1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Tác giả Đinh Thị Tươi
Trường học Trường Mầm Non Minh Quang B
Chuyên ngành Giáo dục mẫu giáo
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Ba Vì
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 16,24 MB

Nội dung

TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG BSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả : Đin

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG B

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ

4-5 tuổi trong trường mầm non”

Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả : Đinh Thị Tươi

Đơn vị công tác : Trường mầm non Minh Quang B Chức vụ : Giáo viên

Năm học: 2022 - 2023

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Ban giám khảo chấm SKKN

Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công tác Chức

danh

Trình độ chuyên môn

Tên sáng kiến

Đinh Thị Tươi 07/6/1991

TrườngMNMinhQuang B

Giáoviên Đại học

Một số biện pháp tổchức tốt các tròchơi dân gian chotrẻ 4-5 tuổi trongtrường mầm non

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/02/2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến

Đề tài SKKN: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” Trình bày đúng quy định văn bản Kết cấu

gồm 03 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị)

Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Xây dựng trò chơi dân gian cho trẻ từ dễ đến khó.

* Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.

* Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dân gian và dạy trẻ thuộc lời

đồng dao

* Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép với từng hoạt động.

* Biện pháp 5: Động viên trẻ tham gia vào trò chơi dân gian.

* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh.

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả:

Lợi ích có được từ sáng kiến đó là:

* Đối với giáo viên:

- Nâng cao công tác, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ

- Có kỹ năng tốt hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động

- Có thêm kinh nghiệm trong tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ

Trang 3

- Nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non

- Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự

phát triển của trẻ

- Phụ huynh biết phối hợp, hợp tác, chia sẻ cùng giáo viên trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ

* Đối với trẻ:

- Trẻ rất thích và hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian

- Trẻ mạnh dạn và tự tin tham gia hoạt động cùng cô và các bạn

- Biết đoàn kết, chia sẻ và cùng nhau chơi các trò chơi dân gian

- Trẻ thuộc nhiều bài đồng dao chơi trò chơi, mở mang thêm kiến thức mới

- Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi

người xung quanh

* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu

hoặc áp dụng thử nếu có:

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến

lần đầu (nếu có):

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Minh Quang, ngày 9 tháng 4 năm 2022

Người nộp đơn

Đinh Thị Tươi

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 5

4 Những biện pháp thực hiện (biện pháp chính) 6

5 Những biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần) 6

5.1 Xây dựng trò chơi dân gian cho trẻ từ dễ đến khó 6

5.2 Xây dựng môi trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 7

5.3 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dân gian và dạy trẻ thuộc lời đồng dao 8

5.4 Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép với từng hoạt động 9

5.5 Động viên trẻ tham gia vào trò chơi dân gian 11

5.6 Phối hợp với phụ huynh học sinh 12

6 Kết quả sau khi thực hiện đề tài 13

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14

1 Kết luận: 14

2 Khuyến nghị: 14

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Trong trường mầm non, đối với trẻ vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ

Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc nuôi dưỡng, được học tập, mà quan trọngnhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Trò chơi là một hình thức củahoạt động nhận thức Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ,

tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởngtượng của trẻ Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển

Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “học mà chơi, chơi mà học” vì vậy, trò chơi

có vai trò vô cùng lớn đối với đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trò chơidân gian Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nócòn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo Trò chơi dân giankhông những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo,khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đấtnước… Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũivới cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn Mặt khác cáctrò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ

có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn

Trò chơi dân gian góp phần phát triển toàn diện cho trẻ trong đó còn pháttriển cả ngôn ngữ rất tốt, rèn luyện phát triển thể chất, sự khéo léo, nhanh nhẹnhoạt bát, tạo được sự hòa đồng, thân thiện và đoàn kết

Có một số các loại trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo như: Trò chơi phân vaitheo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi xây dựng, trò chơi học tập, trò chơi vậnđộng, trò chơi dân gian, trò chơi khác nhau nhưng đều nhằm mục đích pháttriển toàn diện cho trẻ về trí tuê, kĩ năng Khi nhắc đến trò chơi cho trẻ mẫugiáo, ta không thể không nhắc đến trò chơi dân gian, một trong những loại hìnhhoạt động trong nhà trường mà trẻ rất thích, qua vui chơi phát triển ở trẻ khảnăng tư duy, óc quan sát và ngôn ngữ, nhằm giáo dục và phát triển toàn diện chotrẻ, đồng thời góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ mẫu giáo

Trò chơi dân gian dành cho trẻ thường gắn liền với môi trường sống gầngũi với thiên nhiên và con người Trò chơi dân gian chứa đựng nền văn hóa dântộc độc đáo và giàu bản sắc

Trò chơi dân gian bình dị, dễ chơi, đa số những trò chơi dân gian đều gắnvới một bài đồng dao hay bài vè Đó là những bài ca có nhịp điệu đơn giản, gieovần một cách thoải mái, lặp đi lặp lại, có luật chơi dễ hiểu dễ nhớ Vật dụng chơi

Trang 6

thường dễ tìm, dễ kiếm, có trong tự nhiên như: hòn sỏi, cái gậy, khăn, quảbưởi Vì vậy trẻ rất thích chơi và chơi mọi lúc mọi nơi dễ dàng.

Thế nhưng giờ đây, trong một xã hội công nghiệp, trẻ em chỉ quen vớimáy móc như máy tính, điện thoại, ipad nhưng trẻ lại không có lấy một khoảngtrống để chơi các trò vận động, để được chạy nhảy, reo hò Vì vậy mà các tròchơi dân gian ngày càng trở nên xa lạ với trẻ

Có thể nói, những bộ phim hoạt hình ô tô, máy xúc, trò chơi điện tử, cósức cuốn hút mạnh mẽ đối với hầu hết các trẻ nhỏ Không thể phủ nhận đượcmặt tích cực của những trò chơi đó, bởi nó giúp cho các em sớm được làm quenvới công nghệ thông tin

Nhưng việc quá say mê và lạm dụng những trò chơi điện tử ấy lại khiếncho trẻ dễ bị thu mình vào thế giới cô độc của riêng mình, làm trẻ mất khả nănghòa đồng vào tập thể Việc không được chơi những trò chơi dân gian cũng làmột thiệt thòi của các em bởi hầu hết trẻ em vẫn rất háo hức và thích thú, ở đócác em được sống thật với tuổi thơ, với khả năng và tâm hồn của mình

Hiểu được vai trò quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ em, tôinhận thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm rất cầnthiết và ý nghĩa Bản thân Là một giáo viên mầm non, tôi luôn suy nghĩ rằngmình phải như thế nào để tìm ra được các biện pháp tổ chức các trò chơi dângian cho trẻ một cách hứng thú và đem lại hiệu quả cao nhất Vì vậy tôi đã suynghĩ, tìm tòi, học hỏi tài liệu và học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, kinh nghiệm bảnthân, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian

cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mần non”.

2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm

Trò chơi dân gian là một thế giới của trẻ thơ, gắn liền với cuộc sống củacon người, những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những đồng dao âm điệu nhịpnhàng, hòa quyện với trò chơi làm cho trò chơ trở nên sống động, vui tươi nhínhảnh, trò chơi mang ý nghĩa luyện kỹ năng, góp phần phát triển toàn diện chotrẻ về đức-trí -thể-mỹ, làm phong phú vốn từ của trẻ Chính vì thế bản thân tôiluôn nghĩ cần phải nghiên cứu để tìm ra phương pháp để có thể tổ chức tốt cáctrò chơi dân gian cho trẻ một cách hiệu quả nhất và đem lại sự vui vẻ, yêu thích

và phát triển toàn diện cho trẻ

Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơidân gian cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ thỏa mãn đượcnhu cầu vui chơi của trẻ, thông qua trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển khảnăng tư duy, khả năng sáng tạo, khéo léo mà còn giáo dục trẻ về tình bạn, tình

Trang 7

yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, tạo được mối quan hệ tốt giữa cô với trẻ,giữa trẻ với trẻ khi tham gia các trò chơi dân gian.

Trẻ sẽ biết chơi với nhiều loại trò chơi dân gian, thích thú và tự tin, chủđộng khi chơi cùng bạn để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện

3 Đối tượng nghiên cứu

“Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi trongtrường mầm non”

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2- Trường mầm non Minh Quang B

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp tạo so sánh, phân tích, tổng hợp

Phương pháp thực hành trải nghiệm

Phương pháp kiểm tra đánh giá

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại nhóm lớp tuổi B2-Trường mầm non MinhQuang B

- Từ tháng 9 năm học 2022 đến tháng 4 năm 2023

- Củng cố và thực hiện cho những năm tiếp theo.

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

phương pháp giáo dục trong các hoạt động vui chơi trong đó có trò chơi dân gian.

Căn cứ vào kế hoạch số 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 củaphòng giáo dục và đào tạo Ba Vì về kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ nămhọc 2022-2023 của trường mầm non Minh Quang B, ngay từ đầu năm học nhàtrường đã triển khai đầy đủ các công văn 100% CBGVNV trong nhà trường và

Trang 8

chỉ đạo thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục “Học thông qua vui chơi, trảinghiệm” cho trẻ trong trường mầm non

Căn cứ hướng dẫn số: 1116/PGDĐT ngày 09/9/2022 của phòng giáo dục

và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn giáo dục mầm non năm học 2022-2023

Thực hiện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 2/9/2022 kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 trường mầm non Minh Quang B

Trò chơi dân gian nằm trong hoạt động vui chơi của trẻ, mang nhiều chứcnăng và mục đích giáo dục Trò chơi dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với sựhình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo Trò chơi dân gian mang đậm bản sắcdân tộc, vì trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo, lưutruyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạtvăn hóa dân gian Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn hoá dân giandành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sangđời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cáchtinh tế và nhẹ nhàng

Ngày nay, trò chơi dân gian được sử dụng nhiều trong các hoạt động vuichơi của trẻ trong trường mầm non, trong các hoạt động giáo dục và các dịp lễhội nhưng chưa được đề cao mục đích phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ quatrò chơi dân gian mà chủ yếu dừng lại ở tác dụng phát triển vận động, chuyểntiếp hoạt động cho trẻ Trong khi đó, các trò chơi dân gian rất đa dạng và phongphú, việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động ở trường mầm non mang

ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, trí tuệ cho trẻ đồng thời qua vui chơirèn luyện ở trẻ sự khéo léo, sự nhanh trí, nhịp nhàng, óc phán đoán và cảm xúcthẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể và sự đoàn kết, thân ái trong tìnhbạn Hơn nữa qua trò chơi dân gian góp phần xây dựng nhân cách mang đậm đànền văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ nhỏ Chính vì vậy trong những

năm qua Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường

học, như vậy để thực hiện tốt trò chơi dân gian có mục đích học tập, giáo viêncần tổ chức một cách linh hoạt các trò chơi dân gian để lôi cuốn, hấp dẫn trẻtham gia vào trò chơi một cách có hiệu quả

2 Cơ sở thực tiễn

Trong năm học 2022-2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4tuổi B2 với tổng số là 31 cháu trong đó có 17 cháu nam và 14 cháu nữ Thờigian qua, trường mầm non Minh Quang B luôn duy trì việc tổ chức cho trẻ chơimột số trò chơi dân gian Khi tôi tìm hiểu đặc điểm của trẻ, tôi thấy các trẻ đều

Trang 9

thích tham gia vào các trò chơi dân gian Tuy nhiên, vẫn chưa đạt hiệu quả cao.Với tình hình thực tiễn hiện nay lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:

Về phía trẻ: Đa số trẻ thích, hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt

động vui chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian

Về phía phụ huynh: Phụ huynh lớp tôi nhiệt tình hỗ trợ nguyên vật liệu

để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ

* Khó khăn:

- Về phía trẻ: Nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều do một số trẻ mới đến

trường, đến lớp nên còn nhút nhát, ít nói, nói chưa rõ ràng, chưa mạnh dạn vànhanh nhẹn khi tham gia vào các trò chơi

+ Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng tham giachơi nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc

+ Kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạonhóm chơi

-Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh do bận rộn với công việc chưa cóthời gian chơi với con nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các phương tiện hiện đạinhư tivi, ipad, điện thoại, đồ chơi điện tử

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài

Từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát trên 31 trẻ của lớp mình đang phụtrách về việc tham gia các trò chơi dân gian Qua khảo sát đầu năm kết quả thuđược của các cháu trong lớp tôi như sau:

Bảng khảo sát trẻ đầu năm học STT Nội dung khảo sát

Đầu năm

Số trẻ đạt

Tỷ lệ

%

Số trẻ chưa đạt

Trang 10

Qua bảng tổng hợp trên, tôi thấy, nhiều trẻ rất hứng thú với trò chơi dângian, nhưng không duy trì lâu, vẫn còn một số trẻ vẫn chưa có hứng thú thamgia Đa phần trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô, kĩ năng chơi của trẻ và kĩ nănghợp tác cùng các bạn trong khi tham gia trò chơi còn hạn chế và yếu

Từ những khảo sát thực tế như trên, tôi đã tìm ra những biện pháp phùhợp với trẻ, giúp trẻ hứng thú và có được kỹ năng tốt hơn khi tham gia trò chơi,

từ đó tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã đề ra một số biện pháptrong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ như sau:

4 Những biện pháp thực hiện (biện pháp chính)

- Biện pháp 1: Xây dựng trò chơi dân gian cho trẻ từ dễ đến khó.

- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.

- Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dân gian và dạy trẻ thuộc lời

đồng dao

- Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép với từng hoạt động.

- Biện pháp 5: Động viên trẻ tham gia vào trò chơi dân gian.

- Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh.

5 Những biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần)

5.1 Xây dựng trò chơi dân gian cho trẻ từ dễ đến khó.

Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, có những trò chơi dễ với lờiđồng dao ngắn dễ học và đọc và có những trò chơi khó hơn một chút và với lờiđồng dao có thể dài hơn

Giáo viên cần tích cực tìm hiểu, sưu tầm nhiều trò chơi dân gian Việc sưutầm trò chơi dân gian, giúp giáo viên có được ngân hàng trò chơi phong phú, đadạng dễ dàng lựa chọn để có thể đưa vào sử dụng trong các hoạt động cho trẻ

Giáo viên sưu tầm các trò chơi dân gian cho trẻ từ các nguồn tư liệu khácnhau như: các tuyển tập trò chơi dân gian hay trên các phương tiện truyền thông:internet, báo chí, trò chơi dân gian từ người dân địa phương

Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thựchiện các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dângian trong các chủ đề trong năm học như sau:

Chủ đề: Trường Mầm non: Trò chơi dân gian: Nhảy bao bố, thả đỉa ba ba, kéoco

Chủ đề: Gia đình: Trò chơi dân gian: Nu na nu nống, chi chi chành chành,chốn tìm, ô ăn quan

Chủ đề: Nghề nghiệp: Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba, kéo co, rồng rắnlên mây, kéo cưa lừa xẻ

Trang 11

Chủ đề: Động vật: Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột,bịt mắt bắt dê, cắp cua bỏ giỏ, câu ếch.

Chủ đề: Thực vật: Trò chơi dân gian: Tập tầm vông, trồng nụ trồng hoa.Chủ đề: Tết và mùa xuân: Trò chơi dân gian: cướp cờ, chơi đu, kéo co.Chủ đề: Giao thông: Trò chơi dân gian: đua thuyền

Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên: Trò chơi dân gian: Kéo co, Nhảy bao bố.Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ: Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa

xẻ, nhảy dây, cướp cờ, cắp cua bỏ giỏ

Tôi đã sưu tầm lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các tròchơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triểnthể chất Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian mà tôi tổ chức, trẻ nắmđược cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi dân gian

Sau khi sưu tầm trò chơi, giáo viên cần lựa chọn trò chơi dân gian, giáo viên lựachọn các trò chơi từ dễ hiểu dễ nhớ đối với trẻ sau dần mới tăng mức độ trò chơikhó hơn, để phù hợp với từng khả năng của trẻ ở mỗi giai đoạn và thuận lợi choviệc áp dụng vào từng thời điểm khác nhau trong năm học Ở độ tuổi trẻ mẫugiáo 4-5 tuổi vào đầu năm khả năng chú ý có chủ định còn kém, trẻ chưa tậptrung, còn nhút nhát, vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như:Chi chi chành chành, lộn cầu vồng, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, kéo cưalừa xẻ

Hình ảnh 1 Trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành.

Thời gian sau, khi trẻ đã mạnh dạn, tự tin và nhanh nhẹn hơn giáo viên dần dầnchọn những trò chơi dân gian khó hơn cho trẻ chơi như: Mèo đuổi chuột, rồngrắn lên mây, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba

Hình ảnh 2 Trẻ chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây.

Trong khi tham gia trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà tr ẻyêu thích và thực hiện những hành động chơi, vì thế mà trò chơi dân gian càngngày càng hấp dẫn với trẻ do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻngày càng phong phú nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thíchtìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau

Như vậy, giáo viên sẽ xây dựng một ngân hàng trò chơi dân gian phongphú và tổ chức trò chơi đảm bảo được sự phù hợp với trẻ trong từng thời điểm,

để đạt hiệu quả khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi

5.2 Xây dựng môi trường tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.

Các hoạt động vui chơi là được trẻ rất yêu thích và hứng thú, trước khitiến hành tổ chức các họat động vui chơi cho trẻ hay hoạt động nào thì môitrường tổ chức đều được quan tâm hàng đầu và rất quan trọng đối với trẻ, vì môi

Trang 12

trường là nơi để trẻ vui chơi và thể hiện bản thân và khả năng của trẻ Do vậy,giáo viên cần lựa chọn môi trường không gian phù hợp với đặc điểm cũng nhưtính chất và số lượng người chơi của trò chơi.

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như: Kéo co, mèo đuổi chuột,giáo viên cần phải xác định không gian chơi phải rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ,

vì trò chơi này đòi hỏi số lượng trẻ tham gia chơi đông, vì thế nếu mà sân chơichật hẹp, không bằng phẳng sẽ rất khó có thể chơi được mà còn ảnh hưởng đến

sự an toàn của trẻ trong khi tham gia

Hình ảnh 3 Trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.

Việc giáo viên lựa chọn đúng môi trường và thích hợp đối với mỗi trò chơi cụthể sẽ giúp trẻ có được không gian chơi hợp lý, đảm bảo cho trẻ tham gia hoạtđộng thỏa thích, giúp nâng cao hứng thú của trẻ trong trò chơi dân gian

Hình ảnh 4 Trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống

5.3 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dân gian và dạy trẻ thuộc lời đồng dao

Đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phongphú, dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi Mỗi trò chơi dân gian cómột hoặc nhiều đồ dùng hoặc cần dạy trẻ thuộc lời đồng dao, lời ca trò chơi đó

Ví dụ: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê thì cần một dải vải hoặc khăn bịt mắt.Chính vì thế, khi tổ chức một trò chơi dân gian nào cho trẻ, giáo viên cầntìm hểu kỹ lưỡng về cách chơi và luật chơi của trò chơi đó để có thể chuẩn bịđầy đủ yếu tố cần thiết cho trò chơi

Dạy trẻ đọc thuộc lời ca, lời đồng dao, một đặc trưng của trò chơi dângian là không bao giờ chỉ thực hiện các vận động mà còn thường hay vừa chơivừa đọc lời đồng dao nào đó Các bài đồng dao khiến cho không khí khi chơi trởnên vui vẻ, nhộn nhịp hơn, mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ýnghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ

Ví dụ : Trẻ đọc bài: “Chi chi chành chành”

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w