TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong môi trường kinh doanh quốc tế được mở rộng như hiện nay, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam có được nhiều những cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức Dưới tác động của hội nhập thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm nhựa của chúng ta không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Với lợi thế về xuất khẩu sản phẩm nhựa, vấn đề thâm nhập và phát triển các thị trường mới có dung lượng thị trường lớn đang đặt ra cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam những khó khăn và thách thức Mặt hàng nhựa Việt Nam đã có mặt và dần củng cố vị trí của mình tại các thị trường như: Nhật bản, Singgapore Tuy nhiên mặt hàng nhựa Việt Nam đang gặp một số khó khăn không nhỏ trong việc đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và để tìm được lối ra cho bài toán tiêu thụ.
Nhằm góp phần vào họat động xuất khẩu nhựa của Việt Nam, công ty TNHH
SX nhựa Việt Nhật cũng đã sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nhựa góp sức vào công cuộc phát triển hoạt động sản xuất của Việt Nam Song xu hướng phát triển của thế giới luôn luôn không ngừng nghỉ thì hoạt động xuất khẩu của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách đặt biệt là khi xuất khẩu vào một thị trường lớn như
Nhật Bản - quốc gia đông dân trên Thế giới và nhu cầu tiêu dùng lớn Hiện nay thị trường Nhật Bản chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Từ những khó khăn và thử thách đó công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật cần có những giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa. Trước thực trạng trên em xin chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH sản xuất nhựaViệt Nhật” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung trong những năm gần đây,đã có một số công trình nghiên cứu của sinh viên Đại học Thương Mại và sinh viên trên toàn quốc nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, trong đó có:
-Sinh viên Lê Thanh Bình- K45E1 trường Đại học Thương Mại với đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng tại thị trường Đông Nam Á của công ty Viglacera”.
-Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang - trường Đại học Thương mại với đề tài:
“Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thiết bị, phụ kiện Antena phát sóng sang thị trườngLào của công ty cổ phần công trình Viettel”
-Sinh viên Phạm Thị Thanh Hương - khoa Thương Mại và Kinh tế quốc tế- trường đại học Kinh tế quốc dân với đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến ở công ty trách nhiệm hữu hạn đất vàng”
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu như vậy nhưng trong mỗi công trình nghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và khía cạnh hiệu quả xuất khẩu khác nhau nên trong mỗi giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mỗi loại hàng hóa và cách thức thực hiện của chúng hoàn toàn khác nhau, có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau Vì vậy em có thể khẳng định đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật” là một đề tài mới chưa có ai nghiên cứu ở Công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật và tại trường Đại họcThương Mại Chính vì thế mà em chọn đề tài này để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật, cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nhựa của công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính được nghiên cứu trong khóa luận là:
-Những vấn đề lý thuyết về xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
-Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nhựa của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật sang thị trường Nhật Bản.
-Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016.
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa của công tyTNHH SX nhựa Việt Nhật và thị trường Nhật Bản.
Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu:
-Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (Phương pháp phỏng vấn):
Em đã có cơ hội để trao đổi với phó giám đốc kinh doanh để có thể biết khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, những thành tựu đạt được và đồng thời rút ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong quá trình xuất khẩu của Công ty.
-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp:
Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm có: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến năm 2016; các văn bản và quyết định của Công ty; bản kế hoạch và mục tiêu phát triển của Công ty, từ đó đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và các mục tiêu phát triển trong tương lai.
+ Nguồn dữ liệu bên ngoài:
Ngoài việc thu thập thông tin bằng các phương pháp trên, em còn thu thập thông tin từ: Các bài khóa luận và luận văn tốt nghiệp của các khóa trước; tạp chí; sách báo; sách giáo trình “Quản trị tác nghiệp TMQT” của trường Đại học Thương Mại; trên Internet, website của Công ty để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty. b Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
+ Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả thu được từ việc phỏng vấn, từ các bảng tổng kết… để phân tích chi tiết các vấn đề, các trường hợp phát sinh và có cách giải quyết.
+ Phương pháp phân tích: Thông qua các dữ liệu thu thập được, đưa ra những đánh giá, nhận xét của bản thân về quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
+ Phương pháp so sánh: So sánh tình hình sản xuất và xuất khẩu của Công ty qua các năm 2013, 2014, 2015,2016.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo, phụ lục… đề tài được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa
Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nhựa của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật sang thị trường Nhật Bản từ năm 2013 đến năm 2016
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật bản của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Tổng quan về xuất khẩu
Theo Khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa bị đứa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặt biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là vùng hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế)
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
2.1.2.1 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
- Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường dự trữ ngoại tệ, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển sở hữu đồng tiền không chuyển đổi.的外汇可用于调节外汇供应,稳定生产,从而促进经济增长和发展。
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu tạo ra nhu cầu lớn về sản xuất hàng hóa, từ đó tạo việc làm cho hàng triệu lao động Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng giúp tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân, góp phần cải thiện đời sống xã hội.
- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng mà còn kéo dài vòng đời sản phẩm, duy trì sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Các doanh nghiệp xuất khẩu cần có tầm nhìn xa, không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Một số vấn đề lý thuyết về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó" Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó ManfredKuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây:
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Như vậy cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả".
Hiệu quả kinh doanh là thước đo so sánh đầu vào và đầu ra, chi phí bỏ ra và kết quả thu được Đánh giá từ góc độ xã hội, chi phí được xem xét là chi phí xã hội bao gồm các yếu tố lao động, tư liệu sản xuất và đối tượng lao động kết hợp hài hòa về cả lượng và chất trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn tiêu dùng.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố.
2.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả chung phản ánh kết quả thể hiện mọi mục tiêu mà chủ đề đưa ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó.
Hiệu quả thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh suy cho cùng là hiệu quả của lao động xã hội Để đánh giá hiệu quả của từng doanh nghiệp không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại và kết hợp đánh giá từng loại cá biệt.
2.2.2.2 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hoạt động kinh doanh mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho nền kinh tế quốc dân qua các đóng góp của mình vào quá trình phát triển sản xuất, cải tiến cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
2.2.2.3 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chi phí bao nhiêu? Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường.
Trong đánh giá hiệu quả kinh doanh, cần xem xét tổng thể chi phí lao động xã hội thể hiện qua các dạng chi phí khác nhau như giá thành sản xuất, chi phí sản xuất Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, không chỉ đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí này mà còn phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí cụ thể (hiệu quả của chi phí bộ phận) để đảm bảo tính chính xác và toàn diện trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2.4 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh.
Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại:
Phân định nội dung
Thị trường Nhật Bản là một thị trường tiềm năng và đáng mong đợi của nhựa Việt Nam cũng như của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật Công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật là công ty xuất khẩu nhựa với quy mô vừa và chưa thật sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu, các sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao Để có thể đứng vững tại thị trường Nhật Bản thì công ty cần có nhiều các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Vậy muốn đưa ra các giải pháp, công ty cần phân tích các chỉ số hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng đối với công ty Nội dung đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong đề tài không dựa trên chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối do chỉ tiêu này không phản ánh được hết chất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá các chỉ tiêu cụ thể và với điều kiện nghiên cứu hiện nay thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty thì dựa vào một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo tỷ lệ % , đó là các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí xuất khẩu
- Hiệu quả về sử dụng vốn
- Hiệu quả về sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨUSANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH SX NHỰA VIỆT
Giới thiệu chung về công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
-Tên công ty: công ty TNHH Sản xuất Nhựa Việt Nhật
-Tên giao dịch: Vietnhat Plastic Production Co.,LTD
-Địa chỉ trụ sở chính: 31 Nguyễn Thiệp- Phường Đồng Xuân- Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
-Năm và nơi thành lập: 18/01/2002 tại Hà Nội
-Giám đốc: Nguyễn Văn Thành
Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật là doanh nghiệp thành lập theo hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Công ty được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0102004383 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/01/2002 Công ty có con dấu riêng độc lập về tài sản,được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất ra các sản phẩm nhựa dành cho việc xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.
Các sản phẩm đều được sản xuất theo bản vẽ thiết kế của các kỹ sư của công ty và đã được cục sở hữu trí tuệ của bộ khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận về nhãn hiệu hàng hóa.Công ty đã sản xuất hơn 600 mặt hàng, gồm các sản phẩm nhựa và các sản phẩm khuôn mẫu
Các sản phẩm nhựa: sản phẩm gia dụng, sản phẩm Pet, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm tủ, sản phẩm mũ bảo hiểm, các sản phẩm theo khuôn mẫu
Các sản phẩm khuôn mẫu:
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự
KẾ TOÁNPHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG
CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty TNHH SN Nhựa Việt Nhậ t
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật)
Công ty có khoảng hơn 1200 công nhân trực tiếp sản xuất và 200 cán bộ nhân viên các phòng ban, phần lớn đều được đào tạo cơ bản tại các trường chuyên nghiệp chính quy trong và ngoài nước, luôn năng động và sáng tạo,có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại trên thế giới
-Bộ phận quản lí có 20 người trong đó có 12 người có trình độ đại học và trên đại học
-Bộ phận kĩ thuật có 81 người trong đó 35 người có trình độ đại học và trên đại học
-Công nhân đứng máy và đóng gói được đào tạo tay nghề bài bản
Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
3.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Hoạt động sản xuất chính của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật là sản xuất ra các sản phẩm nhựa dành cho việc xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước Công ty được phép xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài,tổ chức liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước, mua bán các sản phẩm theo đúng khả năng của mình Trong cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh và ngày một biến động vì vậy thông tin thị trường rất quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Ban lãnh đạo công ty thường xuyên tiến hành khảo sát và thu thập thông tin thị trường để nắm bắt tình hình, nhằm phân tích thông tin về nguồn cung ứng, nhu cầu mặt hàng và giá cả Dựa trên những dữ liệu này, công ty có thể đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và đạt hiệu quả cao Điều này được thể hiện rõ nét qua doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2013-2016.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật giai đoạn 2013-2016 Đơn vị:Nghìn đồng
Tăng so với năm trước (%)
Tăng so với năm trước (%)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật) 3.2.2 Hoạt động xuất khẩu nhựa của công ty
3.2.2.1 Quy mô và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu khẩu a.Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Hàng năm, Công ty thường xuyên đón tiếp các bạn hàng nước ngoài đến thăm và ký nhiều hợp đồng dài hạn với các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, chuẩn hóa về chất lượng Đặc biệt, đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore Bảng dưới đây sẽ cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật tăng đều qua các năm
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật giai đoạn
5 Mức độ tăng trưởng so với năm trước (%)
(Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật)
3.2.2.2Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng đa dạng và phong phú hơn Từ những sản phẩm ban đầu của công ty như tủ nhựa, thùng nhưa; công ty luôn tìm kiếm xuất khẩu những mặt hàng mới dựa theo nhu cầu đa dạng của các nước và đã mở rộng thêm nhiều sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng khác nhau.
Bảng 3.4 Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH SX nhựa
Việt Nhật Đơn vị:nghìn đồng
Mức tăng trưởng(%) Phôi chai nhựa Pet
Giỏ nhựa dùng để đựng bình
(Nguồn:Phòng kinh tế kế hoạch công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật) 3.2.2 3 Thị trường xuất khẩu của công ty
Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, công ty đều nghiên cứu lựa chọn từ nhiều đối tác nước ngoài đảm bảo chất lượng và uy tín.Thị trường xuất khẩu của công ty rất ổn định và mở rộng thêm các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Số lượng tuy chưa quá lớn xong việc mở rộng thêm thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thêm phát triển
Từ năm 2014 đến 2016, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của công ty tăng nhờ nhu cầu tăng cao từ thị trường Nhật Bản và khu vực ASEAN Tuy nhiên, doanh thu của công ty lại giảm do sự chiếm ưu thế của các đối thủ cạnh tranh trong nước, khiến sản lượng tiêu thụ trong nước có xu hướng giảm.
Bảng 3.5 Giá trị xuất khẩu của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật qua các thị trường Đơn vị: nghìn đồng
(Nguồn: Phòng Kinh tế kế hoạch công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật)
Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
3.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Bảng 3.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật sang thị trường Nhật Bản
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của công ty từ năm 2013- 2016)
Nhận xét: Qua bảng 3.6 đánh giá được mức độ sử dụng vốn trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty trong 4 năm trở lại đây, ta thấy rằng: hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu của công ty luôn được cải thiện một cách tích cực.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tổng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty vào loại trung bình so với các doanh nghiệp sản xuất nhựa trên cả nước.
Trong khi các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong cả nước đạt vòng quay sử dụng vốn khoảng 7-8 vòng/năm thì công ty chỉ đạt mức 1 đến 2 vòng/năm.
Về mức sinh lợi của vốn lưu động , chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động xuất khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc thể hiện số vòng luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay của vốn lưu động càng nhiều phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho kinh doanh xuất khẩu càng cao.Ta thấy nhu cầu về vốn hằng năm của công ty tăng lên theo nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản Năm 2014 được coi là năm đầu tiên sử dụng hiệu quả vốn lưu động do hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng lên 4,067951 vòng/ năm và các năm 2015 và 2016 vốn lưu động cũng được sử dụng hiệu quả Cụ thể năm 2015, sử dụng vốn lưu động đạt 4,99955 vòng/năm và năm 2016 là 6,227058 vòng/năm.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn
3.3.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty từ năm 2013-2016
8 % Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
9 - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
10 - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
11 - Tỷ suất lợi nhuận theo VCĐ
12 - Tỷ suất lợi nhuận theo VLĐ
13 - Tỷ lệ lãi(lỗ) XK 0,519274 0,418005 0,642297 0,783791
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của công ty từ năm 2013-2016)
Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty đều có lãi và nhìn chung là có sự tăng trưởng so với năm 2013 Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ suất lợi nhuận theo vốn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu càng cao thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng lớn Nhìn vào bảng 3.7 , ta có thể thấy từ năm 2014 vốn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của công ty đạt hiệu quả Còn hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là có lãi, tuy nhiên lên xuống thất thường, năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên 0,008137%, và các năm 2015 và 2016 việc sử dụng vốn cố định của công ty cho hoạt động xuất khẩu tương đối đạt hiệu quả Năm 2016, sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả với 0,009633%.
3.3.3 Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu
Bảng 3.8 Tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty sang Nhật Bản từ 2013-2016
% Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của công ty 2013-2016)
Nhận xét: Qua bảng 3.8, chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Nhìn chung, từ năm 2013-2016, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty sang Nhật Bản tăng đều do sự cố gắng của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty, cũng như những đường lối đúng đắn của ban giám đốc.
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận tăng từ 0,005464% lên 0,006029%, và tiếp tục tăng lên 0,054133% vào năm 2016 Sự gia tăng này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản đang ngày càng hiệu quả hơn.
3.3.4 Chỉ tiêu doanh lợi của chi phí xuất khẩu
Bảng 3.9 Chỉ tiêu doanh lợi của chi phí xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản từ năm 2013-2016
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của công ty 2013-2016)
Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua bảng 3 ta có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu cho hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hiệu quả, năm 2013 chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu là 1.895.452.980 triệu đồng, thì thu được 157.333.681 triệu đồng lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 0,083006 % Đến năm 2014, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng lên 0,090437% Và năm 2015 là 0,091158%, năm 2016 là 0,096538% Theo tỷ lệ lãi(lỗ) xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm qua đều có lãi, năm 2016, hoạt động xuất khẩu có lãi 0,783791%.
3.3.5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 3.10 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty sang Nhật Bản từ năm 2013-2016
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của công ty 2013-2016)
Nhận xét: Qua bảng 3.9 ta có thể thấy rằng chỉ tiêu lợi nhuận/người của công ty tăng lên qua từng năm, tức là mức đóng góp của 1 người/lợi nhuận tăng: năm
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2016, mức lương bình quân của người lao động xuất khẩu đã có sự biến động đáng kể, tăng từ 5244456,033 triệu đồng/người/năm vào năm 2013 lên 6506514,444 triệu đồng/người/năm vào năm 2014, sau đó giảm xuống còn 591724,968 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và tăng trở lại 5995647,515 triệu đồng/người/năm vào năm 2016 Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này là do trình độ của người lao động được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý cán bộ, qua đó thể hiện sự hiệu quả trong công tác sử dụng lao động trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
3.4 Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
3.4.1 Những thành công đạt được trong hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật
- Về việc sử dụng nguồn vốn: Nhìn chung, việc sử dụng nguồn vốn của công ty vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu tương đối hiệu quả và có lãi Cả nguồn vốn lưu động và vốn cố định đều được sử dụng hiệu quả Cụ thể là năm 2016, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng lên 0,034261% và đạt 6,227058 vòng/ năm và vốn cố định đạt 0,009633%/ năm (trích dẫn 3.6)
Trong hoạt động xuất khẩu, công tác sử dụng lao động của công ty đạt hiệu quả cao, đóng góp của công nhân vào lợi nhuận xuất khẩu tăng đáng kể Mặc dù kinh tế khó khăn, công ty vẫn duy trì số lượng nhân công và tiếp tục tuyển dụng thêm, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Năm 2014 là năm thành công trong công tác đào tạo cán bộ với 6506514,444 triệu đồng/người/năm.Năm 2016 vừa qua là một năm mà công ty có sự đầu tư trong công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên và kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty tăng lên 5995647,515 triệu đồng/người/năm, tăng so với năm
- Về việc sử dụng chi phí cho hoạt động xuất khẩu: Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu cho hoạt động xuất khẩu của công ty nhìn chung là đạt hiệu quả Về tỷ lệ lãi(lỗ) xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm qua đều có lãi Năm 2016 tỷ lệ lãi của công ty là 0,033646% (trích dẫn 3.8)
- Về kim ngạch xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của công ty tương đối cao, quy mô ngày càng mở rộng Mặc dù có nhiều biến động nhưng tỷ trọng xuất khẩu đang có xu hướng tăng dần Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng 2.2, cụ thể năm 2014 mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2% so với năm 2013 với con số 15.726.494.270 Năm 2015 tăng 10,04% so với năm 2014 và tăng 16,85% so với năm 2013 Năm 2016 tăng 6,5% so với năm 2015 Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn luôn được duy trì là lớn nhất (trích dẫn 3.5)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH SX NHỰA VIỆT NHẬT
Dự báo tình hình xuất khẩu mặt hàng nhựa của Việt Nam giai đoạn 2017-
Theo Báo cáo triển vọng ngành nhựa ngày 10/01/2017 do Bộ Công Thương triển khai, mục tiêu tổng quát của việc phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao.
Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm
2020 đạt 5,5% và sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 12,5 triệu tấn Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%.Quy hoạch ngành nhựa nhằm chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Một trong những định hướng phát triển của ngành Nhựa Việt Nam là khuyến khích đầu tư sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành Nhựa
Các dự án đầu tư trong ngành sản xuất khuôn mẫu, thiết bị nhựa cần được hưởng ưu đãi như ngành cơ khí trọng điểm, với mức vay vốn lên đến 85% tổng mức đầu tư Để hạn chế ô nhiễm môi trường, cần khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, quy định danh mục sản phẩm bắt buộc tái sinh Bên cạnh đó, cần cập nhật và ứng dụng các loại vật liệu mới có khả năng tự phân hủy, nhựa sinh học, bao gồm bao bì tinh bột và màng polyninylalcol.
Thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành nhựa Việt Nam được dự báo là Nhật Bản và Mỹ Trước diễn biến tích cực trong quý đầu năm 2017, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2018.
2020 Trong khi đó, thị trường châu Âu có khả năng sẽ làm khó các doanh nghiệp nội Diễn biến không thuận lợi của đồng EUR sẽ gây thiệt hại về số lượng đặt hàng và các doanh nghiệp nội còn chịu cạnh tranh từ chính hàng hóa sản xuất tại khu vực này do chi phí nguyên liệu hàng hóa giảm khi đồng EUR xuống thấp Nhật Bản và
Mỹ vẫn đang là thị trường rất tiềm năng cho ngành nhựa xuất khẩu với nhu cầu tiêu thụ lớn Báo cáo cũng đề ra mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là phát triển ngành
Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao để ngànhNhựa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới.
Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu nhựa của công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017-2020
SX nhựa Việt Nhật sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017-2020
Từ khi thành lập đến nay, mục tiêu cốt lõi của công ty là tối đa hóa lợi nhuận từ xuất khẩu và kinh doanh nội địa Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải đặt ra các mục tiêu cụ thể, linh hoạt, hợp lý, khả thi, nhất quán và tuân thủ pháp luật Sự thành bại của mục tiêu phụ thuộc vào các yếu tố như tính cụ thể, khả năng thích ứng, tính hợp lý, tính khả thi và sự nhất quán, hợp pháp của chúng.
Tại báo cáo tổng hết cuối năm 2016, cùng với những dự báo về sự phát triển của ngành nhựa trong giai đoạn 2017-2020 của Bộ Công Thương, công ty đã đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn năm 2017-2020, nếu hoạt động tốt sẽ tạo đà phát triển cho những năm sau như vươn lên giành thị phần, đưa kim ngạch XNK tăng qua đó tăng lợi nhuận Đặc biệt công ty còn được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công Thương trong việc gắn kết các sản phẩm ngành nhựa nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu toàn ngành Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước với thế giới trong những năm tới, công ty TNHH SX nhựa Việt Nhật không thể không tập trung vào cơ cấu hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, tận dụng những chính sách ưu đãi của Nhà nước, phát huy nội lực, năng lực trí tuệ của toàn CBCNV trong công ty, phấn đấu sản xuất ra được sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có chiến lược cao, có hiệu quả kinh tế lớn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm mục đích đưa công ty phát triển vững mạnh trong nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu.
Công ty có phương hướng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tuy nhiên cụ thể công ty xác định cho mình cơ cấu về mặt hàng kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới là:
Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực đã tạo dựng được danh tiếng và thị phần đáng kể, bao gồm Tủ đựng Flower, Thùng nhựa bền bỉ, và Phôi chai nhựa PET chất lượng cao Chiến lược này giúp công ty tập trung vào những lĩnh vực mà họ có thế mạnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tích cực tìm kiếm cho mình những mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của từng thị trường
Về thị trường xuất khẩu của công ty: công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nướcASEAN, Nhật Bản, Singapore Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh bạn hàng với các thị trường cũ, đặc biệt thị trường tiềm năng như NhậtBản, bên cạnh đó cần tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường các đối tác lớn khác từ Mỹ.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công
Tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là yếu tố quyết định rất lớn tới thành công trong hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nó giúp cho công ty có sự chủ động vốn cho hoạt động kinh doanh lúc cần thiết từ đó có thể tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh Mặt khác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho Công ty hạn chế khả năng bỏ vốn vào những chi phí không cần thiết mà vẫn có thể thu được kết quả như ý.
Công ty có thể tiến hành nghiên cứu dự án liên doanh, liên kết với bạn hàng nước ngoài trong khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút nguồn vốn từ bên ngoài công ty.
Tăng cường các mối quan hệ với ngân hàng để khi cần ta có thể huy động vốn vay một cách nhanh chóng nhất đồng thời cũng tạo điều kiện cho công tác thanh toán Công ty có thể mở tài khoản và thực hiện thanh toán ở nhiều ngân hàng khác nhau, từ đó tạo điều kiện nhiều mối quan hệ hơn với các ngân hàng, đồng thời tránh rủi ro cho khoản tiền khi được thực hiện tại một ngân hàng nhất định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là việc sử dụng tiết kiệm vốn lưu động trong quá trình kinh doanh, nếu Công ty tăng nhanh được quá trình luân chuyển vốn thì chỉ cần số lượng vốn như cũ nhưng vẫn thực hiện được nhiều hợp hơn Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết tính trạng thiếu vốn hiện nay trong Công ty Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Lập kế hoạch vốn lưu động định mức
Nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho Công ty là với khối lượng hàng hóa kinh doanh theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường thì làm thế nào để có được một tỷ lệ đúng đắn giữa vốn lưu động so với kết quả kinh doanh Điều này có nghĩa là làm thế nào để tăng cường hiệu quả của vốn lưu động bỏ ra, muốn vậy Công ty phải xác định nhu cầu vốn một cách đúng đắn và hợp lý.
Nhu cầu về vốn lưu động đòi hỏi phải đủ để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm hợp lý, có như vậy mới thúc đẩy Công ty ra sức cải tiến phương thức kinh doanh, tìm ra mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, củng cố chế độ hạch toán kinh doanh, đảm bảo việc quản lý chặt chẽ số vốn bỏ ra Nếu như vốn kinh doanh xác định quá thấp sẽ gây ra khó khăn cho tính liên tục của quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh Thiếu vốn gây ra nhiều tổn thất như việc kinh doanh bị chậm trễ, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không đủ tiền thanh toán kịp thời với nguwoif bán, dẫn đến mất uy tín và không giữ được khách hàng. Những khó khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng cách vay vốn đột xuất với những điều kiện nặng nề về lãi suất, nếu trả quá hạn sẽ phải trả lợi tức tiền vay cao làm cho lợi nhuận của Công ty giảm sút Mặt khác, nếunhu cầu vốn lưu động dược xác định quá cao lại gây tác hại cho bản thân Công ty, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, lãng phí vốn và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm giá thành tăng lợi nhuận giảm.
- Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
Hiệu quả của vốn không chỉ phụ thuộc vào số vốn mà còn phụ thuộc vào cơ cấu của vốn Xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý giúp đơn vị tối đa hóa lợi nhuận trên mỗi đồng vốn Để thực hiện điều này, công ty cần tính toán chính xác số ngày dự trữ, giảm khối lượng dự trữ, tránh ứ đọng vốn và tăng vòng quay vốn Bằng cách này, công ty có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
- Tăng nhanh vòng quay vốn lưu đông Đẩy nhanh được vòng quay của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc chặt chẽ vào công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Để tạo điều kiện cho công tác thu mua được tiến hành thuận lợi và chủ động thì cần củng cố, nâng cao chất lượng công tác, xây dựng kế hoạch thu mua và tiêu thụ một cách thống nhất và đồng bộ
Vậy công ty cần đề ra kế hoạch tăng cường hiệu quả sử dụng vốn:
- Tăng cường công tác quản lý tài chính
- Tăng cường giám sát tài chính đối với vốn lưu động trong các khâu dự trữ,lưu thông nhằm hạn chế những bất hợp lý trong cơ cấu vốn và dự trữ tài sản lưu động Muốn vậy, phải nắm vững kế hoạch kinh doanh, thúc đẩy bán, ký kết hợp đồng, tăng nhanh tốc độn luân chuyển vốn.
- Tăng cường phối hợp giữa phòng tài vụ với các phòng kinh doanh để lập kế hoạch xuất khẩu hàng hóa để đạt được khả năng thanh toán tốt.
- Tăng cường khâu thanh toán để thu tiền về nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng công nợ dây dưa kéo dài Các nghiệp vụ phản ánh tình hình tài chính phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác cho mỗi niên độ kế toán.
Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu.
Chi phí kinh doanh xuất khẩu gồm nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến giá thành hàng hóa, giá bán, doanh thu và lợi nhuận Chi phí cao sẽ kéo theo giá bán tăng hoặc lợi nhuận giảm Được biết, Công ty TNHH Sx Nhựa Việt Nhật đang phải chịu mức chi phí xuất khẩu lớn, dẫn đến lợi nhuận thấp Do đó, việc cắt giảm chi phí không cần thiết là rất cần thiết Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào các loại chi phí như giá điện, nước, thuê mặt bằng mà bỏ qua các yếu tố khác như thuế và các loại chi phí khác.
Vì vậy, trong quá trình kinh doanh Công ty luôn phải tìm cách giảm tối đa chi phí có thể bằng cách đến từng khâu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu và xem xét chi phí nào là chưa hợp lý qua đó tìm ra nguyên nhân làm tăng chi phí để có biện pháp khắc phục kịp thời Mặt khác, phải cải tiến các công đoạn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu để giảm chi phí định mức Ngoài giá vốn hàng hóa cấu thành nên chi phí xuất khẩu thì còn nhiều loại chi phí khác cũng góp phần làm tăng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp lên mức cao hơn như: mức khấu hao tài sản cố định, thuế xuất khẩu, tiền công tiền lương, lệ phí hải quan, phí thuê tàu, phí bảo hiểm, chi phí quản lý, trả lãi vay ngân hàng, phí bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa, phí dao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng Mỗi loại chi phí này có đặc điểm riêng nên biện pháp tốt nhất để giảm chi phí là giảm ở từng khâu, từng loại chi phí cấu thành chi phí xuất khẩu, các biện pháp có thể thực hiện là:
- Bố chí và tổ chức khâu vận chuyển, bảo quản hàng hóa một cách khoa học,chặt chẽ để giảm chi phí vẫn chuyển và tránh những tổn thất không đáng có Vì trong kinh doanh ngoại thương, giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngày càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phạm vi buôn bán, đến mặt hàng, đến khối lượng và kim ngạch của các quốc gia cũng như ở doanh nghiệp Cơ cấu cấu thành của hàng hóa xuất khẩu gồm giá gốc (coast) + chi phí vận chuyển (Freight) + chi phí khác.Thông thường chi phí vận chuyển trung bình 10% giá FOB hoặc 9% giá CIF của hàng hóa Như vậy, nếu giảm được chi phí vận chuyển sẽ giảm được chi phí lưu thông góp phần duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng lợi nhuận trước sự cạnh tranh quyết liệt của thương trường
- Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa để tăng mức lưu chuyển thông qua đó giảm chi phí, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
- Thực hiện khoán từng khâu trong hoạt động xuất khẩu đến từng người đồng thời tiến tới cắt bỏ những chi phí không hợp lý mang tính chất phô trương trong quá trình xuất khẩu
Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường xúc tiến bán hàng hơn nữa
Để tối đa hóa lợi nhuận, Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường quốc tế nhằm xác định nhu cầu về mặt hàng, từ đó quy hoạch hợp lý vùng nguyên liệu theo phương châm "bán cái khách hàng cần" Chiến lược này hướng đến đa dạng hóa và đa phương hóa thị trường xuất khẩu hàng nhựa, tăng khối lượng xuất khẩu Bên cạnh đó, Công ty tập trung xúc tiến bán hàng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nắm bắt nhu cầu, phản hồi của thị trường thông qua hoạt động giao dịch trực tiếp.