1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm Chuỗi cung ứng Supply Chain là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển

Trang 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SẢN PHẨM NƯỚC HOA QUẢ LÊN MEN

Giảng viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Duy Bách Lớp học phần: 12DHKDQT01

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SẢN PHẨM NƯỚC HOA QUẢ LÊN MEN

NHÓM: 2

1 Lê Anh Hữu Lộc 2 Nguyễn Minh Quang

3 Nguyễn Ngọc Nguyên Minh 4 Phạm Khánh Hưng

5 Nguyễn Tường Vy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 3

2.3.2 Thiết kế quy trình sản xuất 16

2.3.3 Quản lý phương tiện 17

2.4 Phân phối 18

2.4.1 Cách quản lí đơn hàng 18

2.4.2 Lập lịch biểu giao hàng 20

2.4.3 Quy trình đổi trả 20

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 22

3.1 Giải pháp về xử lý đơn hàng rượu trái cây 22

3.2 Giải pháp xử lý về thu mua 23

3.3 Giải pháp về sản xuất 23

Trang 4

Hình 2 1 Rượu EFW thành phẩm 14

Hình 2 2 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm 16

Hình 2 3 Quy trình đổi trả hàng hóa 21

MỤC LỤC BẢNG Bảng 2 1 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất 7

Bảng 2 2 Chi phí máy móc và thiết bị 7

Bảng 2 3 Chi phí lưu kho 9

Bảng 2 4 Chi phí cho một lần đặt hàng 10

Bảng 2 5 Tổng chi phí sản xuất cho một lô sản phẩm 10

Bảng 2 6 Các chi phí thu mua 11

Bảng 2 7 Bảng mức giảm giá theo số lượng sản phẩm 14

Bảng 2 8 Bảng nguyên liệu, thiết bị cho sản xuất 17

Trang 5

MỞ ĐẦU

Xu hướng sử dụng rượu bia trong giới trẻ ngày nay đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, điều này đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về sức khỏe và an toàn Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp khả thi là thúc đẩy việc sử dụng rượu trái cây như một lựa chọn thay thế Rượu trái cây, hay còn được gọi là mocktail, là một loại đồ uống không có cồn hoặc có lượng cồn rất thấp, được làm từ các loại trái cây tươi và các thành phần tự nhiên khác Đây là một giải pháp hấp dẫn cho những người muốn thưởng thức một loại đồ uống ngon mà không muốn tiêu thụ cồn, hoặc đang trong quá trình tránh xa rượu bia vì các lý do sức khỏe hoặc tâm lý.Việc thay thế rượu bia bằng rượu trái cây mang lại nhiều lợi ích Đầu tiên, rượu trái cây thường chứa ít hoặc không có cồn, giúp giảm thiểu nguy cơ về sức khỏe và an toàn Thứ hai, đồ uống này thường giàu vitamin và chất chống oxy hóa từ trái cây, cung cấp lợi ích cho sức khỏe chung Cuối cùng, rượu trái cây cũng mang lại trải nghiệm thú vị với sự kết hợp độc đáo của các loại trái cây và gia vị tự nhiên Để thúc đẩy việc sử dụng rượu trái cây, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội và cộng đồng Các chiến dịch giáo dục về lợi ích của việc sử dụng rượu trái cây, cũng như việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển và tiếp cận các loại đồ uống không cồn là cần thiết Ngoài ra, việc phát triển và quảng bá các công thức mocktail sáng tạo và hấp dẫn cũng có thể là một cách hiệu quả để thu hút sự quan tâm và thúc đẩy xu hướng sử dụng rượu trái cây trong giới trẻ Vì vậy nhóm chúng em muốn mang tới một sản phẩm đó chính là rượu trái cây, một trong những sản phẩm tuy ảnh hưởng ít đến cho sức khỏe nhưng bù lại là tốt cho tâm trạng

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain management - SCM) là quá trình tích hợp quản lý cung và cầu, điều này bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics, để biến đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm và giao cho khách hàng Đảm bảo mang lại giá trị cho doanh nghiệp, khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Mục tiêu của việc quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối đa tổng giá trị của chuỗi được tạo ra bằng cách làm hài lòng khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn lực Bao gồm phân phối, lao động, lưu trữ, đồng thời giữ mức chi phí chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu

Hình 1 1 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng

(Nguồn: Tham khảo mô hình Managing The Supply Chain)

NHÀ CUNG

CẤP

NHÀ SẢN XUẤT

NHÀ PHÂN

PHỐI

NHÀ BÁN LẺ

KHÁCH HÀNG

Trang 7

- Nhà cung cấp là những đơn vị cung cấp nguyên liệu thô, vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm Họ có thể là các công ty sản xuất, các trang trại, các mỏ khoáng sản, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ

- Nhà sản xuất là đơn vị biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh Họ có thể là các nhà máy sản xuất, các công ty lắp ráp, hoặc các công ty chế biến Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ, một trong hai thành phần này có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng

- Nhà phân phối là đơn vị mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng Họ có thể là các công ty thương mại, các đại lý, hoặc các nhà kho

- Nhà bán lẻ là đơn vị bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Họ có thể là các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị, hoặc các cửa hàng trực tuyến

- Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng Họ là những người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ 5 thành phần này sẽ tạo ra một vòng lặp trong chuỗi cung ứng

1.2 Mô hình Scor

Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) là mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng, cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn Mô hình này giúp các công ty thống nhất công cụ quản lý, tái thiết kế quy trình kinh doanh, so sánh và phân tích thực hành Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng Ngoài ra đây cũng là một công cụ quản lý được sử dụng để giải quyết, cải tiến và truyền thông các quyết định quản lý chuỗi cung ứng SCM trong một công ty và với các nhà cung cấp và

Trang 8

khách hàng của một công ty Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh và phân tích thực hành Các công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả Nó cũng giúp giải thích các quy trình dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng và cung cấp cơ sở để cải tiến những quy trình đó

1.2.1 Hoạch định

Hoạch định là công việc đầu tiên và quan trọng nhất, và doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ và chi tiết Các đầu mục công việc bao gồm: dự đoán nhu cầu thị trường để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất Sau đó sẽ lập kế hoạch cho các quy trình sản xuất, cung ứng và giao hàng

1.2.2 Tìm nguồn hàng

Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu Hoạt động cung ứng bao gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết Hoạt động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng

1.2.3 Sản xuất

Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất và quản lý nhà máy Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể cách thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp trong quá trình sản xuất

Trang 9

1.2.4 Phân phối

Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân phối các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng Hai hoạt động chính trong yếu tố phân phối sản phẩm/dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM 2.1 Hoạch định

2.1.1 Dự báo lượng cầu

Theo thông tin từ bộ y tế và bộ giao thông vận tải của Việt Nam Theo thống kê, năm 2021 có tới 64% nam giới và 10% nữ giới hiện có uống rượu bia 30 ngày qua Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên nam giảm nhẹ nhưng tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ lại tăng Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) là 24.6% (giảm so với 33.2% năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17.6% năm 2013) Và theo khảo sát những thức uống có tỷ lệ cồn nhẹ và ngọt thường được giới trẻ độ tuổi từ 19-24 tuổi sử dụng cho các chuyến dã ngoại

Sản phẩm sẽ được bán với hình thức đặt hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử và wedsite của doanh nghiệp Là một sản phẩm mới cần thời gian tiếp cận thị trường nên số lượng sản phẩm ban đầu bán ra ban đầu khá ít Người tiêu dùng cần thời gian thích nghi và chuyển đổi sản phẩm

+ Dự báo số lượng sản phẩm bán ra: 60 người – 84 chai(500ml)

+ Dự báo số lượng sản phẩm hư hỏng: 6 chai(500ml) (Cứ ủ 15 bình rượu 3L (90chai) thì sẽ có 1 bình rượu bị hỏng (6chai)) sản phẩm hỏng nguyên nhân trong quá trình thu mua trái cây chọn lọc không đảm bảo về độ tươi hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng

+ Dự báo số lượng sản phẩm tồn: 0 (Số lượng sản phẩm ban đầu – số lượng sản phẩm bán – số lượng sản phẩm hư hỏng = 90-84-6 =0 )

+ Dự báo số lượng hàng bị trả về: 8 chai (500ml)

Trang 11

Bảng 2 1 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp tính toán theo giá thị trường)

1 Chai đựng 500 ml

2 Bình thủy tinh 3L

Bảng 2 2 Chi phí máy móc và thiết bị

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp tính toán theo giá thị trường)

Trang 12

• Chi phí lao động sản xuất = Lương 1h làm việc * số giờ làm việc * số nhân công = 23.000 x 20 x 5= 2.300.000 (VND)

• Chi phí hao mòn hàng năm = Chi phí hao mòn hàng năm =

(Giá mua − Giá trị hủy) Thời gian sử dụng

Sau thời gian sử dụng 4 năm giá trị cuối cùng của các dụng cụ = (1.143.000)/ 4 = 381.000 (VND)

• Tổng chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động sản xuất

+ Chi phí máy móc và thiết bị = 4.567.000 + 2.300.000 + 381.000 =7.248.000 (VND)

2.1.3 Quản lí lưu kho

Quản lý tồn kho là một phần của việc quản lý chuỗi cung ứng với mục đích chính là đảm bảo số lượng sản phẩm để bán tại mọi thời điểm Việc đảm bảo quy trình này là yếu tố quan trọng hàng đầu để tối ưu doanh số bán hàng và tiết kiệm chi phí

giải quyết tồn kho khó bán Quản lý tồn kho thường được dựa vào hai yếu tố chính

là dự báo nhu cầu và định giá sản phẩm Nó nhằm cân bằng được mức tồn kho sản phẩm và nhu cầu của thị trường

Tồn kho chu kỳ là loại tồn kho được yêu cầu khi muốn đáp ứng nhu cầu sản phẩm

thông qua thời gian giữa các lần đặt hàng Tồn kho chu kỳ đóng một vai trò quan

trọng trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp vì nó được sử dụng để thực hiện hầu hết các đơn đặt hàng Nếu không, công ty sẽ không có đủ hàng tồn kho

Trang 13

để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khi các mặt hàng được bán, tổ chức thu tiền và tạo ra dòng tiền Khi những hàng hóa đó rời khỏi kho, doanh nghiệp sau đó phải đặt hàng bổ sung với nhiều nhà cung cấp khác nhau và sử dụng doanh thu từ việc bán hàng dự trữ chu kỳ để tài trợ cho những đơn đặt hàng đó Để đảm số lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên gấp nhiều lần , sau những tháng đầu đẩy mạnh marketing trên các trang mạng xã hội Chính vì vậy cần tăng hàng tồn kho lên cao nhất

Tồn kho theo mùa: Đối với mỗi người giới trẻ Sài Gòn, những ngày cuối tháng 3 là những ngày nóng đây là thời gian lý tưởng để rủ bạn bè đi giả ngoại về cái nơi ngoại ô của thành phố, do vậy, giới trẻ sẽ sẵn sàng chi tiền mua những thức ăn đồ uống cho chuyến đi mà ở giới trẻ đồ uống có cồn là những thứ hầu như khi nào cũng có mặt có những cuộc vui, nhưng mà nếu đã sử dụng những đồ uống có độ cồn cao thì không thể lái xe vì vậy rượu trái là một trong những lựa chọn được ưu tiền Ngoài ra những tháng đầu năm còn có những ngày lễ lớn như: Giỗ tổ Hùng Vương, ngày giải phóng miền Nam (30/04), ngày quốc tế lao động (1/5),… đây là những ngày nghỉ có thể kéo dài liên tục 2 đến 3 ngày liền kề, xu hướng giới trẻ là rủ bạn bè đi phượt về các vùng lân cận như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận,… đây là những ngày có lượng tiêu thụ rượu lớn Do đó, cần tăng số lượng rượu trái cây tồn khỏ cần để cung cấp cho những dịp lễ

Là sản phẩm được làm chủ yếu từ trái cây nên cần được bảo quản ở kho lạnh để duy trì độ tươi, và điều kiện thích hợp để duy trì nguyên liệu và thành phẩm, bởi vậy nên thuê kho lạnh bên ngoài

Bảng 2 3 Chi phí lưu kho

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp tính toán theo giá thị trường)

• Chi phí lưu kho cho một đơn vị sản phẩm = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜 = 1.475.000

84 = 17.560 (VND)

Trang 14

• Chi phí trả hàng = số lượng hàng trả lại x chi phí lưu kho một đơn vị sản phẩm

𝑄 = 84

16 = 6 𝑙ầ𝑛 • Tổng chi phí tối thiểu của hàng tồn kho = H x 𝑄

2 + S x 𝐷

𝑄 = 17.560 x 18

2 + 25.000 x 84

18 = 274.706 (VND)

1 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất 4.567.000

Bảng 2 5 Tổng chi phí sản xuất cho một lô sản phẩm

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp tính toán theo giá thị trường)

• Chi phí trung bình sản xuất 1 thành phẩm là = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 =9.510.000

90 ≈ 105.760 VND

Trang 15

Bảng 2 6 Các chi phí thu mua

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp tính toán theo giá thị trường)

Rượu được ủ với tỷ lệ 1:1 : Một bình ủ với 1kg trái cây mỗi loại, 1kg đường phèn và 500ml rượu trắng

• Tổng chi phí thu mua cho một bình ủ rượu:

=62.000 + 20.000 +8.000 +15.000 +30.800 + 26.000 +26.000 +53.000 + 55.000 + 60.000 + 10.000 =365.800

Với 1 bình ủ rượu có thể tạo ra được 6 chai rượu Vậy mỗi chai có giá là 149.000 VND/chai

❖ Nhà cung cấp nguyên liệu: Bách hóa xanh

Trang 16

Ưu điểm của nhà cung cấp:

- Tiện lợi và thuận tiện: Bách hóa xanh có nhiều cửa hàng trên khắp địa bàn, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và mua sắm trái cây gần nhà Ngoài ra, Bách hóa xanh cũng cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, giúp tiết kiệm thời gian và công sức

- Cam kết về an toàn thực phẩm: Bách hóa xanh tuân thủ các quy định và quy trình an toàn thực phẩm, đảm bảo rằng trái cây được bán ra là an toàn và không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng

- Chất lượng dịch vụ: Bách hóa xanh luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Nhân viên tận tâm và thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cho bạn về các sản phẩm trái cây

Nhược điểm của nhà cung cấp:

- Giá cả : Bách hóa xanh thường có chính sách giá cả cụ thể cho từng mặt hàng và không có tỷ suất chiết khấu khi mua với số lượng lớn so với một số nhà cung cấp khác

❖ Nhà cung cấp nguyên liệu: Minh Phương Fruit

Trang 17

Cam kết về an toàn thực phẩm: Những hàng hóa nhập khẩu có giấy chứng nhận C/O và C/Q rõ ràng cho từng loại sản phẩm

Tiện lợi và thuận tiện: Minh Phương Fruit có trang website bán hàng online thuận tiện cho việc tham khảo giá cả và dịch vụ giao hàng tận nơi khi đặt hàng trên website của cửa hàng

Giá cả: Khi mua hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu % theo từng mức độ số lượng của đơn hàng

2.2.2 Bán chịu và thu nợ

✓ Mua nguyên vật liệu với hình thức trả ngay:

Nhà cung cấp là Bách Hóa Xanh: Hình thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển khoản Với những đơn nguyên liệu giá trị nhỏ thì không thể ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu dài hạn với nhà cung cấp này và mức chiết khấu gần như bằng không Nhà cung cấp Minh Phương Fruit: Hình thức thanh toán là tiền mặt và chuyển khoản Nhưng sẽ ký hợp đồng mua bán lâu dài và có thể ghi nợ sau một thời gian Mức chiết

✓ Bán hàng thông qua sàn thương mại:

Sẽ có những mức chiết khấu cụ thể cho các khách hàng với từng số lượng sản phẩm bán ra

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Hình 1. 1 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng (Trang 6)
Bảng 2. 1. Chi phí nguyên vật liệu sản xuất - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 1. Chi phí nguyên vật liệu sản xuất (Trang 11)
Bảng 2. 2. Chi phí máy móc và thiết bị - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 2. Chi phí máy móc và thiết bị (Trang 11)
Bảng 2. 4. Chi phí cho một lần đặt hàng - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 4. Chi phí cho một lần đặt hàng (Trang 14)
Bảng 2. 6. Các chi phí thu mua - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 6. Các chi phí thu mua (Trang 15)
Hình ảnh sản phẩm: - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
nh ảnh sản phẩm: (Trang 18)
Bảng 2. 7. Bảng mức giảm giá theo số lượng sản phẩm - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 7. Bảng mức giảm giá theo số lượng sản phẩm (Trang 18)
Hình 2. 2. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Hình 2. 2. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 20)
Bảng 2. 8. Bảng nguyên liệu, thiết bị cho sản xuất - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Bảng 2. 8. Bảng nguyên liệu, thiết bị cho sản xuất (Trang 21)
Hình 2. 3. Quy trình đổi trả hàng hóa - quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm nước hoa quả lên men
Hình 2. 3. Quy trình đổi trả hàng hóa (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w