1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng trong sản xuất mã hàng 57859 tại công ty tnhh ever tech plastic việt nam

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng trong sản xuất mã hàng 57859 tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phước Hiếu
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Tuyết Phương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Vì thế, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức, các doanh nghiệp gia công, sản xuất trong lĩnh vực da giày phải chuyển đổi máy móc, nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng đư

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

TRONG SẢN XUẤT MÃ HÀNG 57859 TẠI CÔNG TY TNHH EVER TECH PLASTIC VIỆT NAM

GVHD: ThS.TRẦN THỊ TUYẾT PHƯƠNG SVTH: NGUYỄN PHƯỚC HIẾU

S K L 0 1 2 7 0 0

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TNHH EVER TECH PLASTIC VIỆT NAM

SVTH: Nguyễn Phước Hiếu MSSV: 20124251

Khóa: 2020 Ngành: Quản lý công nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM cùng toàn thể quý thầy, cô khoa Kinh tế đã tận tâm hỗ trợ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này một cách tốt nhất Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Tuyết Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên hữu ích để tác giả có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình

Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam đã cho tác giả cơ hội được thực tập tại công ty Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm đến các anh chị ở các bộ phận của công ty đã hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian làm việc tại xưởng ép 5 của công ty Vì thời gian thực tập còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tác giả mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Tp HCM, ngày …tháng…năm……

Sinh viên

Nguyễn Phước Hiếu

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Tuyết Phương

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024

Giáo viên phản biện

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SIP Standard Inspection Procedure, quy trình kiểm

tra chất lượng SOP Standard Operating Procedure, quy trình hoạt

động tiêu chuẩn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Công suất sản xuất của cơ sở 1 6

Bảng 1.2 Công suất sản xuất của cơ sở 2 6

Bảng 3.1 Quy trình kiểm tra chất lượng mã hàng 57859 (SIP) 26

Bảng 3.2 Các nội dung kiểm tra chất lượng thành phẩm đế giày mã hàng 57859 28

Bảng 3.3 Thống kê tình hình sản xuất thực tế tháng 9 và tháng 10 năm 2023 32

mã hàng 57859 32

Bảng 3.4 Tổng hợp các lỗi xuất hiện trong khi sản xuất mã hàng 57859 và nguyên nhân gây lỗi 33

Bảng 3.5 Bảng mã lỗi 36

Bảng 3.6 Bảng thống kê lỗi xuất hiện trên mã hàng 57859 trong tháng 9 năm 2023 37

Bảng 4.4 Bảng tiêu chuẩn đánh giá thử việc tuần đầu tiên dành cho 54

công nhân mới 54

Bảng 4.5 Bảng đánh giá công nhân 55

Bảng 4.6 Thống kê lỗi máy móc tháng 9 & 10 năm 2023 60

Bảng 4.7 Phiếu ghi nhận bảo dưỡng máy móc 62

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam 4

Hình 1.2 Công nghệ ép nhựa của cơ sở 7

Hình 2.1 Cách tiếp cận cho việc sử dụng 7 công cụ quản lý chất lượng 10

Hình 2.2 Minh họa phiếu kiểm tra 11

Hình 2.3 Minh họa biểu đồ mật độ phân bố 12

Hình 2.4 Minh họa biểu đồ kiểm soát 13

Hình 2.5 Minh họa biểu đồ Pareto 14

Hình 2.6 Minh họa biểu đồ nhân quả 15

Hình 2.7 Minh họa biểu đồ phân tán 16

Hình 2.8 Minh họa lưu đồ 16

Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất đế giày và miếng trang trí, nút trang trí giày, miếng lót đế và bọc gót giày các loại (công nghệ ép nhựa) 20

Hình 3.2 Quy trình sản xuất mã hàng 57859 21

Hình 3.3 Quy trình sản xuất hàng mẫu 22

Hình 3.4 Quy trình sản xuất phụ liệu đế trên máy nằm 24

Hình 3.5 Quy trình sản xuất tổ hợp trên máy ép đứng 27

Hình 3.6 Lưu đồ sửa lỗi hàng hư thông thường 30

Hình 3.7 Lưu đồ sửa lỗi hàng hư bất thường 31

Hình 4.3 Biểu báo cáo sản xuất hàng ngày (minh họa) 36

Hình 4.1 Biểu đồ pareto thể hiện tỷ lệ lỗi xảy ra trên mã hàng 57859 trong tháng 9 39

Hình 4.5 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi chấm đen 40

Hình 4.6 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi mốp 41

Hình 4.7 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi bong bóng 43

Hình 4.8 Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây lỗi trầy, xước 44

Hình 4.9 Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi xảy ra trên mã hàng 57859 trong tháng 10/2023 56

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY EVERTECH PLASTIC VIỆT NAM 4

1 Tổng quan về Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam 4

2 Sơ đồ tổ chức của công ty 4

3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

2.1 Tổng quan về sản phẩm và quản lý chất lượng 8

2.2 7 công cụ quản lý chất lượng 10

2.3 Công cụ hỗ trợ khác 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG 57859 20

3.1 Tổng quan về quy trình sản xuất: 20

3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859 22

3.2.1 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng hàng mẫu: 22

3.2.2 Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng hàng loạt 24

3.2.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 28

3.2.4 Quy trình sửa lỗi hàng hư: 29

3.3 Tổng hợp lỗi và nguyên nhân 32

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG 57859 39

4.1 Phân tích nguyên nhân 39

4.2 Đề xuất giải pháp 47

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đứng trước những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, việc nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp các tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng quốc tế là điều mà doanh nghiệp nào cũng đang nỗ lực hướng đến Theo nhận định của Harald Foild và Micheal Felderer: “Ngày nay, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và gia công là cần thiết để đạt được thành công kinh tế bền vững, và đảm bảo tính cạnh tranh.”, có thể thấy rằng, tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp, giờ đây trở thành phần không thể thiếu trong chính sách, định hướng của họ

Hiện nay, theo Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của chính phủ, Việt Nam sẽ quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu, trong đó có một điểm mới của Quy hoạch ở giai đoạn này là định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 3 ngành gồm cơ khí – luyện kim; điện tử – tin học, dệt may – da giày Với tỷ trọng xuất khẩu ước đạt 9,9% trên thế giới vào năm 2021 (World Footwear Yearbook), Việt Nam đã và đang là nước xuất khẩu da giày đứng thứ 2 thế giới với hơn 1924 triệu đôi giày được xuất khẩu Theo thống kê của UNCOMTRADE, từ quý 1 đến quý 3 năm 2016, các quốc gia nhập khẩu các sản phẩm da giày nhiều nhất thế giới lần lượt là: Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Anh, Nhật Bản, và với tỷ trọng nhập khẩu lên đến 23,2%, kim ngạch ước đạt 20,4 tỷ USD, Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ da giày lớn nhất thế giới, cùng với nhiều thương hiệu nổi tiếng và khó tính với độ hoàn thiện khi gia công các sản phẩm da giày Vì thế, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức, các doanh nghiệp gia công, sản xuất trong lĩnh vực da giày phải chuyển đổi máy móc, nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng được các yêu cầu cao từ những thương hiệu nổi tiếng Các khách hàng lớn và truyền thống của nhiều doanh nghiệp sản xuất gia công giày da nước ta có thể kể đến như: Nike, Adidas, Sketcher, Puma đang ngày càng đặt ra những yêu cầu cao trong gia công các sản phẩm, không chỉ về sản lượng mà chất lượng cũng đang rất được quan tâm tại các công ty gia công, sản xuất

Tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực thực hiện cải tiến liên tục trong sản xuất Doanh nghiệp đã áp dụng và triển khai hệ thống cánh tay robot, đẩy mạnh quá trình tự động hóa máy móc, giảm thiểu sai sót từ

Trang 12

các thao tác thủ công từ nhiều năm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu các mã hàng mới đòi hỏi tính hoàn thiện sản phẩm cao đến từ các khách hàng từ Mỹ, châu Âu như: Nike, Adidas, Alpinestars, Puma Là một trong nhiều công ty gia công các sản phẩm da giày tại Việt Nam, Công ty TNHH Ever Tech Plastic luôn nhấn mạnh việc kiểm soát chất lượng là ưu tiên hàng đầu để xây dựng uy tín với khách hàng Dù vậy, trong quá trình sản xuất vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, cùng với việc kiểm soát chất lượng của công ty vẫn chưa được hoàn thiện Vì vậy, tác giả đã tìm hiểu quy trình và hoạt động kiểm soát chất lượng trên một dây chuyển sản xuất của nhà máy, nhằm tìm nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề còn tồn tại Mã hàng đế giày đá bóng 57859 là mã hàng tác giả tập trung nghiên cứu

Qua thời gian thực tập, phân tích tình hình thực tế sản xuất ở xưởng ép 5 tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng trong sản xuất mã hàng 57859 tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam” Thông qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ có được những giải pháp giúp nâng cao chất lượng mã hàng 57859 cho công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859 tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam Từ thực tế những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859

Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: dây chuyền sản xuất mã hàng 57859 tại xưởng ép 5 của Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam

- Thời gian: từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Trong thời gian làm việc thực tế tại xưởng, cá nhân quan sát và tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất tại xưởng ép 5 như: con người,

Trang 13

máy móc, nguyên liệu, môi trường, khuôn ép Từ đó, có có cái nhìn khái quát và trực quan về các vấn đề còn đang hiện hữu tại xưởng ép 5

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: qua quá trình quan sát, tiến hành đặt những câu hỏi liên quan để làm rõ vấn đề Các đối tượng được phỏng vấn: quản lý hiện trường, công nhân kỹ thuật, công nhân đứng máy, công nhân kiểm phẩm

Phương pháp thống kê: Thông qua thực tế tại xưởng ép 5, theo dõi, thu thập và thông kê số liệu để có căn cứ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859 tại xưởng ép 5

5 Kết cấu

Bài báo cáo được trình bày theo bố cục gồm 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859

Chương 4: Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm tại dây chuyền sản xuất mã hàng 57859

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH EVER TECH

PLASTIC VIỆT NAM

1 Tổng quan về Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam

Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài Được thành lập vào ngày 16/08/2002 Công ty có 02 nhà máy cùng tọa lạc tại phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Quy mô: 47.140 m2 Loại hình hoạt động: sản xuất, gia công các loại sản phẩm bằng nhựa như đế giày, phụ liệu làm giày, sản xuất và gia công khuôn mẫu bằng kim loại Các khách hàng chính của công ty có thể kể đến như: Nike, Adidas, Puma, NB, Crocs,…

Số lượng công nhân viên: 1351 (năm 2022)

2 Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam

(Nguồn: Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam)

Trang 15

Bộ phận CR và hành chính nhân sự:

Đảm nhiệm công tác tuyển dụng, xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật, quan hệ hành chính, truyền thông nội bộ, y tế, lễ tân,… Xây dựng quy định về an toàn lao động, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại khu vực xưởng Quản lý thông tin của nhân sự trong công ty

Bộ phận nghiệp vụ:

Làm việc với khách hàng, thỏa thuận giá cả và thời gian giao hàng Phối hợp với bộ phận sản xuất để xác định yêu cầu của khách hàng và theo dõi tiến độ đơn hàng của khách Đốc thúc bộ phận sản xuất đảm bảo tiến độ giao hàng

Bộ phận sản xuất:

Phụ trách sản xuất theo kế hoạch sản xuất, xử lý các vấn đề phát sinh tại hiện trường, đảm bảo tiến độ sản xuất Trực tiếp thử nghiệm các sản phẩm mới, đón tiếp khách hàng đến tham các xưởng Bố trí, sắp xếp nhân lực sản xuất tại các xưởng và quản lý máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất

Giám đốc và giám đốc kinh doanh chịu quản lý bởi tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Phạm vi quản lý của giám đốc gồm gần như tất cả các phòng ban ngoại trừ phòng nghiệp vụ Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm hoạt động của của bộ phận nghiệp vụ, phòng mẫu, lab và bộ phận sản xuất Xưởng trưởng (mẫu) chịu sự quản lý của giám đốc kinh doanh

3 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty

Các sản phẩm đang sản xuất tại cơ sở 1: đế giày; miếng trang trí, nút trang trí các loại giày; khuôn mẫu các loại Dưới đây là một số thống kê về sản lượng 2 năm vừa qua:

Trang 16

Bảng 1.1 Công suất sản xuất của cơ sở 1

Năm 2021 Năm 2022

2 Miếng trang trí các loại, nút trang trí giày các loại Cái 67.381.908 44.478.795

(Nguồn: Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam, 2023)

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, công suất thực tế của Cơ sở trong năm

2021 chỉ đạt 72% Sau dịch bệnh tình hình kinh tế lại tiếp tục ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, đơn hàng sụt giảm vì vậy công suất năm 2022 của Cơ sở chỉ đạt khoảng 54% Tại cơ sở 1, có 2 công nghệ sản xuất chính:

- Công nghệ sản xuất đế giày và miếng trang trí giày, nút trang trí giày, miếng lót đế và bọc gót giày các loại (công nghệ ép nhựa);

- Công nghệ sản xuất khuôn bằng kim loại

Bảng 1.2 Công suất sản xuất của cơ sở 2

(Nguồn: Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam, 2023)

Ở cở sở 2, nhà máy chỉ sản xuất các mã giày của Nike, cách cơ sở 1 khoảng 8km Với các sản phẩm tương tự với cơ sở 1, cơ sở 2 cũng tập trung vào gia công, sản xuất đế giày, miếng lót đế, bọc gót giày

Trang 17

Một số hình ảnh công nghệ ép nhựa của cơ sở:

Hình 1.2 Công nghệ ép nhựa của cơ sở

(Nguồn: Công ty TNHH Ever Tech Plastic, 2023)

Theo số liệu của Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam (2023), công ty hiện đang sở hữu 58 máy ép đứng, 85 máy ép nằm, 2 máy ép đứng 2 đầu pét, 6 máy nghiền và nhiều máy móc thiết bị khác (tổng cộng 481 máy móc, thiết bị), tất cả đều có xuất xứ từ Đài Loan, phục vụ cho nhu cầu sản xuất

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về sản phẩm và quản lý chất lượng

Theo Stephen Page (1995), sản phẩm là bất cứ thứ gì cung cấp cho người tiêu dùng nhằm giải quyết vấn đề hoặc cung cấp lợi ích bao gồm bất kỳ tiện ích bổ sung nào Sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất Dưới dạng vật chất hữu hình, con người có thể cầm nắm, cảm nhận thông qua các giác quan Mont và cộng sự (2002) đã định nghĩa sản phẩm tiêu dùng là kết tinh của quá trình thiết kế và sản xuất để ra sản phẩm hoàn chỉnh Đối với dạng phi vật chất, con người chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012) đã nhận định sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất nào Vì không thể nhìn thấy, khách hàng thường sẽ đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên sự ảnh hưởng tích cực thông qua sự hài lòng, ý định hành vi của khách hàng (Cronin và cộng sự, 2000)

Một sản phẩm được cho là chất lượng cao nếu nó hoạt động như mong đợi và đáng tin cậy (Judi, H M và cộng sự, 2011) Thêm vào đó, Gavin (1987) cho rằng định nghĩa chất lượng sản phẩm là hiệu suất, tính năng, độ tin cậy, sự phù hợp, độ bền (thời gian sử dụng), khả năng sử dụng, tính thẩm mỹ và chất lượng cảm nhận Ở góc nhìn khác, chất lượng sản phẩm (hữu hình) là khả năng sản phẩm thực hiện được các chức năng và công dụng của nó, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng (Kotler & Keller, 2009) Theo Naini (2022), đối với sản phẩm dịch vụ, chất lượng dịch vụ được xác định là sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như tính chính xác trong việc cung cấp dịch vụ nhằm cân bằng sự mong đợi của khách hàng Còn theo Tjiptono (2015), chất lượng dịch vụ là nỗ lực của công ty nhằm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ để công ty có thể tồn tại trên thị trường và có được sự tin tưởng của khách hàng Vì người tiêu dùng có phản ứng khác nhau trước cùng một tác nhân bên ngoài, từ đó có cảm riêng hoàn toàn khác biệt (Gilbert A Churchill and Douglass F Halley, 1997) Để đạt được chất lượng sản phẩm, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những gì người tiêu dùng mong đợi (Agyekum, 2015)

Theo Amitava Mitra (2021), quản lý chất lượng được định nghĩa như là một hệ thống mà ở đó phải duy trì chất lượng mong muốn thông qua phản hồi của các đặc tính sản phẩm/ dịch vụ và thực hiện các hành động khắc phục trong trường hợp các đặc tính

Trang 19

ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của họ Vì vậy việc đánh giá, so sánh giữa thực tế với mục tiêu được thực hiện liên tục và sau đó có những hành động cụ thể nhằm cải thiện dựa trên sự khác biệt giữa chúng (Wahyudin, B I S và cộng sự, 2019) Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh khốc liệt không chỉ về giá thành sản xuất, gia công mà còn là cuộc đua về chất lượng sản phẩm Theo thời gian, khách hàng đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả do mức sống ngày càng được cải thiện (Lu, 2005) Quản lý chất lượng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Weingarten và Pagell, 2012) Điều này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu về ngành sản xuất nói chung từ lâu Theo Kim và cộng sự (1993), chiến lược sản xuất được định nghĩa là các hoạt động hỗ trợ các mục tiêu của công ty bao gồm chi phí, chất lượng, độ tin cậy và khả năng linh hoạt để mang lại lợi thế cạnh tranh Mục tiêu của chiến lược sản xuất là tạo ra các thước đo hiệu quả hoạt động ở những khía cạnh về chi phí, chất lượng, độ tin cậy và tính linh hoạt Bên cạnh đó, Juran (1988) đã khẳng định vấn đề các doanh nghiệp sản xuất cần đặc biệt chú ý để có thể cạnh tranh với nhau là chất lượng sản phẩm Chang và cộng sự (2009) đã nhận định rằng quản lý chất lượng trong sản xuất là một phần quan trọng của quản trị sản xuất Được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến sản xuất công nghiệp nặng Nó bao gồm các hoạt động như kiểm soát chất lượng đầu vào, giám sát và kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu ra, quản lý bảo trì thiết bị và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng Từ đây, ta thấy được mối liên hệ mật thiết của việc quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất được hình thành trong doanh nghiệp xuyên suốt chiều dài phát triển của ngành

Theo nghiên cứu của Xiaofen (2013), trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp tại Thượng Hải gặp rất nhiều trở ngại và thách thức khi hội nhập và mở rộng thị phần Khó khăn lớn nhất của họ đến từ quản lý chất lượng hiệu quả Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Hiệp hội Chất lượng Thượng Hải (SAQ) đã được thành lập vào năm 1982 nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp Tổ chức này cung cấp nhiều buổi huấn luyện, chia sẻ kiến thức về quản lý chất lượng, nỗ lực hướng đến cải thiện công tác quản lý chất lượng cho mọi cấp độ doanh nghiệp tại Thượng Hải Không chỉ riêng tại Thượng Hải, các nước khác trên thế giới cũng đang nỗ lực để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua công tác quản lý chất lượng Để đạt được

Trang 20

những mục tiêu liên quan, doanh nghiệp cần áp dụng công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng, giúp kiểm soát tốt đầu ra của sản phẩm và hạn chế lỗi xuất hiện làm tăng chi phí sản xuất

2.2 7 công cụ quản lý chất lượng

Theo Mirko Soković và công sự (2009), 7 công cụ quản lý chất lượng là những công cụ cải tiến cơ bản nhưng hiệu quả và được sử dụng rộng rãi để giải quyết, quản lý quy trình từ khâu thiết kế đến phân phối Để giải quyết các vấn đề về chất lượng, 7 công cụ QC được sử dụng là biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ phân tán, biểu đồ mật độ phân bố, phiếu kiểm tra và lưu đồ Theo EOQ (European Qrganisation for Quality), có hai cách tiếp cận việc sử dụng các công cụ quản lý chất lượng Trong đó công cụ được sử dụng với mục đích thu thập dữ liệu là phiếu kiểm tra, biểu đồ mật độ phân bố và biểu đồ kiểm soát Các công cụ còn lại (biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân tán và lưu đồ) được xem là các công cụ được sử dụng với mục đích phân tích dữ liệu

Hình 2.1 Cách tiếp cận cho việc sử dụng 7 công cụ quản lý chất lượng

Nguồn: Soković và cộng sự (2009)

Trang 21

Phiếu kiểm tra (Check sheet)

Hình 2.2 Minh họa phiếu kiểm tra

Nguồn: Tasman (2016)

Theo Theodore T Allen (2006), phiếu kiểm tra là tập hợp dữ liệu dạng bảng được sử dụng cho biểu đồ Pareto Tại các xưởng sản xuất, phiếu kiểm tra được áp dụng rộng rãi, giúp theo dõi nhiều công tác như: vệ sinh, số liệu, thông tin các sự kiện, kiểm tra, hoạt động sản xuất,… mang tính lặp lại, định kỳ Là một công cụ đơn giản và dễ sử dụng, phiếu kiểm tra thường được các bộ phận tuỳ chỉnh linh hoạt để sử dụng tuỳ theo thực tế của doanh nghiệp, bộ phận hay sản phẩm/ dịch vụ Công cụ này hỗ trợ việc xây dựng số liệu, xác định xu hướng và cung cấp thông tin làm căn cứ để đưa ra quyết định trong hoạt động quản lý chất lượng Các dữ liệu sau khi được thu thập bằng phiếu kiểm tra, có thể được phân loại nhóm, vị trí, loại, nguồn gốc, , như vậy sẽ giúp cho những phân tích sâu hơn được xử lý dễ dàng (Magar, V M., 2014) Theo Lau Ee Shuang (2012), phiếu kiểm tra là một biểu mẫu có cấu trúc và được chuẩn bị để thu thập và phân tích dữ liệu theo cách thủ công một cách có tổ chức và đáng tin cậy Đây là công cụ có thể được sửa đổi cho nhiều mục đích khác nhau Thu thập dữ liệu là điểm mấu chốt của các công cụ giải quyết vấn đề và cải tiến quy trình (Memon và cộng sự, 2019) Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu luôn có thể trở nên khó quản lý và bị xáo trộn Việc thu thập dữ liệu rất quan trọng vì đây là điểm khởi đầu cho các phân tích thống kê (Khalid, 2013) Phiếu kiểm tra sẽ giúp các nhà phân tích tìm ra các sự kiện hoặc mô hình có thể hỗ trợ cho các phân tích tiếp theo

Trang 23

Biểu đồ kiểm soát

Hình 2.4 Minh họa biểu đồ kiểm soát

Nguồn: Ivanto (2012)

Theo Khairnar và cộng sự (2016), biểu đồ kiểm soát là biểu đồ được sử dụng để nghiên cứu xem một quá trình thay đổi như thế nào theo thời gian Dữ liệu được vẽ theo thứ tự thời gian Biểu đồ kiểm soát luôn có đường trung tâm biểu thị mức trung bình, đường trên biểu thị giới hạn kiểm soát trên (UCL) và đường dưới biểu thị giới hạn kiểm soát dưới (LCL) Đây là công cụ quan trọng để xác định tính ổn định và biến động của quá trình (Bhosale và cộng sự, 2013) Mục tiêu của việc sử dụng biểu đồ kiểm soát là đạt được và duy trì sự ổn định của quy trình Các giá trị nằm trong giới hạn kiểm soát sẽ hiển thị mức độ biến đổi bình thường vốn có của hệ thống (Barsalou, 2023) Nếu đường kiểm soát không nằm giữa UCL và LCL, nghĩa là quá trình nằm ngoài tầm kiểm soát, khi đó các công việc kiểm tra có thể được áp dụng để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề về chất lượng Ngoài ra, biểu đồ kiểm soát giúp miêu tả số lượng và tính chất biến đổi của sự biến đổi trong quá trình theo thời gian với mục đích chính là ngăn ngừa các khiếm khuyết trong quá trình (Neyestani, 2017) Biểu đồ kiểm soát rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, nguyên nhân là do các sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt yêu cầu sẽ gây tốn kém hơn so với chi phí phòng ngừa bằng một số công cụ như biểu đồ kiểm soát (Juran và Godfrey, 1998)

Trang 25

suất xảy ra, người quản lý sẽ dễ dàng xác định, thời gian giải quyết vấn đề khi đó được rút ngắn và chính xác hơn

Biểu đồ nhân quả

Hình 2.6 Minh họa biểu đồ nhân quả

Nguồn: Ivanto (2012)

Biểu đồ nhân quả, hay còn được gọi với cái tên biểu đồ Ishikawa, là công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng dùng để thống kê và xác định nguyên nhân chính, nhân tố chính gây ra vấn đề (Testik, Ö M và công sự, 2017) Được nghiên cứu và công bố bởi Ishikawa vào năm 1968, ông là người đi tiên phong trong quy trình quản lý chất lượng nhà máy tại nhà máy đóng tàu Kawasaki và trở thành một trong những người sáng lập ra phương pháp quản lý hiện đại (Liliana, 2016) Kể từ khi ra đời, sơ đồ nhân quả đã trở nên vô cùng phổ biến trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của nhiều vấn đề (Shaw & Blundell, 2014) Biểu đồ này còn có cái tên khác là biểu đồ xương cá vì hình dạng của nó, tương tự hình nhìn từ bên trên của bộ xương cá.Biểu đồ nhân quả được sử dụng như một công cụ giúp xác định, sắp xếp và hiển thị các nguyên nhân có thể có của một vấn đề cụ thể hoặc đặc điểm chất lượng (Hailu và cộng sự, 2018) Để xây dựng biểu đồ nhân quả gồm bốn bước chính: xác định vấn đề, tìm ra các yếu tố chính liên quan, xác định các nguyên nhân và phân tích nguyên nhân, kết quả Ưu điểm của biểu đồ nhân quả là tính đơn giản của nó Được mô tả dưới dạng đồ họa mối quan hệ giữa một kết quả nhất định và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó, một người dù chưa có kinh nghiệm cũng có thể nhanh chóng học cách xây dựng biểu đồ nhân quả trong thời gian ngắn và sẽ hiệu quả hơn khi được gắn liền với một ví dụ thực tế mà người học biết (Barsalou, 2023)

Trang 26

Lưu đồ

Hình 2.8 Minh họa lưu đồ

Trang 27

Theo Kuendee (2017), lưu đồ là hình biểu thị các bước của quy trình tự thích hợp, thể hiện tất cả các bước trong quy trình đồng thời giúp giải thích ý nghĩa từng bước được thể hiện trên lưu đồ Vì có tính trực quan cao và đơn giản, lưu đồ giúp nhân viên dễ hiểu, áp dụng, phân tích, chuẩn hoá và cải thiện quy trình hiện có Được mô tả dưới dạng hình họa như: hình bầu dục nghiêng có thể mô tả phần bắt đầu và kết thúc của một quy trình, hình chữ nhật mô tả một bước quy trình, hình thoi mô tả một quyết định và hoạt động vận chuyển có thể được mô tả bằng mũi tên Với quan điểm về định nghĩa lưu đồ tương tự, theo Jogiyanto (2005), lưu đồ là biểu đồ thể hiện chuỗi chương trình hoặc quy trình hệ thống một cách hợp lý, bằng cách sử dụng sơ đồ, sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng biểu đồ Các bước trong chuỗi quy trình phức tạp có thể được lưu đồ chuyển hoá thành dạng đơn giản được kết nối với nhau bằng đường thẳng hoặc mũi tên chỉ đường Theo Gluck và Kaarsgaard (2018), lưu đồ có thể xem là một công cụ tốt không chỉ giúp cải thiện việc học mà còn giúp tổ chức kế hoạch dự án trong công việc một cách hiệu quả Bên cạnh đó, lưu đồ được sử dụng để xác định vấn đề và kiểm soát quá trình sau khi loại bỏ lỗi

2.3 Công cụ hỗ trợ khác

Công cụ TPM

Trong môi trường ngành sản xuất, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc là đặc biệt quan trọng để duy trì máy móc hoạt động hết công suất, tránh những sự cố ngừng máy không mong muốn gây ảnh hưởng đến tiến độ Phương pháp bảo trì tổng thể được Nakajima (1989), người đóng góp chính cho TPM, đã định nghĩa TPM là một cách tiếp cận sáng tạo để bảo trì nhằm tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị, loại bỏ sự cố và khuyến khích người vận hành tự chủ bảo trì thông qua các hoạt động hàng ngày có sự tham gia của toàn bộ lực lượng lao động Theo Chaneski (2002), TPM là chương trình quản lý bảo trì với mục tiêu loại bỏ thời gian ngừng hoạt động của thiết bị TPM là viết tắt của ba chữ: Total Productive Maintenance Theo Baluch và các cộng sự (2012), bảo trì năng suất tổng thể như tên gọi bao gồm ba từ và có ý nghĩa như sau: Total (tổng thể) có nghĩa là xem xét mọi khía cạnh và liên quan đến mọi người từ trên xuống dưới; Productive (năng suất) nhấn mạnh vào việc cố gắng thực hiện trong khi sản xuất vẫn tiếp tục và giảm thiểu vấn đề trong sản xuất; Maintenance (bảo trì) có nghĩa là giữ cho thiết bị, do người vận hành sản xuất tự chủ, ở tình trạng tốt – sửa chữa, làm sạch, tra dầu mỡ và

Trang 28

chấp nhận dành thời gian cần thiết cho nó TPM đã được công nhận là chiến lược đầy hứa hẹn để cải thiện hiệu suất bảo trì nhằm thành công trong thị trường có yêu cầu cao (Nakajima, 1988) Nhờ áp dụng TPM, nhiều doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí cho các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thụ động, các vấn đề ngừng máy ngoài kế hoạch được kiểm soát có hiệu quả Có ba mục tiêu cuối cùng của TPM: không sai sót, không tai nạn và không hỏng hóc (Willmott, 1994; Noon và cộng sự, 2000)

Công cụ 5S

Bên cạnh những công cụ kể trên, còn có những phương pháp được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp cũng nhằm mục đích quản lý chất lượng sản phẩm khác Hirano (1995) cho rằng các bước 5S được thiết kế để nâng cao hiệu quả, tăng cường hiệu suất và mang lại sự cải tiến liên tục ở hầu hết các bộ phận của tổ chức Các bước này liên quan đến một chương trình cải tiến có cấu trúc với một loạt các bước có thể xác định được, có liên quan với nhau theo cách lũy tiến (Randhawa và cộng sự, 2017) Công cụ 5S được áp dụng phổ biến, bao gồm 5 yếu tố:

Sàng lọc: loại bỏ những yếu tố không cần thiết khỏi nơi làm việc Sắp xếp: tổ chức và sắp xếp dụng cụ hợp lý, nhằm mục đích truy xuất nhanh

chóng

Sạch sẽ: vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ Săn sóc: kiểm tra thường xuyên và thực hiện tốt công tác sàng lọc, sắp xếp và

sạch sẽ

Sẵn sàng: duy trì và tuân thủ quy trình đã đề ra

Trong môi trường ngành sản xuất, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc là đặc biệt quan trọng để duy trì máy móc hoạt động hết công suất, tránh những sự cố ngừng máy không mong muốn gây ảnh hưởng đến tiến độ Phương pháp bảo trì tổng thể được Nakajima (1989), người đóng góp chính cho TPM, đã định nghĩa TPM là một cách tiếp cận sáng tạo để bảo trì nhằm tối ưu hóa hiệu quả của thiết bị, loại bỏ sự cố và khuyến khích người vận hành tự chủ bảo trì thông qua các hoạt động hàng ngày có sự tham gia của toàn bộ lực lượng lao động Theo Chaneski (2002), TPM là chương trình quản lý bảo trì với mục tiêu loại bỏ thời gian ngừng hoạt động của thiết bị TPM là viết tắt của ba chữ: Total Productive Maintenance Theo Baluch và các cộng sự (2012), bảo trì năng

Trang 29

là xem xét mọi khía cạnh và liên quan đến mọi người từ trên xuống dưới; Productive (năng suất) nhấn mạnh vào việc cố gắng thực hiện trong khi sản xuất vẫn tiếp tục và giảm thiểu vấn đề trong sản xuất; Maintenance (bảo trì) có nghĩa là giữ cho thiết bị, do người vận hành sản xuất tự chủ, ở tình trạng tốt – sửa chữa, làm sạch, tra dầu mỡ và chấp nhận dành thời gian cần thiết cho nó TPM đã được công nhận là chiến lược đầy hứa hẹn để cải thiện hiệu suất bảo trì nhằm thành công trong thị trường có yêu cầu cao (Nakajima, 1988) Nhờ áp dụng TPM, nhiều doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí cho các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thụ động, các vấn đề ngừng máy ngoài kế hoạch được kiểm soát có hiệu quả Có ba mục tiêu cuối cùng của TPM: không sai sót, không tai nạn và không hỏng hóc (Willmott, 1994; Noon và cộng sự, 2000)

Trang 30

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÃ HÀNG 57859

3.1 Tổng quan về quy trình sản xuất:

Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất đế giày và miếng trang trí, nút trang trí giày,

miếng lót đế và bọc gót giày các loại (công nghệ ép nhựa)

(Nguồn: Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam)

Các mẫu sản phẩm sau khi được thống nhất các thông số kỹ thuật, màu sắc khách hàng hoặc Công ty thiết kế sẽ đưa xuống bộ phận sản xuất Ở đây, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành đánh giá tính khả thi và tình hình thực tế của mã hàng để sản xuất khuôn mẫu Khuôn mẫu sau khi sản xuất, được chỉnh sửa nhiều lần để đạt được độ hoàn thiện cao nhất

Nguyên vật liệu đầu vào là hạt nhựa, hạt (bột) màu, dung môi và các chất phụ gia được nhập khẩu hoặc mua tại Việt Nam sẽ đưa vào máy phối trộn để trộn đều hạt nhựa với các chất phụ gia Sau khi phối trộn xong, hỗn hợp nhựa được gia nhiệt ở nhiệt độ 170°C - 285°C thông qua điện trở nhiệt Tại nhiệt độ này, nhựa ở dạng hạt chuyển sang dạng nhựa hoá Sau quá trình nhựa hoá, hỗn hợp nhựa được ép trong khuôn kín để

Máy trộn liệu

Phễu nạp liệu

Khuôn ép

Kiểm tra sản phẩm Tái sử dụng (xay, nghiền)

Cắt, gọt

Không đạt

Đạt Nguyên liệu

Thành phẩm

Trang 31

Trong quá trình ép, nước làm mát sẽ được cấp theo hệ thống ống kín vào khuôn để giải nhiệt cho sản phẩm và lượng nước này được tuần hoàn về hệ thống giải nhiệt Sau khi ép và định hình theo khuôn mẫu, sản phẩm được cắt thủ công để lấy phần chính phẩm (các tấm nhựa và các sản phẩm từ nhựa), phần dư thừa sẽ được đem qua khâu nghiền và tái chế và sử dụng lại Sau khi cắt bỏ phần dư thừa, sản phẩm đưa qua công đoạn kiểm tra sản phẩm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói và xuất hàng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được cắt nhỏ, chuyển sang công đoạn nghiền và cũng được tái chế lại Tần suất, tỷ lệ tái chế của phần dư thừa và sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ tùy theo từng khách hàng quy định, tối đa là 30%

Đối với mã hàng 57859, quy trình sản xuất được tóm tắt bằng lưu đồ sau:

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 3.2 Quy trình sản xuất mã hàng 57859

Sản xuất hàng mẫu (phụ liệu đế)

Sản xuất hàng loạt phụ liệu đế

Ép đinh vào phụ liệu đế (tổ hợp)

Không đạt

Không đạt Kiểm tra chất lượng

thành phẩm phụ liệu

Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổ hợp

Đạt

Đạt

Thành phẩm đế Cắt, gọt Chuẩn bị đầu vào

Trang 32

Hình trên mô tả tổng quát quy trình sản xuất sản phẩm đế giày thể thao mã hàng 57859, bao gồm 5 công đoạn chính: chuẩn bị đầu vào, sản xuất hàng mẫu, sản xuất phụ liệu đế, ép đinh vào phụ liệu đế, kiểm tra ngoại quan thành phẩm Quá trình sản xuất sẽ được thực hiện trên 2 máy: máy ép nằm và máy ép đứng Phụ liệu đế sẽ được phụ trách bởi máy nằm và máy đứng sẽ phụ trách bước ép đinh (tổ hợp) Việc sản xuất sẽ có sự phối hợp liên tục giữa nhân viên QC, nhân viên kỹ thuật, công nhân đứng máy, công nhân kiểm phẩm, công nhân trộn và đổ liệu, công nhân thay khuôn

3.2 Quy trình kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất mã hàng 57859 3.2.1 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng hàng mẫu:

Hình 3.3 Quy trình sản xuất hàng mẫu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

• Chuẩn bị đầu vào cần thiết

Chuẩn bị các đầu vào cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm đế giày thể thao bao gồm: liệu, khuôn ép, máy ép phun đã được cài đặt thông số phù hợp với mã hàng Khi có giấy kế hoạch sản xuất, công nhân đứng máy sẽ thông báo cho xưởng trộn liệu và xưởng khuôn để chuẩn bị trong vòng dưới 1 giờ đồng hồ Các dụng cụ cần thiết trong quá trình sản xuất: kìm bấm, kéo, dao rọc giấy, bộ dụng cụ thay khuôn, khăn lau

Chuẩn bị đầu vào

Chuẩn bị nguyên liệu nhựa, khuôn

Đổ liệu vào bồn chứa, lên khuôn và

Trang 33

Liệu nhựa được công nhân pha trộn theo công thức có sẵn ở xưởng trộn liệu và di chuyển đến khu vực máy để đổ vào bồn chứa liệu, sau đó tiến hành bật nhiệt độ hâm (tùy thuộc vào loại liệu mà nhiệt độ hâm khác nhau) Đối với mã hàng 57859, nhiệt độ hâm dao động từ 45 – 55 độ C Lõi phun của máy ép cần thời gian để đạt nhiệt độ tiêu chuẩn, nếu chưa đạt, máy sẽ không hoạt động Theo mục đích sử dụng, có ba loại liệu cơ bản: liệu nguyên sinh (chưa dùng để sản xuất), liệu phế (liệu đã qua sử dụng) và liệu trộn (được trộn từ liệu nguyên sinh và liệu phế) Liệu nguyên sinh thường được sử dụng với mục đích làm sạch lõi phun, giúp loại bỏ các tạp chất khiến sản phẩm bị các lỗi chấm đen, chấm đỏ, chấm vàng, khác màu,… hoặc dùng để súc lõi phun mỗi lần tắt máy trong thời gian dài Ngoài ra, còn được pha trộn với bột màu, dung môi dùng làm thành phẩm liệu dùng trong sản xuất Liệu phế là các ty nhánh, các phụ liệu đã được loại bỏ tạp chất, sau khi được xay tại xưởng xay nghiền, sẽ được chuyển đến xưởng trộn liệu để tái sử dụng Liệu trộn là liệu được pha trộn theo tỷ lệ bằng liệu nguyên sinh và liệu phế, dùng làm liệu để sản xuất đế giày

Khuôn ép được công nhân xưởng khuôn chuẩn bị và kéo đến máy có kế hoạch sản xuất, hỗ trợ lắp đặt, thay khuôn và kéo khuôn cũ về xưởng bảo quản Công nhân trước khi sử dụng khuôn phải lau thật sạch lớp hoá chất chống gỉ trên mặt bóng Sau mỗi lần xuống khuôn, khuôn sẽ được phun lớp hoá chất chống gỉ tương tự trước khi được đem đi bảo quản tại xưởng khuôn Máy ép phun được nhân viên kỹ thuật cài đặt thông số theo tiêu chuẩn bao gồm: tốc độ phun, áp lực phun, tốc độ đóng khuôn, lực ép khuôn, nước làm mát,… và phụ trách giám sát xuyên suốt và chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động sản xuất của máy

• Sản xuất hàng mẫu

Ở công đoạn tiếp theo, sản xuất hàng mẫu (phụ liệu đế) tại máy nằm Khi đã có đủ đầu vào cần thiết Công nhân tiến hành vệ sinh khuôn và sản xuất hàng mẫu ở máy ép nằm Quá trình sản xuất hàng mẫu được quan sát và kiểm tra bởi nhân viên QC, nếu hàng bị phát hiện các khiếm khuyết, nhân viên QC sẽ thông báo cho nhân viên kỹ thuật để chỉnh lại thông số máy, giải quyết các lỗi đang gặp phải Tiếp tục sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm đạt chuẩn đầu tiên, sau khi quan sát ngoại quan, nhận thấy hàng mẫu đạt chuẩn về màu sắc, bề mặt đế, sản phẩm đạt trọng lượng tiêu chuẩn, hình dáng (khi đo rập), nhân viên QC sẽ đem hàng mẫu đến phòng thí nghiệm thực hiện các thí nghiệm

Trang 34

vật lý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng Nếu đạt chuẩn nhân viên QC sẽ thông báo cho công nhân đứng máy sản xuất hàng loạt phụ liệu đế

Tương tự như các bước kiểm tra hàng mẫu phụ liệu đế, tại máy đứng, chịu trách nhiệm ép đinh, cũng sẽ thực hiện sản xuất thử tổ hợp cho đến khi có sản phẩm mẫu đạt chuẩn Nhân viên QC thực hiện quy trình thử nghiệm giống với phụ liệu đế Hai mẫu phụ liệu đế và tổ hợp sẽ được nhân viên QC đặt tại ngay vị trí đầu máy để liên tục kiểm tra, đối chiếu với các sản phẩm đang sản xuất hàng loạt Cùng với đó, ghi lại thông tin cần thiết vào giấy chất lượng sản phẩm đầu tiên (các thông số máy, các thí nghiệm test đã đạt, thời gian, số máy,…)

3.2.2 Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng hàng loạt

Sau khi có được sản phẩm đầu tiên đạt chuẩn, cả máy nằm và đứng sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt Theo quy trình sản xuất hàng mẫu, máy ép nằm sẽ hoàn thành kiểm tra chất lượng hàng mẫu trước và tiến hành sản xuất hàng loạt trước Các thao tác khi sản xuất hàng loại được thực hiện trên máy ép nằm được mô tả qua lưu đồ sau:

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Hình 3.4 Quy trình sản xuất phụ liệu đế trên máy nằm

Trang 35

Các thao tác của công nhân đứng máy khi sản xuất phải được thực hiện nhanh, dứt khoát và chính xác để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo cycle time theo tiêu chuẩn SOP Để đạt hiệu suất theo chuẩn SOP, sản lượng mỗi giờ phải đạt 80 - 90 đôi, cycle time là 40 giây, trong đó thời gian máy chạy là 32 giây và thời gian thao tác của công nhân là 8 giây ở máy nằm Tại máy đứng, sản lượng mỗi giờ phải đạt 80 đôi, cycle time là 44 giây, trong đó thời gian máy chạy là 37 giây và thời gian thao tác là 7 giây Vì phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người công nhân, nên hiệu suất đôi khi được áp dụng tùy theo tình hình thực thế, với các công nhân có kinh nghiệm có thể lấy sản lượng 90 đôi mỗi giờ, còn đối với công nhân chưa thành thạo có thể lấy sản lượng 70 đôi thành phẩm

mỗi giờ Các thao tác sản xuất phụ liệu đế trên máy ép nằm được mô tả chi tiết như sau:

- Đầu tiên, công nhân đứng máy sẽ mở cửa máy ép, chờ khuôn mở đến hết chu trình Nếu mở cửa quá sớm, khi máy ép vẫn đang trong chu trình phun liệu, đóng mở khuôn thì máy ép sẽ báo động và dừng khẩn cấp

- Thứ hai, tiến hành lấy ty nhánh ra ngoài, thao tác phải dứt khoát tránh để ty nhánh bị dơ trong quá trình lấy, tránh đứt ty gây mất thời gian xử lý

- Thứ ba, lấy từng chiếc phụ liệu đế ra ngoài, kiểm tra xem còn sót ty nhánh hay không Thao tác thực hiện dứt khoát, tránh khiến phụ liệu đế bị biến dạng trong quá trình lấy

- Thứ tư, kiểm tra khuôn còn dính ty nhánh hay không và phụ liệu đế đã được lấy ra hết, công nhân đóng cửa máy ép, tiếp tục chu trình mới Cửa máy ép có cảm biến tự động, khi đóng cửa máy sẽ hoạt động Nếu đã đóng cửa, máy ép đang thực hiện đóng khuôn mà công nhân phát hiện ty nhánh chưa lấy ra hết, hoặc có tình huống khẩn cấp, công nhân nhấn nút tạm dừng hoặc dừng khẩn cấp

- Thứ năm, sau khi lấy ty nhánh và phụ liệu đế ra ngoài, công nhân đứng máy sẽ kiểm tra ty nhánh, loại bỏ những phần dơ hoặc có tạp chất và bỏ vào rổ vàng (rổ đựng nguyên liệu tái chế Đối với phụ liệu đế, kiểm tra ngoại quan nếu phát hiện có lẫn tạp chất, công nhân đứng máy sẽ loại bỏ và đặt vào rổ vàng Rổ vàng sẽ được công nhân xưởng xay nghiền thu gom vào mỗi cuối ca để tái chế

- Cuối cùng, cắt ty còn dư trên phụ liệu đế và chuyển phụ liệu đế đến máy ép đứng, thực hiện công đoạn tổ hợp, ép đinh vào phụ liệu đế

Trang 36

Bảng 3.1 Quy trình kiểm tra chất lượng mã hàng 57859 (SIP)

Khách hàng: SPG Mã hàng: #57859 ADA211001144 Mã số khuôn:

Công đoạn: 2COL

Chất liệu: B95 STT Hạng mục Ghi chú Dụng cụ kiểm tra Trình bày nôi dung kiểm tra

1 Màu sắc 1h/ 1 lần Mắt Chú ý so màu mẫu, tránh tình trạng khác màu Kiểm tra tình trạng chất

lượng sản phẩm, ghi lại giờ kiểm phẩm 2

Kiểm tra ngoại quan

Kiểm tra toàn bộ

Mắt Thành phẩm không được bị: lem liệu,

chấm đen, bong bóng, bóng 3 Gập đo Dùng phom gỗ kiểm tra sản phẩm có bị

cong, biến dạng hay không 4 Thử nghiệm 1 đôi/ 1 đơn Máy thử

nghiệm

Thử nghiệm: ngã vàng, gập gãy ADIDAS, kéo đinh, thủy phân, lão hóa, mài mòn ADIDAS

5 Đường liệu Kiểm tra toàn bộ Mắt Ty nhánh phải cắt bằng

6 Trọng lượng sản phẩm 10 đôi/ 1 lần Cân

L: 3.5-4# = 61.5 / 4.5-5# = 64.4 / 5.5-6#

= 68.9 / 6.5-7# = 73.4 / 7.5-8# = 78.1 / 8.5-9# = 82.1 / 9.5-10# = 88.4 / 10.5-11# = 92.3 / 11.5-12# = 97.1 / 12.5-13# = 103.5

R: 3.5-4#=61.7 / 4.5-5# = 64.4 / 5.5-6#

= 68.7 / 6.5-7# = 73.5 / 7.5-8# = 78.2 / 8.5-9# = 82.1 / 9.5-10# = 88.5 / 10.5-11# = 92.3 / 11.5-12# = 97.2 / 12.5-13# = 103.7

Nguồn : Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam

Các thao tác công nhân cần phải thực hiện trong quá trình sản xuất mã hàng 57859 được miêu tả trên bảng SOP và SIP được đặt ở đầu máy, sử dụng cho cả công đoạn ở máy nằm và đứng, nếu công nhân đứng máy chưa rõ thao tác, có thể xem và thực hiện theo quy trình được trình bày theo tiêu chuẩn Nhân viên QC sẽ thường xuyên kiểm tra, so sánh hàng mẫu và hàng vừa sản xuất để đảm bảo chất lượng Bảng 2.1 là bảng SIP được các nhân viên QC lấy làm chuẩn khi kiểm tra các sản phẩm trên chuyền sản xuất mã hàng 57859 Có 5 hạng mục cần kiểm tra: màu sắc, ngoại quan, thử nghiệm, đường liệu và trọng lượng Khi phát hiện bất thường sẽ tiến hành loại bỏ ngay lập tức

Trang 37

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Trên máy ép đứng, sẽ không có cửa đóng mở, thay vào đó sẽ có hai nút bấm start, khi bấm đồng thời hai nút bằng hai tay, máy sẽ chạy Khi máy đang đóng khuôn nếu cảm biến phát hiện có vật di chuyển vào vùng không an toàn, máy sẽ dừng và báo động Các bước thao tác như sau:

- Đầu tiên, sau khi máy mở khuôn, công nhân đứng máy đặt phụ liệu đế vào khuôn, đè phụ liệu đế sát vào khuôn

- Thứ hai, lấy tổ hợp ra ngoài, tiếp theo là lấy ty nhánh và bấm nút start bắt đầu chu trình mới

- Thứ ba, sau khi lấy tổ hợp và ty nhánh ra ngoài Trong thời gian chờ máy chạy, công nhân kiểm tra ty nhánh có bị dơ hay không, nếu có, loại bỏ phần dơ và

Hình 3.5 Quy trình sản xuất tổ hợp trên máy ép đứng

Máy chạy

Đặt phụ liệu đế vào khuôn

Cắt, gọt, lau Lấy ty nhánh

Trang 38

bỏ phần còn lại vào rổ vàng Sau đó kiểm tra tổ hợp, nếu phát hiện lỗi trên tổ hợp, loại bỏ và đặt vào rổ đỏ

- Cuối cùng, tổ hợp được chuyển cho công nhân kiểm phẩm kiểm tra lại một lần nữa Nhân viên kiểm phẩm sẽ hoàn thiện mặt ngoại quan của thành phẩm, cắt những phần thừa, lau bề mặt thành phẩm Nhân viên QC sẽ đến kiểm tra lại thành phẩm, các thành phẩm đạt sẽ được đóng gói và chuyển vào kho

3.2.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi lấy hàng và kiểm tra hàng ở mỗi bước phụ liệu và tổ hợp Các sản phẩm không đạt chuẩn sẽ được phân loại vào rổ đỏ để mang đi xử lý Với những sản phẩm phụ liệu, sẽ được cắt bỏ những phần dính tạp chất, vệ sinh sạch sẽ và phân loại vào rổ vàng chờ mang đi tái sử dụng

Ở công đoạn cuối, kiểm tra chất lượng thành phẩm, công nhân kiểm phẩm sẽ kiểm tra ngoại quan, loại bỏ các phần thừa trên đế giày, lau bề mặt đế giày sạch sẽ Nhân viên QC sẽ kiểm tra lại thành phẩm một lần nữa, các thành phẩm không đạt chuẩn sẽ được bỏ vào rổ đỏ Sau đó thành phẩm đế giày sẽ được đóng gói và mang đi cân trọng lượng Cuối cùng được chuyển vào kho Ở kho, thành phẩm được kiểm tra lần cuối bởi các nhân viên QC kho, nếu đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn, thành phẩm sẽ được đóng gói và xuất đi

Bảng 3.2 Các nội dung kiểm tra chất lượng thành phẩm đế giày mã hàng 57859

1 Kiểm tra màu

Kiểm tra, so sánh màu sắc giữa hàng vừa sản xuất với hàng mẫu Màu của thành phẩm phải đồng màu với màu hàng mẫu, nếu nhân viên QC nhận thấy sự khác biệt trong màu sắc, ngay lập tức báo cho xưởng trộn liệu để sửa màu

2 Kiểm tra vật lý

Kiểm tra độ đàn hồi, dẻo, độ kéo dãn, thí nghiệm kim loại,… theo yêu cầu của khách hàng Được thực hiện ở phòng thí nghiệm, kết quả sẽ được ghi nhận, nếu đạt, sẽ được sản xuất hàng loạt

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Ngọc Kim Huyền (2023). Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng MG1095 tại Công ty TNHH công nghệ giày dép Framas, khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng mã hàng MG1095 tại Công ty TNHH công nghệ giày dép Framas
Tác giả: Bạch Ngọc Kim Huyền
Năm: 2023
3. Hạnh, V. T. (2017). Xuất khẩu giày dép của Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, 100(Số 100), 1-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, 100
Tác giả: Hạnh, V. T
Năm: 2017
4. Học viên quản lý PACE. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT. Truy cập: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/kiem-soat-chat-luong-trong-san-xuat Sách, tạp chí
Tiêu đề: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT
2. Allen, T. T. (2006). Introduction to engineering statistics and six sigma: statistical quality control and design of experiments and systems. Springer Science &Business Media Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to engineering statistics and six sigma: "statistical quality control and design of experiments and systems
Tác giả: Allen, T. T
Năm: 2006
3. Amitava Mitra; (2021). Fundamentals of Quality Control and Improvement . , (), –. doi:10.1002/9781119692379 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Quality Control and Improvement . , (), –
Tác giả: Amitava Mitra
Năm: 2021
4. Baluch, N., Abdullah, C. S., & Mohtar, S. (2012). TPM and lean maintenance–A critical review. interdisciplinary journal of contemporary research in business, 4(2), 850-857 Sách, tạp chí
Tiêu đề: interdisciplinary journal of contemporary research in business, 4
Tác giả: Baluch, N., Abdullah, C. S., & Mohtar, S
Năm: 2012
5. Barsalou, M. (2023). Determining which of the classic seven quality tools are in the quality practitioner’s RCA tool kit. Cogent Engineering, 10(1), 2199516 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cogent Engineering, 10
Tác giả: Barsalou, M
Năm: 2023
6. Bhosale, S. D., Shilwant, S. C., & Patil, S. R. (2013). Quality improvement in manufacturing processes using SQC tools. International Journal Engineering Research and Application, 3, 832-837 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal Engineering Research and Application, 3
Tác giả: Bhosale, S. D., Shilwant, S. C., & Patil, S. R
Năm: 2013
7. FA08066, L. E. S. (2012). Implementation of 7 QC Tools by using Kaizen approach for SME manufacturing industry (Doctoral dissertation, UNIVERSITY MALAYSIA PAHANG) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementation of 7 QC Tools by using Kaizen approach for SME manufacturing industry
Tác giả: FA08066, L. E. S
Năm: 2012
8. Foidl, H., & Felderer, M. (2016). Research challenges of industry 4.0 for quality management. In Innovations in Enterprise Information Systems Management and Engineering: 4th International Conference, ERP Future 2015-Research, Munich, Germany, November 16-17, 2015, Revised Papers 4 (pp. 121-137). Springer International Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Innovations in Enterprise Information Systems Management and Engineering: 4th International Conference, ERP Future 2015-Research, Munich, Germany, November 16-17, 2015, Revised Papers 4
Tác giả: Foidl, H., & Felderer, M
Năm: 2016
5. Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ (2014). Truy cập: https://hethongphapluat.com/quyet-dinh-880-qd-ttg-nam-2014-phe-duyet-quy-hoach-tong-the-phat-trien-nganh-cong-nghiep-viet-nam-den-nam-2020-tam-nhin-den-nam-2030-do-thu-tuong-chinh-phu-ban-hanh.html Link
6. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2010). Giáo trình Quản lý chất lượng. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN