị sử dụng tới người tiêu dùng mà còn giá trị bền vững. Để hoàn thành bước đầu của mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường cà phê Việt Nam trong 5 năm (2024-2029) Nestle đã từng bước chuẩn bị và hoạch định các kế hoạch để thực hiện trong từng năm Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội đối với Nestle Việt Nam vì ở từng quốc gia trong khu vực Châu Á sẽ có rất nhiều đối thủ cũng như khó khăn trong việc tiếp cận văn hóa, thị hiếu tiêu dùng của quốc gia đó
Trước mắt trong những năm đầu, Nestle sẽ phát triển mạnh với các sản phẩm hiện có tại thị trường Việt Nam và các sản phẩm mới nhằm đáp ứng như cầu của thị trường. Điều này góp phần gia tăng lợi nhuận để Nestle có thể tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu sang các sản phẩm mới hơn Trong 5 năm đầu tiên, Nestle dự kiến sẽ thu về 650.000 tỷ USD, tức 1 năm xấp xỉ 135.000 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh sản phẩm cà phê (cà phê rang xay và cà phê hòa tan)… trong đó lợi nhuận sẽ chiếm 48% doanh thu. Để đạt được doanh thu như trên, Nestle cần tăng cường sản lượng và số bán hơn 2 triệu tấn trong 5 năm sang các quốc gia trong khu vực.
- Nguồn lực hiện tại của Nestle:
Nestle Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài Hiện nay, công ty đang vận hành với 6 nhà máy phân phối trên cả nước và tổng nhân viên lên đến trên 2300 nhân viên. Nestle là một trong những công ty tại Việt Nam đang có nguồn lực mạnh Các nhà máy của Nestlé được trang bị trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại Năm
2021, Nestle đầu tư 132 triệu đô để tăng gấp đôi công suất chế biến cà phê tại nhà máy Trị An, Đồng Nai Năm 2018, Nestle cũng đã khánh thành dây chuyền sản xuất cà phê viên nén NESCAFE Dolce
Gusto tại Nhà máy Trị An.
Vốn đầu tư và vốn linh động trong giai đoạn này tập trung phân bổ để phát triển công nghệ, xây dựng thêm dây chuyền sản xuất và cải thiện công nghệ cũ để đạt được hiệu suất cao nhất Dự kiến 30% tổng vốn đầu tư sẽ dùng cho mục đích nêu trên Vốn còn lại sẽ được chia cho các hoạt động sản xuất, thâm nhập thị trường,
- Phân bổ nhân lực, kinh nghiệm:
Trong 5 năm đầu, mục tiêu chủ yếu của Nestle sẽ là chiễm lĩnh thành công thị trường của Việt Nam với sản phẩm cà phê đã được ra mắt và có thị phần ở thị trường nên Nestle sẽ có sự điều chỉnh nhân sự với việc nâng cao và đào tạo nhân sự bộ phận R&D vì bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc vạch ra chiến lược phù hợp để chiếm lĩnh thành công thị phần ở Việt Nam Bên cạnh việc đào tạo nhân sự trẻ tuổi và có tài thì Nestle cũng chiêu mộ và có chính sách khuyến khích các nhân sự có kinh nghiệm tham gia thực hiện chiến lược mới của công ty.
KẾ HOẠCH CỤ THỂ CHO TỪNG NĂM
Tăng 35% thị phần cà phê nhờ việc ra mắt sản phẩm mới với hương vị cà phê đậm đà, nhiều caffein hơn
4.3.1.2 Nội dung của mục tiêu Để thực hiện mục tiêu đã đề ra ở 5 năm đầu thì trong năm đầu tiên, Nestle quyết tâm đạt 3 triệu tấn sản lượng và doanh thu là 115.000 tỷ USD nhờ vào việc cho ra mắt các dòng sản phẩm mới với hương vị cà phê đậm đà với nhiều caffein hơn Trong đó, ước tính lợi nhuận tăng 2,4% trong năm thứ nhất và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là
44% Bên cạnh đó, Nestle đặt mục tiêu chiếm được 35% thị phần tại thị trường Việt Nam.
Trong năm đầu tiên thì Nestle cũng sẽ mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình NESCAFÉ Plan, hướng đến việc hỗ trợ 40.000 nông dân cà phê, cung cấp 40 triệu cây giống cà phê, và đạt được 100% cà phê bền vững vào năm 2028.
Cũng trong năm đó, Nestle sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, và ký hợp đồng để chuẩn bị đầu từ xây dựng nhà máy.
4.3.1.3 Đề ra các chính sách a Cung ứng
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Nestle sẽ chuyển đổi số toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, từ nguồn cung ứng thượng nguồn đến khách hàng cuối cùng, để tăng hiệu quả, giảm chi phí, và giảm tác động tiêu cực đến môi trường Nestlé sẽ sử dụng các công nghệ số, như ứng dụng thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu, hệ thống theo dõi và định vị, v.v để kết nối giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, và khách hàng Nestlé sẽ áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, như tái sử dụng, tái chế, và tái tạo, để giảm lượng chất thải và tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, và nước trong quá trình sản xuất và phân phối cà phê Nestlé sẽ hợp tác với các đối tác cung ứng có trách nhiệm, tuân thủ các tiêu chuẩn về quyền lao động, quyền con người, bảo vệ môi trường, và đạo đức kinh doanh.
- Hợp tác với các nhà cung cấp cà phê trực tiếp và trung gian thượng nguồn để đảm bảo chất lượng, an toàn, và bền vững của nguyên liệu cà phê, bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn mua hàng trách nhiệm và thực hiện các chương trình hỗ trợ như NESCAFÉ Plan
- Mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình NESCAFÉ Plan: Nestlé sẽ tiếp tục thực hiện và mở rộng chương trình NESCAFÉ Plan, hướng đến việc hỗ trợ 40.000 nông dân cà phê, cung cấp 40 triệu cây giống cà phê, và đạt được 100% cà phê bền vững vào năm 2028 Chương trình NESCAFÉ Plan là một chương trình toàn diện, bao gồm các hoạt động như: cung cấp các giống cà phê chất lượng cao, tăng cường năng suất và thu nhập cho nông dân, đào tạo và tư vấn kỹ thuật, cải thiện điều kiện sống và làm việc, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, xây dựng các cộng đồng bền vững, v.v Chương trình NESCAFÉ Plan không chỉ giúp Nestlé đảm bảo nguồn cung cấp cà phê ổn định và chất lượng, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. b Sản xuất và vận hành
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển: Nestlé sẽ tăng cường đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam, để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cà phê mới với hương vị đậm đà, chất lượng cao, và hàm lượng caffein cao hơn so với các sản phẩm cà phê khác của Nestlé Nestlé sẽ hợp tác với các cơ quan, tổ chức, trường đại học, và các chuyên gia trong lĩnh vực cà phê để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, và công nghệ Nestlé sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến, như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano, v.v để cải tiến quy trình sản xuất, chế biến, và bảo quản cà phê Nestlé sẽ tạo ra các sản phẩm cà phê mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng, nhu cầu dinh dưỡng, và sức khỏe của khách hàng.
- Với châm ngôn “Nâng niu sản xuất”, Nestle tiếp tục duy trì quy trình sản xuất cà phê bền vững thông qua việc tái canh cây cà phê già cỗi, tiết kiệm nước, bảo vệ chất lượng đất trồng và giảm thiểu lượng chất Co2 thải ra Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ rang xay để tạo điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm cà phê mới có hương vị đậm đà trong năm 2024
- Chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy: Nestlé sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, và ký hợp đồng để chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà phê mới tại Việt Nam Nhà máy mới sẽ có quy mô lớn, công suất cao, và áp dụng các công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường Nhà máy mới sẽ tạo ra các sản phẩm cà phê mới với hương vị đậm đà, hàm lượng cafein cao, và đa dạng về dạng và hình thức, như cà phê hòa tan, cà phê hạt, cà phê pha máy, cà phê đóng chai, v.v Nhà máy mới sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, và thuế cho địa phương, cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của Nestle. c Dự trữ và phân phối
- Dự trữ nguồn cung cấp cà phê đậm đà: Nestle cần đảm bảo rằng họ có đủ nguồn cung cấp cà phê có hương vị đậm đà và chứa nhiều caffeine hơn để sản xuất các sản phẩm mới Vì vậy cần mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình NESCAFÉ Plan để có đủ nguồn cung để đáp ứng.
- Xây dựng mạng lưới phân phối: Nestle cần phát triển mạng lưới phân phối hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm có thể tiếp cận được tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả
+ Xây dựng và vận hành trung tâm phân phối lớn nhất miền Bắc tại Hưng Yên, với quy mô lớn, thiết bị hiện đại, và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn Trung tâm phân phối này sẽ được trang bị công nghệ tự động hóa tiên tiến Obiter Robot, hệ thống giá đỡ Radio Shuttle, và hệ thống SAP để tối ưu hóa diện tích, tăng sức chứa hàng hóa, và nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành Trung tâm phân phối này sẽ đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời các sản phẩm cà phê mới và các sản phẩm cà phê khác của Nestlé cho thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Xây dựng và vận hành các trung tâm dự trữ và phân phối khác tại các địa điểm chiến lược trên cả nước, như: TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, v.v để phục vụ cho thị trường miền Nam, miền Trung, và Tây Nguyên Các trung tâm dự trữ và phân phối này cũng sẽ được trang bị các công nghệ mới và tiên tiến, như: công nghệ bảo quản, công nghệ đóng gói, công nghệ kiểm tra, công nghệ truy xuất nguồn gốc, v.v để bảo đảm chất lượng và an toàn của sản phẩm, và giảm thiểu thời gian, chi phí, và rủi ro trong quá trình dự trữ và phân phối.
- Hợp tác với các đối tác phân phối uy tín và có kinh nghiệm, như: Dielthem, Vinamilk, v.v để phân phối các sản phẩm cà phê mới và các sản phẩm cà phê khác của Nestlé đến với các kênh bán hàng đa dạng và hiệu quả, như: các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, các quầy bán hàng tự động, các quán cà phê, các nhà hàng, các khách sạn, các văn phòng, các trường học, các bệnh viện, v.v Nestlé sẽ đảm bảo các đối tác phân phối tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng và an toàn của sản phẩm, cũng như các chính sách và điều khoản hợp đồng của Nestlé.
- Tối ưu hóa các quy trình và hệ thống quản lý dự trữ và phân phối, bằng cách áp dụng các công nghệ số, như: công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ tự động hóa, công nghệ nhận dạng, công nghệ phân tích dữ liệu, v.v để nâng cao năng suất và chất lượng dự trữ và phân phối, giám sát và điều khiển quá trình dự trữ và phân phối, theo dõi và quản lý hàng tồn kho, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, và xử lý các sự cố và rủi ro Nestlé cũng sẽ sử dụng các công nghệ mới để tiếp cận và phục vụ khách hàng, như: công nghệ truyền thông đa phương tiện, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, công nghệ nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, công nghệ phân tích hành vi và thói quen tiêu dùng, v.v Nestlé cũng sẽ phát triển và cung cấp các ứng dụng và nền tảng trực tuyến, như: website, ứng dụng di động, mạng xã hội, v.v để tăng sự tương tác và tham gia của khách hàng với các sản phẩm và thương hiệu của Nestlé. d Marketing và bán hàng
CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CỦA NESTLE
Chiến lược nhân sự
Tuyển các nhà quản lý khu vực, nhà tiếp thị, chuyên gia R&D và nhân viên bán hàng có kinh nghiệm thị trường Bên cạnh đó nâng cao yêu cầu về kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất, cũng như kỹ sư cơ khí để đảm bảo sự liên tục và sự tối ưu hóa của dây chuyền Đào tạo: Cung cấp đào tạo về các chuẩn mực, quy định và văn hóa kinh doanh Tài trợ cho các chuyên gia nói chuyện với nhân viên về các thị trường Việt Nam chính Để khuyến khích nhân viên tập trung vào việc bán hàng xuất khẩu, một chương trình khuyến khích có thể được tạo ra Điều này có thể bao gồm tiền thưởng hoặc phần thưởng khác để đáp ứng các mục tiêu bán hàng hoặc để phát triển thị phần
Phát triển hệ thống giám sát hiệu suất: Để đảm bảo rằng chiến lược nhân sự đang hoạt động hiệu quả, một hệ thống giám sát hiệu suất Gắn một phần đáng kể thù lao của người quản lý vào mục tiêu xuất khẩu và thị phần Đặt mục tiêu cho tất cả các vai trò tập trung vào nâng cao thị phần với chiến lược phát triển tổng thể Ưu đãi: Thêm mức lương theo doanh thu cao hơn cho bộ phận kinh doanh Cung cấp các ưu đãi về cổ phiếu gắn liền với việc đạt được doanh số và mục tiêu thị phần Văn hóa: Nuôi dưỡng văn hóa kinh doanh, lấy khách hàng làm trung tâm và linh hoạt trong đội ngũ bán hàng Khuyến khích chấp nhận rủi ro và các ý tưởng tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu từ người tiêu dùng Nestle Việt Nam có thể thu hút, phát triển và động viên nhân viên cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng thị phần tại thị trường.
Tuyển thêm nhân viên sản xuất như vận hành viên, kỹ thuật viên và kỹ sư có chuyên môn về sản xuất viên nén cà phê Tuyển dụng quản lý có kinh nghiệm thiết lập và mở rộng quy mô cơ sở phân phối Đào tạo:
Cung cấp đào tạo cho nhân viên mới và nhân viên hiện tại về quy trình, tiêu chuẩn và thiết bị sản xuất viên nén cà phê Tài trợ cho các khóa học chứng nhận về các chủ đề liên quan như an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và sản xuất tinh gọn. Ưu đãi:
Thực hiện các chiến lược giữ chân như mức lương cạnh tranh trên thị trường, tiền thưởng gắn liền với hiệu suất và kế hoạch khuyến khích cổ phiếu để duy trì lực lượng lao động sản xuất ổn định.
Cung cấp ngân sách cần thiết để đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian, thiết bị, bảo trì và nhân sự Tận dụng các ưu đãi của chính phủ Việt Nam cho công ty thành lập cơ sở sản xuất tại địa phương Bằng cách thực hiện các chiến lược này, Nestle Việt Nam có thể xây dựng đội ngũ nhân viên và tổ chức phù hợp để hỗ trợ tăng cường sản lượng cà phê viên nén tại thị trường Việt Nam.
Chiến lược cơ sở vật chất
Trong những năm gần đây, Nestle Việt Nam đang sở hữu cơ sở vật chất lượng cao ở các văn phòng làm việc cũng như đã đầu tư và mở rộng gồm 6 nhà máy được đặt ở một số tỉnh tại Việt Nam, tuy nhiên với mục tiêu biến Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê của châu Á thì trong 5 năm tới, Nestle Việt Nam cần mở rộng thêm nhà máy ở khu vực phía Nam, mà trong đó tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng nhà máy Trị An sẽ là nhà máy cà phê chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cà phê với dây chuyền sản xuất và thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu. Trụ sở làm việc hay văn phòng đại diện của Nestlé cũng sẽ nâng cấp thêm cơ sở vật chất để nhân sự được làm việc môi trường hiện đại, tiếp cận với máy móc thiết bị hỗ trợ để đẩy mạnh tiến độ công việc và cập nhật kịp thời Luôn duy trì và nâng cấp về các tài sản cố định của công ty gồm tài sản hữu hình và vô hình Để có những sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của những thị trường có sẵn, trước giai đoạn tiến hành thực hiện nghiên cứu, Nestlé tiến hành thực hiện mở rộng phòng thí nghiệm để nghiên cứu giống cà phê và chất lượng bột cà phê sau khi trải qua quy trình sản xuất Thực hiện các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện việc lập kế hoạch nhu cầu, quản lý hàng tồn kho, chiến lược định giá, xử lý và thực hiện đơn hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu châu Á Nhất là dự tính thêm một khoản đầu tư mở rộng nâng cấp Tăng cường dây chuyền sản xuất, thiết bị và cơ sở vật chất dành riêng cho khối lượng xuất khẩu Hoàn thành dây chuyền sản xuất cho các tiêu chuẩn ở châu Á
Năm 2030 - Năm 2034 Để sản xuất sản phẩm luôn đáp ứng kịp thời với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, Nestlé đầu tư mở rộng năng lực sản xuất bằng cách tăng cường dây chuyền sản xuất cà phê viên nén, tự động hóa và thiết bị tại các nhà máy Việt Nam Nestlé đầu tư kho chứa sản phẩm của mình cũng như hệ thống vận hành tại nhà máy dựa trên giải pháp tự động hoá, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục giúp hoạt động xuất khẩu sản phẩm được nhanh chóng hơn Vì trong giai đoạn 5 năm này, với mục tiêu tăng sản lượng cà phê viên nén và tiếp tục duy trì xuất khẩu sản lượng cà phê hòa tan nên nguyên liệu đầu vào phải tăng theo để đạt được mục tiêu Do đó, Nestlé đầu tư thích hợp để mở rộng việc canh tác cà phê để làm được như thế Nestlé Việt Nam tiếp tục hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật NôngLâm Nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh trong kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật chăm sóc cây trồng cải tiến số lượng lẫn chất lượng Ngoài ra, dành một phần ngân sách R&D để phát triển cà phê viên nén dành riêng cho Việt Nam với hương vị, kích cỡ và định dạng theo sở thích của khu vực Để làm được điều đó, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm đều cần phải được nghiên cứu, lựa chọn cẩn thận để từ đó phát triển thành những hương vị mới đa dạng hóa sản phẩm.
Chiến lược công nghệ
- Để đáp ứng cho mục tiêu đã đề ra, Nestlé Việt Nam sẽ không ngừng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm tất cả sản phẩm của công ty sẽ luôn được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000 Đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới để cải tiến bao bì theo hướng tái chế được, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Đầu tư phát triển phương pháp sản xuất tinh gọn LEAN trong quá trình sản xuất để tối ưu hóa việc sử dụng không gian, nguồn lực, thiết bị nguyên vật liệu và thời gian hoàn thành
- Tập trung phát triển công nghệ xanh trong sản xuất
- Áp dụng ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển - Transportation Hub để tối ưu hóa việc vận chuyển, rút ngắn tổng quãng đường di chuyển từ đó giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào lộ trình Net Zero của doanh nghiệp Phát triển công nghệ “Sấy phun” - Spray drying trong sản xuất cà phê hòa tan và kết hợp với bí quyết “thu hương” trong quá trình sấy phun giúp đảm bảo chất lượng và hương vị cà phê
- Cải tiến kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu, ứng dụng thành tựu khoa học tiến tiến, cải tạo và liên tục mở rộng nâng công suất nhà máy chế biến cà phê.
- Đến giai đoạn 2030 - 2034, Nestle sẽ tiếp tục phối hợp với nông dân trồng cà phê để thử nghiệm, học hỏi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp canh tác nông nghiệp tái 100 sinh đa dạng Để đáp ứng và đạt được mục tiêu đề ra, Nestlé liên tục mở rộng nâng công suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan đồng thời cà phê viên dạng nén
- Chuyển đổi công nghệ và dây chuyền sản xuất nhất là về bao bì hướng tới bảo vệ môi trường trong việc thực hiện Net Zero, Nestlé Việt Nam tiếp tục thực hiện quá trình “chuyển đổi số" trong khâu vận hành, sản xuất giúp doanh nghiệp vươn lên, tạo sự đột phá và áp dụng công nghệ 4.0 vào các nhà máy sản xuất nhất là nhà máy chuyên sản xuất cà phê
- Cải tiến về mô hình "Nhà máy kết nối" trong chuyển đổi số để tiếp tục nâng cao năng suất, hiệu suất, chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu và tài nguyên và áp dụng chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng Phát triển ứng dụng thông minhCargo để kết nối giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và các hãng tàu với nhau.Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu Đây là bước giúp Nestle Việt Nam tăng hiệu suất đóng hàng và giảm các chi phí vận tải biển.
Chiến lược hệ thống thông tin
- Kiểm soát số lượng sản phẩm mới từng năm Hệ thống thông tin giai đoạn này sẽ phát triển phần mềm dựa trên nền tảng có sẵn về mặt quản lý thông tin của công ty Bên cạnh việc cập nhật số liệu như thông thường, phát triển thêm công cụ để các chuyên viên của công ty trực tiếp nhận xét, đánh giá và chia sẻ các thông tin đó đến các bộ phận liên quan
- Các bộ phận liên quan sẽ tra cứu được những thông tin cần thiết ngay trong hệ thống phần mềm giúp cho việc tiếp cận thông tin nhanh chóng, đảm bảo chính xác các số liệu xuất khẩu sản phẩm cũng như chi phí, số lượng nguyên liệu nhập khẩu từng năm
- Có thể nói việc hệ thống thông tin cụ thể sẽ giúp Nestle nắm rõ được tình hình kinh doanh, từ đó sẽ dùng chính những số liệu hoạt động kinh doanh đó để nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong những năm tiếp theo
- Đưa hệ thống quản lý sản phẩm mới vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Đặt hệ thống thông tin marketing làm trọng điểm để phát triển tất cả các mảng của quá trình phát triển sản phẩm mới.
- Khi sản lượng xuất khẩu đạt ở mức ổn định Hệ thống báo cáo nội bộ quản lý phải chặt chẽ và thể hiện rõ ràng các chỉ tiêu tiêu thị hàng ngày, hàng tháng, hàng năm; quản lý tổng chi phí, dự trữ và các số liệu liên quan của nội bộ Hệ thống này sẽ báo cáo liên tục các sự thay đổi các yếu tố trên và những biến đổi bất thường sau đó sẽ trực tiếp báo cáo cho đội nghiên cứu và phòng ban xuất khẩu những thông tin bất thường về sản phẩm Các hệ thống thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích marketing được thiết kế đi theo thứ tự và liên kết chặt chẽ với nhau để kết nối những thông tin sẵn có, các nghiên cứu mà công ty thu thập được từ việc khảo sát, tiếp cận các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, liên quan mật thiết với sản phẩm nghiên cứu mới và đưa ra phân tích cũng như chiến lược marketing hoàn thiện
- Trong các năm sau khi đã đưa thành công sản phẩm mới vào các thị trường xuất khẩu, hệ thống thông tin cần chú trọng vào quản lý số lượng và tình hình xuất khẩu sang từng nước để lấy căn cứ đưa ra giải pháp hoàn thiện, cải tiến sản phẩm qua từng năm.
Chiến lược marketing
- Sản phẩm Duy trì Chính sách chất lượng sản phẩm “Good food, good life”
- Tiếp cận được nhu cầu khách hàng tại các thị trường tiêu thụ sản phẩm ở quốc tế, từ đó điều chỉnh khẩu vị sản phẩm phù hợp và tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Định kỳ hàng tuần, tháng tiến hành nếm cảm quan để so sánh mùi vị sản phẩm công ty với đối thủ cạnh tranh tại các thị trường Thăm dò ý kiến khách hàng để có bước cải tiến phù hợp với mong muốn của khách hàng Việc thỏa mãn khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng là trọng tâm giúp Nestle ngày càng phát triển và mở rộng thêm thị trường.
- Đa dạng hóa các loại bao bì, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố vĩ mô tại thị trường đó Định kỳ hàng tháng đánh giá tính ổn định của các dây chuyền sản xuất
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn quốc tế ISO 22000 và HACCP Quản lý tốt chất lượng sản phẩm ở toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu thu mua đến vận chuyển thành phẩm đến tay người tiêu dùng b Giá cả
- Nestle được người tiêu dùng đánh giá là thuộc loại bình dân, thích hợp với túi tiền của mọi người Tuy nhiên cần giám sát và điều chỉnh các chính sách đối với các nhà phân phối và đại lý nội địa và quốc tế nhằm kiểm soát được giá đến tay người tiêu dùng
- Linh hoạt trong chính sách giá nhằm phù hợp với thị trường mới và phân khúc người tiêu dùng Đồng thời tập trung chú ý đến các chương trình khuyến mãi hàng kỳ nhằm tăng doanh thu
- Thực hiện chính sách giá và hoa hồng đại lý ưu đãi để khuyến khích các cửa hàng bán lẻ năng động giới thiệu sản phẩm công ty cũng như thúc đẩy sản phẩm đến người tiêu dùng dễ dàng với giá hợp lý c Phân phối
- Xây dựng hệ thống phân phối mạnh và hoạt động hiệu quả ở thị trường mục tiêu tránh tình trạng thiếu hàng ở các nhà phân phối tại từng thời điểm sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm cà phê hòa tan khác cạnh tranh thế chỗ
- Giữ vững mối quan hệ với các nhà phân phối cũ đồng thời tìm kiếm thêm các nhà nhà phân phối mới trong các nước đó, nhằm duy trì ổn định lượng sản phẩm cung cấp cho phân khúc thị trường này
- Phối hợp chặt chẽ từ nhiều khâu từ khâu dự đoán doanh số tiêu thụ, lên kế hoạch sản xuất, sản xuất đúng sản lượng và thời gian yêu cầu, vận chuyển hàng kịp thời đến các nhà cung cấp đến khâu theo dõi doanh số bán hàng ngày của các nhà phân phối để cung cấp thông tin kịp thời về sự thay đổi d Xúc tiến
Thực hiện khuyến mãi đa dạng, nhiều hình thức khác nhau: tài trợ các chương trình truyền hình, chương trình thể thap ca nhạc tại thị trường đó, tăng cường quảng cáo, các chương trình giảm giá hàng kỳ cho sản phẩm một cách thích hợp
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quảng cáo cũng như tình hình văn hóa - chính trị tại nước đó
Bên cạnh thúc đẩy doanh thu các sản phẩm có sẵn, đối với dòng sản phẩm viên nén Nescafe Zero Emission (sử dụng vỏ đựng bằng vật liệu có thể phân hủy), công ty cần đặc biệt chú ý cải tiến, nâng cao hình thức sản phẩm, cũng như chú trọng đề cao về tính năng khác biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm sẵn có là thân thiện với môi trường Triển khai thiết kế các mẫu bao bì ấn tượng, đẹp mắt, tận dụng các xu hướng thị hiếu khách hàng tại các thị trường nhằm thu hút sự tò mò của người tiêu dùng. b.Giá cả
Thay đổi chiến lược giá phù hợp với thị trường và đưa ra chính sách giá cạnh tranh với các đối thủ nhằm thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sẵn có và gia tăng doanh thu của sản phẩm mới c Phân phối Đẩy mạnh phân phối các sản phẩm tại các thị trường mục tiêu ở Châu Á nhằm gia tăng thị phần ở các thị trường đó Luôn quan tâm hỗ trợ các nhà phân phối để có những thay đổi phù hợp với chiến lược phát triển công ty d Xúc tiến Đẩy mạnh quảng cáo cho sản phẩm mới, kết hợp chiến lược bán sản phẩm cũ tặng kèm mẫu dùng thử sản phẩm mới Tăng cường các chiến dịch về chính sách Net zero của Nestle.
Chiến lược tài chính
- Nestle đã sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm kinh doanh từ thực phẩm đến đồ uống trên toàn cầu như cà phê, sữa bột, hạt nêm, nước tương, Do đó, đối với
Nestle Việt Nam nói riêng thì đây là 1 sức ép lớn về tài chính và môi trường kinh doanh Ngoài ra sức ép từ các đối thủ cạnh tranh cũng vô cùng lớn, giá thành sản phẩm cũng là yếu tố gây nên rào không nhỏ dành cho Nestle
- Để giải quyết được bài toán này, Nestle dự kiến sẽ đầu tư phát triển thêm các nhà máy tại Việt Nam (hiện tại Nestle đang có 6 nhà máy hoạt động trên cả nước), mở rộng thêm nguồn nhân lực nguồn nhân lực và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo nguồn tài chính luôn ổn định để đẩy mạnh phát triển sản phẩm Cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cùng ngành
- Dự kiến trong 5 năm đầu tiên, Nestle sẽ dùng 50%-70% lượng vốn huy động và 30% lượng vốn sẵn có của doanh nghiệp để chú trọng trong việc đầu tư vào dây chuyền máy móc, nghiên cứu phát triển sản phẩm Còn lại là khoản dự trù cho những rủi ro nếu việc đầu tư không diễn ra 1 cách khả quan
Trong 5 năm đầu, ngoài việc đầu tư phát triển sản phẩm Nestle sẽ chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh bằng cách trích 1 phần lợi nhuận đạt được để xây dựng và tài trợ cho các chương trình, các tổ chức tại các quốc gia mục tiêu của Nestle Đối với khu vực Châu Á: Nestle có thể sẽ là nhà tài trợ kim cương cho giải bóng đá U20 Châu Á được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần Đây là giải bóng đá thu hút rất nhiều người xem trong khu vực Châu Á bởi tính hấp dẫn và còn mang tính đại diện tinh thần thể thao cho 1 quốc gia Do đó Nestle có thể gửi gắm được thông điệp và sản phẩm của mình để tiếp cận với đại đa số người tiêu dùng
Ngoài ra, Nestle cũng mong muốn đóng góp một phần lợi nhuận cho các quỹ thiện nguyện quốc tế, hay tổ chức các chương trình vượt khó cho các trẻ em trên toàn thế giới,
Thêm vào đó, Nestle thực hiện tổ chức riêng các chương trình, hoạt động do Nestle trực tiếp triển khai thực hiện như các cuộc thi chạy Marathon, ngày hội đi bộ, thành lập các tổ chức về biến đổi khí hậu môi trường
Nestle sẽ chú trọng vào việc chia cổ tức cho các cổ đông Trong đó sẽ có 2 dạng cổ tức là cổ tức của cổ phần ưu đãi và cổ tức của cổ phần phổ thông Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi: cổ đông sẽ được Nestle chia cho nhiều ưu đãi vì họ đóng góp nhiều cổ phần hơn các cổ đông có cổ phần phổ thông Ngoài ra cũng góp phần thúc thu hút các nhà đầu tư quan tâm hơn về loại cổ tức của cổ phần ưu đãi để Nestle có thể có nhiều nguồn vốn huy động
Còn đối với cổ tức của cổ phần phổ thông: Nestle sẽ cố gắng đảm bảo nguồn lợi kinh doanh luôn ở mức ổn định để các nhà đầu tư vẫn được hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giữ chân được nhà đầu tư và thúc đẩy họ đầu tư thêm cho Nestle
Từ năm 2024-2029, Nestle đã chú trọng và đầu tư vào nguồn lực bên trong của doanh nghiệp để hoàn thiện một cách chỉnh chu và tránh bị sai sót trong quá trình kinh doanh Tiếp theo đó từ năm 2030-2034, Nestle sẽ hoàn thiện nốt quyết định đầu tư vào nguồn lực bên ngoài Nestle sẽ chú trọng hơn về hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp. Không những đầu tư vào dây chuyền sản xuất sản phẩm mà còn quan tâm hơn về tính thương hiệu và nhận diện sản phẩm Cụ thể hơn là Nestle sẽ dùng nguồn vốn của mình để đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng quảng cáo, các chiến lược nhằm nâng cao tầm phủ sóng đến toàn bộ người tiêu dùng Từ đó sản phẩm của Nestle sẽ được công chúng đón nhận và hưởng ứng 1 cách mạnh mẽ từ hoạt động quảng cáo, góp phần thu về được lượng lớn khách hàng và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Nestle vẫn sẽ tiếp tục giữ nét văn hóa thiện nguyện và xây dựng chương trình như những năm trước, nhưng sẽ cải cách và đầu tư quy mô lớn hơn để có thể phủ sóng đến nhiều quốc gia và nhiều đối tượng người cần được giúp đỡ Thêm vào đó, Nestle sẽ thực hiện những chương trình bền vững với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, đưa ra các lời khuyên, giải pháp, ngăn chặn những tình trạng gây ô nhiễm đến sức khỏe con người từ các thực phẩm bẩn
Nestle sẽ mạnh tay đưa ra nhiều mức ưu đãi cho các cổ đông đã đồng hành và trung thành với Nestle trong 1 khoảng thời gian dài Ngoài ra, Nestle sẽ tinh chỉnh các điều khoản, các mức cổ tức được hưởng sẽ được tăng lên cho cổ đông Thúc đẩy thêm quá trình thu hút từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài để làm tăng giá trị thương hiệu và tạo nên sự uy tín cho Nestle.