Đồng thời bổ sung các yếu tố định hình xu hướng thị trường tiêu dùng Việt năm 2024 Chương 3: Tổng quan công ty và chiến dịch marketing cho sản phẩm Ở chương cuối này, chúng tôi thành lập
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM QUÝ I NĂM 2024
Nhân khẩu học
Việt Nam là thị trường tiêu dùng tiềm năng với dân số trung bình đạt 100,3 triệu người Mức sinh có xu hướng giảm nhẹ, tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng
Từ đó cho thấy Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số Hiện nay, Việt Nam đang đạt “đỉnh” của cơ cấu dân số vàng (khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động) Số lao động có việc làm quý I năm 2024 đã phát triển trở lại như trước dịch Covid-19 Thu nhập bình quân tháng của người lao động vào quý I năm 2024 được cải thiện, đạt mức 7,6 triệu đồng (Theo Tổng cục Thống kê).
Môi trường kinh tế
Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2024, đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực và thế giới Góp phần thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người cũng như khả năng chi tiêu của người tiêu dùng GDP Việt Nam quý I năm 2024 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ và đang dần được kiểm soát Lãi suất cho vay giảm dần, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tiêu dùng Tỷ giá hối đoái ở năm 2024 vẫn giữ mức ổn định
Mặt khác, rủi ro chính trị đang diễn ra trên thế giới có thể tác động đến xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng của Việt Nam Hệ quả của dịch Covid-19 vẫn còn, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và xã hội.
Cung thị trường
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã có hơn 22,1 nghìn doanh nghiệp mới Với số doanh nghiệp tăng liên tục trong những năm gần đây, là minh chứng cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng như hoạt động kinh doanh của người dân.
Xu hướng tiêu dùng mới
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng tiêu dùng mới Những xu hướng mới hiện nay vô cùng đa dạng, điều đó được xem là thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
Tổng quan thị trường tiêu dùng Việt Nam quý I năm 2024 cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng, được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm kế tiếp Với lực lượng lao động dồi dào, lực lượng tiêu dùng ngày càng tăng, có mức chi tiêu cao cũng như ngày càng xuất hiện thêm nhiều xu hướng tiêu dùng mới, thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024
2.1 Các xu hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024
2.1.1 Xu hướng tích hợp công nghệ thông minh
Năm 2024 hứa hẹn sẽ là năm bùng nổ cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông minh tại Việt Nam Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các giải pháp thông minh cùng sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tích hợp công nghệ thông minh vào mọi mặt của cuộc sống
2.1.1.1 Nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh
Các thiết bị điện tử thông minh đã trở thành công cụ sử dụng thiết yếu trong đời sống hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay Statista dự báo thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam tăng trưởng với tốc độ CAGR 5,15% trong giai đoạn 2023-2028 Trong đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử thông minh (TV, tủ lạnh, máy giặt, loa thông minh) là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường này Báo cáo Digital Marketing của We Are Social 2024 cũng cung cấp các số liệu về xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử để truy cập internet tại Việt Nam được thể hiện ở hình 2.1
Hình 2.1 Xu hướng sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet (Nguồn: Vietnam Digital Report 2024, We Are Social)
2.1.1.2 Nhu cầu sử dụng các ứng dụng thông minh
Ví điện tử và thanh toán di động đang trở thành công cụ phổ biến giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi Dựa trên kết quả Nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 của Visa cho biết, 90% người tiêu dùng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số và khoảng 70% người tiêu dùng quan tâm đến tiền điện tử, NFT và metaverse Chính vì thế, thị trường thanh toán di động Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Các công ty nổi bật có thị phần lớn như M_Service, Viettel Digital Services, ZaloPay, VNPay,…
Ngoài ra, các ứng dụng giải trí, học tập, tra cứu thông tin cũng được người tiêu dùng Việt đặc biệt quan tâm và sử dụng thường xuyên Cụ thể, Báo cáo Digital Marketing của
We Are Social 2024 đưa ra các số liệu liên quan đến sự biến động lượt tải về và duy trì sử dụng các ứng dụng di động thông minh như được nêu trong hình 2.2
Theo đó, báo cáo còn chỉ ra một số ứng dụng được tải về nhiều như: TikTok, CapCut, VNEID, Telegram, MB Bank, và được duy trì sử dụng như: TikTok, VieOn, Youtube, Messenger, Bigo Live,
Nhìn chung, tích hợp công nghệ thông minh là xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại Việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng thông minh mang lại nhiều lợi ích và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; trải nghiệm giải trí đa dạng, phong phú; cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng Tuy nhiên, để biến công nghệ thông minh thành người bạn đồng hành hữu ích, mỗi cá nhân cần sử dụng một cách hợp lý, có ý thức An ninh mạng, bảo mật
Hình 2.2 Tổng quan thị trường ứng dụng di động Việt Nam (Nguồn: Vietnam Digital Report 2024, We Are Social)
4 thông tin cá nhân, nghiện công nghệ, tác động xấu đến sức khỏe,… là những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết
2.1.2 Xu hướng mua sắm trực tuyến
Hành vi mua sắm trực tuyến được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng sử dụng giao dịch mua hàng trực tuyến (Monsuwe và cộng sự, 2004) Hành vi mua hàng qua mạng dựa trên giao diện các website, hình ảnh về sản phẩm đăng tải trên mạng (Lohse and Spiller, 1988; Park and Kim, 2003) Tóm lại, hành vi mua hàng trực tuyến là quá trình mua sắm được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa hàng thông qua mạng internet
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây Điều này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự tăng trưởng quy mô thị trường thương mại điện tử và sự chuyển dần sang mua sắm trực tuyến trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam
2.1.2.1 Tăng trưởng về quy mô thị trường thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ và dần khẳng định vị thế là thị trường tiềm năng, tầm cỡ nhất khu vực Đông Nam Á Theo Mordor Intelligence, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 14,7 tỷ USD năm 2024 và tăng trưởng với tốc độ CAGR 10,09% giai đoạn 2024-2029 Trong đó, mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 60% Đồng thời, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới
2.1.2.2 Thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm qua các ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là Shopee, Lazada và TikTok Shop Trong năm qua, livestream và bán hàng đa kênh đã trở thành hình thức mua sắm phổ biến Điều này có thể nhận thấy trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn vừa qua, khi các chợ truyền thống đã giảm đáng kể số lượng người mua thì dịch vụ giao hàng cho các sàn thương mại điện tử lại phải làm hết công suất để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến Dựa trên khảo sát của Cốc Cốc: 71% người xem đã mua hàng qua livestream; 50% người tiêu dùng cho biết livestream tác động tới quyết định mua hàng; 70% người mua sắm qua livestream nhiều hơn so với trước đây Hay PPRO đã công bố, người tiêu dùng Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trị giá 13 tỷ đô la mỗi năm, và khoảng 5 tỷ USD từ các thương gia ở các quốc gia khác và dự đoán là 24 tỷ USD vào năm 2027
Như vậy, năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục tiếp cận xu hướng mua sắm trực tuyến Sự phát triển của thương mại điện tử đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng sang mua sắm trực tuyến Hành vi mua sắm này tạo nên sự thuận tiện trong so sánh, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ với nhiều nguồn thông tin một cách nhanh chóng, đa dạng và khách quan Đây được xem là xu hướng tiêu dùng tiêu biểu của người tiêu dùng không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên cả thế giới
2.1.3 Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững
Theo Kotler, Kartajaya & Setiawan (2018), tiêu dùng xanh, bền vững là xu hướng tiêu dùng hướng đến việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, tác động tối thiểu tiêu cực đến hệ sinh thái và bảo vệ Trái Đất Tiêu dùng xanh, bền vững mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, bao gồm nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường (Porter, 1991) Đại dịch Covid-