1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk

46 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tác giả Nguyễn Nhất Huy, Nguyễn Gia Phong, Trương Nhất Triệu, Phan Duy Khang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Sương
Trường học Cao Đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing căn bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 7,57 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP (6)
    • 1.1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (0)
      • 1.1.1: TÊN DOANH NGHIỆP (0)
      • 1.1.2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (6)
      • 1.1.3: TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI (9)
    • 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (10)
      • 1.2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (11)
      • 1.2.2: VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐÓ (0)
    • 1.3: LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CHỦ YẾU (0)
      • 1.3.1: LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG (15)
      • 1.3.2: SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CHỦ YẾU (17)
    • 2.1 PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG (26)
      • 2.1.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (26)
      • 2.1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ (30)
      • 2.1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (33)
    • 2.2 PHÂN TÍCH SWOT (37)

Nội dung

Quận 7, HỒ CHÍ MINHĐiện thoại: 848 54 155 555 / Fax: 848 54 161 226Website: https: //www.vinamilk.com.vn/E-mail: vinamilk@vinamilk.com1.1.2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNVinamilk là t

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hình 1.2: sơ đồ tổ chức của Vinamilk.

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.

Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.

Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.

Hình1.3: Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026

Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng

4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.

Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội. Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

1.2.2 VAI TRÒ CÁC VỊ TRÍ CỦA MARKETING TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐÓ. Phòng Kinh Doanh o Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạc kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh o Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả o Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị trường

Phòng Marketing o Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại o Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường o Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Phòng Nhân sự o Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự của toàn công ty o Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực o Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự o Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính, Nhan sự của các Chi nhánh, Nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một cách tốt nhất o Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty o Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên trong công ty.

Phòng Dự án o Lâp kế hoạch và triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các nhà máy o Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định o Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn công ty o Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật o Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng xây dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dựng nhà máy o Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật. o Lập kế hoạch và tôt chức ấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn công ty đề ra cho từng dự án.

Phòng Cung ứng điều vận o Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận o Thực hiện múa sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CHỦ YẾU

o Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu hiệu quả o Nhận ơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận o Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.

Phòng Tài chính Kế toán o Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán o Tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính o Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán o Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty o Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán o Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của công ty có hiệu quả.

Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm o Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm o Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước o Xây dựng và giám sát hệ thống nhằm ảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước (ISO, HACCP) o Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và quy trình ảm bảo chất lượng o Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ể phát triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

1.3 LĨNH VỤC HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CHỦ YẾU.

Công ty Vinamilk, hoặc Tập đoàn Sữa Việt Nam, là một trong những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất và kinh doanh sữa tại Việt Nam Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Sản xuất và kinh doanh sữa: Vinamilk chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, và các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa đặc, sữa chua uống, kem, và sữa chua đóng hộp.

Sản phẩm dinh dưỡng: Công ty cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng như bột dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, sữa bổ sung, và các loại thực phẩm dành cho trẻ em và người già.

Sản xuất và kinh doanh nước giải khát: Vinamilk cũng sản xuất và kinh doanh nước giải khát không cồn như nước ép trái cây, nước trái cây có ga, nước trái cây hỗn hợp và các loại nước uống khác.

Sản phẩm từ sữa chế biến: Vinamilk chế biến sữa thành các sản phẩm như sữa chua, kem, bơ, phô mai, sữa đặc, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa khác.

Xuất khẩu: Vinamilk không chỉ cung cấp sản phẩm trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác, đóng góp vào xuất khẩu và phát triển nông nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp và chăn nuôi: Vinamilk có sự đầu tư và quan tâm đến nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho sản xuất sữa, đồng thời hỗ trợ và phát triển chăn nuôi bền vững.

Kinh doanh bất động sản: Ngoài lĩnh vực sữa và ngành công nghiệp thực phẩm, Vinamilk cũng có hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản như mua bán và cho thuê căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại và các dự án bất động sản khác.

Dịch vụ du lịch và nhà hàng: Vinamilk cũng có hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và nhà hàng Công ty sở hữu và quản lý các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan du lịch Vinamilk tạo ra các trải nghiệm du lịch và ẩm thực đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam.

Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi: Vinamilk cung cấp các loại thức ăn chăn nuôi như thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm và các sản phẩm dinh dưỡng khác để hỗ trợ ngành chăn nuôi.Nghiên cứu và phát triển: Vinamilk đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường và khám phá các cơ hội mới.

Xã hội và cộng đồng: Vinamilk thực hiện các hoạt động xã hội và cộng đồng nhằm đóng góp vào phát triển bền vững của cộng đồng, bao gồm các chương trình hỗ trợ giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động từ thiện khác.

1.3.2 SẢN PHẨM /DỊCH VỤ CHỦ YẾU

Sữa tươi và sữa dinh dưỡng

Sữa tươi tiệt trùng: o Vinamilk 100%: ít đường, có đường, không đường, ít béo, hương dâu, socola o Vinamilk Green Farm: rất ít đường, có đường, không đường o Vinamilk 100% Organic o Vinamilk sữa tươi tiệt trùng chứa tổ yến

Hình 1.4:Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Sữa tươi thanh trùng: o Vinamilk 100%: có đường, không đường

Hình 1.5:Sữa tươi thanh trùng.

Sữa dinh dưỡng tiệt trùng: o Vinamilk sữa bịch: không đường, ít đường, có đường, hương dâu, socola o Vinamilk ADM: có đường, ngũ cốc, socola, hương dâu o Vinamilk Flex không lactoza

Hình 1.6:Các sản phẩm sữa dinh dưỡng tiệt trùng

Sữa cho mẹ mang thai và bé

Sữa cho mẹ mang thai và cho con bú o Optimum Mama Gold o Dielac Mama Gold

Hình 1.7: Các sản phẩm sữa cho mẹ mang thai và cho con bú.

PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG

Môi trường kinh doanh của công ty bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ Mỗi môi trường có một sự ảnh hưởng riêng tới công ty Do vậy chúng tôi ở ây sẽ phân tích rõ sự ảnh hưởng của từng môi trường

2.1.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Tình hình chính trị pháp luật ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Điều này cũng tác động tích cực đến việc xây dựng và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành sữa nói riêng.

Kể từ thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập ASEAN năm 1995 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia Bước ngoặt quan trọng phải kể đến là ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng thị trường, cũng như thu hút khách hàng mới, nhà đầu tư, tăng doanh thu, tiếp cận công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất của các công ty trong ngành sữa.

Tuy nhiên, điều này cũng mang đến nhưng thách thức khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 70% nguyên liệu sữa bột để sản xuất do nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được với thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu xuất khẩu thấp hơn mức cam kết WTO.

Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện pháp luật Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở bảo đảm thuận lợi, bình đẳng để doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh.

Hơn nữa, các chính sách khuyến khích của Nhà nước cũng rất tích cực đối với các công ty đại chúng Nhà nước khuyến khích nông dân chăn nuôi và chế biến bò sữa để tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp trong ngành Khuyến khích mọi người dùng sữa để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương khớp cho mọi người.

Chiến dịch Uống và phát sữa miễn phí của các công ty sữa góp phần tạo ra thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam Đặc biệt là các ưu đãi về thuế Ngành sữa được hưởng ưu đãi tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị Đây là nguồn động viên tinh thần, tạo động lực để công ty cố gắng hơn nữa.

Trong tương lai, dân số Việt Nam sẽ già đi nhanh chóng do lượng người trong độ tuổi lao động hiện chiếm 2/3 dân số nên thị trường sữa dành cho người già sẽ rất tiềm năng.

2.1.1.2 Công nghệ Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ :Công nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo ra sản phẩm mới để khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc trang bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và mức độ truyền tin về sản phẩm: Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu cầu của người tiêu dùng càng gia tăng về chất lượng và số lượng Đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra một lực lượng sản xuất mới rất hiệu quả cho doanh nghiêp.giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm Mặt khác Vinamilk cũng như các doanh nghiệp khác cũng cần phải cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá nhiều chi phí cho quảng cáo dẫn tới tăng giá thành của sản phẩm gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp Một thách thức khác đó là các sản phẩm có chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu kỳ sống bởi những đòi hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng,dẫn đến việc lạc hậu về kỹ thuật của những dòng sản phẩm trên thị trường Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm Đối với các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ: đó là những cơ sở hữu ích sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các cách thức chế biến sữa để phù hợp với khẩu vị tiêu dùng khác nhau Đây cũng là một trong số những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh hơn thông qua các kênh tư vấn về chính sách khoa học công nghệ.

Hình 2.1 Quy trình sản xuất sữa.

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác.

Thu nhập bình quân đầu người tháng 11/2020 của Việt Nam ước tính đạt triệu đồng, tương đương 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 khoảng 144 USD, thấp hơn mức tăng của năm 2019 ( tăng gần 500.000 tỉ đồng so với năm 2018) Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ… Ngoài ra, một xu hướng khác là sự phân bố về thu nhập có nhiều phân hóa trong dân chúng cũng là một vấn đề mà công ty cần quan tâm Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020 Dịch Covid- 19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020 Theo tạp chí tài chính- cơ quan thông tin của bộ tài chính GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 1,81% Riêng GDP quý II/2020, ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020 Nguyên nhân là do quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-

PHÂN TÍCH SWOT

Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sự dụng hơn

Thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng tín nhiệm Thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009

Vinamilk sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như: sữa đặc Ông Thọ, Ngôi sao, Dielac, Yogurt Vinamilk.

Chiến lược Marketing bài bản và chuyên nghiệp:

Với một tập đoàn lớn, có bề dày thành tích như Vinamilk thì các chương trình quảng cáo, PR, Marketing đều rất bài bản và chuyên nghiệp, mang tính nhân văn cao, chạm đến trái tim người dùng, điển hình như các chương trình Sữa học đường, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, chiến dịch “Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam”…

Bên cạnh đó, Vinamilk có một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn mạnh Vinamilk rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người dùng, cũng như các hoạt động bán hàng của các nhà phân phối, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng trên nhiều phương diện, tận dụng tốt phương tiện truyền thông mạng xã hội để làm thương hiệu và cũng nhờ đó, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa tốt và phù hợp nhất cho người tiêu dùng

Lãnh đạo và quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm

- Lãnh đạo và quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm:

Vinamilk có một đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh doanh bền vững

Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại

Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, chất lượng sản phẩm không thua kém hàng ngoại nhập trong khi giá cả lại rất cạnh tranh Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ và Ngôi sao” là sản phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của đa số người dân hiện nay Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 55%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 80% thị phần về sữa đặc, 80% thị phần sữa chua, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột → Vinamilk có khả năng định giá bán trên thị trường (có khả năng chi phối thị trường).

- Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và

Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống

Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng, đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Sản phẩm được phân phối thông qua hệ thống Metro, siêu thị → người tiêu dùng (kênh hiện đại); nhà phân phối → điểm bán lẻ → người tiêu dùng ( kênh truyền thống) Đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

Quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư việc cung cấp sữa bò

Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao Điều này giúp bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường trong nước Các nhà máy sản xuất của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại, cho phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt

Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, nhằm chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào Bên cạnh đó, công ty đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) và tổ hợp trang trại bò sữa Orrganic với quy mô siêu lớn tại Lào nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu Vinamilk tiêu thụ hơn 1/2 sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước , điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối đối với thị trường giá nguyên liệu trong nước

Có tiềm lực tài chính vững mạnh:

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn, khả năng tự chủ tài chính tốt Thêm nữa, việc gián tiếp thâu tóm sữa Mộc Châu cũng góp phần nâng cao và mở rộng vốn tài chính của hãng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng với lãi ròng 9 tháng đầu năm gần 8,380 tỷ đồng, thực hiện được 80% kế hoạch năm Theo số liệu của Kantar Worldpanel, trong Q2 – 2019, sữa và các sản phẩm từ sữa tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu thị trường FMCG với mức tăng trưởng ấn tượng Bên cạnh đó mảng xuất khẩu cũng tăng trưởng nhờ mở rộng ASEAN Vào tháng 9/2019, Vinamilk cũng đã chính thức xuất khẩu vào thị trường tiềm năng là Trung Quốc và nhận được nhiều phản hồi tích cực

Nghiên cứu và phát triển hướng theo thị trường

Năng lực nghiên cứu và phát triển theo đinh hướng thị trường Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như phương tiện truyền thông về các vấn đề thực phẩm và đồ uống Cung cấp các sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chất lượng cao

Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun đo Niro của Đan Mạch Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác

Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu

Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (60%) Vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá

Thị phần sữa bột chưa cao:

Vinamilk chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Hà Lan, Lợi thế của các hãng sữa quốc tế là sữa bột được nhập khẩu, nên các doanh nghiệp trong nước không có lợi thế về giá so với các doanh nghiệp ngoại

Dù theo sau Vinamilk ở phân khúc này nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-15% so với đối thủ, NutiFood đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa bột Hiện sản phẩm GrowPLUS+ của NutiFood chiếm thị phần cao nhất trong phân khúc sữa bột đặc trị dành cho trẻ em (39,3%) và phân khúc sữa bột pha sẵn trên toàn quốc (37,4%), theo khảo sát của Nielsen Theo báo cáo của BVSC thị trường sữa bột trong nước do sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65%, Dutchlady chiếm 20%, Vinamilk chiếm 16% Điểm yếu về vấn đề marketing:

Theo ông Trần Bảo Minh - phó tổng giám đốc Vinamilk: Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Vinamilk so với những đối thủ cạnh tranh như TH true milk ,…

Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm:

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
1.2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (Trang 11)
Hình 1.4:Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Sữa tươi thanh trùng: - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.4 Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Sữa tươi thanh trùng: (Trang 17)
Hình 1.5:Sữa tươi thanh trùng. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.5 Sữa tươi thanh trùng (Trang 18)
Hình 1.6:Các sản phẩm sữa dinh dưỡng tiệt trùng - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.6 Các sản phẩm sữa dinh dưỡng tiệt trùng (Trang 18)
Hình 1.8: Các sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.8 Các sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 19)
Hình 1.9:Một số sản phẩm thực phẩm ăn dậm. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.9 Một số sản phẩm thực phẩm ăn dậm (Trang 20)
Hình 1.10: Sữa cho người cao tuổi  Vinamilk Sure Prevent - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.10 Sữa cho người cao tuổi Vinamilk Sure Prevent (Trang 20)
Hình 1.11: Một số sản phẩm sữa chua ăn của Vinamilk. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.11 Một số sản phẩm sữa chua ăn của Vinamilk (Trang 21)
Hình 1.13:Một số sản phẩm sữa đặc của Vinamik - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.13 Một số sản phẩm sữa đặc của Vinamik (Trang 22)
Hình 1.12: Một số sản phẩm sữa chua uống của Vinamilk. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.12 Một số sản phẩm sữa chua uống của Vinamilk (Trang 22)
Hình 1.14:Một số sản phẩm sữa thực vật từ Vinamilk - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.14 Một số sản phẩm sữa thực vật từ Vinamilk (Trang 23)
Hình 1.16: Trà Astiso Vfresh - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.16 Trà Astiso Vfresh (Trang 24)
Hình 1.17: Một số sản phẩm kem hộp từ Vinamilk. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 1.17 Một số sản phẩm kem hộp từ Vinamilk (Trang 25)
Hình 2.1 Quy trình sản xuất sữa. - tiểu luận phân tích và đề xuất chiến lược marketing cho công ty cổ phầnsữa việt nam vinamilk
Hình 2.1 Quy trình sản xuất sữa (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN