1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi trong trường mầm non

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:

Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về: “Đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục và đào tạo” Thực hiện theo nội dung trọng tâm: “Giáo dụclấy trẻ làm trung tâm” Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm khám phá, “học màchơi, chơi mà học” Chúng ta có thể thấy rằng đối với trẻ mầm non: Trò chơi làmột hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của trẻ Đặc biệt là ởtrường mầm non, trong bất kì hoạt động nào cũng đều có các trò chơi nhằm mụcđích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ.Thông qua trò chơi mà trẻ học và khắcsâu được rất nhiều kiến thức bổ ích Điều đó chứng tỏ rằng trò chơi đóng một vaitrò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻmầm non.

Trong rất nhiều trò chơi dành cho trẻ thì trò chơi dân gian là một phần di sảnquý báu của dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ trí tuệ và sự lạc quan vui sống củabiết bao nhiêu thế hệ Những trò chơi đó được lưu truyền từ thế hệ này tới thế hệkhác với những sự sáng tạo không ngừng Đối với trẻ thơ thì trò chơi dân gian cómột ý nghĩa rất đặc biệt, như PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã nói “Trò chơi dân giankhông chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo mà còngiúp các trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, trong xã hội càng ngày càng hiện đại thì trò chơi dân gian càngngày càng mai một, không còn biết thế nào là chơi ô ăn quan, đánh khăng đánhđáo, nhảy ngựa, rồng rắn lên mây, chơi chuyền… Ngay cả đến các làng quê chúngta hiếm gặp các nhóm trẻ túm năm tụm ba chơi thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ,thậm chí vào ngày lễ như trung thu cũng không thấy cảnh các bạn nhỏ hò nhauchạy theo đội múa lân múa rồng…Thực tế cho thấy; trẻ nhỏ hiện nay, ngoài thờigian đến trường mầm non, một số trẻ được bố mẹ đón về nhà, để giúp bố mẹ cóthời gian làm việc nhà nên đã vô tình đưa con trẻ rơi vào tình trạng nghiện chơigame, xem phim hoạt hình, nghe nhạc, xem ti vi Có nhiều trẻ quá mê hoạt hìnhnên quên ăn uống Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cộtsống Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mớihọc lớp mẫu giáo 3 tuổi đã đeo cặp kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống

Nhận thức được những thực trạng và tầm quan trọng của trò chơi dân gian vớitrẻ em và hiểu rằng duy trì trò chơi dân gian chính là duy trì văn hóa truyền thốngđóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chăm sócgiáo dục trẻ mầm non Từ những lí do trên bản thân tôi đã nảy sinh và nghiên cứu

lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu

đưa vào dạy trẻ.

2 Mục tiêu của đề tài, sáng kiến.

Trang 2

- Tìm ra những biện pháp phù hợp đểtổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mộtcách hiệu quả nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo sự định hướng chỉđạo của trường, của ngành.

- Nâng cao và phát huy năng lực của bản thân, giúp cho việc tổ chức các trò chơidân gian cho trẻ có trọng tâm và đạt kết quả cao đồng thời phát huy mọi nguồn lựctrong hoạt động giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức của phụ huynh về côngtác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Trau dồi những kiến thức, phương pháp giúp trẻ học qua chơi thông qua các tròchơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, trí tuệ…

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Từ tháng 9/2023đến tháng 4 năm 2024.

- Tại lớp B1- mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi - Trường mầm non Yên Xá

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN1 Hiện trạng vấn đề

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vuichơi, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọngnhất trẻ phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Xuất phát từ vai trò quan trọng củahoạt động vui chơi đối với trẻ em tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dângian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa, giữ một vai trò quan trọng trongchương trình giáo dục trẻ mầm non Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nóiriêng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, trítuệ… cho trẻ mầm non, vì vậy giáo viên cần áp dụng và tổ chức các trò chơi dângian có hiệu quả trong các hoạt động của trẻ Nhưng để áp dụng tốt nhất, có hiệuquả nhất chúng ta cần tìm hiểu trò chơi dân gian là gì?

Trò chơi dân gian là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng tạo radựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mô phỏng lại những hoạtđộng đó.

Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơngiản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những tròchơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh.

Các trò chơi dân gian trẻ em như: Kéo co; Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê;Rồng rắn lên mây; Lộn cầu vồng; Ô ăn quan; Chi chi chành chành,… có thể chơimọi lúc, mọi nơi bởi lẽ nó không phụ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi củangười lớn.

Trang 3

Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó là hầu hết trò chơi đều gắn liền vớinhững bài đồng dao Nó là yếu tố ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi, là nhịp điệu củatrò chơi Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển ngôn ngữ của tròchơi dân gian đối với trẻ.

Tổ chức trò chơi dân gian: Đây là một quá trình giáo dục vận dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm quản lý và nghiệp vụ sư phạm để thu hút hướng trẻ vào tròchơi và với sự chuẩn bị chu đáo với các điều kiện để trò chơi diễn ra, tạo cho trẻmột "sân chơi " tốt, lành mạnh và bổ ích, không chỉ có sự hiểu biết về trò chơi,được thoả mãn nhu cầu chơi mà còn tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội lịch sử, nétđẹp, nét văn hoá của dân tộc ẩn chứa trong trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian trẻ em có ý nghĩa luyện kỹ năng Nó góp phần phát triểntoàn diện cho trẻ Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứngvới sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ Bởi lẽ ngôn ngữđóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn làphương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếpgiữa trẻ và mọi người xung quanh Và chính sự phát triển về các mặt: Đức – trí– lao - thể - mỹ Là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ, tạo môitrường rèn luyện ngôn ngữ nói.

Trò chơi dân gian là một thế giới của trẻ thơ, nó tạo ra cho trẻ một môitrường tự nhiên để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục chuẩnmực ngữ âm cho trẻ Vì vậy người giáo viên cần sử dụng những biện pháp dạy phùhợp để mang lại hiệu quả cao.

Thấy được mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dângian cho trẻ, bản thân tôi luôn đặt ra câu hỏi mình sẽ làm gì? Làm như thế nào? Đểgiúp trẻ hứng thú và tích cực chơi trò chơi dân gian chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề

tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5

tuổi” làm đề tài để nghiên cứu.

1.1 Thuận lợi

1.1.1 Về cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập tương đối đầy đủ.

1.1.2 Về phía giáo viên

miệng và cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng về chuyên

môn nghiệp vụ, rèn luyện về kỹ năng sư phạm hay như tự làm đồ dùng đồ chơiphục vụ cho các hoạt động Luôn học hỏi và tìm tòi thêm một số kiến thức, cách tổchức tốt trò chơi dân gian thông qua bạn bè, trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và sách

Trang 4

báo, có thể nói một điều rằng tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và đã sưu

tầm được một số trò chơi dân gian thú vị, đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo.

1.1.3 Về phía trẻ

tập, có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào trò chơi, đặc

biệt là trò chơi dân gian,thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.

1.1.4 Về phía phụ huynh

xuyên ủng hộ nguyên liệu, phế liệu cho giáo viên để tổ chức các trò chơi dân giancho trẻ.

1.2 Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi việc tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 4-5tuổi cũng còn gặp không ít những khó khăn.

1.2.1 Về cơ sở vật chất.

Một số cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức các trò

chơi dân gian cho trẻ chưa phong phú và đa dạng.

ít

1.2.2 Về phía giáo viên

thời gian nghiên cứu tài liệu về tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.

1.2.3 Về phía trẻ

Sĩ số trẻ đông vượt sĩ số quy định ( 48 trẻ).

Một số trẻ trong lớp có nhận thức không đồng đều, chưa mạnh dạn tự tin khitham gia vào các trò chơi.

1.2.4 Về phía phụ huynh

trẻ nên không phối hợp cùng giáo viên trong việc tạo môi trường góc mở cho trẻ.Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc phối kết hợp với nhà trườngđể nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chưa hiểu sâu về tầm quan trọng của việc tổ chứccho trẻ chơi trò chơi dân gian vì họ nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hợp vớicon em mình nên phụ huynh cho trẻ hướng tới trò chơi hiện đại.

Tất cả những khó khăn trên đều ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức trò chơidân gian của trẻ và từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượngthông qua tổ chức trò chơi dân gian ở trên trẻ.

2 Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề

Trang 5

2.1 Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức về cách tổ chức tròchơi dân gian cho trẻ

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi đã nhiều năm Bản thân tôicũng đã nắm bắt được đặc điểm tâm lý trẻ Tuy nhiên về cách thức tổ chức cho trẻchơi dân gian tôi vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm Khi dạy trẻ đôi lúc vẫn còn lúngtúng Tôi nghĩ nếu là giáo viên không nắm chắc cách thức trò chơi dân gian thì sẽkhông thể tổ chức cho trẻ chơi hứng thú và hiệu quả Nhận thức được điều đóvà thấy được mặt hạn chế của mình bản thân tôi nhận thấy mình phải nỗ lực họctập để bồi dưỡng chuyên môn còn yếu, học tập cách tổ chức trò chơi dân gian chotrẻ 4 - 5 tuổi.

Theo chuyên gia Phạm Hiền: Việc tổ chức và đưa các trò chơi dân gian vàokhông hề khó, không quá tốn kém về mặt chi phí nhưng cần phải tổ chức sao chohấp dẫn.Bản thân trò chơi dân gian rất hay và có nhiều ý nghĩa nhưng không phảiđứa trẻ nào cũng có thể hiểu hết được Do đó, cần phải có cách dẫn dắt, tổ chứckhéo léo thì trẻ mới tham gia hào hứng được.

Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã không ngừng học tập, tìm tòi nghiêncứu các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục Tham khảo trên mạng Internet,facebook, đồng thời tham quan một số trường trong huyện về cách thức, thủ thuậttổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Từ đó tìm ra được cách tổ chức trò chơi dân gianhay, phù hợp áp dụng vào thực tế để tổ chức cho trẻ lớp mình.

2.2 Biện pháp 2: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Như chúng ta cũng đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vàochế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất Đặc biệt, các trẻ ở lứatuổi mầm non lại cần điều này hơn ai hết Những trò chơi dân gian tôi đã sưu tầmvà thu thập được dưới đây để dạy trẻ nhằm giúp tăng cường sức khỏe, thể chất,phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán, giúp trẻ khéo tay,phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ, có những trò chơi mô phỏng là những tròchơi mà trẻ bắt chước, trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làmnhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử, các kỹnăng trong cuộc sống sau này Sau đây, Tôi xin giới thiệu một số trò chơi dân giandành cho trẻ mầm non hay nhất! Tôi đã tìm hiểu sưu tầm và lựa chọn đưa vào cácchủ đề trong năm học cụ thể như sau:

2.2.1 Trò chơi rèn sự phát triển thể chất cho trẻ

* Trò chơi: Kéo co

- Mục đích: Rèn sức mạnh, nhanh nhẹn và khả năng phối hợp với bạn chơi.- Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.

Trang 6

+ Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội.

- Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau Mỗiđội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại Khi có tín hiệu của cô thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình.

- Luật chơi: Khi cô hô bắt đầu: “ Kéo”, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

(Ảnh minh họa 1)

* Trò chơi: Mèo đuổi chuột

- Mục đích: Rèn sức mạnh, nhanh nhẹn cho trẻ

- Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng, rộng rãi.

- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 1 vòng tròn to Một trẻ làm Mèo và một trẻ làmChuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn Những trẻ đứng ở vòng tròn nắmhai tay nhau giơ cao làm thành hang Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm Chuộtchạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo Chuột chạy vào hang nào thì Mèo phải chạyvào hang đó Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc:

Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Chạy vội chạy mau

Bắt mèo hóa chuột.

Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo vàChuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang.

- Luật chơi: Chuột chạy hang nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy đúng

hang của chuột đã chạy thì mèo thua Khi chưa đọc hết bài đồng dao mà mèo bắtđược chuột thì chuột thua cuộc, còn khi đã đọc hết bài đồng dao mà mèo không bắtđược chuột là mèo thua cuộc.

(Ảnh minh họa 2)* Trò chơi: Rồng rắn lên mây

- Mục đích: Rèn sức mạnh, phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ

- Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng.

Trang 7

- Cách chơi: 1 trẻ đóng vai "ông chủ" và ngồi một chỗ Những trẻ còn lại nối đuôinhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:

Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không ?

+ Khi đọc đến câu " Có nhà hay không ?" trẻ dừng lại trước mặt "thầy thuốc" có

thể trả lời "có hoặc không" Nếu " thầy thuốc " trả lời "không" trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên Nếu " thầy thuốc " trả lời "có" cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của " thầy thuốc ".

Thầy thuốc: Cho xin khúc đầu?

- Luật chơi: Nếu trẻ làm " Thầy thuốc " bắt được "khúc đuôi" thỉ trẻ đổi vai và chơilại từ đầu.

(Ảnh minh họa 3)

2.2.2 Trò chơi rèn sự phát triển nhận thức cho trẻ.

* Trò chơi: Oẳn tù tì

- Mục đích: Trò chơi này giúp rèn luyện kĩ năng đếm đếm trên bàn tay.

- Cách chơi: 2 người chơi cùng 1 lúc Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay như:

Cái búa: Nắm các ngón tay lại

Cái kéo: Nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út và ngón út lại và xòe 2 ngóntay còn lại

Cái bao: Xòe cả 5 ngón tay ra

Lưu ý cách chơi: Cái búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùmđược cái búa Khi chơi cả 2 đồng thanh độc: “Oẳn tù tỳ ra cái gì ra cái này”

- Luật chơi: Khi đọc hết câu, đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau vớidấu hiệu tùy vào mỗi bên, sẽ biết thắng – thua theo luật định, khi hai bên ra cùngmột dấu hiệu thì được oẳn tù tỳ lại.

Trang 8

(Ảnh minh họa 4)

* Trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ

- Mục đích: Trò chơi này giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng.- Chuẩn bị: Sỏi…

- Cách chơi: Oẳn tù tì để xác định người đi trước Người đi bốc 5 hoặc 10 viên sỏilên rồi thả xuống đất Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngónduỗi thẳng ra làm càng cua Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viênsỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng Trẻcắp rồi đếm số sỏi mình cắp được Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiếnthắng.

- Luật chơi: Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽphải nhường cho người kế tiếp đi.

(Ảnh minh họa 5)

* Trò chơi: Ô ăn quan

- Mục đích: Giúp trẻ biết đếm số từ 1-> 5 hoặc từ 1->10 Rèn tư duy sáng tạo chotrẻ.

- Cách chơi: Trò chơi dành cho 2 người Vẽ 1 hình chữ nhật và chia hình thành 10

ô vuông với mỗi bên 5 ô đối xứng nhau hay còn gọi là ô quân Tiếp theo vẽ 2 hìnhbán nguyệt hướng ra phía ngoài ở 2 cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, đây gọi là ôquan Quân quan cần chọn loại có kích thước lớn hơn quân dân Ban đầu mỗi độisẽ đặt 5 quân vào ô dân và 1 quân vào ô quan.

Chọn người chơi trước bằng cách Oẳn tù tì Khi chơi, trẻ sẽ tính toán để bốc quânở bất kỳ ô nào của bên mình để rải quân vào các ô đi qua Rải đến khi nào gặp 1 ôtrống (ngoại trừ ô quan), bé sẽ được ăn số quân ở liền sau ô trống đó Cứ chơi nhưvậy đến khi bên nào ăn hết quan sẽ đếm số quân và ăn tới quan.

- Luật chơi: Mỗi lần bốc quân để rải vào các ô quân, quan chỉ rải 1 quân.

(Ảnh minh họa 6)

2.2.3 Trò chơi rèn sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Trò chơi: Chi chi chành chành

- Mục đích: Rèn sự phát triển ngôn ngữ, phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

- Cách chơi: Một bạn đứng xòe bàn tay ra, các bạn khác giơ một ngón tay trỏ ra

đặt vào lòng bàn tay đó, bạn đó đọc nhanh: "Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửaCon ngựa đứt cươngBa vương ngũ đếChấp dế đi tìm

Trang 9

Ù à ù ập."

Đến chữ "ập" thì bạn đó nắm tay lại, còn các bạn khác thì cố gắng rút tay thậtmạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho bạn khácchơi.

- Luật chơi: Chỉ dùng 1 ngón tay để “chi” vào lòng bàn tay của bạn.

(Ảnh minh họa 7)

- Mục đích: Rèn sự phát triển ngôn ngữ, phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

- Cách chơi: Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi chân ra, tay cầm tay,vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao:

Nu na nu nốngĐánh trống phất cờMở cuộc thi đuaChân ai sạch sẽGót đỏ hồng hàoKhông bẩn tí nàoĐược vào đánh trống

Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuốirồi lại quay ngược lại cho đến chữ “trống” Chân ai gặp từ “trống” nhịp trúng thì cochân lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếpsẽ về nhì người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc.

- Luật chơi: Mỗi lần chỉ được đập vào 1 chân.

2.3 Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi:

* Thứ nhất: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi:

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phongphú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từngtrò chơi Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứngmà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.

Ví dụ như trò: “ Ô ăn quan” đòi hỏi phải có sỏi cho trẻ chơi, Trò chơi “Kéo co”không thể thiếu dây thừng, dây vải buộc trên sợi dây thừng, trò chơi “ Kéo mocau” không thể thiếu những tàu mo cau Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắtdê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt…

( Ảnh minh họa 9)

Trang 10

Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáoviên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không cóđồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tốcần thiết cho trò chơi.

* Thứ hai: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao)

đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp ở trẻ, trò chơi dân gian trong quá trình chơitrẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó Chính vì đặc thù riêng của trò chơi dângian, nên mỗi một trò chơi thường gắn với một lời ca đồng dao, khi trẻ chơi trẻphải thuộc lời bài đồng giao của trò chơi đó, cho nên trước khi tổ chức trò chơi dângian mà có lời ca thì cô giáo phải dạy trẻ đọc thuộc những lời ca đó ở mọi lúc, mọinơi Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bàinào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và mang tính hồn nhiên của trẻ.

“ Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập….”

Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơikhông thể tiến hành.

Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao Chính vì vậy,tôi cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướngdẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Chơi hoạt động theo ý thíchbuổi chiều, chơi ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơicác trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tíchcực tham gia chơi.

* Thứ ba: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi

Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau Có những tròchơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơilớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng rắn lênmây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”…

Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Chichi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Ô ăn quan”…

Chính vì vậy, tôi cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng tròchơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

w