1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng Machining Shop - Công ty TNHH OTO VINA
Tác giả Bùi Quang Hào
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 5,76 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Kết cấu của báo cáo (15)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH OTO VINA (16)
    • 1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH OTO VINA (16)
      • 1.1.1. Tổng quan về công ty (16)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (17)
      • 1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh (17)
      • 1.1.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm (18)
      • 1.1.5. Đối tượng khách hàng (18)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nhân sự tại công ty TNHH OTO VINA (19)
      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức công ty (19)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận chất lượng (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Một số khái niệm về chất lượng (24)
      • 2.1.1. Chất lượng (24)
      • 2.1.2. Kiểm soát chất lượng (25)
      • 2.1.3. Đảm bảo chất lượng (26)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (26)
    • 2.3. Một số công cụ hỗ trợ công việc kiểm soát chất lượng (28)
      • 2.3.1. Lưu đồ (28)
      • 2.3.2. Phiếu kiểm tra (Checksheet) (30)
      • 2.3.3. Biểu đồ Pareto (31)
      • 2.3.4. Biểu đồ xương cá (nhân quả) (32)
      • 2.3.5. Phương pháp AHP (33)
      • 2.3.6. Phương pháp bảo trì bảo dưỡng TPM (35)
    • 3.1. Tổng quan quy trình sản xuất (37)
    • 3.2. Thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng (38)
      • 3.2.1. Kiểm soát chất lượng đầu vào (38)
      • 3.2.2. Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (41)
      • 3.2.3. Kiểm soát chất lượng sau sản xuất (45)
    • 3.3. Thực trạng công tác xử lý hàng lỗi sau khi sản xuất (46)
    • 3.4. Sử dụng các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân chính gây ra lỗi sản phẩm . 36 3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng (48)
      • 3.5.1. Ưu điểm (55)
      • 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân (57)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI PHÂN XƯỞNG MACHINING SHOP – CÔNG TY (60)
    • 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên vật liệu (60)
      • 4.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (60)
      • 4.1.2. Áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản phẩm Gear Clutch (60)
      • 4.1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp (71)
      • 4.1.4. Dự kiến lợi ích mang lại (71)
    • 4.2. Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo cho công nhân (71)
      • 4.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (71)
      • 4.2.2. Nội dung giải pháp (72)
      • 4.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp (74)
      • 4.2.4. Dự kiến lợi ích mang lại (74)
    • 4.3. Giải pháp cải thiện hiệu quả máy móc thiết bị (75)
      • 4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (75)
      • 4.3.2. Nội dung giải pháp (76)
      • 4.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp (80)
      • 4.3.4. Dự kiến lợi ích mang lại (81)

Nội dung

Theo Cục Công Nghiệp Bộ Công Thương, tháng 9 năm 2022 có hơn 350 doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô, trong đó các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô chiếm hơn 60% và cũng theo đó nư

Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đại xã hội ngày nay với sự cạnh tranh quyết liệt cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ thì ngoài việc tạo ra một sản phẩm có những tính năng vượt trội mang đến sự tiện lợi cho đời sống con người, mà chính những sản phẩm đó phải đem lại các yếu tố về chất lượng để giúp cho người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng lâu dài và một phần cũng giúp xây dựng và phát triển danh tiếng của doanh nghiệp Điều này vô tình đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp ngày càng phải tự nâng cấp bản thân mình bằng cách kiểm soát chất lượng khắt khe hơn để mang lại những sản phẩm với chất lượng tốt nhất Theo Cục Công Nghiệp (Bộ Công Thương), tháng 9 năm 2022 có hơn

350 doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô, trong đó các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô chiếm hơn 60% và cũng theo đó nước ta chạm mốc 259,03 triệu USD về xuất khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2022 đạt gần 5,16 tỷ USD, với những con số trên đã cho chúng ta thấy tính cạnh tranh trong ngành là rất mạnh vì vậy doanh nghiệp trong ngành không chỉ phải kiểm soát chất lượng của mình thật tốt và còn phải kiểm soát chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào thật tốt, công việc kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng việc duy trì doanh nghiệp, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, uy tín đối với khách hàng Đặc biệt đối với ngành sản xuất linh kiện ô tô thì chất lượng phải được kiểm soát ở mức độ cực kỳ nghiêm ngặt, bởi vì sản xuất một chiếc bánh răng nhỏ có thể trị giá chỉ vài chục nghìn đồng và khi công việc kiểm soát chất lượng không được thực hiện nghiêm túc thì chỉ cần một lỗi nhỏ như bọt khí với đường kính 0.5mm cũng có thể làm cho công ty sản xuất ô tô lớn có danh tiếng trên thế giới mà công ty đang hợp tác làm việc như: Huynhdai, Kia… phải thiệt hại hàng tỉ đồng khi đã lắp đặt một sản phẩm lỗi vào chiếc ô tô của họ và vấn đề nghiêm trọng hơn là khi chiếc ô tô đó cũng không được phát hiện lỗi mà đến tay người tiêu dùng thì nó có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người lái xe Khi vấn đề chất lượng liên tục xảy ra và nhận được phàn nàn từ khách hàng thì đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị cắt hợp đồng sản xuất Vì vậy công tác kiểm soát chất lượng cần phải được thực hiện với công suất tốt nhất để đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng và không bị gián đoạn thì trước tiên cần có một quy trình kiểm soát rõ ràng về: kỹ năng, kiến thức, quy trình đào tạo, máy móc thiết bị, nhà xưởng, môi trường, kèm

2 theo đó một yếu tố không kém phần quan trọng là nguồn nhập nguyên vật liệu và phương thức quản lý con người để tuân theo những quy tắc về chất lượng đã đặt ra

Thông qua quá trình học tập và được làm việc tiếp xúc với con người tại công ty TNHH OTO VINA, tác giả cũng hiểu rõ được công việc kiểm soát chất lượng tại mỗi công đoạn trong sản xuất là rất cần thiết, tác giả đã nhận thấy trong doanh nghiệp còn tồn động một số vấn đề về chất lượng đối với sản phẩm Gear Clutch như sau:

Theo thống kê mà tác giả đã thu thập được cho thấy tỷ lệ lỗi tiêu chuẩn của sản phẩm Gear Clutch là 1,0647% trong 6 tháng đầu năm 2023, đang chiếm tỷ lệ lỗi cao nhất tại nhà máy so với tỷ lệ hàng lỗi mà nhà máy đã đặt ra thì sản phẩm Gear Clutch là dưới 0,8% (vượt mức tiêu chuẩn 0,2647%) Chúng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm làm ra, chi phí nguyên vật liệu, nhân công, giá thành sản phẩm…Và các mục tiêu về doanh số như ở phần tầm nhìn của công ty mà tác giả đã đề cập là “Đến năm 2025 tập đoàn sẽ đạt doanh thu 500 tỷ Won, trở thành một trong 10 công ty hệ thống truyền động ô tô hàng đầu thế giới.” nên tác giả muốn phân tích và đưa ra những giải pháp hợp lý bằng những kiến thức đã học tại trường lớp Với hy vọng là đóng góp một phần nhỏ ý kiến cải thiện những vấn đề về chất lượng còn tồn đọng trong công ty

Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop – công ty TNHH OTO VINA” để nghiên cứu và phân tích.

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu và phân tích hoạt động sản xuất và kiểm soát chất lượng cho sản phẩm Gear Clutch

- Nhận định nguyên nhân gây ra các lỗi cho sản phẩm Gear Clutch

- Đề xuất một số giải pháp góp phần chất lượng sản phẩm.

Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

- Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm Gear Clutch

- Line sản xuất Gear Clutch tại phân xưởng Machining shop – công ty TNHH OTO VINA

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Thu thập các tài liệu về quy trình kiểm soát chất lượng và các số liệu liên quan đến tình hình chất lượng sản phẩm từ phòng quản lý chất lượng

Phương pháp phỏng vấn: Tham khảo ý kiến từ các anh chị bộ phận sản xuất và bộ phận QA/QC trong việc tìm ra nguyên nhân, đối sách khi xuất hiện các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm

Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thông qua việc quan sát cách thực hiện công việc kiểm soát chất lượng của QC từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp

Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích dữ liệu để chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu.

Kết cấu của báo cáo

Nội dung đề tài bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH OTO VINA

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop-công ty TNHH OTO VINA

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH OTO VINA

Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH OTO VINA

1.1.1 Tổng quan về công ty

Công ty TNHH OTO VINA có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài và là thành viên của tập đoàn OTO có trụ sở chính tại Hàn Quốc Trải qua gần 16 năm hoạt động và phát triển, đến nay thì công ty có hơn 300 nhân sự đang làm việc và cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên lĩnh vực hoạt động sản xuất linh kiện ô tô

Hình 1 1: Công ty TNHH OTO VINA

(Nguồn: Tác giả chụp tại nhà máy)

Hình 1 2: Logo công ty TNHH OTO VINA

(Nguồn: Công ty TNHH OTO VINA)

• Tên công ty: Công ty TNHH OTO VINA

• Địa chỉ: Đường N2, KCN Nhơn Trạch V, Thị trấn Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

• Ngành nghề: Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động

• Slogan: One dream to one world

• Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

• Người đại diện: Kim Hong Jik

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1998, công ty mẹ NEOOTO được thành lập tại Yeongcheon Hàn Quốc (nhà máy Jayce) bởi bà Sun Hyun Kim, qua quá trình hoạt động lâu dài nhận thấy tiềm năng phát triển bà đã cho mở rộng quy mô sản xuất của công bằng nhiều chi nhánh tại các quốc gia khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cho các quốc gia láng giềng, đây là lịch sử hình thành phát các công ty con của NEOOTO:

Năm 2007 thành lập công ty TNHH Jase Vina sau đó đã đổi tên thành công ty TNHH OTO VINA vào năm 2008, tuy công ty mẹ thành lập đến nay đã được 4 công ty con, nhưng vì giới hạn của bài nên tác giả chỉ nêu ra những điểm chính về công ty mà tác giả đang thực hiện công tác nghiên cứu Song song với quá trình hình thành thì công ty mẹ cũng đạt được rất nhiều danh hiệu để ngày càng hoàn thiện công ty như sau:

- Tháng 7 năm 2008: đạt chứng nhận ISO14001:2004

- Tháng 7 năm 2012: đạt chứng nhận ISO/TS16949:2009

- Tháng 12 năm 2013: đạt chứng nhận OHSAS18001:2007

- Tháng 11 năm 2018: đạt chứng nhận ISO22301:2012

- Tháng 12 năm 2020: đạt chứng nhận ISO45001:2018

1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

❖ Tầm nhìn: Đến năm 2025 tập đoàn sẽ đạt doanh thu 500 tỷ Won, trở thành một trong 10 công ty hệ thống truyền động ô tô hàng đầu thế giới

Tạo ra giá trị cho khách hàng về ‘di chuyển an toàn và tự do’ thông qua những đổi mới liên tục và những thách thức sáng tạo trong lĩnh vực di chuyển, đồng thời đóng góp vào hạnh phúc và hòa bình của xã hội loài người

Trở thành công ty hàng đầu dẫn đầu một xã hội di chuyển an toàn và tự do bằng

6 cách không ngừng đổi mới dựa trên sự phát triển công nghệ bền vững và tinh thần thách thức hướng tới tương lai

1.1.4 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của mình, OTO VINA đã mang đến cho khách hàng những linh kiện chất lượng nhất để tạo thành những chiếc xe ô tô di chuyển an toàn, hiệu quả và mang đến những tiện ích an toàn cho con người Công ty cũng đã tập trung nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm của mình để thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng Là một công ty chuyên sản xuất các linh kiện ô tô từ những chi tiết cực nhỏ và phải có độ chính xác cao như: bánh răng của phần hộp số, đĩa thắng của khung gầm… Những linh kiện này không những là một phần thiết yếu của một chiếc xe mà nó còn quyết định đến hiệu suất hoạt động, sự an toàn và trải nghiệm lái xe của người sử dụng Theo sau công việc sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng cao thì cần phải có đội ngũ quản lý sản xuất và quản lý chất lượng giàu kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực để cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn, hiệu suất hoạt động, mức độ bền bỉ

Hình ảnh về hai loại bánh răng tốc độ, đây là một trong những bán thành phẩm cấu tạo nên hộp số của xe ô tô

Hình 1 3: Sản phẩm Gear Clutch

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ website công ty)

Là công ty chuyên gia công sản xuất linh kiện ô tô vì vậy OTO VINA là một trong những công ty OEM cho các công ty sản xuất xe ô tô nổi tiếng trên thế giới như: Huynhdai, Kia, Stellantis, FCA… Ngoài ra công ty còn xuất khẩu linh kiện cho các nhà

7 máy gia công ở: Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Cộng Hoà Séc…

Tổng quan tình hình nhân sự tại công ty TNHH OTO VINA

1.2.1 Cơ cấu tổ chức công ty

Hình 1 4: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH OTO VINA

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức trên thì chức danh lớn nhất của công ty ở thời điểm hiện tại là giám đốc điều hành là người có trách nhiệm quản lý và chị trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của tổ chức đồng thời cũng là người hướng công ty đến các mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà tập đoàn đang hướng đến

Là người nắm giữ quyền lực về tài chính của công ty với nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các hoạt động của các bộ phận: kế toán, nhân sự, mua hàng, xuất nhập khẩu Và cũng là cố vấn chiến lược đắc lực cho giám đốc điều hành Ngoài ra còn giữ các nhiệm vụ quan trọng như xây dựng quan hệ giữa các bộ phận, lập kế hoạch về tài chính và kiểm soát nguy cơ

Là bộ phận chịu trách nhiệm về lưu trữ thông tin các giao dịch tài chính của công ty bao gồm: báo cáo tài chính, theo dõi ngân sách, thuế, các hóa đơn chứng từ và tài sản của công ty

Là bộ phận có nhiệm vụ tìm kiếm và tuyển dụng lao động cho công ty, quản lý hồ sơ nhân viên, lương và phúc lợi, hiệu suất làm việc ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo

Bộ phận phát triển sản phẩm

Bộ phần bảo trì Bộ phận kho

Bộ phận kế toán Bộ phận nhân sự Bộ phận mua hàng

Bộ phận xuất nhập khẩu

8 nhân viên mới về các điều khoản và quy định của công ty

Là bộ phận liên quan đến công việc mua sắm và quản lý cung ứng bao gồm: tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp, đàm phán giá cả quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, đối phó với các tính huống khẩn cấp về nguồn hàng

❖ Bộ phận xuất nhập khẩu

Là bộ phận liên quan đến các vấn đề về điều phối hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới các quốc gia bao gồm: các quy định pháp luật về thuế quan và thủ tục hải quan

Là người nắm giữ quyền lực cao nhất tại nhà máy, chịu trách nhiệm điều hành nhà máy, kiểm soát các hoạt động đang diễn ra, quản lý tạo ra sự thống nhất giữa các phòng ban lãnh đạo và nhân viên, tạo môi trường làm việc động lực phát triển cho nhân viên nhằm mục đích thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển

Là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc làm ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng để làm được việc đó thì chức năng của họ là: lập kế hoạch sản xuất, theo dõi quá trình sản xuất

❖ Bộ phận phát triển sản phẩm

Là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận sản phẩm mới từ phía khách hàng và nghiên cứu để đưa ra phương pháp sản xuất tối ưu và hiệu quả nhất

Là bộ phận có chức năng duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tiến thiết bị trong nhà máy ngoài ra họ còn đánh giá hiệu suất hoạt động của máy móc trong quá trình vận hành

Là bộ phận có chức năng liên quan đến công tác tiếp nhận và bảo quản hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và an toàn

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận chất lượng

Hình 1 5: Sơ đồ tổ chức bộ phận chất lượng

(Nguồn: Bộ phận chất lượng)

Bảng 1 1: Số lượng nhân sự tại bộ phận quản lý chất lượng

STT Chức danh công việc Số lượng

9 Công nhân KCS đóng gói 30

(Nguồn: Bộ phận chất lượng)

❖ Quản lý o Hỗ trợ Giám đốc sản xuất duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn

Trưởng phòng quản lý chất lượng

Leader chất lượng xưởng gia công (Machining shop) và đóng gói

Tổ trưởng chất lượng gia công

Tổ trưởng chất lượng đóng gói

Công nhân KCS đóng gói

Leader chất lượng phòng cắt (Cutting) và dập phôi (Forging)

Tổ trưởng chất lượng phôi

Nhân viên thống kê xuất nhập hàng và hàng lỗi

10 mà công ty đã đề ra o Kiểm soát và đánh giá các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo chỉ thị cấp trên đề ra o Tương tác trao đổi với khách hàng về các vấn đề chất lượng sản phẩm của công ty Để đảm bảo các sản phẩm làm ra đạt đúng theo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu o Xử lý các vấn đề về chất lượng nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm

❖ Trưởng phòng quản lý chất lượng o Đề xuất cải tiến để đạt các cơ hội tốt hơn trong quá trình sản xuất o Thiết lập các chính sách về chất lượng của sản phẩm mới Đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng o Giám sát và đào tạo nhân viên mới, để đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ được quy trình và các quy tắc trong quá trình làm việc o Theo dõi tiến độ và hướng dẫn tất cả nhiệm vụ mà leader và nhân viên hỗ trợ đang được giao, để kịp thời đưa ra hướng giải quyết cho công việc o Giải quyết các vấn đề chất lượng trong khả năng, nhằm giảm bớt thời gian đề xuất lên quản lý o Tiếp nhận các nhiệm vụ mà quản lý giao

❖ Leader chất lượng o Giám sát quá trình làm việc của các tổ trưởng để đảm bảo các công việc thường ngày được diễn ra một cách suôn sẻ o Kiểm soát số lượng hàng lỗi nhằm kịp thời đưa ra các đối sách cải tiến quy trình kiểm soát o Thực hiện các đối sách và chính sách chất lượng mà quản lý giao, triển khai nhanh chóng để cấp dưới hiểu rõ và áp dụng o Xử lý các khiếu nại về chất lượng sản phẩm trong công ty

Hỗ trợ leader thực hiện các công việc nhỏ như: o Triển khai chính sách o Quản lý hàng lỗi o Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các đối sách o Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

11 o Tiếp nhận các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một số khái niệm về chất lượng

Trong thời đại hiện nay, quan điểm về khái niệm chất lượng không ngừng mở rộng và nâng cao theo sự phát triển của xã hội trong mọi lĩnh vực hoạt động và cả về nhu cầu an toàn khi sử dụng sản phẩm của con người Tuy nhiên, việc định rõ ý nghĩa thực sự của chất lượng vẫn là một thách thức vì vậy tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu sau

Theo Feigenbaum (1991), có một cách nhìn nhận khác: “chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”

Theo Harvey và Green (1993) đã đề cập đến năm quan điểm về chất lượng, bao gồm các khía cạnh sau đây: chất lượng được định nghĩa như sự xuất sắc, là sự hoàn hảo, là sự phù hợp với mục tiêu, là giá trị của đồng tiền, và cuối cùng, chất lượng được coi là giá trị chuyển đổi Trong số những quan điểm trên, khái niệm "chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" được chấp nhận phổ biến rộng rãi nhất trong cộng đồng nghiên cứu và thực tế doanh nghiệp

Và cuối cùng, theo Juran (1999), ông đã đề cập đến hai quan điểm về chất lượng Đầu tiên, chất lượng được định nghĩa như là những đặc tính của sản phẩm được tạo ra để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và từ đó tạo ra sự hài lòng cho họ Thứ hai, chất lượng còn mang nghĩa là không có sự thiếu-sai sót và đòi hỏi thực hiện công việc này lặp lại để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng

Dù qua nhiều qua nhiều thời kỳ khác nhau thì mỗi chuyên gia đều có cách diễn đạt khác nhau về các khái niệm chất lượng, tuy nhiên, tất cả chúng đều hướng đến mục tiêu chung là làm sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng." Qua các quan điểm này, có thể kết luận rằng "Mọi sản phẩm hay dịch vụ, cho dù có xuất sắc, hấp dẫn và bền vững đến đâu, nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thì có thể coi đó là không đạt chất lượng." Quan điểm này giúp cho doanh nghiệp nhận thức rõ vấn đề và khuyến khích

13 sự phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai để đáp ứng một cách tốt nhất với nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng

Trong ngành công nghiệp ô tô, vấn đề về chất lượng sản phẩm trở nên đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng của người sử dụng Chất lượng sản phẩm cuối cùng của một chiếc xe ô tô chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng của từng bộ phận và đặc biệt quan trọng đối với một công ty gia công ngoài như Oto vina Do đó, chất lượng của từng bộ phận ô tô, khi lắp ghép với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh phải thật sự chính xác đến từng micromet vì vậy kiểm soát chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quản lý chất lượng, đây là công việc tập trung vào thực hiện các yêu cầu về chất lượng của khách hàng Theo quan điểm của Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), kiểm soát chất lượng được định nghĩa là “những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng" Điều này bao gồm việc giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm, quản lý các yếu tố quan trọng như con người, máy móc, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, phương pháp thực hiện và điều kiện làm việc Kiểm soát chất lượng còn có thể được hiểu là quản lý quy trình mà doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất cụ thể, là một phần của hệ thống quản lý chất lượng Để triển khai một chương trình kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể nào là cần thiết, dựa trên các yêu cầu về chất lượng đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó cần phải đáp ứng được Điều này cũng vô tình đặt nền móng cho việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong quá trình sản xuất và cung ứng

Theo Akoglu và cộng sự (2015), kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất, giúp giảm thiểu sự biến động sai sót của sản phẩm và từ đó giúp nhà sản xuất giảm chi phí sản xuất sản phẩm Qua quá trình kiểm soát này, các khiếm khuyết có thể được phát hiện và xử lý kịp thời, giúp các công ty điều chỉnh thiết kế cuối cùng của sản phẩm để đưa ra các tiêu chuẩn về sai số Điều này ngăn chặn việc tung ra thị trường các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của người tiêu dùng, tránh tình trạng thương mại hóa các sản phẩm không đạt chuẩn Đồng thời, kiểm soát chất lượng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và đảm bảo rằng sản

14 phẩm cuối cùng đáp ứng mong đợi của khách hàng

Trong ngành công nghiệp ô tô, song song với việc kiểm soát chất lượng thì công tác đảm bảo chất lượng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự an toàn của người sử dụng Chất lượng sản phẩm quyết định trực tiếp vào việc xây dựng uy tín của các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới, vì vậy mà công tác đảm bảo chất lượng cũng là một phần vô cùng cần thiết cho Oto vina, theo Tạ Thị Kiều An và đồng nghiệp (2010), "Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng trong nội bộ và với bên ngoài nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng" Đảm bảo chất lượng đối với bên ngoài tổ chức: Mục tiêu là tạo lòng tin vững chắc cho khách hàng và các bên có liên quan rằng yêu cầu chất lượng được đảm bảo một cách chắc chắn Điều này đòi hỏi sự minh bạch và chứng minh rằng tổ chức đang tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quy định Đảm bảo chất lượng đối với bên trong tổ chức: Mục tiêu là xây dựng lòng tin bên trong nội bộ trong tổ chức Để đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả, các lãnh đạo cấp cao cần xác định chính sách chất lượng chính xác và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn trong ISO 9000 Đồng thời, việc cung cấp bằng chứng về tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng giúp xây dựng lòng tin từ phía khách hàng bằng cách đạt được các chứng nhận về chất lượng như: ISO, IATF

Tóm lại công tác đảm bảo chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm giúp các tổ chức sản xuất sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng đề ra trước đó để tăng mức độ lòng tin của khách hàng và đạt được những lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

2.2.1 Yếu tố ngoài doanh nghiệp

Tình hình kinh tế: Có thể tác động trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất Trong giai đoạn kinh tế ổn định, người tiêu dùng thường có chiều hướng chi nhiều hơn và đặt ra nhiều yêu cầu chất lượng hơn Ngược lại, khi kinh tế đối

15 mặt với khó khăn, doanh nghiệp cần đưa ra phương án cải thiện quy trình sản xuất và tăng hiệu suất làm việc nhằm giúp giảm chi phí sản xuất để giá cả sản phẩm vẫn nằm ở mức hợp lý với tình hình kinh tế bất ổn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng Vì vậy, để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và đánh giá định kỳ về tình hình kinh tế trong lĩnh vực Thực hiện tốt điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng một cách linh hoạt và tối ưu hóa quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng nhanh chóng với sự biến động thị trường

Sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ: cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng để tối ưu hóa tỉ lệ lỗi sản xuất Các đổi mới về mặt công nghệ như máy móc tự động hóa và quy trình sản xuất tự động đã đóng góp vào việc tăng cường năng suất và độ chính xác, giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời, sự ứng dụng của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin từ khách hàng và thu thập phản hồi nhanh chóng từ người tiêu dùng Những tiến bộ này giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm của mình và đáp ứng một cách linh hoạt hơn đối với yêu cầu chất lượng của khách hàng

2.2.2 Yếu tố trong doanh nghiệp

Man – Con người: Là nhóm yếu tố đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của sản phẩm làm ra, trong đó bao gồm cả lãnh đạo, nhân viên và công nhân lao động trong tổ chức Con người đóng vai trò chủ chốt trong việc lên kế hoạch và kiểm soát quy trình sản xuất Mặc dù công nghệ và máy móc tự động hoá đóng góp quan trọng vào sự phát triển tổ chức, nhưng con người chính là yếu tố quyết định điều khiển và vận hành chúng sao cho hợp lý, vậy nên con người vẫn đóng một vai trò không thể thiếu khi duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, song song với đó phải tận dụng tối đa nguồn lực con người, với sự sáng tạo không giới hạn đây là đặc điểm mà máy móc không thể thay thế

Machine - Máy móc và trang thiết bị: Trong thời đại hiện đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của máy móc và công nghệ, việc đầu tư vào máy móc không chỉ giúp doanh nghiệp sản xuất ra lượng hàng hoá lớn hơn mà còn đảm bảo độ chính xác và rút ngắn thời gian sản xuất, đặc biệt đối với lĩnh vực phát triển các bộ phận trong ô tô thì cần độ chính xác của từng bộ phận đến gần như tuyệt đối Đầu tư đúng hướng vào

16 máy móc và công nghệ là một chiến lược quan trọng, và cùng với đó việc duy trì quy trình và lịch trình bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và tránh tình trạng máy hư hỏng khi đang hoạt động

Material - Nguyên vật liệu: Còn được biết đến như vật tư dùng để sản xuất, chúng đóng vai trò quan trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt Khi đưa ra quyết định chọn lựa nguồn cung cấp nguyên vật liệu, cần phải đánh giá các yếu tố như độ bền, thành phần, cấu trúc bề mặt kim loại, độ cứng, số lượng cần sử dụng và các thông số phù hợp đáp ứng tốt các yêu cầu mà loại sản phẩm cần sản xuất, nhằm tránh việc lãng phí nguyên vật liệu không được sử dụng và gây phát sinh thêm chi phí lưu kho Ngược lại, việc sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của sản phẩm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm

Method – Phương pháp làm việc: Các bộ phận thuộc công ty cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc truyền đạt thông tin và đồng bộ với nhau thực hiện đúng quy trình làm việc, đối với các người lãnh đạo có cấp bậc cao trong công ty cần phải đảm bảo rằng việc quản lý được thực hiện một cách chặt chẽ và theo đúng các phương pháp đã được chuẩn hóa Các phương pháp làm việc được chuẩn hóa cao giúp giảm thiểu sự sai lệch thông tin trong quá trình làm việc Việc sử dụng tài liệu và quy trình làm việc theo chuẩn hóa không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn giúp quá trình sản xuất diễn ra một cách mượt mà và hiệu quả

Environment - Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng cùng với điều kiện không gian và chất lượng ánh sáng vừa đủ thuận lợi, đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng suất lao động cho cả nhân viên và công nhân lao động người trực tiếp làm ra sản phẩm Môi trường làm việc thuận lợi không chỉ tạo điều kiện tốt hơn cho công việc mà còn ảnh hưởng tích cực đến tinh thần làm việc của nhân viên Ngoài ra, việc thiết lập một chế độ làm việc và giờ giải lao – nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng góp vào việc tăng cường năng suất của toàn công ty.

Một số công cụ hỗ trợ công việc kiểm soát chất lượng

Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), biểu đồ tiến trình là một loại biểu đồ hình ảnh hoặc là các ký hiệu kỹ thuật hình học được sử dụng để mô tả chi tiết quá trình thực hiện công việc nào đó Mục tiêu chính là trình bày cụ thể đầy đủ về đầu vào, dòng

17 chảy của quy trình và đầu ra , nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và phát triển các cơ hội cải tiến bằng cách hiểu biết chi tiết về quy trình làm việc Người thực hiện cần xem xét từng bước thực hiện trong quy trình và phân tích cách chúng tương tác với các bước khác từ đó lập ra một ra một kế hoạch công việc cụ thể, biểu đồ tiến trình giúp chi tiết hóa quá trình làm việc thành các phần một cách cụ thể

Người sử dụng sẽ có một cái nhìn tổng thể về tiến độ thực hiện của dự án, biểu đồ tiến trình hỗ trợ theo dõi công việc và đưa ra quyết định cách quản lý để đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn và tối ưu ngân sách

Tất cả lưu đồ đều bắt đầu từ một điểm xuất phát và chúng sẽ kết thúc tại một điểm cuối là (hình elip), với các bước quá trình là (hình chữ nhật) và quyết định sẽ là (hình thoi) chúng phải được liên kết với nhau dấu bằng mũi tên để dẫn đến điểm kết thúc hoặc quay về điểm bắt đầu

Hình 2 1: Lưu đồ tiến trình cơ bản

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các bước để lập biểu đồ tiến trình như sau:

Bước một: Xác định rõ điểm xuất phát và điểm kết thúc của quy trình

Bước hai: Xác định các bước thực hiện trong quy trình như (quyết định, hoạt động, đầu ra và đầu vào)

Bước ba: Thiết lập biểu đồ tiến trình bằng cách sử dụng thông tin đã xác định phía trên để tạo ra biểu đồ tiến trình

Bước bốn: Xác định các đối tượng (bộ phận, nhân sự ) tham gia vào quá trình Bước năm: Xem xét và điều chỉnh lưu đồ cho hợp lý nếu cần thiết

Bước sáu: Ghi chú ngày thiết lập biểu đồ tiến trình, nhằm sử dụng làm hồ sơ lưu trữ Việc tuân thủ các bước này giúp đảm bảo rằng biểu đồ tiến trình không chỉ minh họa một cách chi tiết quá trình làm việc hiện tại mà còn tạo ra cơ sở cho việc cải tiến và tối ưu hóa

Theo Magar và Shinde (2014), phiếu kiểm tra là một công cụ kiểm tra dạng biểu mẫu ghi lại lịch sử thông tin hoặc dữ liệu, thường được thể hiện dưới dạng tờ hoặc biểu mẫu Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả được dùng để ghi chép lại lịch sử dữ liệu, xem xét tình trạng hoạt động của các loại máy móc, dụng cụ, kỹ năng con người và cung cấp thông tin quan trọng cần thiết hỗ trợ quyết định Bản ghi này được dùng để theo dõi những phát sinh như sự không phù hợp, xác định vị trí và thời xảy ra chúng Mỗi loại doanh nghiệp sản xuất khác nhau có thể tạo ra biểu mẫu phiếu kiểm tra, để sao cho phù hợp nhất với quy trình sản xuất thực tế của họ Ví dụ về một số phiếu kiểm cơ bản như: phiếu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, phiếu kiểm tra tình trạng thiết bị máy móc, phiếu kiểm tra tình trạng dụng cụ đo, phiếu kiểm tra chu kỳ sản phẩm

Dữ liệu thu thập từ phiếu kiểm tra cần được sắp xếp một cách hợp lý để đưa ra một đánh giá hợp lý Việc sắp xếp dữ liệu hợp lý giúp cho người quản lý có cái nhìn tổng quan về sự phân tác của dữ liệu và tình trạng công việc thực tế để đưa ra đánh giá hiệu quả Điều này giúp cho công tác lưu trữ dữ liệu và quá trình phân tích sau này trở nên hiệu quả hơn để mang lại kết quả có độ tin cậy cao Cách thức phân loại dữ liệu phổ biến như có thể dựa trên các tiêu chí như: tên sản phẩm, chủng loại, vị trí thực hiện, nguồn gốc, lỗi phát sinh, và nhiều tiêu chí khác Quan trọng nhất là kế hoạch thu thập dữ liệu cần được thiết lập sao cho thông tin được thu thập là cần thiết, hợp lý và chính xác, vì đây là cơ sở cho mọi hoạt động phân tích tiếp theo

Các bước cơ bản để xây dựng một phiếu kiểm tra:

Bước một: Xác định định dạng cho phiếu kiểm tra và biểu mẫu để ghi chép lịch sử dữ liệu bao gồm: tên sản phẩm, nơi làm việc, người kiểm tra, cách thức kiểm tra, thời gian, địa điểm, và các thông tin khác có liên quan

Bước hai: Tiến hành kiểm nghiệm trước bằng cách thu thập và lưu trữ một lượng nhỏ dữ liệu để đảm bảo tính hiệu quả của biểu mẫu

Bước ba: Xem xét và đánh giá để sửa đổi biểu mẫu nếu cần thiết sau khi kiểm nghiệm trước để khắc phục các sai sót và làm cho biểu mẫu trở nên dễ thực hiện và chính xác hơn

Biểu đồ Pareto lần đầu tiên đề xuất bởi nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto và sau đó được triển khai bởi chuyên gia chất lượng Mỹ Joseph Juran vào năm 1950, dựa trên nguyên tắc "80-20" Theo nguyên tắc Pareto, 80% kết quả ảnh hưởng của một vấn đề sẽ xuất phát từ 20% một số nguyên nhân chủ yếu gây ra Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), biểu đồ Pareto là một loại biểu đồ cột sắp xếp thứ tự số lỗi xảy ra từ cao đến thấp, trong đó chiều cao mỗi cột trong biểu đồ phản ánh mức độ quan trọng của mỗi vấn đề tác động đến kết quả làm ra Mức độ quan trọng của mỗi cột trên biểu đồ được tích lũy dựa trên tần suất xuất hiện lỗi, và theo nguyên tắc 80-20 cho thấy rằng khoảng 80% lỗi là do chất lượng sản phẩm kém đến từ 20% các nguyên nhân như: (Nguyên vật liệu, máy móc, con người )

Hiệu quả biểu đồ Pareto mang lại:

• Ưu tiên vấn đề: Xác định rõ ràng các vấn đề quan trọng nhất cần được ưu tiên giải quyết trước, giúp tập trung nguồn lực vào các nhiệm vụ quan trọng nhất trước

• Phân tách khuyết tật: Qua xem xét biểu đồ, người quản lý sẽ có cái nhìn rõ ràng về loại khuyết tật nào chiếm đa số và cần ưu tiên giải quyết

• Tối ưu hóa cải tiến chất lượng: Giúp hạn chế sự phân tán và lãng phí nguồn lực bằng cách tập trung vào những vấn đề quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả chất lượng cải tiến

Các bước thiết lập biểu đồ Pareto:

Hình 2 2: Biểu đồ pareto tổng quát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bước một: Xác định rõ vấn đề cần phân tích sau lên kế hoạch thu thập dữ liệu, bao gồm việc chọn đơn vị tính toán và xác định khoảng thời gian sẽ thu thập dữ liệu

Bước hai: Sắp xếp dữ liệu và tính toán tỉ lệ phần trăm của từng loại lỗi và tính tỉ lệ phần trăm lỗi tích lũy

Tổng quan quy trình sản xuất

Hình 3 1: Sơ đồ quy trình sản xuất

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Sau tiếp nhận phôi “NVL” từ bộ phận kho thì công nhân sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra một số bước cơ bản như sau: số lượng, loại phôi cho sản phẩm, thành phần nguyên phôi tất cả thông tin này đều có ghi trên tem được gán vào mỗi thùng phôi để đảm bảo rằng đang sử dụng đúng chất liệu phôi và tránh gây ra xung đột máy móc khi đưa nhầm phôi vào máy

Hình 3 2: Hình ảnh phôi của sản phẩm Gear Clutch

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tiếp đến là công đoạn gia công cắt thô sẽ được thực hiện tự động bằng máy, trên máy sẽ có bảng thể hiện đầy đủ thông tin về: bảng vẽ sản phẩm và thông số chi tiết, các vị trí cắt, mân dao… Công nhân sản xuất đứng máy chỉ cần đặt phôi vào đúng vị trí đồ gá (JIG) và bề mặt của phôi áp sát vào mặt chuẩn (locator) (xem chi tiết tại phụ lục 1), máy sẽ tự động cắt thô, đây là quá trình mà máy sẽ tự động loại bỏ một lượng phôi thừa khoảng 1-2mm Quá trình này máy gia công thường cắt các chi tiết như: đường kính trong, đường kính ngoài, độ dày, các rãnh của bánh răng,… Mục đích của việc cắt thô

Kiểm tra ngoại quan và thông số

Lưu kho bán thành phẩm

26 là để tạo hình cho phôi càng giống với hình dạng của sản phẩm cuối cùng càng tốt để chuẩn bị cho việc cắt tinh

Tương tự với quá trình cắt thô, sau khi cắt thô xong quá trình cắt tinh sẽ thực hiện tiếp theo để gia công để tiến hành loại bỏ các lớp phôi còn thừa đảm bảo rằng bề mặt của phôi về đúng với kích thước và độ bóng theo yêu cầu của bản vẽ Các bước cắt tinh và cắt thô sẽ được thực hiện trên cùng một máy nhưng công nhân sản xuất phải làm một động tác thủ công đó chính là cầm phôi cắt ở máy thứ nhất để lên đồ trượt để sản phôi lăn đến máy thứ hai, vì mỗi máy chỉ cặp được một mặt của phôi để tiện và phay mặt còn lại, khi máy thứ hai chạy xong phôi trước công nhân sản xuất sẽ tiến hành cặp ngược chiều phôi lại vào máy thứ hai để tiện và phay phần còn lại chưa gia công

❖ Kiểm tra ngoại quan và thông số

Sau khi các bước gia công CNC hoàn tất Cứ mỗi hai tiếng chạy máy công nhân sẽ tiến hành đo sản phẩm theo các thông số đã được yêu cầu đo các thông số như: đường kính trong, đường kính ngoài, độ dày, các rãnh của bánh răng, ngoại quan… Đồng thời sẽ kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường (ngoại quan) để xem có bị dập móp, thiếu phôi, sai hình dạng Nếu các thông số và ngoại quan của sản phẩm đều đạt theo yêu cầu, họ sẽ ghi chép lại lịch sử đo lường sản phẩm vào checksheet được gắn trên mỗi máy

❖ Lưu kho bán thành phẩm

Trước khi bước lưu kho được thực hiện công nhân sản xuất phải thực hiện động tác sắp xếp sản phẩm ngay hàng thẳng lối vào thùng hàng và tiếp theo sẽ tiến hành xịt dầu chống gỉ sét sau đó mới tiến hành lưu kho để bảo quản sản phẩm đợi cho tới khi xuất thành phẩm qua cho bộ phận chất lượng (QC 200%) đề kiểm tra ngoại quan lần cuối cùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất trước khi xuất cho khách hàng.

Thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng

3.2.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào

Một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp làm ra những sản phẩm chất lượng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng là nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng Đây là bước quan trọng nhất để kiểm soát chất lượng đầu vào của phôi Trường hợp phôi không đạt được tiêu chuẩn mà công ty đã đề ra thì cho dù có đưa vào sản xuất sản phẩm đưa ra cũng sẽ không đạt được chất lượng Vì đã hư ngay từ đầu, cho nên

27 trách nhiệm của công nhân KCS ở công đoạn này rất quan trọng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm (trên 3 năm) mới được xem xét vào vị trí KCS công đoạn đầu Dưới đây là lưu đồ kiểm tra phôi đầu vào

Hình 3 3: Quy trình kiểm soát chất lượng phôi đầu vào

(Nguồn: Bộ phận chất lượng) Khi có hàng nhập sắp về bộ phận kinh doanh kinh doanh sẽ thông tin cho bộ phận quản lý chất lượng để chuẩn thị thủ tục sau đó nhà cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu

“phôi” đến nhà máy sản xuất, nhân viên thống kê xuất nhập hàng sẽ là người chịu trách nhiệm làm thủ tục giấy tờ nhận hàng và nhập lên hệ thống Sau khi hoàn tất các giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng…Công nhân KCS của xưởng phôi sẽ trực tiếp kiểm tra hàng thông qua hai bước:

+ Bước thứ nhất: Công nhân KCS sẽ mở thùng hàng và bốc ngẫu nhiên 20-30 phôi để kiểm tra ngoại quan về các tiêu chí như: dập móp, thiếu phôi, lỗi hình dạng, mã vật liệu, số lot…Trường hợp phôi chưa đạt sẽ tiến hành báo cáo cấp trên để đưa ra hướng giải quyết kịp thời với nhà cung cấp Nếu phôi đạt 100% trong 20-30 phôi ngẫu nhiên trong mỗi thùng hàng có phôi sau đó sẽ tiến hành bước tiếp theo

+ Bước thứ hai: Công nhân KCS sẽ mang phôi vào phòng đo để sử dụng các thiết bị đo như: đo chiều cao, đồng tâm, đo kẽ hở của các bánh răng, đo các thông số kích thước theo bảng vẽ… Nếu phôi đạt sẽ được đóng mộc QC “OK” và tiến hành cho nhập kho để chờ sản xuất Để thực hiện tốt được bước này công nhân KCS cần xác định được chính xác mã hàng sẽ kiểm để có được bảng vẽ thông số kỹ thuật chính xác Dưới đây

28 là checksheet (xem chi tiết tại phụ lục 2) mà công nhân KCS sẽ kiểm tra thông số của 5 phôi ngẫu nhiên trong 20-30 phôi lựa ra để kiểm tra ngoại quan ở bước một Một lưu ý nhỏ ở bước này là chọn ra những phôi có kích thước khác thường nhất

Khi các bước kiểm soát chất lượng thông qua ngoại quan và thông số được công nhân KCS kiểm tra xong thì phôi đầu vào sẽ được xác nhận bằng mộc tròn xanh của

QC, sau đó bộ phận kho sẽ dựa vào thông báo trên hệ thống công ty để tiếp nhận thông tin và tìm đến nơi kiểm tra chất lượng đầu vào để vận chuyển phôi vào kho chuẩn bị cho công đoạn sản xuất tiếp theo, quy trình kiểm soát chất lượng diễn ra rất suôn sẻ nhưng có một vấn đề phát sinh khi phôi lỗi xảy ra quá nhiều làm cho công đoạn sản xuất bị gián đoạn, trường hợp khác khi công nhân KCS kiểm tra không kỹ càng, thì các phôi lỗi sẽ được đưa vào công đoạn sản xuất và từ đó gây ra các lãng phí về chi phí gia công Dưới đây là bảng thống kê thực trạng lỗi phôi đầu vào của sản phẩm Gear Clutch trong

Bảng 3 1: Lỗi phôi đầu vào của sản phẩm Gear Clutch trong 6 tháng đầu năm

Tháng Tên lỗi Số lượng (Lot) Số lượng (Phôi) Tỉ lệ lỗi/1 lần nhập

(Nguồn: Báo cáo phôi hư bộ phận chất lượng) Theo báo cáo lỗi phôi đầu vào được phát hiện và trả về nhà cung cấp, tần suất xuất hiện lỗi “dập móp răng” là xuất hiện nhiều nhất với tổng của lỗi này là 9 Lot mỗi Lot hàng là một thùng hàng trong đó chứa 2417 phôi với tổng tỉ lệ lỗi là 21% và cả 3 nhà cung cấp đều mắc phải, khi công nhân KCS kiểm tra theo phương pháp mà tác giả đã nêu trên nếu phát hiện 1 đến 2 sản phẩm trong Lot bị mắc các lỗi trên sẽ trả lại cho nhà cung cấp Lot hàng đó Với tỉ lệ lỗi của nhà cung cấp Kowon là 27%, nhà cung cấp Hanho là 16%, Samkwang là 13% từ đó phần nào cũng giúp chúng ta đánh giá được chất lượng của 3 nhà cung cấp này nhưng để mang tính thuyết phúc không chỉ dựa vào tiêu chí chất lượng thì tác giả sẽ sử dụng phương pháp AHP của phần giải pháp 1 để

29 phân tích một cách toàn diện hơn dựa trên nhiều yếu tố mà công ty đang hướng đến

Số lượng nhập phôi đầu vào trong 6 tháng đầu năm 2023 của Gear Clutch cho thấy số lượng phôi hư lỗi dập răng do nhà cung vẫn có thể phát hiện ở ngay công đoạn kiểm soát đầu vào, thì có thể trả phôi lại cho nhà cung cấp và yêu cầu bồi thường tổn thất, nhưng đối với phôi lỗi dập răng do nhà cung cấp khi không phát hiện mà đưa vào công đoạn sản xuất thì không thể trả hàng và cũng không thể sửa được vì chi tiết răng quá nhỏ, qua bảng thống kê cho thấy số lượng phôi chưa được phát hiện vẫn còn rất nhiều Nguyên nhân dễ thấy nhất ở công đoạn kiểm soát này là do khi nhập về Một thùng phôi dao động từ 2000-3000 phôi nhưng công nhân KCS chỉ có thể bố mẫu ngẫu nhiên từ 20-30 phôi để kiểm tra trên bề mặt, chứ chưa thể kiểm tra được phần bên dưới vì số lượng phôi hàng ngày nhập về rất lớn nếu như tính cho tất cả sản phẩm đang sản xuất tại nhà máy và các phôi nằm dưới đáy thì xác suất dập móp cũng sẽ cao hơn các phôi nằm trên Từ đó dẫn đến các vấn đề về chất lượng dập móp sản phẩm làm cho kế hoạch sản xuất bị chậm tiến độ và thiệt hại chi phí cho công ty rất nhiều Đối với các lot phôi bị lỗi này sẽ được bộ phận chất lượng quyết định trả hàng cho nhà cung cấp nguyên vật liệu, Tuy nhiên, nhằm đảm bảo rằng vấn đề này sẽ không lặp lại trong lần cung cấp kế tiếp, nhà cung cấp cũng sẽ được yêu cầu đưa ra đối sách cụ thể để cải thiện chất lượng nguyên vật liệu, để tránh tình trạng dừng line đột ngột thì bộ phận kho sẽ tính toán kế hoạch sản xuất nhằm đưa ra đơn yêu cầu đặt hàng cho bộ phận mua hàng một cách nhanh chóng để bù đắp cho các lot hàng bị lỗi trả lại Điều này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu đủ và kịp thời từ đó giúp duy trì sự liên tục trong chuỗi sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất

3.2.2 Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

Dựa vào quy trình tại hình 3.4 quy trình quản lý sản phẩm đầu, công nhân sản xuất trước khi bắt đầu vào ca, chạy sản phẩm đầu tiên trong ngày hoặc sau khi sửa máy thì phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm đầu tiên mà máy chạy ra, khi sản phẩm đầu tiên được làm ra thì công nhân phải tiến hành đo tất cả thông số, trường hợp nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì dán tem và đặt hàng lên xe đựng hàng setting để yêu cầu bộ phận sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu sau khi kiểm tra mọi thông số đều đạt đủ điều kiện thì bộ phận chất lượng sẽ tiến hành xác nhận kết quả kiểm tra để cho bộ phận sản xuất tiếp tục làm việc, trường hợp nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ yêu cầu bộ

30 phận sản xuất huỷ bỏ hàng setting và tiến hành chỉnh máy lại từ đầu để kiểm tra lại sản phẩm đầu tiếp theo cho tới khi đạt đủ điều kiện mới xác nhận cho bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất

Hình 3 4: Quy trình quản lý sản phẩm đầu

(Nguồn: Bộ phận chất lượng) Ngoài ra tại mỗi line sản xuất đều có một bảng ghi chép (xem chi tiết tại phụ lục

3) về quá trình kiểm soát chất lượng hướng dẫn đo các thông số kích thước, ngoại quan sản phẩm quy trình kiểm tra này được công nhân sản xuất ghi chép lại cứ sau khoảng hai tiếng hơn chạy máy thì sẽ bốc ra sản phẩm vừa gia công xong để kiểm tra Nếu sản phẩm làm ra đúng với các thông số kích thước nằm trong tiêu chuẩn yêu cầu của bảng vẽ thì sẽ tiếp tục làm việc, trường hợp các thông số bị sai kích thước nằm trong tiêu chuẩn cho phép thì công nhân sẽ tiến hành dừng máy ngay lập tức, tách riêng “lot” hàng lỗi kể từ lần kiểm tra thông số gần nhất để treo tem yêu cầu công nhân KCS line đo lại và sau đó sẽ báo cáo trực tiếp với tổ trưởng bộ phận sản xuất để tiến hành điều chỉnh lại dao tiện hoặc phay của máy về thông số giữa

Ví dụ: kích thước đường kính trong của một sản phẩm được cho như sau:

∅59.5 −0.05 +0.05 mm, thì kỹ thuật sản xuất sẽ điều chỉnh máy về số giữa là 59.5mm Đây là kích thước an toàn để tránh trong quá trình gia công sản phẩm máy bị lệch số lên xuống gây ra hàng lỗi

Thực trạng công tác xử lý hàng lỗi sau khi sản xuất

Hình 3 5: Quy trình xử lý hàng lỗi

(Nguồn: Bộ phận chất lượng) Khi công nhân KCS đóng gói ở line “QC 200%” phát hiện hàng lỗi thì lập tức làm tem niêm phong và phân biệt hàng lỗi đối với những hàng sửa được như: vết bẩn, gỉ sét nhẹ, đang trong giai đoạn chuẩn bị gỉ sét, móp nhỏ… thì công nhân sẽ gắn tem màu vàng, còn đối với những sản phẩm lỗi nặng không thể sửa chữa như: thiếu phôi, lẫn các hợp chất lạ, móp răng, sai kích thước, bọt khí… thì công nhân sẽ gắn tem màu đỏ để phân biệt hàng Sau khi các bước phát hiện lỗi hoàn tất thì công nhân có nhiệm vụ phải báo cáo hàng ngày với nhân viên QC hiện trường để xác nhận hàng lỗi, khi đã xác nhận xong những sản phẩm bị lỗi QC hàng lỗi cần xác định hàng còn sửa được hay không, công việc này cần nhân viên QC có kinh nghiệm trên 2 năm trong công ty mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn Dưới đây là bảng phân biệt hàng lỗi do tác giả tổng hợp được từ quá trình thực tập

Bảng 3 2: Phân biệt một số lỗi cơ bản sửa được và không sửa được

Vát lẹm nằm trong sai số Đường kính trong nhỏ Đường kính ngoài lớn

Rỉ sét nhẹ (độ dày dưới 0,05mm) Vết ố nhẹ (độ dày dưới 0,05mm) Trầy xước trong sai số

Vát lẹm lớn hơn sai số Thiếu phôi

Lệch tâm Đường kính trong lớn Đường kính ngoài nhỏ Cắt sai hình dạng

Rỉ sét nặng đã bị ăn sâu trên 0,05mm Vết ố nặng đã bị ăn sâu trên 0,05mm Lẫn hợp chất lạ

Trầy xước ngoài sai số

Hư răng Nứt phôi Bọt khí

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) + Đối với những sản phẩm sửa được có tem “màu vàng” và mang những lỗi nhẹ như: gỉ sét, bẩn… thì QC có thể trực tiếp cho công nhân xử lý để kiểm tra lại và tiến hành đóng gói như sản phẩm bình thường

+ Đối với những sản phẩm có tem “màu vàng” và mang những lỗi phải cần đến bộ phận sản xuất để tiến hành gia công lại thì nhân viên QC hàng lỗi phải tiến hành một cuộc họp với bộ phận sản xuất để đưa ra phương pháp xử lý nếu khả thi sẽ cho chạy thử một vài sản phẩm, trường hợp không khả thi sẽ tiến hành giữ lại sản phẩm lỗi tại bãi Holding để họp bộ phận QC

+ Đối với những hàng không sửa được có tem “màu đỏ” Những lỗi cũ sẽ được

QC hàng lỗi xác nhận nhanh, nếu lỗi do nhà cung cấp các lỗi như: thiếu phôi, lẫn hợp chất lạ… Sẽ tiến hành nhập kho để đến cuối tháng sẽ trả về cho nhà cung cấp để yêu cầu

36 bồi thường tổn thất, trường hợp lỗi cho bên gia công các lỗi như: dập móp, mẻ răng, sai hình dạng, khuyết do dao hư… Sẽ được lập phiếu xác nhận để được tiến hành bỏ và sau đó sẽ yêu cầu nhà cung cấp đưa ra đối sách cho lỗi đó

+ Đối với những lỗi mới chưa từng gặp trước đó hoặc các lỗi nặng, nhân viên QC hàng lỗi sẽ tiến hành niêm phong hành lỗi ở bãi Holding để tiến hành họp với cấp trên đưa ra phương pháp giải quyết

+ Công tác phát hiện hàng lỗi của công KCS đóng gói là khi phát hiện một sản phẩm bị lỗi công nhân sẽ đem ra bàn xử lý hàng lỗi và treo tem đỏ hoặc vàng để chờ quyết định từ QC hàng lỗi.

Sử dụng các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân chính gây ra lỗi sản phẩm 36 3.5 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng

Hiện tại công ty đang sản xuất các sản phẩm được nhận đơn hàng từ công ty mẹ chính vì vậy các đơn đặt hàng yêu cầu độ chính xác rất cao về thông số kỹ thuật Do đó tỉ lệ sản phẩm lỗi xảy ra rất nhiều và kéo dài trong nhiều tháng vì những lỗi nhỏ như: thiếu phôi, trầy xước, dập móp chỉ vài milimet cũng có thể bị bỏ phế phẩm Sau đây là bảng thống kê hàng lỗi được phát hiện hàng lỗi trong 6 tháng đầu năm 2023 của sản phẩm Gear Clutch

Bảng 3 3: Thống kê hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch trong 6 tháng đầu năm

Tháng Sản xuất Số Lượng lỗi Tỉ lệ

(Nguồn: Báo cáo hàng lỗi bộ phận chất lượng) Dựa vào bảng 3.3 có thể cho ta thấy tỷ lệ lỗi trong 6 tháng đầu năm 2023 của sản phẩm Gear Clutch là tương đối cao so với tiêu chuẩn tỉ lệ lỗi mà công đã đề ra (0,8%), đặc biệt là trong cả 5 tháng đầu tiên của năm 2023 đều vượt tiêu chuẩn Trong tháng 1/2023 số lượng lỗi là 1.525 lỗi trên tổng số lượng sản xuất là 144.953, tỉ lệ lỗi là 1,0521% Sang đến tháng thứ 2/2023 tỉ lệ lỗi có phần giảm nhưng tỉ lệ lỗi vẫn đang vượt ngưỡng cho phép mà công ty đã đề ra Đặc biệt trong tháng 3 tỉ lệ lỗi lên cao nhất là 1,2914% đã làm công ty thất thoát rất nhiều về tài chính và nguyên nhân của tình trạng

37 này là do công nhân phải làm việc tăng ca trong nhiều tháng liền để sản xuất cho kịp với tiến độ kế hoạch của công ty dẫn đến hết năng lượng làm việc cho ngày hôm sau, tình trạng này cũng đã kéo dài đến tháng 6 thì có phần giảm mạnh còn 0,9189% ở giai đoạn này công ty đã chú tâm hơn trong việc kiểm soát chất lượng

Từ số liệu hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch mà tác giả đã thu thập được trong

6 tháng đầu năm 2023 từ bộ phận chất lượng, từ đó tác giả quyết định sử dụng biểu đồ Pareto để xác định ra điểm gãy và tìm được 20% nguyên nhân chủ yếu gây nên 80% lỗi Sau đó sẽ sử dụng biểu đồ xương cá để xác định được các yếu tố gây ra các nguyên nhân chủ yếu đó

Bảng 3 4: Thống kê hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch trong tháng 6/2023

STT Tên lỗi Số lượng lỗi Tích lũy Tỉ lệ tích lũy

3 Sai thông số kích thước 600 2.411 78,43%

(Nguồn: Báo cáo hàng lỗi bộ phận chất lượng)

Hình 3 6: Biểu đồ Pareto thể hiện tỉ lệ hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch trong tháng 6/2023

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa vào biểu đồ Pareto phía trên cho ta thấy có tổng tỉ lệ phần trăm 3 nguyên nhân chính gây nên 80% lỗi, thì tác giả sẽ ưu tiên để phân tích và giải quyết trước Nhìn qua biểu đồ 3.6 cho ta thấy 3 lỗi xuất hiện nhiều nhất là dập móp răng (xem hình ảnh chi tiết tại phụ lục 8) chiếm 932 sản phẩm, trầy xước (xem hình ảnh chi tiết tại phụ lục 9) chiếm 879 sản phẩm và sai thông số kích thước chiếm 600 sản phẩm xảy ra trong tháng 6 năm 2023 lần lượt tương đương với phần trăm tích lũy lỗi trên tổng sản lượng sản xuất là: 30,32%, 58,91% và 78,43% Sau khi tìm ra được các nguyên nhân chính dựa trên biểu đồ thì tác giả đề xuất sử dụng biểu đồ nhân quả để tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân gốc rễ gây ra các lỗi trên, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bộ phận trực tiếp tham gia quản lý quá trình sản xuất như: nhân viên QA, QC có kinh nghiệm và nắm vững cách thức vận hành trong công ty, chuyền trưởng sản xuất,

QC, công nhân đứng máy sản xuất nhằm xác định các yếu tố gây nên 3 lỗi trên

Bên cạnh đó tác giả còn thu thập được thông tin số liệu xử lý hàng lỗi có khả năng sửa chữa của sản phẩm Gear Clutch Các lỗi chính là trầy xước nhẹ, đường kính ngoại bị lớn, đường kính trong nhỏ

Bảng 3 5: Bảng thống kê số liệu xử lý hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch tháng

STT Lỗi phát sinh Số lượng sửa Số lượng OK Số lượng NG

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sản xuất là một phần quan trọng của chu trình kinh doanh, tạo ra sản lượng và lợi nhuận Quá trình này liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mà khách hàng cần và sẵn sàng mua Đóng vai trò quyết định đối với doanh thu và lợi nhuận của công ty

Ngược lại, tái chế không tạo ra doanh thu trực tiếp và sản lượng nhưng lại có giá trị quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên Tái chế giúp giảm thiểu sự lãng phí của nguyên liệu và tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, nếu quá trình tái chế không được quản lý hiệu quả, nó có thể gây lãng phí nhân lực và thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất Sự cân nhắc cẩn thận giữa sản xuất và tái chế là quan trọng để duy trì một quá trình sản xuất hiệu quả

Hình 3 7: Biểu đồ xương cá về lỗi dập móp răng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 3 8: Biểu đồ xương cá về lỗi trầy xước

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 3 9: Biểu đồ xương cá về lỗi sai thông số kích thước

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua phần diễn giải thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng của bộ phận chất lượng trong công ty, mặc dù đã thực hiện đầy đủ các hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn sản phẩm lỗi sản xuất ra làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhưng đây chỉ là cách áp dụng được yêu cầu từ cấp trên xuống công nhân và chưa thực sự làm cho họ hiểu được vấn đề gốc rễ dẫn đến tính trạng các lỗi lặp đi lặp lại làm ảnh hưởng đến nguồn doanh thu và sự phát triển lâu dài của công ty

❖ Yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu

Như đã phân tích trên biểu đồ xương cá, theo tác giả tìm hiểu qua việc lấy kiến từ công nhân sản xuất thì công tác bắt hàng lỗi nguyên vật liệu cách khả thi nhất là thực hiện ở công đoạn đầu tiên là do công nhân KCS phôi đầu vào kiểm tra nhưng do số lượng quá lớn nên họ chỉ có thể kiểm tra được một số phôi trên bề mặt và khả năng cao các phôi bị dập móp răng đều nằm từ giữa thùng trở xuống vì công tác vận chuyển từ các nhà cung cấp đến công ty TNHH Oto là một quãng đường khá xa từ đó dẫn đến có thể tâng sốc thùng phôi trên quãng đường vận chuyển làm cho các phôi phía dưới bị dập móp, công việc kiểm tra ngoại quan phôi trước khi đưa vào máy sản xuất là rất khó thực hiện bởi vì công nhân sản xuất phải chạy số lượng, việc kiểm tra ngoại quan trước là không có thời gian để thực hiện từ đó làm ra các sản phẩm bị dập móp răng xảy ra nhiều hơn dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm làm ra Mặc dù phía công ty cũng đã yêu cầu nhà cung cấp đưa ra đối sách nhưng tình trạng lỗi dập móp này vẫn xảy ra thường xuyên qua 6 tháng hoạt động đầu năm 2023 và làm cho tỉ lệ lỗi vượt mức 0.8% mà công ty đã đề ra

Dựa vào số liệu hàng lỗi của tháng 6 năm 2023 đã cho thấy lỗi chiếm phần nhiều nhất là dập móp răng và bảng 3.1: Lỗi phôi đầu vào của sản phẩm Gear Clutch trong 6 tháng đầu năm 2023 mà tác giả đã phân tích phía trên thì cũng phần nào chỉ ra được những nhà cung cấp làm cho chỉ số hàng hư tăng cao, đặc biệt là lỗi hàng hư về lỗi dập móp răng chiếm 9 lot phôi nguyên vật liệu đầu vào đã được trả về thì trong đó có 5 lot phôi lỗi đến từ nhà cung cấp Kowon tương đương 12.085 phôi, nhưng để tăng tính thuyết phục tác giả quyết định sử dụng phương pháp AHP để loại đi nhà cung cấp có điểm số thấp nhất và từ đó đề xuất một nhà cung cấp mới giúp công ty vẫn ổn định hơn trong công tác sản xuất hàng hóa

❖ Yếu tố liên quan đến con người

Như đã phân tích trên biểu đồ xương cá, từ các nguyên nhân gây chính ra 3 lỗi xuất hiện nhiều nhất của sản phẩm Gear Clutch tại phân xưởng Machining Shop Qua đó tác giả tiến hành phân tích các nguyên nhân chính liên quan đến con người làm cho quá trình sản xuất phát sinh sản phẩm lỗi Dưới đây là bảng cơ cấu lao động tại công ty

Bảng 3 6: Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm tại Oto vina

Công nhân KCS đóng gói 5 18 5 2

(Nguồn: Phòng nhân sự) Dựa vào bảng cơ cấu lao động theo kinh nghiệm tính đến hiện tại thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy chiếm phần lớn tại công ty là công nhân sản xuất là 60 người và tiếp theo là công nhân kiếm soát chất lượng là 46 người cuối cùng là công nhân bảo trì là 18 người, đa phần đều số năm kinh nghiệm tại công ty tập trung là dưới 3 năm vì vậy có thể nói khả năng làm việc và xử lý các vấn đề của họ chưa thực sự thuần thục, với lực lượng mới có kinh nghiệm dưới 1 năm là 31 người thì công ty cần phải có nhiều hoạt động phổ biến đào tạo công việc cho họ nhằm nâng cáo tay nghề cũng như kiểm tra chất lượng lao động, với một lực lượng lao động mới như vậy thì tình hình chất lượng của công ty đã phần nào bị suy giảm vì những lần bỏ sót công đoạn của công nhân dù nguyên nhân là bất cẩn, tay nghề yếu chưa quen việc hay cố ý bỏ sót thì cũng đã gây ra thiệt hại không ít cho cả đôi bên và dưới đây là bảng thống kê các lần bỏ sót công đoạn gây ra hàng hư cho công ty trong 6 tháng đầu năm 2023

Bảng 3 7: Bảng thống kê các vụ hàng hư do bỏ sót công đoạn trong 6 tháng đầu năm 2023

Tháng Lỗi phát sinh Số lượng NG

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Phần lớn các lỗi sản xuất liên quan đến hành động của con người đều được xem là lỗi nặng nếu sản phẩm lỗi: dập móp răng, trầy xước, sai thông số kích thước vẫn còn nằm trong sai số cho phép của khách hàng thì có thể tiến hành điều chỉnh máy để sửa chữa và tái sử dụng, tuy nhiên chúng vẫn gây ra các hoạt động lãng phí không đáng có cho công ty Theo như bảng thống kê các lỗi về thông số kích thước phía trên liên quan

42 đến con người thực hiện công việc là không tuân thủ theo SOP mà công ty đã đề ra

❖ Yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị

Như đã phân tích trên biểu đồ xương cá, cho thấy đã số 3 lỗi chính xuất hiện đều có liên quan đến máy móc thiết bị đang được sử dụng tại công ty Về việc sản phẩm bị dập móp răng được chia ra làm hai nguyên nhân chính một là một là do phôi đầu vào của sản phẩm đã bị dập móp, tác giả sẽ phân tích ở phần các yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu và nguyên nhân thứ hai là do liên quan đến quá trình sản xuất của công ty: trong đó có các yếu tố về con người, phương pháp, máy móc thiết bị, thì trong đó yếu tố thiết bị là ảnh hưởng nhiều nhất và khi các nguyên nhân hàng hư phát sinh từ máy móc thì các lỗi như vỡ dao và mòn dao trong quá trình làm việc thì việc máy sẽ tiện hoặc phay chạm đến phần răng hoặc làm trầy xước sản phẩm là đã xác định sản phẩm bị hư Một trường hợp khác cũng thường xuyên là sản phẩm trong quá trình tiện hoặc phay thì bị dính bavia do mũi tiện ra và từ đó dẫn đến việc sản phẩm bị trầy xước Vì hầu hết các máy móc thiết bị tại nhà máy đều chạy hơn 20 tiếng một ngày và 7 ngày một tuần do việc hoạt động hết công suất như vậy nên kế hoạch bảo trì không được thực hiện theo tính trạng thực tế của máy mà phân xưởng chỉ thực hiện việc bảo trì khi trường hợp đang sản xuất thì máy bị hư hỏng mới tiến hành cho sửa chữa Dưới đây là bảng thống kê các lần phát sinh hỏng máy trong 6 tháng đầu năm 2023

Bảng 3 8: Bảng thống kê những thiết bị phát sinh hư hỏng trong 6 tháng đầu năm 2023 của line Gear Clutch

STT line Tên máy Số lượng máy Tổng số lần hỏng

Chi phí sửa chữa (VNĐ)

(Nguồn: Bộ phận bảo trì)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI PHÂN XƯỞNG MACHINING SHOP – CÔNG TY

Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên vật liệu

4.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Oto Vina là một trong số những doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô gia công theo đơn hàng, trong ngành công nghiệp này chất lượng sản phẩm không những đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự sống còn và thành công của doanh nghiệp mà còn quyết định đến sự an toàn của khách hàng, người sử dụng ô tô của các tập đoàn lớn trên thế giới như tác giả đã đề cập ở chương 1 Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, vì chúng là cơ sở quan trọng nhất để sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng cao và đúng với yêu cầu của khách hàng đề ra Tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 3.2.1, dường như lỗi về nguyên vật liệu đầu vào là một trong những lỗi gây ra sản phẩm bị dập móp răng là nhiều nhất Các Lot nguyên vật liệu đầu vào nếu phát hiện lỗi sẽ ngay lập tức trả lại cho nhà cung cấp chính vì vậy ở đây cũng phát sinh thêm một vấn đề nữa là sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và tiến độ giao hàng từ đó có thể làm cho công ty mất nhiều chi phì hơn vì phải đền bù hợp đồng Hai nguyên nhân chính ở đây, thứ nhất là cũng đã được tác giả nhận định ở phần 3.4 hạn chế một, thứ nhất là do nguồn nhân lực tại công ty nhà cung cấp chưa thực sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra Nguyên nhân thứ hai là bộ phận mua hàng của công ty chưa làm việc với nhà cung cấp một cách hiệu quả

Từ đó tác giả đề xuất công ty thực hiện công tác tái đánh giá các nhà cung cấp đang hợp tác làm việc và đưa ra lựa chọn nhà cung mới để giải quyết vấn đề như trên

4.1.2 Áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản phẩm Gear Clutch Để thực hiện công tác đánh giá, lựa chọn và so sánh nhà cung cấp nguyên vật liệu một cách hiệu quả, phải cần sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan như: bộ phận mua hàng, bộ phận chất lượng, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận tài chính… Và đặc biệt để thực hiện phương pháp này là phải đảm bảo sự đồng thuận và định hướng

49 phát triển của các lãnh đạo cấp cao trong công ty, bởi vì sự đồng thuận và định hướng phát triển của họ chính là yếu tố quyết định cho việc thành công của dự án

Các Tiêu chí để so sánh và đánh giá lựa chọn ra nhà cung cấp thường được đề cập trong nhiều bài nghiên cứu ở cả trong lẫn ngoài nước liên quan đến chủ đề lựa chọn nhà cung cấp và họ đã đưa ra rất nhiều các tiêu chí quan trọng Tuy nhiên, mức độ quan trọng của những tiêu chí này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng lĩnh vực và các doanh nghiệp khác nhau Theo Johnsson (2010), ba tiêu chí: giá thành, chất lượng và thời gian giao hàng là ba tiêu chí cốt lõi và quan trọng nhất được cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp, và nó sẽ được sắp xếp từng cấp độ quan trọng khác nhau đối với các sản phẩm đặc thù của từng công ty khác nhau Ngoài ra, theo Patil và cộng sự (2016), trong một số trường hợp khác, 3 tiêu chí trên có thể đủ, nhưng đối với những sản phẩm có tính đặc thù, thì việc lựa chọn nhà cung cấp cần phải xem xét thêm về năng lực của họ Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp được mở rộng và điều chỉnh để phản ánh tình trạng thực tế nền kinh tế hiện nay Theo Thiruchelvam và cộng sự (2011) đã đề xuất tới 36 tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp bao gồm: trách nhiệm, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, điều kiện thanh toán, chế độ bảo hành Để tìm ra các tiêu chí phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty, tác giả đã tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn với các bộ nhân viên quản lý có nhiều năm kinh nghiệm khác nhau trong công ty, những người có làm việc trực tiếp và gián với nhà cung cấp Câu hỏi trong phỏng vấn được sử dụng để đặt ra nhằm xác định yếu tố quan trọng khi chọn một nhà cung cấp nguyên vật liệu mới phù hợp với công ty với cùng một câu hỏi là: “Theo Anh/Chị, những yếu tố nào sẽ là quan trọng trong việc lựa chọn một nhà cung cấp mới cho nguyên vật liệu cho sản phẩm Gear Clutch?”

Bảng 4 1: Danh sách các nhân sự tham gia phỏng vấn

STT Chức vụ Số năm kinh nghiệm tại OTO VINA

1 Trưởng phòng mua hàng 12 năm

2 Trưởng phòng chất lượng 15 năm

3 Nhân viên phòng phát triển 7 năm

4 Nhân viên phòng chất lượng 8 năm

5 Nhân viên phòng kinh doanh 4 năm

6 Nhân viên phòng sản xuất 9 năm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sau khi tác giả phỏng vấn những người có trên 3 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty và những người làm việc liên quan đến nhà cung cấp, tác giả đã thu thập được

6 yếu tố chính như sau: Thời gian giao hàng (TG), Chính sách thanh toán (TT), Chính sách bảo hành (CS), Giá cả (GC), Khả năng đáp ứng nguồn hàng (KN), Chất lượng (CL) Sau khi đã lựa chọn ra các tiêu chí chính, tác giả sử dụng phương pháp AHP (Phân tích Hierarchy Process) để thực hiện tính toán và phân tích các yếu tố trên Kết quả từ quá trình này sẽ giúp tác giả và người đọc xem xét và quyết định được nhà cung cấp nào sẽ phù hợp nhất với OTO VINA dựa trên các tiêu chí này

Bảng 4 2: Các tiêu chí chính để đánh giá nhà cung cấp cho sản phẩm Gear

Tiêu chí Thời gian giao hàng

Chính sách bảo hành Giá cả Khả năng đáp ứng nguồn hàng

Ký hiệu TG TT CS GC KN CL

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bước tiếp theo tác giả sử dụng những tiêu chí chính đã thu thập được như bảng 4.2 để tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và những người có quyền ra quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp như trưởng phòng thu mua, trưởng phòng chất lượng Mục tiêu của cuộc phỏng vấn là để thu thập đánh giá mức độ ưu tiên của từng tiêu chí, dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn dưới đây là cách các tiêu chí được xếp hạng như sau:

Bảng 4 3: Ma trận đánh giá mức độ quan trọng cho các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

Tiêu chí TG TT CS GC KN CL

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa trên quan điểm của các nhân viên có kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp trong công ty, trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp, việc ưu tiên hàng đầu là giải quyết vấn đề gây ra việc cần phải tìm kiếm một nhà cung cấp mới Với các hạn chế đã được đánh giá phía trên bảng 4.3, việc đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu (CL) sẽ được

51 xem xét là quan trọng nhất Chất lượng được xem xét là tiêu chí ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu Sau khi chất lượng đã được đảm bảo, tiêu chí khả năng đáp ứng nguồn hàng (KN) trở thành ưu tiên tiếp theo Sau đó, quan tâm đến thời gian giao hàng đúng thời hạn (TG) để đáp ứng nguồn hàng Cuối cùng, là giá cả (GC) là tiêu chí cuối cùng trong danh sách ưu tiên Các yếu tố như chính sách bảo hành (CS) và thanh toán (TT) có thể được xem xét sau, và có thể được đàm phán sau quá trình lựa chọn nhà cung cấp

Sau khi đã khảo sát được số liệu và chuẩn hóa ma trận, tác giả sẽ thực hiện tính toán trọng số cho từng tiêu chí theo các bước sau: o Cộng tổng các giá trị trong ma trận theo từng cột o Lần lượt lấy từng giá trị trong ma trận và chia cho tổng giá trị của từng cột tương ứng o Giá trị sau khi tính toán sẽ thay thế các giá trị ban đầu trong ma trận o Tính trung bình trọng số của các giá trị, theo hàng ngang

Sẽ thu được bảng số liệu như sau:

Bảng 4 4: Ma trận đánh trọng số trung bình các tiêu chí theo hàng ngang

Tiêu chí TG TT CS GC KN CL Trung bình trọng số

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sau khi tính toán trọng số của các tiêu chí, trên bảng 4.4 tác giả đã tổng hợp mức độ ưu tiên cho việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho OTO VINA theo thứ tự ưu tiên như sau: Chất lượng (0,3930) > Khả năng đáp ứng nguồn hàng (0,2673) > Thời gian giao hàng (0,1880) > Giá cả (0,0730) > Chính sách bảo hành (0,0540) > Chính sách thanh toán (0,0247)

Bảng 4 5: Bảng xử lý số liệu cho tỉ số nhất quán (CR)

TG TT CS GC KN TG Tổng Trung bình trọng số

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sau khi tính toán các trọng số trung bình của các tiêu chí, tác giả đã sử dụng trọng số của các tiêu chí đó để nhân với từng giá trị trong ma trận tại bảng 4.3 theo từng cột, kết quả tính toán được thay lần lượt vào ô giá trị tương ứng Tiếp theo, tác giả tính tổng tất cả các giá trị theo hàng ngang để tính tổng trọng số cho từng tiêu chí Để tính được Consistency vector (vector nhất quán), tác giả đã lấy tổng trọng số cho từng tiêu chí và chia cho trọng số của từng tiêu chí riêng lẻ Kết quả sau khi tính xong được thể hiện trên bảng 4.5

Giá trị riêng lớn nhất của ma trận Lamdamax (𝜆 𝑚𝑎𝑥 )

Chỉ số nhất quán (Consistency Index)

6 − 1 = 0,052 Với n = 7, nên suy ra chỉ số ngẫu nhiên RI = 1,24

Từ kết quả CR < 10%, tác giả nhận định kết quả khảo sát có khả thi để sử dụng nghiên cứu Dựa trên các tiêu chí đã được kiểm định phía trên, tác giả thực hiện tiếp tục đánh giá để tìm ra các nhà cung cấp nguyên vật liệu có số điểm thấp nhất của OTO VINA với những tiêu chí đã đề ra Gồm 3 nhà cung cấp nguyên vật liệu như sau:

NCC1: Công ty TNHH SAMKWANG CF VINA

NCC2: Công ty KOWON METAL

NCC3: Công ty HANHO INDUSTRIAL

Sau đó, với sự hỗ trợ của nhân viên bộ phận mua hàng làm việc trực tiếp và gián tiếp với nhà cung cấp, từ những chia sẻ đánh giá của họ tác giả đã xây dựng các ma trận đánh giá sự ưu tiên cho từng tiêu chí để tính toán trọng số cho 3 nhà cung cấp phía trên Tiếp theo, tác giả thực hiện các tính toán tương tự như trong quá trình tính Consistency vector (vector nhất quán)

Bảng 4 6: Ma trận đánh giá trọng số của nhà cung cấp khi xét tiêu chí “Thời gian giao hàng”

Tiêu chí NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4 7: Ma trận số liệu tính CR của nhà cung cấp khi xét tiêu chí “Thời gian giao hàng”

Tiêu chí NCC1 NCC2 NCC3 Tổng Trung bình trọng số

Giải pháp xây dựng kế hoạch đào tạo cho công nhân

4.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Như đã phân tích tại mục 3.5.2 hạn chế hai là về tính nhận thức của công nhân trong công ty hiện nay vẫn chưa được đề cao vì họ thực hiện công việc mà không tuân theo hướng dẫn các bước công việc chính thức (SOP), thay vì dựa vào đó dựa vào kinh nghiệm làm việc lâu năm tại công ty Điều này có thể dẫn đến việc thực hiện công việc sai lệch và không hiệu quả

Lực lượng lao động tốt cũng là một phần chính góp phần cho chất lượng của sản

60 phẩm làm ra ngày càng đi lên, vì vậy công ty cần phải chú trọng hơn vào công tác đào tạo cho công nhân đặc biệt là từ giai đoạn mới tuyển, cần được xem xét một cách nghiêm túc, bao gồm việc kiểm tra và đánh giá năng lực của họ định kỳ hàng tháng, hàng năm nhằm đảm bảo rằng quá trình đào tạo đang diễn ra hiệu quả và có thể cải thiện nếu cần Điều này đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho việc cung cấp đào tạo và hướng dẫn chi tiết để đảm bảo rằng công nhân hiểu rõ quy trình và quy định để thực hiện chúng một cách chính xác

Lên kế hoạch đào tạo công nhân

+ Phụ trách đào tạo chính: Bộ phận chất lượng và bộ phận sản xuất

+ Thành phần tham gia: nhân viên bộ phận chất lượng, nhân viên bộ phận sản xuất và tất cả tổ trưởng và công nhân trong công ty

+ Thời gian thực hiện: 6 buổi trong đó 3 buổi cho công nhân ca ngày và 3 buổi cho công nhân ca đêm mỗi buổi 1 tiếng vào giờ tăng ca của công ty

+ Địa điểm đào tạo: 2 buổi lý thuyết tại phòng họp nhân sự và 1 buổi thực hành trực tiếp tại phân xưởng Machining shop

Bảng 4 21: Nội dung đào tạo

STT Nội dung Đối tượng Thời gian Địa điểm

Trình bày và giải thích quy trình công việc và tầm quan trọng của việc tuân theo SOP

Tất cả tổ trưởng và công nhân

Thảo luận về các lỗi thường gặp và hậu quả của việc không tuân theo quy trình

Tất cả tổ trưởng và công nhân

Mô phỏng các tình huống thực tế và cách thực hiện đúng SOP

Tất cả tổ trưởng và công nhân

Quy chế xử lý khi phát hiện không thực hiện đúng SOP

Tất cả tổ trưởng và công nhân

Hỏi đáp và xử lý thắc mắc của công nhân

Tất cả tổ trưởng và công nhân

6 Giám sát và hướng dẫn các công nhân trong quá trình thực hiện

Tất cả công nhân 2 tiếng Phân xưởng

Machining shop (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

61 Đánh giá công nhân sau đào tạo

Sau khi kết thúc đào tạo, các tổ trưởng sẽ tiến hành thực hiện đánh giá định kỳ thao tác và kiến thức của công nhân sau mỗi 3 tháng làm việc bằng các bài kiểm tra

- Đánh giá thao tác thực hiện của công nhân: tổ trưởng phải xem xét công việc của công nhân và đánh giá xem liệu công nhân đã thực hiện theo quy trình chuẩn (SOP) và đạt yêu cầu hay chưa Nếu công nhân không đáp ứng được các tiêu chí này, quản lý có quyền xem xét các tùy chọn, bao gồm: o Lần 1: Tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tại: Nếu công nhân không đạt yêu cầu, quản lý có thể quyết định giữ công nhân ở vị trí hiện tại và cung cấp thêm đào tạo và hỗ trợ để cải thiện hiệu suất làm việc Nếu tình trạng vẫn còn tiếp diễn có thể cho công nhân viết bảng kiểm điểm và xử phạt theo quy định của công ty o Lần 2: Luân chuyển sang vị trí khác: Nếu công nhân không phù hợp với vị trí hiện tại, quản lý có thể xem xét luân chuyển công nhân sang một vị trí khác trong công ty mà phù hợp hơn với năng lực và kỹ năng của họ o Lần 3: Chấm dứt hợp đồng làm việc: Trong trường hợp công nhân không thể cải thiện hoặc không phù hợp với bất kỳ vị trí công việc nào, quản lý có thể xem xét việc chấm dứt hợp đồng làm việc

- Bài kiểm tra trắc nghiệm: là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu suất và nắm vững kiến thức của công nhân sau khi đào tạo Yêu cầu rằng công nhân phải hoàn thành ít nhất 70% trong bài kiểm tra lý thuyết để được coi là đã đạt yêu cầu là một cách để đảm bảo rằng họ đã hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến công việc của họ Mục tiêu của việc đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm này là đảm bảo rằng công nhân đã được trang bị đủ kiến thức để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả Điều này giúp đảm bảo tính chất lượng và tuân thủ trong quá trình làm việc và giảm thiểu rủi ro liên quan đến thiếu hiểu biết hoặc vi phạm quy tắc Dưới đây là bảng minh hoạ đánh giá công nhân sau khi được đào tạo để đưa ra hành động đối ứng kịp thời

Bảng 4 22: Mẫu đánh giá sau khi được đào tạo

STT Tên Điểm số Đánh giá

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4 23: Bảng đánh giá mức độ hoàn thành Điểm số Đánh giá Hành động

1 Chưa có hiểu biết về công ty

Cần được đào tạo lại Nếu quá 2 lần sẽ bị trừ năng suất lao động

3 Có hiểu biết một ít về sản phẩm và quy trình

=>Chưa thể xử lý được các vấn đề phát sinh

5 Có hiểu biết về sản phẩm và quy trình

=>Chưa thể xử lý được các vấn đề phát sinh

6 Có hiểu biết về sản phẩm và quy trình

=>Chỉ xử lý được các vấn đề phát sinh đơn giản

Cho thời gian tự học lại ở nhà và sẽ không bị trừ năng suất lao động

7 Có hiểu biết về sản phẩm và quy trình

=>Có thể xử lý được các vấn đề phát sinh đơn giản Đã hoàn thành

9 Có hiểu biết về sản phẩm, quy trình và công ty

=>Có thể xử lý được các vấn đề phát sinh đơn giản

=>Có khả năng hướng dẫn lại cho các công nhân khác Đã hoàn thành xuất sắc, khuyến khích hướng dẫn cho các công nhân chưa đạt yêu cầu và được khen thưởng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Thực hiện việc khảo sát cảm nhận của toàn công nhân thông qua bảng câu hỏi ngắn là một phần quan trọng của quá trình đánh giá và cải tiến chất lượng đào tạo Khảo sát này giúp đo lường mức độ hài lòng của công nhân đối với khóa đào tạo, cho phép họ góp ý và chia sẻ những thắc mắc hoặc khó khăn mà họ có thể gặp phải Dựa vào đó, công ty có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh quy trình đào tạo để làm cho các khóa đào tạo sau trở nên tốt hơn

4.2.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Để thực hiện giải pháp đào tạo nhằm cải thiện hiệu suất công việc và đảm bảo chất lượng, công ty cần đảm bảo một số điều kiện và chuẩn bị Đầu tiên, sự ủng hộ từ quản lý cấp cao là điểm quan trọng, cần thiết có sự tham gia nhiệt tình của các quản lý ở bộ phận chất lượng và bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm chính cho quá trình đào tạo, cùng với quy trình đào tạo chuẩn hóa và tài liệu đào tạo rõ ràng, bao gồm bài kiểm tra trắc nghiệm và thực hành, là một phần quan trọng Quy định về tái đào tạo cho những người không đạt kết quả cần được xác định Cuối cùng, quá trình đào tạo nên bao gồm việc thu thập phản hồi từ công nhân để cải thiện liên tục chất lượng đào tạo

4.2.4 Dự kiến lợi ích mang lại

Việc đầu tư thời gian và công sức vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của OTO VINA trong tương lai Nếu

63 không có kế hoạch đào tạo cụ thể và chu đáo, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn Việc không đầu tư đúng mức vào đào tạo có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, như sự thất bại của nhà máy và lỗi sản phẩm do không hiểu rõ quy trình hoặc thao tác sai Đào tạo giúp tạo sự suôn sẻ trong quá trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quá trình làm việc Ngoài ra, đào tạo cũng là cơ hội để cải thiện năng lực lãnh đạo và xác định những nhân viên tiềm năng Khi công nhân hiểu rõ quy trình và thực hiện đúng thao tác, tỷ lệ hàng hỏng giảm đi và năng suất lao động tăng cao Điều này không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn giảm lãng phí nguồn lực của công ty, tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Giải pháp cải thiện hiệu quả máy móc thiết bị

4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Bảng 4 24: Bảng thống kê thời gian nhập máy móc thiết bị trong phân xưởng

STT Tên máy Số lượng Từ 2008-

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa trên bảng 3.23 để tiến hành phân tích và phân tích trước đó tại mục 3.4 các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị, và theo bảng thống kê 4.24 phía trên có thể thấy rằng máy móc và đa phần các thiết bị tại phân xưởng Machining Shop được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên 10 năm tuổi thọ và cộng với phần thực trạng đã phân tích trước đó thì các máy móc phải hoạt động với công suất tối đa và liên tục trong thời gian dài làm cho máy không có thời gian nghỉ Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng máy móc và thiết bị xuống cấp, và chúng không được bảo trì đúng cách Kết quả là, tình trạng máy móc và thiết bị này đã góp phần vào việc gây ra lỗi cho

64 sản phẩm và chậm tiến độ giao hàng của công ty Dưới đây là bảng thống kê những thiết bị phát sinh hư hỏng trong 6 tháng đầu năm 2023 của line Gear Clutch Để tối ưu hoạt động bảo trì và đảm bảo sản lượng cho công ty, tác giả đưa ra hai phương pháp như sau:

+ Phương pháp đầu tiên, đây là công cụ khá phổ biến trong việc đưa ra lựa chọn bảo trì của các doanh nghiệp là áp dụng biểu đồ ABC Pareto để xác định vùng ưu tiên những loại máy móc cần thiết nhất để sửa chữa trước để cải thiện quá trình bảo trì thiết bị

+ Phương pháp thứ hai, tác giả đưa ra cũng khá phổ biến đó chính là triển khai hoạt động bảo dưỡng tự chủ và bảo trì có kế hoạch trong bảo trì năng suất toàn diện (TPM) cho line sản xuất sản phẩm Gear Clutch

Nhưng khi đưa ra phương pháp bảo trì thì động nghĩa với việc là phải thực hiện đồng bộ cho toàn nhà máy nên tác giả xem xét lại dựa trên điều kiện sản xuất của toàn nhà máy thì tác giả nghĩ rằng phương pháp sử dụng ABC Pareto là chưa phù hợp bởi vì không phải lúc nào tất cả các máy móc trong nhà máy đều hoạt động mà các máy sẽ hoạt động dựa trên yêu cầu của đơn hàng, nên tác giả sẽ chọn phương pháp bảo trì định kỳ và ưu tiên cho các máy móc đang trong quá trình sản xuất Vì vậy tác giả đề xuất lựa chọn phương pháp thứ hai để thực hiện công tác bảo trì là triển khai hoạt động bảo dưỡng tự chủ và bảo trì có kế hoạch trong bảo trì năng suất toàn diện (TPM)

Phương pháp bảo dưỡng tự chủ: Để thay thế cho phương pháp bảo trì chỉ khi có vấn đề máy móc xảy ra của bộ phận, thì tác giả đề xuất thực hiện phương pháp bảo dưỡng tự chủ trong bảo trì năng suất toàn diện (TPM) Với phương pháp này là lấy công nhân kỹ thuật máy móc là trung tâm của quá trình bảo dưỡng và quản lý thiết bị Để thực hiện tốt phương pháp này phân xưởng cần thực hiện các công việc như sau:

Thứ nhất, thực hiện công việc nâng cao kiến thức tay nghề cho công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm làm việc tại công ty trên 3 năm cùng với các bộ phận kỹ thuật có liên quan là bước đầu để triển khai phương pháp bảo trì bảo dưỡng tự chủ Tham gia vào các buổi đào tạo và thực hành được tổ chức vào ngày chủ nhật (sẽ tính lương tăng ca) để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc hàng ngày của công ty Trong

65 suốt quá trình đào tạo này các công nhân và nhân viên tham gia sẽ được học và sau đó sẽ hướng dẫn lại cho những người còn lại trong bộ phận của mình, mục đích để kiến thức được tiếp cận đến tất cả mọi người Các mục tiêu đề ra trong quá trình đào tạo bao gồm việc giúp công nhân hiểu rõ về khái niệm bảo dưỡng tự chủ, ý nghĩa và mục đích của việc này Song song với đó họ cũng được trang bị kiến thức chuyên sâu về các loại máy móc và thiết bị mà họ sẽ quản lý và bảo dưỡng

Thứ hai, việc làm sạch máy móc và dụng cụ ngay từ đầu nhằm nâng cao ý thức và khả năng phán đoán lỗi của tất cả công nhân đang tham gia vào quá trình sản xuất trong phân xưởng, ngay sau khi được đào tạo thì thực hiện lau dọn các vị trí cần làm sạch mà học nhận biết được Thông qua việc này cũng một phần giúp cho công nhân có được thói quen làm sạch nơi làm việc của mình

Mục tiêu đặt ra cho công việc này là: o Giảm được 20-30% số lần dừng máy đột ngột so với trước khi đào tạo o Tìm ra được 100%các khuyết điểm o Khắc phục được 85% các khuyết điểm

Thứ ba, loại bỏ các dơ bẩn và duy trì vệ sinh nơi làm việc hàng ngày để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về mỹ quan và tình trạng máy móc thiết bị và sàn làm việc bị dính chất bẩn trong quá trình sản xuất gây ra Bằng cách cho công nhân thực hiện vệ sinh máy móc thiết bị, những bề mặt mà sản phẩm phải tiếp xúc trong quá trình sản xuất và sàn làm việc ngay khi bắt đầu ca làm việc trong 5 phút Đối với vệ sinh trong quá trình làm việc phải thực hiện 100% sau mỗi lần chạy ra một sản phẩm bằng cách sử dụng súng xịt hơi để xịt sạch sẽ bavia còn dính trong các đồ gá sản phẩm và các mũi khoan bên trong máy gia công để ngăn chặn tối đa lỗi trầy xước sản phẩm, thực hiện vệ sinh ngay khi phát hiện dơ bẩn ảnh hưởng đến sản phẩm và hàng ngày trước khi kết thúc ca làm việc sẽ cho công nhân nghỉ trước 5 phút để vệ sinh lại khu vực làm việc của mình Công việc vệ sinh này có thể được xem là đơn giản nhưng để triển khai được thì rất khó bởi vì phát sinh thêm công việc mới đồng nghĩa với việc công nhân phải thực hiện nhiều bước hơn, vì vậy phải tiến hành đào tạo để nêu ra được tầm quan trọng của nó và cần có sự phối hợp của các tổ trưởng để thường xuyên nhắc nhở công nhân của họ trong quá trình làm việc, từ đó tạo cho công nhân thói quen làm việc mới và góp phần giúp cho máy móc luôn trong tình trạng làm việc tốt

Mục tiêu đặt ra cho công việc này là:

66 o Giảm được 30-40% số lần dừng máy đột ngột so với trước khi đào tạo o Giảm được thời gian kiểm tra và vệ sinh máy móc từ 70-80% so với trước khi đào tạo o Khắc phục 90% các lỗi được tìm thấy

Thứ tư, bộ phận bảo trì cần xây dựng các tiêu chuẩn về việc làm sạch và bôi trơn cho máy móc, để đảm bảo cho máy móc có thể hoạt động liên tục và hiệu quả trong giai đoạn phải tăng ca và chạy sản lượng cho kịp đơn hàng của khách hàng, và công nhân kỹ thuật cần phải biết cụ thể về cách làm sạch và bôi trơn thiết bị của họ Điều này bao gồm việc xác định loại dầu hoặc chất lỏng cần được sử dụng, lượng cần áp dụng, và tần suất bảo trì dựa trên tình trạng thực tế của máy Để đảm bảo công nhân có thể dễ dàng thực hiện việc này, tiêu chuẩn cần phải được củng cố với các hướng dẫn rõ ràng, quy trình thực hiện, và tần suất thực hiện bảo trì

Mục tiêu đặt ra cho công việc này là: o Giải quyết được tất cả các khuyết điểm o Giảm được thời gian kiểm tra và bôi trơn máy móc từ 70-80% so với trước khi đào tạo o Thời gian dừng máy giảm 80%

Thứ năm, công tác triển khai và kiểm tra giám sát thường xuyên, bất kỹ một kế hoạch hay công việc nào được thực hiện thì cũng cần làm đủ và làm đúng cách một cách điều đặn, cũng tương tự đối với công tác giám sát đây là công việc quan trọng nhất trong việc triển khai vì để có được sự thành công thì không thể thiếu được sự nhắc nhở và thúc đẩy mọi người trong công việc, những người công nhân kỹ thuật và sản xuất trực tiếp làm việc với máy móc của họ chính là những người hiểu rõ nhất về chúng và họ có khả năng phát hiện ra các lỗi sai sót trong quá trình làm việc, để từ đó công nhân có khả năng tự kiểm tra thiết bị của họ khi nghi ngờ và sẽ báo cáo lại với tổ trưởng Sau đó người giám sát sẽ kiểm tra lại một lần nữa và thực hiện bảo trì cần thiết và lập biên bản báo cáo cho các bộ phận có liên quan để tiến hành đưa ra phương pháp giải quyết Thông qua việc này, thông tin về tình trạng của máy móc và thiết bị được thu thập và phân tích Các quản lý có thể lên kế hoạch bảo dưỡng hoặc đề xuất các biện pháp cải tiến cho máy móc và thiết bị tại phân xưởng hoạt động tốt hơn

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Akoglu, L., Tong, H., &amp; Koutra, D. (2015). Graph based anomaly detection and description: a survey. Data mining and knowledge discovery, 29, 626-688 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Data mining and knowledge discovery, 29
Tác giả: Akoglu, L., Tong, H., &amp; Koutra, D
Năm: 2015
2. Bhadury, B. (2000). Management of productivity through TPM. Productivity, 41(2), 240-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Productivity, 41
Tác giả: Bhadury, B
Năm: 2000
4. Harvey, L., &amp; Green, D. (1993). Defining quality. Assessment &amp; evaluation in higher education, 18(1), 9-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment & evaluation in higher education, 18
Tác giả: Harvey, L., &amp; Green, D
Năm: 1993
6. Juran, J. M. (1999). How to think about quality. JM Juran, AB Godfrey, RE Hoogstoel, and EG, Schilling (Eds.): Quality-Control Handbook. New York:McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: JM Juran, AB Godfrey, RE Hoogstoel, and EG, Schilling (Eds.): Quality-Control Handbook. New York
Tác giả: Juran, J. M
Năm: 1999
7. Magar, V. M., &amp; Shinde, V. B. (2014). Application of 7 quality control (7 QC) tools for continuous improvement of manufacturing processes. International Journal of engineering research and general science, 2(4), 364-371 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of engineering research and general science, 2
Tác giả: Magar, V. M., &amp; Shinde, V. B
Năm: 2014
9. Pareto, V. (1964) in Cours d’economie politique, Oevres Completes de Vilfredo Pareto, Vol. 1 (eds G.H. Bousquet and G. Busino), Librairie Droz, Geneva.[Originally published in 1896] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cours d’economie politique, Oevres Completes de Vilfredo Pareto
10. Patil, A. A., &amp; Kumthekar, M. B. (2016). Supplier Evaluation and selection methods in construction industry. International Research Journal of Engineering and Technology (IRJET), 3(6), 515-521 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Research Journal of Engineering and Technology (IRJET), 3
Tác giả: Patil, A. A., &amp; Kumthekar, M. B
Năm: 2016
11. Saaty, T. L. (1988). What is the analytic hierarchy process? (pp. 109-121). Springer Berlin Heidelberg Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is the analytic hierarchy process
Tác giả: Saaty, T. L
Năm: 1988
12. Saaty, T. L. (2008). Decision making with the analytic hierarchy process. International journal of services sciences, 1(1), 83-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of services sciences, 1
Tác giả: Saaty, T. L
Năm: 2008
13. Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010). Giáo trình Quản Lý Chất Lượng. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản Lý Chất Lượng
Tác giả: Tạ Thị Kiều An và cộng sự
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2010
5. Johnsson, H. (2012). Construction Purchasing and Supply Chain Management Khác
8. Neyestani, B. (2017). Principles and Contributions of Total Quality Mangement (TQM) Gurus on Business Quality Improvement. Available at SSRN 2948946 Khác
14. Thiruchelvam, S., &amp; Tookey, J. E. (2011). Evolving trends of supplier selection criteria and methods. International journal of automotive and mechanical Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1: Công ty TNHH OTO VINA - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 1. 1: Công ty TNHH OTO VINA (Trang 16)
Hình 1. 5: Sơ đồ tổ chức bộ phận chất lượng - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 1. 5: Sơ đồ tổ chức bộ phận chất lượng (Trang 21)
Hình 2. 4: Sơ đồ mô hình hoá các vấn đề bằng phân tích thứ bậc - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 2. 4: Sơ đồ mô hình hoá các vấn đề bằng phân tích thứ bậc (Trang 34)
Hình 3. 3: Quy trình kiểm soát chất lượng phôi đầu vào - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 3. 3: Quy trình kiểm soát chất lượng phôi đầu vào (Trang 39)
Hình 3. 4: Quy trình quản lý sản phẩm đầu - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 3. 4: Quy trình quản lý sản phẩm đầu (Trang 42)
Hình 3. 5: Quy trình xử lý hàng lỗi - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 3. 5: Quy trình xử lý hàng lỗi (Trang 46)
Bảng 3. 2: Phân biệt một số lỗi cơ bản sửa được và không sửa được - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 3. 2: Phân biệt một số lỗi cơ bản sửa được và không sửa được (Trang 47)
Hình 3. 6: Biểu đồ Pareto thể hiện tỉ lệ hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch trong - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Hình 3. 6: Biểu đồ Pareto thể hiện tỉ lệ hàng lỗi của sản phẩm Gear Clutch trong (Trang 49)
Bảng 3. 6: Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm tại Oto vina - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 3. 6: Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm tại Oto vina (Trang 53)
Bảng 4. 3: Ma trận đánh giá mức độ quan trọng cho các tiêu chí lựa chọn nhà - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 4. 3: Ma trận đánh giá mức độ quan trọng cho các tiêu chí lựa chọn nhà (Trang 62)
Bảng 4. 4: Ma trận đánh trọng số trung bình các tiêu chí theo hàng ngang - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 4. 4: Ma trận đánh trọng số trung bình các tiêu chí theo hàng ngang (Trang 63)
Bảng 4. 23: Bảng đánh giá mức độ hoàn thành - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 4. 23: Bảng đánh giá mức độ hoàn thành (Trang 74)
Bảng 4. 24: Bảng thống kê thời gian nhập máy móc thiết bị trong phân xưởng - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
Bảng 4. 24: Bảng thống kê thời gian nhập máy móc thiết bị trong phân xưởng (Trang 75)
Phụ lục 4: Hình ảnh checksheet kiểm tra thường xuyên sản phẩm của công nhân - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
h ụ lục 4: Hình ảnh checksheet kiểm tra thường xuyên sản phẩm của công nhân (Trang 87)
Phụ lục 3: Hình ảnh checksheet kiểm tra sản phẩm thường xuyên trên mỗi máy - nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng tại phân xưởng machining shop công ty tnhh oto vina
h ụ lục 3: Hình ảnh checksheet kiểm tra sản phẩm thường xuyên trên mỗi máy (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w