1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Kiểm Soát Chất Lượng Nhà Cung Ứng Nhóm Hàng FF Tại Công Ty TNHH GS25 Vietnam
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly
Người hướng dẫn ThS. Tô Trần Lam Giang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 5,85 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu các chương của bài khóa luận (13)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH GS25 VIETNAM (14)
    • 1.1. Tổng quan về Công ty TNHH GS25 VietNam (14)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (15)
    • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh - sản phẩm; đối tượng khách hàng (16)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự (20)
      • 1.4.1. Sơ đồ tổ chức (20)
      • 1.4.2. Nhân sự (23)
    • 1.5. Nhà cung cấp (25)
    • 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh (26)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (29)
    • 2.1. Lý thuyết về công tác kiểm soát chất lượng nhà cung cứng (29)
    • 2.2. Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng (30)
      • 2.2.1. Lưu đồ (30)
      • 2.2.2 Phiếu kiểm tra (33)
      • 2.2.3. Biểu đồ Pareto (34)
    • 2.3. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) (36)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NHÀ (40)
    • 3.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF (44)
      • 3.1.1. Quy trình kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp mới (44)
      • 3.1.2. Đánh giá định kỳ nhà cung cấp (47)
      • 3.1.3. Kiểm soát hàng nhập kho từ nhà cung cấp (50)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NHÀ CUNG ỨNG NHÓM HÀNG FF (54)
    • 4.1. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF (54)
    • 4.2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhà cung ứng nhóm hàng (56)
      • 4.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhà cung ứng mới (56)
      • 4.2.2. Cải tiến quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng mới (65)
      • 4.2.3 Nâng cao chất lượng nhà cung ứng (67)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65 (75)
  • PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 69 (79)

Nội dung

Cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam dưới dạng mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, có sự kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán lẻ có q

Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, đi đôi với việc xã hội mỗi ngày một phát triển thì mọi người lại càng xoay vòng trong công việc và học tập một cách bận rộn, chính vì thế họ ngày càng lựa chọn cho mình những thứ tối ưu, đỡ tốn kém thời gian nhất, như là shopping online để giảm thời gian ra đường, lựa chọn các loại thức ăn nhanh, giao hàng nhanh – tiết kiệm, …

Thay vì đi các chợ truyền thống như xưa, vừa phải chen lấn đông đúc, vừa phải đến nhiều sạp, hàng quán khác nhau để mua đầy đủ những nhu yếu phẩm cần thiết, thì giờ đây dần thay thế cho các lối chợ truyền thống là các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện lợi, những nơi được cho là thuận tiện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng

Theo Uyên Hương (2022) thì giai đoạn 2010 – 2023, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh, từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021) Đặc biệt, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng Tính đến nay số lượng siêu thị đã tăng 89% so với 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại

Cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam dưới dạng mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, có sự kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, bán những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn, có khu vực ngồi nghỉ với không gian mát mẻ cùng đa dạng các loại hàng hóa… Tại những cửa hàng tiện lợi này, ngoài việc mua những nhu yếu phẩm thì nơi đây còn như là một quán ăn thu nhỏ, khi mọi người có thể lựa chọn cho mình những món ngon đã được chế biến sẵn (được gọi là thức ăn nhanh) và dùng ngay tại không gian phục vụ ăn uống trong cửa hàng Đây được xem là phiên bản nâng cấp của mô hình kinh doanh tạp hóa nhưng có ưu điểm về bố trí khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và chất lượng dịch vụ tốt hơn

Cửa hàng tiện lợi ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở các thành phố lớn và khu vực đông dân cư Xuất phát điểm là một chuỗi cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu có tiếng

Trang 2 từ ngước ngoài, chính vì vậy mục tiêu bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn được GS25 đặt lên hàng đầu Bởi lẽ, GS25 nhận thức sâu sắc về việc chất lượng sản phẩm không chỉ đơn thuần là công cụ cạnh tranh với các thương hiệu cùng ngành, mà quan trọng hơn hết là cơ sở xây dựng niềm tin bền vững đối với khách hàng, khẳng định GS25 là một thương hiệu không chỉ có tiếng về tên tuổi mà còn có tiếng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại đây

Là một chuỗi cửa hàng tiện lợi với đa dạng các loại hàng hóa từ thức ăn nhanh, rau, củ, quả, thịt tươi sống đến sản phẩm đóng gói, nên yêu cầu đối với quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm càng cao, đặc biệt nhất là phải ngăn ngừa cũng như giải quyết được các vấn đề về chất lượng sản phẩm xảy ra tại chuỗi cửa hàng Đa phần là kinh doanh thương mại, với chỉ một vài món được chế biến tại quầy nhưng nguyên liệu chủ yếu cũng là những nguyên liệu được sơ chế sẵn từ nhà cung cấp, chính vì thế để kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt chính là việc kiểm soát được chất lượng nhà cung cấp tốt, bởi lẽ chất lượng tiên quyết ban đầu và chiếm phần trăm lớn là từ nhà cung cấp Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tại công ty tác giả nhận thấy ở chuỗi cửa hàng bán lẻ GS25 Việt Nam thường xuyên xảy ra những sự cố về chất lượng sản phẩm ở nhóm hàng FF mà nguyên nhân chủ yếu là đến từ nhà cung cấp, chính vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng

FF tại Công ty TNHH GS25 Việt Nam” để phân tích và đánh giá từ đó đưa ra một vài đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF

Tìm hiểu những nguyên nhân, những vấn đề tồn đọng trong quy trình kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF Đề suất một số giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng mã hàng FF tại GS25 Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua việc quan sát thực tế tại môi trường làm việc

Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông qua các báo cáo, dữ liệu của công ty từ qua các gia đoạn và các tài liệu liên quan trên internet, sách báo, tạp chí, thư viện,…

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp định lượng: tính toán, phân tích số liệu kinh doanh, tổng số các sự cố, … từ đó tìm ra các nguyên nhân chính và đưa ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp định tính: phân tích dữ liệu đã được thu thập được qua quá trình quan sát và từ những khảo sát của tác giả đối với các anh/chị bộ phận quản lý chất lượng Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Từ những dữ liệu đã thu thập được, qua quá trình phân tích tác giá tiến hành chọn lọc, tổng hợp và thống nhất lại những kết quả, thông tin cần thiết cho bài báo cáo.

Kết cấu các chương của bài khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH GS25 Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng

FF tại Công ty TNHH GS25 Việt Nam

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF

TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH GS25 VIETNAM

Tổng quan về Công ty TNHH GS25 VietNam

Tên công ty: Công ty TNHH GS25 Vietnam

GS25 là một thương hiệu độc lập đầu tiên tại Hàn Quốc được thành lập vào năm

1990, GS25 tự hào là đại diện tiêu biểu cho hệ thống cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc Với phương châm Lifestyle Platform, GS25 đã phát triển một nền tảng sống thường nhật, tối ưu những dịch vụ tiện ích văn hóa ẩm thực gần gũi mang đến một trải nghiệm sống hiện đại và chất lượng cho khách hàng Luôn giữ vững được vị trí dẫn đầu kể từ khi thành lập

Trụ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 138-142 Hai Bà Trưng, Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

* Tầm nhìn và giá trị cốt lõi

GS25 tự hào là đại diện tiêu biểu cho hệ thống cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc Giải mã con số 25 trong tên thương hiệu, đó là phép toán của 24 + 1 Trong đó, 24 thể hiện cho 24 giờ hoạt động mỗi ngày và cộng cho 1 sự tận tâm Với tầm nhìn xây dựng nên giá trị cao nhất, GS 25 đặt sự tin tưởng (Trust) lên hàng đầu, xây dựng niềm tin với khách hàng Bên cạnh đó, GS 25 tạo cho nhân viên của mình cảm giác tự hào và thành tích Từ đó, đạt được thành công về mức tăng trưởng ổn định

+ Trust: xây dựng niềm tin khách hàng

+ Pride: Phát triển cảm giác tự hào và thành tích cho nhân viên

+ Growth: Đạt mức tăng trưởng ổn định

Hình 1.1 Logo công ty TNHHGS25 Việt Nam

Hình 1.2 Tầm nhìn của GS25 Retail

Bên cạnh đó GS25 Vietnam còn xây dựng giá trị doanh nghiệp theo 4F, viết tắt của Fair – Fresh – Friendly – Fun

+ Friendly: Luôn trong trạng thái tinh thần phục vụ khách hàng một cách thân thiện – nhiệt tình – tận tâm

+ Fresh: GS25 không ngừng sáng tạo và luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm với tiêu chí tươi ngon – an toàn – chất lượng

+ Fun: Cửa hàng được thiết kế với không gian rộng rãi, đi kèm cùng với các dịch vụ tiện ích luôn hướng đến sự tươi vui – trẻ trung – năng động

+ Fair: Với tinh thần hợp tác “win - win”, GS25 mang đến cho đối tác các phương thức hợp tác dựa tên lợi ích công bằng cho cả 2 bên.

Lịch sử hình thành và phát triển

GS25 là một chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Hàn Quốc được sở hữu và điều hành bởi GS Retail, GS25 nổi tiếng bởi sự đa dạng về hàng hóa sản phẩm và chất lượng phục vụ tại đây

GS25 ban đầu được mọi người biết đến là cái tên LG 25 được khai sinh tại Hoegi- dong năm 1990 Tuy nhiên năm 2005 thì hai tập đoàn LG và GS đã có sự chia tách Chính vì thế mà GS ra đời và có những bước tiến lớn trong công cuộc xây dựng thương hiệu riêng của mình Hiện đã có hơn 13.000 cửa hàng trải dài khắp đất nước xứ sở Kim Chi Và chuỗi cửa hàng GS cũng được đánh giá là chuỗi cửa hàng tiện lợi số 1 trong suốt 8 năm với sự yêu thích và tin cậy tuyệt đối của người tiêu dùng

Chính vì sự phổ biến và mong chờ, năm 2018 GS25 chính thức ra mắt tại Việt Nam, đánh dấu cho việc liên doanh thành công giữa tập đoàn GS retail và tập đoàn Sonkim Retail Đầu tháng 01/2018, cửa hàng GS25 Vietnam đầu tiên khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh, nằm tại tòa nhà Empress, đường Hai Bà Trưng, quận 1 Ngay từ những ngày đầu ra mắt, GS25 đã cho thấy rõ màu sắc thương hiệu Hàn Quốc độc đáo thông qua những dòng sản phẩm độc quyền đến từ Xứ sở Kim chi GS25 thuộc top đầu về số lượng cửa hàng cũng như mức độ nhận biết thương hiệu hàng đầu trên thị trường tiện lợi tại đất nước này chỉ trong vòng 4 năm Đến nay, hàng loạt cửa hàng GS25 liên tục phủ khắp các tuyến đường lớn của Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều tỉnh thành khác Tính đến tháng 6 năm 203, tại Việt Nam đã có hơn 200 cửa hàng GS25 ở Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và mới đây nhất là ngày 11/10/2023, GS25 đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Cần Thơ, nâng tổng số tỉnh thành hiện có mặt GS25 là 5 tỉnh thành Tính đến tháng 3 năm 2022, GS25 đã vươn lên trở thành thương hiệu có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam

Từ khi dại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, không ít doanh nghiệp cùng ngành phải đối mặt với nguy cơ tạm ngưng hoạt động hoặc tạm thời đóng cửa để tiết kiệm chi phí thì GS25 Vietnam vẫn chọn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, mở thêm lượng lớn cửa hàng

Vào năm 2023, GS25 Vietnam tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng tiện lợi, đặt chân đến các thị trường mới, điển hình là ra mắt tại Cần Thơ vào tháng

10 năm 2023 Bên cạnh đó một trong những cách thức tăng trưởng quy mô phủ sóng được GS25 áp dụng là nhượng quyền thương hiệu Có thể thấy GS25 là một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi trội và có sức cạnh tranh nhất hiện nay.

Lĩnh vực kinh doanh - sản phẩm; đối tượng khách hàng

Lĩnh vực kinh doanh - sản phẩm

Với hướng đi kinh doanh đồ “chuẩn Hàn”, chuỗi cửa hàng tiện lợi GS 25 luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm đa dạng, có kết hợp với kinh doanh đồ ăn nhanh phục vụ việc ăn uống sinh hoạt tại chỗ cho khách hàng GS25 cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác biệt trong việc phát triển các sản phẩm thực phẩm tươi, ngon, chất

Trang 7 lượng cao và an toàn với giá cả phải chăng, đặc biệt khách hàng còn có thể lựa chọn các sản phẩm từ dòng sản phẩm YOUUS – một dòng sản phẩm độc quyền của GS25 với đặc điểm đồ ăn Hàn

Hình 1.3 Một số sản phẩm dòng YOUUS của GS25 Vietnam

Ngoài ra khách hàng có thể thưởng thức đồ ăn nhẹ, đồ uống, đặc biệt là các loại bia thủ công nổi tiếng của Hàn Quốc độc quyền tại GS25

Hàng hóa tại GS25 có thể được phân thành những nhóm hàng nổi bật như sau: + Món topokki chuẩn Hàn: Tại mỗi cửa hàng của GS25 Vietnam, khi mới bước chân vào khách hàng có thể thấy ngay được quầy bán topokki thơm ngon, nóng hổi – một món ăn mang đậm hương vị Hàn Quốc và được rất nhiều người yêu thích Khách hàng có thể thưởng thức ngay món ăn ngay tại cửa hàng với sự phục vụ nhiệt tình và chu đáo từ đội ngũ nhân viên của GS25

+ Các loại rau củ, quả tươi: không gian tại GS25 như một siêu thị thu nhỏ, với đầy đủ những loại thực phẩm, các loại rau củ tươi ngon được bày bán hàng ngày Khi đến GS25 khách hàng có thể chuẩn bị bữa cơm gia đình với đầy đủ những loại thực phẩm mà họ cần với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng

+ Đồ ăn chế biến sẵn: là một thương hiệu kinh doanh đồ Hàn Quốc, chắc chắn sẽ không thể thiếu những món ăn nhanh, có sẵn phục vụ cuộc sống bận rộn của con người

Trang 8 hiện nay Không chỉ tập trung vào những món đồ ăn nhanh phổ biến, GS25 cũng rất quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho khách hàng Trong thực đơn được thêm rất nhiều món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho khách hàng lựa chọn

+ Thực phẩm khô, thực phẩm đóng gói: tại GS25 có rất nhiều những loại thực phẩm khô như các loại bánh, kẹo, snack, các loại đồ uống đóng chai của nhiều thương hiệu trên thế giới Ngoài ra, ở GS25 cũng có khá nhiều các loại mì được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các loại mì Hàn Quốc

+ Các đồ dùng nhu yếu phẩm: với mục tiêu hướng đến nhóm khách là các bạn học sinh, sinh viên, những người trẻ, nhân viên văn phòng, cửa hàng tiện lợi GS 25 cũng cung cấp đầy đủ những mặt hàng nhu yếu phẩm, phục vụ sinh hoạt cá nhân như bàn chải, khăn mặt…, cho đến những vật dụng như ô, áo mưa, …., văn phòng phẩm: bút, thước, tẩy,… Đến những loại mỹ phẩm: GS25 xuất thân từ đất nước có lượng tiêu thụ mỹ phẩm hàng đầu thế giới, GS 25 cũng cung cấp cho khách hàng đa dạng những loại mỹ phẩm chính hàng Hàn Quốc như bông tây trang, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, kem chống nắng cũng được bày bán đa dạng cho khách hàng lựa chọn

Ngoài danh mục sản phẩm kinh doanh chính, GS25 còn đa dạng hóa dịch vụ tiện lợi cho khách hàng Cụ thể, khách hàng có thể thực hiện thanh toán hóa đơn, giao dịch rút tiền tại ATM, đăng ký các dịch vụ viễn thông di động, internet và thẻ game điện tử trực tiếp tại cửa hàng GS25 cũng triển khai ứng dụng trực tuyến cho phép khách hàng đặt hàng, lựa chọn sản phẩm, thanh toán và giao hàng tận nơi, tạo nên trải nghiệm mua sắm tiện lợi và toàn diện hơn.

Từ khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, GS25 Vietnam đã bổ sung thêm các mặt hàng vật tư y tế, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu khác nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân Sự chuyển đổi này đánh dấu sự tiến hóa của GS25 Vietnam từ mô hình cửa hàng tiện lợi (CVS) sang mô hình siêu thị mini (minimart), cung cấp đa dạng các sản phẩm thiết yếu cho người dân trong thời gian khó khăn.

Hình 1.4 Một số sản phẩm tại cửa hàng GS25 Vietnam

(Nguồn: Website GS25 Vietnam) Đối tượng khách hàng

Là một chuỗi cửa hàng tiện lợi dẫn đầu về sự tiện lợi và đa dạng hàng hóa, GS25 Việt Nam tập trung vào nhóm khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng Đây là những nhóm khách hàng bận rộn, cần tiết kiệm thời gian và ưu tiên sử dụng những điều thuận tiện

Bên cạnh đó việc có không gian rỗng rãi, mát mẻ và phục vụ 24/7, có quầy chế biến thức ăn nhanh ngay tại chỗ giúp khách hàng có thể thoải mái thưởng thức đồ ăn tại chỗ và tiết kiệm thời gian

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cơ cấu tổ chức của một công ty là một phần quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh Cơ cấu tổ chức sẽ vạch ra cách các phòng ban, bộ phận và cá nhân trong công ty tương tác, làm việc cùng nhau và đóng góp vào mục tiêu chung Một cơ cấu tổ chức hiệu quả có thể tạo ra sự tổ chức, hiệu suất và tối ưu hóa tài nguyên Tại Công ty TNHH GS25 Vietnam, cơ cấu tổ chức được chia thành các cấp như sau:

Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH GS25 Vietnam

(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH GS25 Vietnam)

GS25 Vietnam hoạt động dựa trên flowchart Đứng đầu là CEO quản lý chủ yếu là khối văn phòng Bên dưới là COO quản lý về phía kinh doanh của cửa hàng như tìm và phát triển mặt bằng, mua hàng…

Với những chức năng chính cụ thể như sau:

Phụ trách điều hành doanh nghiệp hoạt động theo mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty; tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này; nhận báo cáo hoạt động từ COO và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các phòng: kiểm soát nội bộ, nhân sự, chuyển đổi kỹ thuật số, truyền thông, dịch vụ và kế hoạch

Tổ chức và điều hành công việc thực thi các chiến lược để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ và đạt được hiệu quả, giám sát hoạt động hằng ngày trong công ty và phụ trách báo cáo cho CEO; chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các phòng ban: phát triển mặt bằng, thu mua, marketing, vận hành, hậu cần và phát triển tổ chức

Chịu trách nhiệm trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu với các đối tác, nhân viên và công chúng đối với doanh nghiệp, làm việc trực tiếp dưới sự lãnh đạo của CEO và giữ vai trò cố vấn cho các hoạt động quản lý hình ảnh, danh tiếng của công ty, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến mới trong các chiến lược truyền thông và giao tiếp với các bên liên quan

* Phòng kế hoạch phát triển (Coperate Development)

Chịu trách nhiệm phân tích, tổng hợp các thông tin và lập bản dự thảo kế hoạch hoạt động đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển và chủ trương của doanh nghiệp, trình bày bản dự thảo kế hoạch hoạt động với CEO và tư vấn, tham mưu cho CEO về các vấn đề và các bên liên quan đến kế hoạch hoạt động

* Phòng dịch vụ (Coperate Services)

Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, quy trình và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời; lập kế hoạch tài chính và thực hiện kịp thời đầy đủ các thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty; lập kế hoạch chịu trách nhiệm theo dõi và giải quyết các vấn đề có liên quan đến mặt pháp lý của công ty; phụ trách việc điều tiết và kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

* Phòng nhân sự (Human Resources)

Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong toàn bộ tổ chức; thực hiện các yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban và duy trì, phát triển các nguồn tuyển dụng; thực hiện các công tác truyền thông trong hoạt động tuyển dụng nhằm nâng cao thương hiệu tuyển dụng của công ty và đảm bảo hoạt động tuyển dụng được diễn ra liên tục, có hiệu quả; thực hiện các chế độ về lương, phúc lợi và bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên khối văn phòng và khối cửa hàng của công ty

* Phòng chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation)

Chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức triển khai và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp; thiết kế các ứng dụng dành riêng cho khách hàng và nhân viên của GS25; hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan đến kỹ thuật số, công nghệ trong doanh nghiệp; ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số mới và giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị trong nội bộ doanh nghiệp

* Phòng kiểm soát nội bộ (Internal Control)

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cửa hàng GS 25 và đảm bảo các cửa hàng đều tuân thủ quy định, quy trình và tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm, dịch vụ của GS 25; tìm hiểu nguyên nhân và xử lý sự cố khi có khiếu nại từ cửa hàng và khách hàng; giám sát và ngăn chặn việc thất thoát diễn ra ở công ty

* Phòng phát triển tổ chức (Business Development)

Tham gia thiết kế và xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty; hỗ trợ đề xuất các chiến lược về nhân sự và đề xuất các kế hoạch phù hợp phục vụ cho sự phát triển của công ty; truyền thông các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành toàn bộ các cửa hàng tiện lợi của GS

25 và giám sát hoạt động của các cửa hàng này; đảm bảo tất cả các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn vận hành được tuân thủ nghiêm ngặt ở cấp cửa hàng; phụ trách việc đào tạo kiến thức và nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng và trợ lý/cửa hàng trưởng nhằm đảm bảo chất lượng về nhân sự cho khối cửa hàng của công ty

Phụ trách xây dựng và triển khai chiến lược marketing, giám sát quá trình thực hiện và báo cáo kết quả; lập và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng; đề xuất ý tưởng sản phẩm mới và định hướng thiết kế bao bì nhằm tối ưu hóa kết quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Thực hiện các chức năng xuất hàng và nhập hàng hóa ra vào kho; kiểm kê hàng hóa để đảm bảo các yếu tố về chất lượng, số lượng, loại hàng và tình trạng của từng loại

Trang 13 hàng hóa này; chịu trách nhiệm trong việc lưu chuyển hàng hóa từ các nhà cung cấp đến kho của công ty thông qua hoạt động mua hàng và sắp xếp vận chuyển các hàng hóa này đến các cửa hàng tiện lợi của GS25

Nhà cung cấp

Là hình thức kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi, chính vì thế số lượng sản phẩm tại GS25 rất lớn, với số lượng thống kê hơn 5000 mặt hàng đang có mặt tại chuỗi cửa hàng đông nghĩa với vố lượng nhà cung cấp hợp tác với GS25 Việt Nam là rất lớn Để thuận lợi cho việc kiểm soát nhà cung cấp thì GS25 chia nhà cung cấp theo 4 nhóm tương tự theo 4 nhóm sản phẩm khác nhau:

+ Nhà cung cấp nhóm hàng GM – Food: là những nhà cung cấp thực phẩm đóng gói sẵn, ví dụ như: snack, nước ngọt các loại, rượu, mì đóng gói,…Hiện có hơn 300 nhà cung cấp nhóm hàng này hợp tác với GS25 Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số nhà cung cấp như: Công ty nước giải khát Coca – Cola Việt Nam, Suntory Pepsico Việt Nam, Công ty DKSH Việt Nam, Lotte Việt Nam,…

+ Nhà cung cấp nhóm hàng GM-Fresh Grocery: là những nhà cung cấp thực phẩm tươi như rau, củ, quả tươi,… đóng gói sẵn ví dụ như: trái cây cắt miếng sẵn, cà rốt, dưa leo, rau cải, bún tươi,…Hiện có hơn 20 nhà cung cấp hợp tác với GS25 Việt Nam để cung cấp nhóm hàng này có thể kể đến như: Dalat Hasfarm, Công ty thực phẩm TNT,…

Các nhà cung cấp nhóm hàng GM-Nonfood cung ứng các sản phẩm không phải thực phẩm như vở, bút, thước kẻ, pin, dung dịch tẩy rửa bồn cầu, xà bông GS25 Việt Nam hiện hợp tác với hơn 80 nhà cung cấp trong nhóm này, tiêu biểu là Thiên Long, Diana Unicharm, Simba Toys Tương tự, các nhà cung cấp nhóm hàng FF cung cấp các sản phẩm chế biến sẵn chỉ cần hâm nóng trước khi sử dụng như cơm cuộn, bún bò, cơm chiên kim chi GS25 Việt Nam có sự hợp tác với hơn 80 nhà cung cấp trong nhóm này, nổi bật là Thọ Phát, Hải Đăng, Gia Chánh Cẩm Tuyết.

Với số lượng nhà cung cấp lớn nhưng GS25 Việt Nam vẫn duy trì được mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp này.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Với mô hình kinh doanh theo dạng chuỗi cửa hàng bán lẻ, doanh thu mà công ty TNHH GS25 Vietnam có được gần như đến từ doanh thu của các cửa hàng tiện lợi GS25 đang có mặt trên thị trường Hiện tại, dựa trên doanh số bán ra mỗi ngày mà các cửa hàng tiện lợi GS25 được chia thành 6 nhóm chính với định biên về số lượng nhân sự cho mỗi cửa hàng là khác nhau Cụ thể với 6 nhóm sau:

Nhóm A: trên 30 triệu đồng/ ngày

Nhóm B: từ 26 triệu đến dưới 30 triệu đồng/ ngày

Nhóm C: từ 20 triệu đến 25 triệu đồng/ ngày

Nhóm D: từ 15 triệu đến 19 triệu đồng/ ngày

Nhóm E: từ 11 triệu đến 14 triệu đồng/ ngày

Nhóm F: dưới 10 triệu đồng/ ngày

Bảng 1.2 Doanh thu Công ty TNHH GS25 Vietnam năm 2022 (đơn vị: vnđ)

Thời gian Số lượng cửa hàng theo nhóm doanh thu Tổng số cửa hàng Tổng doanh thu

Tháng 4 36 26 27 28 23 19 159 103.020.000.000 Tháng 5 40 30 29 25 12 24 149 104.520.000.000 Tháng 6 31 19 35 34 28 20 167 103.359.000.000 Tháng 7 40 32 39 32 21 22 175 119.880.000.000 Tháng 8 47 16 36 25 35 18 182 115.620.000.000 Tháng 9 39 29 41 36 28 16 189 123.810.000.000 Tháng 10 33 37 27 42 37 20 196 121.890.000.000 Tháng 11 45 42 30 47 13 23 200 134.400.000.000 Tháng 12 40 30 35 45 33 20 203 128.880.000.000

(Nguồn: Bộ phận kế toán GS25 Vietnam)

Ngày 28/3, đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 - CTCP CVS Holdings (CTCP CVS Holding là công ty con của Son Kim Retail) đã báo cáo tình hình kinh doanh năm 2022 Theo đó, công ty này báo cáo mức lỗ sau thuế là 167 tỷ đồng Năm

2021, đơn vị này lỗ 153,5 tỷ đồng Theo báo cáo riêng lẻ, công ty lỗ sau thuế 65 tỷ đồng, trong khi đó năm 2021 lỗ gần 128 tỷ đồng

Hình 1.6 Báo cáo tài chính của CTCP CVS Holding năm 2022

Bất chấp báo cáo lỗ 167 tỷ đồng trong năm 2022, GS25 Vietnam vẫn được đánh giá đang trên đà phát triển tốt Đối với một hệ thống bán lẻ với chuỗi cửa hàng lớn, vừa gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2018, việc ghi nhận lỗ không phải là vấn đề đáng quan ngại Thực tế, minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển này là vào tháng 4 năm 2023.

Tổ chức quốc tế (IFC) đã chấp thuận đầu tư gần 500 tỷ đồng vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 Vietnam

Từ đó có thể thấy, cơ hội và tiềm năng phát triển của GS25 đang là rất lớn, khi GS25 dần trở nên quen thuộc đối với khách hàng với mức độ nhận diện thương hiệu cao

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết về công tác kiểm soát chất lượng nhà cung cứng

Khái niệm về nhà cung ứng

Nhà cung cấp (hay còn gọi là nhà cung ứng) trong Theo Minh Lan (2019) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cho doanh nghiệp Một nhà cung cấp tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng đầu vào và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Kiểm soát chất lượng nhà cung ứng

Kiểm soát chất lượng nhà cung cấp là đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được mua từ nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật do cơ quan quản lý và tiêu chuẩn hoặc Luật quy định đặt ra Kiểm soát chất lượng nhà cung cấp giúp duy trì chất lượng của sản phẩm cuối cùng đồng thời tuân thủ các yêu cầu quy định nghiêm ngặt Việc tuân thủ các yêu cầu quy định đảm bảo sẽ hạn chế tối đa rủi ro hoặc các yếu tố liên quan đến pháp luật

Nói cách khác, kiểm soát chất lượng nhà cung cấp giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng không tuân thủ, giảm chi phí sản xuất và tăng sự hài lòng của khách hàng

Tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng nhà cung ứng

Việc kiểm soát chất lượng nhà cung cấp sẽ loại bỏ các rủi ro liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ kém chất lượng tạo điều kiện cho mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp

Kiểm soát chất lượng nhà cung cấp là một cách tiếp cận chủ động giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng, tuân thủ quy định và thành công trong kinh doanh Việc kiểm soát chất lượng nhà cung cấp là điều cần thiết để duy trì quyền kiểm soát chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn quy định và cải tiến liên tục.

+ Tuân thủ quy định: Tuân thủ là điều không thể thương lượng trong bối cảnh kinh doanh ngày nay Các ngành như dược phẩm, thực phẩm,… có các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt và bất kỳ sai lệch nào so với các tiêu chuẩn đã đặt ra đều có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh Việc không tuân thủ có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý và thiệt hại đến danh tiếng

+ Giảm thiểu rủi ro: Dự đoán rủi ro là biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro lớn nhất, điều quan trọng là có những phương án để đề dự phòng với những thách thức không đoán trước được Việc kiểm tra, phối hợp, giám sát, nhà cung cấp sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gián đoạn chỗi cung ứng và xác định kịp thời các vấn đề cho phép giải quyết chủ động

+ Kiểm soát chi phí: Các vấn đề liên quan đến chất lượng có thể gây tốn kém Khi có sự cố xảy ra cần thu hồi sản phẩm làm tăng chi phí sản xuất và gây tổn hại nhiều đến danh tiếng

+ Lợi thế cạnh tranh: Chất lượng nhất quán sẽ nâng cao danh tiếng thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng

Khái niệm tìm nguồn cung ứng

Tìm nguồn cung ứng có lẽ là một khía cạnh đặc trưng quan trọng nhằm hướng đến quản trị nguồn cung ứng, giúp mang lại một số lợi ích gia tăng cho một tổ chức Tìm nguồn cung ứng, một trong những bước quan trọng trong quá trình mua sắm, từ khâu xác định và lựa chọn các nhà cung cấp thỏa mãn tiêu chí về vấn đề chi phí, chất lượng, công nghệ, thời gian giao hàng, tin cậy và dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của tổ chức Lựa chọn nhà cung ứng được xem như quyết định mang tính thống trị chủ yếu trong chuỗi cung ứng Việc lựa chọn nhà cung ứng tốt và đúng nhất là phần thiết yếu, quyết định thành công hoặc thất baị trong hoạt động tìm nguồn cung ứng Theo Beil

Quá trình lựa chọn nhà cung ứng là một bước quan trọng giúp công ty xác định, đánh giá và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng như những đối tác chiến lược (Weber và Ellram, 1993) Quá trình này được xem là dài hạn, trong đó các nhà cung ứng cần được đánh giá dựa trên năng lực cốt lõi và nhu cầu chiến lược (Weber và Ellram, 1993) Một số lý thuyết về lựa chọn nhà cung ứng nhấn mạnh vai trò của nhà cung ứng, trong khi những lý thuyết khác lại tập trung vào các tiêu chí mà công ty sử dụng để đánh giá các nhà cung ứng tiềm năng.

Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng

Theo Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2018), lưu đồ được sử dụng trong thiết kế và tài liệu hóa các chương trình và nhiệm vụ phức tạp Giống như các loại sơ đồ khác, sơ đồ giúp trực quan hóa vấn đề và giúp người xem hiểu chuyện gì đang xảy ra, từ đó có thể tìm ra điểm yếu, điểm nghẽn hoặc những điểm mơ hồ khác trong vấn đề

Theo Freeman (2022), lưu đồ được coi là một công cụ chung; do đó, nó có ứng dụng rộng rãi hơn và phù hợp đề sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như kỹ thuật, giáo dục, tiếp thị,… Ví dụ theo Freeman (2022), trong kinh doanh lưu đồ có thể được dùng để:

+ Để thiết kế các thói quen hằng ngày của nhân viên hoặc để minh họa các hoạt động của họ

+ Đối với tài liệu quy tình chuẩn bị hợp nhất hoặc bán

+ Để tạo một kế hoạch kinh doanh hoặc hiện thực hóa sản phẩm

+ Để thiết kế và hỗ trợ việc hiểu các lộ trình của người dùng trên một trang web Trong sản xuất, lưu đồ có thể được sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như:

+ Để mô tả bằng đồ họa các giai đoạn luên quan đến quá trình sản xuất từ đến đến cuối

+ Đề điều tra, xác định và giải quyết các sai sót trong quy trình thu mua hoặc sản xuất

Mục tiêu của lưu đồ

Theo Deshpande (2021), việc sử dụng lưu đồ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như: + Những người làm việc trong quy trình sẽ hiểu rõ quy trình

+ Các cải tiến có thể được xác định dễ dàng khi quá trình xem xét một cách khách quan dưới dạng lưu đồ

+ Nhân viên sẽ hiểu toàn bộ quá trình, hình dung mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp của họ như một phần của toàn bộ quá trình

+ Các vấn đề trong chuỗi được thể hiện rõ ràng hơn trên sơ đồ nên dễ tìm ra nguyên nhân hơn nên các biện pháp khắc phục, giải pháp được triển khai nhanh chóng, hạn chế tác hại của vấn đề

+ Đào tạo sơ đồ có hiệu quả cao

Cách tạo sơ đồ quy trình

Bảng 2.1 Một số ký hiệu trong lưu đồ

Thực hiện, xử lý Điều kiện rẽ nhánh, lựa chọn

Dòng chảy Đầu ra, đầu vào

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bước 1: Lập danh sách các hoạt động

Bước đầu tiên cần liệt kê các hoạt động diễn ra trong quá trình vận hành: nhập liệu, lưu trữ, điều khieenrm chuyển giao, vận chyển,… Sau đó gắn các hoạt động này vào các ký hiệu quy định trong bảng 2 Thông tin bổ sung có thể được bổ sung trong quá trình

Trang 23 thực hiện, chẳng hạn như cơ sở sản xuất, dây chuyền sản xuất, hoạt động kiểm tra hoặc xử lý các trường hợp không tuân thủ

Bước 2: Sắp xếp các hoạt động theo quy trình

Các thao tác được sắp xếp hợp lý theo trình tự thành chuỗi tác vụ Chuỗi tác vụ này có thể được tham chiếu trong quy trình hiện có, mục đích là để cải tiến hoặc triển khai quy trình mới.

Bước 3: Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất

Khi vẽ sơ đồ cần lưu ý số liệu phải được trình bày rõ ràng, dễ hiều cho tất cả thành viên

Bước 4: Kiểm tra trước khi xuất bản

Sơ đồ quy trình được lưu hành tới nhiều nhân viên trong doanh nghiệp, là tiêu chuẩn để thực hiện sản xuất nên đòi hỏi độ chính xác rất cao Đảm bảo không bỏ sót bất kỳ bước nào trong quy trình, thêm các bước trung gian và kiểm tra với ban quản lý

Theo Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012), phiếu kiểm tra được sử dụng để thu thập và ghi chép dữ liệu về chất lượng sản phẩm, làm nền tảng cho các công cụ thống kê khác (tr 312) Phiếu kiểm tra giúp thu thập dữ liệu có hệ thống, tạo cái nhìn tổng quan và tình hình thực tế Ngoài ra, phiếu kiểm tra còn ghi nhận thông tin quan trọng về lý do trả lại sản phẩm, nguyên nhân lỗi, vị trí lỗi.

Các bước cơ bản để thiết lập phiếu kiểm tra bao gồm:

Bước 1: Xác định kiểu dáng của phiếu kiểm tra và xây dựng biểu mẫu để ghi chép dữ liệu Biểu mẫu này cung cấp thông tin về người kiểm tra, thời gian, và các thông tin liên quan khác

Bước 2: Thử nghiệm biểu mẫu này bằng cách thu thập và lưu trữ một số dữ liệu thực tế để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng sử dụng

Bước 3: Xem xét và điều chỉnh biểu mẫu nếu cần thiết để đảm bảo rằng nó phản ánh đầy đủ và chính xác các yêu cầu cần thiết cho quá trình kiểm tra và thu thập dữ liệu

Hình 2.1 Ví dụ về phiếu thu thập dữ liệu dạng kiểm tra đánh dấu theo mục định sẵn

(Nguồn: Sách 7 công cụ kiểm soát chất lượng trang 3)

Biểu đồ Pareto được xây dựng trên quy luật Pareto do nhà quản trị doanh nghiệp Joseph M Juran đề xuất theo phát hiện của nhà Kinh tế học Vilfredo Pareto, ông nhận thấy 20% dân số Ý sở hữu 80% tài sản của nước này Quy luật Pareto hay quy luật (80/20) cho rằng 80% vấn đề trong công việc phát sinh từ 20% nguyên nhân chủ đạo Tuy nhiên, con số 80 – 20 chỉ là tương đối chứ không phải một tỷ số chính xác Trong quản lý chất lượng cũng thường nhận thấy rằng:

- 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên;

- 20% nguyên nhân gây nên 80% tình trạng kém chất lượng

Biểu đồ Pareto là một phương pháp để xác định phân loại những vấn đề thành

“trọng yếu và thứ yếu” và thường có hai loại biểu đồ Pareto:

+ Biểu đồ Pareto theo hiện tượng: được sử dụng để phát hiện ra đâu là vấn đề chính Các hiện tượng có thể bao gồm: về chất lượng là các khuyết tật, sai lỗi, khiếu nại, sản phẩm bị trả lại, phải sửa chữa, về chi phí là lãng phí, tiêu hao; về giao hàng là thiếu hàng, tồn kho, giao hàng trễ; về an toàn là các vụ tai nạn, các sai sót, hỏng hóc

+ Biểu đồ Pareto theo nguyên nhân: được sử dụng để phát hiện đâu là nguyên nhân chính của vấn đề Các nguyên nhân này có thể bao gồm: con người là người vận hành ca, nhóm, tuổi, kinh nghiệm, kỹ năng; máy móc là các loại máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, cách thức bố trí, model, phương tiện; nguyên vật liệu là nhà sản xuất, nhà máy,

Trang 25 lô, chủng loại nguyên vật liệu; phương pháp vận hành là các điều kiện vận hành, trình tự vận hành, phương pháp, sắp xếp

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)

Theo Junaid và cộng sự (2020), AHP (Analytic Hierarchy Process) là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) được đề xuất lần đầu bởi Saaty vào năm 1970; đây là một phương pháp phổ biến được sử dụng để giải quyết vấn đề và ra quyết định trong các tình huống, kịch bản và cấu trúc phức tạp trong việc thiết kế và lập kế hoạch, dự đoán, đánh giá rủi ro và đo lường AHP chia nhỏ các vấn đề phức tạp thành các tiêu chí và tiêu chí phụ, sau đó tính toán ma trận so sánh cặp và gán trọng số cho mỗi tiêu chí

Phương pháp AHP là kỹ thuật định lượng linh hoạt được sử dụng trong phân tích quyết định nhiều tiêu chí, giúp làm rõ các tiêu chí đánh giá và ra quyết định về nhiều thuộc tính Được giới thiệu bởi Saaty và Vargas, AHP đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, y tế, quản lý chất lượng (Nguyễn Thị Anh Vân và cộng sự, 2022), thiết kế hệ thống, lựa chọn phương pháp công nghệ máy móc và thiết bị (Nguyễn Thế Quân, 2010).

2015) Nhiều nhà nghiên cứu đã kết hợp AHP với phương pháp Delphi để tạo ra phương pháp thăm dò hỗn hợp, nhằm nghiên cứu quan điểm quản lý về các yếu tố quan trọng

Quy trình phân tích theo thứ bậc có thể xem nhiều tiêu chí nhỏ đồng thời với các nhóm tiêu chí và có thể kết hợp phân tích các yếu tố định tính lẫn định lượng

Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp AHP trả lời các câu hỏi như

Việc lựa chọn phương án tối ưu phụ thuộc vào quá trình so sánh từng cặp phương án với nhau, dựa trên các tiêu chí do người ra quyết định đề ra Quá trình này nhằm xác định phương án đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đã xác định và mang lại giá trị lớn nhất theo góc nhìn của người đưa ra quyết định.

Giả sử có một vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), phải dựa trên nhiều tiêu chí (Tiêu chí C1, C2, … tiêu chí Cn) Các phương án có thể đưa vào so sánh là PA1, PA2,… Pam Các vấn đề của bài toán được mô hình hóa ở Hình 2…

Hình 2.3 Sơ đồ mô tả bài toán phân tích thứ bậc

(Nguồn: Nguyễn Hồng Trường – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam)

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được thực hiện theo các bước như sau

* Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí

Tiến hành thực hiện việc so sánh các tiêu chí theo từng cặp, mức độ quan trọng của ccas cặp tiêu chí Các mức độ ưu tiên (các giá trị aij với i chạy theo hàng, j chạy theo cột) theo cặp của các tiêu chí có các giá trị nguyên dương 1 đến 9 hoặc nghịch đảo của các số này, ta được ma trận vuông (nxn)

Bảng 2.2 Thang đo cơ bản về số tuyệt đối của Saaty

Mức độ quan trọng Giải thích

7 Quan trọng hơn rất nhiều

9 Quan trọng hơn rất nhiều lần

2, 4, 6, 8 Giá trị trung gian giữa 2 phán đoán liền kề

Khi so sánh với hoạt động j, nếu hoạt động i được gán một trong các số khác 0 ở trên thì j có giá trị nghịch đảo khi so sánh với i

Hệ số của ma trận được lấp từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các thành phần, yếu tố hay các tiêu chí Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua ý kiến chuyên gia

Giá trị hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu trong việc định lượng trọng số cho các mục tiêu là nhược điểm của phương pháp này Giả sử tiờu chớ C1 cú mức độ ưu tiờn bằng ẵ tiờu chớ C3, khi ấy tiờu chớ C3 sẽ cú mức độ ưu tiên bằng 2 lần tiêu chí C1 Ta ghi vào dòng tương ứng với C1 và cột C3 giá trị ẵ

Bước 2: Tính toán trọng số cho các tiêu chí

Sau khi lập xong ma trận trên, người đánh giá sẽ tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng, giá trị thu được thay vào chỗ giá trị được tính toán Trọng số của mỗi tiêu chí C1, C2, C3,…, Cn tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang Kết quả ta có một ma trận 1 cột n hàng

Tuy nhiên các giá trị trọng số ở đây (w1, w2,…wn) chưa phải là giá trị kết luận cuối cùng, nó cần phải kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp Saaty, T.L, (2008), [3], chỉ ra rằng tỉ số nhất quán (CR) nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức có thể chấp nhận Nói cách khác, có 10% cơ hội mà các chuyên gia trả lời các câu hỏi hoàn toàn ngẫu nhiên Nếu CR lớn hơn 10% chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá và cần phải đánh giá và tính toán lại

CR = 𝐶𝐼 𝑅𝐼 CR- tỷ lệ nhất quán; CI- chỉ số nhất quán; RI- chỉ số ngẫu nhiên

Xác định chỉ số nhất quán CI: CI = 𝜆 𝑚𝑎𝑥 − 𝑛 n−1

Giá trị riêng lớn nhất (λ max) của ma trận so sánh cặp (n x n) luôn lớn hơn hoặc bằng số hàng và cột (n) Chính xác hơn, độ nhất quán của ma trận càng cao thì λ max càng gần n (kích thước ma trận).

𝜆 𝑚𝑎𝑥 = ∑ 𝑛 𝑖=1 𝑤𝑖 * ∑ 𝑛 𝑗=1 aij Chỉ số ngẫu nhiên RI: được xác định từ bảng số cho sẵn (xem Bảng 3 – bảng này chỉ trình bày giá trị RI cho tối đa 15 tiêu chí)

Bảng 2.3 Giá tị RI cho các giá trị khác nhau của n n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Ở bước 3, tiến hành tính độ ưu tiên của từng phương án cho từng tiêu chí riêng biệt Phương pháp tính toán tương tự như Bước 1 và Bước 2, sử dụng dữ liệu so sánh mức độ ưu tiên giữa các phương án dựa trên ý kiến chuyên gia Quá trình này lặp lại cho từng tiêu chí, tạo ra n ma trận ưu tiên với 1 cột (m phương án) và n hàng (n tiêu chí) Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả, cần tiến hành kiểm tra tỷ số nhất quán.

Bước 4: Tính điểm cho các phương án và lựa chọn Đây là bước cuối cùng trong quá trình đánh giá và đưa ra phương án Từ Bước 3 tổng hợp được ma trận trọng số các phương án theo các tiêu chí Nhân ma trận này với ma trận trọng số các tiêu chí là kết quả của Bước 2, được kết quả là một ma trận m hàng (m phương án) 1 cột (giá trị trọng số) Ma trận kết quả sẽ cho biết phương án tốt nhất nên chọn, là phương án có giá trị trọng số cao nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NHÀ

Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF

3.1.1 Quy trình kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp mới

Hình 3.2 Lưu đồ đánh giá nhà cung cấp mã hàng FF mới

(Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng)

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu để nhập về chuỗi cửa hàng thêm các sản phẩm, mặt hàng mới từ những nhà cung cấp mới hoặc tìm kiếm thêm nhà cung cấp cho những mặt hàng hiện tại thì bộ phận MD sẽ chuyển thông tin về nhà cung cấp mới sang bộ phận đảm bảo chất lượng Bộ phận đảm bảo chất lượng sẽ thực hiện việc đánh giá nhà cung cấp mới này có đạt yêu cầu để nhập hàng hay không

Sau khi tiếp nhận thông tin từ MD Bộ phận đảm bảo chất lượng (QA) sẽ tiến hành đánh giá nhà cung cấp theo quy trình

* Thông tin đến nhà cung cấp

Liên lạc, thực hiện việc trao đổi với nhà cung cấp qua hình thức gửi mail, liên lạc qua điện thoại để lên kế hoạch đến trực tiếp đến xưởng sản xuất của phía nhà cung cấp tham quan và đánh giá Một số công việc cần trao đổi trước bao gồm: địa điểm, thời gian đánh giá, những giấy tờ phía nhà cung cấp cần chuẩn bị trước,…

* Thực hiện đánh giá nhà cung cấp

Nhân viên QA sẽ thực hiện việc đánh giá nhà cung cấp theo những tiêu chuẩn mà bộ phận đảm bảo chất lượng đã đề ra

Thực hiện việc ghi nhận đánh giá vào phiếu đánh giá Chấm điểm nhà cung cấp theo từng hạng mục trong phiếu

Tổng kết số điểm cho phiếu đánh giá gồm 4 bậc:

Loại D: dưới 45 điểm Đối với những nhà cung cấp xếp loại A, B, C sẽ được lựa chọn

Đối với đánh giá lần đầu, nhà cung cấp với kết quả xếp loại A, B, C sẽ được lựa chọn Trường hợp xếp loại D, công ty sẽ trao đổi về những vấn đề bất cập, chưa phù hợp để nhà cung cấp khắc phục Thời gian khắc phục tùy thuộc vào bản chất của các vấn đề phát hiện, chẳng hạn như yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ hồ sơ sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh chống nhiễm chéo.

Trang 36 ít hay nhiều thời gian và 2 bên thỏa thuận thời gian tái đánh giá với nhau tuy nhiên với khoảng thời gian lâu nhất là 1 tháng kể từ lần đánh giá đầu tiên

Sau 1 khoảng thời gian được hẹn lại với nhà cung cấp từ lần đánh giá đầu tiên, sẽ thực hiện quá trình tái đánh giá nhà cung cấp lần 1

Việc tái đánh giá lần 1 sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá những điểm chưa phù hợp đã được trao đổi từ lần đánh giá lần đầu xem mức độ khắc phục từ nhà cung cấp đã đảm bảo yêu cầu, phù hợp với tiêu chí của công ty hay chưa, từ đó thực hiện việc chấm điểm lại các hạng mục này Đối với những hạng mục được chấm điểm trước đó đã đạt yêu cầu cũng thực hiện việc kiểm tra nhanh lại để đảm bảo tính chính xác, đảm bảo việc tổng kết điểm mang tính khách quan nhất

Sau khi tổng kết lại điểm cho đợt tái đánh giá lần 1 này, nếu nhà cung cấp đạt số điểm xếp loại A, B, hoặc C thì sẽ được lựa chọn, nhưng nếu số điểm vẫn ở loại D thì tiếp tục chỉ ra những điểm chưa phù hợp và trao đổi với nhà cung cấp để thực khắc phục

Và cũng giống như lần đánh giá đầu sẽ tùy thuộc vào mức độ của những điểm chưa phù hợp mà đưa ra một khoảng thời gian để hẹ tái đánh giá lần 2 (với thời gian lâu nhất là 2 tuần kể từ ngày tái đánh giá lần 1)

Việc tái đánh giá lần 2, thực hiện việc kiểm tra lại những điểm chưa phù hợp đã được khắc phục chưa Nếu rồi thì sẽ thực hiện chấm điểm lại, số điểm tổng kết thuộc loại A, B, C sẽ được lựa chọn Nếu số điểm qua 3 lần đánh giá vẫn là loại D thì báo cáo không lựa chọn nhà cung cấp này, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp khác

Bảng 3.3 Bảng thống kê số lượng nhà cung cấp đánh giá trong năm 2023 Đánh giá lần đầu Tái đánh giá lần 1 Tái đánh giá lần 2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng 3.3 có thể thấy trong năm 2023 bộ phận QA đã thực hiện đánh giá 45 nhà cung cấp mới Trong đó: Ở lần đánh giá lần đầu: có 16 nhà cung cấp loại D cần tái đánh giá lần 1 Ở lần tái đánh giá lần 1: có 7 nhà cung cấp đã khắc phục được điểm chưa phù hợp và xếp lại B, C 9 nhà cung cấp vẫn chưa đạt yêu cầu và tiếp tục thực hiện tái đánh giá lần 2 Ở lần tái đánh giá lần 2: vẫn còn 5 nhà cung cấp sau 3 lần đánh giá vẫn còn tồn đọng những điểm không phù hợp để được lựa chọn, với những trường hợp này cần tìm kiếm và lựa chọn những nhà cung cấp khác

Hiện tại bộ phận QA đang vận hành với tối đa 3 lần đánh giá nhà cung cấp để đưa ra quyết định lựa chọn, tạo điều kiện để nhà cung cấp khắc phục những điểm không phù hợp với yêu cầu mà công ty đưa ra

3.1.2 Đánh giá định kỳ nhà cung cấp Đối với những nhà cung cấp nhóm hàng FF hiện tại cần đánh giá lại hiệu quả của nhà cung cấp bằng cách xác định sự phù hợp của NCC với định định hướng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, xác định được những rủi ro tiềm ẩn từ nhà cung cấp đó để tìm phương pháp thay thế kịp thời Bên cạnh đó, việc đánh giá định kỳ sẽ giúp quản lý nhà cung cấp tốt hơn, kích thích nhà cung cấp cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm của họ

Hiện tại bộ phận QA đang chia các nhà cung cấp nhóm hàng FF thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C để dễ dàng kiểm soát hơn Việc phân nhóm này dựa trên kết quả đánh giá định kỳ nhà cung cấp kết hợp với quá trình cung cấp hàng cũng như những sự cố xảy ra ở cửa hàng

Là nhóm có kết quả đánh giá định kỳ xếp loại A, B

Số sự cố ghi nhận ở cửa hàng không quá 05 lần/năm

Kết hợp xem xét hiệu suất giao hàng: Không giao hàng trễ quá 05 lần/ năm

Có kết quả đánh giá xếp loại B, C

Số sự cố ghi nhận ở cửa hàng nhiều hơn 05 lần/ năm

Kết hợp xem xét hiệu suất giao hàng: Không giao hàng trễ quá 06 lần/ năm

Có kết quả đánh giá xếp loại B, C

Số sự cố ghi nhận ở cửa hàng nhiều hơn 10 lần/năm

Kết hợp xem xét hiệu suất giao hàng: Không giao hàng trễ quá 10 lần/ năm Thực hiện việc phân nhóm lại 01 năm/ 1 lần Đối với những nhà cung cấp mới được lựa chọn dựa vào dữ liệu đánh giá trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp và xếp theo nhóm để tiếp tục kiểm soát Đối với những nhà cung cấp xếp loại C 03 năm liên tục, thực hiện việc xem xét chấm dứt hợp đồng

Hình 3.3 Số lượng NCC nhóm hàng FF phân theo nhóm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

GS25 VietNam đang hợp tác với 89 nhà cung cấp nhóm hàng FF trong đó có 38 nhà cung cấp thuộc nhóm A, 28 nhà cung cấp thuộc nhóm B và 23 nhà cung cấp thuộc nhóm C

Đánh giá định kỳ nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và đáp ứng các yêu cầu về cung cấp hàng hóa đầy đủ, đúng số lượng, đúng thời hạn cũng như chất lượng sản phẩm khi giao đến Bằng cách đánh giá thường xuyên, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp, đảm bảo nhà cung cấp tuân thủ đúng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng và đưa ra các đánh giá khách quan hơn về hiệu suất của họ.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NHÀ CUNG ỨNG NHÓM HÀNG FF

Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng FF

Ưu điểm Đối với một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu theo hình thức thương mại, GS25 Việt Nam đã thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng hàng hóa ở chuỗi cửa hàng mình, có sự ghi nhận và xử lý kịp thời khi có những sự cố xảy ra, và có những biện pháp khắc phục chuyên nghiệp

Các bộ phận trong công ty có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau Bên cạnh đó GS25 Việt Nam còn có bộ phận lãnh đạo chuyên nghiệp, định hướng công việc cho nhân viên rõ ràng, thấu hiểu đồng cảm với nhân viên tạo nên được một môi trường trẻ trung năng động, từ đó giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Đặc biệt trong công tác kiểm soát nhà cung cấp nhóm hàng FF, môt mặt hàng yêu cầu đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm, và chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp, công ty đã có nhiều công tác để kiểm soát nhà cung cấp một cách hiệu quả nhất

Có sự kiểm soát từ bước lựa chọn đánh giá nhà cung cấp mới Trước khi bộ phận

QA nhận được thông tin về các nhà cung cấp mới đã qua một vòng xem xét ở bộ phận

MD, trong quá trình đánh giá cũng có thể nhận thấy công ty đã dành thời gian tương đối để có thể phối hợp được với nhà cung cấp khắc phục lại những điểm không phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình, tạo nên được ấn tượng và mối quan hệ tốt với nhà cung cấp Đến việc kiểm soát chất lượng hàng FF được giao từ nhà cung cấp cũng được thực hiện rất tốt khi có đội ngũ nhân viên thực thực việc kiểm tra theo một quy trình đầy đủ, các tiêu chuẩn để kiểm tra rõ ràng, đảm bảo việc kiểm tra một cách khách quan đầy đủ nhất để đem lại được chất lượng tốt nhất

Trong quá trình hợp tác với những nhà cung cấp có sự phân nhóm nhà cung cấp để kiểm soát và lên lịch đánh giá định kỳ khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm duy trì, kịp thời phát hiện ra những bất cập để xử lý

Hạn chế và nguyên nhân Ở quy trình đánh giá nhà cung cấp mới: Việc thực hiện đánh giá trực tiếp toàn bộ nhà cung cấp khi có thông tin từ bộ phận MD sẽ gây lãng phí thời gian và nguồn lực Đối với những NCC không tiềm năng, khi thực hiện đánh giá và sau khi qua 3 bước đánh giá NCC vẫn không đáp ứng yêu cầu, cả hai bên không phù hợp với nhau dẫn dến việc lãng phí thời gian

Hiện tại quy mô chuỗi cửa hàng tiện lời GS25 Việt Nam ngày càng mở rộng, với chuỗi cửa hàng gần 300 cửa hàng thì quy trình thực hiện lựa chọn nhà cung cấp mới với tối đa 3 lần đánh giá như hiện tại không hợp lý với tình hình hiện tại, khi mở rộng quy mô đồng nghĩa với số lượng sản phẩm được tăng lên cung như cần nguồn cung chất lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu Với việc duy trì thực hiện tái đánh giá đến 2 lần và đợi nhà cung cấp khắc phục những điểm chưa phù hợp sẽ gây lãng phí thời gian nếu sau một thời gian lâu mà nhà cung cấp đó vẫn không đáp ứng được yêu cầu

Hiện GS25 Việt Nam đang hợp tác với 89 nhà cung cấp nhóm hàng FF, tuy nhiên vẫn còn 23 nhà cung cấp được xếp loại C Điều này cho thấy nhà bán lẻ còn hạn chế về chất lượng nhà cung cấp và cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn cung Việc tìm kiếm được những nhà cung cấp phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp và xây dựng được mối quan hệ lâu dài để đảm bảo nguồn cung chất lượng là một thách thức không dễ dàng.

Hình 4.1 Biểu đồ Pareto so sánh lỗi và tỷ lệ hàng FF không đạt yêu cầu khi nhập kho

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.1 Thống kê số lỗi và tỷ lệ hàng FF không đạt yêu cầu khi nhập kho

Ký hiệu Số lần xuất hiện Tỷ lệ lỗi % % Tích lũy

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ số liệu ở bảng 3.6, tác giả đã tiến hành vẽ biểu đồ pareto và lập bảng tỷ lệ lỗi mà sản phẩm không đạt yêu cầu khi nhập kho Áp dụng nguyên tắc 80/20 thông qua biểu đồ hình 4 Có thể thấy lỗi đóng bao bì bị hở, rách; tem nhãn không đạt yêu cầu và sản phẩm có dị vật là nguyên nhân chủ yếu và được ưu tiên khắc phục Những lỗi này xuất phát từ quy trình sản xuất sản phẩm và đóng gói sản phẩm, chính vì thế cần nâng cao chất lượng nhà cung cấp và ưu tiên cải tiến 2 quy trình này tại nhà cung cấp.

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhà cung ứng nhóm hàng

4.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhà cung ứng mới

Như đề cập ở phần đánh giá thực trạng, qua quy trình kiểm tra và đánh giá nhà cung cấp mới có thể thấy sau khi nhận đươc thông tin nhà cung cấp mới cần đánh giá từ bộ phận MD thì bộ phận QA đã trực tiếp lên kế hoạch để đánh giá trực tiếp tại cơ sở sản xuất của nhà cung cấp mà không qua bước đánh giá sơ bộ nào, chính vì thế dẫn đến vấn đề qua 3 lần đánh giá nhưng đối với những nhà cung cấp không có tiềm năng vẫn không đem lại kết quả gây lãng phí thời gian và nguồn lực của cả đôi bên

* Áp dụng phương pháp AHP để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp để tiến hành đánh giá trực tiếp tại cơ sở sản xuất

Trang 47 Để đảm bảo chủ động, linh hoạt trong nguồn cung, không phụ thuộc hoàn toàn vào

1 NCC, không rơi vào tình trạng khi NCC không có hàng hoặc có sự cố không thể cung cấp hàng thì đối với mỗi mặt hàng thường sẽ có nhiều hơn 1 NCC, chính vì thế bộ phận

MD khi cung cấp thông tin NCC mới thường sẽ có nhiều NCC cho một mặt hàng để bộ phận QA thực hiện đánh giá và lực chọn NCC

Khi nhận được thông tin các nhà cung cấp mới cần đánh giá, bộ phận QA sẽ thực hiện phương pháp AHP để ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp để tiến hành đánh giá trực tiếp tại xưởng sản xuất, lọc ra những ra cung cấp có khả năng cao không đáp ứng tiêu chí để tiết kiệm thời gian, chi phí

Thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lập danh sách những nhà cung cấp cần đánh giá sau khi nhận thông tin từ phía bộ phận MD Thực hiện nhóm những NCC cùng cung cấp 1 loại mặt hàng lại với nhau một cách trực quan, dễ quan sát và nhận biết

Bước 2: Lập kế hoạch triển khai dự án:

Quá trình đánh giá nhà cung cấp không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm, chính vì thế mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan khác ví dụ như: bộ phận MD (thực hiện việc mua hàng, liên quan khả năng cung ứng hàng từ NCC), bộ phận logistic (tiến độ giao hàng của nhà cung cấp), bộ phận legal (mối quan hệ giữa NCC với GS25) Kế hoạch được sự đồng thuận từ lãnh đạo cấp cao và các phòng ban với nhau

Bước 3: Tiến hành việc thu thập dữ liệu Để đảm bảo phù hợp với tình trạng và yêu cầu của công ty, thực hiện việc khảo sát từ bộ phận QA, những người có kinh nghiệm chuyên môn về đánh giá nhà cung cấp, bên cạnh đó thực hiện khảo sát các bộ phận có liên quan đến NCC để xác định những yếu tố cần thiết để lựa chọn NCC phù hợp

Tổng hợp kết quả khảo sát bao gồm các tiêu chí cần thiết để lựa chọn NCC sau đây + Chất lượng sản phẩm (kí hiệu: CL)

+ Giá thành (kí hiệu: GT)

+ Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp (kí hiệu: DV)

+ Hiệu suất cung cấp sản phẩm (kí hiệu: HS)

+ Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp (LD)

Sau khi đã có được những yếu tố cần thiết, tiếp tục thực hiện việc khảo sát đối với những chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong công việc, tổng hợp ý kiền từ nhiều người để xác định được mức độ quan trọng của từng yếu tố có tính khách quan và chính xác nhất Các kết quả thu thập và phân tích từ các tiêu chí được trình bày chi tiết trong bảng …

Bảng 4.2 So sánh cặp các tiêu chí

Tiêu chí CL GT DV HS LD

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Có thể thấy GS25 là một chuỗi cửa hàng bán lẻ với hình thức kinh doanh thương mại đối với đa số các mặt hàng, và đối với mặt hàng FF cũng như vậy, khi nhập hàng từ những NCC sẽ cung cấp trực tiếp cho khách hàng, chỉ qua một vài công đoạn chế biến nhỏ như: làm nóng, hoặc làm chín,… chính vì thế mà chất lượng sản phẩm mà GS25 cung cấp cho khách hàng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng từ phía NCC cho nên từ kết quả tiêu chí ở bảng 4… nhìn tổng quan tiêu chí chất lượng là tiêu chí được đánh giá có mức độ quan trọng hơn so với những tiêu chí còn lại

Từ bảng 4.1 tiếp tục thực hiện tính toán trọng số cho các tiêu chí, chi tiết trong bảng 4.2

Bảng 4.3 Xác định trọng số cho các tiêu chí

Tiêu chí CL GT DV HS LD Trọng số trung bình

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.4 Xử lý số liệu cho tính CR Tiêu chí CL GT DV HS LD Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ số liệu ở bảng 4.4 Thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất (𝜆 𝑚𝑎𝑥 )

𝜆 𝑚𝑎𝑥 = (5,32+5,41+5,15+5,33+5,05)/5 = 5,252 Chỉ số nhất quán (CI)

CI = 𝜆 𝑚𝑎𝑥 − 𝑛 n−1 = (5,252 – 5)/(5-1) = 0,063 Với số tiêu chí là 5 theo bảng 2.3, chỉ số ngẫu nhiên RI = 1,12

Tỷ lệ nhất quán (CR)

Ta thấy CR= 5,62% < 10% (Đạt) Từ đó suy ra bộ số này đạt yêu cầu

Dựa vào các tiêu chí đã được kiểm định, tiến hành tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp mới cần đánh giá với các tiêu chí đề ra và cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp đạt yêu cầu nhất để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp có thể tiến hành đánh giá trực tiếp

Ví dụ đối với mặt hàng bánh mỳ hotdog trong đợt đánh giá lựa chọn nhà cung cấp mới vào tháng tới: gồm 5 nhà cung cấp mới trong danh sách do bộ phận MD gửi sang Sau khi xem xét qua với các tiêu chí ở bảng… Lựa chọn được 3 NCC từ 5 NCC lần lượt là NCC1, NCC2, NCC3 để tiến hành cho việc đánh giá

Sau đó tiếp tục thực hiện tính toán độ ưu tiên của các NCC theo từng tiêu chí, ta thiết lập 5 ma trận so sánh cặp Các số liệu này cần được lấy ý kiến của các nhân viên có chuyên môn (giả định kết quả như bảng dưới đây)

Với tiêu chí CL – Chất lượng: so sánh cặp các NCC có kết quả như Bảng 4.5 và trọng số cho phương án được tính toán ở Bảng 4.6

Bảng 4.5 Ma trận trọng số nhà cung cấp theo tiêu chí “Chất lượng”

Tiêu chí CL NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.6 Số liệu dùng tính CR xét cho tiêu chí “Chất lượng”

Tiêu chí CL NCC1 NCC2 NCC3 Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Tương tự như trên, thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất: 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 3,0292

Chỉ số nhất quán: CI = 0,0146

Tỷ lệ nhất quán: CR = 0,0252 (2,52% < 10%: thỏa yêu cầu)

Với tiêu chí GT – Giá thành: so sánh cặp các NCC có kết quả như Bảng 4.7, và trọng số cho phương án được tính toán ở Bảng 4.8

Bảng 4.7 Ma trận trọng số nhà cung cấp theo tiêu chí “Giá thành”

Tiêu chí GT NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.8 Số liệu dùng tính CR xét cho tiêu chí “Giá thành”

Tiêu chí GT NCC1 NCC2 NCC3 Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tương tự, thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất: 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 3,0537

Chỉ số nhất quán: CI = 0,0269

Tỷ lệ nhất quán: CR = 0,0463 (4,63% < 10%: thỏa điều kiện)

Với tiêu chí DV – Dịch vụ khách hàng: so sánh cặp các NCC có kết quả như Bảng

4.9 và trọng số cho phương án được tính toán ở Bảng 4.10

Bảng 4.9 Ma trận trọng số nhà cung cấp theo tiêu chí “Dịch vụ”

Tiêu chí DV NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.10 Số liệu dùng tính CR xét cho tiêu chí “Dịch vụ”

Tiêu chí DV NCC1 NCC2 NCC3 Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tương tự, thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất: 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 3,03

Chỉ số nhất quán: CI = 0,01

Tỷ lệ nhất quán: CR = 0,025 (2,5% < 10%: thỏa điều kiện)

Với tiêu chí HS – Hiệu suất giao hàng: so sánh cặp các NCC có kết quả như Bảng

4.11 và trọng số cho phương án được tính toán ở Bảng 4.12

Bảng 4.11 Ma trận trọng số nhà cung cấp theo tiêu chí “Hiệu suất giao hàng”

Tiêu chí HS NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.12 Số liệu dùng tính CR xét cho tiêu chí “Hiệu suất giao hàng” Tiêu chí HS NCC1 NCC2 NCC3 Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tương tự, thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất: 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 3,0037

Chỉ số nhất quán: CI = 0,0018

Tỷ lệ nhất quán: CR = 0,0032 (0,32% < 10%: thỏa điều kiện)

Với tiêu chí LD – Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp: so sánh cặp các

NCC có kết quả như Bảng 4.13 và trọng số cho phương án được tính toán ở Bảng 4.14

Bảng 4.13 Ma trận trọng số nhà cung cấp theo tiêu chí “Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp”

Tiêu chí LD NCC1 NCC2 NCC3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.14 Số liệu dùng tính CR xét cho tiêu chí “Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp”

Tiêu chí LD NCC1 NCC2 NCC3 Tổng TSTB Consistency vector

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tương tự, thực hiện tính toán các chỉ số

Giá trị riêng lớn nhất: 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 3,0092

Chỉ số nhất quán: CI = 0,0046

Tỷ lệ nhất quán: CR = 0,0079 (0,79% < 10%: thỏa yêu cầu)

Bảng 4.15 Trọng số của NCC theo mỗi tiêu chí

CL GT DV HS LD

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.16 Trọng số các tiêu chí sau khi đã kiểm định

Tiêu chí CL GT DV HS LD

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tiến hành nhân 2 ma trận 4.14 và 4.15, ta được kết quả trọng số của mỗi nhà cung cấp

Bảng 4.17 Trọng số của mỗi nhà cung cấp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng 4.17 ta thấy NCC1 có trọng số bằng 0,4202, là giá trị lớn nhất và như vậy kết luận được mức độ đáp ứng các tiêu chí của GS25 là tốt nhất Từ đây đưa ra quyết định sẽ thực hiện việc đánh giá trực tiếp NCC1 đầu tiên Và tùy vào từng tình trạng mỗi lúc của công ty mà có những lựa chọn tiếp theo để lựa chọn đánh giá trực tiếp tại nhà xưởng

Từ ví dụ trên, đối với mỗi mặt hàng khác nhau với số lượng nhà cung cấp khác nhau, chỉ cần thực hiện theo những bước để xác định ra được những nhà cung cấp có tiềm năng nhất để lựa chọn và thực hiện đánh giá trực tiếp và tiến hành hợp tác cùng nhau

Việc áp dụng phương pháp đánh giá thứ bậc AHP không đòi hỏi quá nhiều đến kinh phí Cách thức thực hiện phương pháp này đòi hòi cần có đội ngũ có chuyên môn, đối với GS25 Việt Nam đã có bộ phận quản lý chất lượng, có đánh giá nhà cung cấp và có kinh nghiệm lựa chọn được nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu, hoàn toàn có đủ khả năng để xác định được các tiêu chí cần thiết để áp dụng cho phương pháp này Bên cạnh đó cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa cá phòng ban có liên quan như: bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận mua hàng, bộ phận kho, bộ phận logistic, để đảm bảo việc xem xét từng tiêu chí và chọn lựa sao cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty Đối với cơ cấu hiện tại cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thì việc áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn sơ bộ nhà cung cấp là hoàn toàn thích hợp

Dự kiến kết quả đạt được

Việc áp dụng AHP trong đánh giá lựa chọn nhà cung cấp giúp người quản lý tiết kiệm đáng kể thời gian đánh giá trực tiếp nhờ vào khả năng đánh giá dựa trên các tiêu chí đã xác định, loại bỏ sự phụ thuộc vào việc đánh giá trực tiếp từng nhà xưởng sản xuất của nhà cung cấp Phương pháp này tối ưu hóa quá trình đánh giá, nâng cao hiệu quả và độ tin cậy trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lý Bá Toàn và cộng sự (2018). 7 công cụ kiểm soát chất lượng - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng. Hà Nội: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: 7 công cụ kiểm soát chất lượng - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
Tác giả: Lý Bá Toàn và cộng sự
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2018
2. Minh Lan (2019). Nhà cung cấp (Suppliers) là ai? Nhà cung cấp có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Tạp chí điện tử doanh nhân Việt Nam, Truy cập tại link:https://dongvon.doanhnhanvn.vn/nha-cung-cap-suppliers-la-ai-nha-cung-cap-co-y-nghia-nhu-the-nao-doi-voi-doanh-nghiep-4220190909235308968.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí điện tử doanh nhân Việt Nam
Tác giả: Minh Lan
Năm: 2019
5. Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012). Giáo trình Quản trị chất lượng. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị chất lượng
Tác giả: Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
6. Dương Thị Thùy Ngân (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam, Trường hợp nghiên cứu: Công ty Dragon Sourcing.Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam, Trường hợp nghiên cứu: Công ty Dragon Sourcing
Tác giả: Dương Thị Thùy Ngân
Năm: 2013
7. Ths Nguyễn Kim Anh (2006). Tài liệu học tập: Quản lý chuỗi cung ứng. Đại học Mở bán công Thành phố. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập: Quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Ths Nguyễn Kim Anh
Năm: 2006
15. ISOQ Việt Nam (09/08/2021). Tiêu chuẩn Haccp Codex 2020. Truy cập tại: https://isoq.vn/tcvn/tieu-chuan-haccp-codex-2020/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Haccp Codex 2020
9. Uyên Hương (2022). Ngành công thương hoàn thiện chính sách phát triển hạtầng thương mại, link: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiettin?dDocName=MOFUCM255185, Cổng thông tin điện tử bộ tài chính (25/04/2024) Link
13. Website chính thức Công ty TNHH GS25 Việt Nam. Truy cập tại: https://gs25.com.vn/ Link
3. Nguyễn Hồng Trường (2020). Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong lựa chọn phương án thiết kế các dự án thủy lợi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thuỷ lợi, 61, 57-65 Khác
4. Nguyễn Thế Quân (2015). Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn phương án công nghệ thi công xây dựng. Tạp chí Kết cấu và Công nghệ Xây dựng, Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam, 17 (2), 21-29 Khác
8. Tony 3D (2023). Nhà cung cấp: Vai trò, tiêu chí đánh giá và quản lý nhà cung cấp thời 4.0, link: Nhà cung cấp: Tiêu chí đánh giá và quản lý nhà cung cấp thời đại 4.0 (3d-smartsolutions.com), Website: 3D Smart Solutions (22/04/2024) Khác
10. Tài liệu nội bộ từ phòng quản lý chất chất lượng, phòng nhân sự tại văn phòng Công ty TNHH GS25 Việt Nam Khác
11. Saaty, T. L. (1980). The analytical hierarchy process, planning, priority. Priority Setting. Resource Allocation, MacGraw-Hill, New York International Book Company Khác
12. Saaty, T. L. (2008). Decision making with the analytic hierarchy process Decision making with the analytic hierarchy process. In International Journal of Services Sciences (Vol. 1, Issue 1) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Bảng chi tiết số lượng nhân sự khối văn phòng tính đến tháng 5/2023 - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Bảng 1.1. Bảng chi tiết số lượng nhân sự khối văn phòng tính đến tháng 5/2023 (Trang 24)
Hình 3.1 Một số sản phẩm thuộc nhóm hàng FF - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Hình 3.1 Một số sản phẩm thuộc nhóm hàng FF (Trang 42)
Hình 3.2. Lưu đồ đánh giá nhà cung cấp mã hàng FF mới - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Hình 3.2. Lưu đồ đánh giá nhà cung cấp mã hàng FF mới (Trang 44)
Hình 3.4 Quy trình nhập kho nhóm hàng FF - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Hình 3.4 Quy trình nhập kho nhóm hàng FF (Trang 50)
Hình 4.1 Biểu đồ Pareto so sánh lỗi và tỷ lệ hàng FF không đạt yêu cầu khi - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Hình 4.1 Biểu đồ Pareto so sánh lỗi và tỷ lệ hàng FF không đạt yêu cầu khi (Trang 55)
Bảng 4.2 So sánh cặp các tiêu chí - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Bảng 4.2 So sánh cặp các tiêu chí (Trang 58)
Hình 4.2. Lưu đồ đánh giá nhà cung cấp nhóm hàng FF mới do tác giả đề xuất - nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng nhà cung ứng nhóm hàng ff tại công ty tnhh gs25 vietnam
Hình 4.2. Lưu đồ đánh giá nhà cung cấp nhóm hàng FF mới do tác giả đề xuất (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN