1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available

79 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Un-Available
Tác giả Lê Thị Bích Trâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Khắc Hiếu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 4,74 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (11)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE (12)
    • 1.1. Giới thiệu chung về công ty (12)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (13)
    • 1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh - Giá trị cốt lỗi (14)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức (15)
      • 1.4.1. Sơ đồ tổ chức (15)
      • 1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng ban (15)
    • 1.5. Lĩnh vực kinh doanh (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (21)
    • 2.1. Khái quát về chất lượng (21)
      • 2.1.1 Khái niệm về chất lượng (21)
      • 2.1.2. Khái niệm về chất lượng sản phẩm (21)
      • 2.1.3. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm (22)
    • 2.2. Kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì? (22)
      • 2.2.1. Khái niệm về kiểm soát chất lượng sản phẩm (22)
      • 2.2.2. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng sản phẩm (22)
      • 2.2.3 Công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm (23)
    • 2.3. Cải tiến chất lượng bằng phương pháp 5S (24)
      • 2.3.1. Cải tiến chất lượng (24)
    • 3.1. Quy trình kiểm soát chất lượng tại Công ty TNHH Un-Available (28)
      • 3.1.1. Kiểm soát chất lượng đầu vào (28)
      • 3.1.2. Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền may (39)
      • 3.1.3. Kiểm soát chất lượng thành phẩm (42)
    • 3.3. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Un- (48)
    • 3.4. Đánh giá công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Un- (55)
      • 3.4.1. Ưu điểm (55)
      • 3.3.2. Nhược điểm (56)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE (57)
    • 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (57)
    • 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình 6S tại Công ty (64)
  • KẾT LUẬN (73)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng không ngừng thay đổi và yêu cầu ngày càng cao nên việc duy trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm là một thách thức lớn mà các doanh nghiệp đã và đang phải

Lý do lựa chọn đề tài

Trên con đường cạnh tranh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thách thức nhất là trong nền kinh tế mở như hiện nay Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược độc đáo riêng để chiếm lĩnh được thị trường Họ cần có những ưu điểm riêng và chất lượng sản phẩm chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp tạo được sự khác biệt so với đối thủ Nó ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của đất nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng Việc nâng cao chất lượng không chỉ là bước quan trọng để duy trì và mở rộng thị phần mà còn là cơ hội để xây dựng lòng tin từ khách hàng, tạo được nguồn khách hàng trung thành lâu dài cho doanh nghiệp Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng không ngừng thay đổi và yêu cầu ngày càng cao nên việc duy trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm là một thách thức lớn mà các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt Đây chính là điều mà các doanh nghiệp nên chú trọng quan tâm nhiều hơn

Với Công ty TNHH Un-Available là doanh nghiệp may mặc của Anh, sản phẩm cao cấp được xuất khẩu 100% sang thị trường nước ngoài Vì vậy, để có được những chiếc quần áo đạt chất lượng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm phải luôn luôn được công ty quan tâm đúng mực Khách hàng của công ty luôn có những yêu cầu khắt khe chất lượng sản phẩm chính vì thế mà vấn đề chất lượng luôn được công ty đưa lên hàng đầu Nhưng trong thực tế sản xuất vẫn còn xảy ra tình trạng sản phẩm lỗi làm giảm đi đáng kể chất lượng và năng suất của sản phẩm Do đó, tác giả muốn tìm hiểu hiểu sâu hơn về quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty, từ đó đưa ra được một số giải pháp khắc phục những điểm còn thiếu sót trong quy trình, đảm bảo được chất lượng sản phẩm Cũng vì lý do này tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Un-Available Từ đó rút ra được những hạn chế còn tồn đọng và đề ra những giải pháp phù

Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp định tính trong kiểm tra chất lượng, các quan sát trực tiếp sẽ được thực hiện ở từng công đoạn, từ đầu vào đến đầu ra Cùng với đó, ý kiến đóng góp của chuyên gia QA/QC về các vấn đề liên quan đến lỗi và sự cố cũng được tiếp nhận, qua đó tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp khi có vấn đề xảy ra.

Phương pháp định lượng: Thu thập tài liệu về quy trình kiểm soát chất lượng tại các công đoạn, các báo cáo liên quan đến chất lượng từ phòng quản lý chất lượng, tỷ lệ lỗi Dùng các công cụ kiểm soát chất lượng để xử lý và phân tích số liệu đã thu thập được, đưa ra những đánh giá nhận xét về quy trình Cụ thể dùng biểu đồ Pareto để xem những lỗi đáng lưu ý gây ra vấn đề dẫn đến tỷ lệ sản phẩm lỗi cao và cuối cùng tiến hành phân tích nguyên lỗi dựa trên biểu đồ xương cá Từ đó đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty.

Kết cấu các chương của báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo có 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH Un-Available

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Un-Available

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng tại Công ty TNHH Un-Available

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE

Giới thiệu chung về công ty

Thành lập vào năm 2004, Un-Available là nhà sản xuất hàng may mặc của Anh có trụ sở tại Việt Nam, sản xuất cho các thương hiệu thời trang dạo phố và thời trang hàng đầu thế giới cho PALACE, STUSSY, GOFT, OVO,… Với gần 20 năm hoạt động công ty đầu tư nhà máy hiện đại cam kết đáp ứng được các thương hiệu, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Quy trình tiếp nhận nghiêm ngặt với các nguồn cung cấp đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và luôn được duy trì Tất cả giúp cho UA khẳng định được địa vị và tên tuổi của mình trên thị trường hiện nay, đặc biệt trong các thị trường khó tính như

Hình 1 1: Logo của Công ty TNHH Un-Available

(Nguồn: Công ty TNHH Un-Available)

Tên quốc tế: UN-AVAILABLE CO.,LTD

Tên viết tắt: UN-AVAILABLE CO.,LTD

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước Đại diện pháp luật: Darren Scott Chew

Email: paul.norriss@un-available.net

Website công ty: https://www.un-available.net/our-sustainability Địa chỉ: Một phần lô I/3 Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1 2: Công ty TNHH Un-Available

(Nguồn: Công ty TNHH Un-Available)

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2004, các cổ đông Công ty TNHH Un-Available cùng nhau thành lập cơ sở sản xuất may mặc ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) với quy mô nhỏ đặt tại số 31 Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM Có khoảng 10 loại thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất Sản phẩm đa phần sản xuất ra dùng để xuất khẩu, chiếm 80% chủ yếu ở thị trường Australia

Năm 2016, công ty mở rộng thêm cơ sở in và bộ phận đóng gói để đáp ứng đầu ra sản phẩm Xây dựng các phòng ban và phòng trưng bày

Giữa năm 2017, công nhân đã lên đến 400 người và nhà máy mở thêm 1 chuyền sản xuất để có thể cung cấp kịp thời các nhu cầu của khách hàng

Tháng 8/2018, công ty mở thêm tổ cắt và phòng QA, đồng thời tiến hành mua các trang thiết bị tân tiến phục vụ cho quá trình sản xuất Công ty đang có 21 khách hàng xuất khẩu ở 7 quốc gia trên thế giới

Tính đến ngày 31/12/2018 công ty có 453 nhân công trong đó có 400 lao động lành nghề trong 6 quy trình phân chia giữa hàng may mặc và dệt kim Công ty có đội ngũ chuyên nghiệp từ khâu giặt ủi, đóng gói, vải và kho bãi, kiểm soát chất lượng có chuyên môn về cắt và sản xuất, in và thêu Có các nhân viên bộ phận thiết kế, kinh doanh, tạo mẫu CAD

Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty phát triển và mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường xuất khẩu Đến năm 2019, trụ sở và khu nhà xưởng chuyển sang đặt tại số 26 đường Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất Quận 12, TPHCM Đến nay, công ty đã di dời từ cơ sở cũ tại địa chỉ 26, Tân Thới Nhất 17, khu phố

4, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPCM sang một phần lô I/3 Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TPHCM Công ty đã và đang trang bị đầy đủ từ khu văn phòng, đến xưởng may gồm 8 line sản xuất, xưởng in, nhà kho, khu canteen và toàn bộ nhân lực công ty lên đến 650 người với các thiết bị máy móc tối tân và hiện đại

Hình 1 3: Một số khách hàng hiện nay của Công ty TNHH Un-Available

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Tầm nhìn và sứ mệnh - Giá trị cốt lỗi

Tầm nhìn: Ủng hộ sự bền vững trong ngành thời trang Việt Nam, ưu tiên sức khỏe và sự phát triển của nhân viên UA

Sứ mệnh: Tạo không gian đạo đức, bền vững và hiệu suất sinh thái, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của mọi người

- Sáng tạo : Đẩy lùi các giới hạn và nỗ lực để luôn đi tiên phong trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh

- Đam mê & Tận tâm : Đam mê chính là mục tiêu của UA Sự tân tâm đối với khách hàng và nhân viên là yếu tố quan trọng đối với thành công của UA

- Tiêu chuẩn chất lượng : UA cam kết về chất lượng về kinh doanh, con người, sản phẩm

- Chính trực & Minh bạch : UA tôn trọng sự trung thực và khuyến khích giao tiếp cởi mở và phản hồi trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của UA

- Hiệu quả : UA hướng đến cung cấp mức dịch vụ cao nhất thông qua hiệu suất xuất sắc, hiệu quả nổi bật và sự cải tiến liên tục

- Phát triển bền vững : Phát triển kinh doanh một cách đạo đức Thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với các thực hành bền vững và có trách nhiệm, đặt môi trường lên hàng đầu.

Cơ cấu tổ chức

Hình 1 4: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Un-Available

1.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của phòng ban

Là người điều hành những hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách, mục tiêu hướng đến trong tương lai, chiến lược kinh doanh, kế hoạch

Phòng Công nghệ thông tin

Phòng quản lý khách hàng

Phòng Merchandising Phòng Kế hoạch

Phòng phát triển bền vững

Phòng Kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm soát chất lượng

Khối phát triển nguồn nhân lựcPhòng Nhân sự phát triển, tổ chức cơ cấu của công ty và bố trí lực lượng lao động Giám đốc có trách nhiệm về tất cả các hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ đối với nhà nước và toàn bộ lao động của công ty

❖ Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Tài chính - Kế toán sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến quản lý toàn bộ hệ thống tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước Xây dựng và thiết lập các KPI cho ngân sách, theo dõi và báo cáo các khoản thu theo hoạt động kế toán, số sư tiền mặt (tiền mặt trong tay và tiền mặt trong ngân hàng) hàng ngày Nhập các loại chứng từ kế toán như: hóa đơn, PO, yêu cầu mua hàng, yêu cầu thanh toán, phiếu thu, tờ khai hải quan liên quan đến việc xuất nhập khẩu,…

❖ Phòng Công nghệ thông tin

Có trách nhiệm triển khai và duy trì toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của công ty gồm hệ thống cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng,…Lắp đặt, sửa chữa và cải thiện các thiết bị công nghệ cho công ty, thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống thông tin Bảo trì theo định kỳ và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu trong nội bộ nhất là các vấn đề về an ninh mạng Đồng thời hỗ trợ cán bộ công nhân viên tiếp cận với hệ thống thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ khi có các chương trình hay phần mềm mới áp dụng tại công ty

Thực hiện lập kế hoạch mua hàng theo từng mùa, từng đơn hàng với nhà cung cấp Đàm phán thương lượng để tìm kiếm được nhà cung cấp tốt nhất, xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp chính Trong bộ phận mua hàng bao gồm cả văn phòng kho chịu trách nhiệm quản lý và vận hành kho hàng, nên phòng mua hàng sẽ phải kết hợp với văn phòng kho kiểm tra hàng tồn kho và phê duyệt đơn đặt hàng sao cho phù hợp với số lượng phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất

❖ Phòng quản lý khách hàng

Trong phòng quản lý khách hàng có 3 nhóm nhân sự chịu trách nhiệm cho 3 mảng chính gồm khách hàng, phát triển bán hàng và các hoạt động marketing Đối với nhóm khách hàng sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa từ UA đến với khách Đồng thời làm việc với khách hàng để tìm ra được thứ khách hàng mong muốn, đảm bảo cho quá trình buôn bán diễn ra suôn sẻ Lập báo cáo bán hàng, liên lạc với các bộ phận liên quan để cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng Nhóm phát triển bán hàng là cầu nối giữa khách hàng mới với nhà máy để phát triển sản phẩm và mẫu mới Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi làm việc và trong khả năng và năng lực của công ty cũng như tuân theo các chính sách, thủ tục của công ty Ngoài ra hỗ trợ nhóm thiết kế trong các công việc hàng ngày như dịch các gói công nghệ từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt, đảm bảo vải chuyển từ kho đến phòng mẫu in đúng thời gian quy định Cuối cùng là nhóm marketing sẽ xây dựng và nâng cao nhận thức về thương hiệu, đưa thương hiệu UA đến với bạn bè trong nước cũng như quốc tế

Là những người sẽ chịu trách nhiệm là cầu nối với khách hàng và công ty, tiếp nhận, xử lý và truyền đạt thông tin từ khách hàng, nhà cung ứng và các bộ phận liên quan một cách nhanh chóng Họ là người biết rõ khách hàng mong muốn gì nên họ luôn tìm kiếm những loại vải mới, chất lượng, các nguyên phụ liệu và các kỹ thuật để đảm bảo chúng phù hợp với sản phẩm nhất có thể Các khách hàng đến với công ty với ý tưởng về một sản phẩm mẫu cho bộ sưu tập và phòng Merchandising thảo luận để phát triển ý tưởng đó để tiến hành đưa vào sản xuất Trong công ty phòng Merchandising luôn có những đội ngũ nhân viên lành nghề có kinh nghiệm làm việc phong phú nên nhờ đó họ luôn làm cho khách hàng hài lòng về chất lượng cũng như giá cả

Phòng kế hoạch nhận các tác nghiệp, mẫu áo và tài liệu kỹ thuật liên quan từ phòng Merchandising, từ đó lập kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng Theo dõi các kế hoạch xuất nhập hàng, thường xuyên kiểm tra và đảm bảo tiến độ, cân đối sản xuất của từng mã hàng Phân tích đánh giá báo cáo hàng tháng, quý, năm về các kế hoạch thực hiện Trên cơ sở đó phát hiện được đâu là ưu điểm và hạn chế, tìm nguyên nhân để khắc phục hạn chế một cách tối ưu hạn chế được những ảnh hưởng nghiêm trọng cho công ty

Tham mưu cho ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn Giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động điều độ sản xuất nhằm đảm bảo dây chuyền hoạt động được hết công suất với thời gian tối ưu Thường xuyên kiểm định mức vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hạn chế tình trạng ùn ứ hoặc thiếu bán thành phẩm sản xuất cũng như dừng máy dừng máy đột ngột Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ đúng với quy định của công ty

❖ Phòng Phát triển bền vững

Xây dựng và triển khai các chiến lược bền vững cho công ty, đảm bảo rằng các hành động phản ánh đúng cam kết của công ty với môi trường, xã hội, thực hiện lý tưởng kinh doanh bền vững Đồng thời còn phải đánh giá và quản lý các rủi ro để có thể giải quyết một cách kịp thời Đưa ra các quy trình về tiết kiệm tài nguyên để giảm thiểu được các lãng phí và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách tối ưu Đưa ra các chương trình hỗ trợ cộng đồng và hỗ trợ xã hội

❖ Phòng Kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm soát nội bộ là một bộ phận chức năng chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc nhằm phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro gắn liền với toàn bộ hoạt động của công ty Những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng các quy trình chuẩn hay thực hiện các quy chế của công ty Ngoài ra còn có tham mưu để xuất giảm thiểu rủi ro liên quan đến tài chính hay cho vay và thực hiện các nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn hoạt động của công ty

❖ Phòng Kiểm soát chất lượng

Hỗ trợ ban giám đốc trong công việc xây dựng quản lý và triển khai hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo các hoạt động đều tuân theo tiêu chuẩn an toàn Lập kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra của một sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới Đồng thời, kiểm soát các công cụ, thiết bị máy móc đo lường phục vụ cho quá trình thử nghiệm đánh giá chất lượng Phối hợp với các bộ phận liên quan để kiểm tra, cải tiến các công đoạn sản xuất, đưa ra các hướng dẫn xử lý kịp thời cho các trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu Với vai trò là thực tập sinh, tác giả làm việc tại Phòng kiểm soát chất lượng trong vòng 12 tuần thì được biết phòng kiểm soát

Hình 1 5: Sơ đồ công việc của phòng kiểm soát chất lượng

❖ Phòng Nhân sự Để công ty hoạt động diễn ra liên tục và phát triển bền vững thì phòng nhân sự đóng một vai trò quan trọng Nhiệm vụ chính là tìm kiếm được những ứng viên tài năng cho Công ty và tiến hành đào tạo đạt chất lượng với chi phí tối ưu Bên cạnh đó phòng nhân sự phải xây dựng và quản lý những chế độ phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, chăm sóc đời sống tinh thần lẫn vật chất cho đội ngũ nhân viên Một số nhiệm vụ mà phòng nhân sự có thể chịu trách nhiệm như: Lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng cho công ty; Thực hiện đào tạo sau tuyển dụng để giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa và phát triển tối đa được nguồn lực Đồng thời quản lý những hồ sơ, thông tin của nhân viên trong công ty.

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH Un-Available hoạt động chính trong lĩnh vực dệt may, sản xuất đa dạng các mặt hàng thời trang như áo thun, áo khoác, váy, quần short, phục vụ cho cả nam và nữ Công ty chuyên gia công may mặc cho nhiều thương hiệu thời trang danh tiếng toàn cầu, với thế mạnh về dệt, thêu và in trên sản phẩm Sản phẩm chủ lực của Un-Available là quần áo nam nữ, tập trung vào áo thun, áo khoác và quần short Đa phần các sản phẩm đều được xuất khẩu theo đơn hàng của khách hàng ở nước ngoài, chủ yếu đến các thị trường như Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản.

Hình 1 6: Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty TNHH Un-Available

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái quát về chất lượng

2.1.1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng có thể đo lường từ việc xem xét khả năng, hiệu suất, tiêu chí mà nó còn phụ thuộc vào từng quan điểm cá nhân của mỗi người Chất lượng cũng là một thuật ngữ chứa nhiều giá trị, nó gắn liền với những gì tốt và đáng giá (Pfeffer & Coote, 1991) Điều này đã tạo ra sự đa đạng về các định nghĩa cũng như cách nghĩ về chất lượng được sử dụng (Schuller, 1991) Trong bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 - cơ sở và từ vựng, điều khoản 3.6.2 thì chất lượng được định nghĩa là: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” Ngoài ra cũng có một số chuyên gia nổi tiếng nhận định về chất lượng như theo giáo sư người Mỹ - Juran (1951), ông định nghĩa “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” hay theo Giáo sư Grosby (1979) thì “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”

Tóm lại chất lượng là một khái niệm cho việc có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Chính vì thế, sản phẩm nào không thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng thì được xem như là kém chất lượng Tuy có cùng mục đích sử dụng nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao hơn là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cao hơn

2.1.2 Khái niệm về chất lượng sản phẩm

Trước thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng lớn từ đại địch Covid-19 thì chất lượng của sản phẩm dần trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo ra được ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ Tuy nhiên định nghĩa về chất lượng sản phẩm và chất lượng nói chung chỉ mang tính khái quát Trên thế giới ông Garvin (1984) đã đưa ra một khuôn khổ nổi tiếng để suy nghĩ về chất lượng sản phẩm dựa trên tám khía cạnh: hiệu suất, tính năng, độ tin cậy, sự phù hợp, độ bền, khả năng phục vụ, tính thẩm mỹ và chất lượng cảm nhận Vì vậy, chất lượng sản phẩm có thể hiểu là: “Tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó làm thỏa mãn hoặc trên sự mong đợi với giá cả hợp lý” (Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Hồng Loan, 2004)

2.1.3 Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm

Ngày nay người tiêu dùng quan tâm đến giá trị chất lượng của sản phẩm hơn là tin tưởng vào doanh nghiệp và một số trường hợp giá cả không phải là yếu tố quyết định chính đến sự lựa chọn của khách hàng Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng và thị trường trong, ngoài nước ngày càng cao, nếu doanh nghiệp đáp ứng được sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn nâng cao uy tín hình ảnh cũng như danh tiếng, chất lượng sản phẩm càng cao càng thu hút được nhiều khách hàng, từ đó mở rộng và duy trì tạo được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Trong thực tế, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp giảm được các phế thải sản xuất đồng nghĩa giảm được ô nhiễm môi trường Đó cũng là điều mà hầu hết các doanh nghiệp ngày nay luôn mong muốn hướng đến.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?

2.2.1 Khái niệm về kiểm soát chất lượng sản phẩm

Kiểm soát chất lượng sản phẩm là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng Nó liên quan đến việc kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm hoặc một dịch vụ để chắc chắn rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn được đề ra Việc thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm có thể thực hiện trong bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ

Từ kiểm tra nguyên liệu thô đầu vào cho đến đầu ra Một số hoạt động kiểm soát chất lượng phổ biến như: kiểm tra bằng mắt, kiểm tra kích thước, kiểm thử chức năng, kiểm tra hiệu suất,…(Peefeer và cộng sự, 1991)

2.2.2 Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng sản phẩm

Kiểm soát chất lượng là yếu tố hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, tránh được những sai sót xảy ra giảm được các lãng phí do sản phẩm bị từ chối, phải sửa chữa, hư hỏng,…Từ đó mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và không gây mất kỳ vọng ở họ Khi khách hàng đã tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thì họ sẽ trở thành khách hàng trung thành giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh Ngoài ra việc theo dõi kiểm soát chất lượng cung cấp được những thông tin cần thiết để cải thiện quy trình sản xuất và sản phẩm một cách kịp thời

2.2.3 Công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm

❖ Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram)

Biểu đồ xương cá (còn gọi là sơ đồ Ishikawa), nó được đặt tên theo như hình dạng của nó giống như bộ xương của một con cá Được tạo ra bởi Giáo sư Kaoru Ishikawa là một người tiên phong về quy trình quản lý chất lượng tại nhà máy đóng tàu Kawasaki vào những năm 1960 Đây là một công cụ hiệu quả để xác định các nguyên nhân gốc rễ của chất lượng (Juran,1999) Do chức năng của nó nên cũng có thể được gọi như là một biểu đồ nguyên nhân và kết quả (Waston, 2004) Biểu đồ sẽ có 3 phần chính: phần đầu cá để thảo luận về kết quả hoặc vấn đề đại điện, Một số lợi ích mà biểu đồ xương cá mang lại có thể kể đến là xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề hoặc đặc tính chất lượng bằng cách thể hiện có hệ thống về các nguyên nhân chính và những nguyên nhân phụ (Ciocoiu, 2008) Chính vì vậy biểu đồ xương cá có thể áp dụng được áp dụng trong các khía cạnh như: sản xuất, bán hàng, tiếp thị,…

Biểu đồ Pareto là dạng biểu đồ trực quan dùng để xác định các nguyên nhân chính của các hiện tượng như lỗi, khiếm khuyết, chậm trễ,…Nó đưa ra phân tích về những những nguyên nhân nào chiếm ưu thế trong việc gây ra mức hiệu suất thường xuyên hoặc rời rạc của một quy trình (Ishikawa, 1976) Biểu đồ này được một nhà kinh tế người Ý Vifredo Pareto đưa ra đầu tiên, sau đó được một nhà quản lý chất lượng người Mỹ Joseph Juran đưa vào áp dụng vào những năm 1950 Dựa trên nguyên tắc 80-20 nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu (Koch,1999)

Biểu đồ Pareto chứa các biểu đồ cột và biểu đồ đường Biểu đồ cột hiển thị phân loại và giá trị của dữ liệu, biểu đồ đường thì hiển thị lượng dữ liệu tích lũy Việc phân loại dữ liệu được sắp xếp từ trái sang phải từ thứ hạng cao nhất đến thứ hạng thấp nhất (Sunarto và Nugroho, 2020) Tạo được biểu đồ Pareto theo hướng dẫn của Tague (2005) như sau:

- Xác định và phân loại theo đối tượng cần phân tích

- Xác định số đo chính xác thông thường như tần suất, số lượng, chi phí hoặc thời

- Tiến hành thu thập dữ liệu theo số đo chính xác

- Tính toán và xử lý dữ liệu đã thu thập, sau đó nhóm chúng lại theo các đối tượng cần phân tích

- Lập chúng thành bảng và sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất

- Tính giá trị tích lũy và tỷ lệ phần trăm tích lũy

- Tạo biểu đồ Pareto với biểu đồ cột là giá trị tần số và biểu đồ đường là phần trăm tích lũy

- Phân tích kết quả tứ biểu đồ Pareto sẽ thấy được các nguyên nhân chính cần được ưu tiên giải quyết đầu tiên

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cải tiến chất lượng bằng phương pháp 5S

Cải tiến chất lượng là mong muốn hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh Trên thực tế, không có tiêu chuẩn chất lượng nào là hoàn hảo vì khách hàng yêu cầu ngày một nâng cao Chính vì thế việc đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng thì vấn đề cải tiến chất lượng sản phẩm là điều cần thiết và thực hiện thường xuyên

Theo ISO 9000:2000 thì cải tiến chất lượng được định nghĩa “là một phần của

Kim Định, 2008, p5.3) hay Masaaki Imai “Cải tiến chất lượng là sản phẩm không ngừng nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm” Cải tiến chất lượng gồm các hoạt động như:

⚫ Xem xét và đánh giá thực trạng hiện tại để xác định được chính xác vấn đề cần cải tiến

⚫ Thiết lập mục tiêu cho công việc cải tiến

⚫ Tìm hiểu các giải pháp thực tế để có thể đạt được mục tiêu cải tiến đã đề ra, từ đó lựa chọn được giải pháp cụ thể

⚫ Tiến hành thực hiện các giải pháp được chọn

⚫ Đo lường, kiểm tra và đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp

5S có nguồn gốc từ Nhật Bản được xem như là nền tảng cho sự phát triển của việc áp dụng tinh gọn trong hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp ngày nay, bắt đầu cho mỗi chương trình cải tiến Nó là công cụ giúp phân tích các quy trình đang được thực hiện tại nơi làm việc 5S là phương pháp sáng tạo và duy trì nơi làm việc được tổ chức sạch sẽ, hiệu quả và chất lượng cao Kết quả là việc tổ chức nơi làm việc hiệu quả, loại bỏ tổn thất do hỏng hóc, cải thiện chất lượng và an toàn công việc phẩm (Ho, 1996)

5S là những từ viết trong tiếng Nhật như sau: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke Để dễ nhớ hơn, tại Việt Nam 5S được dịch là: Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng (Lancucki, 2001) Cụ thể như sau:

Thông qua việc phân loại phù hợp có thể xác định được vật liệu, công cụ và thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Việc phân loại giúp loại bỏ các lãng phí (nguyên vật liệu) không phù hợp hoặc dụng cụ hư hỏng Giúp duy trí nơi làm việc sạch sẽ và nâng cao hiệu quả tìm kiếm rút ngăn được thời gian vận hành Quy trình thực hiện nguyên tắc 1S (Peterson và Smith, 2001) có thể thực hiện như sau:

Trong giai đoạn đầu kiểm soát, tổ chức nên trả lời các câu hỏi sau: Có thứ gì gây ra sự lộn xộn tại nơi làm việc mà không cần thiết không? Vật liệu còn sót lại của quy trình sản xuất có bị vứt bỏ ở bất kỳ đâu không? Các vật liệu này có nằm trên sàn không? Những thứ cần thiết có được tổ chức, phân loại, mô tả vị trí rõ ràng không? Các dụng cụ đo có được phân loại và bảo quản đúng cách không? Bằng cách trả lời những câu hỏi này, tổ chức có thể xác định được những khu vực cần cải tiến để loại bỏ lãng phí và tăng cường hiệu quả.

- Trên cơ sở các câu hỏi trên, nếu câu trả lời là có thì tiến hành sắp xếp lại để đảm bảo không gian làm việc hiệu quả

- Để đảm bảo S này được vận hành vĩnh viễn nên dán các nhãn đỏ cho những thứ không cần thiết để người vận hành dễ dàng nhận ra

Tập trung vào việc làm sao để nơi làm việc có trật tự Nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị phải sắp xếp sao cho có hệ thống dễ dàng tìm kiếm sử dụng Những thứ được sử dụng thỉnh thoảng và hiếm khi dùng nên bố trí ở nơi làm việc nhưng chỉ nằm ngoài phạm vi sử dụng trực tiếp Nơi bảo quản phải được đánh dấu sao cho có thể nhận biết được nhanh chóng, có thể sử dụng các đường kẻ màu để cố định vị trí để, bảng hiệu hoặc các nhãn dán Các địa điểm và phương pháp lưu trữ này khi đã xác định thì nên được duy trì không thay đổi (Ho, 1996)

Là việc vệ sinh thường xuyên cho phép xác định và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm và duy trì nơi làm việc sạch sẽ Trong quá trình làm sạch thì người quản lý sẽ phải đảm bảo được sự sạch sẽ của máy móc, độ kín của máy móc thiết bị, đường dây, nguồn ánh sáng, sàn nhà,…Việc thực hiện S3 này một cách hiệu quả buộc phải kiểm tra thường xuyên việc thực thiện 2S trước đó là sắp xếp và sạch sẽ Hơn thế nữa là duy trì được ý thức của mỗi cá nhân trong duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ hàng ngày (Kaplan và Cooper, 2000)

Săn sóc (Seiketsu) : Săn sóc là sự duy trì và nâng cao hiệu quả cho 3S phía trên bằng cách thực hiện chuẩn hóa một cách hệ thống Người thực hiện 5S sẽ xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn dưới hình thức quy trình, hướng dẫn với mục đích đảm bảo trật tự nơi làm việc Các tiêu chuẩn phải được truyền đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu và bắt buộc phải đặt ở những nơi cố định và dễ dàng nhìn thấy Dudek-Burlikowska (2005) cho rằng việc tiêu chuẩn hóa không nên chỉ được thực hiện ở trong phạm vi sản xuất, bảo trì, lưu kho mà còn trong các quy trình hành chính như: ghi sổ kế toán, dịch vụ

Sẵn sàng (Shitsuke) : Đây là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong việc triển khai phương pháp 5S Sẵn sàng là bắt đầu cho sự thay đổi tư duy về 4S Mục tiêu của 5S là đào tạo, hướng dẫn mọi người thực hiện và tuân thủ các thói quen làm việc tốt, biến 5S như là một phần văn hóa của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tóm lại, “5S là phương pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, phát triển ý thức nhân viên và văn hóa công ty” (Nguyễn Đăng Minh, 2013)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE

Quy trình kiểm soát chất lượng tại Công ty TNHH Un-Available

Để kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt nhất thì cần phải hiểu rõ về các bước quy trình kiểm soát chất lượng của công ty Khi nhận được yêu cầu từ phòng Merchandising, đầu tiên sẽ phải kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào các vật tư để tiến hành so sánh với watch-card Đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các yêu cầu mà công ty đề ra Kiểm tra các bán thành phẩm của các công đoạn in, thêu, sau đó kiểm soát chất lượng trong quá trình may tại xưởng từ đầu chuyển sản xuất đến khi đóng gói sản phẩm hoàn thiện Chính vì vậy để có thể sản xuất ra được một sản phẩm hoàn chỉnh thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng cần phải có một quy trình kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra

Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Un-Available được thực hiện lần lượt như sau:

◆ Kiểm soát chất lượng đầu vào: Kiểm tra phụ liệu và vải; Kiểm tra bán thành phẩm in, thêu

◆ Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền may

◆ Kiểm soát chất lượng thành phẩm

3.1.1 Kiểm soát chất lượng đầu vào

Kiểm soát chất lượng đầu vào đóng một vai trò quan trọng để không ảnh hưởng đến nhịp độ cũng như năng suất của xưởng sản xuất Với tiêu chí chất lượng được ưu tiên hàng đầu, công ty TNHH Un-Available luôn kiểm soát chất lượng kỹ càng ngay từ lúc nhập phụ liệu và vải từ các nhà cung cấp về kho Điều này đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra luôn đạt chất lượng

❖ Quy trình kiểm soát chất lượng phụ liệu

Kiểm soát chất lượng phụ liệu nhằm mục đích đảm bảo tất cả các loại phụ liệu phải đạt chất lượng trước khi được nhập kho

BƯỚC LƯU ĐỒ QUÁ TRÌNH TRÁCH

QC Trims Fabric & Trim QA Phòng mua hàng

Hình 3 1: Quy trình kiểm soát chất lượng phụ liệu

Để tiến hành kiểm tra phụ kiện, bộ phận Mua hàng sẽ gửi thông tin cho bộ phận Bán hàng Sau đó, bộ phận Bán hàng chuyển tiếp tài liệu cho nhân viên Kiểm tra chất lượng (QC) tiến hành kiểm tra các thông số của phụ kiện như tên khách hàng, màu sắc, số lượng, Dựa vào các tài liệu được cung cấp, nhân viên QC kiểm tra và đối chiếu thông tin để đảm bảo phụ kiện đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

QC tiến hành kiểm tra căn cứ theo tiêu chuẩn trong ngành may mặc AQL 1.5 (Acceptable Quality Limit 1.5) Nhân viên QC sẽ lấy ngẫu nghiên phụ liệu, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác hơn tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì nhân viên QC sẽ lấy kiểm nhiều hơn khoảng 10 mẫu so với số lượng mẫu được quy ước trong bảng tiêu chuẩn AQL 1.5

Nhận yêu cầu kiểm tra chất lượng phụ liệu

Trả phụ liệu cho nhà cung cấp

Trả phụ liệu cho nhà cung cấp

Kiểm tra chất lượng phụ liệu

Không đạt Không đạt Đạt

Làm báo cáo và nhập kho Đạt

LOT SAMPLE SIZE ACCEPT REJECT

Các QC tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo “Hướng dẫn kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu” của công ty Kiểm tra chất lượng phụ liệu gồm: kiểm tra ngoại quan, kiểm tra bằng phương pháp giặt

Bảng 3 2: Hướng dẫn kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu

KIỂM TRA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẶT Các điểm cần kiểm Điểm cần đánh giá

1 Chất liệu và hình dáng thiết kế của dây, đầu và răng dây kéo phải giống mẫu duyệt

3 Màu sắc đúng với mẫu duyệt

4 Phải được khóa chắc 2 đầu

Các loại nhãn vải dệt

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ tay, độ dày, cấu trúc dệt và kích thước theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Bố trí in ấn nội dung giống với khách yêu cầu

4 Các cạnh không tưa chỉ

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ tay, độ dày, cấu trúc dệt và kích thước theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Có độ dai, khó xé rách

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ tay, độ dày, cấu trúc dệt và kích thước theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Bố trí in ấn nội dung giống với khách yêu cầu

4 Các cạnh không tưa chỉ

1 Chất liệu, kích thước, độ dày

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Bố trí, kiểu chữ, kích thước và nội dung in phải giống mẫu duyệt

4 Chất lượng độ bám dính của nhãn dán x

1 Chất liệu, kích thước, độ dày

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Độ chắc chắn, không biến dạng, trầy xước, mờ đục sau khi đóng vào vải

4 Đối với nút nhiều thành phần, cần kiểm tra đóng mở nút, quá chặt hoặc quá lỏng đều không đạt chất lượng

1 Chất liệu, kích thước, độ cảm nhận bằng tay và độ dày

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Bố trí, kiểu chữ, kích thước và nội dung in phải giống mẫu duyệt

4 Kiểm tra độ dính của keo dán miệng bao hoặc độ bền chắc của khóa zip

5 Kiểm tra chất lượng ngoại quan x

3 Chiều dài và to bản

4 Độ bám dính chắc chắn

5 Không tua chỉ 2 bên mép, dệt chắc chắn x

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ tay, độ dày, cấu trúc dệt, kích thước theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Chất lượng, hình dáng và độ bền của 2 đầu chặn

4 Hai đầu chặn phải chắc chắn, không dễ dàng bùng xì

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ bằng tay, độ dày, cấu trúc dệt theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc và to bản giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

1 Màu sắc giống mã code được duyệt hoặc cùng màu với vải chính

2 Sự đồng đều màu trọng cuộn và giữa các cuộn chỉ trong lô

3 Cấu trúc sợi phải đúng với yêu cầu x

4 Kéo căng nếu chỉ quá dễ dứt thì thông báo đến QA

1 Chất liệu, kích thước, độ dày

2 Màu sắc giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Độ chắc chắn và không biến dạng, trầy xước, mờ đục sau khi đóng vào vải

Dây thun/Dây co dãn

1 Chất liệu, độ cảm nhận sờ bằng tay, độ dày và cấu trúc dệt theo yêu cầu mẫu duyệt

2 Màu sắc và to bản giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

1 Chất liệu, kích thước, độ cảm nhận sờ bằng tay và độ dày

2 Màu sắc phải giống mẫu duyệt và đồng nhất trong lô

3 Bố trí, kiểu chữ, kích thước, và nội dung in phải giống mẫu duyệt

4 Kiểm tra chất lượng ngoại quan x

(Nguồn: P.KSCL) Đối với kiểm tra ngoại quan, nhân viên QC cần chú ý đến những đặc điểm được yêu cầu kiểm tra và dung sai cho phép Sau khi nhân viên QA duyệt qua thì nhân viên kiểm tra phụ liệu tiếp tục tiến hành giặt theo các hướng dẫn hoặc tiêu chí giặt được quy định Kiểm tra bằng phương pháp giặt không sử dụng cho một số phụ liệu như: nhãn dán mã vạch, bao Poly, băng gai băng xù, chỉ, thùng giấy Đồng thời phải tiến hành dò kim đối với phụ liệu mang tính chất kim loại hoặc rủi ro nhiễm từ tính cao như: nút đóng, khoen, mắt cáo, khóa, team/club logo, barcode sticker/rif scan Đây được xem là lỗi rất nghiêm trọng nếu xảy ra trường hợp kiểm tra sai sót

Sau khi đã tiến hành kiểm tra và đánh giá dựa theo tiêu chuẩn AQL 1.5, tiến hành đưa ra quyết định đồng thời ghi nhận kết quả theo biểu mẫu báo cáo do công ty quy định Nhân viên kiểm tra phụ liệu cũng tiến hành ghi kết quả kiểm tra dò kim Có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp lô phụ liệu không đạt (1 trong 2 kết quả chất lượng hoặc dò kim không đạt) thì nhân viên kiểm tra phụ kiệu tiến hành chuyển thông tin kết quả chất lượng đến Fabric & Trim QA Bộ phận mua hàng cùng với bộ phận kiểm soát chất lượng QA làm việc với nhà cung cấp đưa ra phương án xử lý lô hàng không đạt chất lượng Trường hợp yêu cầu trả hàng, cấp hàng, thời gian cấp bù thì bộ phận mua hàng chịu trách nhiệm lưu hồ sơ minh chứng liên quan Sau khi đã được cấp bù thì nhân viên kiểm tra phụ liệu tiến hành kiểm tra lại chất lượng như ban đầu

- Trường hợp lô phụ liệu đạt (đạt kể cả về kết quả chất lượng và dò kim) nhân viên

QA sẽ kiểm tra và ký duyệt vào báo cáo để xác nhận lô hàng và có thể nhập kho Đồng thời nhân viên phòng QA gửi thông tin nhập kho cho bộ phận mua hàng để thực hiện các thủ tục liên quan và lưu hồ sơ theo quy trình kiểm soát tài liệu - hồ sơ

❖ Quy trình kiểm soát chất lượng vải

Kiểm soát chất lượng vải sẽ bao gồm kiểm tra chất lượng và số lượng vải trước khi nhập kho và chỉ được nhập kho và đưa vào sản xuất khi vải đầu vào đạt yêu cầu chất lượng của công ty

BƯỚC LƯU ĐỒ QUÁ TRÌNH TRÁCH

Fabric & Trim QA Senior Fabric & Trim QA

Fabric & Trim QA Senior Fabric & Trim QA

Fabric & Trim QA Senior Fabric & Trim QA

Hình 3 2: Quy trình kiểm soát chất lượng vải

Kiểm tra tính chất vật lý vải

Nhận yêu cầu kiểm tra vải để nhập kho

Kiểm tra ngoại quan theo hệ thống 4 điểm

Gửi báo cáo cho Fabric &

Trim QA xem xét và cập nhật kết quả thử nghiệm Đạt Đánh giá duyệt/không duyệt nhập kho và chuyên báo cáo cho NVMH

Thông tin kết quả đến bộ phận mua hàng làm việc với NCC và có các bước làm việc tiếp theo

Lưu báo cáo và các loại mẫu

Không đạt Không đạt Đầu tiên nhân viên mua hàng sẽ gửi một yêu cầu kiểm tra vải để nhập kho QA/QC sẽ tiến hành nhận phiếu và kiểm tra vải Sau đó nhân viên kiểm tra thử nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra vật lý và QA/QC vải tiến hành kiểm tra chất lượng vải theo hệ thống 4 điểm

Kiểm tra vật lý: Các tiêu chí kiểm tra vật lý bao gồm: Độ cong dọc (%), Độ cong ngang (%), Đá canh (cm), Xéo canh (cm), Trọng lượng (GSM) Các tiêu chí này là quy định bắt buộc kiểm tra cho tất cả các loại vải trước khi quyết định nhập kho Có một số vấn đề cần được lưu ý như sau:

- Lưu ý 1: Đối với vải đã nhập kho - thời gian trên 3 tháng, áp dụng tái kiểm đối với tất cả các loại vải, màu vải, kiểm tra ngoại quan Kết quả của kiểm tra vật lý sẽ dựa vào kết quả của kiểm tra sản xuất

- Luu ý 2: Đối với vải in cây/ in digital/in sublimation, khi vải in được đưa về sẽ thực hiện lại quy trình kiểm tra vải trước khi nhập kho kể cả số lượng vải cần cấp cho các loại kiểm tra cũng lặp lại tương tự

- Lưu ý 3: Thực hiện đúng quy định đeo găng tay khi kiểm hàng với vải sáng màu hoặc màu trắng

Kiểm tra chất lượng vải theo hệ thống 4 điểm - ASTM D5430: Đây là phương pháp thử tiêu chuẩn để kiểm tra và phân loại vải Nhân viên QC/QA kiểm tra trên máy kiểm vải và khi phát hiện lỗi sẽ đánh dấu bằng các miếng dán hình mũi tên đỏ Bên cạnh đó, mẫu vải cũng được đưa vào phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm thử

Bảng 3 3: Một số lỗi thường gặp trên vải

LỖI HÌNH ẢNH MINH HỌA

Thiếu sợi Đường gấp nếp

Tỷ lệ lỗi có thể chấp nhận được đối với các loại vải như sau:

< 300m: 20% cho vải Fleece và 15% cho vải Single Jersey và các loại vải khác > 300m: 15% cho vải Fleece và 5% cho vải Single Jersey và các loại vải khác

Bảng 3 4: Bảng tính phần trăm tỷ lệ lỗi Kích thước khuyết tật Điểm Tính toán chấp nhận

3 inch trở xuống 1 Tính điểm phạt: Điểm/100 m 2 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đ𝑖ể𝑚 100

𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑑à𝑖 (𝑚) 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 (𝑚) Vải sẽ được phân loại như sau:

Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Un-

Để hiểu rõ về công tác kiểm soát chất lượng của Công ty TNHH Un-Available, tác giả đã tiến hành quan sát và thu thập dữ liệu có liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng trong các ngày sản xuất tháng 11/2023 của mã hàng P26HDC66 (áo Hoodie) thuộc khách hàng Palace Cụ thể như sau:

Bảng 3 6: Tỷ lệ lỗi các ngày sản xuất trong tháng 11/2023 của mã hàng

P26HDC66 thuộc khách hàng Palace Ngày sản xuất tháng 11 Tổng số sản phẩm Tổng số lỗi Phần trăm lỗi (%)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ P.KSCL)

Dựa vào bảng 3.4 thì thấy được trong tháng 11 có 20 ngày sản xuất, tùy vào đơn hàng xuất hàng mà số lượng sản phẩm sản xuất của mỗi ngày sẽ khác nhau Để đánh giá được tỷ lệ lỗi có nằm trong vùng kiểm soát dưới 5% theo quy định của công ty hay không thì tiến hành tính phần trăm tỷ lệ lỗi của các ngày sản xuất bằng cách lấy Tổng số lỗi chia cho Tổng số sản phẩm Sau khi thực hiện tính toán có thể thấy được phần trăm tỷ lệ lỗi có sự biến động không đều giữa các ngày Có ngày phần trăm tỷ lệ lỗi rất thấp 2,88% và có những ngày sản xuất vượt ra khỏi mức cho phép Cụ thể ngày 9, 10 và 13 lần lượt 6,05%, 6,18%, 5,40% Áo Hoodie là mặt hàng thời trang và luôn được khách hàng quan tâm đặc biệt về chất lượng sản phẩm, trong khi đó áo Hoodie của khách hàng Palace luôn có giá trị cao dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu Chính vì vậy mà tác giả sẽ dùng các công cụ kiểm soát chất lượng gồm biểu đồ Pareto và biểu đồ xương cá để có cái nhìn tổng quan, từ đó phân tích tìm ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng lỗi vượt khỏi ngưỡng kiểm soát

Từ bảng 3.4 xác định được những ngày có tỷ lệ lỗi biến động cao tác giả thu thập lỗi và số lượng lỗi xảy ra trong 5 ngày sản xuất từ ngày 9 đến ngày 13 như sau:

Bảng 3 7: Tên và số lượng lỗi từ ngày sản xuất thứ 9 đến thứ 13 của tháng 11 của mã hàng P26HDC66

STT Tên lỗi Số lượng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Để dễ dàng biểu diễn các lỗi trên biểu đồ Pareto thì tác giả tiến hành ký hiệu các tên lỗi Gọi lần lượt các lỗi trên theo thứ tự từ 1 đến 8 thành L1 đến L8 Tác giả được biểu đồ sau:

Hình 3 12: Biểu đồ Pareto phân tích lỗi

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo quy tắc của biểu đồ Pareto (80:20) thì tác giả nhận thấy được có tổng cộng 4

BIỂU ĐỒ PARETO PHÂN TÍCH LỖI

Số lượng lỗi % tích lũy nhân chính gây ra tỷ lệ lỗi cao cho các ngày sản xuất từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 trong tháng 11 Từ đó làm cho chất lượng của sản phẩm bị giảm, tăng tỷ lệ tái chế dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Chính vì vậy để có cái nhìn khách quan đưa ra các giải pháp hiệu quả, tác giả phân tích nguyên nhân lỗi dựa trên biểu đồ xương cá

Hình 3 13: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi dơ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Nguyên nhân gây lỗi dơ cho sản phẩm bao gồm vệ sinh nơi làm việc kém dẫn đến bán thành phẩm dính dầu máy, công nhân sử dụng bút bi, bút chì làm dính vải sáng màu, công nhân không phát hiện lỗi dơ Lỗi còn xuất phát từ nhà cung cấp vải do vải bị dơ trong quá trình vận chuyển hoặc sản xuất Ngoài ra, QC cuối chuyền kiểm tra không kỹ dẫn đến sản phẩm bị phát hiện lỗi bởi QA Supervisor và trở thành phế phẩm Máy may hư hỏng làm rò rỉ dầu máy cũng gây lỗi dơ trên bán thành phẩm Trường hợp vải nỉ 2 lớp dễ bám bụi như mã hàng P26HDC66 của khách hàng Palace khiến công nhân bất cẩn để vải nơi có bụi sẽ dẫn đến bán thành phẩm bị dơ.

Nguyên vật liệu Phương pháp

Không tập trung Bị rỏ rỉ dầu máy Chưa vệ sinh kỹ

Mặt vải dễ dính dụi

Nhuộm/Giặt sản phẩm của Palace dùng phương pháp nhuộm/ giặt hoặc giặt bằng acid để tạo hiệu ứng, có thể trong quá trình đó cũng gây ra lỗi dơ

Hình 3 14: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi đứt chỉ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ sản phẩm lỗi cao Con người là yếu tố tất yếu không phải máy móc nên độ chính xác sẽ không được tối ưu, đứt chỉ có thể do công nhân là người mới chưa lành nghề tay nghề còn yếu kém Vì vậy họ thực hiện thao tác may theo quy trình của công ty không đúng hoặc máy may chạy quá nhanh công nhân không kiểm soát được độ căng của chỉ dẫn đến chỉ bị đứt

Máy may thực hiện trong thời gian dài làm cho lỗ kim ở mặt nguyệt và chân vịt bị trầy xước, mũi kim khi may có thể bị cong nhẹ khó phát hiện có thể gây ra tình trạng lỗi đứt chỉ Một trường hợp khác, do kim bị gãy công nhân tự ý thay mà không hỏi ý kiến kỹ thuật dẫn đến kim không tương thích với vải và chỉ cũng làm đứt chỉ

Vải để may cho mã hàng P26HDC66 rất dày nên chỉ là công nhân tay nghề còn yếu, không tập trung trong quá trình may thì dễ dàng mắt phải lỗi này Mặt khác công nhân phải chạy sản lượng theo yêu cầu của bộ phận sản xuất để kịp tiến độ xuất hàng cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người công nhân Họ sẽ làm nhanh đôi khi cắt chỉ thừa phạm vào đường may, các QC cuối chuyền lơ là kiểm không đủ, đúng theo quy trình

Nguyên vật liệu Môi trường

Máy bị gãy kim Áp lực

Hình 3 15: Áo Hoodie mã hàng P26HDC66 màu White bị đứt chỉ ở cạnh túi

Hình 3 16: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi xước vải

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Lỗi xước vải cũng thường hay xuất hiện trong quá trình kiểm tra chất lượng thành phẩm Trong quá trình cắt chỉ thừa công nhân không tập trung để đầu nhọn của kéo chạm vào bán thành phẩm dẫn đến xước vải QC cuối chuyền mang trang sức nhưng không đeo găng tay làm cho trang sức móc vào bán thành phẩm Bán thành phẩm trên chuyền được di chuyển từ tổ cắt sang chuyền, trong quá trình vận chuyển chủ quan chạm vào các vật dụng trên đường đi làm xước vải Đồng thời do chạy theo

Nguyên vật liệu Môi trường

Áp lực sản xuất để đáp ứng tiến độ giao hàng thúc đẩy công nhân phải may nhanh hơn, giảm thiểu cẩn thận, từ đó dẫn đến tỷ lệ lỗi cao Trong quá trình vận chuyển, quần áo có thể bị xước hoặc hư hỏng do va chạm hoặc đóng gói không đúng cách.

Hình 3 17: Mặt trong áo Hoodie mã hàng P26HDC66 bị xước sợi

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 3 18: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi bỏ mũi

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Công nhân mới vào làm sẽ chưa quen với công việc tay nghề còn yếu kém, trong lúc may kéo vải quá căng có thể gây ra hiện tượng bỏ mũi Tra kim không chính xác, kim không phù hợp với loại vải mã P26HDC66 hoặc có thể xỏ chỉ trên chưa đúng Sản phẩm bị bỏ mũi cũng một phần do máy móc gây ra, mặt nguyệt bị trầy làm vải may đi qua không mượt và may không đều Kim và thuyền chỉ cần không chính xác thì sẽ không dày nếu mũi kim bị tà sẽ không thể nào đâm xuyên qua vải một cách dễ dàng sẽ gây ra lỗi trong quá trình may Cũng có thể do chạy theo tiến độ kịp xuất hàng nên công nhân và QC không tuân thủ theo đúng quy trình, thao tác nhanh không cẩn thận dễ gây ra sai sót.

Đánh giá công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Un-

Quy trình kiểm soát chất lượng của công ty được thiết lập hoàn chỉnh, từ khâu nhập liệu đến xuất thành phẩm Công ty chỉ hợp tác với các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu và vải theo tiêu chuẩn đề ra Hệ thống kho đầu vào thoáng mát, hàng hóa được sắp xếp khoa học theo từng mã loại, hạn chế tối đa rủi ro sai sót Trong quá trình sản xuất, công ty áp dụng chế độ kiểm tra chất lượng chặt chẽ ở từng công đoạn, ngăn chặn lỗi sản xuất hàng loạt.

Thứ hai, Un-Available là một công ty chuyên về ngành may mặc xuất khẩu, gia công theo đơn hàng của các đối tác nước ngoài Chính vì vậy công ty đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường năng suất cũng như chất lượng sản phẩm Công ty không ngừng nghiên cứu, áp dụng những phương pháp mới để cải thiện quy trình sản xuất Máy móc được bố trí một cách hợp lý giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất từ khi nguyên liệu được nhận vào cho đến sản phẩm cuối cùng Đồng thời máy móc cũng được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ giúp hạn chế được tối đa tình trạng dừng máy làm gián đoạn sản xuất

Thứ ba, ban lãnh đạo Công ty TNHH Un-Available luôn quan tâm đúng mực đến toàn thể cán bộ công nhân viên vì họ là tài sản quý giá giúp cho công ty thành công và khẳng định vị thế trong thị trường cạnh tranh Chính vì vậy công ty luôn có nhiều đã ngộ hấp dẫn cho cán bộ công nhân viên từ vật chất cho đến tinh thần Công ty thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ, các hoạt động thể dục thể thao như yoga, cầu lông, bóng chuyền,…quà tặng chúc mừng sinh nhật và các ngày lễ ý nghĩa khác Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi với ban lãnh đạo cấp cao, là cơ hội để đề xuất các ý kiến tạo mối quan hệ khắn khít giữa lãnh đạo và nhân viên Ngoài ra, công ty còn thiết kế không gian làm việc mở, khen thưởng, tuyên đương khi đạt được các thành tích nổi bật trong sản xuất

Thứ nhất, mặc dù quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm đúng mực nhưng tỷ lệ sản phẩm lỗi không ổn định và có một số ngày sản xuất vượt ra khỏi tỷ lệ lỗi cho phép theo quy định của công ty là 5% Điều này đã làm tốn thời gian và chi phí chỉnh sửa dẫn đến làm trễ tiến độ sản xuất cũng như xuất hàng cho các đơn hàng

Thứ hai, mặc dù 6S đã được triển khai qua nhiều năm và quy trình cũng khá chặt chẽ nhưng hiệu quả áp dụng chưa cao Vẫn còn xảy ra một số tình trạng các vật tư không để đúng vị trí, cán bộ công nhân viên chưa thật sự tuân thủ đúng quy tắc (Phụ lục 1) đã triển khai theo chương trình 6S của công ty Hoạt động chương trình 6S tại công ty chưa được kiểm tra chặt chẽ.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

a Cơ sở đề xuất giải pháp

Tuy quy trình công ty được hoàn thiện và quản lý chặt chẽ nhưng theo tác giả đã phân tích ở mục 3.3 thì tỷ lệ lỗi trong một số ngày sản xuất vẫn nằm ở mức cao, vượt ra khỏi ngưỡng cho phép của công ty 5%, đồng thời tỷ lệ lỗi biến động không có sự ổn định Phát hiện được 4 lỗi trọng yếu trong quá trình sản xuất mã hàng P26HDC66 gồm: lỗi dơ (L1), lỗi đứt chỉ (L2), lỗi xước vải (L3), lỗi bỏ mũi (L4) Nếu khắc phục được những lỗi này thì sẽ kéo giảm được tỷ lệ lỗi xuống rất nhiều

Bên cạnh đó nhân sự phòng kiểm soát chất lượng QA/QC trong đó các QC đa phần xuất thân từ các ngành nghề khác nhau không có văn bằng nào liên quan đến quản lý chất lượng Hầu hết nhân viên được đào tạo dựa trên kinh nghiệm từ những người đi trước làm cho các QC không có được những kiến thức chính xác và sự ra quyết định không chắc chắn, không đạt hiệu quả cao b Nội dung giải pháp Đối với các lỗi trọng yếu L1, L2, L3, L4 như đã nêu trên tác giả đề xuất các hướng khắc phục ngắn hạn và dài hạn như sau

❖ Hướng khắc phục ngắn hạn

Lỗi dơ (L1): Công nhân trong quá trình may phải thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc xem có hiện tượng rò rỉ dầu không được tự ý chỉnh sửa phải báo ngay với kỹ thuật viên để kịp thời xử lý Trước khi bàn giao cho công đoạn kế tiếp phải kiểm tra tình trạng bán thành phẩm nếu có vết dơ phải báo cho chuyền trưởng hoặc QC Ngoài ra công nhân có thể dùng axeton và bàn chải để làm sạch các vết dơ nhỏ Tuy nhiên phải có sự đồng ý của chuyền trưởng để tránh tình trạng axeton không phù hợp với vải gây ra hiện tượng ố vàng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc trong thời điểm sử dụng không thấy nhưng một thời gian sau vết ố vàng sẽ xuất hiện Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi làm việc sau khi may xong mỗi bó bán thành phẩm Nếu thấy sọt rác đựng vải vụn quá đầy mà tạp vụ chưa dọn vệ sinh thì phải thông báo ngay cho nhân viên tạp vụ quét dọn để bụi mịn không thể bám vào vải làm dơ vải Không được mang viết mực vào trong chuyền, bút chì khi sử dụng xong phải để vào hộp dụng cụ đúng quy định

Lỗi đứt chỉ (L2): Đối với các công đoạn dễ xảy ra lỗi đứt chỉ chuyền trưởng nên bố trí những công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm Hướng dẫn công nhân cách nhận biết các dấu hiệu của máy may có thể gây ra lỗi, từ đó thông báo cho bộ phận kỹ thuật đến kiểm tra ngăn ngừa trước khi lỗi xảy ra hàng loạt Bên cạnh đó, bộ phận kỹ thuật chuyền may nên bố trí lịch kiểm tra định kỳ trong ngày để có thể phát hiện và sửa chữa nhanh chóng Công nhân tuyệt đối không được tự ý thay thế sửa chữa máy may dù trong bất kỳ trường hợp nào Công ty cho phép công nhân mang radio vào chuyền trong quá trình may, nhưng phải mở âm lượng vừa phải, không mở quá to làm ảnh hưởng đến sự tập trung của mọi người xung quanh

Lỗi xước vải (L3): Kéo cắt chỉ phải được buộc dây vào máy may để phía bên phải người công nhân, vừa tránh được tai nạn lao động khi bất cẩn kéo rơi đâm vào chân vừa tránh cho công nhân để kéo không đúng quy định làm cho đầu nhọn vướng vào bán thành phẩm làm xước vải Các bó bán thành phẩm cần phải để gọn gàng vào xe đẩy hàng, kiểm tra kỹ xem có bán thành phẩm nào đưa ra khỏi xe hay không trước khi di chuyển sang các khu vực giao nhận

Lỗi bỏ mũi (L4): Công nhân cần điều chỉnh việc kéo vải trong quá trình may vừa đủ, trước khi may kiểm tra kim may sao cho phù hợp khi chuyển đổi sang đơn hàng mới Nếu như chuyển đổi mã hàng khác mà chưa thấy nhân viên kỹ thuật thì cần tự giác báo cáo để họ kiểm tra Trước khi bắt đầu may nên kiểm tra máy may nếu có vấn đề báo ngay cho nhân viên kỹ thuật để kịp thời xử lý Thường xuyên qua sát hướng dẫn các công nhân tay nghề còn yếu để tránh làm cho bán thành phẩm bị bỏ mũi hàng loạt

❖ Hướng khắc phục dài hạn Đối với công nhân: Để hạn chế được tối thiểu các lỗi xảy ra thì công nhân phải lành nghề Chính vì vậy, việc đào tạo nâng cao tay nghề công nhân là điều cần thiết Tác giả đề xuất đánh qua việc đánh giá này có thể làm cơ sở khen thưởng động viên tinh thần cũng như vật chất cho họ vào cuối năm để tạo động lực làm việc Nếu công nhân trong đợt đánh giá lần 1 vẫn chưa đạt thì cần trau dồi để nâng cao tay nghề, cải thiện trong lần đánh giá lần

2 Cụ thể các tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 4 1: Bảng đánh giá nhân viên Công ty TNHH Un-Available

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THÁNG …NĂM…

Bộ phận (Phòng ban): _ Người đánh giá số 1: Chức vụ: Người đánh giá số 2: Chức vụ:

Họ và tên nhân viên: MSNV: _

Lưu ý: Người đánh giá cho điểm vào ô tương ứng với điểm số lần lượt như sau:

Xuất sắc: 5 điểm, Giỏi: 4 điểm, Khá: 3 điểm, Yếu: 2 điểm, Kém: 1 điểm

STT TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

Cá nhân tự đánh giá

Tuân thủ đúng thời gian làm việc và nội quy, quy chế của công ty

Thực hiện đúng quy trình công ty đề ra

Trung thực trong công việc

Sẵn sàng thực hiện các công việc được giao

Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao

Có tinh thần tiết kiệm,bảo quản trang thiết bị được giao

Tác phong Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, tuân thủ quy định về đồng phục

Giữ gìn vệ sinh xung quanh khu vực làm việc

Thân thiện hòa đồng với mọi người xung quanh

Có tinh thần hợp tác trong công việc

Thao tác thực hiện công việc nhanh nhẹn, chính xác

Chất lượng công việc hoàn thành

Số lượng công việc hoàn thành

Nắm vững quy trình thực hiện công việc

Sử dụng thành thạo máy móc thiết bị

Thực hành thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ: Ưu điểm:

Ngày…tháng…năm… Ngày…tháng…năm Ngày…tháng…năm…

Nhân viên Trưởng bộ phận Phòng nhân sự

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Điểm đánh giá sẽ được tính bằng cách lấy trung bình của 2 lần đánh giá nhân viên định kỳ Điểm đánh giá lần 1 và 2 là điểm tổng của cá nhân công nhân, trưởng bộ phận và phòng nhân sự Công nhân đạt từ 75 – 85 điểm xếp loại xuất sắc; 64 – 74 xếp loại giỏi; 53 – 63 xếp loại khá; 42 – 52 xếp loại yếu; dưới 41 điểm xếp loại kém Sau

1 năm đánh giá, công nhân nào đạt được điểm xuất sắc sẽ được công ty cấp bằng khen

“Công nhân xuất sắc” và phần thưởng tương ứng Điều này giúp khích lệ, động viên công nhân phấn đấu trong công việc Những công nhân nào có lần 1 số điểm quá thấp cần xem xét lại công nhân có phù hợp với vị trí làm hiện tại hay không hoặc công nhân tay nghề còn yếu thì thực hiện hướng dẫn 1 kèm 1 trong quá trình làm việc Nếu không phù hợp thì cần xem xét năng lực của họ và luân chuẩn sang vị trí khác phù hợp hơn Còn nếu công nhân không có sự cố gắng để cải thiện tay nghề trong đợt đánh giá lần 2 thì công ty cần xem xét lại việc gia hạn hợp đồng lao động Trong quá trình đánh giá nếu công nhân bị phạt bất kỳ biên bản nào thì sẽ không được xét khen thưởng trong năm đó Đối với QC:

Việc tăng cường kỹ năng cho các nhân viên kiểm soát chất lượng QC tại các công đoạn là điều vô cùng cần thiết QC tay nghề giỏi sẽ giúp phát hiện và kiểm soát được tình trạng lỗi xảy ra một cách nhanh chóng, giúp công ty tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí sửa chữa sản phẩm QC xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau thực hiện công việc dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước nên có thể trong quá trình kiểm hàng còn xảy ra sai sót Đồng thời đa phần các QC tại các khâu sản xuất hiện tại đa phần là người mới chính vì vậy cần thực hiện đào tạo để QC nắm vững chuyên môn thông qua các buổi học Để thực hiện hiệu quả giải pháp trên tác giả tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo QC như sau:

Mục tiêu của buổi đào tạo: Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng trong quá trình kiểm hàng tại các khu vực từ đầu vào cho đến đầu ra Để biết rằng QC đóng một vai trò rất quan trọng

Người đào tạo: Trưởng bộ phận nơi QC làm việc Đối tượng đào tạo: QC các bộ phận Địa điểm đào tạo: Một phần lô I/3 Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian tiến hành đào tạo: Bắt đầu từ ngày 01/04/2024

Nội dung buổi đào tạo: Đối tượng đào tạo Nội dung đào tạo Hình thức đào tạo

• Nhận diện và phân biệt lỗi

• Kinh nghiệm xử lý vấn đề Đào tạo tại phòng Training bởi Anh Trung (Senior Fabric

& Trim QA) và Chị Dương (QA Lab)

• Nhận diện và phân biệt lỗi

• Kinh nghiệm xử lý vấn đề Đào tạo tại phòng Training bởi Chị Tâm (Fabric &

Mẫu Đầu chuyền Cuối chuyền AQL

• Nhận diện và phân biệt lỗi

• Hướng dẫn ghi nhận báo cáo và kinh nghiệm xử lý vấn đề Đào tạo tại phòng Training bởi Chị Phương (QA

Chất lượng Kiểm tra giặt

• Nhận diện và phân biệt lỗi

• Kinh nghiệm xử lý vấn đề Đào tạo tại phòng Training bởi Anh Tâm (CFA Supervisor)

Các buổi đào tạo này giúp cho các QC hiểu rõ được quy trình mà mình đang thực hiện, trách nhiệm và quyền ra quyết định của mình Ban đầu khi QC mới nhận việc chỉ thực hiện 1 kèm 1 người trước dạy người sau và học trong suốt quá trình làm việc nên việc nhận diện những lỗi ít xuất hiện cũng gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy việc đào tạo nhận diện và phân biệt lỗi định kỳ giúp ích rất nhiều trong việc của các

Trong đào tạo QC, việc phát hiện lỗi là tối quan trọng Buổi đào tạo cung cấp kinh nghiệm xử lý giúp QC xử lý vấn đề nhanh chóng và chính xác Bài thực hành nhận diện lỗi từ dễ đến khó giúp QC thực hành hiệu quả Giáo viên giải thích các lỗi không được nhận diện, bao gồm cách nhận biết và xử lý Mỗi bộ phận có bài thực hành riêng Buổi đào tạo kéo dài 120 phút và kết thúc bằng bài kiểm tra để củng cố kiến thức.

Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình 6S tại Công ty

a Cơ sở đề xuất giải pháp Áp dụng 6S mang lại được rất nhiều lợi ích cho công ty, nhận thấy được điều đó công ty đã thực hiện chương trình 6S áp dụng cho toàn bộ công ty từ bộ phận văn phòng cho đến các phân xưởng sản xuất Tuy nhiên việc thực hiện lại không tốt và đồng đều giữa các bộ phận, có những bộ phận hoàn thành rất tốt chương trình 6S nhưng cũng có một số bộ phận lại không tuân thủ theo quy trình Nguyên nhân cũng có thể do công nhân chưa hiểu đúng nghĩa những lợi ích mà 6S có thể mang lại, đồng thời chưa có sự kiểm soát việc thực hiện duy trì thường xuyên, chưa có chính sách khen, phạt rõ ràng Bên cạnh đó, công ty hàng năm tổ chức rất nhiều cuộc thi khác nhau giữa các phòng ban nhưng không có cuộc thi nào dành cho chương trình thực hiện 6S b Nội dung giải pháp

❖ Đánh giá định kỳ Để cho nhân viên thực hiện theo đúng như những gì công ty triển khai chương để duy trì được thói quen hàng ngày Hàng tuần nhân sự thuộc phòng kiểm soát nội bộ sẽ đi đến trực tiếp tại các bộ phận để kiểm tra và ghi nhận vi phạm Điểm tổng kết thực hiện 6S sẽ được cập nhật hàng tháng và sẽ có những chính sách khen thưởng và hình phạt riêng Văn phòng và xưởng sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau, nhưng cách tính điểm vẫn sẽ tương tự như nhau Tác giả đề xuất áp dụng bảng đánh giá thực hiện 6S cho các bộ phận phòng ban để dễ dàng thống kê và kiểm soát Công ty có thể tham khảo bảng đánh giá 6S mà tác giả xây dựng cho Phòng Kiểm soát chất lượng như sau:

Bảng 4 2: Bảng đánh giá thực hiện 6S của Phòng Kiểm soát chất lượng

BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN 6S

Thang điểm 10 Điểm vi phạm Số lỗi * 0.1

Sắp xếp Sạch sẽ Săn sóc

Số trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Tiêu chí SÀNG LỌC Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Phạm vi áp dụng: 1 nhân viên

- Tối đa 3 vật dụng cá nhân trên bàn làm việc

- Tối đa 1 túi xách/balo tại khu vực làm việc (không để chắn lối đi, nằm lộ thiên gây mất thẩm mỹ)

- Tối đa 1 đôi giày/dép không sử dụng tại nơi làm việc, phải đặt trong phạm vi có vạch kẻ (khu vực đặt để phải nằm khuất dưới gầm bàn, không lộ thiên gây mất thẩm mỹ)

- Tối đa 3 vật dụng đặt trên nóc tủ dụng cụ/tủ tài liệu (không bao gồm rập, bán thành phẩm & không được đặt đồ ăn/thức uống)

* Vật dụng được đề cập đến như trên không bao gồm bình hoa/ lịch/ huy chương/ điện thoại/ đồng hồ đeo tay/ sạc dự phòng/ cáp sạc đang sạc/ ổ cứng/ các thiết bị đang sao chép dữ liệu, hộp khăn giấy

Khu vực vật dụng chờ (treo thẻ đỏ) phải có thông tin thời gian, phương pháp xử lý cụ thể

Không treo/ đặt để vật dụng bất kỳ lên vách ngăn xốp (trừ giấy)

Không treo vật dụng bất kỳ lên tường

/kính/ cửa tủ (trừ yêu cầu công việc/ trang trí theo phát động của công ty)

Không có vật dụng bất kỳ nào đặt tại máy in (trừ giấy đặt trong máy) khi không có người làm việc trên 1 tiếng hoặc khi kết thúc giờ làm việc Áp dụng tương tự cho máy in - máy photo ở khu vực chung

Sử dụng đúng chức năng của tủ CPU, không đặt bất kỳ vật dụng nào phía trên, bên trong và treo bên ngoài tủ CPU Nếu muốn sử dụng phải gọi cho kỹ thuật viên

Tối đa 1 ghế nhựa trong khu vực làm việc

Không có ghế hư hỏng trong khu vực làm việc

Phân loại 2 loại rác thải trước khi bỏ vào sọt rác theo hướng dẫn

Không để lẫn móc áo trống treo trên sào trưng bày trong phòng

Không treo/ nhét quần áo trực tiếp trên sào

Không đặt vật dụng/dụng cụ thuộc bộ phận QA tại khu vực của bộ phận khác

(trừ kho nguyên phụ liệu - pallet màu)

Sàng lọc vật dụng/ dụng cụ tại kho nguyên phụ liệu 3-6 tháng/lần

Không có biển hiệu/bảng thông tin/thông báo hư hỏng/ bong tróc/ không cập nhật thuộc bộ phận QA tại tất cả các khu vực

Không sử dụng thùng carton để bàn giao nguyên phụ liệu/ dụng cụ cho bộ phận khác - đặc biệt ở khu vực sản xuất (trừ thành phẩm)

*Khu vực thùng carton không được dùng trong khu vực sản xuất để đựng vật dụng/dụng cụ (trừ khu vực đóng thùng)

Không có vật dụng đặt trên và trong tủ đèn khi không có người làm việc trên 1 tiếng hoặc khi kết thúc giờ làm việc

Tiêu chí SẮP XẾP Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Khay đựng tài liệu & khay đựng văn phòng phẩm là riêng biệt, sử dụng đúng chức năng

Tài liệu, văn phòng phẩm, vật dụng liên quan công việc tại mỗi nhân viên phải được sắp xếp gọn gàng & đặt vào khay/ thùng/ khu vực thẻ đỏ khi không sử dụng trên 1 tiếng hoặc khi kết thúc giờ làm việc

Vật dụng/tài liệu trong tủ phải được phân loại & sắp xếp gọn gàng

Vật dụng/tài liệu trên bàn làm việc chung phải được phân loại & sắp xếp gọn gàng khi không làm việc trên 1 tiếng hoặc khi kết thúc giờ làm việc

Sọt rác đặt đúng quy định (yêu cầu đánh dấu vị trí cố định và thông báo đến với đội 6S cho các lần chấm điểm tiếp theo

Ghế ngồi khi không sử dụng trên 10 phút/ khi kết thúc giờ làm việc phải hạ ghế (nếu được) và xếp gọn vào dưới gầm bàn

Không tự ý di dời thiết bị phòng cháy chữa cháy/ trang thiết bị/ máy móc/ thiết bị/ xe đẩy/ dụng cụ của các bộ phận khác

Vật dụng lưu trữ tại kho nguyên phụ liệu theo đúng vị trí đã quy định, phân loại,

Vật dụng trưng bày trên sào phải được phân loại & sắp xếp gọn gàng khi không làm việc trên 1 tiếng

Thùng/ rổ/ bao chờ xử lý phải đặt 1 khu vực cố định - khu vực vật dụng chờ

Tiêu chí SẠCH SẼ Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

1 Đảm bảo không có bụi bẩn dễ nhìn thấy trên bàn làm việc/ dụng cụ làm việc

(khay/ rổ/ laptop/ màn hình/ CPU/ ghế ngồi/ sào trưng bày/ máy in/ kệ/ tủ,…)

2 Đồ ăn/ thức uống đặt trong tủ dụng cụ phải có khu vực riêng dán nhãn và cần bao bọc hoặc nắp đậy kín

Sử dụng găng tay trắng khi tiếp xúc bán thành phẩm sáng màu/ vải lưới chưa bỏ bao tại khu vực sản xuất

Tiêu chí SĂN SÓC Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Không có vật dụng khác dưới gầm bàn

(trừ các vật dụng theo quy định SÀNG

LỌC & vật dụng làm việc đang làm việc với số lượng lớn)

Không có rác tại khu vực làm việc (trên bàn, nóc tủ, dưới sàn nhà) khi không làm việc trên 1 tiếng

Không xử lý tràn đổ nước, hóa chất, rác thừa, vải vụn gây phát sinh ở bộ phận khác

Tiêu chí SẴN SÀNG Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Tổng số trường hợp vi phạm của 4S:

SÀNG LỌC, SẮP XẾP, SẠCH SẼ, SĂN

SÓC đầu tiên thấp hơn so với lần đánh giá gần nhất

Tiêu chí AN TOÀN Trường hợp vi phạm Điểm vi phạm

Khóa máy tính khi rời khỏi vị trí làm việc trên 15 phút

Tắt tất cả thiết bị điện khi kết thúc giờ làm việc

* Áp dụng tương tự cho phòng họp/ phòng thuộc bộ phận khác Cá nhân thuộc bộ phận nào vi phạm sẽ tính lỗi 6S vào bộ phận đó

Rút phích cấm của các thiết bị điện khi không sử dụng, trừ một số thiết bị lớn hoặc đặc thù như tủ lạnh, máy in, máy photo (nếu có)

Dây dẫn điện, dây sạc, dây cáp phải quấn gọn gàng khi không sử dụng hoặc kết thúc giờ làm việc

Yêu cầu sử dụng bảo hộ lao động (nón bảo hộ và áo phản quan) khi di chuyển vào khu vực kệ kho hoàn thành, kho nguyên phụ liệu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong tuần, người đánh giá 6S sẽ đi bất kỳ ngày nào trong tuần không có sự cố định để cho các nhân viên trong công ty có tinh thần tự giác thực hiện Những trường hợp vi phạm sẽ ghi nhận người vi phạm cụ thể vào các tiêu chí được đề ra trong bảng đánh giá để dễ dàng giám sát, nhắc nhở thường xuyên Nếu trong một tháng tổng trung bình điểm đánh giá quá thấp dưới 7 điểm thì bộ phận đó sẽ bị trừ vào tiền năng suất trong tháng giám sát để hoàn thành tốt theo quy định của công ty Ngược lại nếu hoàn thành tốt từ 8 điểm trở lên sẽ được ghi nhận và tích lũy dần vào cuối năm Bộ phận nào có nhiều tháng được 8 điểm trở lên sẽ được khen thưởng và trao quà trong năm đó Tuy nhiên nếu trong nhiều tuần mà cá nhân nào vi phạm vẫn thường xuyên không tuân thủ theo chương trình mà công ty đã đề ra thì sẽ bị biên bản cảnh cáo

Nhìn chung 6S đã được công ty áp dụng khá hoàn thiện trong các khu vực từ văn phòng cho đến xưởng sản xuất có phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện, nên việc áp dụng thêm phiếu đánh giá 6S vào trong hoạt động của công ty sẽ không tốn quá nhiều thời gian và chi phí Hiện tại công ty có 11 phòng ban thuộc khối văn phòng, tại khu vực sản xuất có 8 chuyền may mỗi chuyền sẽ có phiếu đánh giá riêng, 1 xưởng cắt, 1 xưởng in dự kiến chi phí in ấn là khoảng 1.000.000 cho mỗi tháng đánh giá

❖ Tổ chức cuộc thi “NÉT ĐẸP 6S”

Bên cạnh việc giám sát chặt chẽ thì mỗi năm một lần công ty cần tổ chức một sân chơi cuộc thi “NÉT ĐẸP 6S” cũng như công ty hay tổ chức các cuộc thi khác về Tết, Giáng sinh để cho nhân viên công ty TNHH Un-Available có thể hiểu cặn kẽ, tự giác trong việc duy trì và thực hiện 6S Nâng cao được nhận thức và tầm quan trọng trong việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và có tổ chức Tác giả đề xuất kế hoạch xây dựng cuộc thi như sau:

- Ngày tồ chức: Cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 1 hàng năm

- Thời gian diễn ra: Cuộc thi chỉ diễn ra trong ngày chủ nhật tuần đầu tiên trong tháng 1

- Hình thức cuộc thi: Thực hiện trực tiếp tại công ty

Lúc 7h30p – 8h00: Ban tổ chức sẽ tiến hành khai mạc cuộc thi, tuyên bố lý do, thể lệ để các đội thi năm rõ

Từ 8h30p – 11h30p: Thời gian cho các đội thực hiện bài thi, các đội thi tiến vào khu vực làm việc của chính mình để thực hiện bài thi 6S, thực hiện bài thi sao cho khu vực đảm bảo thể hiện được các tiêu chí đặt ra là: “Sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc - sẵn sàng - an toàn” Các đội thi có thể tự do áp dụng các cải tiến đề xuất của chính mình để trang trí sao cho 6S được thực một cách hiệu quả, độc đáo nhất Sau khi thực hiện xong các đội chụp một tấm hình tại khu vực làm việc

Trong khoảng từ 12 giờ 15 phút đến 15 giờ, Ban giám khảo sẽ tiến hành chấm điểm từng bộ phận thông qua phần thuyết trình và thực hiện thực tế của các đội thi Ban giám khảo sẽ đánh giá cao các đội đề xuất được nhiều ý tưởng thực hiện, cải tiến 6S.

Từ: 15h00 – 15h30p: Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi

Cơ cấu giải thưởng dành cho các đội thi chiến thắng:

- 2 giải khuyến khích mỗi giải 1.000.000 đồng

Khi triển khai cuộc thi “NÉT ĐẸP 6S” tác giả thống kê được các chi phí mà công ty cần phải chi trả như sau:

Bảng 4.3: Chi phí triển khai cuộc thi “NÉT ĐẸP 6S” Đơn vị: đồng

Nội dung Số lượng Đơn vị Đơn giá Chi phí Ăn trưa 642 Người 23.000 14.766.000

In ấn, giấy tờ 42 Tờ 1.000 42.000

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. American Society for Quality (ASQ). (2015). Quality management systems – Fundamentals and vocabulary (ISO 9000:2015). Geneva, Switzerland: International Organization for Standardization (ISO) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality management systems – Fundamentals and vocabulary (ISO 9000:2015)
Tác giả: American Society for Quality (ASQ)
Năm: 2015
2. Ciocoiu, C. N. (2008). Managementul riscului. Teorii, practici, metodologii. Bucharest ASE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managementul riscului. Teorii, practici, metodologii
Tác giả: Ciocoiu, C. N
Năm: 2008
3. Crosby, P.B. (1979). Quality Is Free. New York: McGra-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality Is Free
Tác giả: Crosby, P.B
Năm: 1979
4. Dudek-Burlikowska, M. (2007). Quality estimation of sale process with usage of quality methods in chosen company. Journal of Achievements in Materials and Manufacturing Engineering 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality estimation of sale process with usage of quality methods in chosen company
Tác giả: Dudek-Burlikowska, M
Năm: 2007
5. Ho, S. K. (1996). TQM an Integrated Approaching – Implementing Total Quality through Japanese 5S and ISO 9000. Kogan Page, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: TQM an Integrated Approaching – Implementing Total Quality through Japanese 5S and ISO 9000
Tác giả: Ho, S. K
Năm: 1996
6. Ishikawa, K. (1976). Guide to Quality Control. Asian Productivity Organization, Tokyo, Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guide to Quality Control
Tác giả: Ishikawa, K
Năm: 1976
7. ISOCERT. Khái niệm chất lượng là gì? Ví dụ cụ thể về chất lượng?. Truy cập tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm chất lượng là gì? Ví dụ cụ thể về chất lượng
9. Juran, J.M. (1999). Juran’s Quality Handbook (5 th Edition). New York: McGraw- Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Juran’s Quality Handbook (5"th" Edition)
Tác giả: Juran, J.M
Năm: 1999
10. Kaplan, R. S &amp; Cooper, R. (2000). Costs and Effectiveness management. ABC, Krakow Sách, tạp chí
Tiêu đề: Costs and Effectiveness management
Tác giả: Kaplan, R. S &amp; Cooper, R
Năm: 2000
12. Lancucki, J. (2001). Basis of Total Quality Mangement. AE, Poznan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basis of Total Quality Mangement
Tác giả: Lancucki, J
Năm: 2001
13. Nguyễn Kim Định (2008). Giáo trình Quản Trị Chất Lượng. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản Trị Chất Lượng
Tác giả: Nguyễn Kim Định
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
14. Peefeer, N. &amp; Coote, A. (1991). Is Quality Good for You ? A critical review of quality assurance in welfare services. London, Institute of Public Policy Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Is Quality Good for You ? A critical review of quality assurance in welfare services
Tác giả: Peefeer, N. &amp; Coote, A
Năm: 1991
15. Peterson, J &amp; Smith, R. (2001). The 5S Pocket Guide. Quality Resources, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 5S Pocket Guide
Tác giả: Peterson, J &amp; Smith, R
Năm: 2001
19. Schuller, T. (1991). The Future of Higher Education. Milton Keynes, Open University Press/SRHE Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Future of Higher Education
Tác giả: Schuller, T
Năm: 1991
20. Sunarto, &amp; Nugroho, H. S. (2020). Buku Saku Analisis Pareto. Surabaya: Prodi Kebidanan Magetan Politekkes Kemenkes Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buku Saku Analisis Pareto
Tác giả: Sunarto, &amp; Nugroho, H. S
Năm: 2020
21. Tague, N. R. (2005). The Quality Toolbox (2nd Edition). Milaukee, Wisconsin: ASQ Quality Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Quality Toolbox (2nd Edition)
Tác giả: Tague, N. R
Năm: 2005
22. Tạp chí tài chính (15/06/2022). Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Truy cập tại: https://tapchitaichinh.vn/tam-quan-trong-cua-chat-luong-san-pham.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm
23. Vietnambiz - Kiến thức kinh tế (10/01/2020). Cải tiến chất lượng sản phẩm là gì? Phương pháp cải tiến. Truy cập tại https://vietnambiz.vn/cai-tien-chat-luong-san- pham-la-gi-phuong-cach-cai-tien-20200110163443626.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ải tiến chất lượng sản phẩm là gì? "Phương pháp cải tiến
24. Waston, G. (2004). The Legacy Of Ishikawa. Quality Progress 37(4), 54 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Legacy Of Ishikawa
Tác giả: Waston, G
Năm: 2004
25. World Health Organization (WHO). (2011). Good practices for quality control laboratories. Geneva, Switzerland: WHO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Good practices for quality control laboratories
Tác giả: World Health Organization (WHO)
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 2: Công ty TNHH Un-Available - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 1. 2: Công ty TNHH Un-Available (Trang 13)
1.4.1. Sơ đồ tổ chức - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
1.4.1. Sơ đồ tổ chức (Trang 15)
Hình 1. 5: Sơ đồ công việc của phòng kiểm soát chất lượng - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 1. 5: Sơ đồ công việc của phòng kiểm soát chất lượng (Trang 19)
Hình 1. 6: Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty TNHH Un-Available - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 1. 6: Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty TNHH Un-Available (Trang 20)
Hình 3. 1: Quy trình kiểm soát chất lượng phụ liệu - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 1: Quy trình kiểm soát chất lượng phụ liệu (Trang 29)
Bảng 3. 1: Tiêu chuẩn AQL 1.5 - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Bảng 3. 1: Tiêu chuẩn AQL 1.5 (Trang 30)
Hình 3. 2: Quy trình kiểm soát chất lượng vải - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 2: Quy trình kiểm soát chất lượng vải (Trang 33)
Hình 3. 5: Quy trình kiểm tra công đoạn may - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 5: Quy trình kiểm tra công đoạn may (Trang 41)
Hình 3. 7: Xưởng may Công ty TNHH Un-Available - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 7: Xưởng may Công ty TNHH Un-Available (Trang 45)
Hình 3. 6: Trước và sau khi công ty áp dụng bước sàng lọc và sắp xếp - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 6: Trước và sau khi công ty áp dụng bước sàng lọc và sắp xếp (Trang 45)
Hình 3. 8: Công nhân dọn dẹp vệ sinh tại xưởng may - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 8: Công nhân dọn dẹp vệ sinh tại xưởng may (Trang 46)
Hình 3. 11: Công nhân khu vực cắt vải mang găng tay cắt bảo hộ - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 11: Công nhân khu vực cắt vải mang găng tay cắt bảo hộ (Trang 48)
Hình 3. 14: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi đứt chỉ - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 14: Biểu đồ xương cá phân tích lỗi đứt chỉ (Trang 52)
Hình 3. 18 : Biểu đồ xương cá phân tích lỗi bỏ mũi - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Hình 3. 18 : Biểu đồ xương cá phân tích lỗi bỏ mũi (Trang 54)
Bảng 4. 2: Bảng đánh giá thực hiện 6S của Phòng Kiểm soát chất lượng - hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty tnhh un available
Bảng 4. 2: Bảng đánh giá thực hiện 6S của Phòng Kiểm soát chất lượng (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w