Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamĐổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
Trang 1HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủtheo quy định
Tác giả
Trần Hương Xuân
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 13
1.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 27
1.3 Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu và khung phân tích 32
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 35
2.1 Khái quát về giáo dục đại học công lập và quản lý tài chính các trường đại học công lập 35
2.2 Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học 57
2.3 Kinh nghiệm đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trên thế giới 74 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 80
3.1 Khái quát về các trường đại học công lập ở Việt Nam và vấn đề đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và nâng cao chất lượng các trường đại học công lập 80 3.2 Phân tích thực trạng đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam 87
3.3 Đánh giá chung về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam 128
Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 133
4.1 Bối cảnh mới đối với quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam 133 4.2 Quan điểm về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam 138 4.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học 141
KẾT LUẬN 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 173
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
KH&CN Khoa học và công nghệ
2 Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
WB The World Bank Ngân hàng Thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 3.1 Trung bình quy mô và tỷ trọng nguồn NSNN cấp cho các trường đại họccông lập ở Việt Nam qua các giai đoạn 95Bảng 3.2 Trung bình nguồn thu từ đào tạo và tỷ trọng thu từ đào tạo trên tổng nguồnthu các trường đại học công lập ở Việt Nam qua các giai đoạn 103Bảng 3.3 Đổi mới mô hình quản lý sử dụng nguồn tài chính từ NSNN của cáctrường đại học công lập ở Việt Nam qua các giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tàichính 108 Bảng 3.4 Đổi mới quản lý phân phối kết quả tài chính các trường đại họccông lập ở Việt Nam qua các giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 111Bảng 3.5 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập ở 2 giai đoạn thựchiện cơ chế tự chủ tài chính 114Bảng 3.6 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập phân loại theo
vị trí địa lý 116Bảng 3.7 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập phân loại theo địnhhướng phát triển 118Bảng 3.8 Cơ cấu chi bình quân của 2 nhóm trường đại học công lập có và không cóđơn vị sản xuất - dịch vụ - chuyển giao công nghệ thuộc/trực thuộc 120Bảng 4.1 Mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảođảm chi thường xuyên giai đoạn 2022-2026 137Bảng 4.2 Quy trình kiểm định và đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục đại học 145Bảng 4.3: Mô hình Quỹ đổi mới đề xuất cho giáo dục đại học ở Việt Nam trongbối cảnh hiện nay 146
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TrangBiểu đồ 3.1 Sự phát triển số lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập.81Biểu đồ 3.2 Sự phát triển số lượng sinh viên các trường đại học công lập vàngoài công lập 82Biểu đồ 3.3 Sự phát triển số lượng giảng viên các trường đại học công lập vàngoài công lập 83Biểu đồ 3 4 Số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong hệ thống giáo dục đại học84Biểu đồ 3.5 Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học công lập giai đoạn
1996 - 2002 93Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục đại học tính trên GDP ở một số nước trên thế giới năm 2016 94Biểu đồ 3.7 Xu hướng tăng nguồn tài chính ngoài NSNN của các trường đại học công lập ở Việt Nam 105Biểu đồ 3.8 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập ở 2 giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 115Biểu đồ 3.9 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập phân loại theo
vị trí địa lý 117Biểu đồ 3.10 Cơ cấu chi bình quân của các trường đại học công lập theo định hướng phát triển 119Biểu đồ 3.11 Cơ cấu chi bình quân của 2 nhóm trường đại học công lập có và không
có đơn vị sản xuất - dịch vụ - chuyển giao công nghệ thuộc/trực thuộc 121
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 1.1 Khung phân tích của luận án 34Hình 2.1 Xu hướng đổi mới cơ chế phân bố NSNN cho các trường đại học công lập.60 Hình 2.2 Xu hướng đổi mới chính sách học phí giáo dục đại học công lập 61Hình 2.3 Xu hướng đổi mới quản lý sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho các trường đại học công lập 64Hình 3.1 Quy trình phân bổ NSNN cho các trường đại học công lập ở Việt Nam .89Hình 3.2 Đổi mới mô hình phân bổ NSNN cho các trường đại học công lập ở Việt Nam 90Hình 4.1 Mô hình huy động các nguồn lực của Công ty BK-Holdings 156Hình 4.2 Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Trường Đại học Đông Á 157
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế, giáo dục đạihọc được xem như là một bộ phận của cơ sở hạ tầng xã hội, là nền tảng quan trọng và làđiều kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững của mỗi quốc gia
Ở Việt Nam, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học được coi là quốc sách hàngđầu Ngày 15/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Quyết định số 69/QĐ-TTgphê duyệt đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025" với mục
tiêu tổng thể là "tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực; góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới".
Trước đây, các trường đại học ở Việt Nam đều là trường công lập, thuộc sở hữunhà nước và được Chính phủ tài trợ toàn bộ để thực hiện cung cấp dịch vụ đào tạo đạihọc - một loại hàng hóa công có ngoại ứng tích cực quan trọng đối với sự phát triểncủa nền kinh tế Từ khi Nhà nước Việt Nam chấp nhận phát triển hệ thống trường đạihọc tư nhân (năm 1988) cho đến nay, số lượng và quy mô các trường đại học tư thụcngày càng phát triển [125] Việt Nam hiện có 242 trường đại học bao gồm 175 trườngcông lập, 67 trường tư thục và dân lập Mặc dù vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệthống giáo dục đại học cả về quy mô và chất lượng đào tạo, các trường đại học cônglập ở Việt Nam đang phải cố gắng nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh với nhau và vớicác trường đại học tư nhân xuất phát từ tính chất đặc biệt của dịch vụ giáo dục đạihọc, vừa mang lại lợi ích công cộng vừa đem đến lợi ích cá nhân của người học, và
do đó chịu sự điều tiết của thị trường
Trước xu thế đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã thực hiệnnhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục đại học, đúng theo tinh thần của “Nghị quyết số14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020” Trên tinh thần của “Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, cùng với việc banhành và thực hiện “Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về việc thíđiểm đổi mới cơ
Trang 10chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017”, Nhànước đã xác định tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và các trường đại học công lập buộcphải thích nghi với môi trường hoạt động mới: đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội - nhucầu của thị trường lao động Như vậy, về cơ bản các trường đại học công lập được traoquyền tự chủ nhưng đồng thời, phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh vốn có của kinh tế thịtrường.
Tự chủ đại học có 04 nội dung chủ yếu là: (1) Tự chủ về học thuật, (2) Tự chủ về
tổ chức bộ máy, (3) Tự chủ về nhân sự, (4) Tự chủ về tài chính Trong đó, tự chủ về tàichính đóng vai trò nền tảng để thực hiện hiệu quả và bền vững các nội dung còn lại của
tự chủ đại học Trong bối cảnh này, việc đổi mới quản lý tài chính hướng tới hình thànhmột cơ chế quản lý tài chính phù hợp, là môi trường thuận lợi cho các trường đại họccông lập huy động nguồn thu, nâng cao năng lực tự chủ tài chính, đảm bảo quá trình tựchủ và tự chịu trách nhiệm của các trường được thực hiện đầy đủ, khách quan, côngbằng và minh bạch, vừa giảm sự can thiệp của Nhà nước lại vừa phải đảm bảo chấtlượng giáo dục đại học, là vấn đề cấp thiết hiện nay
Trong quá trình đổi mới và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp công lập ở Việt Nam qua các giai đoạn: từ “Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu”; đến “Nghị định43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập”; tiếp
đó được thay thế bởi “Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủcủa đơn vị sự nghiệp công lập”; và mới đây là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP được banhành nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các trường đại họccông lập ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về huy động nguồn tài chínhnhư: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) bị hạn chế, nguồn thu sự nghiệp khôngđảm bảo, sự phân chia nguồn tài chính công giữa các trường chưa công bằng [53] Bên cạnh
đó, cùng với quá trình đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập, việc huyđộng, phân phối và sử dụng nguồn tài chính của các trường đã thực sự góp phần nâng caochất lượng giáo dục đại học hay chưa, những đổi mới trong quản lý tài chính các trường đạihọc công lập đã tác động đến mức tự chủ và chất lượng các trường như thế nào, vẫn lànhững vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu
Từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nội dung “Đổi mới quản lý tài chính các
trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
Trang 112 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Về lý luận: Xác định cơ sở lý luận về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học
công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Về thực tiễn: Đề xuất quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý tài chính các
trường đại học công lập ở Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước, có xem xét đến cácyếu tố vi mô thể hiện thuộc tính nội tại của các trường có khả năng ảnh hưởng đến đổimới quản lý tài chính, mức tự chủ và chất lượng các trường đại học công lập
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan các sản phẩm và công trình khoa học có nội dung quan hệ mật
thiết đến vấn đề nghiên cứu của luận án, từ đó tổng hợp các vấn đề đã được các tác giả
đề cập và giải quyết, những nội dung hiện vẫn là khoảng trống chưa được nghiên cứu, làcăn cứ để tác giả xác định hướng nghiên cứu của đề tài
Hai là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đổi mới quản lý tài
chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dụcđại học, làm cơ sở khoa học để phân tích thực trạng đổi mới quản lý tài chính các trườngđại học công lập ở Việt Nam
Ba là, trên cơ sở khung phân tích đã xây dựng, luận án phân tích và đánh giá
thực trạng đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam trong điềukiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học; đánh giá thực trạng mối quan hệtác động của đổi mới quản lý tài chính đến mức tự chủ và chất lượng của các trường, có
sử dụng các biến kiểm soát là các yếu tố vi mô thể hiện thuộc tính nội tại của cáctrường; xác định những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạnchế, làm cơ sở để xác định quan điểm và đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý tàichính các trường đại học công lập ở Việt Nam
Bốn là, trên cơ sở xác định bối cảnh mới có liên quan và những quan điểm trong
việc đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong giai đoạn tới, căn cứnhững bài học kinh nghiệm đã rút ra, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trongviệc đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong thời gian vừa qua, đềtài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý tài chính các trườngđại học công lập ở Việt Nam trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đạihọc
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề đổi mới quản lý tài chính các trườngđại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở ViệtNam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về chủ thể quản lý: Vấn đề đổi mới quản lý tài chính các trường đại học cônglập được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ quản lý nhà nước với chủ thể quản lý làChính phủ Việc quản lý tài chính của lãnh đạo trường đại học công lập cũng được đềcập ở góc độ là căn cứ thực tế để Chính phủ đổi mới cơ chế chính sách tạo điều kiệncho quản lý tài chính của các trường đạt mục tiêu tự chủ và nâng cao chất lượng
- Về nội dung: Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập được tiếpcận gồm các nội dung: (1) đổi mới quản lý huy động nguồn tài chính, (2) đổi mới quản
lý sử dụng nguồn tài chính và (3) đổi mới quản lý phân phối kết quả tài chính của cáctrường đáp ứng yêu cầu của tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, được xemxét chủ yếu ở việc chuyển đổi qua các mô hình khác nhau trong quá trình đổi mới vềmặt cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với 03 nội dung này
- Về không gian: Luận án thu thập và phân tích dữ liệu về đổi mới quản lý tàichính tại 17 trường đại học công lập ở Việt Nam thuộc các vùng địa lý khác nhau, cácđịnh hướng phát triển khác nhau, cũng như các đơn vị chủ quản khác nhau (các Bộngành, các Đại học trực thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh), đã thực hiệnđánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học ban hànhkèm theo “Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ GD&ĐT banhành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”, được sửađổi, bổ sung tại “Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ GD&ĐT”;
và “Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quyđịnh về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học”
- Về thời gian:
+ Luận án phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới quản lý tài chính các trường đạihọc công lập ở Việt Nam thông qua so sánh quy định về cơ chế, chính sách của Nhànước trong các văn bản pháp lý liên quan được ban hành trước năm 2021, từ đó đánhgiá sự phù hợp của quá trình đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ởViệt Nam so với xu hướng chung về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học cônglập trên thế giới Các mốc thời gian khi so sánh, phân tích từng nội dung của đổi mớiquản lý tài chính có thể không trùng khớp với nhau
Trang 13+ Dữ liệu thu thập được của 17 trường đại học công lập là dữ liệu từ các Báo cáo
tự đánh giá cơ sở giáo dục, báo cáo Ba công khai của các trường từ 2012 đến 2021 Dựatrên bộ dữ liệu này, luận án phân tích, đánh giá thực trạng kết quả của đổi mới quản lýtài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam qua một quá trình đổi mới theo hướng
mở rộng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Quan điểm và giải phápđổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam được đề xuất cho giaiđoạn tới năm 2030, tầm nhìn 2035
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận của luận án
Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính các đơn
vị sự nghiệp công lập, với nền tảng là lý thuyết về quản lý tài chính công, được thựchiện trong bối cảnh Nhà nước không còn duy trì vai trò kiểm soát toàn bộ mà trao quyền
tự chủ ngày càng mở rộng cho các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có các trườngđại học công lập) Việc thay đổi về mặt thể chế này chính là việc chuyển từ mô hìnhquản lý công truyền thống sang mô hình quản lý công mới (New Public Management -NPM) với đặc trưng là:
(i) khuyến khích “thị trường hóa” một số hoạt động của khu vực công; (ii) cơ chế quản
lý chuyển dần sang dựa vào kết quả; (iii) trao quyền tự chủ trong quản lý cho ngườiđứng đầu các tổ chức công; (iv) tách biệt chức năng quản lý, giám sát với chức năngcung ứng dịch vụ; và (v) lấy khách hàng/người dân làm trung tâm [103]
Theo đó, sự thay đổi vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ dẫnđến yêu cầu đổi mới quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập để tạo môitrường thuận lợi cho các trường phát huy năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nângcao chất lượng hoạt động Vấn đề quản lý tài chính và đổi mới quản lý tài chính cáctrường đại học công lập được xem xét ở các khía cạnh huy động, phân phối và sử dụngnguồn tài chính của đơn vị, nhưng không còn chỉ quan tâm đến góc độ cân đối thu - chicủa quản lý tài chính công truyền thống, mà quan trọng hơn là hiệu quả hoạt động củacác trường với chức năng cung ứng dịch vụ công về đào tạo, nghiên cứu khoa học(NCKH) và phục vụ cộng đồng, thể hiện ở kết quả tài chính trong năm của các trường,
đề cao tính năng động trong quản lý các trường đại học công lập hướng đến mô hìnhquản lý theo kiểu công ty (university cooperation), đảm bảo phát triển bền vững và nângcao chất lượng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nhằm đảm bảo tính hệ thống, tính logic, tính toàn diện và tính thực tiễn của đềtài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
Trang 14vật lịch sử để giải quyết vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, việc thực hiện mục tiêunghiên cứu của đề tài luôn đặt trong mối liên hệ với quan điểm của Đảng và Nhà nước
về vấn đề đổi mới quán lý các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại họccông lập
4.2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các nhân tố thuộc môi trường vĩ
mô và các nhân tố thuộc tính nội tại của các trường đại học công lập có khả năng ảnhhưởng đến mức độ đổi mới quản lý tài chính, mức tự chủ cũng như chất lượng cáctrường Các nhân tố vĩ mô bao gồm: thể chế kinh tế - xã hội; trình độ phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia; xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục… Các nhân tố vi
mô thể hiện thuộc tính nội tại của các trường gồm có: tuổi của trường; quy mô củatrường; vị trí địa lý của trường, định hướng phát triển của trường; sự hiện diện của đơn
vị sản xuất - dịch vụ - chuyển giao công nghệ thuộc/trực thuộc… Các nhân tố vĩ môhay vi mô đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đổi mới quản lý tài chính cáctrường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.Tiếp cận hệ thống cũng được sử dụng trong đánh giá tác động của các chỉ tiêuphản ánh đổi mới quản lý tài chính đến mức tự chủ và chất lượng các trường đại học đạihọc công lập Từ những vấn đề lý thuyết, tiếp cận theo hướng diễn dịch sẽ giúp suy ragiả định về tác động tích cực hay tiêu cực của chỉ tiêu phản ánh đổi mới quản lý tàichính đến mức tự chủ và chất lượng của các trường Sau đó, từ thực tiễn sinh động, tiếpcận theo hướng quy nạp sẽ giúp đưa ra kết luận và khái quát thành một giả thuyết đãđược chứng minh
Điều này cho thấy, cách tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằm hình thànhbức tranh tổng thể về mối quan hệ giữa đổi mới quản lý tài chính các trường đại họccông lập với các nhân tố ảnh hưởng đến nó cũng như mối quan hệ tác động của nó đếnmức tự chủ và chất lượng của các trường
- Tiếp cận điển hình (nghiên cứu trường hợp)
Số lượng các trường đại học công lập ở Việt Nam là tương đối lớn, do đó đề tàilựa chọn thu thập dữ liệu về quản lý tài chính của một số trường đại học công lập đãđược kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành Các trường đại học được lựa chọn
để thống kê dữ liệu báo cáo có địa điểm nằm ở các vùng kinh tế khác nhau trên cả nước,
có định hướng phát triển khác nhau, trực thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau (trựcthuộc Bộ GD&ĐT, các Bộ chủ quản, các Đại học vùng, Đại học Quốc gia, Ủy ban nhân
Trang 15dân các tỉnh).
Trang 16- Tiếp cận định tính kết hợp với tiếp cận định lượng
Tiếp cận định tính xem xét đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lậpbằng cách thăm dò, mô tả, giải thích dựa trên khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơthúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ của các nhà quản lý với vai trò là chủ thể quản lý tàichính giáo dục đại học Tiếp cận định tính do đó có thể hướng chúng ta đến việc xâydựng giả thuyết và các lý giải, hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình và phân tích các kết quảnghiên cứu định lượng
Tiếp cận định lượng xem xét đổi mới quản lý tài chính các trường đại học cônglập theo cách có thể đo lường/đánh giá thông qua một số biến số cụ thể, tác động trựctiếp hoặc gián tiếp đến mức tự chủ và chất lượng của các trường đại học công lập làmcho chúng thay đổi theo một xu hướng nhất định, thể hiện qua kết quả kiểm định các
mô hình hồi quy đa biến
4.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng phương pháp thống kê để thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp từ sốliệu thống kê của Bộ GD&ĐT, "Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục" dùng để đăng kýkiểm định chất lượng giáo dục và thông tin “Ba công khai” trên website của 17 trườngđại học công lập đã được kiểm định chất lượng theo quy định, với bộ dữ liệu thu thậpđược gồm 86 quan sát nằm trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021 Căn cứkhung lý thuyết về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập theo hướngtiếp cận của luận án, các chỉ tiêu (biến số) được tác giả thu thập, tính toán và chọn lọc
đưa vào bộ dữ liệu (được thể hiện rõ ở Phụ lục 1.3); gồm có:
- Thứ nhất, các chỉ tiêu (biến số) phản ánh đổi mới quản lý tài chính các trường
đại học công lập gồm:
+ Các chỉ tiêu (biến số) phản ánh đổi mới quản lý huy động nguồn tài chính của
các trường đại học công lập; trong đó có biến MTC (mức tự chủ nguồn kinh phí chithường xuyên) vừa là biến số đo lường đổi mới quản lý huy động nguồn tài chính, vừa
là biến số đo lường khả năng tự chủ tài chính của các trường
+ Các chỉ tiêu (biến số) phản ánh đổi mới quản lý sử dụng nguồn tài chính của
các trường đại học công lập
- Thứ hai, các chỉ tiêu (biến số) phản ánh chất lượng các trường đại học công lập gồm: + Chỉ tiêu (biến số) phản ánh chất lượng đào tạo;
+ Chỉ tiêu (biến số) phản ánh chất lượng NCKH;
+ Chỉ tiêu (biến số) phản ánh chất lượng phục vụ cộng đồng.
Trang 17- Thứ ba, các biến số phản ánh một số nhân tố vi mô thể hiện thuộc tính nội tại
của trường đại học công lập có khả năng ảnh hưởng đến mức độ đổi mới quản lý tàichính, mức tự chủ cũng như chất lượng các trường (các biến kiểm soát)
Việc lựa chọn các biến số thích hợp trong tập hợp các chỉ tiêu (biến số) nêu trên
để đưa vào mô hình hồi quy đa biến nhằm đánh giá đổi mới quản lý tài chính các trườngđại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học còn cầnphải sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan nhằm phát hiện sớm mối quan hệ tuyến tínhgiữa các cặp chỉ tiêu (biến số)
b) Phương pháp phân tích dữ liệu
* Phương pháp phân tích định tính:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp này trong xâydựng cơ sở lý thuyết của đề tài luận án Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tíchthông tin, số liệu thu thập được về đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập ởhai phương diện: đổi mới trong cơ chế, chính sách của Nhà nước và kết quả thực hiện cơchế, chính sách đó của các trường đại học công lập, từ đó tổng hợp để đưa ra kết luận về
xu hướng đổi mới, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp này để đánh giá sự đổimới trong cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính các trường đại học cônglập thông qua việc so sánh các quy định về quản lý tài chính mà Nhà nước ban hànhtrong phạm vi thời gian nghiên cứu, trên các khía cạnh cụ thể: quản lý huy động nguồntài chính, quản lý sử dụng nguồn tài chính, quản lý phân phối kết quả tài chính trongnăm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp này khi tổngquan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý tài chính và đổi mới quản lý tàichính các trường đại học công lập của các quốc gia trên thế giới, từ đó tổng kết nhữngkinh nghiệm thực tiễn và rút ra những bài học thành công hay thất bại, có thể được xemxét, cân nhắc để đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam
* Phương pháp phân tích định lượng
- Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistic) là phương pháp sử dụng
để tính toán, tóm tắt, trình bày những thông tin cơ bản của dữ liệu, phục vụ quá trìnhnghiên cứu thực nghiệm và phân tích những số liệu thống kê đó Luận án sử dụngphương pháp này để mô tả một cách tổng quát đặc điểm của mẫu khảo sát Bên cạnh
đó, thống kê mô tả cũng được sử dụng để xem xét các mối quan hệ có thể có giữa cácbiến bằng cách sử dụng bảng kết hợp (custom tables) Thống kê mô tả gồm thống kêtrung bình và thống kê tần số:
Trang 18+ Thống kê trung bình: thường được sử dụng với các biến định lượng, dùng để
thống kê các chỉ số phân tích như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất, nhỏ nhất(max, min), độ lệch chuẩn (standard deviation)
+ Thống kê tần số: thường được áp dụng cho các biến định tính như vị trí địa lý,
định hướng phát triển, sự hiện diện của đơn vị sản xuất - dịch vụ - chuyển giao côngnghệ thuộc/trực thuộc trường , dùng để cung cấp thông tin mức độ (tần số) các chỉ sốxuất hiện trong tập mẫu và làm nổi bật các mối quan hệ có thể có giữa các biến
- Thống kê suy luận (Inferential statistics): Luận án sử dụng phương pháp phân
tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa đổi mớiquản lý tài chính với mức tự chủ và chất lượng các trường đại học công lập, từ đó đưa rahàm ý chính sách cho Nhà nước về vấn đề đổi mới quản lý tài chính các trường đại họccông lập, cũng như giải pháp cho các trường trong việc thực hiện cơ chế quản lý tàichính của Nhà nước, trong bối cảnh tự chủ đại học và yêu cầu nâng cao chất lượng giáodục đại học
+ Phương pháp phân tích tương quan Pearson: Khi phân tích mối quan hệ giữa
các biến số phản ánh đổi mới quản lý tài chính với các biến số phản ánh mức tự chủ,phản ánh chất lượng của trường đại học công lập, luận án sử dụng kỹ thuật phân tíchtương quan Pearson (hệ số tương quan của Pearson) để đo lường mối tương quan tuyếntính giữa các biến quan tâm Nó cung cấp thông tin về độ lớn của mối tương quan, cũngnhư hướng của mối quan hệ Nhờ vào kết quả phân tích tương quan, tác giả có thể lựachọn các biến độc lập có mối quan hệ tương quan chặt với các biến phụ thuộc để đưavào mô hình hồi quy đa biến, nhằm đánh giá tác động mang tính nhân - quả của đổi mớiquản lý tài chính đến mức tự chủ và đến chất lượng của trường đại học công lập, đồngthời giúp phát hiện sớm hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập có tương quanchặt với nhau để loại bỏ những biến không phù hợp ra khỏi mô hình dự kiến
+ Sử dụng kiểm định One - Way ANOVA để so sánh các nhóm trường theo các
tiêu chí phân loại khác nhau: Vị trí địa lý của trường; Định hướng phát triển của trường;Phân loại mức tự chủ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Sự hiện diện của đơn vị sảnxuất - dịch vụ - chuyển giao công nghệ thuộc/trực thuộc; từ đó thấy được sự khác biệt
về mức độ đổi mới quản lý tài chính, khả năng tự chủ tài chính và chất lượng của cácnhóm trường
+ Mô hình hồi quy bội được sử dụng để phân tích đánh giá tác động của đổi mới
quản lý tài chính đến mức tự chủ và chất lượng các trường đại học công lập Trên cơ sởkhung lý thuyết đã xây dựng về các chỉ tiêu đánh giá đổi mới quản lý tài chính các
Trang 19trường đại học
Trang 20công lập, nghiên cứu sinh xây dựng hàm hồi quy bội để mô tả mối quan hệ và sự tác độngcủa đổi mới quản lý tài chính đến mức tự chủ và chất lượng các trường đại học công lập.
Theo đó, đối với các mô hình chỉ có biến độc lập, trong tập hợp các biến được
thu thập dữ liệu từ Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục của các trường đại học công lập
(Phụ lục 1.3) tác giả dựa vào bảng phân tích tương quan Pearson (Phụ lục 3.7) để lựa
chọn các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc tương ứng và không
có hiện tượng đa cộng tuyến, cụ thể như sau:
Để đo lường chất lượng các trường đại học công lập, nghiên cứu sinh lựa chọn sử
dụng các biến phụ thuộc: Điểm trung bình tuyển sinh đầu vào (DTBDV); Số sinh viên
tốt nghiệp đại học chính quy (SVTN); Tỷ lệ sinh viên thừa nhận có đủ kiến thức, kĩnăng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (KTKN_DU); Tỷ lệ SV thừa nhậnchỉ học được một phần kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp(KTKN_1PHAN); Tổng số GS, PGS, TS của trường (GSTS); Số lượng bài báo khoahọc trong năm (BBKH); Tổng số công trình khoa học hoàn thành (đề tài, bài báo, sách)trong năm (TCTKH); Số đơn vị máu huy động hằng năm (HIENMAU)
Để đo lường kết quả đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập, nghiên
cứu sinh lựa chọn sử dụng các biến độc lập đưa vào các mô hình như: NSNN cấp
(NSNN_CAP), Thu từ đào tạo (THU_DT), Thu khác (THU_KHAC), Thu ngoài NSNN(THU_NNS), Tỷ trọng thu ngoài NSNN (NNS), Mức tự chủ nguồn kinh phí chi thườngxuyên (MTC); Chi cho con người (CCN), Chi hoạt động chuyên môn quản lý (CMQL),Chi cho sinh viên (CHI_SV), Chi cho NCKH (NCKH), Chi bồi dưỡng phát triển nguồnnhân lực (NNL), Chi cho cơ sở vật chất (CSVC)
Riêng biến Mức tự chủ nguồn kinh phí chi thường xuyên (MTC=Tổng thu hoạtđộng sự nghiệp/Tổng chi hoạt động thường xuyên) vừa có thể coi là biến độc lập khi đánhgiá các yếu tố tác động đến chất lượng trường đại học công lập, vừa có thể coi là biếnphụ thuộc khi đánh giá tác động của đổi mới quản lý tài chính đến năng lực tự chủ củacác trường
Các mô hình cụ thể được lựa chọn như sau:
I Mô hình hồi quy đánh giá tác
động của đổi mới quản lý tài chính
đến mức tự chủ nguồn kinh phí
chi thường xuyên
Trang 21Biến độc lập phản ánh đổi mới quản
lý tài chính
Mô hình 1
Phản ánh chất lượng đào tạo
HIENMAU
- MTC
- CCN
- CHI_SV
Trang 22Đối với mô hình có biến độc lập và có thêm cả các biến kiểm soát, ngoài việc sử
dụng các biến độc lập như trên, nghiên cứu sinh dùng thêm các biến kiểm soát như:Tuổi của trường (TU), Quy mô trường (QM), Vị trí địa lý của trường (VTDL), Địnhhướng phát triển của trường (DHPT); Sự hiện diện của đơn vị sản xuất - dịch vụ -chuyển giao công nghệ thuộc/trực thuộc (DVSXDV); Phân loại mức tự chủ (PLMTC)
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án góp phần vào việc xây dựng khung lý thuyết về đổi mới quản lý tài chínhcác trường đại học công lập ở góc nhìn đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhànước, thông qua xem xét những chuyển đổi trong vận dụng các mô hình khác nhau ở từngnội dung quản lý tài chính; đóng góp nhất định cho cơ sở lý luận về đổi mới quản lý tàichính tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đổi mới quản lý tài chính cáctrường đại học công lập nói riêng
- Luận án cũng xây dựng được các mô hình hồi quy và phân tích định lượng về mốiquan hệ giữa đổi mới quản lý tài chính với mức tự chủ và chất lượng trường đại học cônglập
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Việc đánh giá tác động của các yếu tố vi mô thể hiện thuộc tính nội tại của cáctrường đến mức độ đổi mới quản lý tài chính, mức tự chủ cũng như chất lượng cáctrường là căn cứ thực tiễn để Chính phủ cải tiến môi trường chính sách, pháp luật vềquản lý tài chính các trường đại học công lập, tạo sân chơi công bằng và cạnh tranh lànhmạnh giữa các trường đại học, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong phát triển nềnkinh tế xã hội nói chung, hệ thống giáo dục đại học nói riêng
- Việc đánh giá tác động của các chỉ tiêu phản ánh đổi mới quản lý tài chính đếnmức tự chủ và chất lượng của các trường đại học công lập sẽ là căn cứ thực tiễn địnhhướng cho các trường đại học công lập vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước để thiết
kế cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi tiêu hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chiến lược củatrường trong từng giai đoạn phát triển, đáp ứng yêu cầu tự chủ và nâng cao chất lượnggiáo dục đại học
- Những giải pháp được đề xuất trong đề tài được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tácdụng góp phần thúc đẩy việc thực hành đổi mới quản lý tài chính các trường đại họccông lập ở Việt Nam trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho một số đơn vị sự nghiệp
và các trường đại học công lập ở Việt Nam
6 Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
Trang 23dung của luận án được kết cấu thành 4 chương 12 tiết.
Trang 24Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý tài chính và đổi mới quản lý tài chính giáo dục đại học
Vũ Thị Thanh Thủy (2012) trong nghiên cứu “Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” đã đề cập những quan điểm về q.uản l.ý t.ài c.hính giáo dục đạihọc c.ông l.ập, đặc biệt là q.uản l.ý t.ài c.hính các trường theo hướng t.ự c.hủ Tác giả đã đềxuất một số chỉ tiêu đánh giá q.uản l.ý t.ài c.hính các trường đ.ại h.ọc c.ông l.ập như: tỷ lệtăng thu nhập cho người lao động, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi; tỷ lệ tiếtkiệm chi; tỷ trọng từng nguồn thu; tỷ lệ chênh lệch thu chi trong đào tạo; tỷ trọng chi choNCKH, mức độ sai phạm trong quản lý tài chính, tỷ lệ thất thoát tài chính… Trong đó cómột số chỉ tiêu gần với các tiêu chí phản ánh chất lượng cơ sở đào tạo, được tác giả sửdụng làm tiêu chí đánh giá quản lý tài chính các trường như: tỷ lệ công trình NCKH đăngtải trên tạp chí quốc tế/giáo viên, tỷ lệ công trình NCKH sinh viên được giải, tỷ lệ chươngtrình đào tạo liên kết nước ngoài hoặc công nhận quốc tế [136]
Trương Thị Hiền (2017) trong luận án tiến sĩ “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ GD&ĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện
tự chủ”, đã nghiên cứu vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập
và thực tiễn quản lý tài chính tại 4 trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả kết luận rằng quản lý tài chính trong các trường đạihọc phức tạp và liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, việc đổi mới công tác quản lý tàichính chỉ có thể thực hiện khi công tác tổ chức nhân sự, công tác chuyên môn nghiệp vụđược đổi mới đồng thời, và những quyết định quản lý tài chính của các trường đại học cầnđược đưa ra trong bối cảnh quyền tự chủ ngày càng mở rộng của các trường Luận án cũngchỉ ra một loạt các chỉ tiêu phản ánh mức độ tự chủ tài chính của trường như: mức tự chủnguồn kinh phí chi thường xuyên, cơ cấu nguồn tài chính, cơ cấu các khoản chi, chỉ số về
cơ sở vật chất, thu nhập tăng thêm của người lao động, suất đầu tư trên một sinh viên, tỷ lệgiảng viên/sinh viên, số lượng và chất lượng của bài báo khoa học Các chỉ tiêu này có thể
hỗ trợ đánh giá mức độ đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điềukiện tự chủ Tuy nhiên, trong số các
Trang 25chỉ tiêu này, cũng có một số chỉ tiêu không trực tiếp đo lường mức độ tự chủ của trường đạihọc, mà thực chất là các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của trường, chẳng hạn như: tỷ lệgiảng viên/sinh viên, số lượng và chất lượng của bài báo khoa học [132].
Lê Văn Dụng (2017) trong nghiên cứu “Quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở Việt Nam”, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản trị tài
chính với chủ thể quản lý là bản thân các trường đại học, phân tích thực trạng quản trịtài chính của 5 trường đại học công lập ngành y tế, tác giả nhấn mạnh việc xác định chiphí đào tạo và quản trị chi phí để đảm bảo nguồn kinh phí và phát triển của trường đạihọc Đồng thời, việc tăng cường huy động nguồn tài chính từ khu vực tư nhân vào pháttriển dịch vụ khám chữa bệnh và đào tạo của trường và việc xây dựng cơ chế hợp táckinh tế giữa trường đại học và bệnh viện cũng được tác giả đề xuất Ngoài ra, tác giảcũng khẳng định việc nâng cao hiệu lực của quy chế chi tiêu nội bộ sẽ giúp các trườngđảm bảo chất lượng đào tạo, NCKH và thu nhập tăng thêm cho người lao động [72]
Phạm Thị Thanh Vân (2017), “Quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập ở Việt Nam” nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính nội bộ
trong các trường đại học công lập ở Việt Nam với nội dung quản lý tài chính ở góc độ vi
mô của cơ sở giáo dục đại học gồm: quản lý thu, quản lý chi và quản lý tài sản theo quytrình từ lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, kiểm soát Tác giả cũngxem xét 3 công cụ chủ yếu trong quản lý tài chính nội bộ các trường đại học: hệ thốngkiểm soát nội bộ, kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập gồm các nhân tốbên ngoài như cơ chế và chính sách của Nhà nước, hội nhập quốc tế, trình độ phát triểnkinh tế xã hội, mức thu nhập của người dân; và các nhân tố bên trong như chiến lượcphát triển của trường, các công cụ quản lý tài chính nội bộ, tổ chức bộ máy quản trị, kỹnăng quản trị và lãnh đạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý tài chínhnội bộ [103]
Lê Thị Minh Ngọc (2017) trong nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam” đã phân tích cơ chế tài chính áp dụng cho các
trường đại học công lập gồm: (1) Huy động nguồn tài chính, (2) Phân bổ nguồn kinh phí
từ NSNN,
(3) Tự chủ tài chính, và (4) Kiểm soát tài chính Tác giả tập trung nghiên cứu về cơ chế
tự chủ tài chính, phân bổ nguồn kinh phí từ NSNN và chính sách học phí trong cáctrường đại học công lập Trong đó, chính sách học phí được coi là một phần quan trọngtrong việc huy động nguồn tài chính cho các trường Tác giả đề cập đến bốn nội dung
Trang 26của tự chủ tài chính
Trang 27bao gồm: Tự chủ trong quản lý và khai thác nguồn thu, tự chủ trong quản lý chi tiêu, tựchủ trong phân phối kết quả tài chính và tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của cáctrường Các nội dung này cũng là mục tiêu mà quản lý tài chính của trường đại học cầnđạt được Nghiên cứu này cũng đề xuất một số thước đo để đánh giá mức độ tự chủ tàichính của trường đại học công lập, bao gồm mức độ tự chủ về nguồn thu, mức độ tự chủ
về quản lý chi tiêu, hiệu quả sử dụng vốn NSNN, hiệu suất đầu tư trên mỗi sinh viên, vàthu nhập tăng thêm của người lao động Đây là những chỉ số đề xuất để đánh giá mức độđổi mới quản lý tài chính của các trường đại học công lập, vì mục tiêu chính của đổimới quản lý tài chính là tăng cường tự chủ tài chính [69]
Nguyễn Thị Mai Lan (2019) nghiên cứu về “Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong điều kiện tự chủ Quản trị tài chính các trường đại
học công lập trong điều kiện tự chủ bao gồm quản trị nguồn thu, quản trị chi phí, quản trịtài sản và quản trị kết quả tài chính Các nội dung này được thực hiện trong chu trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá Nghiên cứu tập trung vào quản trị tài chính ở góc
độ vi mô của cơ sở giáo dục đại học, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ trong điềukiện tự chủ Tác giả đề xuất một khung đánh giá quản trị tài chính trường đại học, baogồm: tiêu chí về quy trình hoạt động (tính đầy đủ, tính minh bạch, tính tuân thủ), tiêu chí
về đầu ra (tổng số thu, tốc độ tăng thu, cơ cấu thu, tổng chi, cơ cấu chi, chi phí bình quân,
tỷ trọng vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản) và tiêu chí về kết quả (số sinh viên tốt nghiệp,
tỷ lệ sinh viên có việc làm, chất lượng đào tạo, kết quả tài chính, thu nhập bình quân)[95]
Lê Thế Tuyên (2020) nghiên cứu về “Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính” Nghiên cứu tập trung vào quản lý tài chính từ góc độ của
Bộ Tài chính và các trường đại học công lập trực thuộc Bộ, bao gồm quản lý huy độngnguồn lực tài chính, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, kiểm soát tài chính, và tổchức hoạt động của bộ máy quản lý tài chính Nghiên cứu phân tích và đánh giá thựctrạng quản lý tài chính dựa trên các văn bản pháp lý và quá trình thực hiện của Bộ Tàichính và các trường đại học công lập trực thuộc Bộ [68]
Trong bài báo “Nghiên cứu về đổi mới quản lý tài chính ở các trường cao đẳng và đại học trong tình hình mới” của Liang (2019), tác giả chỉ ra rằng công tác quản lý tài
chính của các trường đại học đang đối diện với một số vấn đề nổi bật, bao gồm cấu trúc hệthống quản lý tài chính không phù hợp, hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả, hệthống thông tin chậm trễ và quan điểm quản lý lạc hậu Vì vậy, tác giả đề xuất một số giảipháp để nâng
Trang 28cao năng lực quản lý tài chính ở các trường cao đẳng và đại học, bao gồm: (1) Hoàn thiện
hệ thống quản lý ngân sách tài chính trong việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát
và đánh giá; (2) Thiết lập một hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ hiệu quả và minh bạch;(3) Thu hút và đào tạo nhân tài về quản lý tài chính; (4) Xây dựng một mô hình quản lýtài chính linh hoạt bằng cách phát triển hệ thống thông tin tài chính; (5) Thay đổi tư duy
và quan điểm quản lý để thực hiện quản lý tập trung kết hợp với phân cấp quản lý tàichính [74]
Bài báo “Những thách thức về quản lý tài chính của các tổ chức giáo dục đại học ở Georgia”, Kasradze và cộng sự (2019) cho rằng: trình độ phát triển của một nền
khoa học và giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.Mặc dù đã có những cải cách gần đây, hệ thống giáo dục ở Georgia vẫn đối mặt với bấtcập và nhiều thách thức trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao vàcạnh tranh Điều này làm cho việc củng cố hệ thống giáo dục quốc gia trở thành yếu tốquan trọng để tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu Mặt khác, nguồn vốn và sự quản
lý hiệu quả của các cơ sở giáo dục đại học ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống
Do đó, áp lực nâng cao hiệu quả quản lý tài chính là cơ sở bảo đảm trình độ phát triểncủa khoa học và giáo dục - yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển bềnvững của nền kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gia tăng nguồn tài chínhcho hệ thống giáo dục qua các năm không đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáodục, mà quan trọng hơn là cần có chiến lược cải cách đúng đắn, đi đôi với phân bổ hợp
lý nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực tài chính trong hệ thống giáo dục [62]
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý huy động nguồn tài chính trường đại học công lập
Bài báo “Tài trợ cho giáo dục đại học và bình đẳng về cơ hội giáo dục ở Swaziland” của Akinkugbe (2000) đề cập đến các thách thức trong việc quản lý nguồn tài
trợ cho các trường đại học trong tình hình khủng hoảng tài chính và lo ngại về quản lý tàichính để duy trì chất lượng giáo dục đại học Tác giả xem xét các dòng tài chính trong hệthống giáo dục ở Swaziland, tập trung vào việc tính toán đóng góp của các hộ gia đìnhcho chi phí giáo dục dưới hình thức học phí Nghiên cứu cho thấy các nguồn tài chínhcho hệ thống giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn truyền thống như chính phủ, cộngđồng địa phương, gia đình người học Tác giả còn nhận thấy rằng các tổ chức phi chínhphủ, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn và viện trợ nước ngoài cũng cung cấp nguồn tài trợ
bổ sung cho hệ thống giáo dục đại học Nghiên cứu trường hợp Swaziland, ông cũng nhậnthấy việc chính phủ trợ cấp cho giáo
Trang 29dục đại học nhiều hơn so với giáo dục phổ thông, gây ra sự không cân bằng về cơ hội giáodục trong hệ thống giáo dục Tác giả kết luận rằng các biện pháp chia sẻ chi phí có thểđược áp dụng trong giáo dục đại học để cân bằng lại cơ chế tài trợ cho giáo dục đại học[1].
Trong nghiên cứu “Kinh tế chính trị về chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học: Trường hợp của Jordan”, Kanaan và cộng sự (2011) nhấn mạnh đến quản lý nguồn tài
chính của các trường đại học công ở Jordan Nghiên cứu này tiếp cận mô hình tài trợcho hệ thống giáo dục đại học ở Jordan và tập trung vào việc đánh giá tính đầy đủ, hiệuquả và công bằng của hệ thống này để xác định những điểm mạnh và điểm yếu Các tácgiả lập luận rằng mức chi tiêu công thấp cho giáo dục đại học là một trở ngại chính đốivới hệ thống giáo dục ở Jordan, và điều này dẫn đến yêu cầu bù đắp từ gia đình ngườihọc Trong bối cảnh này, nghiên cứu của họ cũng nhấn mạnh rằng sự gia tăng đáng kể
về số lượng sinh viên đã dẫn đến sự hy sinh về chất lượng giáo dục, mặc dù mức chitiêu công cho giáo dục đại học tăng lên Tuy nhiên, các tác giả chỉ ra rằng các trườngđại học công ở Jordan đã thay đổi cách lựa chọn nguồn tài chính khác dễ tiếp cận hơn,
do sự giảm bớt trợ cấp từ NSNN Việc cắt giảm nguồn tài trợ từ chính phủ đã tạo áp lựclớn hơn đối với các trường đại học công để "xem xét lại cơ chế tài chính của họ và trởnên hiệu quả hơn" trong việc sử dụng nguồn tài chính của mình Các tác giả nhấn mạnhrằng một lựa chọn tài chính mới đã xuất hiện trong hệ thống giáo dục đại học ở Jordanthông qua việc áp dụng cơ chế "chia sẻ chi phí" Phương pháp tiếp cận này được lấycảm hứng từ mô hình "chương trình song song" của các trường đại học tư thục được ápdụng trong các trường đại học công Do đó, nguồn thu nhập quan trọng cho các trườngđại học công đã được đề xuất từ học phí của người học, tuy nhiên, điều này có tác độngtiêu cực ở mức độ xã hội Nghiên cứu giải thích rằng cách tiếp cận tài chính mới mà cáctrường đại học ở Jordan áp dụng đã đặt ra hai vấn đề quan trọng: thứ nhất, sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn sẽ ít cơ hội hơn trong việc tiếp cận giáo dục đại học, và thứ hai,chất lượng giáo dục bị giảm sút Các tác giả cũng đưa ra một số đề xuất để hỗ trợ hệthống giáo dục đại học ở Jordan, bao gồm việc khuyến khích văn hóa quyên góp từthiện và thiết lập các cơ chế tài chính sáng tạo để tận dụng nguồn tài chính từ tiết kiệm
tư nhân mà không bị ảnh hưởng của rủi ro tối đa hóa lợi nhuận [61]
Trong bài báo “Tài trợ cho giáo dục đại học ở Châu Âu: Các vấn đề và thách thức”, tác giả Moladovan và cộng sự (2012) đã tiến hành khảo sát các vấn đề đương đại
liên quan đến tài trợ giáo dục đại học ở mức độ vĩ mô Ông và đồng nghiệp cung cấpmột phân tích toàn diện về những thách thức dài hạn được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến
Trang 30giáo dục đại học do
Trang 31sự suy thoái kinh tế gia tăng Bằng cách phân tích chi tiêu công và tư nhân của 27 quốcgia châu Âu, kết quả cho thấy, trung bình chi tiêu công cho giáo dục của các quốc giachâu Âu từ năm 2004 đến 2008 đạt gần 5% GDP, trong khi trung bình chi tiêu tư nhâncho giáo dục chỉ tương đương 0,7% GDP của các quốc gia này Nghiên cứu kết luậnrằng, vì nguồn nhân lực chất lượng cao và sự đổi mới là kết quả quan trọng nhất của hệthống giáo dục đại học ở châu Âu, cần phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn trong tương lai.Các tác giả đề xuất rằng ít nhất 2% GDP của Liên minh châu Âu nên được dành chogiáo dục đại học, để các cơ sở giáo dục đại học có thể duy trì vai trò quan trọng củamình trong thời gian dài [83].
Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” của Bùi Phụ Anh (2015), tác giả nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc quản lý nguồn thu và cơ cấu tài chính hợp lý để đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của các trường đại học trong thời đại mới Ngoài việc đầu tư đúng đắn từ cácnguồn tài chính, cần sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả để đáp ứng các yêucầu về chất lượng giảng viên, cán bộ quản lý, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất vàcung cấp cơ hội lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp Tuy nhiên, ở luận án cũngnhận thấy rằng chưa có sự hệ thống hóa về các nguồn tài chính có thể huy động và cơcấu huy động nguồn thu cho giáo dục đại học công lập Việc đánh giá cơ cấu phân bổ
và sử dụng nguồn tài chính cho các mục đích khác nhau cũng chưa được thực hiện mộtcách rõ ràng, đặc biệt là thiếu dữ liệu về cơ cấu huy động và sử dụng nguồn tài chínhcủa các trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục Việt Nam [22]
Trong luận án tiến sĩ “Huy động nguồn tài chính ngoài NSNN cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” của Trần Trọng Hưng (2016), tác giả tập trung vào việc phân
tích sự cần thiết triển khai và tăng cường huy động nguồn tài chính từ bên ngoài NSNNcho các trường đại học công lập Luận án này cũng đánh giá thực trạng huy động nguồntài chính từ ngoài NSNN của các trường đại học công lập tại Việt Nam, nhằm nhận diệnđược các thành tựu, hạn chế và vấn đề hiện tại làm giảm khả năng thu hút nguồn lực xãhội hóa và giảm hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cho các chương trình đào tạo, NCKH
và phục vụ cộng đồng Từ việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn tàichính ngoài NSNN, bao gồm nhân tố nội tại và nhân tố bên ngoài Tác giả đề xuất mộtgiải pháp cốt lõi để huy động nguồn tài chính ngoài NSNN cho các trường đại học cônglập, đó là hướng tới kết quả và chất lượng hoạt động của trường để đảm bảo phát triểnnguồn tài chính bền vững [129]
Trang 32Trong luận án tiến sĩ kinh tế “Phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” của Đào Ngọc
Nam (2017), tác giả nhận thấy trong bối cảnh nguồn lực tài chính từ NSNN hạn chế vànguồn lực tài chính từ bên ngoài mang lại nhiều hệ lụy, việc huy động và sử dụng nguồntài chính cho đầu tư phát triển giáo dục đại học công lập trở thành một vấn đề quan trọng.Phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính trong mỗi cơ sở giáo dục đạihọc công lập là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Tác giả đề xuấtrằng phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính là quá trình sử dụng cácphương tiện và kỹ thuật phân tích để đánh giá thực trạng chất lượng huy động và sử dụngnguồn lực tài chính, liên kết với mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi cơ sở giáo dục đại họccông lập Thực hiện điều này sẽ giúp cung cấp thông tin kịp thời và thích hợp giúp cácnhà quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đưa ra quyết định huyđộng và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng đắn và hiệu quả Tác giả cũng đưa ramột số chỉ tiêu phân tích như tổng thu (phản ánh quy mô nguồn lực tài chính) và tỷ trọngtừng nguồn huy động (phản ánh cơ cấu nguồn lực tài chính), cùng các chỉ tiêu phân tíchtình hình sử dụng nguồn lực tài chính như tổng chi (phản ánh quy mô chi tiêu) và tỷ lệtừng khoản chi (phản ánh cơ cấu chi) [44]
Trong luận án “Chính sách thu hút nguồn tài chính ngoài NSNN cho các trường đại học Việt Nam” của Lê Hồng Việt (2017), tác giả đã phân tích chi tiết về cơ sở lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chính sách của nhà nước về việc thu hút nguồn tàichính ngoài NSNN cho các trường đại học công lập Tác giả đi vào chi tiết về tình hìnhtài chính hiện tại của các trường đại học công lập và chính sách nhà nước liên quan đếnviệc thu hút nguồn tài chính ngoài NSNN cho các trường này ở Việt Nam Chính sách nàyđược phân loại dựa trên đối tượng tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho các trường đại học: (1)Chính sách thu hút nguồn tài chính từ người học, (2) Chính sách thu hút nguồn tài chính
từ các tổ chức mua và sử dụng dịch vụ của trường, (3) Chính sách thu hút nguồn tài chính
từ các đối tượng khác Tác giả đánh giá các chính sách này dựa trên ba tiêu chí: hiệu lực,hiệu quả và bền vững, từ đó xác định các thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng
Từ đó, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách của nhà nước
về việc thu hút nguồn tài chính ngoài NSNN cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam[66]
Nguồn thu từ học phí được nhận định là nguồn tài chính quan trọng của cáctrường đại học công lập sau nguồn tài chính từ NSNN, bởi vậy, chính sách học phí là
Trang 33một vấn đề đáng quan tâm của các trường Đối với chính sách học phí đại học cônglập, các nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra những hạn chế, chẳng hạn như mức học phíthấp, không dựa trên chi phí và chất lượng đào tạo, chưa đảm bảo cơ chế cạnh tranh
giữa các trường Ví dụ, trong luận án tiến sĩ “Chính sách học phí đại học của Việt Nam” của Trần Quang Hùng (2016), tác giả cho rằng mức học phí đại học cần phản
ánh trách nhiệm chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học Nếu nguồn thu từ họcphí và NSNN không đủ để bù đắp chi phí của các trường đại học, điều này có thể dẫnđến tình trạng quá tải số sinh viên/giáo viên trong khi cơ sở vật chất còn hạn chế, ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo Người học chỉ chấp nhận mức học phí cao hơn khi nhàtrường đảm bảo các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo như cơ sở vật chất,chương trình đào tạo, tỷ lệ giáo viên/sinh viên và khả năng có việc làm sau khi tốtnghiệp Luận án đã tổng hợp các khái niệm liên quan đến chính sách học phí đại học,rút ra bài học từ kinh nghiệm về chính sách học phí đại học công lập ở các quốc giatrên thế giới, phân tích tình hình hiện tại của chính sách học phí đại học công lập ởViệt Nam và đánh giá học phí đại học công lập theo quan điểm của người học về cácnội dung liên quan đến chính sách học phí đại học công lập chính quy Cuối cùng, tácgiả đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách học phí đại học công lập ở ViệtNam: (i) Trong dài hạn, Nhà nước nên thực hiện lộ trình loại bỏ "mức trần học phí",(ii) Trong giai đoạn áp dụng "mức trần học phí", các trường đại học công lập vẫn đượcphép tăng học phí vượt trần, Nhà nước sẽ thu thuế trên phần chênh lệch giữa học phítrần và học phí thực tế, (iii) Chính sách học phí cần được quy định riêng cho từngnhóm ngành đào tạo đại học, (iv) Nhà nước cần nâng cao hoạt động đảm bảo chấtlượng của các trường đại học, khuyến khích kiểm định chất lượng độc lập, kiểm địnhtheo vùng và xếp hạng các trường đại học, (v) Nhà nước cần tiếp tục duy trì và cảithiện chính sách hỗ trợ học phí, tín dụng ưu đãi cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,(vi) Thiết lập hội đồng kiểm tra học phí tại các trường đại học [127]
Trong luận án tiến sĩ kinh tế của Trương Thị Hằng (2019) có tiêu đề “Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”, tác giả đã
xây dựng một khung lý thuyết về phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại họccông lập ở Việt Nam, tập trung vào vai trò của các cơ quan nhà nước và các cơ sở giáodục đại học công lập trong quá trình này Nghiên cứu đã đánh giá tình hình phát triểnnguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam dựa trên việc phân loạicác trường thành
Trang 34hai nhóm, tùy thuộc vào mức độ tự chủ tài chính: nhóm các cơ sở tự chủ một phần về tàichính và nhóm các cơ sở tự chủ hoàn toàn về tài chính Kết quả phân tích đã cho thấy sựkhác biệt về chính sách và các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nguồn lực tài chính giữahai nhóm trường này, bao gồm định mức học phí, tỷ trọng nguồn thu từ học phí trongtổng nguồn lực tài chính, hệ số tự chủ tài chính, và hệ số tự bền vững về tài chính Bằngviệc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã
kiểm định tác động của các yếu tố đến mức học phí kỳ vọng của người học, nhằm đánh
giá mức độ tác động của từng yếu tố thuộc đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học (baogồm tổ chức và điều phối chương trình, giảng viên, nội dung chương trình, phươngpháp giảng dạy, cơ sở vật chất và kỹ năng tích lũy) đến mức học phí kỳ vọng Nghiêncứu cũng đã phân tích sự khác biệt trong mức học phí kỳ vọng theo ngành học và theomức thu nhập của bố mẹ sinh viên, trong khi không tìm thấy sự khác biệt về mức họcphí kỳ vọng dựa trên giới tính và khu vực cư trú của sinh viên Các kết luận này có ýnghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách học phí cho giáo dục đại học công lập.Nghiên cứu đã đề xuất hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về đổi mới chính sách từphía Nhà nước nhằm tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồnlực tài chính cho giáo dục đại học công lập; và nhóm giải pháp về đổi mới công tác huyđộng, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính từ phía các cơ sở giáo dục đại học cônglập [131]
Bài báo “Tài trợ cho các tổ chức giáo dục đại học: Kinh nghiệm của các trường đại học công lập Jordan” của Al-Hamadeen và cộng sự (2019) phân tích sự phụ thuộc
đáng kể của các trường đại học công lập ở Jordan vào nguồn thu nhập từ hoạt động củabản thân của trường, so với sự tài trợ từ bên ngoài, để đáp ứng các hoạt động thườngxuyên của trường Trung bình, 77% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học được
đề xuất từ học phí, trong khi chỉ có khoảng 13% nguồn thu từ trợ cấp của chính phủ.Nghiên cứu này cho thấy các nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập đốimặt với các thách thức cơ bản trong việc đảm bảo nguồn tài chính bền vững, bao gồmhạn chế về nguồn thu từ nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy, sự không ổn định của nguồntài trợ từ chính phủ và chiến lược đầu tư hạn chế và thiếu chiều sâu Ngoài ra, nghiêncứu còn chỉ ra sự liên kết quan trọng giữa quy mô, tuổi và vị trí địa lý của các trườngđại học và cơ cấu nguồn thu của nó Bài báo cung cấp những gợi ý chính sách quantrọng cho các nhà quy hoạch và quản lý giáo dục đại học trong bối cảnh tác động củacác yếu tố này đến cơ cấu nguồn thu giữa các cơ sở giáo dục đại học [4]
Trang 351.1.3 Các nghiên cứu về tự chủ tài chính các trường đại học công lập
Trong nghiên cứu của Trần Đức Cân (2012) về “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam”, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính và thống kê mô tả để tập trung nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính của cáctrường đại học công lập Nghiên cứu này đã xem xét cả góc độ vĩ mô, bao gồm cơ chế
và chính sách tài chính của Nhà nước đối với các trường đại học công lập, và góc độ vi
mô, bao gồm cơ chế tài chính do các trường đại học xây dựng Tác giả đã đề xuất 6 tiêuchí để đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính, bao gồm tính hiệu lực,tính hiệu quả, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc tổ chức, và sự thừa nhận từcộng đồng Trong đó, tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ban đầu của
cơ chế tự chủ tài chính, bao gồm quy mô và cơ cấu nguồn tài chính, cơ cấu chi, suất đầu
tư trên sinh viên, số lượng bài báo và công trình khoa học, số lượng và cơ cấu đội ngũgiảng viên, tỷ lệ sinh viên/giảng viên, và diện tích đất đai Các tiêu chí này sẽ cung cấpgợi ý cho việc xác định mức độ đổi mới quản lý tài chính của các trường đại học cônglập trong điều kiện tự chủ Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra nội dung của cơ chế tự chủtài chính, bao gồm tự chủ trong quản lý và khai thác nguồn thu, tự chủ trong quản lýchi tiêu, và tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của trường Tuy nhiên, tác giả không
đề cập đến nội dung tự chủ trong phân phối kết quả tài chính của trường một cách cụthể, mà chỉ xem như một phần nhỏ của tự chủ trong quản lý chi tiêu [123]
Nghiên cứu của Nguyễn Chí Hướng (2017) về“Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” đã chỉ ra sự khác biệt và chứng minh rằng Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo tínhchất đặc thù riêng Điều này có nghĩa là học viện phải cung cấp cả hàng hóa dịch vụcông đặc thù theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước, cũng như cung cấp các dịch vụ sựnghiệp công thông thường trong lĩnh vực giáo dục Đối với Học viện, dịch vụ công đặcthù chủ yếu là đào tạo chương trình cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng cán bộ dựnguồn cao cấp, và bồi dưỡng các chương trình khác trong lĩnh vực tổ chức, kiểm tra,dân vận, tuyên giáo, v.v Tuy nhiên, Học viện vẫn cung cấp các dịch vụ sự nghiệp côngthông thường giống như các cơ sở đào tạo khác, bao gồm các chương trình đào tạo cửnhân và sau đại học Nghiên cứu cũng đã lượng hóa mối quan hệ giữa các điều kiện tựchủ tài chính với mức độ tự chủ tài chính, giữa mức độ tự chủ tài chính với hiệu quả tựchủ tài chính tại hệ thống Học viện Trong đó, nhân tố chức năng nhiệm vụ đặc thù cómối
Trang 36quan hệ nghịch chiều với mức độ tự chủ tài chính Điều này là do nhiệm vụ đặc thùkhông được tính giá đầy đủ và chỉ dựa trên mức khoán chi NSNN hàng năm, nếu chỉtiêu đào tạo được giao tăng cao, mức độ tự chủ tài chính lại giảm Các yếu tố khác như
cơ sở vật chất, năng lực quản lý, trình độ cán bộ có mối quan hệ thuận chiều với mức độ
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu "Các trường đại học có quyền tự chủ về tàichính và học thuật có khả năng thu hút đội ngũ giảng viên uy tín hơn, cạnh tranh thu hútnhiều sinh viên hơn và thu hút nhiều nguồn tài trợ hơn so với các trường đại học đượcđối xử như các cơ quan nhà nước hay không?", tác giả đã phát triển các thước đo về tínhlinh hoạt trong học thuật và tài chính, và xem xét mối quan hệ của chúng với các thước
đo về chất lượng và thành công của trường
Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ 86 trường đại học công lập trong tổng số khoảng
120 trường theo phân loại của Carnegie về các trường đại học nghiên cứu công lập
Thông qua các kiểm định thống kê, nghiên cứu đã xác định 06 yếu tố tạo nên một thang điểm về quyền tự chủ học thuật, bao gồm: xác định nhiệm vụ của trường, mở các
chương trình đại học, mở các chương trình sau đại học, đánh giá/hủy chương trình đạihọc, đánh giá/hủy chương trình sau đại học, và mở/rút bớt lĩnh vực chuyên môn Nghiên
cứu cũng xác định được 08 yếu tố tạo nên một thang điểm về quyền tự chủ tài chính,
bao gồm: tạo
Trang 37ra ngân sách chi tiết và toàn diện, điều chỉnh ngân sách giữa các hạng mục, giữ và kiểmsoát nguồn thu học phí, giữ và kiểm soát các nguồn thu khác, mức thu nhập bổ sung chogiảng viên, mức thu nhập bổ sung cho nhân viên không giảng dạy, miễn trừ kiểm toántrước chi tiêu, và phân bổ kết quả tài chính cuối năm cho quỹ giữ lại.
Nghiên cứu giả định rằng các trường đại học đều có nhiều mục tiêu, nhưng chấtlượng nghiên cứu và chất lượng học thuật được coi là các mục tiêu quan trọng nhất Tác
giả đã chọn 04 yếu tố để đo lường chất lượng của trường, bao gồm: chất lượng giảng
viên, chất lượng sinh viên nhập học (khả năng thu hút sinh viên giỏi), mức hỗ trợ từchính phủ cho mỗi sinh viên thông thường, và nguồn tài trợ và quà tặng từ cựu sinh viên
và các đối tác khác Ngoài ra, nghiên cứu đã sử dụng 08 biến kiểm soát: Quy mô của
trường (số lượng sinh viên đại học thông thường), tuổi của trường, trạng thái bảo vệ bởihiến pháp của bang, trạng thái cờ hiệu, sự hiện diện của các trường y/ khoa học nôngnghiệp/ kỹ thuật, khác biệt về hỗ trợ dành cho sinh viên từ ngân sách của bang, chỉ sốgiá sinh hoạt, và sự tổ chức công đoàn nhân viên
Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả như sau: Các trường đại học công lập có sự
tự do tương đối khỏi sự kiểm soát của nhà nước sẽ ít phụ thuộc vào nguồn NSNN, phầnlớn nguồn tài chính của họ là từ các nguồn ngoài NSNN, và ngược lại, các trường đạihọc chịu nhiều sự kiểm soát tài chính của nhà nước sẽ ít có khả năng phát triển cácnguồn tài chính khác ngoài NSNN Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng rằng cáctrường đại học có quyền tự chủ về tài chính và học thuật sẽ có giảng viên chất lượnghơn và thu hút nhiều sinh viên giỏi hơn Thay vào đó, mức độ thu hút nguồn tài trợ từngân sách bang và quy mô của trường lại giải thích cho sự khác biệt về chất lượng vàthành công của trường Kết quả này có thể dẫn tới hai bài học:
(1) Khi nguồn tài trợ từ NSNN là hạn hẹp thì việc trao quyền tự chủ về học thuật
và tài chính cho các trường là cần thiết Tuy nhiên, việc các trường huy động đượcnguồn tài chính với quy mô đủ lớn từ cả nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN mới cókhả năng cải thiện được chất lượng của trường, trong đó dường như nguồn tài trợ từNSNN lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của trường đại học
(2) Các trường đại học có quy mô lớn với đội ngũ giảng viên chất lượng và chỉ tiêutuyển sinh nhiều sẽ lại càng thu hút nhiều hơn những giảng viên và sinh viên giỏi nhất
J.G.Hough (1993), trong nghiên cứu “Quản lý tài chính trong giáo dục”, đã khẳng
định quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc cải thiệnchất lượng giáo dục Theo đó, hệ thống giáo dục đã được giao phần nào đó quyền tự chủ
về kiểm soát tài
Trang 38chính, và một phần do chính phủ chuyển đổi trách nhiệm tăng cường giám sát hệ thống nàycho công chúng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở nhiều quốc gia, nguồn NSNN cấp cho giáodục là không đủ, tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cách các trường sử dụng nguồn kinhphí này và chính phủ chưa đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng đó Do đó, tác giảkhẳng định rằng nguồn tài chính nhà nước cấp cho giáo dục vẫn tồn tại sự bất bình đẳng,không tỷ lệ với chất lượng giáo dục Tác giả cung cấp một số đặc điểm quan trọng về hệthống quản lý tài chính trong giáo dục, bao gồm việc lập ngân sách và kiểm soát các chiphí phát sinh Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những dự báo, bao gồm: (1) quản lý tài chínhtrong giáo dục đại học phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của nhân viên quản lý chuyênnghiệp, do đó, các cơ sở giáo dục cần nhanh chóng phát triển kế hoạch đào tạo và bồidưỡng nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính; (2) Đối với cáctrường muốn đề xuất sản phẩm giáo dục có chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất, việc
sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả là điều cần thiết, đảm bảo các cơ sở giáo dục cóđầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình giảng dạy, tương đương với hoạt động sảnxuất kinh doanh trên thị trường [56]
Theo báo cáo của UNESCO (1995) về “Quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học ở các nước Đông Địa Trung Hải”, nghiên cứu đã tìm hiểu về các thay đổi trong
chính sách giáo dục đại học của các quốc gia trong khu vực Đông Địa Trung Hải.UNESCO (1995) khẳng định rằng, để quản lý tài chính có tác động tích cực đến chấtlượng giáo dục, chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến năng lực quản lý của các cơ sởgiáo dục đại học để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả Cụ thể, (1) cơ chế quản lýtrong các cơ sở giáo dục đại học phải được coi như một tổ chức phi lợi nhuận, với sựcan thiệp ít nhất từ phía nhà nước trong quá trình quản lý, điều này trở nên ngày càngcần thiết để đảm bảo sự tồn tại của các tổ chức này; (2) các quốc gia cần tiến tới chuyểnđổi từ sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ, thông qua kiểm soát trực tiếp đầu vào và thủtục hành chính, sang kiểm soát gián tiếp thông qua các hợp đồng đào tạo, trong đó các
tổ chức được yêu cầu chịu trách nhiệm sử dụng nguồn lao động đã được đào tạo thôngqua các hợp đồng đó
Trong bài báo “Tài trợ cho giáo dục đại học ở các nước đang phát triển”, tác giả
Jongbloed (2000) nhấn mạnh rằng sự tự chủ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việcđổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Điều này được thể hiện qua nhiềukhía cạnh như khả năng độc lập trong quyết định huy động vốn từ thị trường tài chính,quyết định cách thức đề xuất nguồn thu thông qua học phí, hoạt động giảng dạy và hợpđồng nghiên cứu cùng với các hoạt động khác tạo ra nguồn thu, quyền tự do trong phân
bổ nguồn lực tài chính, chính sách lương thưởng và quyền được giữ lại lợi nhuận nếu có
Trang 39[60].
Trang 40Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (2002) về“Chi phí và tài trợ cho giáo dục: xu hướng và hàm ý chính sách” khẳng định rằng, trong hầu hết các
quốc gia, trợ cấp cho giáo dục đại học thường được cung cấp dưới hình thức tài trợ trựctiếp từ chính phủ cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như cơ sở hạ tầng,trả lương giảng viên và nhân viên quản lý Trong trường hợp không có sự hỗ trợ từchính phủ, chi phí hoạt động của các trường sẽ rất cao ADB đưa ra quan điểm rằng,hạn chế chủ yếu trong việc tuyển sinh vào giáo dục đại học xuất phát từ nguồn cung hạnchế do vị trí địa lý của các trường, chứ không phải do nhu cầu hạn chế Việc phụ thuộchoàn toàn vào nguồn tài trợ công sẽ giảm tính cạnh tranh về chất lượng giữa các trường.Trên quan điểm chia sẻ chi phí giáo dục đại học, nếu có điều kiện thích hợp, các tổ chứchoặc cá nhân sẵn lòng đóng góp tài chính cho giáo dục đại học hoặc chi trả chi phí đểđầu tư vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mà con em của họ sẽ được hưởng lợi[7]
Dựa trên phân tích dữ liệu từ 86 quốc gia, ADB đã tìm thấy một mối tương quannghịch chiều giữa tỷ lệ tuyển sinh vào giáo dục đại học và tỷ lệ NSNN dành cho giáodục đại học Điều này có nghĩa là ở các quốc gia có tỷ lệ sinh viên đại học cao hơn thì
tỷ lệ NSNN chi cho giáo dục đại học lại thấp hơn Do đó, ADB nhấn mạnh rằng vấn đềquan trọng nhất trong quản lý tài chính của giáo dục đại học là sự minh bạch của cáctrường trong việc sử dụng nguồn lực tài chính công Điều này giúp xã hội nhìn nhậnđược sự đóng góp của họ vào NSNN thông qua thuế đã được nhà nước đầu tư đúng mụcđích và nhờ đó con em của họ được thụ hưởng lợi ích từ sự đóng góp này
Theo Nguyễn Trường Giang (2012) trong bài báo“Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, việc duy trì mức học phí thấp hoặc tăng
mức học phí theo một tỷ lệ cố định là không phù hợp với yêu cầu nâng cao quyền tựchủ tài chính và cải thiện chất lượng giáo dục đại học Thay vào đó, mức học phí nênđược xác định dựa trên nhu cầu xã hội đối với các ngành học (bao gồm cả nhu cầu củangười học và người sử dụng lao động), tạo ra một thị trường cạnh tranh giữa các trườngđại học để thu hút người học thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục Tuynhiên, do đặc điểm đặc thù của sản phẩm giáo dục đại học là không thể đánh giá và đolường chính xác chất lượng tại thời điểm giao dịch, vì người học không có khả năng tựđánh giá, do đó, nhà nước cần thiết lập các tiêu chí chất lượng tối thiểu như mức chuẩn
để bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục đại học [97]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn (2015) về “Tác động của công tác quản
lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - nghiên cứu điển hình tại các trường đại học