62.3.1Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vận động cho trẻ phù hợp bám sát chủ đề về xây dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt đ
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT
TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG
MẦM NON.
Người thực hiện: Trịnh Thị Cúc Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Trường Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 21.4 Phương pháp nghiên cứu 31.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2 Thực trạng của vấn đề 52.3 Các biện pháp nâng cao phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi 62.3.1
Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vận động cho
trẻ phù hợp bám sát chủ đề về xây dựng môi trường hoạt động
đa dạng, phong phú nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt
động
7
2.3.2
Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú, đa dạng
Nhằm thu hút trẻ trong hoạt động vận động một cách tự giác,
tích cực
9
2.3.3
Biện pháp 3: Thường xuyên lồng ghép tích hợp phù hợp giáo
dục vận động vào các hoạt động khác theo chế độ sinh hoạt
hàng ngày nhằm củng cố, rèn luyện những vận động cơ bản
mà trẻ đã được hình thành một cách bền vững, dẻo dai, khéo
léo tác động đến sự phát triển thể lực, sức khỏe của trẻ
13
2.3.4
Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn
luyện, củng cố các hoạt động vận động cho trẻ, đồng thời tranh
thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong việc xây dựng môi trường
giáo dục vận động và làm đồ dùng đồ chơi vận động cho trẻ
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong xã hội ngày nay, việc phát triển nhân cách của trẻ trong giáo dục
được đánh giá là phải phát triển tốt cho trẻ ở trên cả 5 mặt, đó là: Đức, trí, thể,
mỹ và lao động, phải có kỹ năng sống tốt để thích ứng được với mọi thách thứccủa cuộc sống Giáo dục mầm non cũng không nằm ngoài luồng sinh khí đó.Tuy nhiên, muốn có được một thế hệ trẻ em phát triển tốt các mặt như trên đãnói, phải tạo ra được một thế hệ trẻ em “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thểlực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”[1]
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ được hiểu một cách đơn giản lànhằm hình thành ở trẻ ý thức tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe,linh hoạt, luôn có được tâm trạng vui tươi, thoải mái, rèn luyện cơ thể để cóđược một con người nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và luôn luôn yêu đời, gópphần hình thành một nhân cách trẻ phát triển toàn diện
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và choviệc học tập suốt đời
Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì mục tiêu cụ thể là: Chương trình giáodục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3- 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị chotrẻ vào học ở tiểu học
Để phát triển thể chất tốt cho trẻ thì giáo dục phát triển vận động là mộttrong những nội dung quan trọng trong chương trình GDMN Giáo dục pháttriển vận động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển toàn diện của trẻ Các hoạt động phát triển vận động có mối quan hệchặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, phát triển vận động tốt giúp cho hệthần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, điều đó có tác dụng tốt nângcao năng lực nhận thức của trẻ
Phát triển vận động của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thôngthường như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật
cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào nhữngyếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng vàrèn luyện thân thể một cách có ý thức.Vận động là một trong những điều kiện cơbản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biếtnhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc, khám phá thếgiới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽtích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiếnthức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũnggiúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự tự tin, mạnh dạn, chú ý,tính kiên trì và cẩn thận
Trang 4Vậy phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục quantrọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ,cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, các nhiệm
vụ được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau Hình thức giáo dục phát triểnvận động ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vậnđộng nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sự tổnghợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sựphát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ Ở trường mầm non,phát triển vận động được thực hiện qua các Hoạt động học có chủ đích; Hoạtđộng Thể dục sáng và được tiến hành với tất cả các độ tuổi mẫu giáo Trong cáchình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phươngpháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướngđến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻhiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khókhăn xuất hiện trong hoạt động của mình
Thực tế hiện nay, các trường mầm non đã có sự quan tâm đúng mức tớicác hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, nhưng một số hoạt động hiệuquả giáo dục chưa cao, thực hiện chưa đầy đủ
Là giáo viên được giao phụ trách lớp mẫu giáo B6 (4-5 tuổi), tôi rất trăntrở và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt
là chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở lớp mình phụ trách, vì vậy
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp B6 (4 – 5 tuổi) trường mầm non Trường Xuân, huyện Thọ Xuân” để nghiên cứu trong năm học này.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp B6 (4
- 5 tuổi ) trường mầm non Trường Xuân
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ lớp B6 (4 - 5 tuổi) trường mầm non Trường Xuân, huyện Thọ Xuân
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
* Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu, thông tin thu được thông
qua việc sử dụng các phép tính toán học
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trang 5Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một trong những nhiệm vụ vôcùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện Chính vì vậy cần giáo dục cho trẻngay từ nhỏ để định hướng được sự phát triển cá nhân của trẻ, giúp trẻ phát triểntoàn diện
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi đểđưa ra những giải pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ đạt hiệu quả caohơn nữa
Tôi nhận thức được rằng, có rất nhiều những giải pháp khác có thể nângcao hơn nữa việc cung cấp kiến thức cũng như trẻ được thực hành việc phát triểnvận động một cách tốt nhất, thiết thực nhất
Trong đề tài nghiên cứu này, ngoài những giải pháp phát triển vận động màđồng nghiệp đề cập, tôi đưa ra thêm hai giải pháp mà trong năm học này tôi ápdụng thấy đạt kết quả rất cao như: Trẻ rất hứng thú và hình thành thói quen tậpluyện thể dục, hòa đồng với bạn bè, sống lạc quan vui vẻ, tinh thần tập thể đượcnâng lên, biết giúp đỡ mọi người, trẻ trở nên tự tin hơn trước đám đông, …
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận:
Văn bản hợp nhất số 01/VBHN–BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2017của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục mầm non cũng chỉ rõ:Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hàihòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm
mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học Đặc biệt đối với lĩnh lực Phát triển thểchất, mục tiêu đặt ra với trẻ là:
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sứckhỏe
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảmbảo sự an toàn của bản thân
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vậnđộng thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kémphát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao độngchân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh Vận động có vai trò hết sức5quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vậnđộng của trẻ là khác nhau Vì vậy khi lập chương trình giáo dục phát triển vậnđộng cho trẻ cần dựa trên những cơ sở sau: Các bài tập vận động phải phù hợpvới từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ Các bài tập vận động có tácdụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy
Trang 6sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể Cùng với việc dạy trẻ cácbài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tốchất vận động Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý
và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tácnhẹ nhàng chính xác Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiềuhình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như tròchơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao laođộng
Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ emcần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộcủa toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất
2.2 Thực trạng của việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp B6 (4 – 5 tuổi) trường mầm non Trường Xuân, huyện Thọ Xuân những năm qua:
Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp B6 (4
- 5 tuổi ) với tổng số là 28 trẻ trong đó có: Phần lớn trẻ hiếu động, nhanh nhẹn,hoạt bát trong các hoạt động
2.2.1 Thuận lợi
Ở trong trường mầm non, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạosát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địaphương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân và đặc biệt là sự phối hợpchặt chẽ của các bậc phụ huynh Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức tựhọc, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ trênchuẩn, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc và giáo dục trẻmột cách tốt nhất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ tương đối đầy đủ. Đa số phụ huynh và nhân dân trên địa bàn có mức sống
ổn định cùng phối hợp với cô giáo và nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ
Lớp tôi có tổng số 28 cháu và trẻ phát triển bình thường Trong đó có: 15nam, 13 nữ, hầu hết các cháu đều chăm ngoan đi học đều và đúng độ tuổi, cáccháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, tích cực tham gia vào mọi hoạtđộng trong ngày do cô tổ chức
- Trường đã có các khu vui chơi đầy đủ, sân vận động cho trẻ hoạt động
2.2.2 Khó khăn.
- Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho giáo dục vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi
ở trường, lớp chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn chorằng việc cho trẻ đến trường là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu
2.2.3 Tình hình khảo sát đầu năm:
* Thực tế khảo sát đầu năm ở lớp B6 (4-5 Tuổi) do tôi chủ nhiệm cho thấy:
- Nề nếp trong hoạt động phát triển vận động của trẻ chưa cao
- Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động vận động chưa thực sự pháthuy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ
Trang 7- Phương pháp tổ chức hoạt động vận động của giáo viên chưa thực sự lấytrẻ làm trung tâm.
- Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động vận động chưa thực sự chú ýđến trẻ cá biệt
- Các hoạt động vận động trọng tâm khi trẻ thực hiện chưa linh hoạt, khéo léo
- Thể lực của một số trẻ vẫn còn chưa đạt chuẩn
* Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
khảo sát
- Thực hiện bài tập phát triển chung
- Vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy,
ném, leo trèo, bò trườn )
- Trò chơi vận động (linh hoạt, khéo
léo, )
28 2828
17
1514
615350
111314
394750
Nhận xét: Qua bảng khảo sát cho thấy:
- Đa số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động vận động (đạt tỉ lệ 67%)
- Các hoạt động vận động trọng tâm khi trẻ thực hiện:
+ Bài tập phát triển chung được trẻ thực hiện tương đối tốt (đạt tỉ lệ 61%)+ Vận động cơ bản ( đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò trườn ) vẫn cònmột số hạn chế, thực hiện động tác chưa chính xác, tỷ lệ đạt chưa thực sự cao(đạt tỉ lệ 53%)
+ Trò chơi vận động ( linh hoạt, khéo léo, ) thực hiện chưa thành thục,mới đạt tỉ lệ 50%
- Tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo hình thành chưa bền vững (đạt tỉ lệ 46%)Chính vì vậy, giáo viên cần chú trọng để tìm ra các biện pháp phù hợphiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
2.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp B6 (4 - 5 tuổi) trường mầm non Trường Xuân, huyện Thọ Xuân:
Qua hoạt động vận động ở lớp B6 (4 – 5 tuổi) trường Mầm non Trường
Xuân, để khắc phục những hạn chế nâng cao chất lượng giáo dục vận động chotrẻ tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:
2.3.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vận động cho trẻ phù hợp, bám sát chủ đề và xây dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Trang 8a Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động.
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây và căn cứ vào nội dung
độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nàocủa chương trình năm học; Dựa vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ,tôi đã lên kế hoạch bài tập vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từngbài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào dạy trẻ cho phù hợp, đi từ dễ đếnkhó, đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, chuẩn bị cho trẻnhững kỹ năng vận động cao hơn Nội dung trong chương trình đã được trìnhbày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giảnđến phức tạp, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạtđộng khác và các sự kiện Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm
và thực hiện rất hiệu quả
Ví dụ: Đầu năm tôi cho trẻ thực hiện vận động bài “Đi trên ghế thể dục”,cuối năm cho trẻ thực hiện bài “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” để giúp trẻphát triển tốt khả năng giữ thăng bằng cơ thể
Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyềnđến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp Tôi sắp xếp các đồdùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng đến mỗi hoạt động như thể dụcsáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phùhợp với vận động mà giáo viên yêu cầu
Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khitrẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bàitập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem
Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻtham gia vận động tự nhiên và tích cực, phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầmquan trọng của giáo dục phát triển vận động nên cũng quan tâm hơn đến sự vậnđộng của con mình, xem vận động này, vận động kia con mình làm được đếnđâu, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,…
kế hoạch chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất” của lớp
Trang 9được nhà trường triển khai theo từng năm học Từ đó tôi đã chủ động sắp xếptrang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc logic, đặc biệt là góc vậnđộng, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh, tôi giành khoảng rộng hơn
để trưng bày được những đồ dùng tập luyện mà trẻ thích Ở trong môi trường đó,trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi giúp trẻhứng thú trong học tập
Tuỳ vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các hoạtđộng, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vận động tinh như:
xé, dán, cắt nặn Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra trẻ rất yêu thíchgiúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, Tôi đã chủ động
đề xuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 6-7 loại đồ chơi ngoài trời phù hợpvới sân trường, tạo không gian, vị trí chơi, tập luyện thoải mái, đảm bảo an toàncho trẻ Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ chơi tôi đều tận dụng các loại nệm mỏng đã
cũ đặt vào vị trí phù hợp để khỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ: cầu trượt, thangleo, thường xuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập Tuỳ theo thời tiết trong ngàytôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng là một hoạtđộng giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu laođộng
* Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập.
Để trẻ hứng thú vào hoạt động, bám sát kế hoạch và chủ đề trong năm,ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp chúng tôi đã tự làm mớiđược nhiều đồ dùng dụng cụ luyện tập cho trẻ, tôi đã dùng các loại ống nước đểlàm vòng thể dục, dùng các loại vải vụn để làm bao cát cho trẻ ném, dùng cácdây hoa để trang trí cổng thể dục cho trẻ chui qua, dùng các bánh xe cỡ lớn làmxích đu cho trẻ chơi.Tuy nhiên các loại đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động đềuđược làm đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, phải bền, chắc, có độ mềm dẻo
Hoạt động phát triển vận động việc sử dụng đồ dùng trực quan là mộtbiện pháp vô cùng quan trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua cácbài tập có tính thực tế, các bài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng,dụng cụ khác nhau, giúp cho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng
2.3.2.Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng nhằm thu hút trẻ trong hoạt động vận động một cách tự giác và tích cực.
a Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thôngqua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thểdục sáng, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt,nhưng hình thức thông qua hoạt động học là cơ bản vì trên hoạt động học thểdục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mụcđích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch Toàn bộ nội dung giáo dục phát triển vậnđộng được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khíacạnh nào đó của giáo dục thể chất Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vậnđộng không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn
Trang 10phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học Vì vậy trong hoạt động giáo dụcphát triển vận động tôi đã sử dụng các hình thức sau:
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ 10 trẻ
cùng cô nhảy lò cò
Ví dụ: Hình thức tập cả lớp - nối tiếp:
Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liêntiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồitiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng Tập theo nhóm nối tiếp trẻrất hứng thú và thi đua nhau tập
Ví dụ: Hình thức tập theo nhóm:
Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớpthành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáoviên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách Trong khi thực hiện bài tập theonhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhómkhông chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sangphần tiếp theo của buổi tập Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thìtôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tậpxong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai Sau đónhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1 Cuối cùng cả lớpchuyển sang phần tiếp theo của buổi tập Tôi đưa hình thức tập theo nhóm nàyvào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ,tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ
Ví dụ: Hình thức tập cá nhân:
Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướngdẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhượcđiểm của trẻ khi thực hiện bài tập
b Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi, chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Muốn trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động trong hoạt động giáo dụcthể chất thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ và cách sửdụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiệncác bước trong hoạt động giáo dục thể chất ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khảnăng vận động nhanh nhẹn, bình thường, hoặc lười vận động để tiện theo dõi và
có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh cùng giáodục trẻ Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phươngpháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:
Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi chạy