Để đáp ứng được yêu cầunày doanh nghiệp cần không ngừng kiểm soát chất lượng sản phẩm từ lúc nguyên liệuđầu vào cũng như xuyên suốt quá trình tạo ra thành phẩm, kiểm soát các vấn đề phát
Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày nay, Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới Với những cam kết về thương mại và đầu tư, những nỗ lực tham gia các tổ chức trong khu vực và quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, cùng ASEAN hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do với các đối tác trên toàn Thế giới Tham gia vào những sân chơi mới với luật chơi mới tạo ra nhiều cơ hội và thách tức cho Việt Nam Theo báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) với chủ đề “Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu” của nhóm tác giả Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, ngành điện tử đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam Tạo nguồn thu cho người lao động và ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu và đang tạo ra giá trị gia tăng tương đối cao, gấp 2 lần so với ngành hàng thực phẩm, trong đó mặt hàng linh kiện điện tử đứng vững vàng ở vị trí thứ 2 trong các sản phẩm chủ lực của Việt Nam Trong 10 năm từ 2011 - 2020, giá trị xuất khẩu ngành kinh kiện điện tử của Việt Nam trên thế giới cũng liên tục tăng, vươn lên đứng thứ 12 trên thế giới vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (AAGR) của linh kiện điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đạt mức 28.6%, vượt xa AAGR của nhóm 10 quốc gia xuất khẩu mặt hàng này đứng đầu thế giới.
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ 4) bắt nguồn từ khái niệm “Industrie 4.0” trong Báo cáo của Chính phủ Đức vào năm 2013: “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề tất yếu và quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam Đặc biệt đối với những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để cạnh tranh nhằm thu hút khách tượng của chất lượng là người sử dụng và vấn đề quan tâm của chất lượng là khả năng ứng dụng và sự hài lòng của người sử dụng Như vậy, có thể hiểu: chất lượng là sự đáp ứng kỳ vọng và mong đợi của khách hàng Ngày nay yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng cao, các sản phẩm đòi hỏi phải hợp lý về giá thành, mẫu mã và đặc biệt là chất lượng sản phẩm thì càng được ưu tiên hơn Để đáp ứng được yêu cầu này doanh nghiệp cần không ngừng kiểm soát chất lượng sản phẩm từ lúc nguyên liệu đầu vào cũng như xuyên suốt quá trình tạo ra thành phẩm, kiểm soát các vấn đề phát sinh lỗi trong quá trình làm hàng.
Công ty TNHH YEAR 2000 là công ty chuyên sản xuất, gia công lắp ráp các linh kiện điện, điện tử dùng trong các bản mạch điện tử và chế tạo cơ khí Trong quá trình sản xuất thì hoạt động kiểm soát chất lượng diễn ra một cách chỉnh chu từ hoạt động kiểm soát chất lượng đầu vào đến kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và đến sản phẩm đầu ra Nhờ sự chỉnh chu đó nên công ty đã đạt được tành tựu là: nhận chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 Tuy nhiên quá trình kiểm soát chất lượng không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất nên vẫn còn những hạn chế Lỗi có thể từ công đoạn đầu vào, trong quá trình sản xuất hoặc ngay cả đầu ra Khi khách hàng nhận được sản phẩm bị lỗi sẽ phàn nàn và trả hàng về công ty để gia công lại.
Qua quá trình học tập và làm việc tại công ty TNHH YEAR 2000, tác giả nhận thấy được ở công đoạn welding bị khách hàng phàn nàn và trả hàng nhiều nhất Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng tại công đoạn welding tại Công ty TNHH YEAR 2000.” để xác định nguyên nhân gây ra lỗi và đưa ra hướng giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng tại công đoạn welding.
Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện với những mục tiêu chính là:
- Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng của công đoạn welding tại công ty TNHH YEAR 2000.
- Xác định nguyên nhân của các lỗi thường gặp tại công đoạn welding từ đó tìm hướng giải quyết vấn đề.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chất lượng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
- Dữ liệu sơ cấp bao gồm: Tất cả các số liệu thông qua tìm hiểu, điều tra cá nhân và phòng quản lý chất lượng (BP.KP) của công ty TNHH YEAR 2000.
- Dữ liệu thứ cấp bao gồm: Sử dụng dữ liệu nội bộ từ các phòng ban trong công ty, các báo cáo chất lượng từ phòng ban QA/QC và các quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm thuộc bộ phận Kiểm phẩm.
Phỏng vấn các chuyên gia:
Quan sát quá trình sản xuất, tiến hành phỏng vấn và khảo sát ý kiến của các anh chị công nhân viên hiện đang phụ trách quá trình làm các sản phẩm tại công đoạn welding trong công ty.
Phương pháp tổng hợp, phân tích:
Tất cả tài liệu và thông tin được thu thập, sau đó được phân tích, so sánh và tổng hợp cụ thể nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế đang gặp phải để đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời.
Phương pháp xếp hạng AHP: Ứng dụng phương pháp AHP để xếp hạng mức độ quan trọng của từng nguyên nhân, từ đó chọn ra ba nguyên nhân có xếp hạng cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến lỗi sai đang gặp phải tại công đoạn welding trong dây chuyền sản xuất.
Kết cấu các chương của khóa luận
Kết cấu khóa gồm 4 nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH YEAR 2000 Ở chương này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm, sơ đồ tổ chức của công ty, máy móc công nghệ và khách hàng của công ty.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ở chương này tác giả sẽ giới thiệu khái quát về các khái nệm về chất lượng, kiểm soát chất lượng và các công cụ được áp dụng ở chương 3 và chương 4 để người đọc nắm rõ sơ lược về tính năng và công dụng của các công cụ.
Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng tại công đoạn welding – Công ty TNHH YEAR 2000.
Giới thiệu sơ nét về sản phẩm, mô tả quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra, quy trình kiểm tra chất lượng khách hàng và tìm ra những lỗi thường xảy ra tại công đoạn welding Chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình sản xuất từ đó giúp người đọc hiểu được tình trạng và những vấn đề công ty đang gặp phải.
Sau khi đã nắm được sơ lược về tình hình công ty và công tác vận hành, tác giả tiếp tục đi tìm hiểu về những quy trình kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng tại công ty, gồm quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào, kiểm soát trong quá trình sản xuất Sau khi tìm hiểu, tác giả đã đưa ra một số hạn chế của dây chuyền sản xuất tại công đoạn welding trong việc kiểm soát chất lượng.
Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại công đoạn welding – Công ty TNHH YEAR 2000.
Từ những hạn chế mà tác giả nhận thấy được trong các quá trình kiểm soát chất lượng tại công đoạn welding, tác giả sẽ tiến hành tính toán AHP để tìm ra nguyên nhân gốc rễ Sau đó, tiến hành đề xuất một số giải pháp để công ty có thể áp dụng nhằm khắc phục những hạn chế trên nhằm mang lại những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH YEAR 2000
Giới thiệu chung về công ty TNHH YEAR 2000
1.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH YEAR 2000:
• Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH YEAR 2000.
• Tên quốc tế: YEAR 2000 CO., LTD.
• Vốn: được đầu tư 100% vốn nước ngoài.
• Văn phòng chính: tại Hong Kong với các nhà máy sản xuất ở Dongguan, Trung Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
• Địa chỉ: 934/1 Quốc Lộ 1A, Khu phố 04, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
• Đại diện pháp luật: Fok Ho Pan.
• Giấy phép kinh doanh: 318/GP-HCM.
• Email: hr_y2k@year2000.com.vn
• Website: https://year2000vn.com.vn/
• Ngành nghề chính: Sản xuất, gia công lắp ráp các linh kiện điện, điện tử dùng trong các bản mạch điện tử và chế tạo cơ khí.
• Với hơn 1.500 công nhân tham gia lao động.
Hình 1.1 Logo Công ty TNHH YEAR 2000_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.2 Công ty TNHH YEAR 2000_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
1977: Nhà máy sản xuất đồ chơi cho thị trường Mỹ được thành lập tại Trung Quốc. 1999: Tháng 11 nhà máy Việt Nam được thành lập với vai trò là nhà thầu phụ cho MACOM.
2001: Các sản phẩm đồ chơi phục vụ cho việc học bắt đầu phát triển tại thị trường Nhật Bản.
2002: Máy hàn tự động được phát triển nhằm nâng cao hiệu quả và thay thế cho việc hàn thủ công.
2003: Nhà máy tại Việt Nam đạt được chứng nhận ISO 9001 và 80% sản phẩm RF được sản xuất bằng phương pháp hàn hồ quang.
2005: Sản xuất tại nhà máy Trung Quốc được chuyển sang chiến lược thuê bên ngoài.
2006: Nhận được 8 bằng sáng chế cho máy hàn welding và giải thưởng của Hiệp hội Sản xuất Trung Quốc của Hong Kong.
2007: Nhà máy tại Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 14000 và được áp dụng 6- Sigma
2009: Air Coils được thiết kế thành công và được cung cấp ra thị trường.
2011: Áp dụng sản xuất tinh gọn LEAN tại nhà máy Việt Nam.
2012: Bắt đầu sản xuất sản phẩm Skyworks RF.
2014/2015: Bắt đầu sản xuất sản xuất sản phẩm lõi Ferrite Core.
2016: Ứng dụng Micro Inductor RF được phát triển.
+ Mang lại lợi thế cạnh tranh và các sản phẩm cải tiến tiên tiến cho ngành dịch vụ sản xuất điện tử đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+Theo đuổi sự phát triển toàn diện của nhân viên và sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
+Sản xuất hiệu quả, sáng tạo.
+ Công bằng và tôn trọng
+ Bình đẳng và sức khỏe.
+ Môi trường làm việc thân thiện và an toàn.
- Tầm nhìn: Trở thành đối tác chiến lược trong chuỗi giá trị khách hàng.
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức công ty_(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH YEAR 2000, năm 2023)
- Tổng Giám đốc: Người đứng đầu, trực tiếp làm việc và nắm quyền điều hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra quyết định và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty từ việc vận hành tổ chức đến quản lý các phòng ban trong công ty Tổng Giám đốc sẽ là người quản lý trực tiếp Phó Tổng giám đốc và các phòng ban.
- Phó Tổng Giám đốc: Người quản lý trực tiếp phòng ban, bộ phận: Kế toán, Hành chánh, Kiểm phẩm, NC-PT, Mua hàng, Nhân sự, XNK, Kho, KT-CT, Bảo vệ, Sản xuất.
• Bộ phận Kế toán: Quản lý trực tiếp các nguồn tài chính của công ty, thực hiện các kế hoạch tài chính và định hướng điều hành quản lý tài chính.
• Bộ phận Hành chánh: Quản lý và phụ trách việc cập nhật quy trình, quy định, tài liệu và phân phát tài liệu mới đến các bộ phận liên quan để tham khảo.
• Bộ phận Kiểm phẩm: Phụ trách việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng xuất hàng Kiểm tra, kiểm soát từng công đoạn của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm luôn tốt nhất.
• Bộ phận NC-PT: Đảm nhiệm vai trò nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến sản phẩm cũ, quy trình cũ nhằm tối ưu hóa chi phí và hiệu quả sản xuất.
• Bộ phận Mua hàng: Nhận thông tin đề xuất VPP hoặc máy móc thiết bị từ các bộ phận và đề xuất đặt hàng bên NCC, và phân phát đến các bộ phận khi nhận được hàng.
• Bộ phận Nhân sự: Đảm nhiệm công tác tuyển dụng, chi trả tiền lương và phúc lợi.
• Bộ phận XNK: Đảm nhận nhiệm vụ đưa sản phẩm từ nước ngoài về tiêu thụ tại thị trường trong nước và bán sản phẩm nội địa ra thị trường nước ngoài với số lượng và giá tốt nhất.
• Bộ phận Kho: Nhiệm vụ là kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm lại chất lượng của nguyên phụ liệu vừa được đưa sản xuất, sắp xếp, phân loại và đóng gói theo đơn đặt hàng để chuyển đến cho các doanh nghiệp hoặc cơ sở tiêu dùng khác.
• Bộ phận KTCT: Đảm nhiệm vai trò sửa chữa các vấn đề mà các phòng ban gặp phải như: sửa điện, bàn ghế nơi làm việc, …
• Bộ phận Bảo vệ: Vai trò là hướng dẫn khách hàng đến đúng nơi, phòng ban, gặp đúng người mà khách hàng cần tìm trong công ty.
• Bộ phận Sản xuất: Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì,bảo dưỡng đúng cách.
Sản phẩm
Year 2000 gia công các loại linh kiện RF, bộ lọc, mạch định hướng VCO, cuộn cảm, ferrite và các dòng sản phẩm lắp ráp mạch in (PCBA).Ngoài ra, công ty còn thiết kế và phát triển các loại máy, khuôn đo và dụng cụ tự động và bán tự động phục vụ quá trình sản xuất.
- Lắp ráp PCB/ Cơ khí
Hình 1.4 Nền PCB_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.5 Lắp ráp nền PCB_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.6 Cuộn cảm Air Coil_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.7 Micro Inductors_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Máy móc, công nghệ
Hình 1.8 Máy đo kích thước projector_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.9 AOI machine_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.10 X-RAY Machine_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.11 RoSH Tester(XRF)_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
- Máy dán bề mặt SMT
Hình 1.12 Máy SMT_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.13 Máy Reflow_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.14 Máy Hàn Hồ Quang_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.15 Máy Cắt Dây_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 1.16 Máy Làm Cuộn Cảm_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
- Máy điều khiển tự động CNC
Hình 1.17 Máy điều khiển tự động CNC_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Khách hàng
Hình 1.18 Khách hàng của công ty TNHH YEAR 2000_(Nguồn: Công ty TNHH
Khách hàng của Công ty TNHH YEAR 2000 bao gồm: Macom; Cisco; Samsung;Fab-9; Mỹ Lan; Trans-tech; Huawei; Skyworks; Issupet; Ericsson; Nokia; Benesse;Tyco; Technicolor; Lạc Long; Freelux.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số vấn đề cơ bản về chất lượng
2.1.1.1 Khái niệm về chất lượng:
Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật), là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng Là mục tiêu mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp/ tổ chức đều muốn hướng đến để nhằm mục đích cải tiến và nâng cao giá trị sản phẩm/ dịch vụ. Chất lượng là biểu thị sự “xuất sắc” của sản phẩm/ dịch vụ, mọi người nói “chất lượng là Rolls-Royce” và “chất lượng hàng đầu” Với các doanh nghiệp/ công ty chuyên về sản xuất, từ này được hiểu rằng một phần vật liệu hoặc thiết bị phù hợp với các đặc tính vật lý nhất định thường được đặt ra dưới dạng đặc điểm kỹ thuật “chặt chẽ” đặc biệt Đối với bệnh viện, từ này được sử dụng nhằm biểu thị “tính chuyên nghiệp” Trong môi trường giáo dục từ này nhằm biểu thị cho sự đáp ứng các chuẩn mực đề ra và là “sự nâng cao” chất lượng hoặc “cải tiến” Khi chất lượng được định nghĩa theo cách hữu ích trong việc quản lý nó, thì lúc này chúng ta cần phải nhận ra được các nhu cầu đưa vào đánh giá chất lượng các yêu cầu thực sự của khách hàng. Khi đó, chất lượng chỉ đơn giản là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và điều này đã được một số tác giả khác định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Chất lượng là sự “Phù hợp của sản phẩm/ dịch vụ hoặc mục đích sử dụng” Juran (1992).
Chất lượng là “Tổng số các đặc điểm tổng hợp của sản phẩm/ dịch vụ về các mặt tiếp thị, kỹ thuật, sản xuất, bảo trì mà qua đó sản phẩm/ dịch vụ được sử dụng sẽ đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng” Feigenbaum (1983).
Theo Crosby (1979), Chất lượng là “Sự tuân thủ với các yêu cầu đã đề ra”.
Theo Nwankwo (1993), định hướng chung của các thuộc tính chất lượng được xem xét từ các đặc tính của sản phẩm hoặc từ quan điểm của người tiêu dùng.
Chất lượng đối với người quản lý nhà máy có nghĩa là lấy các con số ra và đáp ứng các thông số kỹ thuật Công việc của người quản lý cũng vậy dù biết hay không thì vẫn liên tục cải tiến quá trình (Deming, 1988).
Chất lượng là sự thỏa mãn những mong đợi luôn thay đổi của người tiêu dùng. Giá của sản phẩm/ dịch vụ là yếu tố quan trọng với chất lượng của nó Nếu sản phẩm được định giá quá cao thì không thể đạt được sự hài lòng của khách hàng Nói cách khác, người ta không thể định nghĩa chất lượng mà không cần xem xét giá cả (Ishikawa, 1985).
2.1.1.2 Khái niệm về kiểm soát chất lượng:
Kiểm soát chất lượng là quá trình trong đó sản phẩm, dịch vụ hoặc bất kỳ bộ phận nào của quá trình liên quan đến việc sản xuất hoặc phân phối nó, được kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn xác định trước và bị loại bỏ hoặc tái chế theo tiêu chuẩn (Ishikawa, 1982).
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật được sử dụng để đạt được và duy trì chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ Bao gồm hoạt động giám sát, nhưng cũng có liên quan đến việc tìm kiếm và loại bỏ các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng nhằm liên tục đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (Oakland, 2003)
KSCL được thực hiện theo các bước PDCA:
- P (Plan): có kế hoạch cụ thể.
- D (Do): thực hiện theo kế hoạch đề ra trước đó.
- C (Check): sau khi hoàn thành xong việc sản xuất cần kiểm tra lại để kịp thời loại bỏ những sản phẩm bị lỗi.
- A (Action): khi có sự cố xảy ra cần có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
2.1.2 Một số công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng:
2.1.2.1 Check Sheet (Phiếu kiểm tra):
Phiếu kiểm tra là công cụ là công cụ để thu thập dữ liệu Chúng được thiết kế đặc biệt cho loại dữ liệu được thu thập Phiếu kiểm tra hỗ trợ thu thập dữ liệu có hệ thống Một số ví dụ về danh sách kiểm tra bao gồm danh sách kiểm tra bảo trì hàng ngày, hồ sơ chấm công, nhật ký sản xuất sổ sách, Dữ liệu được thu thập bằng bảng kiểm tra cần phải được phân loại một cách có ý nghĩa Sự phân loại như vậy giúp đạt được sự hiểu biết sơ bộ về mức độ liên quan và độ phân tán của dữ liệu để có thể lập kế hoạch phân tích sâu hơn nhằm thu được kết quả có ý nghĩa Phân loại có ý nghĩa dữ liệu được gọi là phân tầng Sự phân tầng có thể theo nhóm, vị trí, loại, nguồn gốc, … (Wiley,1996)
2.1.2.2 Biểu đồ Pareto (Pareto chart):
Biểu đồ Pareto là công cụ sắp xếp các mục theo mức độ đóng góp của chúng, từ đó xác định được một số mục phát huy tác dụng tối đa Công cụ này được sử dụng trong SPC và cải tiến chất lượng để ưu tiên các dự án cần cải tiến, ưu tiên thành lập các nhóm hành động khắc phục để giải quyết vấn đề, xác định các sản phẩm nhận được nhiều khiếu nại nhất, xác định các tính chất của các khiếu nại xảy ra thường xuyên nhất, xác định các nguyên nhân từ chối thường gặp nhất hoặc vì các mục đích tương tự khác Nguồn gốc của công cụ này nằm ở quan sát của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto rằng phần lớn của cải nằm trong tay một số ít người Ông quan sát thấy mô hình phân bổ như vậy phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực Nguyên tắc Pareto còn được gọi là quy tắc 80/20 nghĩa là 80% kết quả và 20% là các nguyên nhân chủ yếu (Ishikawa, 1985).
Các bước để thiết lập biểu đồ Pareto:
Bước 1: Xác định các loại sai sót và tính toán dữ liệu vừa thu thập.
Bước 2: Sắp xếp dữ liệu thu được theo thứ tự giảm dần.
Bước 3: Lập bảng các sai sót, mức đóng góp ủa chúng theo số tuyệt đối cũng như tỷ lệ đóng góp tổng cộng và tích lũy của các sai sót.
Bước 4: Vẽ trục x và y Các sai sót khác nhau được thể hiện trên trục x Không giống như các biểu đồ khác, biểu đồ Pareto có hai trục y - một trục bên trái đại diện cho các con số và bên phải đại diện cho phần trăm đóng góp Tỷ lệ cho trục x được chọn theo cách như vậy theo cách mà tất cả các mục bao gồm các mục khác được sắp xếp giữa hai trục y Tỷ lệ cho trục y được chọn sao cho tổng số mục ở bên trái và 100% ở bên phải có cùng chiều cao.
Bước 5: Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự đóng góp của từng sai sót.
Bước 6: Vẽ biểu đồ đường thể hiện phần trăm tích lũy như đã tính ở bước 5.
Bước 7: Hoàn thiện biểu đồ và thêm các thông tin chi tiết.
2.1.2.3 Biểu đồ phân bố tần số (Histogram):
Là biểu đồ dạng thanh hiển thị mô hình phân bố của các quan sát được nhóm theo cách thuận tiện khoảng cách giữa các lớp và sắp xếp theo thứ tự độ lớn Biểu đồ rất hữu ích trong việc nghiên cứu các mô hình phân bố và trong việc vẽ kết luận về quá trình dựa trên mẫu (Aichouni, 2007).
Các bước để thiết lập biểu đồ Histogram:
Bước 1:Thu thập dữ liệu (tốt nhất là 50 quan sát trở lên về một mục).
Bước 2:Sắp xếp tất cả các giá trị theo thứ tự tăng dần.
Bước 3: Chia toàn bộ phạm vi giá trị thành một số nhóm thuận tiện, mỗi nhóm đại diện cho một khoảng cách bằng nhau Đó là lưu ý để có số lượng nhóm bằng hoặc nhỏ hơn căn bậc hai của số lượng quan sát.
Bước 4:Vẽ trục x và trục y và quyết định tỷ lệ thích hợp cho các nhóm trên trục x và số lượng quan sát hoặc tần suất trên trục y.
Bước 5:Vẽ các thanh biểu thị tần số của từng nhóm.
Bước 6:Cung cấp tiêu đề phù hợp cho Biểu đồ.
Bước 7:Nghiên cứu mô hình phân phối và rút ra kết luận.
2.1.2.4 Sơ đồ phân tán (Scatter Diagram):
Là công cụ để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến, bao gồm việc vẽ một loạt các điểm biểu thị một số quan sát trên biểu đồ trong đó một biến nằm trên trục x và biến còn lại nằm trên trục y Nếu nhiều hơn một tập hợp các giá trị giống hệt nhau, yêu cầu nhiều điểm hơn tại cùng một điểm, một vòng tròn nhỏ được vẽ xung quanh dấu chấm ban đầu để biểu thị điểm thứ hai điểm có cùng giá trị Cách các điểm nằm rải rác trong góc phần tư cho thấy dấu hiệu tốt về mối quan hệ giữa hai điểm biến (Juran, 1974).
Lưu đồ hoặc sơ đồ là sự biểu diễn một quy trình, chương trình hoặc hệ thống chính thức dưới dạng sơ đồ Dựa theo ngụ ý của từ "dòng chảy", nó thường dùng để mô tả trình tự, trong đó các hoạt động khác nhau đang hoặc được thực hiện và các mối quan hệ liên quan giữa chúng Lưu đồ làm rõ tính liên quan của các hoạt động trong quy trình Nói chung, lưu đồ là một công cụ hữu ích cho những người thiết kế và sử dụng các hệ thống phức tạp có nhiều hoạt động riêng biệt và các mẫu phân nhánh phức tạp. (Jabine, 1985).
Các ký hiệu dùng trong lưu đồ:
Hình bầu dục thể hiện sự bắt đầu và kết thúc Hình chữ nhật thể hiện các bước thực hiện của quá trình và hình thoi thể hiện quyết định, phải được nối liền bằng những mũi tên dẫn đến điểm kết thúc hoặc quay về điểm xuất phát.
Một số phương pháp hỗ trợ áp dụng trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân lỗi sai
2.2.1 Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process):
Quá trình phân tích thứ bậc (AHP) là một công cụ ra quyết định tiêu chuẩn để tổ chức và phân tích các quyết định phức tạp, được phát triển ban đầu bởi Thomas L. Saaty Phương pháp này được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra các quyết định với một số thuộc tính bằng mô hình hóa vấn đề phi cấu trúc đang được nghiên cứu dưới dạng phân cấp các dạng phần tử Các thành phần cơ bản của một hệ thống thứ bậc là mục tiêu chính, các tiêu chí ảnh hưởng đến mục tiêu tổng thể, các tiêu chí phụ ảnh hưởng đến tiêu chí chính và cuối cùng là các giải pháp thay thế sẵn có cho vấn đề Để đạt được tầm quan trọng tương đối của các yếu tố ở mỗi cấp độ, ma trận so sánh từng cặp được phát triển bằng thang đo mức độ ưu tiên Saaty 1-9 Sau đó,các vectơ riêng và giá trị riêng tối đa (λmax) được suy ra từ các ma trận so sánh theo cặp Tầm quan trọng của các giá trị riêng là để đánh giá độ mạnh của tỷ lệ nhất quán
CR (Saaty, 2000) của ma trận so sánh để xác minh xem các cặp ma trận so sánh cung cấp một sự nhất quán hoàn toàn sự đánh giá Bước cuối cùng là lấy được tính nhất quán chỉ số và tỷ lệ nhất quán (Karim và các công sự, 2016).
Các bước thực hiện AHP:
Bước 1: Xây dựng một số tiêu chí chính và tiêu chí con để lựa chọn.
Bước 2: Xây dựng ma trận so sánh cặp.
Bước 3: Xây dựng ma trận quyết định chuẩn hóa.
Bước 4: Xây dựng quyết định có trọng số, chuẩn hóa ma trận.
Bước 5: Tính ma trận Eigenvector & Row.
Bước 6: Tính Giá trị riêng tối đa, λmax.
Bước 7: Tính chỉ số nhất quán và tính nhất quán tỷ lệ, xếp hạng và đưa ra kết quả.
2.2.2 Phương pháp 5 tại sao (5 WHYS):
Theo Gross (2014), phân tích 5 Whys là công cụ dùng để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, thường là nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề, có vai trò quan trọng trong việc xác định các giải pháp trong quá trình giải quyết vấn đề Ý tưởng chính đằng sau phân tích 5 Whys là hiểu các yếu tố gây ra vấn đề hoặc thất bại và phát triển các kế hoạch cải tiến dựa trên nguyên nhân gốc rễ Hỏi “tại sao” năm lần để biết chi tiết của vấn đề Công cụ phân tích này được phát triển bởi người sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Toyota, Sakichi Toyoda Toyoda tuyên bố rằng bằng cách lặp lại từ ‘tại sao’ năm lần, bản chất của vấn đề và giải pháp sẽ trở nên rõ ràng hơn.
• Bước 2: Tập trung và động não vào vấn đề và nguyên nhân.
• Bước 3: Hỏi, với tư cách là một nhóm, “tại sao” lại xảy ra vấn đề này.
• Bước 4: Bắt đầu bằng cách cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”.
• Bước 5: Hỏi lại “tại sao”câu nói ở bước trước lại xảy ra.
• Bước 6: Hỏi câu hỏi “tại sao” ba lần và cố gắng đưa ra các câu trả lời chi tiết.
• Bước 7: Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, dựa trên các câu trả lời được đưa ra trong phân tích.
Công tác kiểm soát chất lượng tại Tập đoàn Điện tử và Hệ thống Quốc phòng
Quy trình kiểm soát chất lượng cung cấp một ví dụ tuyệt vời về cách sự tham gia của người lao động không chỉ có thể hỗ trợ mà còn thực sự thúc đẩy tiến độ hướng tới các mục tiêu của công ty Trước khi áp dụng các nhóm làm việc tự quản TI DSEG phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kiểm tra để đảm bảo chất lượng Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, công nhân chỉ việc chuyển từng sản phẩm xuống dây chuyền này sang trạm sản xuất tiếp theo mà không có cơ chế phát hiện lỗi sản xuất. MCB- cửa hàng nhận các bảng mạch trống từ cơ sở Austin của TI DSEG- chỉ kiểm soát chất lượng ở cuối dây chuyền, trong quá trình lắp ráp và thử nghiệm cuối cùng. Tại đây, các thanh tra viên chất lượng đã từ chối bất kỳ hệ thống hướng dẫn nào không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của sản phẩm Sau đó, các chuyên gia làm lại sẽ cố gắng tìm và khắc phục sự cố ở các đơn vị bị từ chối Nếu không thành công thì họ sẽ phải loại bỏ những đơn vị kém chất lượng.
Cách tiếp cận này mắc phải một số sai sót nghiêm trọng mà khái niệm hợp tác đã được sửa chữa Đầu tiên, quy trình kiểm soát chất lượng cũ phụ thuộc hoàn toàn vào việc kiểm tra hơn là phòng ngừa Việc phát hiện lỗi ở cuối dây chuyền không có tác dụng gì để ngăn chặn lỗi xảy ra ngay từ đầu đã quá muộn Thứ hai, việc xác định và sửa các lỗi cụ thể cho một hệ thống hoàn chỉnh khó khăn hơn nhiều so với bất kỳ bảng mạch riêng lẻ nào Nhóm Lắp ráp & Kiểm tra chủ yếu dựa vào việc thử và sai để xác định bộ phận hỏng hoặc mối hàn yếu Các chuyên gia làm lại có thể thay thế một bộ phận trên bảng mạch bị loại bỏ với hy vọng khắc phục được sự cố Nó không phải lúc nào cũng hoạt động Kết quả là, việc làm lại có thể mất nhiều thời gian và trở nên rất tốn kém Thứ ba, các hệ thống bị loại bỏ gây ra một lượng lớn tài nguyên bị lãng phí.Mọi tài nguyên mà đơn vị bị từ chối đã sử dụng kể từ quy trình đầu tiên đưa ra lỗi đều hoàn toàn bị lãng phí Nếu công nhân đã phát hiện ra vấn đề sớm hơn, họ có thể khắc phục nó ngay lập tức hoặc tránh lãng phí bất kỳ nguồn lực bổ sung nào sau này Cuối cùng, việc kiểm tra vốn đã bị hạn chế vì nó chỉ kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng trong khi không đưa ra phương tiện nào để cải thiện chất lượng của quy trình cơ bản.
Sự xuất hiện của các nhóm làm việc tự chủ tại MCB đã kéo theo một quy trình kiểm soát chất lượng hoàn toàn mới MCB đã tận dụng ba thuộc tính chính của khái niệm nhóm - sự tham gia toàn diện, cải tiến liên tục và nguyên tắc chất lượng - để cải tiến các phương pháp kiểm soát chất lượng của mình Đầu tiên, sự tham gia toàn diện đã cho phép MCB biến kiểm soát chất lượng trở thành một phần tích hợp trong toàn bộ quy trình sản xuất Một trong những bước đầu tiên trong việc phát triển các nhóm tự quản là chứng nhận các thành viên trong nhóm về kiểm soát chất lượng, từ đó cho phép họ thực hiện kiểm soát chất lượng đối với công việc của chính mình.
Sau khi hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ sản xuất nào, công nhân sẽ tự kiểm tra sản phẩm của mình để xác định bất kỳ khiếm khuyết nào có thể tồn tại Kết quả là, công nhân phát hiện ra hầu hết các vấn đề ngay tại nguồn và có thể khắc phục ngay lập tức trước khi chúng phát sinh trong quá trình xử lý liên tục và lãng phí thêm tài nguyên. Thứ hai, sự tham gia toàn diện sẽ mở ra cơ hội cho sự cải tiến liên tục Bằng cách loại bỏ sự chậm trễ kéo dài giữa quá trình xử lý sản xuất và kiểm tra cuối cùng, kiểm soát chất lượng tích hợp cho phép người lao động bắt đầu nhìn thấy mô hình nguyên nhân và kết quả giữa các điều kiện xử lý và sự xuất hiện của các lỗi cụ thể Hơn nữa, kiến thức sâu sắc về quy trình sản xuất của công nhân phân xưởng mang lại cho họ một góc nhìn lý tưởng để xác định và thực hiện các cải tiến quy trình TI DSEG đã cung cấp cho người lao động một cơ chế - Báo cáo Cải tiến Phương pháp, hay MIR - để đề xuất và ghi lại những cải tiến quy trình tiềm năng Các kỹ sư quy trình nghiên cứu và thường phê duyệt các MIR này; Sau đó, các phương pháp mới không chỉ được tiêu chuẩn hóa cho nhóm nơi chúng xuất phát mà còn được phổ biến cho các nhóm khác. Quy trình kiểm soát chất lượng mới chưa loại bỏ hoàn toàn việc kiểm tra Ví dụ, bước cuối cùng trong quy trình lắp ráp các bộ lọc chuyển đổi bao gồm việc kiểm tra các thiết bị Một thành viên dành thời gian của mình cho nhiệm vụ đo đáp ứng tần số và các đặc tính điện tử khác của bảng mạch Nếu bo mạch không đáp ứng được các thông số kỹ thuật chặt chẽ, kỹ thuật viên thường có thể xác định chính xác vấn đề ngay lập tức Trên thực tế, bản thân các quy trình kiểm tra đã cung cấp rất nhiều thông tin chẩn đoán giúp anh ta xác định nguyên nhân gốc rễ của lỗi Hơn nữa, trong một số trường hợp, anh ta có thể tự khắc phục sự cố hoặc trong các trường hợp khác chỉ cần giao lại bảng cho thành viên nhóm thích hợp để thực hiện lại công việc nhanh chóng.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG ĐOẠN WELDING - CÔNG TY TNHH YEAR 2000
Quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH YEAR 2000
3.1.1 Quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào IQC:
Hình 3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào IQC_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR
Bước 1: Nhận thông tin hàng về:
- Bộ phận Kho/ XNK chuyển thông tin kế hoạch nhận vật tư trực tiếp hoặc bằng email đến IQC.
- IQC tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan cho việc nhận và kiểm hàng nhập kho.
- Sắp xếp, xác định vị trí để hàng trong “KHU VỰC HÀNG MỚI NHẬN”.
- Khi vật tư về đến công ty các bộ phận phụ trách XNK/Kho tiếp nhận, kiểm tra tình trạng bao bì hàng hóa, số lượng thùng hàng đầy đủ trước khi bàn giao cho IQC.
- IQC dựa vào kế hoạch nhận hàng đã được chuyển để sắp xếp nhân lực phù hợp để tiếp nhận hàng kịp thời.
Bước 3:Kiểm tra tổng quan các thông tin trên thùng/ bịch hàng, phân theo chủng loại vật tư:
- Sau khi nhận hàng từ KHO bàn giao, IQC kiểm tra đủ số lượng thùng và tình trạng bao bì bên ngoài thùng, nếu có vấn đề rách, bể hoặc có dấu hiệu đã được khui thùng thì gọi điện thoại cho Kho/XNK xuống xem thực tế (các thùng hàng có vấn đề sẽ phân riêng khu vực chờ thông tin của Kho/XNK).
- Những thùng hàng bao bì đạt IQC tiến hành kiểm tra:
+ Lần lượt kiểm tra từng loại vật tư đối chiếu các thông tin đặt hàng so với nhãn mác bao bì thực nhận và chứng từ đi kèm, phân riêng từng loại vật tư để dễ nhận dạng cũng như thuận tiện cho việc scan đối chiếu và dán nhãn.
+ Kiểm tra các thông tin trên nhãn: Số lượng, tên nguyên liệu, phiên bản, nhà cung cấp, PO.
+ Phân loại riêng đối với các hàng hóa có sự không trùng khớp tên vật tư, sai số số lượng, … Ghi chú lên thùng hàng và gửi thông tin đến các bộ phận có liên quan (Kho, Mua hàng, ) để làm việc với nhà cung cấp.
Bước 4:Vật tư sau khi kiểm tra phân loại được in nhãn và dán bịch hàng, thùng hàng sau đó chuyển vào khu vực chờ kiểm ngoại quan – thử nghiệm.
Bước 5: Các vật tư kiểm tra ngoại quan mẫu theo 2 hình thức:
- Kiểm tra 100%: Những vật tư kiểm AQL không đạt thì lô vật tư đó sẽ kiểm tra 100%: dựa vào tiêu chuẩn kiểm tra để loại ra những vật tư không đạt chất lượng.
NVL mới, lần đầu tiên về kho.
NVL có lịch sử xảy ra NG nhiều.
NVL có giá trị cao hay dễ vỡ.
NVL tồn kho quá hạn có chất lượng không phù hợp.
Sản phẩm bị khách hàng phàn nàn nghi ngờ do NVL.
- Kiểm tra dựa vào bảng AQL:
Quy định về kế hoạch lấy mẫu:
Hình 3.2 Bảng mẫu bình thường – AQL-1.0 (table II-A) _(Nguồn: Công ty TNHH
Các loại vật tư nền, lõi, pin, plastic, nắp:
- Đối với những vật tư mới hoặc nhà cung ứng mới: phải kiểm tra ngoại quan
100% theo dõi trong 5 Lot liên tiếp tính trên 1 loại vật tư, nếu vật tư về không có Lot thì tính theo PO/ngày về.
+ Nếu trong 5 lot / PO/ngày về liên tiếp tỷ lệ hư dưới 2% trên tổng số lượng nhận của Lot/PO/ngày về đó lô tiếp theo sẽ chuyển sang kiểm tra theo mẫu dạng mẫu AQL - 1.0 (table II – A).
+ Nếu phát hiện có 1 lot / PO/ngày về tỉ lệ hư từ 2% thì vẫn tiếp tục kiểm tra 100% và theo dõi cho đến khi 5 lot / PO/ngày về liên tiếp đạt thì sẽ thực hiện kiểm tra AQL.
- Đối với những vật tư đã đạt điều kiện để kiểm AQL: thực hiện kiểm tra mẫu theo bảng AQL - 1.0 (table II – A) Nếu có trường hợp không đạt theo AQL thì sẽ phản hồi thông tin đến nhà cung cấp, đồng thời chuyển lô hàng sang kiểm 100%.
Các loại vật tư như : tụ điện, điện trở, … thì sẽ kiểm tra ngoại quan mẫu 20pcs
+ Nếu ĐẠT: được phép sử dụng cho sản xuất.
+ Nếu KHÔNG ĐẠT: chuyển thông tin đến bộ phận có liên quan làm việc với nhà cung cấp
Các loại phụ liệu: Thùng, khay, băng lỗ nhựa,… Mỗi chủng loại vật tư về lấy mẫu 10% trên tổng số lượng lot để kiểm tra ngoại quan.
+ Nếu ĐẠT: được phép sử dụng cho sản xuất.
+ Nếu KHÔNG ĐẠT: chuyển thông tin đến bộ phận có liên quan làm việc với nhà cung cấp.
- Vật tư/phụ liệu: Trong quá trình kiểm tra ngoại quan nếu phát hiện tỷ lệ hư làm việc với nhà cung cấp sẽ thực hiện như sau:
+ Nếu vật tư/phụ liệu tỷ lệ dưới hoặc bằng 2% thì chấp nhận không cần thông báo nhà cung cấp.
+ Nếu vật tư/phụ liệu tỷ lệ từ 2% -> 10% thì thông báo cho nhà cung cấp khắc phục lỗi không đạt và có hướng xử lý hàng lỗi.
+ Nếu vật tư/phụ liệu tỷ lệ >10% thì yêu cầu nhà cung cấp lập hành động khắc phục và có hướng xử lý hàng lỗi.
Bước 6: Vật tư/phụ liệu được kiểm tra ngoại quan đạt sẽ đem đi thử nghiệm Các bước thử nghiệm sẽ dựa vào hướng dẫn công việc kiểm tra, sơ đồ và các tài liệu có liên quan.
- Thử nghiệm đạt: Báo cáo được cập nhật ghi nhận lưu mềm trên máy tính và được quản lý phụ trách kiểm tra và xác nhận Sau khi kết quả vật tư/phụ liệu đạt sẽ chuyển vào kho đạt.
- Thử nghiệm không đạt: Báo cáo được cập nhật ghi nhận lưu mềm và được quản lý phụ trách kiểm tra sau đó chuyển thông tin các bộ phận có liên quan làm việc với nhà cung cấp hoặc xin ý kiến khách hàng (nếu cần) Số vật tư/phụ liệu không đạt sẽ phân riêng chờ thông tin xử lý.
Bước 7: Vật tư/phụ liệu có kết quả đạt về ngoại quan và thử nghiệm, IQC đóng mộc màu xanh “IQC Pass” Chuyển trên phần mềm SAP vào kho đạt sau đó chuyển vật tư/phụ liệu vào kho.
- Vật tư/phụ liệu có kết quả KHÔNG ĐẠT về ngoại quan hoặc thử nghiệm IQC tách riêng, IQC đóng mộc màu đỏ “IQC Reject” chuyển trên phần mềm SAP vào kho hư sau đó chuyển vật tư/phụ liệu vào kho.
Bước 8: Hàng ĐẠT và hàng KHÔNG ĐẠT giao vào Kho được ghi nhận trên phần mềm SAP.
3.1.1.1 Xử lý NVL không phù hợp:
Hình 3.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp đầu vào (IQC) cho nguyên vật liệu
(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Bước 1: IQC nhận nguyên vật liệu từ KHO về kiểm tra và thử nghiệm chất lượng NVL Trong quá trình kiểm tra và thử nghiệm phát hiện những lỗi sản phẩm không phù hợp.
Bước 2: IQC kiểm tra ngoại quan mẫu AQL ghi nhận báo cáo kết quả kiểm tra tỷ lệ
Tổng quan về sản phẩm tại công đoạn welding
3.2.1 Xác định phạm vi phân tích:
Bảng 3.1 Thống kê sản lượng từng mã hàng tại chuyền 2
STT Mã hàng Sản lượng (pcs) Tỷ lệ phần trăm
Tỷ lệ phần trăm tích lũy
(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 3.6 Biểu đồ Pareto phân tích sản lượng từng mã hàng tại chuyền 2
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tác giả tiến hành lập biểu đồ Pareto để xác định phạm vi phân tích của các mã hàng tại chuyền 2 Dựa vào kết quả của biểu đồ sau khi phân tích thấy được mã hàngMABA-011085 được sản xuất nhiều nhất tại chuyền 2 Từ đây tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu và đưa ra một số lỗi thường gặp của mã hàng này trong quá trình sản xuất tại chuyền 2.
3.2.2 Quy trình sản xuất mã hàng MABA-011085 tại chuyền 2:
Hình 3.7 Quy trình sản xuất mã hàng MABA-011085 tại chuyền 2
(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng thì bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến hành xem xét NVL và nhân công sau đó lên kế hoạch sản xuất cho đơn đặt hàng sao cho kịp tiến độ xuất hàng mà khách hàng cần Sau khi có lịch xuất hàng cụ thể thì gửi email cho các BP liên quan nắm được thông tin để sắp xếp nhân công làm việc Kho sẽ dựa vào KHSX để cấp vật tư cho SX để tiến hành làm hàng theo các công đoạn như sau:
- Nhận NVL đạt từ Kho:
Khi nhận được KHSX BP SX sẽ được BP Kho phát NVL để làm hàng (những NVL này đã được IQC kiểm tra đầu vào và đạt).
- Kéo keo – Dán lõi – Hấp keo – Thử lực keo:
+ Sử dụng khung lụa để kéo keo chỉ cho lượng keo vừa đủ và với thời gian tối đa là
+ Sắp nền lên khuôn theo chiều hướng quy định
Hình 3.8 Hình ảnh kéo keo_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Hình 3.9 Hình ảnh dán lõi lên nền_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
+ Hấp keo: sau khi lõi được dán dán nền thì cho vào máy hấp 15 phút
+ Thử lực keo: lấy 0.1%/ tổng số lượng của mỗi giờ Tiến hành so sánh số liệu thử lực keo dựa vào đồ thị SPC và LSL`0g Chấp nhận lực lớn hơn LSL0g và không hiển thị lên đồ thị SPC.
Ví dụ: 1 giờ dán được 2200pcs theo tỷ lệ 0.1% tính ra được 2.2pcs thì sẽ lấy mẫu thử lực là 3pcs
+ Ép dây bên có rãnh khuyết
+ Cạnh A: quấn 5 vòng 34H-09-10300 (hiển thị 4 vòng)
+ Cạnh B: quấn 6 vòng 34H-09-10300 (hiển thị 5 vòng)
Giải thích: Dây được nhận biết qua 10 ký tự: 36H-09-12345
36: kích thước của dây (dao động từ 32-38), số càng nhỏ kích thước càng lớn
Hình 3.10 Hình ảnh quấn dây_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
- Kiểm tra ngoại quan: Sau khi quấn dây tiến hành cho QC kiểm tra ngoại quan nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển sang công đoạn tiếp theo, nếu không đạt thì chỉnh sửa lại việc quấn dây.
- Gắn cây – Cắt đầu dây: Cắt bỏ phần xoắn ở đầu dây quấn.
+ Lực: giới hạn từ 0.02 – 2.5 kg
+ Điện áp: giới hạn từ 0.02 – 2.5 V
+ Thời gian: giới hạn chỉnh từ 2 – 20ms
+ Dòng điện: mỗi lần tăng hoặc giảm 2A
Hình 3.11 Hình ảnh dập máy_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Lưu ý: Chấu dây đôi: dập lần lượt từng dây và ít nhất phải có 1 vòng xoắn, giữa 2 lá đồng phải có khoảng cách Riêng dây đơn dài 1 TRONG và 1A ĐỎ sau khi dập phải vuông góc 90 độ, nằm xuôi theo chiều của lõi, phải nằm trong phạm vi giữa đường vạch với cong và vạch với thẳng.
Thông số thử lực của mã hàng MABA-011085:
Bảng 3.2 Bảng thông số thử lực của mã hàng MABA-011085:
Giới hạn trung bình (AVG)
221 Giới hạn trung bình (AVG)
282 Giới hạn trung bình (AVG)
(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Giá trị cài đặt = giá trị trung bình dây đôi (420g)
- Kiểm %: Sau công đoạn thử lực tiến hành kiểm % các viên hàng nếu đạt thì chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Chích keo chấu dập, dán plastic (miếng nhựa), hấp keo – thử lực plastic:
+ Chích keo lên các chấu dập, lượng keo vừa đủ không tràn viền
+ Chích keo lên mặt lõi (dùng máy chích keo), dán plastic giữa trọng tâm nền
Hình 3.12 Hình ảnh chích keo chấu dập_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000) + Hấp keo trong vòng 15 phút
+ Thử lực keo plastic: lấy 0.1%/ tổng số lượng của mỗi giờ Tiến hành so sánh số liệu thử lực keo dựa vào đồ thị SPC và LSL`0g Chấp nhận lực lớn hơn LSL0g và không hiển thị lên đồ thị SPC.
- Chỉnh dây: Chỉnh các vòng dây quấn cạnh B sát nhau và sát xuống nền, nâng dây đơn 1 TRONG lên
- Kiểm hàng: Sử dụng chương trình “Test Automation” cài đặt các thông số phù hợp với mã hàng để kiểm hàng
+ Hàng kiểm đạt: khi màn hình hiển thị “PASS”
Hình 3.13 Hình ảnh Kiểm hàng đạt_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
+ Hàng kiểm không đạt: khi màn hình hiển thị “FAIL”
Hình 3.14 Hình ảnh kiểm hàng không đạt_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
- Đóng gói – Đóng thùng, dán nhãn – Xuất hàng:
+ Nguyên phụ liệu: băng lỗ nhựa, băng keo, cuộn nhựa đóng gói, hộp giấy.
+ Khi đóng hàng vào băng lỗ nhựa phải đặt linh kiện cùng hướng với nhau.
Hình 3.15 Hình ảnh đóng gói_(Nguồn: Công ty TNHH YEAR 2000)
Quy trình kiểm soát chất lượng tại chuyền 2 chuyên sản xuất mã hàng MABA- 011085
3.3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào NVL để sản xuất mã hàng MABA- 011085:
Khi NVL được giao đến Kho, các nhân viên của bộ phận IQC có nhiệm vụ là lấy các NVL ra để kiểm tra Tiến hành kiểm tra ngoại quan và kích thước viên hàng, nếu hàng đạt đẻ vào khay (ĐẠT) màu xanh, hàng hư không xử lý được để vào khay (HƯ) màu đỏ và hàng hư có thể xử lý được để vào khay chờ xử lý màu vàng.
Các lỗi thường gặp khi tiến hành kiểm tra ngoại quan mã hàng:
- Kiểm tra ngoại quan: lá đồng (hở dây/ có vết chẻ ở giữa); chấu (mất chì/ chảy chì/ xước); nền (nứt/ xước); lõi (mẻ/ đốm trắng).
- Kích thước: kích thước của nền và lõi không đúng theo thông số kỹ thuật.
Sau khi kiểm tra NVL nếu kết quả đạt sẽ được đóng mộc ĐẠT và chuyển NVL sang cho BP SX để tiến hành sản xuất, làm hàng.
3.3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng mã hàng MABA-011085 tại công đoạn welding:
Hình 3.16 Quy trình kiểm soát chất lượng mã hàng MABA-011085
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 1:Linh kiện được dập trên máy welding theo quy trình hướng dẫn sử dụng máy welding Sau đó, linh kiện dập xong được để riêng (được dán nhãn, mã hàng).
Bước 2:QC kiểm tra ngoại quan linh kiện dựa trên tiêu chuẩn hiện có.
- Nếu Đạt, chuyển linh kiện cho sản xuất.
- Nếu Hư, hủy linh kiện không đạt tiêu chuẩn, phản hồi lại cho nhóm trưởng cải thiện lại vấn đề Số lượng hàng Hư sẽ được ghi chú trên báo cáo sản lượng mỗi giờ.
Bước 3:SX giữ linh kiện, tối đa 4 giờ thì lấy 2pcs để tiến hành kiểm tra thử lực.
- Nếu trường hợp lấy hàng thử lực không tròn/ vượt mức 2 giờ như 1.5 giờ hoặc 2.5 giờ thì lấy mốc thử lực là 2 giờ
- Nếu trường hợp lấy hàng thử lực không tròn/ vượt mức 4 giờ như 3.5 giờ hoặc 4.5 giờ thì lấy mốc thử lực là 4 giờ.
Bước 4: Lấy 1pc thử lực, 1 pc hấp lại 4 lần rồi thử lực, sau đó nhập trực tiếp số liệu vào máy tính.
Bước 5:QC kiểm tra và so sánh số liệu thử lực dựa theo đồ thị SPC.
Xem xét kết quả thử lực độ bám dính lá đồng theo những yêu cầu sau:
- Nếu lực đạt: lực chấu dập ≥110g (hay có sự cho phép đặc biệt của khách hàng) và thông số thử lực nằm trong giới hạn cho phép, thì toàn bộ số hàng để riêng đạt và được chuyển sang bước kế tiếp.
- Nếu lực không đạt: 4 điều kiện dưới đây:
+ Lực chấu dập 6.5mm, chiều rộng >2.0mm Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi này như: vì kích thước của lõi rất nhỏ nên trong quá trình dán lõi lên nền sẽ bị lệch sang một bên. Để tìm hiểu gốc rễ của vấn đề này, tác giả tiến hành sử dụng biểu đồ nhân quả để có thể truy vết được nguyên nhân chủ yếu nhằm đưa ra giải pháp giải quyết triệt để lỗi này.
Hình 4.3 Biểu đồ nhân quả về các nguyên nhân về lỗi “Ép lộn bên”
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Yếu tố con người: Mỗi mã hàng đều yêu cầu hàn, dán lõi vào nền khác nhau, trước khi thực hiện công đoạn hàn lõi thì công nhân phụ trách, cụ thể là KTV đã không kiểm tra lại thông số để cài đặt lại đúng với yêu cầu của khách hàng Vì công đoạn này được thực hiện bằng máy, nên việc kiểm tra máy là việc vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu công đoạn Ngoài ra, công nhân chưa nắm kỹ quy trình thực hiện mã hàng mới này cũng là một nguyên nhân dẫn đến ép lộn bên.
Yếu tố môi trường: Trước khi thực hiện thao tác cho mã hàng mới, công nhân thực hiện việc dọn dẹp khu vực làm việc trước khi thao tác công đoạn, các thành phẩm của mã hàng khác nên được sắp xếp và lưu trữ để tránh gây nhầm lẫn bán thành phẩm của mã hàng này.
Yếu tố phương pháp: Công nhân không thực hiện đúng thao tác theo tiêu chuẩn quy định thay vì đặt nền theo đúng vị trí bản vẽ thì do sai sót trong quá trình đặt nền dẫn đến tình trạng ép lõi vào lộn bên của nền.
Các giải pháp đề xuất
Như phân tích ở trên thì có nhiều nguyên nhân gây nên lỗi “hư lõi” nhưng có 3 nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là: Thông số cài đặt và thông số thử lực không phù hợp (lực quá mạnh) dẫn đến tình trạng bể lõi; Công nhân chỉnh dây mạnh tay trong quá trình quấn dây gây nên lỗi đốm trắng và Mũi hàn khi sử dụng lâu sẽ bị mòn nên khi thao tác lên lõi sẽ bị đốm trắng, có khi bể lõi Nhưng anh/ chị CN không được hướng dẫn cách tái chế lại mũi hàn để sử dụng mà vẫn sử dụng mũi hàn cũ Vậy giải pháp nào cho 3 nguyên nhân này để làm giảm tỷ lệ hư lõi ở công đoạn welding. Tác giả đề xuất 3 giải pháp cho 3 nguyên nhân lần lượt như sau:
Bảng 4.14 Giải pháp đề xuất cho từng nguyên nhân gây lỗi “hư lõi”
Nguyên nhân Giải pháp đề xuất
Thông số cài đặt và thông số thử lực không phù hợp
(lực quá mạnh) dẫn đến tình trạng bể lõi
Cập nhật thông số cài đặt và thông số thử lực phù hợp
Công nhân chỉnh dây mạnh tay trong quá trình quấn dây gây nên lỗi đốm trắng
Tăng cường mở các buổi đào tạo
Mũi hàn khi sử dụng lâu sẽ bị mòn nên khi thao tác lên lõi sẽ bị đốm trắng, có khi bể lõi Nhưng anh/ chị CN không được hướng dẫn cách tái chế lại mũi hàn để sử
Hướng dẫn CN tái chế mũi hàn dụng mà vẫn sử dụng mũi hàn cũ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.2.1 Cập nhật thông số cài đặt và thông số thử lực phù hợp:
4.2.1.1 Cập nhật thông số cài đặt và thông số thử lực mới trên viên hàng cho Mã hàng MABA-011085: Đối với mã hàng: MABA-011085, nền (Subtrate/PCB): RC-023, dây thử lực (Wire): 36H-00-1000 và 36H-17-02300, mũi hàn: 0706 Ta có thông số cài đặt, thông số thử lực trên viên hàng trước khi thay đổi và thông số cài đặt, thông số thử lực trên viên hàng sau khi thay đổi:
Bảng 4.15 Bảng thông số cài đặt và thông số thử lực trước và sau trên viên hàng của
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.2.1.2 Cập nhật thông số cài đặt và thông số thử lực trên nền không của mã hàng MABA-011085: Đối với mã hàng MABA-011085, nền (Subtrate/PCB): RC-023, dây thử lực (Wire): 36H-00-1000 và 36H-17-02300, mũi hàn: 0706 Ta có thông số cài đặt và thông số thử lực trên nền không trước khi thay đổi và sau khi thay đổi:
Bảng 4.16 Bảng thông số cài đặt và thông số thử lực trước và sau trên nền không của
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.2.2 Tăng cường mở các buổi đào tạo:
Như phân tích ở trên thì nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi “hư lõi” là do: Quá trình quấn dây CN chỉnh dây mạnh tay dễ bị đốm trắng và do hàng giao xuống tác động bị đốm trắng nhẹ => khi đến công đoạn welding xong cắt dây chỉnh dây không tràn mặt lõi tác động thêm làm hàng bị đốm trắng nặng Hai nguyên nhân này liên quan trực tiếp đến những CNV làm hàng nên để khắc phục được nguyên nhân này nhằm làm hạn chế và làm giảm lỗi hư là tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên.
Khi tiến hành tổ chức các buổi đào tạo cho công nhân viên thì cần trả lời cho các câu hỏi 5Why/1H (Why, Who, What, When, Where/ How).
- Why: Tại sao lại tổ chức các buổi đào tạo cho công nhân viên?
=> Vì trong công đoạn welding công nhân chỉnh dây dùng lực tay mạnh dẫn đến lõi xuất hiện đốm trắng và do hàng được giao xuống đã bị tác động làm lõi bị đốm trắng nhẹ nên khi đến công đoạn welding xong tiến hành cắt dây, chỉnh dây không tràn mặt lõi tác động thêm làm hàng bị đốm trắng nặng Khi lõi bị đốm trắng nặng thì bị lọai bỏ và không được sử dụng nữa Nên cần tổ chức các buổi đào tạo, gặp gỡ giữa các quản lý và công nhân viên để trao đổi và khắc phục tình trạng này.
=> Tại chuyền 2 hiện tại đang có các nhân viên trực tiếp làm các sản phẩm thuộc công đoạn welding gồm có: Huỳnh Thị Vũ (MS: 074587), Trần Thị Bích Tiền (MS: 080068), Nguyễn Thị Kim Tư (MS: 080443), Đinh Thị Thảo (MS: 080733), Cao Thị Mỹ Nhi (MS: 100611), Vũ Thị Lan (MS: 100677), Bùi Thị Huyền (MS:110032), Nguyễn Thúy Vy (MS: 110367), Trần Thị Mỹ Linh (MS: 111184), Trần Thị Soa (MS: 120460), Đỗ Thị Kim Loan (MS: 121046), Nguyễn Thị Thu Phương (MS: 130436), Lê Hồng Tuyển (MS: 130601), Nguyễn Thị Phương Bình (MS: 130611), Hồ Ngọc Lợi (MS: 131190), Lê Văn Tình (MS: 180817), Huỳnh Minh Hưởng (MS: 180822), Trịnh Thị Tâm (MS: 180969), Trương Kim Nga (MS: 181150), Nguyễn Thị Mai Loan (MS: 181236), Nguyễn Thị Quỳnh Như (MS: 190347), Nguyễn Thị Như Quỳnh (MS: 190581), Lê Thị Minh Lý (MS: 210002), Lê Thị Thùy Trang (MS: 210135), Nguyễn Thị Kim Hiếu (MS: 210149), Huỳnh Thị Kiều Trinh (MS: 210203), Trịnh Công Búp Xen (MS: 210211), Phạm Thị Minh Tâm (MS: 220028), Nguyễn Thị Diễm (MS: 220122), Nguyễn Thị Trang (MS: 220299).
- What: Đào tạo về cái gì?
=> Tại công đoạn welding CN thường xảy ra lỗi tại lúc chỉnh dây do dùng lực tay quá mạnh và chỉnh dây không tràn đều hết mặt lõi dẫn đến tình trạng đốm trắn nặng Nên tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu giữa quản lý với các CN cũ và mới để truyền đạt kinh nghiệm và đào tạo lại nhân viên để hướng dẫn công nhân cách chỉnh dây và điều chỉnh lực tay phù hợp Hướng dẫn lại CN làm hàng có đốm trắng nhẹ làm cẩn thận hơn tránh tác động mạnh; kiểm tra vật tư đầu vào khi quấn dây nếu phát hiện lớp bọc kém thì hướng dẫn CN thao tác nhẹ nhàng; kiểm soát vật tư đầu vào trước khi triển khai quấn dây, loại bỏ vật tư không đạt tiêu chuẩn/ hướng dẫn CN quấn dây thao tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương lớp bọc lõi; hướng dẫn lại CN khi chỉnh dây xử lý hàng khó đạt chỉnh cẩn thận nhẹ tay tránh tác động mạnh.
- When: Khi nào tổ chức đào tạo?
=> Từ ngày 10-15/07/2023 vào lúc 8h00-9h00, tổ chức các buổi gặp mặt giữa quản lý và các nhân viên để đào tạo cho các công nhân viên cần được đào tạo về chất lượng sản phẩm tại công đoạn welding.
- Where: Tổ chức đào tạo ở đâu?
=> Buổi gặp gỡ giữa quản lý và các công nhân viên để đào tạo công nhân viên được tổ chức tại chuyền 2 chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc công đoạn welding.
- How: Tổ chức như thế nào?
=> Cho nhân viên cũ đã có kinh nghiệm nhiều hơn đào tạo các công nhân viên mới.
Các anh/ chị Huỳnh Thị Vũ (MS: 074587), Trần Thị Bích Tiền (MS: 080068), Nguyễn Thị Kim Tư (MS: 080443), Đinh Thị Thảo (MS: 080733), Cao Thị Mỹ Nhi (MS: 100611), Vũ Thị Lan (MS: 100677), Bùi Thị Huyền (MS:110032), Nguyễn Thúy Vy (MS: 110367), Trần Thị Mỹ Linh (MS: 111184), Trần Thị Soa (MS: 120460), Đỗ Thị Kim Loan (MS: 121046), Nguyễn Thị Thu Phương (MS: 130436),
Lê Hồng Tuyển (MS: 130601), Nguyễn Thị Phương Bình (MS: 130611), Hồ Ngọc Lợi (MS: 131190) sẽ truyền đạt kinh nghiệm và đào tạo lại cho các anh chị Lê Văn Tình (MS: 180817), Huỳnh Minh Hưởng (MS: 180822), Trịnh Thị Tâm (MS: 180969), Trương Kim Nga (MS: 181150), Nguyễn Thị Mai Loan (MS: 181236), Nguyễn Thị Quỳnh Như (MS: 190347), Nguyễn Thị Như Quỳnh (MS: 190581), Lê Thị Minh Lý (MS: 210002), Lê Thị Thùy Trang (MS: 210135), Nguyễn Thị Kim Hiếu (MS: 210149), Huỳnh Thị Kiều Trinh (MS: 210203), Trịnh Công Búp Xen (MS: 210211), Phạm Thị Minh Tâm (MS: 220028), Nguyễn Thị Diễm (MS: 220122), Nguyễn Thị Trang (MS: 220299).
Dựa vào MS thì có thể thấy các anh/ chị có 2 chữ số đầu từ 07-13 đã có kinh nghiệm làm việc từ 10-16 năm tại công ty (2 số đầu MS biểu thị cho năm vào làm),các anh chị sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm đã tích lũy nhiều năm cho các anh/ chị nhân viên mới Như vậy một phần sẽ giúp anh/ chị nhân viên mới được tự nhiên hơn trong quá trình học hỏi cũng như dễ dàng giao tiếp và học hỏi hơn.
4.2.3 Hướng dẫn CN tái chế mũi hàn:
- Kiểm tra và lựa mũi hàn.
Bước 2: Gắn mũi hàn lên đầu kẹp:
- Xoay ốc kẹp đầu mũi hàn theo chiều ngược kim đồng hồ rồi đặt mũi hàn vào rãnh đầu kẹp.
- Xoay ốc kẹp đầu hàn lại theo chiều kim đồng hồ để giữ chặt mũi hàn.
Bước 3: Chuẩn bị giấy nhám:
- Đặt giấy nhám kim loại lên mặt phẳng có kích thước 10cm và rộng 2cm
Bước 4: Cài đặt thông số máy welding khi mài mũi hàn:
- Ấn phím “TIME” cho đến khi đèn hiển thị về “02”.
- Ấn phím “Voltage” cho đến khi hiển thị về “0.02”.
- Ấn phím “Force+” cho đến khi đèn hiển thị về “2.00”.
- Lưu giá trị vào Memory 1.
- Ấn phím Read cho đến khi nào Memory là số 1.
- Đạp bàn đạp xuống cho đến khi mũi hàn vừa chạm vào giấy kim loại.
- Di chuyển thanh trượt lên và xuống để mài mũi hàn.
Bước 6: Kiểm tra mũi hàn sau khi mài:
- Quan sát bề mặt mũi hàn
- Sau khi dập mà mũi hàn không đạt thì mài lại lần nữa, nếu đạt thì lấy, không đạt thì loại ra.
Công ty TNHH YEAR 2000 là công ty chuyên về sản xuất, gia công lắp ráp các linh kiện điện, điện tử dùng trong các bản mạch điện tử và chế tạo cơ khí Công ty cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đến khách hàng Trong quá trình sản xuất, đội ngũ CNV luôn không ngừng cải tiến hoặc đưa ra những giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của công ty Trong quá trình tác giả làm việc tại công ty và nghiên cứu đề tài “ Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng tại công đoạn welding tại công ty TNHH YEAR 2000 ”, tác giả có cơ hội trải nghiệm và tiếp xúc thực tế, học hỏi và tiếp thu những kiến thức từ anh chị đồng nghiệp tại công ty Tác giả tiến hành thu tập tài liệu và nghiên cứu tại chuyền 2, chuyên gia công các sản phẩm thuộc công đoạn welding.
Sau khi tìm hiểu được những khó khăn của chuyền và tìm ra được sản phẩm cụ thể đang gặp khó khăn là mã hàng MABA-011085 Được sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp từ Giảng viên và các anh chị đồng nghiệp trong công ty, tác giả tiến hành phỏng vấn các anh chị CNV tại chuyền và áp dụng phương pháp xếp hạng thứ bậc AHP, phương pháp này giúp khoanh vùng những yếu tố và tìm ra những nguyên nhân gốc rễ có tác động lớn đối với lỗi sai ‘Hư lõi” Sau khi áp dụng, tác giả tìm ra 3 yếu tố xếp hạng cao nhất là: Thông số cài đặt và thông số thử lực không phù hợp (lực quá mạnh) dẫn đến tình trạng bể lõi; Công nhân chỉnh dây mạnh tay trong quá trình quấn dây gây nên lỗi đốm trắng và Mũi hàn khi sử dụng lâu sẽ bị mòn nên khi thao tác lên lõi sẽ bị đốm trắng, có khi bể lõi Nhưng anh/ chị CN không được hướng dẫn cách tái chế lại mũi hàn để sử dụng mà vẫn sử dụng mũi hàn cũ Từ kết quả tìm được, cùng với những kiến thức và những kinh nghiệm được học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp, tác giả đã tham gia đề xuất những giải pháp cải tiến hợp lý: Cập nhật thông số cài đặt và thông số thử lực phù hợp; Đưa ra một số nội dung cho buổi đào tạo hiệu quả hơn và HưỚNg dẫn công nhân tái chế mũi hàn Sau khi tiến hành các cải tiến, tỷ lệ lỗi hư