1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Phương Pháp DMAIC Vào Kiểm Soát Chất Lượng Tại CTCP Đầu Tư Thái Bình
Tác giả Hoàng Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Anh Vân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 7,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH (13)
    • 1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (14)
      • 1.1.1 Giới thiệu khái quát (14)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (16)
      • 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động (17)
      • 1.1.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty (18)
    • 1.2 Nhà máy 1 – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (19)
      • 1.2.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy 1 (19)
      • 1.2.2 Sản phẩm sản xuất và khách hàng (21)
      • 1.2.3 Đối thủ cạnh tranh (22)
      • 1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (24)
    • 2.1 Tổng quan về 6 sigma (24)
    • 2.2 Mô hình DMAIC (Define – Measure – Analyse – Improve – Control) ...... 12 .1 DMAIC là gì? (24)
      • 2.2.2 Nội dung của quá trình DMAIC (25)
    • 2.3 Lợi ích DMAIC mang lại khi áp dụng (32)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (33)
    • 3.1 Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn chung (33)
    • 3.2 Quá trình kiểm soát chất lượng và việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất (38)
      • 3.2.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào (39)
      • 3.2.2 Kiểm soát chất lượng quá trình may – gò và công nghệ đã được áp dụng 34 (46)
    • 3.3 Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ hiện đại vào kiểm soát chất lượng (59)
      • 3.3.1 Tình hình ứng dụng công nghệ hiện đại (59)
      • 3.3.2 Báo cáo chung về tình hình kiểm soát chất lượng (62)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DMAIC TẠI CÔNG TY (63)
    • 4.1 Mục tiêu chất lượng của Nhà máy 1 của TBS group (0)
    • 4.2 Các bước thực hiện tiến trình DMAIC (63)
      • 4.2.1 Define – Xác định (63)
      • 4.2.2 Measure – Đo lường (66)
      • 4.2.3 Analyze - Phân tích (67)
      • 4.2.4 Improve – Cải tiến (70)
      • 4.2.5 Control – Kiểm soát (83)
  • KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................... 71 (13)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 72 (85)

Nội dung

GIỚI THIỆU NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Tên giao dịch: THÁI BÌNH SHOES Co, Ltd (viết tắt là TBS GROUP)

Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

(nguồn: www.tbsgroup.vn) Địa chỉ: Số 5, xa lộ Xuyên Á, phường An Bình, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương

TBS group là tập đoàn lớn với 37.200 nhân viên kinh doanh đa dạng các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau “Công ty đầu tư và phát triển 6 ngành trụ cột chính, bao gồm: Sản xuất Công nghiệp Da giày, Sản xuất Công nghiệp Túi xách, Đầu tư - Kinh doanh - Quản lý Bất động sản và Hạ tầng công nghiệp, Cảng & Logistics, Thương mại & Dịch vụ Mỗi ngành đều đạt được những thành tích, thành công đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển vững mạnh của TBS.” (theo Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngành Giày TBS Group)

Thành lập từ năm 1989 thì đến nay TBS group đã xây dựng được rất nhiều nhà máy sản xuất giày – túi xách (khoảng 19 nhà máy) trải dài khắp cả nước với nguồn nhân lực chuyên môn cao, quản lý tốt và am hiểu và thực hiện đầy đủ các chiến lược của công ty.

Ngoài các nhà máy sản xuất giày – đế được xây dựng ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, … các nhà máy ở các tỉnh miền Nam như Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, An Giang, … thì TBS group còn mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh trên lĩnh vực địa ốc, logistics, … Tất cả những điều đó đã tạo nên một TBS Group vững mạnh phát triển cho đến hiện nay

Năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành công ty đầu tư đa ngành uy tín tại

Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm Hình 1.2 Sáu ngành trụ cột của TBS Group tự hào Việt Nam trên trên thế giới

Sứ mệnh Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Luôn cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích, gắn trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và luôn mang đến sự tin tưởng, an tâm cho khách hàng, đối tác và nhân viên.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Cờ thi đua của Chính Phủ

Huân chương lao động Nhất

Cán mốc 21tr đôi giày, 10tr túi

Nhà máy sản xuất túi xách đầu tiên

Nhận Huân chương lao động hạng Nhì

Cán mốc sản lượng 16tr đôi giày

Bằng khen top 5 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Da Giày Việt Nam Đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Cán mốc sản lượng 5tr đôi giày

Kí hợp đồng với nhiều đối tác uy tín trên thế giới

Hợp đồng gia công 6tr đôi giày nữ đầu tiên

Bích - Sơn cùng sáng lập

Công ty Giày Thái Bình

“Nhà máy 2” xây dựng chuyên sản xuất giày thể thao

Dự án “nhà máy 1” được phê duyệt và cấp phép hoạt động

Hình 1.3 Các giai đoạn phát triển của Công ty

Hình 1.4 Lĩnh vực hoạt động của TBS Group

(nguồn: www.tbsgroup.vn) Sản xuất công nghiệp da giày

Bắt đầu đi lên từ sản xuất giày trong 30 năm qua TBS luôn nỗ lực và phát triển tối đa thế mạnh của mình Hiện nay TBS được biết đến là thương hiệu đi đầu trong việc gia công sản xuất giày và sở hữu nhiều nhà máy công ty lớn rộng khắp cả nước

Vào năm 2011 TBS mở rộng sản xuất lấn sân sang sản xuất túi xách Đến nay, từng bước tạo lòng tin và uy tín trên thị trường và đạt mốc sản lượng 10 triệu (năm 2014)

Cảng – logistics Đặt tại vị trí chiến lược quan trọng, ngay trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, ICD TBS Tân Vạn.

Chuyên phân phối các thương hiệu thời trang quốc tế hàng đầu TBS Sport đang từng bước khẳng định vai trò chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối sản phẩm giày và túi xách, trở thành thương hiệu bán lẻ thời trang uy tín hàng đầu tại Việt Nam Đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng, công nghệ

Chuyên đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng công nghiệp, các khu công nghiệp, các dự án bất động sản công nghiệp và dân dụng

Dịch vụ du lịch và khách sạn

“Đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf cao cấp tại Việt Nam và Đông Nam Á.” (nguồn: www.tbsgroup.vn)

1.1.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG

HOLDING NGÀNH NGÀNH NGÀNH NGÀNH BĐS –TM

GIÀY ĐẾ TÚI XÁCH LOGISTIC -DU LỊCH

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức chung của TBS Group

(nguồn: phòng HCNS) Nhìn chung sơ đồ tổ chức của Công ty được phân chia một cách rõ ràng theo từng cấp bậc đứng đầu là hội đồng cổ đông, tiếp theo là hội đồng quản trị của công ty dưới hội đồng quản trị là ban TGĐ công ty chịu trách nhiệm điều hành chung và quản lý 6 khối ngành cũng là ngành trụ cột của Công ty Đối với ngành giày TBS group đã đầu tư đưa vào hoạt động tổng cộng là 7 nhà máy như đã kể trên và tác giả tập trung quan sát thực hiện báo cáo ở nhà máy 1 – tiền thân của TBS Group.

Nhà máy 1 – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

Nhà máy 1 là nhà máy đầu tiên của TBS Group đã có khoảng 30 năm hoạt động Vì là tiền thân của TBS Group nên hầu như các phòng điều hành đều được đặt ở đây

1.2.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy 1

LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH NHÀ MÁY 1

1 Kế hoạch sản xuất – xuất hàng

Gián tiếp phục vụ Trực tiếp sản xuất

KH ĐIỀU NHÂN SỰ - TRIỂN KHAI

HÀNH – KT CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ -

HIỆN MAY 1 MAY 2 GÒ 1 GÒ 2

1 Điều 1 Nhân sự 1 Triển khai hành sản 2 Giám sát công nghệ

1 Kế hoạch sản xuất xuất nội quy – - QLCL

2 CBKS kỷ luật may/gò vật tư 3 Định mức 2 Máy móc

3 Gia lao động, thiết bị, công tiền lương, môi trường ngoài chính sách 3 Khách

4 Kiểm tra 4 Bảo vệ - hàng thực chăm sóc hiện người lao độngHình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy 1

Cơ cấu tổ chức của nhà máy 1 được chia làm 2 nhóm gồm: gián tiếp phục vụ và trực tiếp sản xuất dưới sự giám sát chung của lãnh đạo điều hành nhà máy

- Gián tiếp phục vụ gồm KH điều hành, KT thực hiện; nhân sự - chính sách; triển khai công nghệ - QLCL

- Trực tiếp sản xuất gồm khối may và khối gò: xưởng may 1 cung cấp BTP cho khối gò 1, xưởng may 2 cung cấp BTP cho khối gò 2 Xưởng may có

35 chuyền (xưởng may 1 có 14 chuyền, xưởng may 2 có 21 chuyền), xưởng gò có 8 chuyền trong đó mỗi xưởng có 4 chuyền.

1.2.2 Sản phẩm sản xuất và khách hàng

Chuyên sản xuất, gia công các loại giày tính đến nay cũng được khoảng

30 năm TBS đã luôn nỗ lực để mang lại chất lượng tốt nhất, đáp ứng mong muốn của khách hàng điều đó đã giúp TBS luôn nằm trong những doanh nghiệp đứng đầu trong công nghiệp sản xuất giày.

Dù là doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhưng TBS luôn biết lợi thế của mình ở đâu để thực hiện chính sách riêng biệt hóa sản phẩm thay vì đa dạng hóa sản phẩm của mình, tập trung chủ yếu vào dòng sản phẩm như casual, waterproof, work shoes, inflection và giày thể thao

Hình 1.7 Một số mẫu giày của nhà máy 1

Hiện nay TBS luôn tự hào rằng mình chính là đối tác tin cậy và lâu năm của 3 thương hiệu lớn trên thế giới đó chính là Wolverine, Decathlon, Skecher Điều này đối với TBS không chỉ là niềm vinh hạnh tự hào mà còn giúp đưa nền công nghiệp giày Việt Nam vươn xa hơn, từng bước khẳng định vị thế của mình với thị trường thế giới

Công ty nhận được sự hợp tác gia công giày của các đối tác uy tín trên thế giới chủ yếu là Skecher, Decathlon, Wolverine Thị trường xuất khẩu của các đối tác này chủ yếu là Châu Âu và một số nước thuộc Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… vì thế nên đòi hỏi TBS nói chung và Nhà máy 1 nói riêng phải luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất vượt xa mong đợi của khách hàng yêu cầu

Hiện nay với tình hình dịch bệnh Covid làm nền kinh tế đang chững lại, các công ty còn khó khăn vì số lượng tiêu thụ đang hạn chế và quá trình vận chuyển các nguyên liệu còn khó khăn thì TBS còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước:

- Đối thủ cạnh tranh trong nước: càng ngày thị trường sản xuất giày của Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển điều đó cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Điển hình như sự trở lại một cách ngoạn mục của Bitis; ngoài ra còn có các đối thủ lâu năm như Vina giày, Thượng Đình,…

- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: “Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau TrungQuốc về sản lượng xuất khẩu giày dép ra thị trường thế giới với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm Đáng lưu ý, giá xuất khẩu trung bình của thế giới là 9,81 USD/ đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/ đôi, cao gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới Như vậy, chất lượng sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được cải thiện và ghi nhận.” (theo Vũ Khuê)

1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua các năm

Hình 1.8 Biểu đồ lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019

(nguồn: phòng tài chính) Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng lợi nhuận hoạt động của nhà máy 1 liên tục tăng qua các năm Điều đó thể hiện sự phát triển của Nhà máy trong đó còn có chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo để tạo nên thành công Nhìn trên đà phát triển này công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đặt ra cũng như phần nào ngày càng nâng cao chất lượng của sản phẩm (giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất) Không chỉ cải thiện máy móc cơ sở thiết bị mà nhà máy còn đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trong sản xuất cũng như đưa ra các chiến lược đúng đắn về kế hoạch phát triển từ các cấp quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Công ty nói riêng và Nhà máy 1 nói chung trên thị trường Việt Nam hay Quốc tế Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới như hiện nay thì phần nào cũng đang kìm hãm sự phát triển của TBS và gián đoạn các chiến lược xúc tiến mới nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn của công ty.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về 6 sigma

Theo Jared Munk (2021), Six Sigma là phương pháp quản lý cho phép doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để loại bỏ lỗi sản phẩm trong quy trình sản xuất Một quy trình ứng dụng thành công Six Sigma thì phải không có bất kì lỗi gì ngoài những quy cách kĩ thuật khách hàng yêu cầu, và thường ở mức 3,4 lỗi trên một triệu khả năng gây lỗi

Six Sigma hoạt động dựa trên việc sử dụng hai phương pháp khác là DMAIC và DMADV DMAIC là viết tắt của Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến), Control (Kiểm Soát) và được sử dụng cho những quy trình đã có Còn DMADV được sử dụng cho những quy trình mới, là viết tắt của Define (Xác định, Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Design (Thiết kế), và Verify (Xác minh)

Mục đích của 6 Sigma là nâng cao chất lượng của quá trình cho ra thành phẩm bằng cách nhận diện và loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật và giảm thiểu tối đa độ bất định trong sản xuất và hoạt động kinh doanh Đây là hệ thống các phương pháp quản lý chất lượng, bao gồm các phương pháp thống kê, và tạo ra một nền tảng kiến thức đặc biệt cho những người quản lý trong tổ chức (“Champions”,

“Black Belts”, “Green Belts”, “Orange Belts”, etc.) Những chuyên gia áp dụng các phương pháp phức hợp Mỗi dự án của một tổ chức áp dụng Six Sigma theo một dãy các bước xác định và phải định lượng ra được giá trị của các mục tiêu

Do trong bài khoá luận nghiên cứu về việc kiểm soát chất lượng nên chỉ đề cập đến phương pháp DMAIC.

Mô hình DMAIC (Define – Measure – Analyse – Improve – Control) 12 1 DMAIC là gì?

DMAIC được xem như là một phương pháp cải tiến trong quản lý 6 sigma bao gồm xác định, đo lường, phân tích, cải tiến, kiểm soát Nó dựa trên dữ liệu đã thu thập được của công ty, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để xác định đưa ra những biện pháp cải tiến giảm thiểu lỗi sai hỏng (Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự, 2012)

Theo Phạm Duy Tuân & Nguyễn Phi Trung (2016): “Quá trình DMAIC hoạt động tốt như một chiếc lược mang tính đột phá Các công ty ở khắp mọi nơi áp dụng phương pháp này vì nó cho phép cải thiện thực sự và kết quả thực sự Phương pháp làm việc tốt như nhau dựa trên sự thay đổi, thời gian chu kỳ, năng suất, thiết kế.” (p.46)

(nguồn: tác giả tổng hợp) 2.2.2 Nội dung của quá trình DMAIC

Theo Sarah E Burke & Rachel T Silvestrini (2017), quá trình DMAIC bao gồm Define – Measure – Analyse – Improve – Control (xác định, đo lường, phân tích, cải tiến, kiểm soát) được xem như một chiến lược chất lượng sử dụng hướng dữ liệu để thực hiện cải tiến để cải tiến các quá trình DMAIC là một phần không thể thiếu của 6 sigma nhưng nhìn chung cũng thể thực hiện một cách độc lập như một quy trình cải tiến hoặc chỉ là một phần hỗ trợ để cải tiến khác như Lean Các chữ cái trong DMAIC đại diện cho 5 giai đoạn được thể hiện cụ thể như sau:

Theo Phạm Huy Tuân & Nguyễn Phi Trung (2016), giai đoạn đầu của quá trình cải tiến Đây là bước xác định mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được sau khi thực hiện cải tiến Ngoài ra nhà quản trị còn phải xác định rõ được vấn đề cần giải quyết, những vấn đề này luôn phải liên kết đến chiến lược kinh doanh của công ty và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. Để tăng độ chính xác khi xác định vấn đề cần giải quyết thì nhà quản trị nên đặt ra những câu hỏi sau đây và tự tìm câu trả lời cho chính những câu hỏi đó:

- Khách hàng của công ty là ai? Các yêu cầu mong muốn của họ là gì?

- Chúng ta đang nỗ lực làm giảm loại lỗi, khuyết tật gì?

- Mong muốn tỷ lệ lỗi giảm là bao nhiêu? Thực hiện trong thời gian bao lâu?

- Thiệt hại về chi phí khi lỗi khuyết tật xảy ra là bao nhiêu?

- Ai sẽ là người tham gia và chỉ đạo quá trình cải tiến này? Để trả lời những câu hỏi trên và xác định vấn đề, hoạt động cải tiến, cơ hội cải tiến, các mục tiêu đặt ra sau khi cải tiến và các yêu cầu của khách hàng (nội bộ và bên ngoài) một cách chính xác nhất brainstorming hay sơ đồ cây về chất lượng CTQ (Critical to Quality Trees - CTQ Trees) sẽ là công cụ được ưu tiên sử dụng:

Theo Simon Bell (2021), Brainstorming là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề.

Phương pháp này hoạt động dựa trên nền tảng làm việc nhóm, các thành viên nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.

Bằng công cụ này nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề gặp phải cần cải tiến, quá trình thực hiện cải tiến từ đó đặt ra những mục tiêu hay xây dựng kế hoạch triển khai một cách phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp

Theo Gerardus Blokdyk (2018), sơ đồ cây về chất lượng được sử dụng để xác định nhu cầu của khách hàng và chuyển thông tin đó thành các yêu cầu về sản phẩm và quy trình có thể đo lường được. Điều này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hiểu các đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà hầu hết các định hướng chất lượng cho khách hàng

Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án cải tiến quy trình nào, điều quan trọng đối với doanh nghiệp là xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng đối với chất lượng như được khách hàng đánh giá

Việc tạo Cây CTQ xác định các yếu tố thúc đẩy đằng sau những đặc điểm đó và giúp các công ty tìm cách đáp ứng chúng.

Theo Phạm Huy Tuân & Nguyễn Phi Trung (2016), đo lường là giai đoạn đánh giá dựa trên cơ sở lượng hóa năng lực hoạt động của quá trình Giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện bằng cách đánh giá khả năng, năng lực, cũng như thực trạng của công ty, doanh nghiệp

Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, năng lực của từng giai đoạn như thế nào? Trong quá trình đo lường này sẽ trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cần nhận dạng và tính toán các chỉ tiêu chất lượng phù hợp Những câu hỏi được đặt ra trong quá trình đo lường bao gồm:

- Quy trình hoạt động sản xuất của chúng ta đang diễn ra hợp lý chưa?

Có cần thay đổi và xây dựng lại không?

- Kết quả đầu ra (BTP/TP) nào ảnh hưởng lớn nhất đến đặc tính chất lượng thiết yếu của sản phẩm?

- Yếu tố đầu vào nào ảnh hưởng đến kết quả đầu ra nhiều nhất?

- Khả năng đo lường, quản lý trước đây đã phù hợp hay chưa?

- Năng lực sản xuất của quy trình ra sao?

Giai đoạn đo lường là nơi đánh giá hiệu suất của một quá trình nhất định Giai đoạn này giúp chúng ta xác định, đánh giá hiệu suất làm việc hay dữ liệu cụ thể về năng lực của toàn bộ quá trình sản xuất một cách chính xác và cụ thể Do đó, ở giai đoạn này cần sử dụng rất nhiều công cụ hỗ trợ như bản đồ quy trình để ghi lại các hoạt động được thực hiện như một phần của quy trình; biểu đồ kiểm soát để biết được vấn đề đang nằm ở đâu, ngoài vùng kiểm soát là bao nhiêu?; biểu đồ Pareto để phân tích tần suất của các vấn đề hoặc xác nhận nguyên nhân lớn nhất gây nên vấn đề Cụ thể như sau:

Bản đồ quy trình hay lưu đồ (Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự, 2012) Lưu đồ là một sơ đồ mô tả một quy trình, hệ thống hoặc thuật toán máy tính Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để lập tài liệu, nghiên cứu, lập kế hoạch, cải tiến và truyền đạt các quy trình thường phức tạp dưới dạng sơ đồ rõ ràng, dễ hiểu Có thể xem lưu đồ là một dạng sơ đồ được sử dụng phổ biến nhất

Lưu đồ sử dụng hình chữ nhật, hình bầu dục, hình thoi và nhiều hình dạng tiềm năng khác để xác định loại bước, cùng với các mũi tên kết nối để xác định luồng và trình tự công việc Chúng có thể bao gồm từ biểu đồ vẽ tay đơn giản đến biểu đồ toàn diện được vẽ bằng máy tính mô tả nhiều bước và lộ trình.

Cốt lõi của lưu đồ là dễ dàng cho công tác quản lý, thực hiện công việc, xem xét theo dõi các bước công việc một cách cụ thể, dễ dàng.

Biểu đồ kiểm soát (Phạm Ngọc Tuấn & Nguyễn Như Mai, 2010)

Lợi ích DMAIC mang lại khi áp dụng

Theo Thomas McCarty và cộng sự (2004), trong doanh nghiệp khi áp dụng bất kì công cụ nào điều đầu tiên là mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp đó có thể về chi phí, về nhân công, về thời gian,… DMAIC cũng vậy, hiện nay mô hình này đã được phát triển rộng rãi vì lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp khi áp dụng rất to lớn Cụ thể như sau:

- Thứ nhất: giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh với các đối thủ vì DMAIC giúp tìm ra lỗi sai hỏng để giải quyết một cách gốc rễ từ đó loại bỏ những lãng phí một cách không đáng có

- Thứ hai: giảm chi phí quản lý vì khi áp dụng thành công và hiệu quả doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều chi phí cho nhân công QC, QA, các quản lý liên quan,…

- Thứ ba: nâng tầm uy tín với khách hàng, đối tác vì khi lỗi khuyết tật được kiểm soát doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm tốt nhất,…

- Thứ tư thay đổi văn hóa làm việc của nhân viên một cách tích cực hơn luôn chủ động trong công việc, đề ra những ý kiến sáng tạo để phát triển công ty.Tóm lại, lợi ích khi áp dụng mô hình này mang lại là không thể phủ nhận.Tuy nhiên việc mang lại lợi ích đến đâu có đáp ứng được mong muốn đề ra của công ty hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ví dụ bối cảnh, nguồn lực, văn hóa làm việc của chính bản thân doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn chung

Mỗi một công việc được đặt ra muốn hoàn thành tốt cần có mục tiêu rõ ràng và cụ thể riêng của nó và việc kiểm soát chất lượng cũng vậy Muốn kiểm soát được chất lượng một cách tối ưu và hiệu quả nhất TBS nói chung và Nhà máy 1 nói riêng đã luôn đặt ra những KPI rõ ràng cụ thể cho từng công việc, giai đoạn và cụ thể cho từng chức vụ để mọi người ý thức được rằng việc đảm bảo chất lượng không chỉ ở riêng ban lãnh đạo những người chủ chốt ở nhà máy mà là mỗi người đều góp phần tham gia vào việc duy trì, đảm bảo chất lượng vì chính chất lượng là nhịp đập con tim của nhà máy Cụ thể như sau, chỉ số KPI đảm bảo chất lượng của nhà máy bao gồm tỷ lệ tái chế phòng kiểm hàng

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Trang 14)
Hình 1.3 Các giai đoạn phát triển của Công ty (nguồn: ww.tbsgroup.vn) - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.3 Các giai đoạn phát triển của Công ty (nguồn: ww.tbsgroup.vn) (Trang 16)
Hình 1.4 Lĩnh vực hoạt động của TBS Group - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.4 Lĩnh vực hoạt động của TBS Group (Trang 17)
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức chung của TBS Group - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức chung của TBS Group (Trang 18)
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy 1 - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy 1 (Trang 19)
Hình 1.7 Một số mẫu giày của nhà máy 1 - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.7 Một số mẫu giày của nhà máy 1 (Trang 21)
Hình 1.8 Biểu đồ lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019 - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 1.8 Biểu đồ lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 23)
Hình 2.1 Mô hình DMAIC - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 2.1 Mô hình DMAIC (Trang 25)
Hình 3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng nhà máy 1 - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng nhà máy 1 (Trang 35)
Hình 3.3 Quy trình kiểm soát NVL đầu vào - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.3 Quy trình kiểm soát NVL đầu vào (Trang 39)
Hình 3.5 Tem kiểm tra sản phẩm ở kho vật tư - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.5 Tem kiểm tra sản phẩm ở kho vật tư (Trang 40)
Hình 3.6 Công đoạn kiểm tra dao chặt - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.6 Công đoạn kiểm tra dao chặt (Trang 41)
Hình 3.7 Tiêu chuẩn về thớt chặt và tem kiểm tra ở công đoạn chặt (nguồn: tác giả tổng hợp) - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.7 Tiêu chuẩn về thớt chặt và tem kiểm tra ở công đoạn chặt (nguồn: tác giả tổng hợp) (Trang 42)
Hình 3.8 Quy trình chặt BTP - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.8 Quy trình chặt BTP (Trang 43)
Hình 3.9 Máy chặt laser - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.9 Máy chặt laser (Trang 44)
Hình 3.10 Quy trình KSCL cho QC trên chuyền may (nguồn: phòng QLCL) - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.10 Quy trình KSCL cho QC trên chuyền may (nguồn: phòng QLCL) (Trang 49)
Hình 3.11 Quá trình sản xuất công đoạn 1 tại xưởng gò - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.11 Quá trình sản xuất công đoạn 1 tại xưởng gò (Trang 52)
Hình 3.12 Quá trình sản xuất công đoạn 2 tại xưởng gò - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.12 Quá trình sản xuất công đoạn 2 tại xưởng gò (Trang 54)
Hình 3.13 Quá trình sản xuất công đoạn 3 tại xưởng gò - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.13 Quá trình sản xuất công đoạn 3 tại xưởng gò (Trang 56)
Hình 3.15 Quy định và kết cấu tem SHU - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.15 Quy định và kết cấu tem SHU (Trang 58)
Hình 3.14 Quy trình thực hiện cuối chuyền gò - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 3.14 Quy trình thực hiện cuối chuyền gò (Trang 58)
Bảng 4.1 Bảng thống kê tỷ lệ lỗi từng BTP - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Bảng 4.1 Bảng thống kê tỷ lệ lỗi từng BTP (Trang 64)
Hình 4.1 Sơ đồ CTQ về giảm sai hỏng trong quá trình may - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.1 Sơ đồ CTQ về giảm sai hỏng trong quá trình may (Trang 65)
Bảng 4.2 Bảng thống kê lỗi trong xưởng may BTP mũ giày - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Bảng 4.2 Bảng thống kê lỗi trong xưởng may BTP mũ giày (Trang 66)
Hình 4.2 Biểu đồ Pareto lỗi BTP mũ giày - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.2 Biểu đồ Pareto lỗi BTP mũ giày (Trang 67)
Hình 4.4 Biểu đồ Pareto về chi phí bảo trì máy may - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.4 Biểu đồ Pareto về chi phí bảo trì máy may (Trang 77)
Bảng 4.4 Tỷ lệ chi phí tổn hao và tần suất hỏng hóc của máy - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Bảng 4.4 Tỷ lệ chi phí tổn hao và tần suất hỏng hóc của máy (Trang 77)
Hình 4.5 Sơ đồ quy trình khắc phục khi máy móc hư hỏng - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.5 Sơ đồ quy trình khắc phục khi máy móc hư hỏng (Trang 79)
Hình 4.6 Biểu đồ kiểm soát chất lượng BTP may mũ giày - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.6 Biểu đồ kiểm soát chất lượng BTP may mũ giày (Trang 82)
Hình 4.7 Biểu đồ kiểm soát dự báo chất lượng BTP may mũ giày sau cải tiến (Nguồn: tác giả tổng hợp) 4.2.5 Control – Kiểm soát - (Luận văn) áp dụng phương pháp dmaic vào kiểm soát chất lượng tại ctcp đầu tư thái bình
Hình 4.7 Biểu đồ kiểm soát dự báo chất lượng BTP may mũ giày sau cải tiến (Nguồn: tác giả tổng hợp) 4.2.5 Control – Kiểm soát (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w