1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng của khách hàng, nhóm chúng em cùng nhau triển khai hoạt động kinh doanh nến thơm, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem đến những sản phẩm chất lượng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN THƠM

Nhóm: 8 Giảng viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Duy Bách

Trưởng nhóm: Đoàn Thị Cẩm Duyên

Trang 3

5 2036213798 Phan Thị Thu Nguyệt 2.3 + PPT Tốt 6 2036213746 Nguyễn Thị Thùy Linh 3.3, 3.4, 3.5 +

Word + PPT

Tốt

Trang 4

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 2

1.1.3 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng 2

2.4.2 Thiết kế quy trình sản xuất 17

2.4.3 Quản lý phương tiện 20

2.5 Phân phối 20

Trang 5

2.5.1 Quản lý đơn hàng 20

2.5.2 Lập lịch biểu giao hàng 22

2.5.3 Quy trình trả hàng 23

2.6 Kế hoạch kinh doanh mở rộng 24

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 26

3.1 Giải pháp về giải quyết đơn hàng: 26

3.2 Giải pháp về thu mua: 26

Trang 6

MỞ ĐẦU

Thị trường nến thơm đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, do nhu cầu về không gian thư giãn và tạo cảm giác yên bình tăng cao, với sự quan tâm và xu hướng hưởng thụ ngày càng phát triển thì sản phẩm nến thơm có tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường Sản phẩm nến thơm không chỉ tạo ra mùi hương dễ chịu mà còn tạo ra không gian thư giãn, giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng Điều này làm cho sản phẩm nến thơm trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng

Nến thơm không chỉ là một sản phẩm chức năng mà còn là một phần của trang trí nội thất và tạo không gian sống độc đáo Bằng cách tạo ra những nến thơm có thiết kế đẹp mắt và sang trọng, bạn có thể tăng thêm giá trị cho không gian sống của khách hàng Sản phẩm nến thơm có thể được sử dụng như một phụ kiện trang trí nội thất để tạo điểm nhấn và tạo cảm giác ấm cúng Khách hàng từ khắp mọi lứa tuổi và địa điểm đều có thể tận hưởng và sử dụng nến thơm

Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng của khách hàng, nhóm chúng em cùng nhau triển khai hoạt động kinh doanh nến thơm, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem đến những sản phẩm chất lượng và sự hài lòng nhất đến tay người tiêu dùng

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm

1.1.1 Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một hệ thống liên kết các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm từ nguyên vật liệu thô đến khách hàng cuối cùng Bao gồm các hoạt động như mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ đến quy trình phân phối

Chuỗi cung ứng thường bao gồm nhiều đối tác kinh doanh và các bên liên quan như nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Các thành phần trong chuỗi cung ứng hoạt động cùng nhau để đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ được cung cấp đúng thời gian, địa điểm và chất lượng mong muốn

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa/ dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng Bao gồm việc tích hợp các hoạt động như mua hàng, quản lý kho, vận chuyển, sản xuất và phân phối

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất của toàn bộ quá trình cung ứng, từ việc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ cho đến khi nó đến tay khách hàng Quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng

1.1.3 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng

(Nguồn: ThS Huỳnh Duy Bách, 2024) − Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô là những đơn vị cung cấp nguyên liệu thô, vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm Họ có thể là các công ty sản xuất, các trang trại, các mỏ khoáng sản, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ

− Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là đơn vị biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh Họ có thể là các nhà máy sản xuất, các công ty lắp ráp, hoặc các công ty chế biến Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ, một trong hai thành phần này có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng

− Nhà phân phối

Nhà phân phối là đơn vị mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng Họ có thể là các công ty thương mại, các đại lý, hoặc các nhà kho

− Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là đơn vị bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng Họ có thể là các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị, hoặc các cửa hàng trực

Trang 9

− Khách hàng

Là cá nhân/ tổ chức mua hoặc tiêu thụ sản phẩm Khách hàng chính là đối tượng duy nhất tạo ra giá trị cho toàn chuỗi

1.2 Mô hình SCOR

Sơ đồ 1.2 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng

(Nguồn: TS Nguyễn Xuân Quyết, 2016)

Chuỗi cung ứng hiện nay thường dựa vào mô hình quản lý chuỗi cung ứng quốc tế SCOR (Supply Chain Operations Reference) Mô hình này là một khung tài liệu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới để quản lý và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng Theo đó, chuỗi cung ứng quốc tế được chia thành 4 phần chính:

Trang 10

1.2.1 Hoạch định

Quy trình này liên quan đến việc xác định và thực hiện kế hoạch chiến lược cho chuỗi cung ứng Điều này bao gồm quản lý nhu cầu, kế hoạch sản xuất, quản trị hàng tồn kho và kiểm soát năng lực Mục tiêu của quy trình hoạch định chuỗi cung ứng này là đảm bảo rằng chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

− Dự báo nhu cầu

− Định giá sản phẩm

Chi phí máy móc và thiết bị = Chi phí máy móc và thiết bị = (Giá trị máy móc và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị)

Tổng chi phí sản xuất = chi phí nguyên liệu + chi phí lao động + chi phí vật liệu và thiết bị + Chi phí lưu kho + chi phí đặt hàng

Giá thành của sản phẩm = tổng chi phí sản xuất / số lượng sản phẩm Tổng doanh thu = giá bán x sản lượng

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí

− Quản lý tồn kho

Mô hình EOQ

Trang 11

1.2.2 Tìm nguồn cung ứng

Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu Hoạt động cung ứng bao gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết Hoạt động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng

1.2.3 Sản xuất

Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất và quản lý nhà máy Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể cách thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp trong quá trình sản xuất

1.2.4 Phân phối

Quy trình giao hàng tập trung vào việc vận chuyển, lưu kho và phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo rằng sản phẩm được giao đúng thời gian, địa điểm và số lượng yêu cầu Quản lý hiệu quả trong quy trình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hài lòng của khách hàng và giảm thiểu chi phí.

Trang 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN THƠM

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

Tên công ty: Mộc Nhiên Candles (từ ‘Mộc’ có nghĩa là “gỗ” hoặc “cây”, mang ý nghĩa về sự mộc mạc, bền vững, mạnh mẽ; từ “Nhiên” trong “tự nhiên” tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên từ việc sử dụng các nguyên liệu hữu cơ an toàn và gần gũi với môi trường Tên “Mộc Nhiên” có thể giúp khách hàng tưởng tượng đến một bầu không khí trong lành hay một mùi hương của cây cỏ và hoa lá, có thể tạo ra sự liên kết giữa khách hàng với sản phẩm nến thơm)

Lĩnh vực hoạt động: Cung cấp một loạt các nến thơm với các mùi hương tinh tế và đa dạng, từ mùi hương hoa, đến mùi hương gỗ và thảo mộc

Khách hàng mục tiêu: Bao gồm những người yêu thích không gian thư giãn,

thích sự lãng mạn, những người quan tâm tới sức khỏe và môi trường

Phân phối và tiếp thị: Sử dụng kênh bán hàng trực tuyến như Facebook, Tiktok, Instagram, Shopee,…

Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm nến thơm chất lượng cao, độc đáo và sáng tạo, đồng thời cung cấp dịch vụ khách hàng tận tâm và chuyên nghiệp Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu tự nhiên và an toàn để mang đến cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy

Tầm nhìn và mục tiêu: Chúng tôi hướng đến việc trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nến thơm, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thư giãn tuyệt vời và tạo không gian ấm áp, thơm mát trong cuộc sống hàng ngày

2.2 Hoạch định

2.2.1 Dự báo lượng cầu

Trong cuộc sống hiện đại, nến thơm ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường vì nó tạo ra một không gian thư giãn, lãng mạn giúp con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu Không những vậy, nến thơm còn dùng để trang trí nội thất, làm quà tặng

Trang 13

trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ kỉ niệm, Giáng sinh, hay một số ngày lễ khác Với nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm này, điều cần thiết để kinh doanh nến thơm phải sử dụng các chiến hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng

và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh

Sau quá trình khảo sát mức độ nhận biết và sử dụng nến thơm trong 3 ngày 28/3 – 30/3/2024, có 72 người tham gia Thông qua khảo sát thì thấy đối tượng khách hàng sử dụng nến thơm chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 15-55 với mức thu nhập trung bình

− Dự báo số lượng sản phẩm bán: 600 hủ/ tháng ( 50 gr/ hủ) − Dự báo số lượng khách hàng: 300-400 người

Trung bình 1 khách hàng sẽ mua từ 1-3 hủ vì shop bán trên các sàn thương mại điện tử nên khách thường sẽ mua nhiều sản phẩm để được hỗ trợ phí vận chuyển − Dự báo số lượng sản phẩm hư hỏng, bị lỗi: 30 hủ ( cứ sản xuất 100 hủ nến sẽ có 5% sô lượng hư hỏng)

Sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất là những sản phẩm không đạt chuẩn,

Trang 14

Bảng 2.1: Chi phí nguyên liệu làm nến thơm

STT Tên NVL Số lượng Đơn vị

tính Đơn giá (VNĐ) Tổng tiền

b) Chi phí máy móc và thiết bị

Bảng 2.2: Chi phí máy móc và thiết bị làm nến

Trang 15

và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị) = 49.000/36 + 34.000

d) Chi phí lưu kho

Bảng 2.4: Chi phí lưu kho của nến thơm

Tổng chi phí sản xuất = chi phí nguyên liệu + chi phí lao động + chi phí vật liệu và thiết bị + chi phí lưu kho + chi phí đặt hàng = 11.520.000 + 3.600.000 + 58.000

Tổng doanh thu = giá bán x sản lượng= 49.000*600 = 29.400.000 VNĐ

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 29.400.000 – 17.256.000 = 12.144.000 VNĐ

Trang 16

2.2.3 Quản lý lưu kho

a) Các biện pháp quản lý lưu kho

Sử dụng excel để quản lý số lượng kho, xuất kho, nhập kho và hàng hoá hư hỏng, rơi vỡ…

Phân loại theo mùi hương: Xếp riêng từng mùi hương khác nhau theo từng kệ khác nhau để dễ dàng kiểm tra định kỳ và sử dụng Các mùi hương có màu sắc cũng như mùi hương khác nhau, mắt thường và mũi đều có thể phân biệt được

Thực hiện kiểm tra định kỳ: 1 tuần kiểm tra 1 lần để kiểm đêm số lượng và hàng tồn kho, sắp xếp gọn gàng hàng hoá lại từng tuần, cũng như chất lượng của hàng

Trang 17

2.3 Tìm nguồn hàng

2.3.1 Thu mua

Các nhà cung cấp NVL bao gồm:

1 Sáp đậu nành:

Nhà cung cấp nguyên vật liệu chính: CRAFT HOUSE

Địa chỉ: 28 Đường Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM

Hình 2.1: Trang Shopee của Craft House

Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dự phòng khác như BELICOS, nến bơ Tịnh Tâm, Heny Garden

− Lí do chọn nhà cung cấp:

CRAFT HOUSE là một cửa hàng cung cấp các nguyên liệu làm đồ handmade lớn trên thị trường thương mại điện tử Shopee, ngoài ra shop còn là cửa hàng shopee mall nên uy tín cũng như chất lượng của shop sẽ đảm bảo hơn so với các cửa hàng thông thường khác Shop có lượt đánh giá khá cao trên sàn shopee 4.9/5.0 với 36 loại sản phẩm đa dạng, giá cả lại hợp lý Sáp để làm nến là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của shop và nhận được những lượt phản hồi tốt từ phía khách hàng

Trang 18

Hình 2.2: Đánh giá từ phía khách hàng tại shop

Vì cửa hàng đều bán online và offine tại TP Hồ Chí minh nên thuận tiện hơn trong việc vận chuyển cũng như tiết kiệm chi phí hơn các nhà cung cấp ở xa Chúng ta có thể đến tận nơi để kiểm định sản phẩm, nguồn hàng trước khi nhập về để sản xuất

− Chi phí thu mua:

Sáp đậu nành: 130.000 đồng/kg

2 Tim nến, bắc nến, Tinh dầu, Tem decor, Giấy rơm, Hộp carton

Nhà cung cấp chính: Cửa hàng cung cấp nguyên vật liệu handmade

Địa chỉ: 62/16A, Đường Trần Bình Trọng, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Hình 2.3: Trang Shopee của NVL

Trang 19

− Lí do chọn nhà cung cấp:

Shop có lượt đánh giá cao 4.9/5.0 trên sàn shopee, 8,6 nghìn lượt theo dõi và 422 sản phẩm đa dạng các loại với giả cả hợp lý Những mặt hàng bán chạy bên shop cũng đều là những nguyên vật liệu để tạo ra nến thơm

Hình 2.4: Đánh giá từ phía khách hàng tại shop

− Chi phí thu mua:

Tim nến, bắc nến 400 đồng/ 1 sợi Tinh dầu 2.000 đồng/ 1ml

Hộp carton kèm giấy rơm 1.000 đồng/ 1 hộp

Trang 20

− Lí do chọn nhà cung cấp:

Giá cả rẻ hơn các cửa hàng khác, chuyên sản xuất các mặt hàng về chậu xi măng lớn nhỏ, lượt đánh giá rất cao trên sàn thương mại điện tử 5.0/5.0, 5.2 nghìn lượt theo dõi với 153 loại sản phẩm đa dạng nên dễ dàng thay đổi theo nhu cầu

Hình 2.6: Đánh giá từ phía khách hàng

− Chi phí thu mua: 800 đồng/ 1 cốc

2.3.2 Bán chịu và thu nợ

Mua nguyên liệu : Khi mua nguyên liệu sẽ trả ngay để giúp xây dựng uy tín với đối tác, từ đó nhà cung cấp sẽ cung cấp thêm chiết khấu hoặc những ưu đãi khác cho việc thanh toán trả ngay, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể Trả ngay giúp tránh phải lo lắng về việc tích lũy nợ hoặc các khoản lãi suất phát sinh

Trang 21

Bán sản phẩm : Nến thơm sẽ được đưa tới khách hàng thông qua các hình thức như : hàng có sẵn và hàng đặt trước theo yêu cầu nên việc khách hàng nên vấn đề trả trước, trả ngay hay trả sau còn tùy thuộc vào khách hàng

Nhưng đối với cửa hàng chúng tôi thì sẽ ưu tiên trả trước hoặc trả ngay để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác ví dụ như sử dụng thu mua nguyên vật liệu cũng như thanh toán các loại chi phí phát sinh thêm Khách hàng có nhu cầu trả trước sẽ nhận được những ưu đãi, những chiết khấu cũng như quà tặng hấp dẫn từ phía cửa hàng

Nếu khách hàng lựa chọn việc trả sau thì bắt buộc phải cọc trước 1/3 giá trị đơn hàng cho cửa hàng để cửa hàng có thể duy trì được tài chính Tiền cọc này giúp đảm bảo rằng khách hàng cam kết mua sản phẩm, không hủy bỏ đơn hàng hoặc đặt hàng giả mạo

2.4 Sản xuất

2.4.1 Thiết kế sản phẩm

Hình 2.7: Hình ảnh minh họa nến thơm

Thành phần chính của nến thơm là sáp nến và tinh dầu tạo mùi thơm Công dụng của nến thơm rất đa dạng:

− Nến thơm mang lại sự ấm áp và lãng mạn cho căn phòng − Nến thơm làm tăng khả năng tập trung

− Nến thơm có khả năng khử mùi

− Nến thơm giúp bạn có giấc ngủ và thư giãn

Trang 22

2.4.2 Thiết kế quy trình sản xuất

Nến thơm là sản phẩm cần trải qua quá trình tinh chế, đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người dùng Chính vì thế, quy trình làm nến thơm sẽ khá tỉ mỉ

Sơ đồ 2.4.2: Mô hình quy trình sản xuất sản phẩm nến thơm

+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu làm nến thơm Một số nguyên liệu được sử dụng là:

 Cốc đựng nến: Cốc xi măng

Quy chuẩn chọn cốc: Cốc đựng nến cần làm từ các loại vật liệu chịu nhiệt Nhóm sẽ chọn cốc xi măng để đạt vừa đủ yêu cầu và tối thiểu hóa chi phí Điều này sẽ hạn chế cốc nến bị vỡ khi rót sáp nến hoặc nhiệt độ tỏa ra khi đốt nến

Lưu ý về các hình dáng của cốc: Không nên chọn cốc có phần miệng nhỏ hơn phần đáy Bởi vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ tỏa hương của nến Nhóm lựa chọn loại cốc xi măng có hình trụ thẳng đứng, trọng lượng 50gr có thời gian sử dụng 22 giờ

 Sáp làm nến: sáp đậu nành

Trên thị trường có rất nhiều loại sáp khác nhau như: Sáp đậu nành, sáp ong, sáp cọ, sáp paraffin, sáp gel, … Và mỗi loại đều có công dụng khác nhau Tùy vào nhà cung cấp khác nhau mà chất lượng sáp cũng có sự khác nhau mặc dù cùng tên gọi

Nhóm lựa chọn sáp đậu nành Là loại sáp chuyên dụng để làm nến thơm đựng trong ly cốc Sáp được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên là dầu đậu nành Loại sáp này được nhóm lựa chọn có những mặt lợi ích giúp: Mặt nến láng mịn, bám thành ly tốt, chứa nhiều tinh dầu và không khói đen Với chi phí rẻ cùng với

Ngày đăng: 29/04/2024, 06:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
BẢNG PHÂN CÔNG (Trang 3)
Sơ đồ 1.2 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Sơ đồ 1.2 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng (Trang 9)
Bảng 2.1: Chi phí nguyên liệu làm nến thơm - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Bảng 2.1 Chi phí nguyên liệu làm nến thơm (Trang 14)
Bảng 2.4: Chi phí lưu kho của nến thơm - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Bảng 2.4 Chi phí lưu kho của nến thơm (Trang 15)
Hình 2.1: Trang Shopee của Craft House - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.1 Trang Shopee của Craft House (Trang 17)
Hình 2.2: Đánh giá từ phía khách hàng tại shop - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.2 Đánh giá từ phía khách hàng tại shop (Trang 18)
Hình 2.3: Trang Shopee của NVL - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.3 Trang Shopee của NVL (Trang 18)
Hình 2.5: Trang Shopee của Haworthia - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.5 Trang Shopee của Haworthia (Trang 19)
Hình 2.6: Đánh giá từ phía khách hàng - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.6 Đánh giá từ phía khách hàng (Trang 20)
Hình 2.7: Hình ảnh minh họa nến thơm. - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Hình 2.7 Hình ảnh minh họa nến thơm (Trang 21)
Bảng 2.5: Quản lý phương tiện cho sản phẩm nến thơm. - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Bảng 2.5 Quản lý phương tiện cho sản phẩm nến thơm (Trang 25)
Bảng 2.6: Chi phí xử lý đơn hàng của sản phẩm nến thơm. - tiểu luận học phần quản trị chuỗi cung ứng đề tài phân tích chuỗi cung ứng về sản phẩm nến thơm
Bảng 2.6 Chi phí xử lý đơn hàng của sản phẩm nến thơm (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w