- Tìm ra những biện pháp phù hợp để ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ một cách hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo sự định hướng chỉ đạo của
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Trẻ con khi tham gia vào các hoạt động tạo hình, trẻ không chỉ đơn thuần là chơi mà thông qua những sản phẩm mà nó làm ra, những sản phẩm này thật nghệ thuật trong mắt chúng, nó chứa đựng những tình cảm, khát khao của trẻ, những mong muốn, ước vọng, thậm chí cả niềm đam mê của trẻ Những sản phẩm đó còn tái hiện lại cuộc sống của chúng (tranh vẽ gia đình, ngày tết, con diều…) và với sự trợ giúp của người lớn, trẻ ngày càng phát triển về khả năng thẩm mỹ, tiếp nhận cái đẹp (yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật…)Nghệ thuật tạo hình giúp trẻ chấp nhận có nhiều giải pháp, có nhiều quan điểm khác nhau, học được cách hợp tác và hòa đồng với bạn bè và người lớn, trẻ học được cách thể hiện cảm xúc, xây dựng sự tự tin, tất cả trẻ em đều thấy tự hào về tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của bản thân
Phương pháp giáo dục Steam là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật), Math (toán học) Khi ứng dụng phươg pháp này thì trẻ sẽ được phát triển thông qua việc tích hợp hài hoà từ 5 nhóm kĩ năng là: kĩ năng Khoa hoc, kĩ thuật, công nghệ, nghệ thuật, toán học Đồng thời giúp trẻ học tiếp cận qua chơi, qua việc trẻ được trải nghiệm với thí nghiệm khoa học giúp phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic, trẻ sẽ sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực
tế, đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất, dễ thực thi cho giáo viên và trẻ
Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi theo phương pháp Steam chính là cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật Cần tạo ra một môi trường học liệu phong phú, cơ hội sẵn sàng cho trẻ tham gia vào các hoạt động Steam Sử dụng các
đồ dùng tái chế như: chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy… Học liệu không quá đắt nhưng trẻ sẽ có được nhiều điều vô cùng giá trị
Giáo dục STEAM không phải là để trẻ sau này trở thành nhà khoa học, toán học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên, hoạ sĩ mà xây dựng cho trẻ có kỹ năng có thể
sử dụng được để hoạt động và phát triển trong thời kỳ 4.0 ngày nay
Ứng dụng các phương pháp giáo dục STEAM là giáo viên luôn tin tưởng mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh, khả năng, năng khiếu riêng và đều có cơ hội thành công Kết hợp việc học với vui chơi, giải trí để giúp trẻ có tinh thần thoải mái nhất Xây dựng chương trình học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, đánh giá từng chặng đường tiến bộ của trẻ Chính vì thế, phương pháp giáo dục trong trường mầm non phải được xây dựng dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ, mọi trẻ đều được quan tâm được phát huy thế mạnh, được hiểu, được đánh giá, được tôn
Trang 2trọng Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng phương
2 Mục tiêu của đề tài, sáng kiến.
- Tìm ra những biện pháp phù hợp để ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ một cách hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo sự định hướng chỉ đạo của trường, của ngành
- Nâng cao và phát huy năng lực của bản thân, giúp cho việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến nói chung và STEAM nói riêng có trọng tâm và đạt kết quả cao đồng thời phát huy mọi nguồn lực trong hoạt động giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non
- Trau dồi những kiến thức, phương pháp giúp trẻ học qua chơi thông qua hoạt động tạo hình; giúp trẻ bộc lộ được cảm xúc của mình, những điều trẻ suy nghĩ, những ý tưởng mới một cách rõ ràng mạch lạc, có nhiều kĩ năng hơn trong hoạt động tạo hình
3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Từ tháng 9/2023 đến tháng 4 năm 2024
- Tại lớp B1- mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi - Trường mầm non Yên Xá
II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1.Hiện trạng vấn đề:
Phương pháp giáo dục steam là một phương pháp giáo dục tiên tiến mới Bản thân giáo viên chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến nói chung và Steam nói riêng đề đổi mới nội dung, thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình giúp trẻ học qua chơi
Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng Đây cũng là một trong những khó khăn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu Giáo 4-5 tuổi nói riêng
Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp B1 mẫu giáo nhỡ (4-5) tuổi Tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau:
* Thuận lợi
- Sở GD và Phòng GD đã tổ chức các lớp tập huấn trực tuyến tiếp cận học qua chơi và ứng dụng phương pháp Steam trong GD mầm non do các chuyên gia giảng dạy
Trang 3- Ban giám hiệu (BGH) luôn quan tâm đến chất lượng chuyên môn của nhà trường, luôn tạo mọi điều kiện để cho giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn đặc biệt là kiến thức về hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, các buổi dự giờ học hỏi lẫn nhau từ chị em đồng nghiệp
- Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi tương đối hiện đại nhất là đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình như: Bộ dụng cụ Steam khoa học, bộ dụng cụ sáng tạo và học tập Steam…
- Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng đồng bộ môi trường trong và ngoài lớp có ứng dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến nên cảnh quan sư phạm đẹp, sáng tạo trong thiết kế các phòng chức năng, các khu vực, sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ để từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh
- Nhiều trẻ đã tham gia học năng khiếu nghệ thuật sáng tạo từ lớp mẫu giáo
bé nên trẻ đã có một số kiến thức kĩ năng về nghệ thuật tạo hình
- Phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của lớp và của nhà trường, luôn ủng hộ các nguyên vật liệu như: giấy, bìa màu, bìa cattong, hộp giấy để phục vụ
2.2 Khó khăn.
* Đối với giáo viên.
- Bản thân tôi chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến nói chung và Steam nói riêng đề đổi mới nội dung, thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình giúp trẻ học qua chơi
- Chưa được tham gia khoá học tạo hình cơ bản nào về phương pháp Steam, mà chủ yếu chỉ được tham gia các buổi tập huấn, tự bồi dưỡng và tự tham khảo, nghiên cứu qua các phần mềm giáo dục nên còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp để tổ chức ứng dụng Steam vào trong hoạt động taọ hình cho trẻ
* Về cơ sở vật chất (CSVC):
Tuy nhiên phòng học để đáp ứng cho việc giảng dạy theo phương pháp STEAM hiện nay của trường cũng chưa đáp ứng được đầy đủ theo yêu cầu mà cần được khắc phục từng bước
* Đối với trẻ.
- Trẻ chưa phát huy được tính độc lập, sự sáng tạo trong suy nghĩ còn thụ động theo mẫu minh hoạ của cô Trẻ chưa nói được cảm nhận của mình về thế giới xung quanh, các bài tạo hình còn đơn điệu, bố cục chưa đẹp… nên sản phẩm của trẻ kết quả chưa cao
- Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động chưa mạnh dạn, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm của mình
Trang 42 Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề.
hoạt động tạo hình thông qua phương pháp STEAM
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ Môi trường tiếp cận ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên và là môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ đáp ứng được sự phát triển của một nền giáo dục tiên tiến như: Sáng tạo trong trải nghiệm, hiện đại trong cách sử dụng, giá thành phù hợp, sắp xếp thuận tiện khi sử dụng, phong phú các góc hoạt động, học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu, giáo cụ trực quan vào hoạt động, kích thích trẻ tự nghiên cứu tư duy, chủ động, tích cực như: Tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành sáng tạo, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng
Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM để xây dựng môi trường là một trog những yếu tố then chốt để quyết định đến hiệu quả của hoạt động
Môi trường hoạt động STEAM phải được xây dựng gắn liền với sự kiện để học sinh khám phá và phải có nội dung mà giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành
(Ảnh minh họa 1,2)
Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi thì việc xây dựng môi trường steam trong góc chơi được tôi đưa vào 2 góc chính là khám phá và tạo hình, trong đó tôi tập trung xây dựng môi trường tại góc tạo hình để ứng dụng phương pháp Steam Vì môi trường góc là một phương tiện để kích thích và tạo cảm hứng tương tác, học tập và xây dựng sự hiểu biết của trẻ Môi trường được thiết kế chu đáo tập trung vào cấu trúc, đồ vật và cách bày trí khiến đứa trẻ có những sự lựa chọn cho riêng mình, chúng giải quyết vấn đề, tìm hiểu tỉ mỉ và khám phá với sự lựa chọn đó Bầu không khí mời gọi làm tăng hứng thú tích cực trải nghiệm và học tập trong trẻ Người lớn tin rằng, môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích trí tò mò, khám phá và sáng tạo của trẻ Môi trường là một bảo tàng thiên nhiên đầy sự đa dạng và phong phú giúp trẻ phát triển các mối quan
hệ giữa con người với nhau, các kinh nghiệm, ý tưởng và nhiều cách thể hiện các ý tưởng của mình
Góc chơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng Trong góc chơi cách sắp xếp bày đồ chơi phải đảm bảo khi trẻ chơi xong trẻ cũng biết tự cất đi và lúc lấy ra dễ dàng Trẻ được lựa chọn góc chơi Đồ dùng cho góc STEAM mầm non bao gồm các vật liệu rời, đồ xây dựng, blocks, đất nặn giấy, bút chì, giấy màu, đồ tái chế, đồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học Đồ dùng STEAM cũng có thể là các đồ hiện đại như Robotics , Robot
Trang 5Dash, Lego Wedo Nhưng trong trường mầm non hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi hơn như: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, các loại giấy màu, lá cây, túi bóng, que kem, dây vải mà các nguyên vật liệu này
có thể sưu tầm không mất tiền mua
(Ảnh minh họa 3)
Việc bày trí các NVL giúp trẻ tập trung vào chúng và châm ngòi cho những ý tưởng hoạt động của trẻ với chúng Điều quan trọng là vị trí trưng bày các NVL phải mang tính thẩm mỹ, trẻ nhìn thấy được và có khả năng sử dụng chúng Màu sắc tổng quan hài hòa và việc bày trí nắm bắt sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, truyền cảm hứng cho trẻ khám phá, sáng tạo và có thể đề ra một chủ đề nào đó Tính thẩm mỹ của trẻ cần được nuôi dưỡng trong những năm đầu đời Bày trí NVL thật đẹp mắt được xem là một phần rất quan trọng trong việc thiết kế môi trường học tập cho trẻ Để góc chơi ngăn nắp, gọn gàng, khoa học thì các đồ dùng, nguyên vật liệu tôi
đã tận dụng các hộp đựng giấy gam bọc bìa màu nâu nhạt giỏ mây tre, hộp nhựa để sắp xếp, phân loại trên giá giúp trẻ dễ lấy, dễ cất…
(Ảnh minh họa 4,5)
Góc tạo hình được bố trí gần cửa sổ để có không gian, đủ ánh sáng để trẻ dễ dàng hoạt động, không thiếu ánh sáng dẫn đến các bệnh về mắt cho trẻ Nếu phòng học không có có cửa sổ thì góc tạo hình nên đặt ở vị trí có ánh sáng từ lối đi ra vào, hiên, sân sau… vì ánh sáng tự nhiên luôn tốt hơn ánh sáng đèn cho mắt trẻ Bên cạnh đó góc tạo hình được đặt ở vị trí thuận lợi cho sự bao quát trẻ của giáo viên, hạn chế tối đa những tình huống nguy hiểm cho trẻ mà khi đó không có sự quan sát của giáo viên Góc tạo hình không đặt ở các vị trí che khuất tầm nhìn Vị trí góc tạo hình được lựa chọn phải có chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động cá nhân Để tạo hứng thú cho trẻ, không chỉ bố trí góc tạo hình trong lớp
mà tôi thường xuyên thay đổi môi trường và vị trí góc tạo hình để tạo ra sự mới mẻ thu hút hứng thú của trẻ Lớp tôi có các vị trí để bố trí góc tạo hình phù hợp, có chủ
đề tôi bố trí tại hiên sau, có chủ đề tôi bố trí tại phòng đón trẻ…
(Ảnh minh họa 6)
Trong góc tạo hình, tôi thường sử dụng chính sản phẩm sau khi hoạt động của trẻ để trang trí, làm phong phú góc chơi và tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú, nhờ vậy mà trẻ luôn có động lực để tiếp tục học hỏi, bên cạnh đó không gian học tập tràn đầy sản phẩm trẻ tự làm sẽ kích thích trí tưởng tượng, cho trẻ cảm giác và nhìn thấy những điều mới mẻ
Với sự sáng tạo của bản thân và những sản phẩm của trẻ tạo môi trường góc sáng tạo (góc tạo hình), tôi nhận thấy trẻ hứng thú, say mê trong góc hoạt động, trẻ cảm thấy tự hào khi những tác phẩm nghệ thuật của mình được trưng bày cho cô
và bạn xem Phụ huynh rất phấn khởi khi các sản phẩm của con mình được trưng bày ở các góc ở lớp
Trang 6(Ảnh minh họa 7,8)
động tạo hình phù hợp
Để tạo tiền đề tốt cho việc lập kế hoạch phù hợp với đối tượng trẻ, việc lập
kế hoạch, lựa chọn đề tài, lựa chọn nội dung bài dạy không quá khó nhưng để có một kế hoạch, nội dung bài dạy tốt có ứng dụng phương pháp Steam phù hợp với trẻ dựa trên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo, tôi luôn lắng nghe, chia sẻ cùng với sự hướng dẫn của BGH và trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, cùng tổ chuyên môn, tôi luôn tích cực quan sát, ghi chép những tiến bộ, những biểu hiện phát triển của từng trẻ trong nhóm lớp để có được một lựa chọn nội dung, bài dạy phù hợp nhất Không những vậy, việc lựa chọn nội dung, bài dạy có ứng dụng phương pháp STEAM phù hợp với đặc điểm của trẻ lớp mình với tôi là rất cần thiết
Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ
Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên
đề, trên mạng Internet, từ các hội nhóm ứng dụng phương pháp Steam, đồng thời tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp STEAM
Từ đó, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động Sau khi đã lựa chọn được những đề tài phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép trong các tháng để tổ chức các hoạt động đó Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình: Gồm có kế hoạch năm,
kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày
Tôi lựa chọn nội dung giáo dục vừa sức, không áp đặt và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu cuộc sống gần gũi xung quanh và trẻ biết tạo ra những sản phẩm bằng chính đôi tay của mình Ngoài những đề tài trong vở
“Bé tập tạo hình” do sở GD&ĐT ban hành, tôi đã lựa chọn thêm các đề tài và dự kiến các nguyên vật liệu cần cho đề tài theo từng chủ đề giúp bản thân giáo viên của lớp cùng nhau thực hiện hiệu quả kế hoạch trong suốt năm học
Sau khi đã lựa chọn được những đề tài phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dụng phương pháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau
Biện pháp 3: Khai thác, ứng dụng thực hiện quy trình tổ chức theo phương pháp Steam trong các hoạt động tạo hình và hoạt động góc một cách hiệu quả.
Trang 7Ứng dụng phương pháp Steam ở trường mầm non thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:Khám Phá
Bước 2: Tưởng tượng và thiết kế
Bước 3: Thực hiện
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
Với các bước thực hiện như trên tôi đã ứng dụng vào các hoạt động tạo hình cụ thể như sau:
Ví dụ : Làm dù bay
- Sau khi học xong trẻ biết làm thế nào để tạo ra một cái dù có thể hoạt động được
- Chuẩn bị:- Cốc giấy, ống hút, băng dính 2 mặt, túi nilong, băng dính xốp hình stiker trang trí, bột nhũ…
Để thực hiện hoạt động trước tiên tôi đã thu hút trẻ để trẻ thấy tò mò, muốn tìm hiểu bằng cách cho trẻ xem video về một chiếc máy bay đang bay thì gặp sự
cố, cô nêu vấn đề:
+ Làm thế nào để cứu được người phi công?
-> Trẻ tư duy, tìm cách giải quyết Sau đó phi công mở cửa nhảy dù ra ngoài… Từ video đó tôi hướng trẻ đến nội dung bài học làm cái d
Các bước tiến hành ( ứng dụng các kỹ năng của các lĩnh vực Steam)cụ thể như sau:
Bước 1: Khám phá
+ S (science - khoa học): Trẻ hiểu nguyên lý hoạt động của dù bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để dù bay được?
- Chiếc dù gồm những bộ phận nào?
+ T technology - công nghệ): Trẻ xem tivi, ipad về nguyên lý hoạt động và hình ảnh của chiếc dù
Sử dụng điện thoại chụp lại quá trình thực hiện dự án
(Gợi mở để trẻ nhận ra nguyên lý dù tiếp đất chậm, khi tiếp đất phải mở rông, phần tiếp đất hạ cánh phải mềm).
Bước 2: Tưởng tượng và thiết kế
Để phát triển kĩ năng xã hội của trẻ nên tôi gợi mở để trẻ lựa chọn các nhóm theo sở thích (4-5 trẻ/ nhóm) Trẻ về nhóm sẽ thảo luận, chia sẻ và thống nhất cách làm Sau đó, lên bản vẽ thiết kế chiếc dù, rồi phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm thực hiện các công đoạn
Chỉ hỏi 1- 2 câu để không ảnh hưởng đến thiết kế và tư duy của trẻ Một số mẫu câu hỏi như:
+ Câu hỏi so sánh: túi nilong to hay nhỏ thì tốt hơn?
Trang 8+ Câu hỏi tư duy: Tại sao chọn túi nilon/ bóng?
Bước 3: Thực hiện
+ E (engineering - chế tạo): Trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu để tiến hành làm dù theo ý tưởng của trẻ
+ M (math): Trẻ đo độ dài các ống hút và khoảng cách từ ống hút này đến ống hút kia (vì khoảng cách ống hút không bằng nhau thì dù sẽ bị nghiêng => dù không thể bay được)
Cách làm: Trẻ sẽ sử dụng 4 ống hút để cố định vào chiếc cốc giấy, sao cho
khoảng cách các ống hút bằng nhau -> Các đầu trên của ống hút, trẻ sẽ dùng băng dính để gắn cố định với 4 đầu dây túi nilong -> Như vậy, trẻ đã hoàn thiện chiếc dù của nhóm
Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên đến các nhóm quan sát và không nhận xét, chỉ đặt câu hỏi cho trẻ và đặt lưu ý khi thấy có vấn đề Giáo viên động viên và giúp trẻ cố gắng thực hiện làm dù theo ý tưởng của mình, tránh nhìn sang bắt chước nhóm khác bởi mỗi người có ý tưởng khác nhau và đều hay
Nguyên tắc trong Steam là hướng trẻ trở thành 1 người sáng tạo trong tương lai chứ không phải là đi bắt chước người khác
+ A (arts - nghệ thuật): sử dụng những băng giấy màu sắc khác nhau,để tạo màu và trang trí cho chiếc dù thêm đẹp
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
Tiếp theo tôi cho trẻ thuyết trình về chiếc dù mà nhóm mình vừa chế tạo Sau đó, cho trẻ trải nghiệm thả thử xem chiếc dù mình làm, rơi nhanh hay rơi chậm Từ đó, trẻ đưa ra kết luận và nguyên lí hoạt động của dù
(Ảnh minh họa 9,10)
Ví dụ : Làm cây nước mini
- Mục tiêu: Trẻ hiểu cách thiết kế cây nước mini mà nước có thể chảy ra được
- Chuẩn bị:Cốc giấy, ống hút, băng dính 2 mặt, túi nilong, băng dính xốp, chai nhựa, nước, màu thực vật, keo sữa, dụng cụ đục lỗ
Các bước tiến hành ( ứng dụng các kỹ năng của các lĩnh vực Steam)cụ thể như sau:
Bước 1: Khám phá
+ S (science - khoa học): Trẻ hiểu nguyên lý hoạt động của cây nước mini + T (technology - công nghệ): Trẻ xem tivi, ipad về nguyên lý hoạt động và hình ảnh của cây nước
- Sử dụng điện thoại chụp lại quá trình thực hiện dự án
Bước 2: Tưởng tượng và thiết kế
Để phát triển kĩ năng xã hội của trẻ nên tôi gợi mở để trẻ lựa chọn các nhóm theo sở thích (4-5 trẻ/ nhóm) Trẻ về nhóm sẽ thảo luận, chia sẻ và thống nhất cách
Trang 9làm Sau đó, lên bản vẽ thiết kế chiếc dù, rồi phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm thực hiện các công đoạn
Bước 3: Thực hiện
+ E (engineering - chế tạo): Trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu để tiến hành làm cây nước theo ý tưởng của trẻ
+M (math): Trẻ đo độ dài các ống hút và khoảng cách từ đế chai nhựa đến phần vòi nước chảy ra (ở giữa chai)
Cách làm: Trẻ sẽ sử dụng dụng cụ cụ đục lỗ để đục phần giữa chai => dùng
ống hút để cố định 1 đầu vào bên trong chai, 1 đầu ra ngoài ( nước chảy ra) cố định bằng băng dính hoặc keo sữa
+ A (arts - nghệ thuật): sử dụng những băng giấy màu sắc khác nhau,để tạo màu và trang trí cho chiếc dù thêm đẹp
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
Tiếp theo tôi cho trẻ thuyết trình về chiếc dù mà nhóm mình vừa chế tạo Sau đó, cho trẻ trải nghiệm thả thử xem chiếc dù mình làm, rơi nhanh hay rơi chậm Từ đó,
trẻ đưa ra kết luận và nguyên lý hoạt động của cây nước mini (Ảnh minh họa
11,12)
Ví dụ : Làm chong chóng từ cốc giấy
+ Chuẩn bị: Cốc giấy, màu nước, ống hút, kéo, keo dính…
+ Hình thức tổ chức: Cô cho trẻ quan sát một số mẫu chong chóng, hướng dẫn trẻ cách làm
+ Cách làm: Trẻ lấy cốc giấy và chia làm 6 phần bằng nhau, rồi dùng kéo cắt đều Sau đó, dùng màu nước để trang trí các cánh của chong chóng cho đẹp Lấy ống hút dính vào giữa phần đế cốc để làm cán Như vậy, đã tạo thành 1 chiếc chong chóng rất đẹp
- Trong hoạt động trên các nội dung của Steam được thể hiện như sau:
+ S (science - khoa học): Trẻ biết khi chơi chong chóng thì cần có gió, gió càng to chong chóng càng bay cao và xoay nhiều hơn
+ T (technology - công nghệ): Trẻ biết xem qua tivi, máy tính bẳng, điện thoại để tìm hiểu và nghiên cứu
+ E (engineering - chế tạo): Trẻ biết sử dụng hồ để dán các chi tiết lại với nhau + A (arts - nghệ thuật): sử dụng những băng giấy màu sắc khác nhau,để tạo màu cho chong chóng của mình
+ M (mathematíc- toán học): biết đo những dải giấy bằng nhau để khi cắt cho đều
(Ảnh minh họa 13,14)
Ví dụ : Làm ngôi nhà.
+ Chuẩn bị: vỏ hộp sữa, Giấy xi măng, bìa cát tông, màu vẽ, băng dính, kéo,
hồ dán…
Trang 10+ Hình thức tổ chức: Cô cho trẻ quan sát hình ảnh ngôi nhà rồi trẻ thiết kế
mô hình của mình
+ Cách làm: Trẻ lấy vỏ hộp sữa, sau đó dán bọc giấy xi măng bên ngoài và
tô màu trang trí cho ngôi nhà
- Trong hoạt động trên các nội dung của Steam được thể hiện như sau:
+ S (science - khoa học): ngôi nhà chắc chắn đứng vững được
+ T (technology - công nghệ): Trẻ biết xem qua tivi, máy tính bẳng, điện thoại để tìm hiểu và nghiên cứu
+ E (engineering - chế tạo): Trẻ biết sử dụng hộp sữa và hộp bìa cứng để làm thân nhà, và giấy bìa để làm mái nhà
+ A (arts - nghệ thuật): sử dụng các nguyên vật liệu khác để trang trí cho ngôi nhà đẹp hơn.
(Ảnh minh họa 15,16)
Ví dụ: Làm quà tặng chú bộ đội:
Ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân tôi đã cho trẻ làm những chiếc mũ để dành tặng cho các chú bộ đội, đối với trẻ thì hình ảnh chú bộ đội rất thân thương, trẻ rất yêu quý và kính trọng các chú bộ đội đặc biệt là trẻ rất vui khi được làm những món quà để tặng cho các chú Hướng dẫn trẻ làm mũ, ống nhòm
+ Chuẩn bị: Dạ màu, các loại giấy màu,băng dính 2 mặt, lõi giấy vệ sinh, dây buộc,
+ Cách thực hiện: giấy bìa làm chóp mũ, sau đó trẻ dùng băng dính 2 mặt gắn giấy màu xanh, rồi gắn lên xung quanh mũ sao cho kín Với ống nhòm trẻ
Gắn 2 lõi giấy với nhau và buộc dây đeo và trang trí họa tiết lên ống nhòm.
(Ảnh minh họa 17,18)
Ví dụ: Chế tạo xe ô tô có thể di chuyển được.
- Chuẩn bị: Bìa cattong, ống hút, bóng bay, keo nến, nút chai…
- Cách thực hiện: Trẻ được trải nghiệm cách đo, thiết kế sản phẩm ô tô và ô
tô có thể di chuyển được nhờ lực đẩy của không khí từ quả bóng bay
Để chế tạo được sản phẩm thì trẻ có thể học theo dự án từ những tiết tạo hình, tiết toán đo lường và so sánh kích thước bánh xe
- Từ những kiến thức thu thập được thì trẻ chế tạo được chiếc ô tô rất đẹp và
có thể di chuyển được
(Ảnh minh họa 19, 20)
Ví dụ: Làm bàn tay rô bốt
Quy trình để tạo ra bàn tay robot có thể cử động, đầu tiên trẻ sẽ phải suy nghĩ bàn tay sẽ hoạt động như thế nào thông qua những câu hỏi gợi mở của cô giáo Điều này sẽ rèn luyện trẻ khả năng tư duy, suy luận logic khi giải quyết mọi vấn đề