Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Tại Các Trường Thuộc Bộ Công.
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Lê Thị Vân Hạnh
2 TS Bùi Thị Thanh Thuý
Số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: Hồi ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia; Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở tầm vĩ mô, thể chế có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Trong lĩnh vực giáo dục, thể chế tạo nền tảng phát huy vai trò động lực của giáo dục thúc đẩy sự phát triển của đất nước Giáo dục đại học (GDĐH) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân GDĐH cung cấp nguồn nhân lực
có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chất lượng giáo dục đại học (QLGDĐH) quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia Trong hệ thống giáo dục, đào tạo của lực lượng Công an nhân dân (CAND), GDĐH giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống CLGDĐH trong CAND ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực toàn lực lượng, từ đó tác động sâu và rộng đến kết quả các mặt công tác Công an
Để phát huy vai trò của GDĐH trong CAND trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an, hoàn thiê ̣n thể chế quản
lý là khâu quan trọng, cần đi trước một bước Những năm qua, hệ thống pháp luật về GDĐH đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện theo hướng quản lý chất lượng, tạo khung thể chế để quản lý đối với CLGDĐH nói chung, CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an nói riêng Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện, hệ thống pháp luật về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an vẫn còn không ít hạn chế Hệ thống VBQPPL chưa tạo được hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả cho hoạt động QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an Các VBQPPL còn thiếu tính ổn định, mâu thuẫn, còn nhiều khoảng trống chưa có quy định
Trang 4điều chỉnh; không ít VBQPPL đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn đã ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an Bên cạnh đó, khâu tổ chức thực hiện VBQPPL cũng còn không ít bất cập Để khắc phục những hạn chế,
bất cập đó yêu đầu đặt ra không chỉ là: “Khẩn trương hoàn thiện hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục, đào tạo trong Công
an nhân dân; chủ động tham gia quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời cập nhật những vấn đề có tính đặc thù của lực lượng
vũ trang trong các quy định chung của nhà nước” mà còn phải nâng
cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước (QLNN) đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
Trong khi đó, về mặt lý luận, trong khoa học quản lý công còn nhiều quan niệm khác nhau về thể chế và thể chế QLNN Thực tiễn cũng cho thấy, các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu thể chế QLNN trong lĩnh vực giáo dục, GDĐH còn ít, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu làm rõ thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an Trước thực trạng trên, để tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao CLGDĐH ta ̣i các trường thuộc Bộ Công an
theo hướng tiếp cận thể chế, tác giả chọn chủ đề: “Thể chế quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc
Bộ Công an” làm đề tài nghiên cứu luâ ̣n án của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
từ đó rút ra những nội dung lý luận mà luận án có thể kế thừa, chỉ ra
những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện
- Làm rõ cơ sở lý luận về thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an thông qua việc nghiên cứu nội hàm, ngoại diên các khái niệm: Thể chế, thể chế QLNN, thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an; phân tích đặc điểm, vai trò, các yếu cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế
QLNN đối với đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
- Làm rõ thực trạng thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các
trường thuộc Bộ Công an
- Đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc
Bộ Công an ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 6- Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận nghiên cứu thể chế
QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an theo định hướng thể chế gồm: Các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc
Bộ Công an
GDĐH đào tạo các trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ Luận án tập trung nghiên cứu CLGDĐH ở trình độ đại học tại các học viện, trường đại học thuộc Bộ Công an
- Về không gian: Nghiên cứu tại 04 học viện và 04 trường đại
học thuộc Bộ Công an (trừ Học viện Quốc tế)
- Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu từ 2012 đến hết năm 2023 gắn
với việc ban hành và triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học 2012
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
đào tạo; về xây dựng lực lượng CAND
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1 Giả thuyết khoa học
Thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an bao gồm nội dung và việc tổ chức thực hiện các quy định
Trang 7pháp luật chung và đặc thù về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an Thời gian qua, việc vận dụng các quy định pháp luật chung vào QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc
Bộ Công an còn vướng mắc do tính đặc thù của ngành, trong khi các quy định đặc thù cũng chưa được ban hành đầy đủ và thực hiện hiệu quả, vì vậy, việc hoàn thiện thể chế QLNN có tính đến yếu tố đặc thù của ngành kết hợp với tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế sẽ giúp
nâng cao CLGDĐH của các trường thuộc Bộ Công an
5.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các quy định pháp luật chung về QLNN đối với CLGDĐH được vận dụng đối với các trường thuộc
Bộ Công an đang gặp những vướng mắc gì do đặc thù của ngành?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Các quy định đặc thù về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an đã hoàn thiện và thực
hiện hiệu quả chưa?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để các quy định pháp luật
về QLNN đối với CLGDĐG được thực hiện hiệu quả tại các trường thuộc Bộ Công an, vừa đáp ứng các yêu cầu chung, vừa đáp ứng các yêu cầu mang tính đặc thù của ngành?
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về lý luận
- Luận án đã luận chứng khoa học về nội hàm thể chế, thể chế QLNN để làm cơ sở cho việc hình thành lý luận về thể chế QLNN
đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
- Luận án đã nghiên cứu, phân tích hai yếu tố cấu thành thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an gồm: Các quy định pháp luật về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc
Trang 8Bộ Công an và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an với những luận
giải thuyết phục
6.2 Về thực tiễn
- Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an với những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học
và thực tiễn
- Luận án đã đưa ra các định hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các
trường thuộc Bộ Công an
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển lý luận về thể chế QLNN đối với GDĐH Đồng thời luận án xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các
trường thuộc Bộ Công an ở Việt Nam hiện nay
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, nhà quản lý trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược về GDĐH, CLGDĐH nói chung, CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ
Công an nói riêng
- Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý công và khoa học pháp lý
Trang 98 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học về thể chế quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
Chương 3: Thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
Chương 4: Đi ̣nh hướng và giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học, chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
Một số công trình nghiên cứu đã công bố: Sách: “On the philosophy of higher education” (Về triết lý giáo dục đại học) của Brubacher; Sách: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” của Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Quang Sáng, Nguyễn Đức Thiệp; Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục:
“Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công
an nhân dân” của Nguyễn Văn Ly
Trang 101.1.2 Các nghiên cứu về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
Sách: “Institutions, Institutional Change and Economic Performance” (Thể chế, thay đổi thể chế và thành tựu kinh tế) của Douglass North; Luận án Tiến sỹ Luật học: “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Kim Dung; Luận
án tiến sỹ Quản lý công: “Thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học ở Việt Nam hiện nay” của Lê Như Phong
1.1.3 Các nghiên cứu về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học trong lực lượng Công an nhân dân
Luận án tiến sỹ Quản lý công: “Thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an” của Nghiêm Xuân Dũng; Luận án tiến sỹ Quản lý công: “Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an” của Nguyễn Đức Thuận
1.2 Đánh giá chung tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1 Những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa
Các công trình nghiên cứu trong phần tổng quan đã hệ thống hóa các quan điểm, khái niệm về chất lượng giáo dục, CLGDĐH, QLNN, thể chế QLNN; bước đầu làm rõ được đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế QLNN đối với GDĐH Đây là những nội dung có giá trị tham khảo trong quá trình tác giả xây dựng cơ sở lý luận về thể chế QLNN đối với CLGDĐH
tại các trường thuộc Bộ Công an
1.2.2 Những nội dung nghiên cứu luận án cần bổ sung, hoàn thiện
Trang 11Đối tượng nghiên cứu trong phần lớn các công trình nghiên cứu kể trên về thể chế QLNN chủ yếu đi theo các hướng: Nghiên cứu
về thể chế QLNN ở các lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị ); tiếp cận nghiên cứu khác khoa học Quản lý công; hoặc nghiên cứu thể chế QLNN về giáo dục, GDĐH, CLGDĐH ngoài ngành Công an Do vậy, có thể khẳng định vẫn thiếu cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân
tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với
CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước đây, Luận án tiếp tục triển khai làm rõ những vấn đề cụ thể sau:
Một là, về lý luận, làm rõ những khái niệm công cu ̣ liên quan
vấn đề nghiên cứu như: CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an; QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an; thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an; làm rõ vai trò, các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
Hai là, về thực tiễn, làm rõ thực trạng thể chế QLNN đối với
CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an trên hai góc độ: Các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an
Ba là, đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH thuộc Bộ Công an, đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Trang 12Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI CÁC
TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG AN
2.1 Một số vấn đề khái quát về quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
2.1.1 Chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
2.1.1.1 Khái niệm chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an là tổng thể phẩm chất và năng lực mà sinh viên các trường Công an có được thông qua quá trình đào tạo đại học trên cơ sở khai thác có hiệu quả cơ chế quản
lý và các điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở GDĐH, phù hợp với mục tiêu GDĐH của quốc gia, của ngành Công an và mục tiêu của từng cơ sở GDĐH, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm
và xây dựng lực lượng CAND trong mỗi thời kỳ
2.1.1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục đại học tại
các trường thuộc Bộ Công an
Các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an gồm: Yếu tố sinh viên; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; cơ sở vật chất, tài chính; tổ chức đào tạo; quản lý đào tạo; yếu tố nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Trang 132.1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
Việc đánh giá CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an cũng phải tuân thủ các quy định chung của nhà nước về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá Tuy nhiên, do có yếu tố đặc thù nên khi áp dụng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá để đánh giá CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an cần có điều chỉnh về tiêu chí cho phù hợp
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
2.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật do các
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm điều tiết, định hướng phát triển và nâng cao CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an đáp ứng các mục tiêu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND trong mỗi thời kỳ
2.1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục đại học tại các trường thuộc Bộ Công an
- Về chủ thể quản lý: Chủ thể QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an tiếp cận theo nghĩa hẹp chính là các cơ quan HCNN
- Về nội dung: QLNN đối với CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an bao gồm: i) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển và nâng cao CLGDĐH tại các trường thuộc Bộ Công an; ii) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện VBQPPL về