skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non nga thành

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non nga thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCPHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI

TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THÀNH - NGA SƠN

Người thực hiện: Thịnh Thị VânChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga ThànhSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

STTNỘI DUNGTRANG

6 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 27 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 38 2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu khí áp dụng sáng

kiến kinh nghiệm

39 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 410 2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài

dạy hoạt động phát triển vận động theo từng tháng phùhợp có hiệu quả.

511 2.3.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường vận động cho trẻ. 712 2.3.3 Giải pháp 3: Tập luyện thường xuyên (TD sáng)

khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ khi vận động

913 2.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động phát triển vận

động cho trẻ.

1014 2.3.5 Giải pháp 5: Lồng ghép các bài tập và tổ chức

cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc mọi nơi.

1215 2.3.6 Giải pháp 6: Đưa ra phát triển vận động vào

hoạt động ngoại khóa.

1416 2.3.7 Giải pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh trong

giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

1617 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1818 3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

Trang 3

1.1.Lý do chọn đề tài:

Thủa sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói:

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

Thật vậy! Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đấtnước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông để xây dựng bảo vệ tổ quốc xãhội chủ nghĩa.

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại Công nghiệp hoá, Hiện đại hoáđất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi căn bản về cơcấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao Trong đó “Conngười” đứng ở vị trí trung tâm Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệthống giáo dục Quốc dân góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triểntoàn diện nhân cách trẻ.

Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởitrong nghị quyết trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm

sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ “Sức khỏe là cái vốn quý nhất

của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[2]

Như chúng ta đã biết, phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi vềhình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới sự ảnh hưởng củađiều kiện sống và môi trường giáo dục Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục pháttriển thể chất sẽ giúp trẻ phát triển hài hòa các mặt về hình thái, chức năng củacơ thể, nâng cao khả năng thích ứng với môi trường Bên cạnh đó, giúp hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực, giáo dục trí tuệ, đạođức, thẩm mỹ, lao động cho trẻ.

Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọnghơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thànhnhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triểnlệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gâynên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.

Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em cần phải tiến hành một cách thườngxuyên và đồng bộ.

Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội vàđặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em đã có điều kiệnđược chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều Trên thực tế cónhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế,xã hội, chất lượng môi trường sống, song 3 yếu tố chính đó vẫn là hình thức tổchức giáo dục thể chất cho trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổchức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triểnđều đặn, sức khỏe được tăng cường nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn làtiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể trẻ.

Chính vì nắm được tầm quan trọng của thể chất đối với trẻ nên tôi luôn suynghĩ và trăn trở để tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ thỏa sức vận động

Trang 4

của mình trong các hoạt động mà không cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán Trongcác năm học trước tôi đã áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dụcphát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 đã đem lại kết quả rất cao và trongnăm học này tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi tôi

mạnh dạn áp dụng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triểnvận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 trường mầm non Nga Thành” để nâng cao

chất lượng giáo dục của lớp tôi.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Từ những thực tiễn trên, tôi đã học hỏi thêm kinh nghiệm để đề xuất cácgiải pháp nâng cao tính tích cực vận động trong hoạt thể chất ở trường mầm nonnhằm góp phần giúp trẻ tính tích cực tự giác trong giờ học, khỏe mạnh, nhanhnhẹn, có thể lực và kỹ năng kỹ xảo vận động tốt Qua đó giúp giáo viên dễ dàngchủ động khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ đồng thời nâng caochất lượng giáo dục trong trường mầm non.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻmẫu giáo 4-5 tuổi.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu

có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biệnpháp tổ chức thực hiện cho phù hợp.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm, tổng kết

kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, sau đó đưa ra các giải pháp ápdụng sáng kiến.

- Phương pháp dùng lời: Phương pháp này giúp trẻ quan sát có mục đích,có những hiểu biết nhất định về động tác cũng như các bước thực hiện, khiến trẻtiếp thu vận động một cách chính xác.

- Phương pháp trực quan - minh họa: Kết hợp với lời nói giáo viên làm mẫu

để trẻ có thể tiếp thu kiến thức thông qua nghe kết hợp với nhìn, từ đó dễ tưởngtượng và bắt chước theo.

- Phương pháp thực hành: Việc lặp lại vận động nhiều lần sẽ giúp cho trẻkỹ năng vận động - tự vận động Từ đó trẻ hiểu được trình tự vận động, tốc độthực hiện của cơ thể, nhịp điệu của từng động tác và cách dùng sức hợp lý.

- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê xử lý số liệu: Ngay đầu nămhọc tôi đã điều tra ghi chép về tình hình của từng trẻ thông qua phụ huynh, tôiđưa ra các biểu bảng theo dõi trẻ để có biện pháp điều chỉnh.

- Phương pháp đánh giá, nêu gương: Luôn động viên, khích lệ trẻ để trẻ tựtin tích cự tham gia vào hoạt động cùng cô.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Đất nước ta đang giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm cho dângiàu, nước mạnh, xây dựng một xã hội công bằng và văn minh Nghị quyết Hộinghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu “Con ngườiphát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trongsáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là

Trang 5

mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” Vấn đề vị trí của giáo dục Mầm non trong chiếnlược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi mầm non hiện nay nhưthế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thểtrẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn Sựphát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thườngnhư: Cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu và tỉ lệ các phần của cơ thể.Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luậtcơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ phát triển phụ thuộc vào những yếu tốnhư di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng, chế độsinh hoạt và rèn luyện thân thể một cách có ý thức

Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là nhiệm vụ của giáo dục phát triểnthể chất, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Dưới góc độ sinhlý học: Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự thamgia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Vận động (dù là ởmức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ởnhiều mặt khác nhau Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm pháttriển vận động cho trẻ được nghiên cứu lựa chọn và tổ chức một cách khoa họcđể đạt mục tiệu giáo dục đề ra.[3].

Thực hiện theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN_BGDĐT ra ngày13/04/2021 của Bộ GD&ĐT đặt ra các mục tiêu về phát triển vận động đối vớitrẻ mẫu giáo:

Trẻ có một số tố chất vận động nhanh nhẹn, manh mẽ, khéo léo và bền bỉ,trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, trẻ cókhả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng biết địnhhướng trong không gian [4]

.Đối với trẻ 4 - 5 tuổi, cơ thể đã cứng cáp hơn Tỉ lệ cơ thể đã cân đối tạo ratư thế vững chắc ở trẻ Trẻ tự lực, tự tin trong vận động, thường rất hiếu động.Trẻ đã có kinh nghiệm vận động, thói quen vận động đã được hình thành, sựphối hợp vận động tốt hơn Nhìn chung, trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi có khả năng thựchiện tốt các vận động cơ bản, các vận động thô, vận động tinh với yêu cầu caohơn và sự phối hợp vận động trở nên chính xác hơn.

Phát triển vận động cho trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động học thểdục, hoạt động thể dục sáng, hoạt động vui chơi, mọi lúc, mọi nơi, trẻ được thựchiện các bài tập phát triển chung, các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vậnđộng Vì thế, việc lựa chọn các bài tập vận động, trò chơi vận động phù hợp,đảm bảo khoa học sẽ có tác động hiệu quả tốt đến phát triển vận động của trẻ.

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm:

Năm 2023- 2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 - 5 tuổi với tổngsố là 22 cháu, trong đó 10 cháu nam và 12 cháu nữ trong quá trình thực hiện đềtài này, bản thân đã có những thuận lợi khó khăn như sau:

a Thuận lợi:

- Đối với nhà trường: Trường có khuôn viên sạch sẽ, rộng rãi, có nhiều đồdùng, đồ chơi hấp dẫn thu hút được sự tham gia của trẻ như: Cầu dây, thang leo,

Trang 6

bục bật, ghế thể dục, đích thẳng đứng…trong trường lớp để dạy trẻ được tốthơn Ngay đầu năm học, nhà trường tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm,đặc biệt là chuyên đề phát triển vận động, có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng chogiáo viên để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả Nhà trường có sự phối hợp giáoviên xây dựng kế hoạch phù hợp với cô và trẻ của từng lớp

- Đối với giáo viên: Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm nhiềunăm trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lývà khả năng của từng trẻ trong lớp, có kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triểnvận động.

- Đối với trẻ: 100% trẻ đã qua lớp mẫu giáo 3 tuổi nên trẻ đã có nề nếp, đasố trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, thích vận động.

- Đối với phụ huynh: Cha mẹ trẻ là những công nhân, người lao động còn trẻnên kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con khá tốt, việc phối hợp với cô giáo trongcông tác CS-ND-GD trẻ được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động.

b Khó khăn:

- Đối với nhà trường:

Thiết bị vận động đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hiện đại, chưa phong phú.Trường thiếu giáo viên nên ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức chăm sócgiáo dục trẻ trong ngày và trong hoạt phát triển vận động cho trẻ nói chung trẻmẫu giáo tôi phụ trách nói riêng.

Đối với giáo viên: Do trường thiếu giáo viên nên một mình thực hiện tất cảcác hoạt động quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ nên gặp nhiều khó khăn trongviệc nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Đối với trẻ: Lớp có một số trẻ nam hiếu động nên khi tổ chức rèn ý thức kỷluật còn gặp khó khăn.

Đối với phụ huynh: Cha mẹ trẻ đi làm đồng ruộng và đi làm ở các công tytăng ca về muộn, điều kiện kinh tế khó khăn, không có thời gian chơi với conđặc biệt là những trò chơi phát triển vận động.

Từ những thuận lợi và khó khăn nên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện đềtài này nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động giáodục thể chất.

Xuất phát từ thực tế trước khi áp dụng “Một số giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” tôi đã tiến hànhkhảo sát trên trẻ với các nội dung nhưng kết quả đạt được chưa cao, chưa đápứng được nhu cầu đặt ra

Bảng 1 Khảo sát kết quả đầu năm học kèm theo phụ lục minh họa.

Từ kết quả khảo sát như trên cho thấy: Việc cho trẻ phát triển vận động nhưthực tế kết quả khảo sát trên trẻ chưa cao là điều làm tôi luôn trăn trở suy nghĩphải làm gì và làm như thế nào để đạt được kết quả cao và tạo cho trẻ tâm thếhọc thoải mái, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học và có những giảipháp giáo dục mới nhằm mục đích nâng cao chất lượng giúp trẻ phát triển vậnđộng.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ thì mỗi giáo viên ngoàiviệc nắm chắc các phương pháp giảng dạy của từng hoạt động thì cần phải linh

Trang 7

hoạt sáng tạo Trong khi tổ chức hoạt động ở nhóm lớp mình đạt kết quả cao tôiđã tìm ra một số giải pháp, hình thức để giúp trẻ hứng thú một cách tích cực nhưsau:

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy hoạt động pháttriển vận động theo từng tháng phù hợp có hiệu quả.

Việc lập tổ chức cho trẻ vận động là việc làm hết sức quan trọng vì khi lậpkế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhận thức của trẻ với độtuổi của trẻ thì kết quả mang lại cho hoạt động sau đó sẽ rất tốt và ngược lại Đốivới trẻ mầm non, việc học tập tham quan vào các hoạt động phải đảm bảo vừasức, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ Do vậy tôi đã nghiên cứu dựa trên kế hoạchnăm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trìnhgiáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo; căn cứ vào thời gian, thời điểmthực hiện bài tập vào giai đoạn nào của chương trình năm học Căn cứ vào mứcđộ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung cácvận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theotrình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củngcố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năngvận động cao hơn Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loạivận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từngtháng, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện để trẻ có thể thông quachơi mà học, tìm hiểu, khám phá hay rèn luyện thêm cho trẻ Tôi tiến hành xâydựng kế hoạch hoạt động phát triển vận động cho các chủ đề như sau:

Chủ đềNội dung giáo dục phát triển vân động

mầm non

Thể dục sángGiờ thể dục

Tập những động tác hôhấp, PT cơ tay, vai, cơbụng lườn, chân - bật.

VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng.

TCVĐ: Tung bóng Tập thể dục kết hợp lời

ca của bài hát: “Trườngchúng cháu là trườngmầm non”.

VĐCB: Nhảy xa 40-50cmTCVĐ: Ai nhiều điểm nhấtTập bài: “Tập với vòng

VĐCB: Bật liên tục về phía trước

TCVĐ: Tung bóng vào rổ.

2 Bản thân

Tập các động tác củabài tập.

VĐCB: Đi, chạy theo tín hiệu.TCVĐ: Bật qua suối nhỏ.Tập thể dục kết hợp lời

ca của bài “Đu quay”.

VĐCB: Ném xa bằng hai tay.TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh.Tập các động tác kết

hợp với cờ, nơ.

VĐCB: Bật chụm tách chân theoô vẽ.

TCVĐ: Ai ném xa nhất Tập vỗ tay không. VĐCB: Bật liên tục về phía

Trang 8

3 Gia đình

TCVĐ: Chuyền bóng.Tập các động tác của

bài tập phát triển

chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.

VĐCB: Đi trên ghế thể dục.TCVĐ: Tìm nhà.

Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “Nắng sớm”.

VĐCB: Bò bằng bàn tay bàn chân 3-4m.

TCVĐ: Lăn bóng

4 Nghề nghiệp

Tập các động tác thể dục kết hợp với cờ nơ.

VĐCB: Tung bóng với người đối diện.

TCVĐ: Lăn bóng.Tập các động tác của

bài tập phát triển chungnhư: hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân.

VĐCB: Chạy nhanh 10mTCVĐ: Nu na nu nống.

Tập với vòng gậy VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.TCVĐ: Cáo và thỏ.

Vỗ tay không VĐCB: Bật liên tục về phía trước.

TCVĐ: Chuyền bóng.

5 Thế giới động vật

Tập thể dục kết hợp lờica của bài “Tiếng gàtrống gọi”.

VĐCB: Đập và bắt bóng tại chỗ.TCVĐ: Ai nhanh nhất.

Tập với vòng gậy VĐCB: Đi trên vạch kẻ sẵn.TCVĐ: Mèo đuổi chuột.Tập các động tác của

bài tập phát triển chungnhư: hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân- bật.

VĐCB: Chuyền theo hướng thẳng.

TCVĐ: Cáo và thỏ.

Tập với vòng gậy VĐCB: Chạy chậm 60-80cm.TCVĐ: Nu na, nu nống.

6 Thế giới thực vật

Tập các động tác kết hợp với cờ, nơ.

VĐCB: Trèo qua ghế dài 15cm x 30cm.

TCVĐ: Chồng nụ chồng hoa.Tập các động tác của

bài tập phát triển chungnhư hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân - bật.

VĐCB: Ném xa bằng 1 tay.TCVĐ: Mèo đuổi chuột.Tập kết hợp vòng gậy VĐCB: Ném xa bằng 2 tay,

chạy nhanh 10m.TCVĐ: Về đúng nhà.

Vỗ tay không VĐCB: Bật nhảy từ trên cao

Trang 9

TCVĐ: Mèo đuổi chuột.

7 Giao thông

Tập các động tác củabài tập phát triển chungnhư: hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân - bật.

VĐCB: Bật tách khép chân qua 5 ô.

TCVĐ: Ô tô và chim sẻTập thể dục kết hợp lời

ca của bài hát “Em điqua ngã tư đường phố”.

VĐCB: Bật qua vật cản 15cm

10-TCVĐ: Ném vòng cổ chai.Tập với vòng gậy VĐCB: Nhảy lò cò 3m.

TCVĐ: Ai nhanh nhất.Tập thể dục kết hợp lời

ca của bài “Em đi chơithuyền”.

VĐCB: Bật sâu 25cm.TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.

8 Hiện tượng tự nhiên

Tập các động tác củabài tập phát triển chungnhư: hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân - bật.

VĐCB: Ném trúng đích bằng 1 tay.

TCVĐ: Trời nắng, trời mưaTập với vòng gậy VĐCB: Chuyền bóng qua đầu.

TCVĐ: Ai ném xa nhất.Tập thể dục kết hợp lời

ca của bài “Trời nắng,trời mưa”.

VĐCB: Bật xa 30-40cm.TCVĐ: Cướp cờ.

Quê hương đất nước Bác Hồ

Tập các động tác củabài tập phát triển chungnhư: hô hấp, tay vai,lườn bụng, chân - bật.

VĐCB: Trườn theo hướng thẳng.

TCVĐ: Kéo co.Tập thể dục kết hợp lời

ca của bài “Như có BácHồ”

VĐCB: Ném xa bằng 1 tay, bật xa 30 - 40cm.

Vỗ tay không VĐCB: Chạy nhanh 15m, ném trúng đích nằm ngang.

Kết quả: Như vậy từ việc xây dựng kế hoạch một cách rõ ràng, phù hợp

với sự vừa sức của trẻ đã giúp tôi chủ động và linh hoạt hơn trong việc tổ chứccác hoạt động vận động cho trẻ, để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, vậndụng một cách linh hoạt khéo léo và hấp dẫn hơn.

2.3.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường vận động cho trẻ.

Như chúng ta đã biết, hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trênviệc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cựclà một việc làm không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh học của trẻ, giúptrẻ phát triển toàn diện Môi trường luôn đặt cho trẻ những thử thách, tìm tòi,khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốntrẻ tích cực, hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác Môi

Trang 10

trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động pháttriển vận động phù hợp Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử tháchkhả năng vận động của trẻ Vậy làm thế nào để giáo viên kích thích trẻ tích cựcvận động hiệu quả? Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp, bố trí lớp học theo mộtđịnh hướng, cụ thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bốtrí các góc một cách khoa học dưới dạng mở, các giá để đồ dùng cho trẻ hoạtđộng đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu và quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, dễcất Khi đến giờ hoạt động thể chất, trò chơi vận động hay hoạt động ngoài trờitrẻ có thể dễ dàng lấy những đồ dùng theo yêu cầu của cô giáo Những đồ dùngvận động cồng kềnh, nặng như đích ném xa, cột ném bóng, thang leo tôi sắpxếp riêng một góc để đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động, những đồ dùngcó tính năng giống nhau như túi cát, bóng hay vòng, gậy tôi sắp xếp cùng nhauđể trẻ dễ lấy, dễ cất Tôi trang trí lớp bằng những hình ảnh vận động từ tranh ảnhhoặc xốp dạ lên các mảng tường trong lớp học, ngoài hành lang, từ những hìnhảnh đó trẻ có thể dễ dàng thực hiện các vận động đúng quy trình mà không cầncó giáo viên ở bên cạnh hướng dẫn Như vậy trẻ có thể tham gia vận động khinào trẻ muốn như khi được bố mẹ đưa đến lớp, những giờ hoạt động ngoài trờihoặc khi được bố mẹ đón về Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tốkhông thể thiếu được, để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủđộng đề xuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 5 - 6 loại đồ chơi ngoài trời phùhợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ thoảimái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ chơi tôi đềutận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để khỏi bị trầy xướckhi trẻ chơi, ví dụ như: cầu trượt, thang leo, thường xuyên kiểm tra trước khitrẻ luyện tập Ngoài ra, tuỳ theo thời tiết trong ngày tôi có thể cho trẻ lao động,vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thểlực qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động

Hình ảnh trang trí môi trường phát triển vận động.

Kết quả: Khi xây dựng môi trường vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất

hăng hái tham gia trang trí môi trường trong và nhóm lớp cùng với cô qua đó trẻnắm được các hoạt động ứng với vận động khác nhau từ đó giúp trẻ tiến bộnhiều hơn, trẻ tham gia các vận động tích cực và tự nhiên hơn, đồng thời phụhuynh lớp tôi thấy được tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ, họ quantâm hơn đến vận động của con mình, xem con mình thực hiện vận động này nhưthế nào, thực hiện được đến đâu.

2.3.3 Giải pháp 3: Tập luyện thường xuyên (TD sáng), khuyến khíchtính tự giác và tích cực ở trẻ khi vận động.

Thể dục buổi sáng hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục sức khỏe, pháttriển thể lực cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non Buổi sáng ngay saukhi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cảngày, nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển

Trang 11

những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, thúc đẩy quá trình traođổi chất trong cơ thể Bắt đầu ngày mới bằng các bài tập thể dục khiến các bé ănngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn Với các bé biếng ăn thì vận động chính làphương thức hiệu quả nhất để kích thích cảm giác ngon miệng Với các bé đangthừa cân thì vận động giúp bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giảm thiểu sự tíchmỡ, tăng cường sự linh hoạt.

Tập thể dục buổi sáng thường xuyên giúp ổn định quá trình trao đổi chấtmỗi ngày Giúp bé ăn ngon hơn và ngủ sau hơn Những giấc ngủ trưa sẽ khiếncơ thể bé được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng nhanh chóng Các bé sẽ khôngbị tình trạng trằn trọc khó ngủ hoặc bị giật mình, tỉnh dậy quấy khóc.

Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất địnhsau giờ đón trẻ Thời gian tập khoảng 10 -15 phút Các bài tập thể dục buổi sángđều được kết hợp với âm nhạc, âm nhạc là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho các bài tậpthể dục buổi sáng Chỉ cần nghe tiếng nhạc vui nhộn là các bé đã muốn nhúnnhảy, chuyển động Những bé còn đang ngái ngủ cũng không thể ngồi yên mộtchỗ nữa, phải bật dạy tham gia cùng các bạn khác Tất cả các bé khởi động mộtngày tràn đầy năng lương Đồng thời tôi còn trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng,hoa tua, cờ…thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻtập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cộtsống của trẻ Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoảimái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy vàlàm các cử động khác Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗiđộng tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Những bài tập khó, có khối lượngvận động lớn chỉ nên lặp lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển chung đối vơi tay,chân thì nên từ 4 - 6 lần chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo mộtsố quy định Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em Bài tậpphải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thànhtư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, cácnhóm cơ…

Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng với vòng.

Kết quả: Qua hoạt động thể dục buổi sáng giáo dục trẻ sự chú ý, tính tự giác,

kiên định, tính cực khả năng cao về trí lực, làm nảy nở hứng thú và tình cảm.

2.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ

Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quátrình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung giáodục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên tắc: Bám sát chươngtrình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung, mục tiêu phù hợp độtuổi Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt Sự kết hợp hợp lý giữacác vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế củatrường, lớp và địa phương Như chúng ta đã biết qua tài liệu “Giáo dục pháttriển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có nhiều hình thức tổ chức: “Hoạtđộng thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời,

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21