1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Việt Nam giai đoạn 2011- 2021

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA THONG KE

CHUYEN DE TOT NGHIEP

CHUYEN NGANH THONG KE KINH TE

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan dé tài “Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài

chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán

HOSE Việt Nam giai đoạn 2011- 2021” là công trình nghiên cứu độc lập của ban

thân Các số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn chính xác và được trích dẫnrõ ràng Ngoài ra đề tài có sử dụng một số tài liệu tham khảo đã được trích dẫnđầy đủ và ghi rõ nguồn gốc ở danh mục tài liệu tham khảo Nếu có vấn đề gì xảy

ra em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ mô, khoa và nhà trường.

Sinh viên thực hiệnLê Linh Chi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thé quý thaycô trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tham gia giảng dạy đã tận tình, tâm huyếthỗ trợ em cho em trong suốt khoảng thời gian em theo học tại trường.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn ThS TrầnHoài Nam đã luôn hướng dẫn và chỉ dạy em rất nhiệt tình, chu đáo trong suốt quátrình nghiên cứu dé em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Do hạn chê vê mặt kiên thức và thời gian, nghiên cứu của em còn thiêu sót.

Em mong nhận được sự đóng góp ý kiên của các thây cô và mọi người đê nghiên

cứu hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 03 năm 2023

Sinh viên thực hiệnLê Linh Chi

Trang 4

1.1.1 Đặc điểm các yếu tố cau thành cau trúc tài chính của doanh nghiệp 5

1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 8

1.2 Cau trúc tài chính của doanh nghiệp ngành xây dựng 8

1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam 81.2.2 Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây1.3 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chínhdoanh nghiệp ngành xây Aung o5 5s S9 9 9 9 0 0099996 141.3.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến cautrúc tài chính doanh nghiệp ngành xây dựng -s++++ss++sexsseeeseers 141.3.2 Nghiên cứu về các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanhnghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam - SH ưy 17CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC NHÂN TO ANH HUONG DENCÁU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂYpc 19

2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu - 5° 5s sssessess=sesessessesse 192.1.1 Mô hình tổng quát - + ©5¿+¿+++EE++EE+2EEtEEEEEE++EESEEerkkerkrerkrsrree 19

2.1.2 Do lường biến phụ thuộỘc -¿ 2¿- 2£ 52 +22£E2EE+EEE+EESExrzrxerxeerxesrxee 222.1.3 Do lường biến độc lập - 2 2©E+E+2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrerker 22

2.2 Dữ liệu nghiên CUU << < 2 999.9960.000 1 10 000056 232.2.1 Chọn MAU (¿G1 E 3319111 EềE 31111111 1 1E 111111111111 vn nen 23

Trang 5

2.2.2 Phương pháp phân tích đữ liệu 5 5Ă S25 322 *+v+seseereereerress 23

CHUONG 3: PHAN TÍCH ANH HUONG CUA CÁC NHÂN TO DEN CAU

TRÚC TÀI CHÍNH CUA CAC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DUNG

NIÊM YÉT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

bù na 31

3.1.Thống kê mô tả các biến trong mô hình .s- 5° 2s ssss5s«e 31

3.2 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến cau trúc tài chính của các

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai

oan 2OLL- 2021 5-55 5 < 4 9 4 0490999999 91 04 940105.004090896 33

3.2.1 Kiểm định tính dừng các biến trong mô hình - ¿5z 5+2 333.2.2 Phân tích sự tương quan giữa các biến 2¿©¿+cx++z++zx++rxe+zxee 343.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến -2¿ 22 s+x+£xczEzrxerxerxee 36

3.2.4 Lựa chọn mô hình phù hợp trong ba mô hình POLS, FEM và REM 36

3.2.5 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số và tự tương quan của mô hình 393.2.6 Phương pháp hồi quy Sys-GMM -¿ 5¿©22©5+2cxc2zxrzreerxeerxesrxee 40

4000900075 ÔỎ 44TÀI LIEU THAM KHAO 22 2+°£©E©EEV2222vedeeccvvvvvcvvvee 45

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Bang do lường các biến trong mô hình 2-2 z2s+s2£sz+š 22Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biẾn 2 + £©E E+EE+EE+EE2E££E£EEeEEeEEerxrrsrreee 32Bang 3.2: Kiểm định tính dừng cho các biến -2- 2 2 s2 +s2E+£z+zxerxeee 34Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến - 2-52 2+EecEerxerxerxersrreee 35Bang 3.5: Kết quả chạy mô hình POL/S 2-2 5£ £+S£+£+£E£E+Evrxerxeee 37Bảng 3.6: Kết quả chạy mô hình EEM - 2-22 5222x22+t£E+erxeerxrrrrees 37

Bang 3.7: Kết quả chạy mô hình REM - 2-2-2 5£ 22££+£E££EzE+zEzrxerxeee 38

Bang 3.8: Kết quả chạy mô hình Sys-GMM 2-52 2+c2EccxeEEerxersereee 40

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Top 10 doanh nghiệp niêm yết có khoản phải thu cuối tháng 9/ 2022

lớn nhất thị tTưỜnng, - + 2 ¿+ kSE+SE9EEEEE2E12E12E212171112112112111111111 11111 xe 13Hình 1.2: Top 10 doanh nghiệp có khoản phải thu cao nhất thị trường chứng

khoán hau hết đều tăng cường vay nợ sau 9 tháng . ¿c2 + cs+cs+cee: 14Nguồn: FiinnPFO - 5-5656 ScSSEÉEEEEEEEEE 1211211215 1111111111 11111111 111111 y0 14Hình 2.1: Mô hình nghiên CỨU 5c + E123 E911 3 11911 111v 1H nh ng key 19Hình 3.1: Thống kê mô tả các biến - 2-2 2¿©+©+++x++EE+2EEtExevrxeerxerrrrees 3I

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chỉ tiêu cấu trúc tài chính (CTTC) phản ánh cơ câu các nguồn vốn dùng dé tài trợcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Do đó, chỉ tiêu này đóng vaitrò quan trọng trong quản trị tài chính DN bởi một cơ cấu nguồn vốn phù hợp sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tối ưu hiệu quả kinh doanh của DN Đặc biệt với cácDN ngành xây dựng, nguồn vốn cần thiết dé duy trì hoạt động kinh doanh là rất lớn nênviệc tổ chức nguồn vốn dé tối đa hóa lợi nhuận và tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng lực

cạnh tranh là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, thực trạng hiện nay các DN ngành xây dựng

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu dòng vốn, nguồn nhân lực, lạmphát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các DN ngành xây dựng Trong 2 năm 2020 và2021, dưới sự bùng phát mạnh của dịch bệnh, nhiều dự án của doanh nghiệp xây dựng bịđình trệ do phải thực hiện giãn cách và bị đứt gãy nguồn cung vật liệu cũng như sự thiếuhụt nhân lực Theo số liệu của Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2021, ngành xây dựng

cả nước tăng trưởng 6.76% là mức thấp nhất trong giai đoạn phát triển 2016-2020 Bên

cạnh đó, theo Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), trong 2.000 doanh

nghiệp xây dựng trên cả nước, 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô vốn dao động dưới

100 tỷ đồng với điểm chung là tất cả doanh nghiệp đều có nợ đọng Khi nguồn vốn eo hẹp

lại bi nợ đọng lớn, các doanh nghiệp xây dựng phải tăng vay nợ ngân hang dé trang trải thicông dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp xây dựng có hệ số nợ trên tổng tài sản cao.

Điều này cho thay các DNXD sử dụng nhiều nợ nhưng tiến độ nghiệm thu, thanh toán khốilượng xây dựng hoàn thành chậm sẽ có tác động tiêu cực đến dòng tiền và tăng nguy cơrủi ro về tài chính Do đó, các DNXD cần có các chiến lược và chính sách kinh doanh phùhợp, lựa chọn cau trúc tài chính (CTTC) phù hợp dé đạt được mục đích trong kinh doanhvà duy trì doanh nghiệp phát triển 6n định Tính đến hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trongvà ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC trong các DN được thực hiện nhằmgiúp đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp Trong các nghiên cứu có sự khác nhau giữacác nhân tố ảnh hưởng cũng như chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đó đến CTTCqua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, quốc gia khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết

quả nghiên cứu.

Trang 9

Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng nói trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Phan tích các nhân tổ ảnh hưởng dén cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngànhxây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Việt Nam giai đoạn 2011- 2021”.

2 Mục đích nghiên cứu:

e Vận dụng lý thuyết hồi quy POLS, FEM, REM, Sys - GMM dé xây dựng mô

hình hồi quy phân tích nhân tổ tác động đến cau trúc tài chính của các doanh nghiệp ngànhxây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021.

e Xác định các nhân tô ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Việt Nam từ đó có

cái nhìn tổng quan về CTTC tại các DNXD Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị nhằmtăng cường huy động các nguồn vốn cho hoạt động xây dựng và giảm thiêu rủi ro về tàichính của các DNXD.

3 Đối tượng nghiên cứu — phạm vi nghiên cứu:3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu là câu trúc tài chính của các DN ngành xây dựng ở Việt Namtrong môi quan hệ với các nhân tô ảnh hưởng, gôm các nhân tô thuộc về bên trong doanhnghiệp.

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Dữ liệu nghiên cứu

Trang 10

Nghiên cứu sử dung dit liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính cuối năm đãqua kiểm toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSEgồm 25 công ty từ năm 2011 đến 2021, tổng số 275 quan sát.

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

e Phương pháp thống kê mô tả: Tính toán các giá trị trung bình, phương sai, détong hop, mô tả những đặc điểm chung nhất của các DNXD niêm yết trên sàn chứng khoán

HOSE Việt Nam.

© Mô hình: Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

e Phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình: Sử dụng phương pháp hồi quy

POLS, FEM, REM, Sys — GMM.

Két cau dé tài:

Chương 1: Tông quan nghiên cứu về các nhân tô ảnh hưởng dén cau trúc tai chính

trong các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong các

doanh nghiệp ngành xây dựng.

Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của các doanhnghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Việt Nam giai đoạn 201 1-2021.

Trang 11

CHƯƠNG 1

TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CÁC NHÂN TO ANH HUONG DENCAU TRUC TAI CHINH TRONG CAC DOANH NGHIEP NGANH

XAY DUNG

1.1 Khái niệm chung về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một trong những bước ngoặt về nghiên cứu cấu trúc tài chính trong doanh nghiệpphải ké đến nghiên cứu của Franco Modigliani va Merton Miller (1958) Nhiều nghiên cứusau này đã lấy kết quả nghiên cứu của Franco Modigliani va Merton Miller làm nền mónglý thuyết để đưa ra những nghiên cứu sâu hơn về CTTC trong doanh nghiệp Theo đó, cấutrúc tài chính được tác giả định nghĩa là quan hệ tỷ lệ của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Theo Scott và Martin (1975), CTTC là tỷ lệ giữa von cô phần phổ thông (bao gồm cảgiá trị của cô phiếu phổ thông cộng với lợi nhuận sau thuế và các khoản dự trữ thặng dư)trên tông tài sản.

Trong nghiên cứu về các nhân tô tác động đên câu trúc tai chính năm 1979 của Ferrivà Jones, tác giả đã định nghĩa CTTC là tỷ lệ tổng nợ trên tông tài sản theo giá trị số sách.Stephen A.Ross W Westerfield và Bradford D Jordan (2003) cho rằng cấu trúc tàichính của một DN là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷlệ nhất định dé tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Nghiên cứu của TrầnThị Thanh (2011) cũng cùng quan điểm với nghiên cứu trên khi cho rằng thuật ngữ cấutrúc tài chính phản ánh mối quan hệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ quá

trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Macguigan va cộng sự (2006) lại cho rằng “cấu trúc tài chính là sự kếthợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cô phần ưu đãi và vốn cô phần thường

được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của DN”.

Trên thực tế, khi xem xét cấu trúc tài chính của DN, đặc biệt là các DN ở các nền kinhtế phát triển, DN có thé dé dàng tiếp cận nguồn vốn vay và các nước phát triển cũng cónhững chính sách tài trợ DN nhằm hỗ trợ DN thì CTTC thường được cho rằng hình thành

Trang 12

bởi nguồn vốn dài hạn Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ ở các DN ngoài các trái phiếu pháthành, các khoản nợ vay dài hạn thì còn có các khoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợkhác trong kinh doanh, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển thì khoản nợ ngắn hạnlại chiếm tỷ trọng cao trong CTTC của doanh nghiệp Bên cạnh đó, phân loại ngành cũngđóng vai trò quan trọng trong CTTC của DN Nghiên cứu của Dung Thi Thuy Tran (2015)cho rằng có mức nợ cao hơn đối với các công ty thuộc các ngành Xây dựng, Vật liệu xâydựng, Bất động sản và Ngành khoáng sản, tiếp theo là Sản xuất, Thép, Nhựa và Bao bì.

Do đó, dựa trên việc tổng hợp định nghĩa CTTC từ các nghiên cứu đi trước, CTTCcua DN trong phạm vi dé tai duoc hiéu 1a ty lệ giữa tổng nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn)và tong tài san.

1.1.1 Đặc diém các yếu tố cau thành cấu trúc tài chính của doanh nghiệp1.1.1.1, Nợ phải trả

Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: Nợ phải trả là nghĩa vụhiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệpphải thanh toán từ các nguồn lực của minh Nợ phải trả là một bộ phận cấu thành nênCTTC Nợ phải trả bao gồm hai loại nợ chính: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

+ No ngan hạn: Là các khoản nợ ma DN phải có trách nhiệm thanh toán trong vòng mộtnăm hay một chu kỳ kinh doanh bình thường Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm

các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp,

thông thường là các khoản sau: nợ phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà

nước, ứng trước của khách hang, chi phí phải trả, tín dụng thương mại, Như vậy nợ phải

trả ngăn hạn trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ phải trả thông thường, được phanánh trên bảng cân đối kế toán và được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị Nguồn

vốn huy động này sẽ được DN huy động dé sử dụng tạm thời vào hoạt động sản xuất kinhdoanh.

+ Nợ trung va dài han: Nợ trung và dài hạn là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên | năm,

DN phải có trách nhiệm thanh toán nợ gốc và chi phí sử dụng vốn sau một thời hạn quyđịnh Khoản nợ này thường bao gốm các khoản sau: Vay dài hạn cho đầu tư phát trién, tráiphiếu phát hành; Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dai han, Do thời gian sử dụng vốn của

5

Trang 13

các khoản nợ này dài nên khoản nợ này thường được sử dụng đê tài trợ các dự án đâu tưdai han.

1.1.1.2 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tổng tài sản sau khi trừ nợ phải trả và được xemnhư tài sản thuần của DN, bao gồm nguồn vốn do các bên đóng góp khi thành lập DN, vốnbổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN và do tăng vốn Do tínhchất trách nhiệm hữu hạn của đa phần các DN nên về mặt pháp lý, với vốn chủ sở hữu(VCSH) thì DN không có trách nhiệm thanh toán cho chủ sở hữu phần góp vốn ban đầu vàgóp vốn bổ sung Chủ sở hữu DN chỉ kỳ vọng vào kết quả SXKD của DN thông qua côtức và hưởng loi từ việc gia tăng giá trị cô phiếu và chuyên nhượng cô phiếu Cho dù DNsử dụng nguồn vốn từ nợ vay hay từ nguồn VCSH cũng luôn phát sinh chi phí do việc sửdụng vốn Đối với vốn từ nợ vay thì chí phí sử dụng vốn DN phải trả dưới hình thức lãivay, đối với vốn VCSH thi chủ sở hữu DN phải trả chí phí sử dụng vốn dưới hình thức côtức Điểm khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn do nợ và chi phí sử dụng VCSH là chi phí nợđược tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập DN, còn chi phí sử dụng VCSH đượcxác định sau khi tính thuế thu nhập DN Do vậy, nếu DN sử dụng nợ sẽ hưởng phần tiếtkiệm từ thuế thu nhập DN.

1.1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh cầu trúc tài chính của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, CTTC của doanh nghiệp được đo lường bằngnhiều chỉ tiêu Cụ thé, dé đánh giá và đo lường cấu trúc tài chính của DN, các thước đo đònbẩy tài chính của DN thường được các nghiên cứu trước đây sử dụng, gồm: Hệ số nợ; Hệ

sô nợ trên vôn chủ sở hữu; Hệ sô tự tài trợ.

- Hệ sô nợ

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của DN, trong tổng tàisản DN thì vốn vay có tỷ trọng bao nhiêu Dựa vào hệ số nợ, ta có thê đánh giá tình hìnhtài chính của một DN đề xem liệu DN đó có đang đối mặt với rủi ro về tài chính hay không.

Với các ngành nghé, lĩnh vực hoạt động khác nhau, hệ số nợ cũng thay đổi Về lý thuyết,

hệ sỐ nợ có thể được tính toán như sau:

Trang 14

Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ thì cho thấy DN ít dựa vào nợ vay trong hoạtđộng kinh doanh nên ít phải đối mặt với các rủi ro tài chính Hệ số nợ phụ thuộc vào ngành

và hoàn cảnh cụ thê của công ty.

- Hệ sô nợ trên von chu sở hữu đo lường sô nợ ma một doanh nghiệp có so vớivon chủ sở hữu của nó Hệ sô nợ trên von chủ sở hữu là một thước do tai chính phô biênđược sử dụng đê đánh giá đòn bây tài chính của công ty hoặc mức độ mà công ty dựavào nợ đê hoạt động Hệ sô này được tính như sau:

ˆ 4 ak > ean Tổng no phải tra

Hệ so nợ trên von chủ sở hữu = —Von chủ sở hữu

Hệ sô này lớn hơn | thay răng một công ty có nhiêu nợ hơn von chủ sở hữu, điêunày có thê khiên doanh nghiệp gặp nhiêu rủi ro hơn bởi mức vay nợ cao làm tăng chiphí lãi vay của công ty, điêu này có thê ảnh hưởng đên khả năng tạo ra lợi nhuận củacông ty, và ngược lại

- Hệ sô tự tai trợ phản ánh ty lệ von chủ sở hữu trong tông nguôn von của DN.Hệ sô này có giá trị càng lớn nghĩa là mức độ tự chủ tải chính băng vôn chủ sở hữu củaDN càng cao do đó rủi ro của DN cảng thâp Hệ sô này được tính theo công thức sau:

Vốn chủ sở hữuHệ số tự tai tro =————————

Tong nguon von

Trang 15

Hệ sô tự tài trợ có giá trị càng lớn cho thây nguôn vôn của DN được câu thànhphân lớn bởi vôn chủ sở hữu và chỉ một phân nhỏ là vôn vay Nêu hệ sô này lớn hơn

50% tức là vốn thực góp của các cổ đông chiếm phần lớn trong nguồn vốn của DN.

1.1.2 Ý nghĩa cia việc phân tích cấu trúc tài chính cia doanh nghiệp

Phân tích, đánh giá cấu trúc tài chính DN sẽ giúp các đối tượng quan tâm đánh giá

được những đặc trưng cơ bản về tình hình tài chính của các doanh nghiệp.

Đối với nhà quản tri DN, việc phân tích và đưa ra các nhân tô ảnh hưởng đến CTTCgiúp các nhà quản trị DN đánh giá được cách tổ chức vốn này có phù hợp với tình trang DNvà tình hình kinh tế hiện tại hay không; Từ đó DN có thể đưa ra những chính sách quản lý tàichính phù hợp hơn dé tránh những rủi ro cho DN.

Đối với nhà đầu tư, nghiên cứu CTTC của các DN cũng cung cấp thông tin cho cácnhà đầu tư - những người đưa vốn của mình cho DN quản lý và sử dụng Kết quả nghiêncứu sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư xem xét khả năng quản lí tài chính của một DN trướckhi đưa ra quyết định đầu tư.

Thêm vào đó, nghiên cứu CTTC của các DN cũng cần thiết đối với các cơ quan

quản ly nhà nước như ngân hang trong công tác tham định vay.

1.2 Khái quát quá trình hình thành và đặc điểm doanh nghiệp ngành xây dựng1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam

- Giai đoạn trước 1975:

Đây là thời kỳ vừa xây dựng vừa trực tiếp chiến dau chống lại các tàn phá của chiến

tranh Trong thời kỳ này, lực lượng xây dựng đã đóng góp một phần công sức lớn lao trong

việc khôi phục tình hình kinh tế Các công ty xây dựng như Công ty xây dựng Hà Nội, Hải

Phòng, Uông Bí, Thái Nguyên, Thanh Hoa, Nam Dinh, Vinh; các công trường trực thuộcvà một số đơn vị chuyên sâu như Công ty Lắp máy, Công ty Thi công cơ giới, Công ty Vận

tải, các xí nghiệp sản xuất gạch ngói, khai thác đá cát sỏi, được thành lập.

Trang 16

Trong thời kì này Chính phủ đã quyết định chuyền Cục Nhà đất thuộc Bộ Nội vụ và

chuyền một bộ phận quản lý cùng với các cơ sở sản xuất vật liệu thuộc Tổng cục Hoá chấtsang cho ngành Xây dựng phụ trách Đến năm 1973, dé thống nhất quản ly nhà nước toànNgành, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định sáp nhập Bộ Kiến trúc và Uỷ ban Kiến thiết

cơ bản nhà nước thành Bộ Xây dựng.

Sau khi tiến hành cơ cau và tô chức lại bộ máy nhà nước như trên, nhiều công trìnhlớn, nhỏ đã được thi công Hầu hết những công trình này được hoàn thành đúng tiến độ,đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - văn hoá và xã hội.

- Giai đoạn 1976 đến 1985:

Trong giai đoạn này, ngành xây dựng Việt Nam đã trải qua những thay đổi đáng kékhi chính phủ xã hội chủ nghĩa của đất nước thực hiện các chính sách thúc đây tăng trưởngkinh tế và hiện đại hóa Một trong những ưu tiên chính của chính phủ trong giai đoạn này

là xây dựng lại và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, vốn đã bị tan phá nặng nề trong

Chiến tranh Việt Nam Kết quả là đã có sự gia tăng đáng kể trong đầu tư công vào các dự

án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, cầu, đập, hệ thống thủy lợi và nhà ở.

Dé dat được những mục tiêu này, chính phủ đã thành lập các doanh nghiệp nhanước, khuyến khích thành lập các công ty xây dựng mới và hỗ trợ các công ty hiện có déthực hiện các dự án xây dựng và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng Các công trìnhnhư Thuỷ điện Hòa Binh, Tri An, Xi măng Hoàng Thạch, Bim Sơn đã được khởi côngxây dựng trong giai đoạn này Ngành xây dựng phát triển nhanh chóng với sản lượng xâydựng tăng bình quân 15%/năm

Tuy nhiên, ngành công nghiệp phải đối mặt với một số thách thức trong giai đoạnnày Một trong những thách thức chính là tình trạng thiếu vật liệu xây dựng do năng lực

sản xuất trong nước còn hạn chế Đề giải quyết vấn đề này, chính phủ đã thành lập các liêndoanh với các công ty nước ngoài dé nhap khẩu va san xuất vật liệu xây dựng, chăng hạnnhư xi măng và thép.

Tóm lại, trong giai đoạn 1976 đến 1985, ngành xây dựng Việt Nam đã phát triển

nhanh chóng khi chính phủ đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng để tái thiết và hiệnđại hóa đất nước Trong khi ngành phải đối mặt với những thách thức như thiếu lao động

9

Trang 17

lành nghề và vật liệu xây dựng, chính phủ đã thực hiện các chính sách dé giải quyết những

thách thức này và hỗ trợ sự phát triển của ngành.- Giai đoạn 1986 đến 1990:

Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngành xây dựng Việt Nam vì nó đánhdấu sự khởi đầu của cải cách kinh tế đất nước và mở cửa cho đầu tư nước ngoài Các cuộccải cách đã đưa ra các chính sách định hướng thị trường, dẫn đến tự do hóa nền kinh tế vàkích thích tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả xây dựng Trong giai đoạn này,ngành xây dựng Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kê, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở

và cơ sở hạ tầng Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, chăng hạn như

đường cao tốc, cầu và cảng, dé hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước Ngoài các dự áncơ sở hạ tầng, chính phủ cũng khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nhà ở, dẫn đến việc xâydựng nhiều tòa nhà dân cư và căn hộ mới Chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khíchtư nhân đầu tư vào nhà ở và hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp mua nhà riêng.

Nhìn chung, giai đoạn 1986 đến 1990 là thời kỳ tăng trưởng và phát trién đáng kế củangành xây dựng Việt Nam, được thúc đây bởi sự đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và nhà

ở Những cải cách kinh tế đã mở ra những cơ hội mới cho đầu tư nước ngoài vào ngành và gópphần vào sự tăng trưởng và hiện đại hóa đất nước.

- Giai đoạn 1991 đến 2000:

Đây là giai đoạn có nhiều chuyền biến trong ngành Xây dựng về cơ chế chính sáchnhằm tạo nên khung pháp lý đồng bộ Ngành Xây dựng đã có nhiều nỗ lực, tạo được bướcngoặt quan trọng và đúng hướng trong nhiệm vụ phát triển ngành, góp phần tích cực thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả nước Chất lượng sản phẩm vật liệu xây

dựng đã tương đương các sản phẩm của khu vực, một số sản phẩm có thể thay thế, cạnhtranh với hàng ngoại nhập, bước đầu được xuất khâu sang các nước trong khu vực, cácnước Châu Âu và Trung Dong; Lĩnh vực xây lắp có tốc độ tăng trưởng bình quân I1%/năm;Bộ mặt kiến trúc đô thị, đường phố đô thị, các dịch vụ ở các đô thị được cải thiện, nâng

câp một bước mới.

- Giai đoạn 2001 đến 2015:

10

Trang 18

Cả nước tiến hành phát triển kinh tế với mục tiêu hội nhập với nền kinh tế khu vực

và thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO Ngành Xây dung đã tổ chức thực hiện có hiệu

quả các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của ngànhtrên phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững Các cơ chế,chính sách thuộc lĩnh vực ngành xây dựng đã được điều chỉnh nhăm đảm bảo phù hợp vớicơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kết quả là Luật Xây dựng được Quốc

hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4, tháng 12/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, là sự

kiện quan trọng nhất của ngành Xây dựng Việt Nam Trong giai đoạn này, số lượng cácDN trong ngành xây dựng cũng có sự gia tăng đáng ké về mặt số lượng, dưới nhiều loại

hình sở hữu khác nhau dé đáp ứng nhu cầu xây dựng.

- Giai đoạn 2015 đến nay:

Ngành xây dựng trong giai đoạn này đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thịtrường bất động sản tăng trưởng chậm hơn tại một sé phân khúc, đặc biệt là phân khúc cao

cấp, nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng cũng không còn thuận lợi như những năm trước,

tạo thêm áp lực cho một số nhà thầu nhỏ có năng lực xoay vòng vốn hạn chế và phụ thuộc

nhiều vào vốn vay, thêm vào đó là ảnh hưởng của dịch bệnh làm đứt gay chuỗi cung ứng

khiến tình hình kinh tế thêm khó khăn Mặc dù vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng

đều đặn nhưng việc duy trì cơ cầu vốn rủi ro khiến một số đơn vị thầu xây dựng gặp không

ít khó khăn trong vài năm trở lại đây khi tín dụng bị thắt chặt và phải dần thu hẹp quy mô

hoạt động.

Tuy nhiên, những điểm thuận lợi cho các công ty xây dựng là quá trình đô thị hóavẫn đang diễn ra khá mạnh tại các thành phó lớn, dong vốn dau tư trực tiếp nước ngoài đồvào mạnh mẽ, mang tới nhu cầu xây dựng rất lớn về bất động sản công nghiệp, kho bãi vàvăn phòng cho thuê Ngành du lịch cũng phục hồi mạnh sau đại dịch sẽ khiến cho nhu cầu

xây dựng resort, khách sạn tại các địa danh du lịch tăng mạnh.

Do vậy, việc các nhà quản trị DN quan tâm về CTTC va các nhân tô anh hưởng đến

CTTC là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho DN và nắm bắt được các cơ hội phát triển

trong tương lai.

11

Trang 19

1.2.2 Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựngCăn cứ vào các hoạt động xây dựng, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã phân loại DNngành xây dựng thành các nhóm: DN tư van, khảo sát thiết kế, kiến trúc (mã ngành 71);DN thi công xây lắp (mã ngành 41,42) và DN sản xuất vật liệu xây dựng (mã ngành 23).

So với các ngành sản xuât khác, xây dựng cơ bản có những đặc diém về kinh tê - kĩthuật riêng biệt Trong đó:

+ Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình xây dựng, kiến trúc có qui

mô lớn do đó ngành này yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, chủ yếu là đầu tư cho trang thiết bị,

máy móc, kỹ thuật công nghệ cao.

+ Các sản phẩm xây dựng có tính chất cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện

sản xuất (vật liệu, thiết bị xây dựng ) phải di chuyền theo địa điểm đặt sản phẩm dẫn đến

phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí vận chuyền, lan trại,

+ Các công việc thường diễn ra ngoài trời nên tiên độ thi công chịu tác động rât lớncủa các nhân tô thời tiét và môi trường như mưa, năng, lũ lụt

Do đó, để đảm bảo an toàn tài chính, các doanh nghiệp ngành xây dựng thường cónhu cầu nguồn vốn dài hạn cao Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn vay ngắn hạn lưu động đối

với các doanh nghiệp trong ngành nay cũng ở mức cao do nợ phải thu lớn, các DN xây

dựng phải huy động vốn vay ngắn hạn dé trang trải các khoản phí như chi phí nhân công,

hợp đồng nhỏ,

Ngoài những đặc điểm chung thuộc về ngành nghé kinh doanh, doanh nghiệp trong

ngành xây dựng ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng biệt tác động đến cấu trúc tàichính của doanh nghiệp Cụ thể:

Các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam có quy mô vốn nhỏ, phụ thuộc phần

lớn vào nợ vay.

Theo khảo sát của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam với 2000 doanh nghiệpxây dựng có đến 90% doanh nghiệp có vốn đăng ký 100 tỷ đồng trở lại Các doanh nghiệp

12

Trang 20

lớn trong ngành cũng chỉ phổ biến quy mô vốn từ 500-1.000 tỷ Chưa đến 10 doanh nghiệpcó vốn trên 1.000 tỷ.

Quy mô vốn của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có đặc thù là nhỏ, chủ yếu sửdụng vốn vay ngân hàng và vốn tạm ứng của chủ đầu tư Dù quy mô vốn nhỏ nhưng cácdoanh nghiệp ngành xây dựng lại có nợ đọng rất lớn (một phần nguyên nhân là do đặc thùcủa ngành doanh nghiệp phải làm xong dự án mới được thanh quyết toán) Điều này khiếncho doanh nghiệp phải vay ngân hàng với mức lãi suất 9- 10%/năm Số nợ gấp đôi vốn

minh có nên làm không đủ, phải lây nợ mới trả nợ cũ, nợ chong nợ.

(đơn vị: tỷ đồng).

8 Doanh thu 92.00

Trang 21

Thêm vào đó, thực chất công trường xây dung cũng phải lo sản xuất, lo đời sống,

công ăn việc làm cho người lao động không khác gì một nhà máy, nhưng tín dụng cho cácdoanh nghiệp xây dựng lại hoàn toàn chưa được ưu tiên như cho sản xuất, đặc biệt trongbối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị xiết room tín dụng nên tín dụng cho doanh nghiệpxây dựng cũng bị hạn chê và mặt băng lãi suât còn cao.

1.3 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanhnghiệp ngành xây dựng

1.3.1 Tong quan các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tô anh hưởng đền cau trúc tàichính doanh nghiệp ngành xây dựng

Sau khi các lý thuyết liên quan đến CTTC được đưa ra, đã có nhiều nghiên cứu thực

nghiệm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC Qua tông hợp các nghiên cứu liên quan

đến các nhân tô ảnh hưởng đến CTTC của các DN ở lĩnh vực xây dựng, có thể tổng quan

một sô nghiên cứu điện hình sau:

Nghiên cứu của Baharuddin và cộng sự (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

CTTC của các DNXD tại thị trường Bursa, Malaysia trong khoảng thời gian bay năm từ2001 đến 2007 Dữ liệu mẫu được lấy từ báo cáo tài chính của 42 công ty xây dựng với

14

Trang 22

tổng sỐ quan sát là 294 Biến phụ thuộc được sử dụng là tỷ lệ nợ và được thể hiện bangtổng nợ chia cho tổng tài san, các biến độc lập là khả năng sinh lời, quy mô DN, tăng trưởngvà tài sản có định Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả cho thay khả năngsinh lời của các công ty xây dựng có quan hệ nghịch chiều đáng kê với tỷ lệ nợ trong khiquy mô, tốc độ tăng trưởng và tài sản có định có tác động thuận chiều trong mối quan hệvới tỷ lệ nợ Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty xây dựng phụ thuộc rất nhiều tài trợnợ so với tài trợ vôn chủ sở hữu dé mở rộng và tăng trưởng Nghiên cứu cũng chỉ ra rằnglợi nhuận bị giảm khi các công ty sử dụng vay nợ nhiều hơn.

Nghiên cứu của Jae-Kyu Choi và cộng sự (2014) đã phân tích các yếu tố tác độngđến CTTC của 43 công ty xây dựng tại Hàn Quốc từ năm 2000 đến năm 2010 bằng cáchsử dung phân tích héi quy bội Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô lá chăn thuế của côngty và phi nợ có quan hệ thuận chiều với CTTC giữa các công ty xây dựng, trong khi khảnăng sinh lời, tăng trưởng, tài sản cé định và tính thanh khoản được xem là có mối quan hệngược chiều với CTTC.

Tác gia Laura Serghiescua và Viorela-Ligia Vaideanb (2014) nghiên cứu tác động

của năm nhân tố tới CTTC của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Rumani

được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Bucharest Phương pháp phân tích với dữ liệubảng dựa trên một mẫu gồm 20 công ty, được quan sát trong các năm từ năm 2009 đếnnăm 2011 Các biến độc lập được áp dụng trong nghiên cứu, bao gồm lợi nhuận, quy mô,

tài sản cố định, tính thanh khoản và vòng quay tài sản Kết quả cho thấy lợi nhuận và tínhthanh khoản, tài sản cố định có tác động tiêu cực đến CTTC của các công ty Mặt khác,quy mô của một công ty và vòng quay tài sản có mối quan hệ thuận chiều với CTTC.

Nghiên cứu của Mawih Kareem AL ANI, Maha Saud AL AMRI (2015) nghiên cứu

5 nhân tố tác động đến CTTC tai các công ty ở Oman trong đó có bao gồm các công ty xâydựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Muscat từ năm 2008 đến 2012 Cụ thể, nhómtác giả lựa chọn các biến độc lập là khả năng sinh lời được đo lường bằng lợi nhuận trêntài sản (ROA), rủi ro được đo lường bang độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài san, quy môcủa công ty được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng được đo lườngbang phan trăm thay đôi tông tài sản và tài sản có định được đo lường bang tỷ lệ tài sản cốđịnh trên tong tài sản CTTC được do bằng ty lệ của tong nợ phải trả trên tổng tài sản.Nghiên cứu chỉ ra răng có môi liên hệ tích cực vê mặt thông kê giữa rủi ro, tài sản cô định,

15

Trang 23

quy mô và CTTC Ngoài ra, có mối liên hệ tiêu cực về mặt thống kê giữa tốc độ tăng

trưởng, lợi nhuận và CTTC.

Nghiên cứu của Lugman Hakim và đồng nghiệp (2018) dựa trên dit liệu báo cáo tàichính của các công ty dịch vụ xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán BEI tại Indonesiagiai đoạn 2008-2013 Bang cách áp dụng mô hình RE, chạy mô hình cho kết quả giá tri siglà 0,0000 cho thay ca năm biến độc lập được sử dụng là quy mô công ty (SIZE), sử dungtài san (UTIL), thanh khoản (LIQU), tiềm năng tăng trưởng của công ty (GROW) và tàisản cô định (TANG) đều có tác động đến biến phụ thuộc là CTTC Giá trị của R2 là 0,628có nghĩa là tat cả các biến độc lập được sử dụng trong mô hình này có thé giải thích được

62,8% sự thay đôi về CTTC Biến có tác động lớn nhất đến CTTC là thanh khoản (LIQU)

và tài sản hữu hình (TANG) Điều này chứng tỏ rang trong ngành dịch vụ xây dựng, khíacạnh thanh khoản và tài sản cố định của công ty là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đếncác quyết định về CTTC của công ty.

Nghiên cứu của Gunardi (2020) nghiên cứu các nhân tố bên trong và bên ngoài côngty ảnh hưởng đến CTTC Mẫu nghiên cứu là các công ty xây dựng niêm yết trên thị trườngchứng khoán Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014 Sử dụng

phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quyết địnhđáng kế đến CTTC là khả năng sinh lời, thanh khoản, lạm phát và GDP Trong khi đó, tài

sản cố định không anh hưởng đến CTTC Khi sử dụng biến kiểm soát là quy mô công tythì các nhân tổ như tài sản cố định, khả năng sinh lời, lạm phát và GDP ảnh hưởng đáng kéđến vốn kết cấu Trong khi đó, yếu tố thanh khoản không ảnh hưởng đến CTTC.

Nghiên cứu của Alihodzic (2020) bao gồm 11 công ty trong lĩnh vực xây dựng đượcđưa vào chỉ số giao dịch chứng khoán của ngành xây dựng GIRS của Cộng hòa Srpska.Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả

(STDTL), các biến độc lập là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lờitrên tài sản (ROA), tài sản có định (TOA), ty lệ thanh toán hiện hành (CR), tài sản lưu độngtrên tổng tài sản (CATA), tổng nợ trên tong nguồn vốn ( TDTC) và quy mô doanh nghiệp(FS) Thời gian nghiên cứu là khoảng thời gian từ 2008-2018 với tổng số quan sát là 242quan sát Tác giả sử dụng mô hình hồi quy gộp OLSm và mô hình hồi quy GLS tác độngngẫu nhiên Qua kiểm định Hausman, cả hai mô hình đều phù hợp Kết quả nghiên cứu chothấy biến có tac động mạnh nhất đến CTTC là tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tổng nợ

16

Trang 24

trên tong nguồn vốn (TDTC), lợi nhuận trên tài sản (ROA), tài sản có định (TOA) Mặt

khác, các biến độc lập: tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA), quy mô công ty (FS) vàlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) không có ảnh hưởng lớn đến biến phụ thuộc.

Nghiên cứu của Chandra Setiawan và Qu Yumeng (2021) tìm ra các yếu tô ảnhhưởng đến CTTC của các công ty xây dựng niêm yết ở Trung Quốc Bang cách sử dụngmô hình hồi quy bội dữ liệu bảng với mẫu gồm 10 công ty niêm yết ngành xây dựng từnăm 2012 đến năm 2019 Biến được sử dụng đề đại diện cho CTTC là tỷ lệ tổng nợ trêntổng tài sản và các biến độc lập là khả năng sinh lời, tài sản cố định, quy mô công ty, khảnăng tăng trưởng, lá chan thuế phi nợ, lãi suất và tỷ lệ lạm phát Trong số các biến độc lậpđược kiểm định, kết quả cho thấy 5 biến độc lập, ngoại trừ tắm chắn thuế phi nợ và tỷ lệlạm phát, có tác động đáng ké đến CTTC, trong đó lãi suất là biến có ảnh hưởng đáng kế

1.3.2 Nghiên cứu về các nhân té ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp

ngành xây dựng ở Việt Nam

Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó nhu cầu về xây dựngnhằm cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ngày một tăng cao Điều này khiến cho ngành xâydựng tại Việt Nam có tính cạnh tranh cao Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp có quymô lớn, sở hữu dòng tiền tốt và cơ cấu tài chính hợp lý sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các

doanh nghiệp Chính vì vậy, việc xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính

doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị Tại Việt Nam, hiện cũng đãcó những nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính Tuy nhiêncác nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam thì còn chưa đa dạng Có thé

kê đên các nghiên cứu sau:

Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên (2021) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến CTTCcác công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam với mẫu nghiêncứu gồm 94 doanh nghiệp, 472 quan sát trong giai đoạn 2014 -2019 Sử dụng kỹ thuật hồiquy dữ liệu bảng, kết quả hồi quy cho thấy có 6 nhân té tác động đến CTTC doanh nghiệpđó là quy mô DN, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, thuế suất thuế thu nhập DN,tuổi của công ty, cơ hội tăng trưởng Trong đó, quy mô doanh nghiệp, thuế suất thuế thu

17

Trang 25

nhập DN và tuổi công ty có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ tông thé; còn khả năng thanh

khoản, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ tong thé.

Nguyễn Minh Nguyên va Tran Trung Kiên (2020) đã xây dựng mô hình hồi quy dữ

liệu bảng xác định mối quan hệ của các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến CTTC của các công

ty xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Mẫu nghiên cứu gồm 54công ty xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ năm 2012 đến năm2019 Trong nghiên cứu, biến phụ thuộc là CTTC, được xác định bởi tỷ lệ nợ trên vốn chủsở hữu; Khả năng sinh lời, hệ số khả năng chỉ trả, quy mô, lãi suất cho vay, cơ cấu tài sảncố định và tốc độ tăng trưởng là các biến độc lập Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tốtốc độ tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều đến CTTC, nhân tố khảnăng sinh lời có tác động ngược chiều đến CTTC Các yếu tố về tính thanh khoản, lãi suấtcho vay bình quân và cơ câu tài sản cô định không có môi tương quan với CTTC.

18

Trang 26

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các nghiên cứu đã tong hợp ở chương 1, nghiên cứu lựa chọn các nhân tố sau làcác nhân tố tác động đến CTTC DN:

- Quy mô doanh nghiệp (SIZE):

19

Trang 27

Tác động của quy mô DN đến CTTC đã được nhiều nghiên cứu đưa ra và chứng

minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau Nghiên cứu của các tác giả: Baharuddin và cộng sự

(2011), Luqman Hakim và cộng sự (2018), Mawih Kareem AL ANI và Maha Saud AL

AMRI (2015), Laura Serghiescua va Viorela-Ligia Vaideanb (2014), Chandra Setiawan va

Qu Yumeng (2021), Bui Dan Thanh va Lé Thi Khuyén (2021), Nguyén Minh Nguyén va

Tran Trung Kiên (2020) cho thấy quy mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với CTTC.Điều này nghĩa là các công ty xây dựng có quy mô càng lớn thì có xu hướng càng dễ vaynợ hơn công ty nhỏ Bên cạnh đó, có những nghiên cứu đưa ra kết quả là quy mô DN khôngcó mối liên hệ với CTCC như nghiên cứu của Gunardi (2020) và Alihodzic (2021).

Tại Việt Nam, ngành xây dựng Việt Nam là ngành hoạt động tốt nhất trong lĩnh vựcChâu Á - Thái Bình Dương và được dự báo có tốc độ tăng trưởng lên tới hơn 8% trong giaiđoạn 2021-2026 Tuy các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có doanh thu, lợi nhuận caonhưng đều là các khoản nợ đọng, nợ phải thu nên DN phải đi vay nợ dé dé tài trợ cho các

dự án thi công Thêm vào đó là năng lực quan lý tài chính của các doanh nghiệp xây dựngtại Việt Nam còn chưa cao kèm theo các chính sách, pháp lý dành cho DN xây dựng chưachặt chẽ, rõ ràng nên các DN xây dựng Việt Nam có tỷ lệ nợ cao.

Vì vậy, giả thuyết đặt ra là:

Giả thuyết H1: Quy mô DN càng lớn thì hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản càng cao.

- Tính thanh khoản (LIQ):

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty có tính thanh khoản cao sẽ vay ít hơn.Thực tế là một công ty có nhiều tài sản ngắn hạn hơn sẽ tạo ra nhiều dòng vốn nội bộ hơn,dòng vốn này có thé được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh củanó Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa tính thanh khoản và CTTCtrong các DN xây dựng như nghiên cứu của Jae-Kyu Choi và cộng sự (2014), LuqmanHakim và đồng nghiệp (2018), Alihodzic, Laura Serghiescua và Viorela-Ligia Vaideanb(2014), Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên (2021) Mặt khác, lý thuyết đánh đổi cho thấy

mối quan hệ cùng chiều giữa CTTC và tính thanh khoản vì khả năng thanh khoản cao thì

DN sẽ có khả năng trả các khoản lãi suất của vay nợ đúng thời hạn hơn.

20

Trang 28

Do vẫn còn nhiều trái chiều trong quan điểm về mối quan hệ giữa khả năng thanh

khoản và CTTC nên cần phân tích rõ tác động của khả năng thanh khoản đến CTTC trong

DN xây dựng.

Giả thiệt của nghiên cứu đưa ra là:

Giả thuyết H2: Tính thanh khoản càng lớn thì hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản càngthấp.

- Tài sản thế chấp (TANG):

Nghiên cứu của Baharuddin và cộng sự (2011), Mawih Kareem AL ANI, Maha

Saud AL AMRI (2015) ủng hộ quan điểm tài sản thế chấp càng cao thì mức độ sử dụng nợ

Vay càng cao.

Giả thiệt của nghiên cứu đưa ra là:

Giả thuyết H3: Tài sản thế chấp càng lớn thì hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản càng

- Cơ hội tăng trưởng (GROW):

Một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Baharuddin và cộng sự (2011), Gunardi(2020) tìm thấy có mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa cơ hội tăng trưởng và CTTC.

Trong bối cảnh các DNXD ở Việt Nam, nghiên cứu cũng dự báo về mối quan hệ

thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và CTTC Quan hệ này được lập luận trên cơ sở là cácdự án trong lĩnh vực xây dựng ở các nước đang phát triển thường đòi hỏi vốn rất lớn, vàcho dù DN có lợi nhuận thì lợi nhuận dé lại cũng không đủ dé tái đầu tư cho nhu cầu vốntiềm tàng Áp lực vay nợ dài hạn để giải quyết nhu cầu vốn trong bối cảnh tăng trưởng làđiều đáng quan tâm.

Vì vậy, giả thuyết đặt ra là:

Giả thuyết H4: Cơ hội tăng trưởng càng lớn thì hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản

trong cơ câu vôn càng cao.

21

Trang 29

2.1.2 Do lường bién phụ thuộc

Đề tài sử dụng khái nệm CTTC theo cách tiếp cận Colin Firer và cộng sự (2004) vìtính đơn giản về mặt khái niệm và phản ánh đầy đủ được tình hình kinh doanh của các DNphụ thuộc phần lớn vào vốn vay Theo khái niệm này, yếu tố thời gian sử dụng các nguồn

tài trợ sẽ không được xét đến Trong nợ phải trả, hai loại nợ là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

không được tách biệt bởi vì hiện tại nghiên cứu tập trung vào hành vi vay nợ bên ngoài vốnhơn là cơ cấu kỳ han của các khoản nợ phải trả Do đó, chỉ tiêu dùng dé đo lường CTTC làhệ số nợ phải trả so với tong tài sản, trong đó:

Về cơ sở giá đo lường chỉ tiêu hệ số nợ phải trả so với tong tài san, giá trị số sách(giá gốc) được sử dụng dé đo lường biến phụ thuộc Điều này hoàn toàn phù hợp với qui

định hiện nay của chuẩn mực kế toán ở Việt Nam khi BCTC của các DN, trong đó cóDNXD được lập theo nguyên tắc giá gốc.

với tông tài sản Tổng tài sản

Quy mô DN SIZE Ln(Tông tài sản)

Cơ hội tăng trưởng | GROW % Thay đôi tông tài

Độc lập sản

Tài sản thếchấp | TANG Tài sản cố định

Tổng tài sản

22

Trang 30

Tính thanh khoản | LIQ Tài sản ngắn hạn

sát, thiết kế được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Với các DN hoạt

động đa lĩnh vực nhưng có ghi nhận doanh thu từ hoạt động xây dựng thì cũng được xếpvào DNXD Dữ liệu được thu thập và xây dựng theo dạng bảng với 275 quan sát Danh

sách 25 doanh nghiệp xây dựng năm trong phần Phụ lục 01.

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được dùng đề cung cấp các thông tin định lượng của

một bộ dữ liệu lớn thành các mô ta đơn giản dé có thé năm bắt được các thông tin của bộdữ liệu như : giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn về hệ số nợ phảitrả trên tong tài sản cũng như các nhân tố tác động tới CTTC của DN trong giai đoạn 201 1— 2021 Từ những phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả có thé có cái nhìn chung về

những đặc trưng cơ bản của các DNXD Việt Nam.

2.2.2.2 Phương pháp phân tích tương quan

Phân tích tương quan là phương pháp nhằm chỉ ra mối liên hệ tương quan giữa cácchỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlationcoefficient, ký hiệu r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặcliên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập Hệ số tương quan cung cấp thôngtin về mức độ cũng như chiều hướng của mối quan hệ giữa các biến Ngoài ra, việc kiểmtra hệ số tương quan Pearson còn giúp sớm nhận diện được sự xảy ra vấn đề đa cộngtuyên khi các biên độc lập có sự tương quan mạnh với nhau.

23

Trang 31

Hệ số tương quan có giá trị dao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1 Trong đó

khi r = 0 thì giữa biến độc lập và phụ thuộc không có mối liên hệ với nhau Như vậy,

trước khi thực hiện các phân tích đa biến phức tap hơn thì cần tiễn hành phân tích tương

2.2.2.3 Phương pháp hồi quy dữ liệu mang

Từ mô hình tổng quát và các giả thuyết đã đưa ra, dạng phương trình của mô hìnhphân tích được viết như sau:

CTT Cz = B0 + B1 SIZE;; + B2 GROW, + B3 TANG+ B4 LIQ„ + Cit

Với mô hình như trên, dữ liệu sau khi thu thập dùng để tính toán các chỉ tiêu phảnánh CTTC và các nhân tố dự kiến ảnh hưởng ĐỀ đạt được mục tiêu nghiên cứu, các phươngpháp hồi quy được thực hiện theo trình tự sau:

Bước Ï:

- Kiểm định tính dừng của dữ liệu:

Đối với dữ liệu bảng theo chuỗi thời gian trước khi thực hiện hồi quy yêu cầu phảikiểm định nghiệm don vị hay tinh dừng của các biến, điều kiện hỗồi quy phải là chuỗi dừng,nghĩa là dữ liệu dao động quanh một giá trình trung bình trong dài hạn, phương sai khôngđổi theo thời gian Nếu dữ liệu là một chuỗi không dừng sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng

kết quả hồi quy giả tạo không đảm bảo tin cậy Đề kiểm định tính dừng của các biến, nghiên

cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi thời gian (Panel unit root test) Kiém dinhtheo tiêu chuẩn Augmented Dickey Fuller (ADF) do Engle va Granger (1987) đề xuất vớigiả thiết:

H0: Chuỗi có nghiệm đơn vị (chuỗi không dừng)HI: Chuỗi không có nghiệm đơn vị (chuỗi dừng)

Nếu giá trị P- value < 0,05 bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận HI (kết luận chuỗi dừng) và

ngược lại.

24

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w