1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng phương pháp DMAIC vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại Công ty CPTP Sundo
Tác giả Khưu Trí Duẩn
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Anh Vân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 7,75 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (13)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Cấu trúc của khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPTP SUNDO (15)
    • 1.1 Tổng quan về công ty CPTP Sundo (15)
      • 1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty (15)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (16)
      • 1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty (16)
    • 1.2 Lĩnh vực hoạt động (17)
      • 1.2.1 Sản phẩm kinh doanh (18)
      • 1.2.2 Khách hàng (19)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty (20)
      • 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (20)
      • 1.3.2 Giới thiệu tổng quan về phòng Quản lý chất lượng tại Sundo (21)
    • 1.4 Sơ lược về sản phẩm – Bánh trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (24)
    • 2.1 Tổng quan về chất lượng (24)
      • 2.1.1 Khái niệm về chất lượng (24)
      • 2.1.2 Kiểm soát chất lượng (25)
    • 2.2 Các công cụ kiểm soát – Cải tiến chất lượng (26)
      • 2.2.1 Phương pháp đánh giá chất lượng (26)
      • 2.2.2 Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê – SPC (27)
      • 2.2.3 Nâng cao chất lượng (30)
    • 2.3 Phương pháp Six sigma (30)
      • 2.3.1 Tổng quan về Six sigma (30)
      • 2.3.2 Tiến trình DMAIC (32)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÁNH (37)
    • 3.1 Quy định chung và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng (37)
    • 3.2 Tổng quan quy trình kiểm soát chất lượng (39)
    • 3.3 Quy trình kiểm soát chất lượng và các lỗi phát sinh thường xuyên ở mỗi quy trình (44)
      • 3.3.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào (44)
      • 3.3.2 Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (50)
    • 3.3 Báo cáo chung tình hình kiểm soát chất lượng (60)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DMAIC NHẰM CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CPTP SUNDO (62)
    • 4.1 Mục tiêu đảm bảo chất lượng của nhà máy Sundo Foods (62)
    • 4.2 Tiến hành áp dụng phương pháp DMAIC (62)
      • 4.2.1 Xác định – Define (62)
      • 4.2.2 Đo lường – Measure (63)
      • 4.2.3 Phân tích – Analyze (64)
      • 4.2.4 Cải tiến – Improve (70)
      • 4.2.5 Kiểm soát (85)
  • KẾT LUẬN (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)
  • PHỤ LỤC (93)

Nội dung

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty với quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam thường quan tâm vào mục đích sau cùng của kiểm soát chất lượng sản phẩm là đảm bảo chất lượng sản phẩm

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sâu để tiến hành phân tích thực trạng việc kiểm soát chất lượng sản phẩm bánh trung thu Thập cẩm Savouré tại công ty CPTP Sundo Từ những thực trạng ấy, tác giả đề xuất các phương án thực tiễn nhất, gắn liền với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty; giúp Sundo hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm soát bánh và đồng thời loại bỏ kịp thời các hao phí tiềm ẩn trong các công đoạn sản xuất của công ty Song song đó, tác giả đưa ra các đánh giá về từng phương án cùng với những giải pháp cụ thể đi kèm với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn động tại công ty

- Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng của sản phẩm bánh trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré – tại công ty CPTP Sundo Phân tích và tìm ra các nguyên nhân gốc rễ thông qua các công cụ kiểm soát

- Áp dụng phương pháp DMAIC để đề xuất các phương án, giải pháp khắc phục cụ thể đồng thời đánh giá được tính khả thi và hiệu quả mang lại của từng phương án.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp 6 Sigma (Phương pháp DMAIC) và các phương pháp, công cụ hỗ trợ nghiên cứu khác: phương pháp Delphi hiệu chỉnh, phương pháp phân tích ABC-Pareto

Theo Sarah và cộng sự (2017), phương pháp DMAIC được xem như một phương pháp để xác định chiến lược chất lượng, sử dụng dữ liệu thực được đo lường qua các công đoạn, quá trình để thực hiện cải tiến các quá trình

Theo Phạm Huy Tuân và cộng sự (2016) DMAIC là phương pháp gồm các bước:

- Xác định (Define): xác định vấn đề và mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được sau khi thực hiện cải tiến

- Đo lường (Measure): đưa ra các đánh giá dựa trên năng lực hoạt động quá trình

- Phân tích (Analyse): đánh giá nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình, tìm ra những nguyên nhân trọng yếu để thực hiện cải tiến

- Cải tiến (Improve): đánh giá các nguyên nhân, xác định các nguyên nhân gốc rễ; từ đó đưa ra những biện pháp để thực hiện loại bỏ hoặc hạn chế các bất hợp lý, các biến động chủ yếu tại các khu vực trọng yếu (đã xác định ở bước 3) Triển khai các cải tiến áp dụng vào quá trình

- Kiểm soát (Control): đánh giá kết quả, chuẩn hóa các cải tiến vào các văn bản quy trình và theo dõi hiệu quả hoạt động.

Cấu trúc của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận gồm

Chương 1: Tổng quan về công ty CPTP Sundo

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng bánh trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré tại công ty CPTP Sundo

Chương 4: Đề xuất áp dụng phương pháp DMAIC nhằm cải tiến chất lượng tại công ty CPTP Sundo

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPTP SUNDO

Tổng quan về công ty CPTP Sundo

1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Sundo Foods Corporation hay Công ty CPTP Sundo được thành lập vào ngày 08/11/2007 và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 030531107 bởi phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Sundo là một công ty tiên phong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh tươi cao cấp và thực phẩm phổ thông dưới sự sáng lập và chịu trách nhiệm pháp lý của ông Đỗ Thanh Hòa Với nhiều cửa hàng bánh tươi và mạng lưới khách hàng dày đặt, trong xuyên suốt 15 năm hoạt động Sundo đã luôn đặt chữ “Tín” lên hàng đầu cùng với triết lý “Vị ngon tạo phong cách” - Sundo xem chất lượng là nền tảng quan trọng bậc nhất cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty, hướng tới cung cấp các sản phẩm cao cấp thơm ngon, độc đáo cùng với các dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng

Tên công ty: Công ty CPTP Sundo – Sundo Foods Corporation

Hình 1 1 Logo công ty CPTP Sundo

Người đại diện pháp lý của công ty: TGD Đỗ Thanh Hòa

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, Thương mại

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các loại bánh từ bột Địa chỉ nhà máy: 5/22A Bùi Hữu Nghĩa, Bình Hòa, Tp Thuận An, Bình Dương

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2010, ngay tại kinh đô ánh sáng của Âu Châu – Paris, các dòng bánh Pháp đã thắp lên niềm đam mê cho các nhà sáng lập của công ty Niềm đam mê này đã thôi thúc mãnh liệt các nhà sáng lập nghiên cứu, tìm hiểu về các dòng bánh Pháp thơm ngon, hiện đại và mang nhiều giá trị dinh dưỡng của Pháp Thương hiệu Savouré đã ra đời ngay chính thời điểm đó Savouré tin rằng đẳng cấp của sản phẩm chính là sự am hiểu, lan tỏa và chia sẻ với mọi người xung quanh chứ không phải khẩu hiệu về một tiêu chuẩn sống

Quá trình hình thành và phát triển của Sundo:

Hình 1 2 Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của công ty CPTP Sundo

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty

Vươn lên vị trí “Top 3 công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bánh tươi và thực phẩm cao cấp”, trở thành đối tác danh tiếng và tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các dòng bánh cao cấp

“Mang đến những sản phẩm có hương vị thơm ngon độc đáo hiện đại và có lợi cho sức khỏe vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”

“Chuyên nghiệp – Cải tiến – Tận tâm – Cam kết – Trách nhiệm”.

Lĩnh vực hoạt động

Cùng với sứ mệnh mang đến những sản phẩm có hương vị thơm ngon độc đáo hiện đại và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng Việt, Sundo hiểu rằng để phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đa dạng nhiều sản phẩm như bánh ngọt, bánh mặn, trà, cơm nắm, café,… thì công ty cần phải đầu tư xây dựng một hệ thống nhà máy hiện đại và đảm bảo các tiêu chuẩn Chính vì lẽ đó, Sundo đã đầu tư các máy móc cùng công cụ sản xuất hiện đại, nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO đảm bảo cung cấp các sản phẩm bánh hoàn toàn tươi sạch, chất lượng cùng năng lực cung cấp ổn định đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của nhiều tệp khách hàng

Hình 1 3 Chứng chỉ chất lượng của công ty CPTP Sundo

(Nguồn: https://savourebakery.com/gioi-thieu.html)

Trong tiếng Pháp, Savouré mang tầng nghĩa “Thưởng thức” Chính vì lý do đó, chuỗi bánh tươi Savouré đã được Sundo cho ra mắt với thông điệp: “Gửi trọn yêu thương” – tâm niệm ẩn sâu rằng: với mỗi chiếc bánh được Sundo tạo ra, đó là kết tinh của tình yêu thương, sự chăm chút mà người làm bánh muốn gửi gắm đến khách hàng và khi chiếc bánh ấy được chia sẻ ở mỗi gia đình, đó chính là khi niềm yêu thương được lan tỏa

Với nhiều sản phẩm kem được làm hoàn toàn thủ công, đảm bảo nguồn nguyên liệu cao cấp tự nhiên và hoàn toàn không có chất bảo quản

Thông qua quá trình chọn lọc nghiêm ngặt từ những nguồn cafe chất lượng từ các vùng đặc thù cafe Daklak, Kontum,…cùng với quá trình phối trộn Sundo đã cho ra đời dòng cafe sữa thơm ngon và đậm đà hương vị Việt

Hình 1 4 Một số thương hiệu nổi bật của công ty CPTP Sundo

Trong suốt hơn 12 năm trên chặng đường hoạt động kinh doanh, Sundo đã nghiên cứu và mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm với 62 loại bánh ngọt, 9 loại kem, cùng nhiều loại bánh kem tươi thơm ngon, cao cấp điển hình như: Su kem (Choux Cream), bánh mì que, bánh xúc xích Standard Sausage, bánh quy trái cây Savouré, kem Chuối dừa, kem trà xanh, bánh Tiramisu, Tea break passion cheese, phomai Red Velvet,…cùng nhiều loại bánh khác

Ngay từ những ngày đầu thành lập, khi còn là một xưởng sản xuất nhỏ, Sundo đã tập trung vào các dòng bánh Su kem (Choux cream), kem chuối dừa, trà,…, Và cho đến thời điểm hiện tại, khi công ty đã đạt đến một quy mô phát triển ổn định, Sundo đã và đang ngày đêm nghiên cứu nhằm cho ra đời nhiều sản phẩm bánh hơn nữa, điển hình là các dòng

9 bánh Phomai Red Velvet, bánh Tiramisu, Passion v v Bên cạnh đó, công ty vẫn duy trì và không ngừng nghiên cứu cải tiến các dòng bánh đã làm tăng độ nhận diện thương hiệu Sundo ngay từ những ngày đầu như bánh Su kem để ngày càng đáp ứng được nhanh hơn những thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng bánh của khách hàng

Hình 1 5 Một số sản phẩm bánh tiêu biểu của công ty

Trong vòng 4-5 năm trở lại đây, sau một quá trình dài nghiên cứu thị trường và sở thích của người tiêu dùng, Sundo đã và đang xây dựng một quy trình sản xuất bánh trung thu ngày càng hoàn thiện hơn Cho đến thời điểm hiện tại, công ty đã sản xuất và cho ra mắt thị trường hơn 12 dòng bánh trung thu, nổi bật trong đó là các dòng bánh: Thập cẩm, Than tre trứng muối tan chảy, Gấc phô mai chanh dây, Hạt sen Sầu riêng,…

Hình 1 6 Một số sản phẩm bánh trung thu của công ty

Các khách hàng, các đối tác chiến lược tiêu biểu của công ty gồm: Circle K, B’Smart, The Coffee House, Highlands Coffee, Pepsico, Bosch, Trung Nguyên Legend,…v v

Hình 1 7 Các khách hàng tiêu biểu của công ty CPTP Sundo

Cơ cấu tổ chức của công ty

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG

KHO ĐIỀU VẬN BẢO TRÌ

Hình 1 8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty CPTP Sundo) Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty được phân bổ một cách rõ ràng với từng phòng ban mang mỗi chức năng và nhiệm vụ riêng biệt Cơ cấu tổ chức phân hóa theo cấp bậc, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, dưới Hội đồng quản trị là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và quản lý chung 4 phòng ban cùng với các hoạt động sản xuất của nhà máy Sundo tại Bình Dương

1.3.2 Giới thiệu tổng quan về phòng Quản lý chất lượng tại Sundo

 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng vị trí

Tính đến thời điểm hiện tại, phòng Quản lý chất lượng tại Sundo có 9 người, trong đó có 5 nam và 4 nữ với chức năng: 1 trưởng phòng, 1 tổ trưởng QC, cùng với 7 nhân viên kiểm soát chất lượng, chủ yếu là những nhân lực trẻ dưới 27 tuổi Cụ thể:

Trưởng phòng Quản lý chất lượng – Anh Đỗ Trọng Lực: Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động: Quản lý tiêu chuẩn chất lượng (ISO) về các loại bánh, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Đưa ra các quy trình làm việc cho các bên liên quan (QA), kiểm tra, điều chỉnh, audit việc thực thi quy trình, đề ra các quy trình phát triển cho công ty Thực hiện các giấy tờ, thủ tục với các Cơ quan chức năng

Nhân viên Kiểm soát chất lượng (QC):

Tổ trưởng QC – Anh Tăng Thành Thái: quản lý các hồ sơ thống kê, quản lý các nhân viên QC trong nhóm, sắp xếp lịch làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan về mặt chất lượng với cửa hàng các đối tác, kiểm soát vệ sinh, các quy trình thực hiện và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc giám sát các nhân viên QC, báo cáo thống kê cho trưởng phòng Quản lý chất lượng hoặc giám đốc nhà máy nếu cần thiết

Tại Sundo, khu vực sản xuất được chia làm 3 tầng, tương ứng số lượng QC được phân bố ở mỗi tầng sẽ từ 3 – 4 người và xoay vòng lịch làm việc cũng như các nhân viên QC khác ở mỗi tầng vào mỗi tuần

Khu vực sản xuất các dòng bánh nướng – Tầng trệt: tại đây khối lượng công việc khá nhiều nên thường được phân bổ 3 nhân viên QC với các nhiệm vụ chính: kiểm tra chất lượng bánh đêm theo bảng tiêu chuẩn, kiểm tra kho xem nhân công có trữ bánh hoặc NVL

12 quá date hay không, bắn nhiệt độ xe, nhận hàng từ nhà cung cấp, kiểm tra vệ sinh và chất lượng đồ ăn tại nhà ăn theo các tiêu chuẩn, sau đó tiến hành kiểm tra chất lượng bánh sản xuất trong ngày mới, kiểm tra bánh BTP các lỗi phổ biến như tạp chất, ngoại quan,…, sau đó tiến hành dò kim loại, chạy bao bì màng, làm COA, kiểm date bánh BTP, nhập file báo cáo và cuối cùng là kiểm tra vệ sinh toàn khu vực cuối ca

Khu vực sản xuất các dòng bánh lạnh (Bánh Á, bánh Âu và bánh Kem) – Tầng 1:

Tại tầng này, dây chuyền sản xuất và tay nghề công nhân rất ổn định nên khối lượng công việc của QC không quá nhiều, thông thường tại đây sẽ được phân công 2-3 QC/ca làm việc Các nhiệm vụ chính của QC tại đây chủ yếu là: kiểm tra vệ sinh sàn nhà, bồn rửa cũng như các công cụ sản xuất, kiểm tra BTP lưu trữ trong kho, kiểm tra thao tác làm việc của công nhân, lấy mẫu từng loại bánh được sản xuất trong ca, ghi lại số liệu và nhập liệu báo cáo cuối ca làm việc Kiểm tra BTP bánh sau khi công nhân làm xong theo tiêu chuẩn có sẵn xem đã đạt hay chưa, tiến hành lập biên bản vi phạm đối với những trường hợp làm ẩu, làm sai quy định Cuối ca làm việc, QC kiểm tra vệ sinh khu vực làm việc trước khi kết thúc ca, sau đó tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính tại phòng Chất lượng của công ty

Khu vực sản xuất bánh trung thu – Tầng 2: Đây là khu vực chỉ sản xuất vào mùa Trung thu trong năm Tuy nhiên, số lượng công việc rất nhiều nên tầng này được phân công một team 5 QC với các nhiệm vụ kiểm tra kho, kiểm soát NVL, cân NVL, hướng dẫn nhân công lấy NVL từ kho, kiểm soát xuyên suốt các quy trình làm bánh, vận hành các máy móc thiết bị liên quan, ghi chép số liệu thống kê và lập báo cáo mỗi tuần, làm việc với các phòng ban khác và thậm chí còn làm việc với các đối tác nếu có phản hồi sản phẩm không đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng

Sơ lược về sản phẩm – Bánh trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré

Để tạo ra một loại bánh trung thu đặc trưng như bánh Truffle Sò điệp Xốt Savouré, Sundo đã tiến hành cải tiến thêm gia vị, mùi hương, màu sắc cho loại bánh này và đặc biệt là thêm vào đây một loại xốt Sò điệp riêng biệt cùng các hương liệu chỉ có tại Sundo nhằm mang lại những hương vị mới mẻ cho dòng bánh “quốc dân” này và làm tăng thêm các giá trị dinh dưỡng mang đến cho người tiêu dùng Bánh Thập cẩm Truffle Sò điệp Xốt Savouré tại Sundo được sản xuất với 2 định mức khối lượng là 185g và 250g với ba kiểu hoa văn mặt bánh tương ứng lần lượt là hoa văn hoa hướng dương đối với mặt bánh 100g, hoa văn hoa mai và lá đối với bánh 185g và cuối cùng là hoa văn hoa sen cho mặt bánh 250g Công ty chủ yếu kinh doanh với mô hình B2B, các đối tác khách hàng doanh nghiệp tiêu biểu của Sundo phải kể đến là Shopee, Kohnan,… và chuỗi cửa hàng Savouré với mức giá dao động từ 120.000 đồng đến 365.000 đồng trên một bánh tùy vào khối lượng tương ứng

Hình 1 9 Ảnh Bánh trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về chất lượng

2.1.1 Khái niệm về chất lượng:

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm chất lượng, nó còn tùy thuộc vào góc độ xem xét, nhìn nhận vấn đề của mỗi người Các chuyên gia trong lĩnh vực chất lượng đã có những nhận định và cái nhìn tổng quan về chất lượng như sau: Theo Juran và cộng sự (1998): chất lượng chính là sự phù hợp với mục đích sử dụng Với Giáo sư Crosby – ngài cho rằng chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu (Gerald Suarez, 2000) Ngoài ra, Deming cũng đã đưa ra nhận định rằng: Chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận (Gerald Suarez, 2000) Không những vậy, Feigenbaum cũng đã khẳng định: Chất lượng là khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng (Tạ Thị Kiều

An và cộng sự, 2010) Thêm nữa, giáo sư người Nhật - Ishikawa nhận định rằng: Chất lượng đó là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất (Tạ Thị Kiều An cùng các cộng sự, 2010)

Tạ Thị Kiều An cùng các cộng sự, (2010) nhận định rằng: Chất lượng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của con người Chính vì thế, đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội Nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ của sản xuất, kinh doanh mà quan niệm về chất lượng có thể được xuất phát từ sản phẩm, người sản xuất hay nhu cầu của thị trường Đối với nhà sản xuất: Chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm được sản xuất, mà còn là chất lượng của quá trình sản xuất (trình độ lao động, máy móc, kỹ thuật, ) Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nó không là tuyệt đối, nhưng sẽ được đánh giá thông qua việc so sánh với một số tiêu chuẩn (Phạm Huy Tuân và cộng sự, 2016)

Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 : 2000/2008: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010)

Theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015, chất lượng là: Tổng thể các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng

Hình 2 1 Quy trình kiểm soát chất lượng

(Nguồn: Theo ISO 9001:2015) Theo Ngô Phúc Hạnh, (2011), một định nghĩa khác về chất lượng đó là: “Chất lượng - là một sản phẩm không khiếm khuyết (freedom from deficiencies), nghĩa là không phải làm lại, sửa lại sản phẩm khiến không phát sinh sự cố ngoài ý muốn, khiến khách hàng không hài lòng Bất cứ việc gì làm lại, sửa lại, giải quyết sự cố nào đối với sản phẩm thì công ty cũng phải mất chi phí Do đó, theo nghĩa này thì chất lượng chính xác là cắt giảm lãng phí, chất lượng cao hơn đồng nghĩa với chi phí thấp hơn (cost less)”

Theo ISO 8402 : 1994 định nghĩa rằng: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng” (Nguyễn Kim Định, 2010)

Theo ISO 9000 : 2007 định nghĩa rằng: “Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng” (Nguyễn Kim Định, 2010)

Mục tiêu của kiểm soát chất lượng

Theo Ngô Phúc Hạnh, (2011): Kiểm soát chất lượng được hiểu là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch kiểm soát chất lượng đã đề ra trong mọi hoạt động kiểm soát Đây là hoạt động kiểm tra ngẫu nhiên, mọi sự thay đổi chất lượng của sản phẩm dựa theo các tiêu chuẩn được ban hành, các nhân tố kiểm soát chủ yếu là: con người – thái độ, kỹ năng, kiến thức; phương pháp thực hiện sản xuất - thiết lập phương pháp phù hợp, tần suất kiểm tra; Nguyên vật tư – nguyên phụ liệu đầu vào - nguồn cung cấp, quy cách lưu trữ, bảo quản; máy móc thiết bị

- thời hạn, phương pháp kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, vệ simh, sữa chữa; môi trường làm việc – nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện làm việc

Việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện xuyên suốt quá trình thiết lập hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu chất lượng, thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất chuyển hóa đầu vào thành đầu ra cho đến quá trình phân phối và tiêu dùng sản phẩm

Nội dung của việc kiểm soát chất lượng bao gồm: kiểm tra chất lượng sản phẩm thiết kế → kiểm tra điều kiện sản xuất → kiểm tra nguyên liệu đầu vào  kiểm tra bán thành phẩm trong từng công đoạn  kiểm tra sản phẩm cuối cùng  Kiểm tra việc bảo quản, vận chuyển và chất lượng các hoạt động dịch vụ thực hiện trước và sau khi bán sản phẩm.

Các công cụ kiểm soát – Cải tiến chất lượng

2.2.1 Phương pháp đánh giá chất lượng

Phương pháp phòng thí nghiệm:

- Phương pháp đo: là phương pháp dựa trên những thông tin thu thập được nhờ sử dụng các phương tiện đo Phương pháp này được xác định trực tiếp các chỉ tiêu như khối lượng, tốc độ,…

- Phương pháp phân tích hóa lý: Phương pháp này xác định thành phần hóa học, hàm lượng các chất, tạp chất, một số tính chất lý học,…của sản phẩm

- Phương pháp dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ phân tích cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, vị giác Phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, kinh nghiệm, mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của chuyên viên, nên đây là một phương pháp tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng kết quả có độ chính xác thấp

- Phương pháp sử dụng năng lực chuyên môn và trình độ của các chuyên gia, để trưng cầu ý kiến về một vấn đề cụ thể cần được nghiên cứu

- Phương pháp Delphi là phương pháp dựa trên khảo sát cấu trúc, sử dụng thông tin của những chuyên gia và đang được sử dụng rộng rãi như là phương pháp hiệu quả để có được ý kiến đồng thuận từ các chuyên gia về giải quyết một vấn đề nào đó hoặc xây dựng mô hình (Linston cùng cộng sự, 1975; Hsu cùng cộng sự, 2007) Chính vì vậy nó mang lại kết quả định tính lẫn định lượng; bản chất kết quả của phương pháp mang tính khám phá, dự đoán (Miller, 2006)

- Tuy vậy, kết quả của phương pháp Delphi mang độ chính xác cao và chuyên sâu vì đây là phương pháp lấy ý kiến từ các chuyên gia, nhưng trong đó, các chuyên gia tham gia không hề biết về quan điểm của những chuyên gia khác Quá trình khảo sát được thực hiện qua nhiều vòng, vòng sau được cung cấp kết quả tham khảo từ các vòng trước Chính vì vậy, Delphi được nhận định là một quá trìnhctrao đổi thông tin nhóm chặt chẽ (Skulmoski cùng các cộng sự, 2007)

2.2.2 Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê – SPC

2.2.2.1 Biểu đồ nhân quả (Cause Effect Chart)

Theo Tạ Thị Kiều An cùng các cộng sự (2010): “Biểu đồ nhân quả là công cụ được dùng để suy diễn và trình bày mối quan hệ của một kết quả với các nguyên nhân tiềm ẩn có

18 thể phân nhóm thành nguyên nhân chính và các nguyên nhân phụ được trình bày dưới dạng một xương là”

Biểu đồ nhân quả là biểu đồ thể hiện trực quan về các nguyên nhân dẫn đến một vấn đề hoặc một kết quả cụ thể Đây là công cụ phân loại các nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề một cách chi tiết qua đó xác định cụ thể các nguyên nhân gốc rễ Biểu đồ xương cá thường được thiết lập từ phải sang trái, với mỗi xương sườn của cá thể hiện cho một nhân tố, các xương nhỏ hơn phân nhánh từ xương sườn chính là các nguyên nhân gốc rễ hoặc nguyên nhân phụ Biểu đồ bao gồm các nhân tố sau: phương pháp, nguyên vật liệu, con người, môi trường và thiết bị Sau đó, các nguyên nhân gốc rễ và các nguyên nhân phụ sẽ được gắn vào các xương sườn Việc tạo ra công cụ này mang lại lợi ích cho quá trình cải tiến chất lượng thông qua việc xác định nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng có thể góp phần tạo ra một tác động cụ thể (Picarillo, 2018)

Theo Tạ Thị Kiều An cùng các cộng sự (2010): “Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp Mỗi cột đại diện cho một cá thể (một dạng trục trặc hoặc một nguyên nhân gây trục trặc…), chiều cao của mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào kết quả chung Mức đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liên quan đến mỗi cá thể hoặc các phép đo khác về kết quả Đường tần suất tích lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp tích lũy của các cá thể”

Theo James Freeman, (2021): Biểu đồ Pareto là công cụ hữu ích, được dùng để sắp xếp các vấn đề theo mức độ từ nghiêm trọng đến ít nghiêm trọng, từ đó có thể tập trung tìm hiểu, sử dụng các nguồn lực phù hợp để giải quyết vấn đề theo trình tự ưu tiên Ngày trước, vai trò chính của biểu đồ này là tìm ra nguyên nhân chính yếu nhất của sự thiếu hụt, hỏng hóc Nhưng hiện tại, biểu đồ Pareto được sử dụng nhằm nhấn mạnh đâu là yếu tố gây nên vấn đề lớn nhất Các nhân tố chính, ảnh hưởng đến chất lượng quá trình được biễu diễn trên trục hoành của đồ thị Mức độ quan trọng của các yếu tố giảm dần từ trái qua Tần suất

19 xuất hiện được biểu diễn ở trục tung bên trái và tỷ lệ phần trăm tích lũy được biểu diễn trên trục tung bên phải của đồ thị

Dễ nhận thấy trong quản lý chất lượng rằng: 80% tổn thất về mặt chất lượng được gây ra bởi 20% Trong đó, 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra lỗi ảnh hưởng đến chất lượng Tuy vậy, tỷ lệ 20 – 80 chỉ là tỷ lệ tương đối

Theo Tạ Thị Kiều An cùng các cộng sự (2010): Về bản chất, đây là dạng biểu đồ xu hướng, đường tâm của biểu đồ chỉ giá trị trung bình của quá trìso; hai đường song song đối xứng đường tâm biểu diễn giới hạn trên và giới hạn dưới của quá trình.Điểm trung bình của dữ liệu mẫu được vẽ biểu đồ định kỳ và được kiểm tra theo giới hạn được xác định trước để kiểm tra xem quy trình có ổn định hay không Nếu các điểm vượt quá giới hạn thì nguyên nhân của vấn đề phải được tìm kiếm và loại bỏ Biểu đồ kiểm soát chỉ được sử dụng để phát hiện các tín hiệu cảnh báo Biều đồ được sử dụng để dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình Kiểm soát, xác định thời điểm cần điều chỉnh và xác định sự cải tiến của một quá trình

Hình 2 2 Biểu đồ kiểm soát

(Nguồn: Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), Giáo trình Quản lý chất lượng)

Nâng cao chất lượng có thể được xem là một trò chơi mà tất cả những người tham gia là người chiến thắng Đây là điểm khởi hành cho tất cả sự phát triển chất lượng (Edvardsson, B (1998) Muốn nâng cao chất lượng, trước tiên phải hướng đến việc kiểm soát toàn bộ quy trình cũng như hiểu rõ và kiểm soát được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất Nâng cao các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất thực chất là việc cải tiến các quá trình và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, bởi vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau trong trong mỗi quá trình (Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010))

Khi đã nắm rõ và kiểm soát được những điểm trọng yếu của chất lượng sản xuất, muốn nâng cao các yếu tố chất lượng, cấp thiết cần có các công cụ cải tiến hỗ trợ phù hợp Six Sigma là một phương pháp điển hình, được áp dụng khi doanh nghiệp muốn triển khai các hoạt động cải tiến đột phá Phương pháp này tập trung vào những mong đợi của khách hàng và những mục tiêu chiến lược cụ thể của tổ chức (Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010))

Vì thế, nó phù hợp với nhiều nhu cầu cải tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được sử dụng một cách rộng rãi.

Phương pháp Six sigma

2.3.1 Tổng quan về Six sigma

Theo Dehia (2005), Six Sigma được xem như một triết lý, phương pháp và chiến lược kinh doanh để giải quyết các vấn đề của quy trình Six Sigma, được phát triển bởi công ty Motorola, tập trung đo lường chất lượng sản phẩm/ dịch vụ nhằm giảm thiểu các khuyết tật hay sự biến đổi của quy trình, loại bỏ các bước hoặc nhiệm vụ không mang lại giá trị gia tăng, thúc đẩy cải tiến quy trình cũng như giảm chi phí

Six Sigma được định nghĩa là “một phương pháp có tổ chức và có hệ thống để cải tiến quá trình chiến lược và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên các phương pháp thống kê và phương pháp khoa học từ đó giảm đáng kể tỉ lệ sai sót do khách hàng xác định” (Linderman, Schroeder, Zaheer, & Choo, 2003, tr 194)

Theo Kwak và các cộng sự (2006), phương pháp Six Sigma được định nghĩa theo 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thống kê, thuật ngữ Six Sigma được định nghĩa là có ít hơn 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội, trong đó Sigma được sử dụng để biểu thị sự thay đổi về mức trung bình của quy trình

Quan điểm kinh doanh, Six Sigma là chiến lược kinh doanh cải thiện lợi nhuận, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của tất cả các hoạt động để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng

Theo Antony (2006), lợi ích của Six Sigma trong vận hành doanh nghiệp:

Các nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định được dựa trên phần lớn là dữ liệu thay vì cảm tính Do đó các khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các vấn đề sai hướng sẽ có thể giảm đi đáng kể

Giúp tăng cường hiểu biết về nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đặc điểm quan trọng đối với hiệu suất dịch vụ chất lượng sẽ có tác động lớn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng

Hoạt động nội bộ hiệu quả và đáng tin cậy sẽ góp phần tăng thị phần và làm hài lòng các cổ đông

Nâng cao kiến thức về các công cụ và kỹ thuật khác nhau để giải quyết vấn đề, từ đó cải thiện sự hài lòng trong công việc cho nhân viên hơn

Giảm các hoạt động không mang lại giá trị bằng cách loại bỏ có tính hệ thống, qua đó cung cấp dịch vụ nhanh hơn

Giảm sự thay đổi trong hiệu suất dịch vụ dẫn đến mức độ dịch vụ nhất quán và dễ đoán hơn

Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm giữa các phòng ban trong tổ chức

Theo Dedhia (2005), lợi ích của Six Sigma trong sản xuất:

Tiến độ công việc cải thiện: các nút thắt cổ chai được loại bỏ và dòng chảy công việc trên chuyền trôi chảy hơn, do đó giảm được lượng tồn kho quy trình Thiết bị và công cụ

22 được sử dụng hiệu quả, giảm thiểu được công việc dở dang và không có chờ đợi trong chuyền

Cải thiện công suất và sản lượng: do giảm bớt công việc trong quá trình nên thời gian sản xuất và vận chuyển nhiều hơn ; Cải thiện sự hài lòng khách hàng và quy trình: Vận chuyển và giao hàng đúng thời hạn sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng; Cải thiện lượng hàng tồn kho: do tiến độ công việc được trôi chảy cùng đó sản lượng được xuất ra nhanh hơn nên tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm ít hơn

Theo R Bhargav (2015), Six Sigma được xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng thông qua các bước hệ phương pháp 6 Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC gồm: Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến), Control (Kiểm soát) Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình 6 Sigma được xác định rõ ràng thể hiện cụ thể trong phương pháp DMAIC

DMAIC chính là một phương pháp cải tiến dựa vào việc phân tích các dữ liệu đã thu thập được từ các quy trình sản xuất của doanh nghiệp; qua đó xác định, đưa ra những biện pháp cải tiến giảm thiểu lỗi sai hỏng trên quy trình (Nguyễn Đình Phan cùng các cộng sự, 2012)

Theo Phạm Huy Tuân cùng các cộng sự (2016), Define – Xác định chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình cải tiến Bước Define chính là xác định mục tiêu mong muốn đạt được sau khi thực hiện cải tiến Bên cạnh đó, người nghiên cứu quy trình cần xác định được rõ mục tiêu, vấn đề phải giải quyết, những vấn đề này phải có sự ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty và có tính chất liên kết với yêu cầu của khách hàng về sản phẩm Xác định vấn đề cần cải tiến chính là “xương sống” của dự án Sixsigma

Phương pháp Brainstorming và sơ đồ cây về chất lượng Critical to Quality Trees sẽ là công cụ được ưu tiên sử dụng để xác định vấn đề, hoạt động cải tiến, cơ hội cải tiến, mức độ hoàn thành của các mục tiêu đặt ra sau khi cải tiến và các yêu cầu của khách hàng:

 Theo Simon Bell (2021), Brainstorming là phương pháp khai thác được nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề Dựa theo cơ cấu làm việc nhóm, các thành viên tham gia Brainstorming nêu các ý tưởng có liên quan, tập trung hướng đến vấn đề, từ đó tìm ra rất nhiều phương án căn bản cho vấn đề đang được quan tâm Từ đó, nhà quản trị nhìn rõ được các vấn đề cần cải tiến

 Gerardus Blokdyk (2018) nhận định rằng: “Sơ đồ cây về chất lượng được sử dụng để xác định nhu cầu của khách hàng và chuyển thông tin đó thành các yêu cầu về sản phẩm và quy trình có thể đo lường được Khi xác định được sơ đồ cây chất lượng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hiểu được các đặc điểm của một sản phẩm/dịch vụ từ đó đề ra các phương pháp thực hiện đảm bảo chất lượng, hướng tới việc đáp ứng, thỏa mãn khách hàng”

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÁNH

Quy định chung và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng

Nhằm kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả và tối ưu nhất, Sundo đã luôn đề ra từng mục tiêu công việc rõ ràng cùng với việc đặt ra các tiêu chí nhất định đối với từng công việc, từng công đoạn và cụ thể hóa cho từng người ở mỗi chức vụ khác nhau để tất cả mọi người đều hiểu được rằng việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng quan trọng đối với từng cá nhân - chất lượng đến từ việc tham gia đóng góp và duy trì của mọi người chứ không đơn thuần chỉ từ các lãnh đạo cấp cao hay các cấp quản lý của công ty Cụ thể, công ty đã đề ra chỉ số đảm bảo chất lượng cho quy trình làm bánh trung thu chi tiết ở từng quá trình như sau:

Bảng 3 1 Các chỉ số đảm bảo chất lượng

Chỉ số đảm bảo chất lượng Tỷ lệ (%)

Chênh lệch định mức khối lượng (NVL) ≤ 1 % trên 1.000 gam

Nhận NVL từ bộ phận Kho > 90% Độ Brix nhân bánh 65% - 69%

Tỷ lệ lỗi trên chuyền tạo hình ≤ 3% trên 1.000 bánh

Tỷ lệ lỗi công đoạn nướng bánh < 7% trên 1.000 bánh

Tỷ lệ lỗi trên chuyền đóng gói ≤ 0,3% trên 1.000 bánh

Tỷ lệ tái chế ≤ 4% trên 1.000 bánh

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng) Với tiêu chí “Chất lượng tạo nên thương hiệu” cùng với việc đính kèm từng thông điệp “Gửi trọn yêu thương” lên từng chiếc bánh được làm ra Sundo đã thể hiện rõ quyết tâm mang đến những chiếc bánh chất lượng nhất mà công ty gửi gắm đến từng khách hàng Qua đó đã phản ánh lên sâu sắc tinh thần đề cao chất lượng sản phẩm, đặt trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo chất lượng của công ty lên hàng đầu Chính từ những mục tiêu chất lượng

28 này, phòng Quản lý chất lượng đã cụ thể hóa các điều kiện cần đảm bảo khi sản xuất các dòng bánh trung thu, bao gồm:

- Ảnh mẫu NVL (QC đối chiếu khi nhận NVL)

- Bánh mẫu (Đối chiếu các tiêu chuẩn kích thước, khối lượng, màu sắc, hương,…)

- Đơn hàng (tiêu chuẩn khác nhau của từng đơn, từng khách hàng doanh nghiệp)

- Lỗi xảy ra thường xuyên

- Nhiệt độ (Nhiệt độ bảo quản NVL, Bánh BTP, nướng bánh và đóng gói)

Bên cạnh những yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan như môi trường làm việc, chất lượng vệ sinh tại nơi sản xuất bánh, chất lượng công cụ dụng cụ sản xuất,…cũng là những yếu tố dù nhỏ hơn nhưng vẫn được đội ngũ Sundo nói chung và bộ phận kiểm soát chất lượng nói riêng rất chú trọng và kiểm tra sát sao Sundo định hướng công ty là một doanh nghiệp sản xuất bánh và các loại thực phẩm cao cấp, vì thế rất chú trọng và tuân thủ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Công ty đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt cho toàn thể nhân viên trước khi tham gia vào quá trình sản xuất luôn luôn phải thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh cá nhân như bắt buộc phải trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ, rửa tay và sát khuẩn bằng cồn cũng như kiểm tra thân nhiệt kỹ lưỡng trước khi tiến vào khu vực sản xuất

Hình 3 1 Quy trình mặc đồ bảo hộ và quy trình rửa tay

(Nguồn: Tác giả tự thu thập)

Quan trọng hơn, trước khi tiến hành sản xuất, nhiệm vụ then chốt của QC là kiểm tra công cụ dụng cụ cũng như vệ sinh tổng thể của khu vực sản xuất Tất cả các CCDC như bàn, cân, cối trộn, khay, đều phải được kiểm tra đầy đủ về mặt số lượng, CCDC phải được lau rửa trước đó và phải được rửa lại bằng cồn 70 độ ngay trước khi tiến hành sản xuất Tất cả các cont chứa NVL, BTP và TP đều phải được đặt trên một loại cont quy định (cont lót) cách mặt đất từ 15cm - 20cm, không được đặt trực tiếp các cont này trực tiếp trên mặt đất Ngoài ra, do nhà máy sản xuất liên tục nên việc vệ sinh dọn dẹp khu vực sản xuất sẽ được sắp xếp vào cuối ca làm hoặc vào thời gian nghỉ Nhiệm vụ của QC ngoài việc kiểm tra còn phải thường xuyên nhắc nhở mọi người thực hiện việc giữ vệ sinh khu vực làm việc trong lúc tiến hành sản xuất và vệ sinh lau dọn khu vực làm việc của mình ở các khoảng thời gian quy định QC có trách nhiệm tạm dừng việc sản xuất và báo cáo các vấn đề liên quan khi có lỗi xảy ra hoặc nhân công vi phạm các vấn đề vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Tổng quan quy trình kiểm soát chất lượng

Qua nhiều năm sản xuất và kinh doanh các dòng bánh trung thu, Sundo đã thiết lập riêng cho mình một khu vực và quy trình sản xuất chuyên biệt Việc kiểm soát chất lượng từ đó cũng cụ thể hóa và được thực hiện theo một trình tự nhất định ở từng công đoạn Với mỗi đơn hàng, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sẽ bắt đầu từ công việc “Tiếp nhận các thông tin đơn hàng” ( đơn hàng của khách hàng nào, xác định tiêu chuẩn riêng của mỗi khách hàng, ) từ bộ phận kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan tại nhà máy Sau khi xác định được các thông tin, bộ phận sản xuất sẽ phát lệnh xuống bộ phận Kho để tiến hành định lượng và cung cấp các NVL, phụ liệu Tại đây, QC sẽ tiến hành giám sát quá trình cân đo trước khi nhận NVL Khi đạt đầy đủ các yêu cầu, NVL sẽ được chuyển đến bộ phận sản xuất trung thu và bắt đầu quy trình sản xuất Các công đoạn tiếp theo như sơ chế NVL, xoay nhuyễn, sên nhân, ủ bột, nhồi bột, làm nguội, phối trộn đều có sự giám sát của

QC Công đoạn “Vô nhân” sẽ tiến hành ngay sau khi quá trình tạo BTP nhân và BTP vỏ bánh hoàn tất, đây là một công đoạn quan trọng và sẽ được các QC kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành đưa BTP sang công đoạn “Định hình” Những chiếc bánh được định hình hoàn chỉnh sẽ tiếp tục được chuyển sang công đoạn nướng, chiếu tia UV, rà kim loại, đóng

30 bao bì và cuối cùng là giao bánh TP sang bộ phận sản xuất bảo quản và tất cả các công đoạn này đều diễn ra dưới sự giám sát của QC Tổng quan quy trình kiểm soát:

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng)

Thành phẩm Đạt chuẩn hay không?

Kiểm tra – Giao nhận 2 Đạt chuẩn hay không?

Vô nhân Định hình Nướng Làm nguội

Phối trộn (màu, bột) Cán (vỏ) Đơn hàng

Hình 3 2 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng bánh trung thu

Từ quy trình kiểm soát chất lượng tổng quan, cũng như cách phân bổ nhân viên QC giám sát tại mỗi công đoạn (Nhận NVL  Tạo nhân  Vô nhân  Định hình  Nướng bánh  Rà KL  Đóng gói) và dựa trên góc độ nhìn nhận thực tế của tác giả trong suốt quá trình thực tập, tác giả nhận định rằng nhà máy đã phân bổ nhân viên kiểm soát chất lượng khá hợp lý, luôn chủ động trong hầu hết các công đoạn kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Tuy quá trình kiểm soát chất lượng bánh tại nhà máy luôn trong trạng thái chủ động và khá nghiêm ngặt, dù vậy, trong xuyên suốt quá trình sản xuất, việc xảy ra các sai sót gây ra các lỗi là không thể tránh khỏi Và để giảm thiểu việc xảy ra các gián đoạn trong quy trình sản xuất cũng như để minh bạch và thống nhất các biện pháp xử lý, dựa trên các giải pháp mà phòng QLCL đã đưa ra cho từng trường hợp lỗi từ nhỏ nhất đến nghiêm trọng trong xuyên suốt quá trình sản xuất, tác giả tổng hợp thành một quy trình cụ thể như sau:

Chấp nhận được Sửa chữa, tái Loại bỏ chế Giám sát

Phát hiện lỗi (NVL, BTP, TP)

Ghi chép và đánh giá mức độ Báo cáo cấp trên Đề xuất giải pháp

Hình 3 3 Quy trình xử lý lỗi phát sinh

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng) Nhà máy hiểu rằng xuyên suốt quá trình sản xuất, mỗi sản phẩm được tạo ra sẽ phải đi qua rất nhiều công đoạn Do vậy, việc xảy ra các lỗi là không thể tránh khỏi Biện pháp kiểm soát lỗi tốt nhất chính là phân bổ đều các QC ở mỗi công đoạn để nhanh chóng có giải pháp khắc phục khi lỗi xảy ra Tại mỗi công đoạn, QC có nhiệm vụ giám sát và nhận diện các lỗi, khi lỗi xảy ra, QC phải lập tức cách ly BTP, đánh dấu BTP và tiến hành đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp Cụ thể:

 Lỗi nhẹ: nhân nhượng cho qua nếu lỗi quá nhẹ nếu nặng hơn thì tiến hành cho nhân công sửa chữa ngay

 Lỗi tương đối nghiêm trọng: cách ly tất cả BTP bánh lỗi ra một khu vực riêng, dừng chuyền sản xuất nếu cần thiết và báo cáo cho quản lý hoặc báo bộ phận bảo trì (trường hợp lỗi xảy ra do máy móc), sửa chữa và tiếp tục kiểm tra lại

 Lỗi nghiêm trọng: mang đi tái chế hoặc hủy bỏ và lưu lại hồ sơ

 Nhận định từ tác giả:

 Về quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng: Nhìn chung, về mặt lý thuyết quy trình kiểm soát chất lượng mà công ty đề ra đã rất hợp lý, mỗi chuyền, mỗi quá trình đều có điều phối QC kiểm soát chất lượng BTP, TP Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, dưới góc độ quan sát của tác giả thì quy trình kiểm soát này vẫn chưa hợp lý ở các khía cạnh:

Quản lý của khu vực sản xuất trung thu là một Chuyên viên R&D Mặt dù, chuyên viên này đã từng có kinh nghiệm ở vị trí QA nhưng thực tế theo quan sát và từ nhiều ý kiến mà tác giả thu thập được từ nhiều nhân viên đều cho thấy rằng chuyên viên này chưa quản lý tốt về mặt điều phối nhân sự, sử dụng nguồn lực, quản lý thời gian và quản trị dự án Từ đó dẫn đến 2 luồng ảnh hưởng, về mặt thể chất, gây mệt mỏi và gia tăng áp lực lên nhân viên và các phòng ban liên quan Về mặt tinh thần, tạo nên một cảm giác gò bó, khó chia sẻ và khó trao đổi ý kiến giữa nhân viên và người quản lý dẫn đến ngày càng gia tăng áp lực trong môi trường làm việc, lâu dần làm cho chất lượng làm việc và tinh thần cống hiến của nhân viên giảm sút, không muốn cống hiến làm cho chất lượng công việc giảm sút đáng kể

Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nguồn lực tài chính mà công ty cung cấp cho nhân sự sản xuất trung thu không nhiều nên nguồn nhân lực tham gia sản xuất và kiểm soát chất lượng là chưa đủ Dựa vào quy trình sản xuất (hình ) tác giả chia quá trình sản xuất ra một chiếc bánh trung thu gồm 5 quy trình nhỏ: Kiểm tra NVL đầu vào (1)  Sơ chế NVL và tạo nhân (2)  Tạo vỏ bánh và định hình (3)  Nướng bánh (4)  Kiểm tra và đóng gói (5) Từ đây có thể thấy, để có thể kiểm soát và ghi chép số liệu thống kê một cách hiệu quả, mỗi quy trình mà tác giả đề cập đều phải cần có ít nhất 1 QC, chưa kể quy trình (3) và (5) luôn cần ít nhất 2 QC kiểm soát Từ đó suy ra cần ít nhất 7 QC, và thêm một thực tế rằng các QC làm việc xoay ca (sẽ có những ca hoặc ngày không có từ 1-2 QC đi làm) vậy sẽ có nhiều ngày chỉ có 2-3 QC phải lưu động, linh hoạt di chuyển làm việc ở nhiều công đoạn khác mà vẫn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Về mặt lâu dài, đây là một điều không thể Bên cạnh đó, vì nguồn tài chính cho nhân sự có giới hạn, công ty đã dùng phương pháp đào tạo thực tập sinh làm việc QC thay vì tuyển thêm những QC có kinh nghiệm từ trước

 Về quy trình kiểm soát lỗi: Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, tác giả đã thu thập thông tin từ các anh, chị QC, QA, và một số anh chị R&D cho thấy rằng ở thời điểm hiện tại, quy trình kiểm soát lỗi sản phẩm đã khá hợp lý Nhưng, song song đó vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập:

 Các sản phẩm lỗi đã được giám sát sao tuy nhiên việc thống kê số liệu và ghi chép quá trình theo dõi chưa thực sự rõ ràng Các sản phẩm lỗi thường được ghi nhận các dữ liệu liên quan về màu sắc, kích thước, v v nhưng không ghi nhận rõ các sản phẩm sau khi tái chế đã đạt chất lượng tối đa là bao nhiêu, số lượng đạt chất lượng ở mức nhân nhượng (cần phải theo dõi thêm hoặc có hướng xử lý khác) là bao nhiêu dẫn đến nhiều trường hợp số liệu không rõ ràng dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác các sản phẩm lỗi

 Hầu hết các tiêu chuẩn về bánh có thể dễ dàng bị thay đổi (không thống nhất với tiêu chuẩn đề ra ban đầu) tùy thuộc vào việc phát lệnh của Giám đốc nhà máy Các sản phẩm mắc lỗi có thể được chấp nhận xuất kho thông qua việc QA và Giám đốc nhà máy thương lượng với các khách hàng doanh nghiệp nhằm giảm mức chỉ tiêu chất lượng ban đầu

 Việc thiếu số liệu chính xác dẫn đến một số tiêu chuẩn vẫn chưa được QA tiến hành xây dựng, lỗi về mặt cảm quan phát sinh trong khi còn thiếu tiêu chuẩn đối chiếu chính là cơ sở để bộ phận QC không thể yêu cầu bộ phận sản xuất điều chỉnh thao tác máy móc từ đó lỗi sẽ xảy ra nhiều hơn và vượt tầm kiểm soát của QC.

Quy trình kiểm soát chất lượng và các lỗi phát sinh thường xuyên ở mỗi quy trình

Bên cạnh định hướng là một công ty sản xuất và kinh doanh những sản phẩm bánh cao cấp, cho đến thời điểm hiện tại, Sundo còn là một đối tác sản xuất theo yêu cầu và cung cấp sản phẩm của mình đến các đối tác doanh nghiệp lớn như Shopee, Kohnan,…Do vậy, ngoài những tiêu chuẩn mà công ty đã đề ra, Sundo luôn phải chấp hành và đáp ứng theo những tiêu chuẩn mà khách hàng đưa ra cho công ty Để giữ được vị thế là một nhà cung cấp tiềm năng và tạo dựng được niềm tin vững chắc với khách hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm ổn định luôn luôn giữ vai trò quan trọng then chốt tại Sundo nói chung và bộ phận sản xuất bánh trung thu nói riêng

Dựa trên những góc độ quan sát của tác giả trong xuyên suốt quá trình thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy quá trình kiểm soát chất lượng tại công ty được chia làm 3 giai đoạn:

 Kiểm soát chất lượng đầu vào (NVL, phụ liệu, BTP thịt)

 Kiểm soát quá trình (Tạo nhân, Tạo vỏ bánh và Định hình, Nướng bánh)

 Kiểm soát chất lượng TP đầu ra (Kiểm tra BTP bánh sau nướng, Rà kim loại, Đóng gói, Bảo quản)

Tuy nhiên, trong bài báo cáo này tác giả chỉ tập trung phân tích ở một số quá trình sản xuất bánh Trung thu Truffle Sò điệp Xốt Savouré thường xuyên xảy ra lỗi thay vì phân tích cả quy trình Dựa trên quá trình giám sát, tác giả đã thu thập các số liệu liên quan trong vòng 20 ngày kể từ ngày 25/07/2022 – 13/08/2022 với sản lượng bánh Trung thu Truffle

Sò điệp xốt Savouré được phân bổ sản xuất TP là 8119 sản phẩm

3.3.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào

3.3.1.1 Kiểm soát NVL đầu vào

Nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất bánh trung thu mà QC phải kiểm soát gồm các nguyên liệu như: các loại bột, các loại hạt, các loại dầu,…cùng với các

35 phụ liệu như đường, muối, v v Nhân viên QC sẽ bắt buộc kiểm tra NVL kỹ lưỡng trước khi nhận NVL từ kho, các vấn đề như NVL hết date, cân không đủ định lượng, thiếu NVL trong kế hoạch sản xuất, phát hiện sau khi NVL đã xuất kho, QC sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng) Theo quy trình kiểm soát NVL đầu vào: Sau khi các nhân viên Kho cân đo và sắp xếp các NVL vào mỗi cont chứa tương ứng, bộ phận Kho sẽ tiến hành giao các cont NVL cho một nhân viên QC kiểm tra về mặt chất lượng và số lượng hàng hóa Mỗi cont hàng đều phải được note các thông tin liên quan về ngày giao theo kế hoạch và tên sản phẩm được sản xuất từ các NVL này

Sau khi các cont hàng đã được định lượng, QC sẽ bắt đầu kiểm tra ngẫu nhiên (hoặc tất cả) các cont hàng bằng phương pháp cảm quan – quan sát bằng mắt thông qua file dữ

Hình 3 4 Quy trình kiểm soát NVL đầu vào

36 liệu (gồm tên và số lượng các NVL) cập nhật mỗi ngày từ phòng sản xuất và cân ngẫu nhiên các túi NVL QC buộc phải có một chiếc cân riêng khi kiểm tra NVL

Hai trường hợp thường xảy ra sau khi QC đã kiểm tra NVL và hướng xử lý:

 NVL đạt chuẩn: QC sẽ liên hệ nhân công đẩy hàng về kho trung thu và tiến hành lập phiếu giao nhận với đại diện phòng Kho và báo cáo với Quản lý trưởng bộ phận trung thu

 NVL không đạt chuẩn, thiếu hàng: QC ghi nhận các NVL thiếu, không đạt chuẩn, cách ly các NVL này ở khu vực riêng và báo cáo với Quản lý trưởng bộ phận trung thu tìm giải pháp xử lý

Các NVL đã đạt chuẩn sẽ được đẩy về khu vực bảo quản riêng của bộ phận trung thu, luôn được xếp chồng lên các cont lót cách mặt đất 15cm đảm bảo VSATTP Trước mỗi công đoạn nấu nhân bánh, QC sẽ kiểm tra sơ bộ các NVL này một lần nữa trước khi đi vào sản xuất

Các lỗi phát sinh thường xuyên gây hao phí tại quy trình kiểm soát NVL đầu vào

Lỗi thiếu CCDC: Theo quy định, mỗi QC khi kiểm tra NVL buộc phải có một chiếc cân riêng Tuy nhiên, trong một tuần đầu tác giả ghi nhận tình trạng QC không có dụng cụ này chiếm đến 5/7 ngày Mỗi khi thiếu dụng cụ cân, hướng giải quyết duy nhất của QC là di chuyển đến nhiều bộ phận khác để mượn cân Thời gian hao phí hao phí trung bình trong vòng 5 ngày mà tác giả ghi nhận là khoảng 25,8 phút Không chỉ gây trì trệ cho quá trình kiểm tra NVL, việc thiếu CCDC còn gián tiếp gây trì hoãn cả một quá trình sản xuất bánh Đầy đủ Cân Thiếu Cân

Hình 3 6 Thực trạng thiếu công cụ dụng cụ (Cân)

(Nguồn: Tác giả thu thập)

Lỗi khó tìm thấy cont chứa NVL sau khi nhập kho: Khu vực tập kết NVL không được phân chia rõ ràng, kèm theo tính cẩu thả trong quá trình làm việc dẫn đến việc nhân công sắp xếp lộn xộn các cont hàng hóa, ngày nhập kho, từ ngày này sang ngày khác khiến cho quá trình sản xuất thường xuyên bị gián đoạn Thời gian lãng phí trung bình để tìm thấy NVL trong 3 ngày tác giả quan sát là 12,31 phút Kèm theo đó là những rủi ro dùng sai NVL để sản xuất tạo thêm nhiều lãng phí

Hình 3 7 Nơi tập kết NVL sắp xếp lộn xộn

(Nguồn: Tác giả thu thập)

Hướng xử lý mà tác giả đã đề xuất với quản lý chính là chia khu vực thành 4 phần (tương ứng 4 ngày nhận hàng), mỗi phần được đánh dấu ngày nhận hàng riêng biệt Nhân công sẽ tự sắp xếp NVL vào đúng khu vực quy định, tinhf trạng lộn xộn sẽ được cắt giảm

 Nhận định từ tác giả:

Quy trình kiểm soát chất lượng NVL đầu vào của nhà máy được xem xét, xây dựng dựa trên dữ liệu trong nhiều năm qua và đã rất phù hợp với các nguồn lực mà nhà máy hiện có Việc kiểm soát NVL đầu vào luôn trong trạng thái chủ động QC được đào tạo một tinh thần làm việc có trách nhiệm, luôn mang theo các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm đảm bảo luôn thực hiện đúng các yêu cầu cũng như hạn chế tối đa các lỗi xảy ra cho các công đoạn sau ngay từ những bước ban đầu Tuy một số vấn đề vẫn còn tồn tại hoặc phát sinh thêm trong giai đoạn hiện tại, nhưng nhìn chung, đây cũng chỉ là những vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, khó tránh khỏi trong quá trình kiểm soát và hoàn toàn có thể xử lý triệt tiêu Sau những ghi nhận và đề xuất của tác giả, QA đã xem xét và có những điều chỉnh, sau cùng các lỗi này đã được cải thiện ngay trong quá trình sản xuất

2.3.1.2 Kiểm soát khu vực sản xuất trước khi tiến hành sản xuất

Báo cáo chung tình hình kiểm soát chất lượng

Gắn bó xuyên suốt quá trình sản xuất bánh trung thu từ những buổi training đầu tiên cho đến khi kết thúc quá trình, tác giả đưa ra những nhận định về quy trình kiểm soát chất lượng bánh trung thu tại nhà máy Sundo như sau: Ưu điểm:

 Quy trình kiểm soát chung đã khá hợp lý, quy trình kiểm soát lỗi chặt chẽ, mỗi quá trình, công đoạn phát sinh lỗi đều có hướng giải quyết hoặc khắc phục cụ thể Số liệu liên quan về các sản phẩm lỗi được ghi nhận và báo cáo mỗi ngày về phòng QLCL

 Nhân viên luôn hỗ trợ nhau trong công việc, các phòng ban tại nhà máy có sự gắn kết chặt chẽ Các quản lý, giám sát và QC làm việc tại bộ phận sản xuất trung thu có một group trao đổi thông tin, khi có lỗi phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào, mọi người đều có thể liên lạc và hỗ trợ nhau nhanh chóng giải quyết lỗi

 Quá nhiều công đoạn sản xuất cần có thêm QC giám sát và ghi nhận số liệu lỗi (quá trình sên nhân, tạo hình, nướng bánh, đóng gói) cộng thêm yêu cầu từ Giám đốc nhà máy ngày càng cao (tỷ lệ lỗi ở từng công đoạn < 3%) nhưng lực lượng QC của công ty quá ít

 Máy móc không được kiểm tra trước khi sản xuất, không được bảo trì thường xuyên

 Quy trình kiểm soát lỗi chưa rõ ràng, chỉ dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục theo hướng tạm thời, số liệu thống kê chưa thực sự chính xác vì thiếu nhân viên QC ghi nhận

 Thiếu máy móc, thiết bị cần thiết (cân) nhưng nhà máy vẫn chưa đầu tư

 Nhà máy có 2 QA, trong khi khối lượng công việc quá nhiều, dẫn đến tình trạng nhiều quy trình, tiêu chuẩn xử lý lỗi vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện (cụ thể là chưa có tiêu chuẩn kiểm soát lỗi quá trình đóng gói vì công ty vừa đầu tư sử dụng máy móc mới, các thông số vẫn đang được QA theo dõi)

Từ những phân tích về công tác kiểm soát chất lượng tại mỗi quy trình, tác giả nhận thấy có rất rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kiểm soát chất lượng của công ty còn hạn chế Nhưng thực tế việc triển khai các giải pháp để giải quyết hết hàng loạt nguyên nhân trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là không thể Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu ở những công ty cùng quy mô, ngành nghề, tác giả đưa ra đề xuất áp dụng phương pháp DMAIC nhằm đi sâu vào phân tích và tìm ra các nguyên nhân chính yếu nhất từ các quá trình trọng tâm, ảnh hưởng nhiều nhất đến cả quy trình, doanh số và công tác quản lý chất lượng của công ty để tìm ra các giải pháp thực sự mang lại hiệu quả trước tình hình hiện tại của doanh nghiệp

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DMAIC NHẰM CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CPTP SUNDO

Mục tiêu đảm bảo chất lượng của nhà máy Sundo Foods

 Đảm bảo chất lượng trong ngắn hạn

Mục tiêu trong ngắn hạn của Sundo là tạo ra sự gắn kết mật thiết với các khách hàng hiện tại đồng thời không ngừng kết nối thêm với nhiều đối tác khách hàng tiềm năng khác

Do đó, Sundo luôn cam kết giao các đơn hàng đúng hẹn Với quy mô sản xuất hiện tại, mục tiêu chất lượng của Sundo là đảm bảo sản xuất từ 5.000-6.500 bánh TP mỗi ngày, đồng thời không ngừng cải tiến thông qua việc giảm thiểu và khắc phục các lỗi

 Đảm bảo chất lượng trong dài hạn

Trong dài hạn, Sundo hướng đến việc ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại vào quá trình sản xuất Theo thông tin từ phòng QLCL và Giám đốc nhà máy, công ty sẽ tiến hành triển khai áp dụng các máy móc hiện đại như máy vô nhân bánh tự động và một số máy móc phục vụ quá trình nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm của khách hàng Từ đó, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Tiến hành áp dụng phương pháp DMAIC

Đồng hành cùng nhà máy trong suốt 3 tháng thực tập, tác giả thấy rõ nhiều vấn đề còn hạn chế tại nhà máy cũng như thấu hiểu mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm từ doanh nghiệp Đến với công ty với một tinh thần nhiệt thành, tác giả luôn muốn mang lại những giá trị tích cực dù là nhỏ bé thông qua những góc độ phân tích, cùng đưa ra những đề xuất giải pháp cải tiến quy trình cũng như giảm thiểu lỗi với công ty Cụ thể hơn, tác giả đã phân tích và đề xuất giải pháp thông qua việc thực hiện phương pháp DMAIC như sau:

Trước tiên, như những điều tác giả đã phân tích ở thực trạng và phần mục tiêu của doanh nghiệp, có thể thấy mục tiêu của việc áp dụng tiến trình DMAIC là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chất lượng của nhà máy Tiếp đến, tác giả hiểu rõ việc chọn sai vấn đề

53 cần cải tiến thì việc áp dụng tiến trình DMAIC 90% sẽ thất bại Do đó, tác giả xác định các vấn đề cần cải tiến dựa trên kết quả thống kê của đối tượng mà tác giả quan sát (bánh Thập cẩm Truffle Sò điệp xốt Savoure) và kết quả thống kê ở từng công đoạn từ phòng Quản lý chất lượng Dưới đây là những thống kê được đưa ra từ phòng QLCL của công ty:

STT Lỗi SP/BTP Tỷ lệ lỗi

1 NVL đầu vào Không có thống kê

Bảng 4 1 Thống kê lỗi BTP tại mỗi quy trình kiểm soát

(Nguồn: Phòng QLCL) Theo kết quả thống kê từ phòng QLCL và dữ liệu thu thập từ tác giả, có thể thấy các lỗi chủ yếu xảy ra ở công đoạn định hình bánh Thêm vào đó, mục tiêu đề ra của công ty là kiểm soát tỷ lệ lỗi ở công đoạn này là từ 2.5% - 3%

Do đó, tiến trình DMAIC sẽ được tác giả áp dụng nhằm tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, kiểm soát lỗi lặp đi lặp lại ở công đoạn này, mục tiêu giảm tỷ lệ lỗi xuống mức 3%

4.2.2 Đo lường – Measure Để trực quan hơn, tác giả áp dụng phương pháp Brainstorming thảo luận và lấy ý kiến từ trưởng phòng QLCL, bộ phận QA, QC nhằm xác định các yếu tố tác động đến CTQ – CTQ ở đây chính là quy trình định hình bánh Như đã đề cập, đây là công đoạn khởi nguồn cho các lỗi ảnh hưởng đến thành phẩm bánh, gây mất thẩm mỹ bánh dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng Shopee và Kohnan Sơ đồ CTQ như sau:

Hình 4 1 Sơ đồ CTQ quy trình định hình bánh trung thu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ những dữ liệu tác giả thu thập và sơ đồ CTQ nhằm đặt ra mục tiêu cải tiến cho nhà máy Trước khi áp dụng tiến trình DMAIC, tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn của nhà máy là 91% (nguồn: file tổng kết trung thu 2021) , mong muốn của Giám đốc nhà máy là luôn luôn nâng cao tỷ lệ thành phẩm và duy trì trên mức 95% Để đạt được mục tiêu này, tỷ lệ đạt chất lượng ở công đoạn định hình phải luôn luôn ở mức 97% đối với tất cả các loại bánh nói chung và loại bánh Thập cẩm Truffle Sò điệp xốt Savoure nói riêng

4.2.3 Phân tích – Analyze Để tìm ra các lỗi thường xuyên phát sinh cũng như các nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi trong quá trình Trước tiên, tác giả tiến hành dùng biểu đồ Pareto để phân tích tần suất phát sinh lỗi và tần suất tích lũy tương ứng khi đã xác định được các lỗi phát sinh thường xuyên trong quy trình Từ đó, tìm ra những lỗi quan trọng nhất cần được cải tiến Từ những dữ liệu tác giả thu thập từ ngày 25/07 – 13/08/2022, tác giả đưa ra bảng dữ liệu thống kê như sau:

Mục tiêu Cải thiện lỗi quá trình định hình.

Không lộ nhân bánh (mặt, thân, đế)

Thân và đế bị xén, méo, xệ

Sử dụng nhân công tay nghề cao

Hoa văn mặt bánh bị bể, nứt

Sử dụng máy móc hiện đại

STT Loại khuyết tật Số lượng

6 Cấn mặt bánh chằng chịt 68

9 Không đục lỗ thoát khí 16

Bảng 4 2 Bảng thống kê các loại khuyết tật

(Nguồn: Tác giả thu thập)

Hình 4 2 Biểu đồ Pareto thống kê các loại khuyết tật của quá trình định hình

(Nguồn: Tác giả phân tích trên công cụ minitab) Dựa theo kết quả thống kê từ biểu đồ Pareto, tác giả áp dụng nguyên tắc 80/20 để đưa ra quyết định tập trung giải quyết ba lỗi có tần suất xuất hiện nhiều nhất gây nên khuyết tật phổ biến, gồm những lỗi: Lộ nhân, Xệ và méo bánh, Cắt xén đế

Khi đã xác định được các lỗi gây khuyết tật cho BTP bánh Thập cẩm Truffle Sò điệp xốt Savoure, tác giả tiến hành áp dụng phương pháp Delphi hiệu chỉnh nhằm tìm ra những

56 nguyên nhân chính gây nên những lỗi này một cách khách quan và chính xác nhất thông qua việc khảo sát 12 chuyên gia tại công ty Trước khi áp dụng phương pháp này, tác giả đã lược khảo những bài nghiên cứu trước đó từ các tác giả Psomas và các cộng sự (2010); Min (2015); Nguyen và cộng sự (2022); Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu với 2 chuyên gia: QC Leader - Anh Tăng Thành Thái và Chuyên viên R&D - Chị Hoàng Thị Bắc Dựa trên các cơ sở đó, tác giả đưa ra 19 biến quan sát được chia thành 6 nhóm chính: Con người, NVL, Máy móc, Phương pháp, Đo lường, Môi trường Sau vòng khảo sát đầu tiên, tác giả nhận thêm được 5 biến quan sát từ những chuyên gia tham gia khảo sát đóng góp: CN5,CN6, MM3, PP5, MT4 Sau ba vòng thu thập ý kiến từ các chuyên gia, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra bảng kết quả như sau:

Yếu tố Biến quan sát Giá trị trung bình

Nhân viên QC thiếu kinh nghiệm, chưa kiểm soát được quy trình (CN1) 4,21 0.86

Nhân công không chịu tiếp thu ý kiến từ cấp trên (CN2) 3,43 0,14 Nhân công không chú tâm đến đảm bảo chất lượng (CN3) 4,07 0,57

Nhân công nói chuyện trong giờ làm việc, mất tập trung

Nhân viên QC phân biệt và coi thường nhân công (CN5) 1,36 -1

Do chiến lược thuê nhân công thời vụ của công ty (CN6) 4,21 0,71

Bột tạo vỏ bánh kém chất lượng (NVL1) 1,57 -1,00 Nhân bánh vo không chặt, không được sên đúng độ Brix

Nguyên vật liệu không được bảo quản đúng quy định

Máy tạo vỏ bánh chưa đồng bộ về khối lượng (MM1) 4,14 0,86

Máy định hình thường xuyên hỏng hóc (MM2) 4,86 1,00

Máy móc tự động không được đầu tư nhiều, hiệu năng kém

Chưa chuẩn hóa cách kiểm soát nhân bánh (PP1) 3,00 -0,29 BTP bánh không được vo đúng phương pháp (PP2) 4,09 0,82

BTP bánh bị đặt sai cách, lệch trọng tâm trên chuyền định hình (PP3) 4,14 0,71

Tiêu chuẩn chấp nhận không rõ ràng (PP4) 4,43 1

Hứng BTP bánh bằng tay làm méo, xệ bánh (PP5) 4,07 0,71 Đo lường

Sai khoảng cách đặt BTP bánh lên chuyền (ĐL1) 3,79 0,14

Cân sai khối lượng vỏ bánh (ĐL2) 4,07 0,86

Cân sai khối lượng nhân bánh (ĐL3) 4,14 0,71

Môi trường làm việc ồn ào (MT1) 4,14 0,71

Môi trường làm việc thiếu ánh sáng (MT2) 1,71 -1,00 Môi trường làm việc thiếu năng động (MT3) 2,21 -1,00 Môi trường làm việc lộn xộn, bừa bộn (MT4) 3,29 -0,14 Chú thích nhận và loại biến

Những biến bị loại sau vòng khảo sát 1

Những biến bị loại sau vòng khảo sát lần 2

Các biến thỏa điều kiện (lần 3) và được chọn làm nguyên nhân gốc rễ

Bảng 4 3 Bảng thống kê kết quả thu thập ý kiến chuyên gia theo phương pháp Delphi

(Nguồn: Tác giả phân tích) Sau khi chạy dữ liệu lần 1, tác giả lần lượt loại ra 6 biến CN4, NVL1, NVL3, PP1, MT3, MT4 vì các chỉ số giá trị trung bình và CVR đều lần lượt nhỏ hơn 4 và nhỏ hơn 0,49

Ba biến CN2, PP2 và ĐL1 có giá trị trung bình trong khoảng 3,5-3,99 nên sẽ được đưa vào khảo sát lần 2 cùng với 5 biến CN5, CN6, MM3, PP6, MT4 được các chuyên gia đóng góp thêm vào bài khảo sát từ vòng 1 Tại vòng 2 và vòng 3, tác giả tiếp tục loại bỏ 4 biến không

58 phù hợp ra khỏi khảo sát, gồm: CN2, CN5, ĐL1, MT4, CN3 Nhìn chung, các biến được chuyên gia đóng góp vào khảo sát cũng nhận được nhiều sự đồng thuận (loại 2 trong số 5 biến thêm vào khảo sát), qua đó phản ánh lên được những ảnh hưởng nhất định đến việc kiểm soát chất lượng BTP

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Hoàng Thị Kim Oanh (2021). Áp dụng phương pháp DMAIC vào kiểm soát chất lượng tại CTCP Đầu tư Thái Bình. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp DMAIC vào kiểm soát chất lượng tại CTCP Đầu tư Thái Bình
Tác giả: Hoàng Thị Kim Oanh
Năm: 2021
[6] Phạm Huy Tuân &amp; Nguyễn Phi Trung (2016). Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng
Tác giả: Phạm Huy Tuân &amp; Nguyễn Phi Trung
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2016
[10] Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, &amp; Đinh Phượng Vinh (2010). Giáo trình Quản lý chất lượng. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý chất lượng
Tác giả: Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, &amp; Đinh Phượng Vinh
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2010
[9] James Freeman. (2021, April 11). Pareto Chart - A Six Sigma Tool for Measuring Process Performance. Retrieved from https://www.edrawsoft.com/pareto-chart-sixsigma.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pareto Chart - A Six Sigma Tool for Measuring Process Performance
Tác giả: James Freeman
Năm: 2021
[13] Min, J. C. H. (2015). Guiding the guides: developing indicators of tour guides’ service quality. Total Quality Management &amp; Business Excellence, 27(9-10), 1043–1062 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guiding the guides: developing indicators of tour guides’ service quality
Tác giả: Min, J. C. H
Năm: 2015
[16] Picarillo, A. P. (2018). Introduction to quality improvement tools for the clinician. Journal of Perinatology, 38(7), 929–935 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to quality improvement tools for the clinician
Tác giả: Picarillo, A. P
Năm: 2018
[17] Psomas, E. L., &amp; Fotopoulos, C. V. (2010). Total quality management practices and results in food companies. International Journal of Productivity and Performance Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: Total quality management practices and results in food companies
Tác giả: Psomas, E. L., &amp; Fotopoulos, C. V
Năm: 2010
[19] Sarah E. Burke &amp; Rachel T. Silvestrini (2017). The Certified Quality Engineer Handbook (4th ed). ASQ Publishing Opportunities Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Certified Quality Engineer Handbook (4th ed)
Tác giả: Sarah E. Burke &amp; Rachel T. Silvestrini
Năm: 2017
[20] Schroeder, R. G., Linderman, K., Liedtke, C., &amp; Choo, A. S. (2008). Six Sigma: Definition and underlying theory. Journal of Operations Management, 26(1), 536- 554 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Operations Management, 26
Tác giả: Schroeder, R. G., Linderman, K., Liedtke, C., &amp; Choo, A. S
Năm: 2008
[22] Skulmoski, G.J., Hartman, F.T. &amp; Krahn, J. (2007). The Delphi Method for Graduate Research. Journal of Information Technology Education: Research, 6(1), 1-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Information Technology Education: Research, 6
Tác giả: Skulmoski, G.J., Hartman, F.T. &amp; Krahn, J
Năm: 2007
[2] Bhargav, R. (2015) History and Evolution of Six Sigma [online]. https://www.simplilearn.com/ history-and-evolution-of-six-sigma-article (accessed 16 March 2017) Link
[3] Daniel Elisario. (2021. April 11). How to Create a Fishbone Diagram. Retrieved from https://www.edrawsoft.com/make-fishbone-diagram.html Link
[21] Simon Bell. (2021, March 15). Brainstorming Generating Many Radical, Creative Ideas. Retrieved from https://www.mindtools.com/brainstm.html Link
[2] Đặng Ngọc Sự &amp; Nguyễn Đình Phan (2017). Quản trị chất lượng. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
[4] Ngô Phúc Hạnh, (2011). Giáo trình Quản lý chất lượng. NXB: Tài chính Khác
[5] Nguyễn Thúy Quỳnh Loan cùng các cộng sự, (2020). Six Sigma cho cải tiến quá trình trong sản xuất: Một nghiên cứu tình huống. HCMCOUJS, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18 (5) Khác
[8] Tài liệu nội bộ (2022). Tiêu chuẩn bánh Trung thu công ty CPTP Sundo Khác
[9] Tài liệu nội bộ (2022). Báo cáo kiểm soát chất lượng bánh Trung thu công ty CPTP Sundo Khác
[11] Phan, T. T. T, Nguyễn, N. T. V. (2019). Lãng phí sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn khu vực Tây Nguyên. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 1 (2019) 68-78 Khác
[13] Vũ Minh Hưng, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Phan Anh, Nguyễn Hà Trung. Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu suất vận hành máy biến áp chính trong nhà máy nhiệt điện , Tạp chí Dầu khí Việt Nam: Tập 4 (2020).Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 2 Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của công ty CPTP Sundo - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 1. 2 Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của công ty CPTP Sundo (Trang 16)
Hình 1. 5 Một số sản phẩm bánh tiêu biểu của công ty - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 1. 5 Một số sản phẩm bánh tiêu biểu của công ty (Trang 19)
Hình 1. 8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 1. 8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 20)
Hình 2. 1 Quy trình kiểm soát chất lượng - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 2. 1 Quy trình kiểm soát chất lượng (Trang 25)
Hình 2. 2 Biểu đồ kiểm soát - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 2. 2 Biểu đồ kiểm soát (Trang 29)
Hình 3. 1 Quy trình mặc đồ bảo hộ và quy trình rửa tay - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 1 Quy trình mặc đồ bảo hộ và quy trình rửa tay (Trang 38)
Hình 3. 2 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng bánh trung thu - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 2 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng bánh trung thu (Trang 40)
Hình 3. 3 Quy trình xử lý lỗi phát sinh - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 3 Quy trình xử lý lỗi phát sinh (Trang 41)
Hình 3. 4 Quy trình kiểm soát NVL đầu vào - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 4 Quy trình kiểm soát NVL đầu vào (Trang 45)
Hình 3. 6 Thực trạng thiếu công cụ dụng cụ (Cân) - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 6 Thực trạng thiếu công cụ dụng cụ (Cân) (Trang 46)
Hình 3. 7 Nơi tập kết NVL sắp xếp lộn xộn - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 7 Nơi tập kết NVL sắp xếp lộn xộn (Trang 47)
Hình 3. 8 Nhân công rửa tay tại bồn và mang bao tay khi tham gia sản xuất - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 8 Nhân công rửa tay tại bồn và mang bao tay khi tham gia sản xuất (Trang 48)
Hình 3. 9 Dụng cụ và máy móc sản xuất bị bong tróc kim loại - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 9 Dụng cụ và máy móc sản xuất bị bong tróc kim loại (Trang 49)
Bảng 3. 2 Các tiêu chí kiểm soát BTP bánh trước tạo hình - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 3. 2 Các tiêu chí kiểm soát BTP bánh trước tạo hình (Trang 52)
Bảng 3. 3 Các tiêu chí kiểm soát quá trình định hình bánh BTP - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 3. 3 Các tiêu chí kiểm soát quá trình định hình bánh BTP (Trang 53)
Hình 3. 10 Quy trình xử lý lỗi ở quá trình định hình - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 3. 10 Quy trình xử lý lỗi ở quá trình định hình (Trang 54)
Bảng 3. 4 Các tiêu chí kiểm soát quá trình nướng bánh BTP - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 3. 4 Các tiêu chí kiểm soát quá trình nướng bánh BTP (Trang 57)
Bảng 3. 5 Các tiêu chí kiểm soát bánh TP tại quá trình đóng gói - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 3. 5 Các tiêu chí kiểm soát bánh TP tại quá trình đóng gói (Trang 59)
Bảng 4. 1 Thống kê lỗi BTP tại mỗi quy trình kiểm soát - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 4. 1 Thống kê lỗi BTP tại mỗi quy trình kiểm soát (Trang 63)
Hình 4. 1 Sơ đồ CTQ quy trình định hình bánh trung thu - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 1 Sơ đồ CTQ quy trình định hình bánh trung thu (Trang 64)
Bảng 4. 2 Bảng thống kê các loại khuyết tật - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 4. 2 Bảng thống kê các loại khuyết tật (Trang 65)
Hình 4. 3 Biểu đồ Ishikawa thống kê các nguyên nhân gốc rễ gây lỗi BTP - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 3 Biểu đồ Ishikawa thống kê các nguyên nhân gốc rễ gây lỗi BTP (Trang 69)
Hình 4. 4 Biểu đồ Pareto biểu diễn mức tổn hao chi phí theo thứ tự máy - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 4 Biểu đồ Pareto biểu diễn mức tổn hao chi phí theo thứ tự máy (Trang 72)
Bảng 4. 6 Bảng phân loại cấp độ nhóm máy - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Bảng 4. 6 Bảng phân loại cấp độ nhóm máy (Trang 73)
Hình 4. 7 Khuôn định hình sau cải tiến - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 7 Khuôn định hình sau cải tiến (Trang 77)
Hình 4. 8 Phân tích năng lực quá trình định hình sau cải tiến - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 8 Phân tích năng lực quá trình định hình sau cải tiến (Trang 78)
Hình 4. 9 Sơ đồ phân chia nhóm chất lượng theo từng công đoạn - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
Hình 4. 9 Sơ đồ phân chia nhóm chất lượng theo từng công đoạn (Trang 81)
Phụ lục 2: Sơ đồ mặt bằng bố trí tổng thể - Sơ đồ hạ tầng kỹ thuật - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
h ụ lục 2: Sơ đồ mặt bằng bố trí tổng thể - Sơ đồ hạ tầng kỹ thuật (Trang 94)
Phụ lục 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Quản lý chất lượng - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
h ụ lục 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Quản lý chất lượng (Trang 95)
Phụ lục 5: Bảng theo dõi thông số quá trình - áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng bánh truffle sò điệp xốt savouré tại công ty cptp sundo
h ụ lục 5: Bảng theo dõi thông số quá trình (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w