Biện pháp 2: Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi học tập, thí nghiệm trong hoạt động khám phá nhằm tạo hứng thú cho trẻ.. - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không có - Các điều k
Trang 1TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG B
-MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 4 -5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
Cấp học : Mầm non
Tên tác giả : Đinh Thị Cúc
Đơn vị công tác: Trường mầm non Minh Quang B Chức vụ : Giáo viên
NĂM HỌC: 2022 – 2023
Trang 2Tên sáng kiến
Đinh Thị Cúc 15/5/1990
TrườngMNMinhQuang B
Giáoviên Đại học
“Một số biện pháp giúp trẻ
học tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 -5 tuổi trong trường mầm non”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo
- Lĩnh vực tôi nghiên cứu thuộc lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày dùng thử: 10/2/2023
- Mô tả bản chất của sáng kiến (Đề tài SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ học
tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 trong trường mầm non” Trình
bày đúng quy định văn bản Kết cấu gồm 03 phần chính ( đặt vấn đề, giải quyết
vấn đề, kết luận và khuyến nghị)
Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học.
Biện pháp 2: Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi học tập, thí nghiệm trong hoạt
động khám phá nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan.
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải
pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải
pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
Lợi ích có được từ sáng kiến đó là:
* Đối với giáo viên:
- Nâng cao công tác, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
Trang 3- Có thêm kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ.
- Sưu tầm được rất nhiều các thí nghiệm Thường xuyên sưu tầm, sáng tạo nhữngtrò chơi thực nghiệm khám phá khoa học mới phù hợp với chủ đề học của trẻ
- Nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ Giáo viênphải luôn nâng cao chuyên môn, cùng tìm tòi, sáng tạo, khám phá, học hỏi kinhnghiệm để có chuyên môn tốt nhất để truyền đạt cho trẻ
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non
- Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động khám phá đối với sự pháttriển của trẻ
- Phụ huynh biết phối hợp, hợp tác, chia sẻ cùng giáo viên trong việc chăm sócgiáo dục trẻ
* Đối với trẻ:
- Trẻ rất thích và hứng thú tham gia vào các hoạt động khám phá, cùng khámphá, sưu tầm các thí nghiệm để thực nghiệm
- Trẻ mạnh dạn và tự tin tham gia hoạt động cùng cô và các bạn
- Biết đoàn kết, chia sẻ và cùng nhau học tập, tham gia các thí nghiệm
- Trẻ thêm hiểu biết về những điều lí thú xung quanh chúng ta, mở mang thêmkiến thức mới
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọingười xung quanh
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầuhoặc áp dụng thử nếu có:
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiếnlần đầu (nếu có):
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Minh Quang, ngày 6 tháng 4 năm 2023
Người nộp đơn
Đinh Thị Cúc
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Lúc sinhthời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng tình yêuthương và sự quan tâm đặc biệt Với bác, trẻ em là những mầm non, những chủ
nhân tương lai của đất nước Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp
có xanh thì quả mới tốt, trẻ con có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Và mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ
sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người đặcbiệt là lứa tuổi mầm non Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức,khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa học côngnghệ trong thời đại mới Và Khám phá khoa học dành cho trẻ em không phải làkiến thức khoa học mà qua đó trẻ học cách tìm hiểu về khoa học, biết suy đoán,phân tích và nêu kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận thấy khoa học khôngphải là cái gì đó quá khó và xa vời với trẻ
Khám phá khoa học là một trong những hoạt động có trong chương trìnhgiáo dục mầm non Khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng đúng đắn vềcác sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những chi thức đơn giản về thếgiới xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội
Mà mỗi đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quantrọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ Và khám phá khoa học luôn đưa đếncho trẻ những thứ mới lạ, trẻ luôn thích được tự mình khám phá thế giới xungquanh Vì vậy mà hoạt động khám phá phù hợp với tâm sinh lí của trẻ, thông quacác hoạt động khám phá trẻ được làm quen, và tiếp xúc với thế giới xung quanh
Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôidưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học
mà trẻ thu lượm được Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽgiúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy,phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học Vừamang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bịmột nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáodục khoa học mầm non Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độsống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sángtạo và kích thích sự tò mò, ham thích tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ
Trang 5Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có nhiều đổimới Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khámphá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây Đã có sự chú trọng nhấtđịnh trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Tuy nhiên, trong quá trìnhkhám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồmquá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức, cô hoạt động nhiềuhơn trẻ, trẻ hạn chế trải nghiệm để tự rút ra kết luận hay dự đoán về hiện tượng
sẽ sảy ra Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻkhông được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có
cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá Quy trình khám phámỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặcchính cô lại là người nói, trẻ chỉ nghe một cách thụ động Để khắc phục nhữnghạn chế nêu trên, mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khámphá như thế nào?
Từ những lý do trên, tôi đã quyết định tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đềtài: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 trong trường mầm non”.
2 Mục đích chọn đề tài.
Lựa chọn một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học giúptrẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Để trẻ vừa nắm được kiến thức, vừahình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết của hoạt động khám phá vàphát huy được tính độc lập sáng tạo của trẻ Trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều hơn,phát triển khả năng tư duy, dự đoán có lôgic, phát triển sự khéo léo cho trẻ khiđược thực hành và sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn
3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sách báo, tài liệu về các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ
- Dự giờ trao đổi kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp dùng lời, đàm thoại
Trang 6- Phương pháp thực, hành thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp động viên khen thưởng
5 Phạm vi nghiên cứu.
Lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi B2 với 31 cháu
6 Thời gian thực hiện đề tài
Đó là một đoạn của bài hát rất quen thuộc với mọi người đặc biệt là lứa tuổimầm non nói chung và trẻ 4 -5 tuổi nói riêng Câu hát nói lên thế giới xung quanh tarất bao la rộng lớn Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng cỏ cây, con vật, các vấn đề
về tự nhiên và xã hội Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắtnhìn thấy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng được khám phá,tìm hiểu về thế giới xung quanh Đó chính là môi trường sống của con người Nó lại
là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của conngười, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh
Căn cứ vào thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của BộGiáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáodục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày25/7/2009 của Bộ giáo dục à đào tạo và đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo;
Căn cứ vào kế hoạch số: 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 củaPhòng giáo dục và đào tạo Ba Vì về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học2022- 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì;
Trang 7Căn của hướng dẫn số:1116/PGDĐT ngày 09/9/2022 của Phòng giáo dục
và đào tào về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn giáo dục mầm nonnăm học 2022- 2023;
Thực hiện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổchức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022- 2023 trường MN Minh Quang B
II Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
a Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục hàng năm đã tổ chức chuyên đềbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thường xuyên được tham dựcác buổi tập huấn chuyên đề tại các trường bạn để trao đổi kinh nghiệm
- Nhà trường luôn bổ sung về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảmbảo phục vụ công tác chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy củanhà trường đạt hiệu quả cao Trường học được xây dựng rộng rãi, thoáng mát,lớp tôi được đầu tư trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, máy chiếu, đàn, tivi…nhiều giá góc đồ chơi đẹp
- Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn,thường xuyên thăm lớp dự giờ để đóng góp, rút kinh nghiệm cho các hoạt động
- Nhà trường có kết nối mạng wifi internet để giáo viên có điều kiện học hỏi,tìm tòi sưu tầm tranh ảnh, bài hát để các hoạt động thêm sinh động và hấp dẫn
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn,nghiệp vụ
- Đối với phụ huynh đại đa số làm nông nghiệp, ít thời gian quan tâm đếncon cái, coi nhẹ công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Trang 8- Bên cạnh đó có một số trẻ cá biệt nên trong việc cho trẻ quan sát, tìmhiểu các đối tượng trẻ chưa tập chung chú ý.
- Kinh phí mua vật thật cho trẻ hoạt động chưa có
2 Số liệu đều tra trước khi thực hiện đề tài.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp khi trẻ mới đến trường trong những ngàyđầu là 31 trẻ tôi đã bám sát vào mục tiêu giáo dục và tiến hành khảo sát như sau:
Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên bảng khảo sát trước khi thực nghiệm qua
việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻtham gia một số hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ baogồm các tiêu chí: Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khảnăng giao tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luận
Cụ thể, kết quả khảo sát đầu năm trẻ đạt được các mức độ sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm:
III Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học.
Biện pháp 2: Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi học tập, thí nghiệm trong hoạt
động khám phá nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan.
Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
Trang 9IV Các biện pháp cụ thể.
1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học.
Môi trường lớp học là gì? Làm sao để tạo được môi trường tốt cho trẻhoạt động? Như chúng ta đã biết muốn trẻ học tốt một vấn đề nào đó thì trướchết cần phải có môi trường cho trẻ hoạt động, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm.Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyếnkhích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ
Chính vì vậy, ở trường mầm non khi vào đầu năm học mới tôi đã rất chú ýđến việc xây dựng môi trường lớp học, sắp xếp các kệ đồ chơi gọn gàng, antoàn, hợp lí như các góc chơi tĩnh đi với nhau, các góc chơi động đi với nhau.Đảm bảo đủ khoảng cách cho trẻ hoạt động Đặt tên các góc đơn giản, dễ nhớnhư góc bán hàng đặt tên là “siêu thị của bé”, hay như góc học tập lấy tên là “bévui học toán” Bên cạnh đó ở các góc chơi tôi sắp xếp đồ dùng chơi vừa tầm vớicủa trẻ cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ lựa chọn Tôi đã vận dụng những nguyên vậtliệu dẻ tiền, có sẵn, gần gũi với trẻ, hay các đồ phế thải để làm đồ chơi cho trẻnhư: Cắt giấy màu, xốp làm rau, hoa quả, cây xanh, hộp sữa cắt ra làm thuyền, ô
tô, vải vụn làm thảm cỏ, thùng catong làm ngôi nhà, hàng rào, … và để trẻ đượctrải nghiệm với những đồ chơi đó giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu thích khámphá, tìm tòi Đồng thời tôi trang trí các góc mở một cách linh hoạt, hấp dẫn và
có thể sử dụng nhiều lần với nhiều bài học khác nhau
Minh họa: Hình ảnh 1
Bên cạnh đó trường đã xây dựng khu vui chơi trải nghiệm của bé Giúp trẻđược trải nghiệm nhiều điều lí thú, cùng khám phá về các dòng chảy của cát,dòng chảy của nước, bé khám phá về các màu nước… Trẻ cùng được hoạt động
“Học mà chơi chơi mà học” Qua hoạt động trẻ được sờ, nắm và chơi với cát,nước, màu…Sẽ mang lại nhiều trai nghiệm và tìm ra được các dòng chảy từ caosuống thấp và hiểu được điều lí thú trong tự nhiên Trẻ phát huy được tư duysáng tạo và càng hứng thú khám phá thiên nhiên xung quanh ta
Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha trộn màu sắc từ hai màu hay bamàu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích Hay những hình ảnh mang tính chất giáodục giúp trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên và sự vật xung quanh
Minh họa: Hình ảnh 2
Trang 10Kết quả, môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ họcsinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá, qua đó vốnhiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy sáng tạo Trẻlớp tôi luôn tò mò, tự đặt câu hỏi về những sự vật, hiện tượng xung quanh vớibạn, với cô và người lớn Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ chưa biết.
2 Biện pháp 2: Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi học tập, thí nghiệm trong
hoạt động khám nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
Trong họat động khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, Thí nghiệmđơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, pháttriển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quansát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ Chính vì vậy mà phươngpháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt độngkhám phá khoa học Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi học tập vàcác thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau:
* Một số trò chơi như: Truyền tin; đây là con gì; tạo nhóm; tìm lá cho
cây; Phân loại quả, ai nhanh hơn; hoa nở thế nào? Sắp xếp theo thứ tự… Và cụ
thể một số trò chơi tôi tổ chức thực hiện như sau:
- Ví dụ 1: Trò chơi: Phân loại quả.
+ Mục đích: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại quả có dạng quảtròn và quả dài
+ Chuẩn bị: Các loại quả, rổ đựng quả, vạch chuẩn
+ Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, yêu cầu đội 1 sẽ lên chọn loại quả tròn, đội
2 sẽ lên và chọn loại quả dài về cho đội mình Trẻ chơi chọn đúng theo yêu cầu
Minh họa: Hình ảnh 3
- Ví dụ 2: trò chơi truyền tin
+ Mục đích:
- Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi
- Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm
+ Chuẩn bị: 2 quả bóng bay Một số tranh về các giác quan
+ Cách tiến hành:
Trang 11- Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyềntin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy chotới trẻ cuối cùng
- Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu cầu Trẻtruyền tin cho bạn
thực nghiệm như sau:
- Ví dụ 1: Thí nghiệm: Vật chìm vật nổi
+ Mục đích: Trẻ biết vì sao trứng lại chìm và trứng nổi
+ Chuẩn bị: Ca đựng nước, cốc trong suốt, quả trứng, muối trắng, nước,thìa…
+ Tiến hành:
- Cô cho trẻ về nhóm, chuẩn bị các dụng cụ đồ dùng đủ cho trẻ
- Hỏi trẻ: trên bàn cô có những gì?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm, Cho trẻ chắt nước vào 2 cốc, 1 cốc để nguyênnước và thả quả trứng vào thấy hiện tượng trứng chìm suống đáy cốc Và cốckia cô cho 4-5 thìa muối trắng vào nước khuấy tan muối rồi cho trứng vào thấyhiện tượng trứng nổi lên
- Trẻ quan sát và giải thích
+ Giải thích và kết luận
Trang 12- Ta thấy khi nước nhẹ hơn thì trứng chìm, khi cho muối vào nước, tỷtrọng nước muối nặng hơn nên trứng nổi.
Minh họa: Hình ảnh 4 -Ví dụ 2: Thí nghiệm: Sự nảy mầm của hạt.
+ Mục đích: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mớisinh trưởng được
+ Chuẩn bị: một vài hạt đậu tương, đậu đen… 2 khay nhỏ, một ít đất, bìnhtưới nước
+ Cách tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1-2 tiếng sau đó lấy rađặt hạt vào khay có sẵn đất Đặt một khay ở nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻtưới nước hàng ngày Khay còn lại đặt trong tối và không được tưới nước Quansát sau 3-4 ngày, cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớndần còn khay để trong tối và không tưới nước sẽ không nảy mầm Lúc này côcho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên
+ Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ gieo xuống đất, có ánh sáng
và tưới nước đầy đủ thì hạt sẽ có thức ăn để nuôi dưỡng và nảy mầm và ngược lại,nếu không được chăm sóc và không có ánh sáng thì hạt sẽ không nảy mầm được
Minh họa: Hình ảnh 5 -Ví dụ 3: Thí nghiệm: Tan và không tan
+ Mục đích: Trẻ biết được muối, (đường) tan được ở trong nước và dầu ănkhông tan được trong nước
+ Chuẩn bị: Ca nước, cốc thủy tinh, dầu ăn, muối trắng, thìa …
+ Cách tiến hành: + Cốc 1: Cô cho nước vào cốc sau đó cho 2-3 thìa muối
và lấy thìa khuấy đều Hỏi trẻ thấy hiện tượng gì? Muối đã đi đâu? Qua thínghiệm ta thấy cho muối vào cốc nước khuấy thì thấy muối đã tan trong nước + Cốc 2: Chắt nước vào cốc và cô cho 3-4 thìa dầu ănvào trong cốc nước Ta thấy hiện tượng dầu không tan trong nước mà dầu nổilên trên mặt nước Qua thí nghiệm ta thấy dầu ăn không tan trong nước
Trang 13+ Giải thích và kết luận: Qua thí nghiệm trẻ rất hứng thú khi được tham gialàm thí nghiệm Biết được muối tan được trong nước và dầu ăn không tan.
giúp trẻ tiếp thu những kiến thức Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy động đượctất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ Khi lập kế hoạchcho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải kiến thức với trẻ đặcbiệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự sángtạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như:
Đồ dùng trực quan bằng vật thật: cốc, chén, con cá, các loại rau-quả…Các loại
mô hình: Mô hình máy bay, Tàu hỏa Các loại tranh ảnh, lô tô
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nộidung từng hoạt động dạy học ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi hoạt động khámphá khoa học tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ
dễ hiểu và thích thú Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựachọn tranh, hình ảnh để dạy trẻ Đối với những tiết có chủ đề về môi trường tựnhiên thì tôi lựa chọn những đồ dùng trực quan là đồ chơi Để đưa vào trong cáchoạt động dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, con vật…Quanhững đồ chơi được làm khéo léo giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồchơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng Ngoài ra tôicòn sử dụng những đồ vật thật như hoa, quả, rau… để đưa vào hoạt động dạyhọc Vì trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng có sự tưởng tượng chưaphong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít Khi cho trẻ được tiếp xúc với vậtthật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng nhất
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát vàtrải nghiệm
- Đây là quả gì? Nhìn xem quả cam có dạng hình gì? Màu gì?
Trang 14- Muốn trẻ hiểu rõ hơn tôi cho trẻ sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì?Muốn biết cam có mùi gì hãy đưa lên mũi ngửi xem nào… Cuối cùng tôi bổ camcho trẻ quan sát múi cam và trẻ nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ nói về vị củacam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa cam chưa chín có vịchua, còn quả cam chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắmvững những kiến thức tôi muốn truyền đạt Qua bài về quả cam tôi không những
đã cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả cam mà còn dạy trẻ kĩ năng bổcam và vứt rác đúng nơi quy định
Và tôi thấy việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quantrong hoạt động học tôi thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học,kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn
4 Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thốngmạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cáchmạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là ngành giáo dục Chính vì vậyngay từ cấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin nhưmột phần của hoạt động giáo dục Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ emmầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu íchtrong việc tiếp thu kinh nghiệm sống
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải sựvật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với hoạtđộng khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan sát máybay, các hiện tượng tự nhiên… , hay chúng ta không thể có thời gian để chứngkiến những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản củamột số loại vật nuôi, quá trình phát triển của cây…chính vì vậy để trẻ được tìmhiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thôngtin vào hoạt động học là một việc cần thiết