1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021

46 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 11,75 MB

Nội dung

Nhờ có sự hướng dẫn và những góp ý sát sao của thầy từ quá trình chọn dé tài cho đến khi kết thúc, đến nay em đã có thé hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tác động củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA THONG KE

CHUYEN DE TOT NGHIEP

Dé tai:

PHAN TICH TAC DONG CUA DOI MOI SANG TAO DEN HIEU

QUA KINH DOANH CUA CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT

HANG TIEU DUNG NIEM YET TREN TH] TRUONG CHUNG

KHOAN VIET NAM GIAI DOAN 2005 - 2021.

Sinh vién thuc hién : Nguyễn Thi Hải Yến

Mã sinh viên : 11195908

Lớp : Thống kê kinh tế 61B

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyén Đăng Khoa

HÀ NOI, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này em xin được gửi lời cảm on tới các quýthầy cô khoa Thống Kê trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã nhiệt tình hướng dẫn,tạo cơ hội cho em được học tập, rèn luyện, luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho emgiải quyết các khó khăn trong suốt thời gian theo học tại trường cũng như trong suốtquá trình làm chuyên đề tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm on chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn — ThS

Nguyễn Đăng Khoa đã tận tình chỉ bảo, định hướng cũng như đưa ra những lời

khuyên bồ ích cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và học tập để em có

thé hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này Nhờ có sự hướng dẫn và những góp ý

sát sao của thầy từ quá trình chọn dé tài cho đến khi kết thúc, đến nay em đã có thé

hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tác động của đổi mới sáng

tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021”.

Do kiến thức của bản thân em cũng như với điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn

hạn chế, nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi

những thiếu sót Em rất mong có thể nhận được sự thông cảm, góp ý và chỉ bảo thêm

của các thầy/cô dé em có thé nâng cao vốn kiến thức của mình và hoàn thiện bản thân

hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam kết rang dé tài: “Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đếnhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021” là một bài nghiên cứu độc

lập của cá nhân em dưới sự hướng dan của giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Dang

Khoa, ngoài ra, không có sự sao chép từ các bài nghiên cứu khác Đây chính là sản

phẩm mà em nỗ lực nghiên cứu trong quá trình theo học tại trường Dai học Kinh TếQuốc Dân Các dữ liệu trong chuyên đề được em thu thập một cách trung thực, chính

xác, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn một cách hợp pháp Em xin cam kết và

sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà Trường nếu như có vấn đề xảy ra.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hải Yến

II

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ON 0 aa4 ÒÔỎ ILOT CAM 8; ng II

DANH MỤC BANG BIEU, HINH 0 :.cc:cccssccsssessssesssesssesssesssesssesssesssesesees Vv

DANH MỤC VIET TAT oi.oeccccccsscsssessesssessssssessssssecsssssecssscsecssesssssessessseeseeees VI

0989571025277 ::‹:a 1

CHUONG I: TONG QUAN VE HOAT DONG DOI MOI SANG TAO VA HIEU QUA KINH DOANH TAI CAC CONG TY SAN XUAT HANG TIEU

0000 4

1.1 Lý luận chung về đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh 4

LLL Đổi mới sáng tạo là gì? 5c©5cScccccrcEterrerrererrerrrea 41.1.2 Các tiêu chí đánh giá đối mới sáng tạo tại các doanh nghiệp 5

1.13 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tô tác động đến hiệuquả sản xuất kinh d0qHÏ 5-5 S55 EéEEEEEtEEEEE211221211211211211 1c 7

1.2 Tong quan các nghiên cứu về tác động của đôi mới sáng tao đên hiệu

quả sản xuất kinh doanh 2-2 s2 ££EE2EE£EE££EEEEEEEEEEEEEEkerkerrkerkerred 9

1.2.1 Tong quan nghiên cứu quốc tẾ -. -c:©cs+cc+cccrscsred 91.2.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Namm -2 5:©55< 11

CHUONG II: MO HÌNH NGHIÊN CUU TÁC ĐỘNG CUA DOI MỚI

SÁNG TAO DEN HIỆU QUA KINH DOANH 2-52 22222 13

2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2 2 2+ 2+ +2 EE+E++Exerxsrxerxered 132.2 Giả thuyết nghiên cứu - 2 2 2+EeSx#EE£EeEEEEEEEEEEEEkerkrrrkerkee 15

2.3 Phương pháp nghiên CỨU - 5 2+ + EESeseeEerseerrsrerrrsee 16 V0) án 18

CHUONG III: PHAN TÍCH ANH HUONG CUA DOI MỚI SÁNG TAO DEN HIEU QUA KINH DOANH CUA CAC CONG TY SAN XUAT HANG TIEU DUNG TAI VIỆT NAM GIAI DOAN 2005 — 2021 -+- 20

Il

Trang 5

3.1 Hiện thực déi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu

dùng tại Việt Nam Lọ HH HH HH TH ng HH Hà HH ngàng 20

3.2 Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu - 2 2 + 23

3.2.1 Thống kê MO tđ - 2-5 SE EEEEEEEEEEEEEE1121111E1171121 1111k 23

3.2.2 Phân tích tương quan trong mô hình nghién CứU 24

3.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyỄn 5-c5ccccse: 243.2.4 Phân tích mô hình hồi quy 5: ©5555c2ccccxccrcerxcerxerrcee 25

3.2.5 Kiểm định lựa chọn mô hình ước lượng nghiên cứu 27 3.2.6 Kết quả khắc phục mô hình nghiên cứu và thảo luận 27

3.3 Hàm ý và kiến nghị - ¿52+ E121 271717111 29KET LUẬN 2-52 SS St 2E EE221211211211211211211 1111111111111 1c 31

TÀI LIEU THAM KHAO 0.0 cccccccccccccsssesssesssesssessssesssesssesssecssesssecssesssesssesens 32

':00000 0.44 3 34

IV

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH

Tên bảng Trang

Hình 1: Sơ đồ mô tả tác động của các nhân tố đến Hiệu quả kinh doanh 20

Hình 2: Tỷ trọng tiêu dùng hàng tuần theo dòng sản phẩm tại 4 thành 28

phô trọng điêm

Bảng 1: Các tiêu chí đánh gia đôi mới sáng tạo 9

Bảng 2: Bảng thống kê các biên sử dụng trong mô hình nghiên cứu 26

Bảng 3: Bảng Thống kê mô tả các biên 31

Bảng 4: Bảng ma trận hệ số tương quan 32

Bảng 5: Kết quả kiêm định hiện tượng đa cộng tuyến 33

Bảng 6: Bang tông hợp kết quả ước lượng mô hình hồi quy 34

Bảng 7: Kết quả ước tính các nhân t6 tác động theo mô hình Sai sô 36

chuân mạnh (Robust Standard Errors)

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

STT Tên day du Tên viết tắt

1 Đổi mới sáng tạo ĐMST

2 Mô hình tác động cô định (Fixed Effects Model) FEM

3 | Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) REM

4 Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ Pool OLS

nhât

5 Mô hình sai số chuân mạnh (Robust Standard Errors) Robust

6 Khoa học và công nghệ KH&CN

7 Kinh tế - Xã hội KT - XH

8 Tổng san phẩm quốc nội GDP

9 Organisation for Economic Co-Opreation and OCED

Development — Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

VỊ

Trang 8

LOI MỞ DAU1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế giới ngày nay, dé nang cao nang lực cạnh tranh giữa các quốc giacũng như thúc đây phát triển nền kinh tế, hoạt động đổi mới sáng tạo trở nên thiết yếu

hơn bao giờ hết Bởi lẽ đó, nhiều quốc gia hiện nay đều coi ĐMST là một khía cạnh cần chú trọng hơn trong quá trình phát triển của mình, đặt hoạt động ĐMST lên hàng

đầu Và không thé dé thé giới vượt xa, tại Việt Nam, Bộ Chính trị cũng đã thông báo

Nghị Quyết mà nội dung trong đó bao gồm 1 số chính sách, chủ trương đây mạnh,

tích cực tham gia các phong trào trong thời kỳ 4.0 giúp cải thiện năng lực đổi mớisáng tạo, khăng định ĐMST là một nhân tố cần có đề thúc day nén kinh té phat triển.Hơn thế nữa, hoạt động ĐMST còn là một trong các yếu tố then chốt, góp phần thúcđây doanh nghiệp tạo ra các giá tri và giữ vững vi thé trong môi trường cạnh tranhnhư hiện nay Do đó, hoạt động DMST luôn được coi là một nhân tố quan trọng, đượccác nhà lãnh đạo quan tâm đầu tư nhiều hơn vào yếu tố này cho doanh nghiệp củamình với kỳ vọng đem lại nguồn giá trị cao nhất

Van đề cơ bản của việc sản xuất và vận hành trong các tổ chức chính là hiệu

quả kinh doanh Các chủ thể tham gia xây dựng và quản lý kinh tế phải đặt mục tiêu

hiệu quả lên hàng đầu Một doanh nghiệp có thé khang định là có hiệu quả khi đáp

ứng được nhu câu, xu hướng của xã hội trong giới hạn nguồn lực sẵn có và mang lại

nhiều giá trị nhất, đem đến hiệu quả cao nhất cho xã hội cũng như cho bản thân doanh nghiệp Có thể nói, mục đích trước nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là

nguôn thu lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh là mục tiêu xuyên suốt trong tương lai mà công ty nào cũng hướng đến

đầu tiên Trong thế giới cạnh tranh khốc liệt như vậy, doanh nghiệp nào có hoạt động

DMST thành công thì lợi nhuận sẽ tăng cao, di cùng với đó là hiệu quả kinh doanh cũng được chuyên biến nhờ vào giá trị của DMST đem lại.

Đối với ngành hàng sản xuất tiêu dùng — một ngành hàng luôn luôn phải có

phương hướng thay đổi mặt hang dé thu hút người tiêu dùng, trong nhiều năm qua

cũng đã thay đôi rất nhiều bằng sự tăng lên mạnh mẽ của hoạt động DMST Hàng loạt

những sự thay đổi về nâng cấp quy trình sản phẩm, hệ thong máy móc với chức năng, tính năng đa dạng đã được đưa ra thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao, ví

dụ như: Từ một sản phẩm bánh quy bình thường của Bibica, doanh nghiệp công bốsản phẩm cải tiễn là bánh quy phô mai (Cracker vị phô mai) đem đến cho người tiêu

dùng đầy đủ các chất dinh dưỡng, tiện lợi khi mỗi cái bánh đều được gói trong 1 bao

bì nhỏ gon, chi phí giá thành lại phù hợp cho tat cả mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ, phù hợp tiêu chí ngon - bồ - rẻ trên thị trường Các khía cạnh về đổi mới sáng tạo trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng được thé hiện và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vô cùng khốc liệt bởi thực tế, số lượng thành phẩm mới liên tục được công bố

và sản xuất, đảm bảo mang lại nhiều ích lợi cho khách hàng sử dụng.

Trong tình hình hội nhập, đối mặt với vấn đề về công nghệ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam và quôc tê ngày càng trở nên khôc liệt

1

Trang 9

hơn bao giờ hết Từ đó, việc đưa ra các ý tưởng, sáng kiến mới mẻ về đôi mới sángtạo phù hợp dé lam gia tăng lợi nhuận là việc vô cùng quan trọng va là nhu cầu bức

thiết đối với mỗi công ty tại Việt Nam nói riêng và các công ty ngành sản xuất hàng

tiêu dùng nói riêng Do đó, hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp trong ngành

hàng sản xuất tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng như thé nào bởi hoạt động DMST chính làcâu hỏi và cũng là nguồn cảm hứng dé tác giả thực hiện nghiên cứu này Từ những lí

do trên, tác giả chọn đề tài: “Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả

kinh doanh của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán

Việt Nam giai đoạn 2005-2021”.

2.Muc đích nghiên cứu Mục đích chung:

Mục tiêu chung của chuyên đề đi sâu vào phân tích sự tác động của đổi mới

sáng tạo đên hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuât hàng tiêu dùng

tại Việt Nam.

Mục đích cụ thể:

-Xác định cơ sở lý thuyết về sự ảnh hưởng của yếu tổ đổi mới sáng tạo đếnhiệu quả kinh doanh của các công ty

-Phân tích, đánh giá các mức độ tác động của các nhân tô đôi mới sáng tạo lên

hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuât hàng tiêu dùng

-Đề xuất giải pháp nhằm thúc đây hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngành sản

xuat hàng tiêu dùng tai Việt Nam

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

; Ảnh hưởng của đôi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các công ty sản

xuât hàng tiêu dùng

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Về thời gian: giai đoạn 2005-2021

Về không gian: 25 công ty sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên thị

trường chứng khoán

Về nội dung: Chuyên đề nghiên cứu sâu vào 3 khía cạnh của đổi mới sáng tạo bao gồm: Đổi mới sáng tạo sản phẩm, đổi mới sáng tạo quy trình và đổi mới sáng tạo

tổ chức Bởi:

- Trong thời đại kinh tế hiện đại, cạnh tranh trong ngành kinh doanh là vô cùng

gay gat Các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo đê giữ vững vi thê của minh

trên thị trường

- Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là đối với các

sản phâm ngành sản xuât tiêu dùng Người tiêu dùng ngày càng yêu câu các sản phâm

2

Trang 10

tốt hơn, an toàn hơn, đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chính vi thế DMST sản phẩm là một hoạt động không thé thiếu trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng khi phải liên tục đổi mới và cải tiễn sản phẩm dé đáp ứng nhu cầu của

khách hàng.

- Đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí

và thời gian sản xuất Nhờ đó, doanh nghiệp có thé cải thiện hiệu quả sản xuất cũng

như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Đổi mới sáng tạo sản phẩm, quy trình và tô chức giúp doanh nghiệp kiến tạo

nên các giá trị mới, tăng thu nhập và mở rộng thị phân, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

- Đổi mới sáng tạo là cách dé doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương

lai Việc đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh

thay đối liên tục và tăng cường sức bền của họ trong thời gian dài.

4.Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu

Dữ liệu chuyên đề sử dụng là dữ liệu thứ cap, được thu thập từ Tổng cục thống

kê, WorldBank Đồng thời, các biến về hoạt động Đổi mới sáng tạo như Đồi mới sáng

tạo Sản phâm, Đổi mới sáng tạo quy trình, đổi mới sáng tạo tổ chức được thu thập

theo các tiêu chí đánh giá sự đôi mới Bên cạnh đó, dữ liệu còn được lây từ các báo cáo tài chính đã qua kiêm toán của 25 doanh nghiệp sản xuât hàng tiêu dùng giai đoạn

- Bên cạnh đó, chuyên dé còn sử dụng phần mềm Stata 14 dé phân tích dữ liệu

và Excel đê tông hop, tính toán dữ liệu.

5.Bố cục chuyên dé

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên được chia thành 3 chương gồm:

Chương Ï: Tổng quan về đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh tại các công

ty sản xuât hàng tiêu dùng

Chương 2: Mô hình nghiên cứu tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả

kinh doanh

Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh

của các công ty sản xuât hàng tiêu dùng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2021

Trang 11

CHUONG I: TONG QUAN VE HOẠT ĐỘNG DOI MỚI SÁNG TẠO VÀ

HIỆU QUÁ KINH DOANH TẠI CÁC CONG TY SAN XUẤT HANG TIỂU

DUNG

11 Lý luận chung về déi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Đôi mới sáng tạo là gì?

1.1.1.1 Khái niệm

Đổi mới hay trong tiếng anh gọi là “innovation” được hiểu là bước đầu cho

một giải pháp khác biệt, tiên tiễn hơn so với các giải pháp đã được thực hiện trước đó.

Ở một định nghĩa khác, sự đối mới cũng được hiểu như việc ứng dụng sáng kiến mới

vào kinh doanh Một vài khái niệm khác phổ biến hơn cho rằng đổi mới là một quá

trình chuyên hoá các sáng kiến thành các sản phẩm mới, theo dây chuyên sản xuất,

pho biến cũng như thương mai hoá các sản phẩm và dịch vụ đó Tóm lại, đôi mới bắtnguồn từ những ý tưởng mới, những ý tưởng này được nâng cấp thành các thành

phẩm, dịch vụ dé đưa ra thi trường Hơn thế nữa, một khía cạnh quan trọng khiến đôi

mới trở thành yếu tô ưu tiên chính là nó phải tạo ra nguồn lợi nhuận và giá tri gia tăng

cho tổ chức Việc tạo ra ý tưởng và áp dụng nó dé đưa ra sản phẩm mới chi là bước

nền, tạo cơ sở cho việc đôi mới phát triển về sau.

Sáng tao là khi những sáng kiến mới được đưa ra hoặc một cách tiếp cận độc đáo nào đó trong giải quyết các vấn đề Tính sáng tạo là điều kiện trước nhất dé có được những phát minh sáng giá và từ đó là phát triển ý tưởng đi đến sự đổi mới.

Cụm từ “đổi mới sáng tạo” đã vô cùng nổi bật trong thời gian vừa qua Theo

đó, đổi mới sáng tạo được hiểu như là hoạt động xây dựng và sử dụng vốn kiến thức

mới phù hợp hơn về quy trình, hệ thống công nghệ, quản lý dây chuyền, dé làm gia

tăng giá trị cho sản phâm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trên thé giới, ngày càng nhiều các nghiên cứu về hoạt động DMST, theo đó là

số lượng định nghĩa về ĐMST vô cùng đa dạng và phô biến Cụ thê, theo Roger (2003)

đã đưa ra khái niệm DMST như một mức độ mà một cá nhân hoặc có thé là một tổ

chức áp dụng các kiến thức dé đưa ra những ý tưởng mới sớm hơn các cá nhân kháchoặc các tô chức khác trong cùng hệ thống Như Palmberg (2004) lại định nghĩa rằng

DMST như một sản pham mới về mặt quy trình công nghệ hoặc có thé được nâng cap một vài chỉ tiết khác so với sản phẩm trước đây đã được công bố và đưa ra thị trường Một nghiên cứu khác vào năm 2003 của Luecke & cộng sự cho rằng ĐMST là “hoạt

động tạo ra một sản phẩm hoặc đưa ra một quy trình mới, kết hợp kiến thức qua mỗi sản phẩm một cách có giá trị hơn, phù hợp với xu thế hiện đại hơn so với quy cách

", Với việc tập trung 60 định nghĩa về déi mới sáng tạo khác nhau trong các bài

phân tích, bài báo trên thế giới, Baregheh và cộng sự vao năm 2012 đã nghiên cứu và

đưa ra một định nghĩa chung về DMST Bài nghiên cứu cho rằng DMST không chỉ là một hoạt động xảy ra tuỳ từng thời điểm mà đó là một quá trình bao gom rất nhiều

giai đoạn, trong đó các to chức hay cá nhân biến ý ý tưởng thành các sản phẩm đưa ra

thị trường, dịch vụ hoặc tổ chức quy trình, chuỗi dây chuyền mới, nhằm tạo ra đặc

điểm riêng biệt g1ữa các tổ chức và tăng tính cạnh tranh giữa các tổ chức Tóm lại, đối

4

Trang 12

với những định nghĩa về ĐMST là vô cùng đa dạng nhưng nhìn chung, nó đều thể

hiện chung một ý nghĩa đó là quá trình chuyên đổi các tri thức, ý tưởng về các phương pháp, cách thức, quan hệ của sản phẩm hay quy trình dé tạo ra các giá trị năng lượng

mới.

1.1.1.2 Đặc điểm của DMST

Như định nghĩa của ĐMST đã đề cập ở trên, có thé bao quát chung rằng DMST trong

bất kỳ nhóm ngành hay khía cạnh nào đều có thể được tiễn hành, đó có thé là một sản

phẩm hay cũng có thể là một dạng hệ thống quy trình theo xu hướng thế giới, Dù

thế, ĐMST lại mang một đặc trưng rất riêng bởi tính mới và tính giá trị của nó “Day

cũng đồng thời là hai vấn đề cần phải có khi một t6 chức muốn tiễn hành ĐMST Tại

khía cạnh tính giá tri của DMST, được thực hiện khi những sáng kiến mới mẻ được

đề ra và thực hành cũng như mang lại giá trị cho cá nhân hoặc cho doanh nghiệp Vàngược lại, những kiến tạo không mang lại tính giá trị trong DMST cho bản thân doanh

nghiệp sẽ không được coi là một sự đột phá hay đổi mới trong hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp bat kỳ.

Tính mới của việc ĐMST lại được xem xét như một sự nhận thức của các khía cạnh

liên quan đến nó Giả sử trên thé giới nếu chưa có sự ĐMST nào được diễn ra, thì bat

kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào đó đưa ra thị trường những sản phẩm hoặc dịch vụ,

có thé là hệ thống quy trình mang tính đột phá thì đó chính là tính mới mẻ của van đề DMST Không chi vậy, với những định nghĩa của DMST đã được đưa ra thì DMST

không phải chỉ xảy ra trong một sản pham hay một thực thé đơn thuần mà nó còn là

sự kế thừa của những tính năng đã có đối với một sản phẩm hay một thực thé sẵn có

Việc sắp xếp, phân chia giữa các giá trị của DMST sẽ diễn ra đưới nhiều tình huốngkhác nhau theo những cấp độ riêng biệt như đổi mới sáng tạo đơn thuần của một cánhân hay việc DMST sản phẩm theo một doanh nghiệp và có thé là một tô chức, Giá trị kiến tạo của ĐMST chỉ đơn giản và rất thực tế như lợi nhuận, hiệu suất hay chỉ

là kết qua của việc duy tri sự bền vững trong doanh nghiệp, hoặc cũng có thé chi

đơn thuần là sự hài lòng của khách hàng, sự tin tưởng lâu dài khi sử dụng mặt hàng

cho một thương hiệu bất kỳ, Có thể nói, tính chất giá trị của van đề DMST được

xem xét qua nhiều khía cạnh khác nhau và không có định Tuy từng người tiêu dùng

hay có thé là người sản xuất có cảm nhận, cảm quan đánh giá khác nhau về sản phẩm

Những cảm quan đó chính là tính giá tri mà DMST mang lại cho khách hàng.

Từ tính giá trị và tính mới của việc DMST, các doanh nghiệp sẽ xác định lợi ích của

việc DMST đem lại và tính toán chi phi bỏ ra có nhiều hơn lợi nhuận thu về hay không

dé triển khai thực hiện mô hình Hiện thực hoá giá trị lợi nhuận là mục tiêu chính vàcũng là điều kiện trước nhất dé thu hút nguồn nhân lực tham gia vào quá trình đổi mới

cho doanh nghiệp của bản thân.

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp

Kết hợp 2 bài nghiên cứu của Boer (2001) và OCED (2010) về cách phân loại

hoạt động, có thê chia ra thành 3 khía cạnh DMST quan trọng nhat trong moi doanh

5

Trang 13

nghiệp: sản phâm, quy trình và tổ chức Trong đó, DMST sản phẩm có thể coi nhưmột việc giới thiệu một sản phẩm mới hoặc có thé là bản cải tiến, nâng cấp của những

sản phâm, dịch vụ cũ: thay đổi kỹ thuật, thành phân, vật liệu và có thể là cả chức năng

dé đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nhu câu của thị trường Đối với ĐMST quytrình, có thé cho rằng đây chính là việc tiễn hành vận dung dây chuyền sản xuất mới,

cách quản lý hệ thống hoặc nâng cấp các khâu hiện có ĐMST tổ chức được xem như

là hoạt động sử dụng các phương thức quản lý mới, nâng cao hay thay đổi bộ máy cơ cau doanh nghiệp cũng như củng có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các đối tác trong

Chỉ phí được giảm thiểu

Các mục tiêu kinh doanh mới được đi vào thực hiện

ĐMST tô chức Hệ thống cơ cầu tổ chức được cải tiễn

Mở rộng phát triển ra thị trường quốc tế

Việc đổi mới sáng tạo là vô cùng cần thiết đối với ngành sản xuất tiêu dùng.Tai 3 tiêu chí trên, DMST sản pham được xem như là việc kiến tạo nên mô hình mớihoàn toàn bắt kịp xu hướng xã hội hoặc cũng có thể cải tién từ các thành phẩm gốc déđưa ra thị trường một sản phẩm mới Ví dụ: Phát triển sản phẩm sữa bột thêm thànhphan có lợi, bổ sung dưỡng chat phù hợp với người bệnh tiêu đường, sản phẩm bánhquy dành riêng cho trẻ nhỏ từ 1-3 tudi, giúp tăng giá trị của sản phẩm, nắm bat xu

hướng, sở thích người tiêu dùng ĐMST quy trình được tiến hành thông qua việc tăng

tốc tiễn độ sản xuất, làm mới dây chuyền kỹ thuật, đưa thành phẩm đã cải tiến ra thị

trường, nguồn chi phí được giảm trừ tối đa trong khâu sản xuất Ngoài ra, DMST quy

trình còn được thê hiện thông qua việc xây dựng các nền tảng vận hành trong nhà máy

sản xuất mới, xây dựng ứng dụng vận hành dây chuyền sản xuất trực tuyến, có thểxem được từng khâu, từng công đoạn làm ra sản phẩm cũng như báo lỗi nêu sản phẩmlỗi, hỏng hóc trong từng khâu ĐMST tổ chức có thé được hiéu là việc cải tiến VỆ CƠ

cầu tô chức của doanh nghiệp, thành lập thêm các phòng ban chiến lược hay cắt giảm

bộ máy quản trị, cắt giảm nhân công làm việc, Không chi vậy, DMST tổ chức cũng

có thê được coi là việc mở rộng các quan hệ adi tac trong va ngoài nước, học hỏi va

kế thừa từ khâu quản lý của đối tac,

Trang 14

1.13 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tổ tác động đến hiệu quả sản

xuất kinh doanh

1.1.3.1Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh xuất hiện khi một cộng đồng không có khả năng gia tăngthành quả sản xuất một cách hàng loạt mà không cắt giảm những sản lượng hàng hoá

khác Một nền kinh tế được đánh giá có hiệu quả khi nên kinh tế đó năm trên giới hạn

khả năng sản xuất của nó Quan điểm này dé cập đến một câu hỏi: Liệu rằng việc phan

bổ nguồn lực trong sản xuất đã thực sự hiệu quả hay chưa? Và thực tế đặt ra nếu VIỆC

phân chia và sử dung các nguồn lực một cách hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế từ đó cũng được cải thiện và nâng cao.

Cùng với đó, Adam Smith cũng đưa ra quan điểm: “Hiệu quả là kết quả hoạt

động kinh tế, là doanh thu, thu nhập của hoạt động tiêu thụ hàng hóa” Đối với lập

luận này, ông khăng định có sự khác biệt giữa hiệu quả và kết qua Theo Adam Smith,

khi sử dung các mức chi phí khác nhau, chúng đều có thé coi là có hiệu quả như nhau

nếu bản thân chúng chỉ mang lại cùng một kết quả Với quan điểm như Vậy, có thê

cho rằng nhà kinh tế học người Anh Adam Smith mới chỉ quan tâm đến phần kết quả

đầu ra của doanh nghiệp mà chưa đánh giá kĩ đến các yếu tô đầu vào.

Một số quan điểm khác lại đưa ra lập luận rằng van dé này được xem xét dựatrên tỷ lệ giữa kếtquả và chi phi Điền hình trong số những quan điểm đó là Manfred

Kuhn Ông cho rằng vấn đề hiệu quả hay tính hiệu quả của một tổ chức được phân tích dựa trên kết quả chia cho chi phí kinh doanh của tổ chức đó.

Kết quả kinh doanh

Chi phí

Dưới góc độ nhìn nhận về hiệu quả kinh tế, có thể đưa ra khái niệm về hiệuquả kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau: là phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đề đạt được mục tiêu đã đề ra,

đồng thời còn biểu hiện mỗi tương quan giữa kết qua thu được với các chi phi dung

dé có được kết qua ấy Có thé nói, độ chênh lệch giữa 2 đại lượng này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh thu về càng cao Kết hợp với các khái niệm đã nhắc đến ở trên,

theo quan điểm của tác giả thì hiệu quả kinh doanh được đo lường trên cả hai phương

diện tương đôi và tuyệt đôi.

Hiệu quả kinh doanh =

1.1.3.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu đo lường cho hiệu | quả san xuat kinh doanh nhung trong bai bao cao

này, tác giả sử dung ROA — Tỷ suất sinh lời trên tổng tai sản làm biến đại diện cho

hiệu quả kinh doanh, cụ thé là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất tiêu dùng.

Sau đây sẽ tập trung giới thiệu về cách tính cũng như ý nghĩa của ROA dé xem xét và

phân tích tác động của 3 khía cạnh của ĐMST lên hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp ngành sản xuất tiêu dùng

Trang 15

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận trên tông tài

sản của doanh nghiệp, góp phân ho trợ các nhà dau tư trong việc đánh giá độ hiệu qua

Có thê nói, ROA càng cao thì hiệu quả và năng suất, phân bổ nguồn lực kinh

tế càng cao Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư chỉ cần xem xét tỷ lệ

ROA của chính họ dé có được bức tranh toàn cảnh về mức độ hiệu quả của một

doanh nghiệp trong việc chuyên ‹ đổi tài sản thành thu nhập ròng Khi một tài sản có

tỷ suất sinh lợi cao, có thé hiểu rằng doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn với chi

phí thấp hơn Chính vì vậy, khi phan tích ROA, các đối tác đầu tư hay các nhà lãnh

đạo sẽ đánh giá được mục tiêu về sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc chuyền đổi

tài sản thành nguồn thu nhập chính một cách hợp lý.

1.1.3.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

a Nhân tô vĩ mô (chủ quan)

e_ Tốc độ tăng trưởng GDP

Chỉ tiêu GDP tăng cao của một quốc gia thé hiện cuộc sống của người dân ởquốc gia đó được cải thiện, nâng cao và các doanh nghiệp, tổ chức cũngtừ đó mà phát

triên mạnh hơn Nhìn vào mức độ tăng trưởng kinh tế có thê biết được rằng các doanh

nghiệp tại quốc gia đó có làm ăn ôn định hay không Chỉ tiêu này cao cũng giúp thuhút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, từ đó, thu nhập của người dân tăng cao, chitiêu và nhu cầu về tiêu dùng cũng từ đó mà tăng lên, thúc đây mạnh mẽ lợi nhuận của

doanh nghiệp.

e Lam phat

Nhiéu nghiên cứu đã chi ra tac động ngược chiều của chỉ tiêu lạm phát đến việc thúc đây lợi nhuận của doanh nghiệp Revell J (1979) đã chỉ ra mối liên kết lạm phát

và kha năng sinh lời của doanh nghiệp, lập luận rằng tác động của lạm phát đến hiệu

quả của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Tran Le Thu Ha & cộng sự (2022) đã lập luận rằng tác động của

Lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là ngược chiều, tiêu cực

b Nhân tô vi mô (Khách quan)

e© Quy mô doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu trước đây đã đặc biệt tập trung phân tích rất nhiều về ảnh

hưởng của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp

đó Có thé nói, quy mô công ty vô cùng quan trọng bởi bản thân nó thé hiện nguồn

Trang 16

lực của công ty lớn mạnh thế nào Nghiên cứu của Firas Dahmash (2015) đã chỉ ra tác

động tích cực giữa quy mô và khả năng sinh lời Theo đó, Oubdi Lahsen và cộng sự (2018) đã xem xét quy mô doanh nghiệp được đo bằng Logarit tự nhiên của giá trị

tong tài sản Khi doanh nghiệp sẽ có nhiều sản phẩm đa dạng được đưa ra thị trường

với chi phí giá thành thấp được doanh nghiệp cung cấp, chính vì thế một trong những

nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp phải kế đến quy mô của

doanh nghiệp đó Một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Anathasia & nhóm cộng sự

(2019) đã xác định quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực lên hiệu quả kinh

doanh và lập luận răng các công ty có quy mô lớn hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao

hơn do có thê thuận lợi tiếp cận những nguồn tài nguyên sẵn có và có khả năng phát

triển, thành công cao, khăng định quy mô doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

e Tỷ lệ von chủ sở hữu trên tong tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong những yếu tố chính ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nguyen Minh Nguyet và cộng sự

(2020) đã xác định cấu trúc được đo bằng công thức Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

doanh nghiệp Theo đó, tỷ lệ cau trúc vốn càng cao thì mức độ an toàn vốn hoạt động của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên.Với nghiên cứu của Fahrul Puas và nhóm

cộng sự (2018) đã lập luận rằng tỷ lệ này có tương quan thuận chiều với hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc nêu hoạt động trên thị trường của doanh

nghiệp tốt, 6n định, hiệu quả sẽ có nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn vay hơn các tô

chức tài chính do có lợi ích thuế thấp cũng như chi phí giá thành rẻ.

1.2 Tong quan các nghiên cứu về tác động của đôi mới sáng tạo đên hiệu qua sản xuat kinh doanh

12.1 Tong quan nghiên cứu quốc té

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo

trong kinh doanh, đa số được khai thác trong phạm vi 1 quốc gia hoặc có thể đi sâu

về một đặc trưng cụ thê trong đổi mới sáng tạo, có thé là khai thác sâu về DMST sanphẩm nhưng cũng có thé khai thác về DMST công nghệ hoặc tổ chức Việc nghiên

cứu về một loại DMST cụ thé và kết luận chưa mang tính đồng nhất cũng như chưa

thé bao quát được toàn bộ hiệu quả về kinh doanh của 1 lĩnh vực trong 1 quốc gia.

Với luận điểm của Liem Viet Ngo & Aron O’Cass (2012), Damanpour & Evan (1984)

va Marc Bourreau, Michel Gensollen & Francois, Patrick (2012) đã xác định anh

hưởng cùng chiều của DMST lên doanh thu Mặt khác, đối với nghiên cứu của

HaiYang Li & Kwaku Atuahene — Gima (2001) lại cho thấy ảnh hưởng tiêu cực củakhía cạnh ĐMST lên lợi nhuận của tô chức

Liem Viet Ngo & Aron O’Cass (2012) đã sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập được

từ 259 công ty dịch vụ tại Australia đồng ý với đề xuất rằng hoạt động đổi mới sáng

tạo về quản lý (tô chức) có tác động tích cực cũng như có liên quan chặt chẽ với người

tiêu dùng sản phẩm công ty dịch vụ đưa ra Cụ thê, nghiên cứu chỉ ra nếu đoanh nghiệp

Trang 17

nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến dịch vụ quản lý sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh

của công ty.

Damanpour & Evan (1984) thông qua phân tích và thu thập dữ liệu từ bảng

khảo sát của các thư viện công cộng đến từ 6 tiêu bang tại Mỹ Vào những năm 1970,một loạt các chính sách đổi mới đã được giới thiệu trong các thư viện công cộng Đốivới nhiều thư viện công cộng trong thời ki 1970s, mức tài trợ giảm đi kèm với sự cạnhtranh tăng dần, các quản lý của thư viện đối mặt với nhiều thách thức khi phải liên tụcđưa ra một loạt chương trình mới để cải thiện Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứuđưa ra kết quả tích cực của sự đôi mới tổ chức, dịch vụ trong việc cải tiến các thư việncông cộng lớn tại 6 tiêu bang tại Mỹ

Marc Bourreau, Michel Gensollen, Francois Moreau & Patrick (2012) đã

nghiên cứu về anh | hưởng của đổi mới công nghệ đối với mô hình kinh doanh của các

hãng thu âm lên nền âm nhạc tại Pháp Kết quả cuối cùng xác định công nghệ chuyển

đổi số đã dẫn đến sự bùng nô lớn của các mô hình kinh doanh trong nên công nghiệp

âm nhạc tại Pháp thay vì những điều chỉnh nhỏ không đáng kể trước đó Cụ thé, dit

liệu trong bài được lay từ một cuộc khảo sát đành cho 151 công ty thu âm tại Pháp

trong đó có những doanh nghiệp đã có thương hiệu lâu đời và cả những thương hiệu

mới bước đầu bước chân vào lĩnh vực này Kết quả nghiên cứu xác định rõ sự ảnh hưởng tích cực của đổi mới sáng tạo công nghệ đến việc cải tiến mô hình kinh doanh nhằm góp phan tăng doanh thu của các công ty thu âm Hơn thế nữa, mặc dù những công ty thu âm lâu đời có kết quả cải thiện rõ rệt khi áp dụng mô hình đổi mới nhưng

việc những công ty thu âm mới khởi nghiệp đang trên đà phát triển cũng có thể vượt

mặt các công ty đi trước nhờ sự áp dụng thành công mô hình kinh doanh công nghệ

phù hợp va kip thời.

Có thé thấy, những bài nghiên cứu trên đều chỉ ra tác động tích cực của đổimới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp thôngqua việc đổi mới mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra những

kết quả chất lượng cao góp phan làm gia tăng nguồn thu cho tổ chức hay doanh nghiệp.

Ngược lại với kết quả nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng tích cực của ĐMST

đến hiệu quả kinh doanh thì một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự không đồng nhất cũng

như ảnh hưởng đối nghịch của ĐMST lên hiệu quả kinh doanh trên phạm vi quôc tế

trên khía cạnh ĐMST công nghệ, ĐMST sản phẩm Hu và nhóm cộng sự vao năm

2019 đã lập luận rằng sự ra đời của chuyên đổi số, công nghệ mới ngày càng nhiều vànhanh chóng, điều đó khiến cho những doanh nghiệp muốn cải tiến chất lượng thì

phải đầu tư nguồn lực lớn đề bắt kịp xu hướng xã hội, do đó, van dé này làm gia tăng

chi phí cho doanh nghiệp trong việc phát triển mô hình đổi mới Chính vì thế, việc

tăng lợi nhuận trong ngắn hạn là điều không thẻ.

Cũng cùng VỚI Ý kiến đó, bài nghiên cứu của HaiYang Li & Kwaku Atuahene

— Gima (2001) về sự đổi mới sáng tạo sản phẩm anh hưởng đến hiệu suất của liên

doanh công nghệ mới tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra đổi mới sáng tạo sản phẩm có

anh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của công ty Việc đổi mới sáng tạo sản phẩm bắt kịp

10

Trang 18

xu thé hiện đại làm công ty phải tốn phần lớn chi phí cho việc cải tiến va nâng cao

chất lượng sản phẩm Từ đó dẫn đến vấn đề không chỉ không làm tăng hiệu quả kinh doanh công ty mà còn tốn thêm chi phí phát sinh khi nâng cap sản phẩm.

Các nghiên cứu trên thé giới về đổi mới sáng tạo nhìn chung vô cùng đa dạng

và phô biến Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần là được phân tích theo từng loại của

đổi mới sáng tạo, phần lớn là về công nghệ hay sản phẩm; hoặc nghiên cứu về thực

trang, năng lực đôi mới, nhận thức về đôi mới sáng tạo thay vì đi sâu vào nghiên cứu

ảnh hưởng của ĐMST đến hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp,

lĩnh vực Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hay mô hình tông quát chung của

chuyên đề, khiến nó thể hiện không được bao quát, vân đề nghiên cứu nhìn chungkhông được đánh giá một cạnh tổng quan Không chỉ vậy, qua tổng quan nghiên cứu

trên thế giới, việc đánh giá sự ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của một ngành đặc thù như sản xuất hàng tiêu dùng vẫn còn hạn chế trong

những bài nghiên cứu quốc tế Đó cũng chính là lí do tác giả lựa chọn nghiên cứu bao

quát 3 khía cạnh chính của đối mới sáng tạo cho tác động đến hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp liên quan đến ngành sản xuất tiêu dùng

12.2 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam

ĐặngThị Trường Giang và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tác động của đổi mới

công nghệ đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả nghiên cứu

chỉ ra chỉ số đổi mới công nghệ có tác động cùng chiều đến hiệu quả chi phí Đồng

thời làm rõ van đề các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào khi hiệu quả chi phí trung bình chỉ ở mức 78.74%.

Nhóm tác giả Nguyễn Đạt Thịnh, Văn Đức Hoà và những cộng sự khác (2018)

với bài nghiên cứu các yêu tố quyết định đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

Việt Nam Kết quả nghiên cứu xác định chỉ có khoảng 31% doanh nghiệp tại Việt

Nam thực hiện đổi mới sản phâm và có 46% doanh nghiệp áp dụng đổi mới sáng tạo quy trình Không chỉ thế, bài nghiên cứu còn phân tích chỉ có khoảng 25% doanh

nghiệp có đào tạo cho nhân viên và 10% doanh nghiệp có hợp tác để đầu cơ cho quátrình đổi mới công nghệ Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khang định nguồn lực tài chínhcũng như các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam về đổi mới sángtạo cũng còn rất nhiều hạn chế

Nguyễn Thị Anh Vân và Nguyễn Khắc Hiếu (2019) đã nghiên cứu nhân tố tác

động đến đôi mới công nghệ với bộ dữ liệu theo thời điểm gôm 2649 doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy các yêu tố quy mô, chứng

nhận quy chuẩn chất lượng quốc tế, xâu khâu, hỗ trợ kỹ thuật hay đổi mới sản phẩm

có tác động cùng chiều hay tích cực đến van đề đổi mới công nghệ Bài nghiên cứucũng đã chỉ ra răng ngoài những nhân tố trên thì còn chỉ phí phi chính thức ảnh hưởngtiêu cực đến việc hoạt động đổi mới về công nghệ cho thấy việc hỗ trợ đầu tư cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ vẫn còn hạn chế

Kang và Na (2019) đã phân tích tác động của đổi mới sáng tạo sản phẩm và

đôi mới sáng tạo quy trình đôi với hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuât tại các

11

Trang 19

thị trường mới nổi ở Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia Bài nghiêncứu sử dụng đữ liệu từ bộ khảo sát doanh nghiệp của Ngân Hàng Thế Giới vào năm

2015 với 2324 công ty sản xuất Bài nghiên cứu chỉ ra ĐMST sản phẩm tác động cùngchiều với sự tăng trưởng doanh số và mặt khác, DMST quy trình lại có tác động ngượcchiều đối với sự tăng trưởng doanh số của các công ty Giải thích cho điều đó, nhómtac giả cho rang việc DMST quy trình sẽ gây khó khăn cho hệ thống nguồn lao động,

phải liên tục tiếp thu quy trình mới dẫn đến giảm hiệu suất lao động và gây ra giảm doanh số cũng như lợi nhuận của công ty Thay vào đó thì việc ĐMST sản phẩm sẽ

giúp làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, gia tăng tính cạnh

tranh đối với các tô chức cùng lĩnh vực, từ đó, doanh số cũng tăng lên đáng kể.

Nguyễn Hoàng Minh (2020) nghiên cứu về hiệu quả đổi mới các doanh nghiệp tại Việt Nam Sử dụng dữ liệu được trích ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp của

Việt Nam vào năm 2015 với 442 doanh nghiệp dé tiến hành nghiên cứu Kết quả khảosát cho thấy hoạt động đối mới tại các doanh nghiệp ở Việt Nam thực sự có mang lại

hiệu quả đổi mới Bên cạnh đó, hiệu quả đổi mới bị tác động lớn nhất bởi hoạt động

đổi mới sản phâm hoặc dich vụ Bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra nếu doanh nghiệp thựchiện cùng lúc nhiều hoạt động đổi mới thì hiệu quả đổi mới sẽ cảng cao

Nhìn chung, các nghiên cứu tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp đa dạng Song, các kết quả nghiên cứu về đối mới sáng tao

tác động đến hiệu quả kinh doanh còn tổn tại nhiều thiếu sót như phạm vi dé liệu còn

hẹp, bối cảnh nghiên cứu khác nhau, không nhất quán cũng như chỉ nghiên cứu về

một khía cạnh của đổi mới sáng tạo như đổi mới công nghệ hoặc đổi mới sản phẩm Điều đó dẫn đến nội dung va kết quả của các bài nghiên cứu không đồng nhất cũng

như không mang tính tong quan cho toàn bộ van dé đang đánh giá Hơn thé nữa, ViỆc

nghiên cứu tập trung vào kết quả kinh doanh của một ngành đặc thù như sản xuất hàng

tiêu dùng còn chưa phổ biến tại Việt Nam Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tác độngcủa ĐMST đến hiệu quả kinh doanh ở bối cảnh các doanh nghiệp ngành sản xuất hàngtiêu dung tại Việt Nam vẫn là một khoảng trống cần lap day

12

Trang 20

_ CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CUA DOI MỚI

SÁNG TAO DEN HIỆU QUA KINH DOANH.

2.1 Dé xuất mô hình nghiên cứuVới các luận điểm của Klinggenberg và cộng sự (2013), Sujud và Hachem

(2017) cùng các lập luận được phân tích trước đó, đê tài sử dụng ROA là biên đại diện

đo lường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kế thừa và kết hợp các phân loại ĐMST của OCED (2010), Boer và Cộng sự

(2001) cũng như nghiên cứu trước đó của Kang và Na (2019), đề tài chọn được ra 3 biến độc lập gồm: PRD, PRC, và ORG lần lượt là DMST sản phẩm, DMST quy trình

và DMST tô chức được sử dụng dé do lường đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Trong đó, biến sẽ nhận giá trị băng 0 nếu doanh nghiệp không có ĐMST về sản phẩm,quy trình hoặc tổ chức và ngược lại sẽ nhận giá tri bằng 1 nếu có ĐMST về 3 biến

như trên Đối với các đo lường biến, đề tài có tham khảo nghiên cứu trước đây: Kang

và Na (2019), Wellalage và cộng sự (2019) cũng sử dụng phương pháp đo lường

tương tự với cách đo lường mà đề tài sử dụng

Đề kiểm soát ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài lên mối quan hệ giữa hoạt

động DMST và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, dé tài có sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: SIZE, Growth, ETTA, INF lần lượt là Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng

trưởng GDP, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tông tài sản va Lam phát

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác động đáng ké của quy mô

doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Cùng với nghiên cứu

của Tahir và Mongid (2013), Onvural và cộng sự (1996) đã chỉ ra quy mô có mốiquan hệ cùng chiều đến khả năng sinh lợi nhờ đạt được ưu thế kinh tế theo quy mô,

việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp quy mô lớn Khi doanh

nghiệp có tài sản sở hữu cao sẽ có nhiều sản phẩm đa dạng được đưa ra thị trường vớichi phí giá thành thấp Một vài nghiên cứu Anathasia & nhóm cộng sự (2019) xác

định quy mô doanh nghiệp có môi quan hệ tích cực lên hiệu quả kinh doanh và lập luận răng các công ty có quy mô lớn hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn do có thê

thuận lợi tiếp cận những nguồn tài nguyên sẵn có va có khả năng phát triển, thành

công cao, khang định quy mô doanh nghiệp chính là yếu tô quan trọng nhất ảnh hưởng

đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Fahrul Puas & nhóm cộng sự (2018) đã nếu ra quan điểm trong bài rằng yếu tố

lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có thé cải thiện nhờ hoạt động của tỷ lệ vốn chủ SỞ

hữu trên tổng tài sản Đồng nghĩa với việc các cong ty có hoạt động kinh doanh tốt,

hiệu quả sẽ có nhiều khả năng thu hút nguồn vốn vay hơn các tô chức tài chính đo có lợi ích thuế thấp cũng như chi phí giá thành rẻ Nói cách khác, tỷ lệ này càng cao thi

mức độ an toàn vốn hoạt động cũng cao

Nhiều báo cáo đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều của lạm phát đến việc gia

tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Tran Le Thu Ha & cộng sự (2022) đã lập luận rằng tác động của Lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của doanh

13

Trang 21

nghiệp là ngược chiều, tiêu cực Quan điểm này có thé được cho là có ý nghĩa bởi nếulạm phát tăng cao, tỉ lệ lãi suất cũng theo đó mà tăng khiến doanh nghiệp mat thêmchi phí cho việc vay vốn đầu tư hay kinh doanh Không những vậy, Lam phát tăngcũng kéo theo chi phí giá cả leo thang cả về hàng hoá và nhân công, làm giảm lợi

nhuận trong kinh doanh.

Với mức độ tăng trưởng hàng năm của GDP, Athanasoglou và các cộng sự

(2008) đã có lập luận răng các tổ chức cũng có thể tăng lợi nhuận nhờ vào việc cải

thiện năng suất lao động thông qua mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó Cũng có

thé nói, nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của mức tăng trưởng kinh tế quôc giađến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ vào sự tăng trưởng của quốc gia nơi

doanh nghiệp hoạt động, có thể mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt

chi phí sản phẩm, dịch vụ, tăng lợi nhuận, doanh thu doanh nghiệp.

Hình 1: Sơ dé mô tả tác động của các nhân tô đến Hiệu quả kinh doanh

Dựa vào các phân tích và lập luận đã nêu, tác giả đê xuât mô hình nghiên cứu như sau:

ROA, = Bo + By x PRD it + 8 x PRCix + B3 x ORGit + Ba x SIZE it + Bs

x Growth, + Be x ETTAy, + By x INH, + €ịt Trong đó,

ROA: Biến đại diện đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

14

Trang 22

_ PRD, PRC, ORG: Lần lượt là các biến đo lường hoạt động đôi mới sáng tao san

phâm, quy trình va tô chức của doanh nghiệp.

SIZE: quy mô doanh nghiệp Growth: Mức độ tăng trưởng GDP

ETTA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tông tài sản

INF: Lam phát

1: Doanh nghiệp thứ 1 được quan sat (i= 1, ,25) (: Thời gian quan sát thứ t của doanh nghiệp thứ i

Bo: Hệ số chặnB,, By: Ảnh hưởng của các biến số độc lập và kiểm soát đến biến phụ thuộc

£¡;: Sai số của mô hình2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Những báo cáo trước đây về DMST theo ngành có mối quan hệ tích cực về các

yêu tố: Tăng trưởng, nâng cao năng suất và hiệu qua hoạt động Theo đó, mục đích

chính của hoạt động ĐMST được diễn ra là mong muốn tăng doanh thu, cũng như

khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành Một nghiên cứu đã khăng định rằng

khi hoạt động DMST dừng lại, cơ câu kinh tế của các doanh nghiệp cũng từ đó mà

chuyền hắn sang trạng thái dừng hoạt động, đi kèm với đó là sự chậm lại của tăng

trưởng cho doanh nghiệp Có thê nói, ĐMST đóng vai trò vô cùng quan trọng trong

việc tạo ra sự cạnh tranh về hiệu suất làm việc, sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng khu vực, thậm chí là trong cùng một quốc gia và trên thế giới.

Qua các nghiên cứu quốc tế và ngay tại Việt Nam, không thể phủ nhận rằng

ĐMST là một phan không thể thiếu trong việc đưa ra chiến lược phát triển lâu dai va bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Dựa

trên các nghiên cứu trước đó của Hu và cộng sự (2019); HaiYang Li & Kwaku

Atuahene — Gima (2001), tác giả cũng nhận thấy được tương quan ngược chiều củaĐMST đến hiệu quả là do vấn đề nguồn vốn đầu từ, chi phí đặt ra cho việc đổi mới

còn vô cùng hạn chế Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam,

chi phí dành riêng cho việc đổi mới sản phâm hoặc quy trình được đặt ra có thé không quá lớn Chính vì thế, ảnh hưởng tiêu cực này của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả của

doanh nghiệp được tác giả cho răng không quá lớn.

Kết hợp các lập luận trên, tác giả cho răng hoạt động DMST có anh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất tiêu dùng niêm yết

trên sàn chứng khoán Việt Nam với ba giả thuyết như sau:

Giả thuyết HI: ĐMST sản phẩm có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp ngành sản xuất tiêu dùng.

15

Trang 23

Giả thuyết H2: ĐMST quy trình có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp ngành sản xuất tiêu dùng.

Giả thuyết H3: ĐMST tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp ngành sản xuất tiêu dùng.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích dữ liệu

Dựa vào tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế để đánh giá mối quan

hệ giữa DMST và hiệu quả kinh doanh cũng như là sự tác động của DMST đên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuât hàng tiêu dùng tại Việt Nam, đê tài đã sử dung dir liệu bang đê phân tích hôi quy theo 3 mô hình: Mô hình Pool OLS, Mô hình FEM và mô hình REM

a Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất — Pool OLS

Mô hình:

ROA¿, = œ + By x PRD¿ + Bz x PRC + Bz x ORGit + By X SIZE,, + Bs

xX Growth; + x ETTA + By X INF + €it Trong do:

Chi sé i dai dién cho từng doanh nghiệp, t dai diện cho năm quan sát

ROA¿: đại diện cho Hiệu quả Kinh doanh của doanh nghiệp i vào năm t

a: Hệ số chặnBx» Bo» Ba, Bar Bs» Be» Br: lần lượt là các hệ số góc tương ứng với các biến giải

thích ở trên.

@¡;: Sai sô phan phôi chuân

Các doanh nghiệp được dử dụng trong chuyên đề này có thể có những đặc điểm hay tính chất có thê khác biệt nhau nhưng mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất Pool OLS sẽ xem xét và coi các doanh nghiệp là như nhau, nên trong khi

không kiểm soát được các doanh nghiệp này có thê xảy ra hiện tượng sai lệch Với

mối quan tâm có thê kiểm soát được các ảnh hưởng riêng lẻ trong từng doanh nghiệp

này, tác giả tập trung vào phân tích 2 mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên.

b Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cô định (Fixed Effects Model —

FEM)

Mô hình:

ROA, = VU; + By x PRD + Bo x PRCit + Bs x ORGit + Bo x SIZE it + Bs

v; là hệ số chặn cho doanh nghiệp i

16

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ dé mô tả tác động của các nhân tô đến Hiệu quả kinh doanh - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021
Hình 1 Sơ dé mô tả tác động của các nhân tô đến Hiệu quả kinh doanh (Trang 21)
Bảng 2: Bảng thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021
Bảng 2 Bảng thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu (Trang 26)
Hình 2: Tỷ trọng tiêu dùng hàng tuần theo dòng sản phẩm tại 4 thành phô trọng điễm - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021
Hình 2 Tỷ trọng tiêu dùng hàng tuần theo dòng sản phẩm tại 4 thành phô trọng điễm (Trang 28)
Bảng 4: Bảng ma trận hệ số trơng quan - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021
Bảng 4 Bảng ma trận hệ số trơng quan (Trang 31)
Bảng 5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005-2021
Bảng 5 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w