Phòng tổ chức hành chính: Tại Un-Available, phòng tổ chức hành chính được chia thành các bộ phận trực thuộc ở cấp độ nhỏ hơn: bộ phận nhân sự, bộ phận y tế, bộ phận bảo trì nhà máy – xư
Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, việc tối ưu hoá hiệu suất sản xuất là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, rất nhiều lãng phí đã được tạo ra, dẫn đến tình trạng sản xuất không hiệu quả và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Thay đổi để doanh nghiệp dần thích nghi để trở nên mạnh hơn trong tương lai hoặc sẽ là kẻ bị bỏ lại phía sau so với các đối thủ của mình Theo tác giả Việt Nga (2022), đa chỉ ra ngành may mặc của Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh Tiềm năng tăng trưởng và phát triển của ngành may mặc đang rất lớn Giảm được một phần chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế về giá cho bản thân doanh nghiệp Công cụ hữu hiệu nhất để chúng ta có thể thực hiện và áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hiện tại ở Việt Nam chính là LEAN- sản xuất tinh gọn Dựa trên cơ sở nền tảng các công cụ LEAN (xuất phát từ TOYOTA những năm 1950 đến nay) – sản xuất tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp để hạn chế chi phí và tạo ra những đầu ra sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng mà đối tác yêu cầu LEAN- sản xuất tinh gọn là công cụ để mọi doanh nghiệp sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm có thể nhìn thấy dòng chảy sản phẩm, từ đó họ sẽ thấy được những lãng phí trong quá trình sản xuất làm cho chi phí bị đội lên Chính việc nhìn ra những lãng phí trong quá trình đó mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp, cách thức hành động để hạn chế các lãng phí đó nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất Trong
3 tháng từ tháng 12/2022-2/2023, Unavailable đã có đến 7.56% trên tổng số 293114 sản phẩm in bị lỗi trong quá trình in lên các sản phẩm quần áo của công ty TNHH Un-Available Đó là một thiệt hại đáng kể khi ta so sánh nó với sản lượng gần 300000 sản phẩm mà công ty đã sản xuất trong 3 tháng đầu năm 2023 Với mong muốn cải thiện quá trình sản xuất nhằm cắt giảm lãng phí, tối ưu hoá quá trình sản xuấtvà gia tăng ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày thông qua đề tài: “Áp dụng công cụ LEAN nhằm cắt giảm lãng phí tại phân xưởng in - công ty TNHH Un-available”
Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích thực trạng lãng phí tại phân xưởng in công ty TNHH Un-Available
-Đề xuất giải pháp nhằm cắt giảm lãng phí bằng công cụ LEAN tại phân xưởng in công ty TNHH Un-Available.
Phương pháp nghiên cứu
Hình 1: Các bước tiến hành nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các tài liệu các tài liệu đề cập về sản xuất tinh gọn – LEAN kết hợp với các tài liệu sơ cấp và thứ cấp bằng phương pháp: phỏng vấn trực tiếp và quan sát trực tiếp tác giả với các nhân viên, quản lý thuộc xưởng in Tác giả tiến hành các bước thu thập thông tin, phân tích thực trạng diễn ra Từ quá trình đó, tác giả đã nhận diện được vấn đề với các nguyên nhân tạo ra vấn đề đó Vận dụng các công cụ LEAN để tác giả giải quyết vấn đề xảy ra cho doanh nghiệp
Quá trình tác giả tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành, kết hợp với thu thập các số liệu có liên quan trong quá khứ của doanh nghiệp lẫn trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp mà tác giả có cơ hội tác nghiệp để thực hiện bài nghiên cứu này.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài có kết cấu gồm 4 chương, bao gồm:
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Un-Available là công ty sản xuất thời trang với 100% vốn đầu tư từ Anh Với hơn 19 năm thành lập và phát triển, công ty đang có hơn 600 công nhân làm việc tại nhà máy Công ty chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang cao cấp với số lượng lớn và chất lượng tuyệt hảo Nhà máy sản xuất đang hướng đến mục tiêu cung cấp 1 triệu sản phẩm may mặc thời trang trong 1 năm Ngoài ra, ở Un-Available còn có đội ngũ lành nghề các nhân viên kiểm soát chất lượng ở các khâu cắt, in ấn và thêu nên Un-Available hoàn toàn tự tin vào chất lượng sản phẩm mà công ty đang cung cấp ra thị trường thế giới
Hình 1 1: Hình ảnh công ty TNHH Un-Available (2023)
(Nguồn:www.un-available.net) Địa chỉ: Một phần lô I/3, đường số 7, KCN, đường Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện pháp luật: Darren Scott Chew
Ngày hoạt động: 10/05/2004 Điện thoại: 0838832492
Emai:paul.norriss@un-available.net
Website: www.un-available.net
Mã số thuế công ty: 0303271471
Hình 1 2: Logo công ty Un-Available
(Nguồn:www.un-available.net)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Un-Available được thành lập ngày 14/05/2004 Tại thời điểm đó, công ty đang là phân xưởng sản xuất nhỏ tọa lạc ở 31 Cửu Long phường 2 quận Tân Bình Thành phố
Hồ Chí Minh chuyênsản xuất cho các thương hiệu thời trang đường phố và thời trang hàng đầu thế giới Quy mô lúc đó của Un-Available là 43 nhân sự bao gồm 3 nhân sự người nước ngoài và 40 nhân sự là người Việt Nam Khoảng 4/5 sản lượng sản phẩm của Un-Available thời điểm này được xuất khẩu sang Úc
Xuyên suốt thời gian hoạt động, công ty liên tục mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nguồn lao động ở Việt Nam nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu, đáp ứng thị hiếu từ khách hàng nước ngoài Công ty đã dời xưởng sản xuất lần thứ nhất từ số 31 Cửu Long phường 2 quận Tân Bình đến khu vực mới nằm ở số 26 đường Tân Thới Nhất 17 phường Tân Thới Nhất quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh để thuận tiện cho quá trình mở rộng và phát triển quy mô sản xuất các ngành hàng may mặc Quá trình hoạt động, công ty phát triển và mở rộng sản xuất hơn nữa nên mặt bằng nhà xưởng ở quận 12 không thể đáp ứng quy mô của công ty trong quá trình sản xuất nữa Công ty đã quyết định dời xưởng lần thứ 2 vào tháng 4/2020 đến địa điểm mới tại lô I/3, đường số 7, KCN, đường Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Từ thời điểm tháng 4/2020 đến nay, Un-Available vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh ở địa điểm này
Tính đến tháng 2/2023, công ty TNHH Un-Available trên 600 nhân sự trải dài ở các phòng ban đã và đang trong quá trình hoàn thiện
Với quy mô hiện tại và lượng máy móc trang thiết bị sẵn có công ty Un-Available sản xuất được các sản phẩm thời trang cao cấp từ áo khoác, áo sơ mi, quần, váy và các sản phẩm thời trang phục vụ thể thao dành cho cả nam và nữ
Bắt đầu từ ngày 14/05/2004 công ty TNHH Un-Available đi vào hoạt động sau khi được cấp giấy phép hoạt động từ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Do các thủ
6 tục pháp lý và cơ chế chính sách thay đổi, công ty đã có 9 lần thay đổi chứng nhận doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động vào các năm: 2007; 2008 (5 lần); 2010 và 2013 (2 lần) Đến lần thứ 9 (2013) công ty hoạt động theo giấy phép chứng nhận đầu tư số
411023000358 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp Công ty TNHH Un- Available là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên
1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn Un-Available: Để tác động tích cực và hiệu quả đến nhân loại, Un- Available tin tưởng vào việc duy trì các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tính bền vững, đổi mới, hợp tác và công bằng xã hội theo tiêu chuẩn cao nhất Bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, Un-Available đảm bảo mức độ trách nhiệm trong các bước thực hiện
Sứ mệnh Un-Available: Sứ mệnh của Un-Available là xây dựng một không gian có đạo đức, bền vững và hiệu quả về mặt sinh thái trong ngành may mặc có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của mọi người Un-Available làm việc để liên tục giáo dục và nâng cao nhận thức về tính bền vững, với hy vọng truyền cảm hứng cho những người khác đang tìm cách tạo ra sự thay đổi đáng giá.
Lĩnh vực hoạt động và thông tin sản phẩm
Lĩnh vực hoạt động: công ty TNHH Un-Available là doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh nghiệp dệt – may:
Thông tin sản phẩm: công ty TNHH Un-Available sản xuất các sản phẩm may mặc: áo khoác, áo thun, áo sơ mi, áo thể thao, váy, quần, nón… dành cho cả nam và nữ
Gia công các sản phẩm may mặc: dệt vải theo yêu cầu, thêu gia công theo yêu cầu và in gia công trên các sản phẩm theo yêu cầu
Hầu hết các đơn hàng của Un-Available là các đơn hàng xuất khẩu đến nhiều bạn hàng quốc tế trên thế giới trải dài ở các quốc gia: Úc, Nhật Bản, Anh, Mỹ Tiêu biểu có thể kể đến như các khách hàng: PALACE, Aimé Leon Dore, PUMA, LOYALIST, STUSSY, DREW, BRAINDEAD, GOLF WANG, UNIVERSAL, HERSCHEL…
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm về sản xuất tinh gọn
Theo Silva và các cộng sự (2009), sản xuất tinh gọn là loại bỏ lãng phí từ quá trình bắt đầu nhận yêu cầu và giao hàng thông qua quá trình giám sát nhằm tiến hành các biện pháp cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng
Theo Nguyễn Đăng Minh và các cộng sự (2014) sản xuất tinh gọn là một hệ thống các phương pháp được áp dụng trong doanh nghiệp nhằm loại bỏ lãng phí và giảm thiểu thời gian sản xuất, nâng cao năng suất và lợi nhuận Hệ thống sản xuất tinh gọn sẽ phát triển không chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn trong các doanh nghiệp dịch vụ từ dịch vụ y tế đến dịch vụ phân phối bán lẻ và thực tế đã chứng minh được tính hiệu quả khi áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn trong các ngành dịch vụ trên thế giới.
Lợi ích của sản xuất tinh gọn
Theo Nguyễn Đăng Minh và các cộng sự (2014), lợi ích mà sản xuất tinh gọn mang lại bao gồm:
Cải thiện năng suất và chất lượng: giảm lỗi, giảm phế phẩm trong quá trình sản xuất từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Rút ngắn thời gian: giảm thời gian chu kỳ sản xuất, cung cấp dịch vụ Rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau
Tăng năng suất lao động: giảm lỗi, loại bỏ các thao tác thừa dẫn đến tăng sản lượng sản phẩm trong cùng khoản thời gian sản xuất
Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất: khai thác mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn, gia tăng hiệu quả sản xuất các thiết bị hiện có
Cải thiện tính linh hoạt: linh hoạt trước những yêu cầu đa dạng của thị trường, đồng thời hạn chế áp lực lên con người, thiết bị.
Các công cụ, phương pháp trong mô hình sản xuất tinh gọn
2.3.1 7 loại lãng phí trong sản xuất
Theo Ohno (1988), tác giả đã xác định 7 loại lãng phí trong sản xuất, bao gồm: Lãng phí chờ đợi: là khoảng thời gian mà công nhân, máy móc rơi vào trạng thái nhàn rỗi, không thực hiện các hoạt động khác do tắc nghẽn luồng sản phẩm, phải chờ đợi nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc, nhân lực, chờ lệnh sản xuất … Lãng phí này có thể được tìm thấy dưới nhiều hình thức, kể cả trong sản xuất hoặc văn phòng
Việc chờ đợi làm gia tăng các chi phí trong sản xuất như chi phí cho người vận hành, chi phí sản xuất trên từng sản phẩm, …
Lãng phí di chuyển: bao gồm bất kỳ sự dịch chuyển nào không gắn kết trực tiếp với việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ Lãng phí này thường được gây ra bởi các nguyên do như bố trí mặt bằng không hiệu quả, quy trình sản xuất có nhiều công đoạn không hợp lý, … Việc di chuyển thường xuyên giữa các công đoạn sản xuất làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, gây nên tình trạng trì trệ, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tham gia vận chuyển, không đảm bảo an toàn lao động do di chuyển nhiều lần
Lãng phí xử lí, gia công thừa: là quá trình quá phức tạp, đưa vào sản phẩm nhiều hơn những giá trị của khách hàng yêu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính đồng chất của chất lượng sản phẩm Nó có thể là việc đánh bóng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không đề cập, quan tâm
Lãng phí tồn kho: là việc giữ vượt hơn mức cần thiết về nguyên vật liệu thô, sản phẩm dỡ dang đang trong quá trình sản xuất và thành phẩm đang chờ vận chuyển đến khách hàng Tồn kho quá lớn sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, do phải tốn chi phí bảo quản, quản lý và sản phẩm dễ bị lỗi thời, hư hỏng
Lãng phí thao tác thừa: bao gồm tất cả những chuyển động cơ thể không cần thiết của người lao động, chẳng hạn như việc di chuyển nhiều lần quanh khu vực sản xuất để tìm kiếm dụng cụ, vật tư Lãng phí này không những không tạo ra bất kỳ giá trị nào cho sản phẩm, mà còn mất nhiều thời gian thực hiện thao tác, tạo ra các lỗi, … Một cách gián tiếp, thao tác thừa có thể gây ra tổn hại về thể chất cho nhân viên trong thời gian dài, tạo ra các bệnh nghề nghiệp
Lãng phí khuyết tật: bao gồm bất kỳ những sai sót của sản phẩm, dịch vụ, từ những khuyết tật về mặt vật lý của sản phẩm, đến cung cấp sai lệch về thông tin sản phẩm, sản xuất sai quy cách, … Sự lãng phí này gây ra do không có một quy trình vận hành hoặc quy trình chưa rõ ràng, cụ thể Hậu quả là doanh nghiệp không chỉ tốn thời gian, chi phí để hiệu chỉnh những sai lỗi, mà còn làm giảm sự hài lòng của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp …
Lãng phí sản xuất thừa: là sản xuất nhiều hơn hoặc sớm hơn so với định mức mà khách hàng yêu cầu Đây là một trong những loại lãng phí tồi tệ nhất vì nó làm kéo theo các lãng phí khác như di chuyển, tồn kho, gia tăng các rủi ro về tính lỗi thời với những
15 sản phẩm mang tính mùa vụ, buộc doanh nghiệp phải bảo quản đúng cách đối với những mặt hạn có thời hạn sử dụng, …
Theo Shingo (1985), SMED (Single Minute Exchange of Die) là một hệ thống và phương pháp giảm thời gian chuyển đổi dụng cụ trong quá trình sản xuất Mục tiêu của SMED là giảm thiểu thời gian dừng máy khi thay đổi công cụ hoặc thiết bị, từ đó tăng năng suất và linh hoạt trong quá trình sản xuất SMED tập trung vào việc loại bỏ hoặc tối thiểu hóa các hoạt động không cần thiết trong quá trình chuyển đổi, nhằm đạt được sự chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy khi thay đổi dụng cụ
Cài đặt trong (Internal Setup): là những thao tác chỉ được thực hiện sau khi dừng máy
Cài đặt ngoài (External Setup): là những thao tác có thể thực hiện trong khi máy đang chạy hoặc trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu
Việc thực hiện phương pháp SMED gồm các bước sau:
Xem xét, nghiên cứu tình hình hiện tại
Xác định quá trình chuyển đỏi bao gồm chuyển đổi trong và chuyển đổi ngoài
Xác định các thao tác không cần thiết vào danh mục và loại bỏ thao tác không cần thiết
Tiến hành thao tác chuyển đổi các chuyển đổi trong thành chuyển đổi ngoài Chuẩn hóa và tối ưu hóa các chuyển đổi trong và chuyển đổi ngoài
Theo Shingo (1985), SMED giúp giảm thiểu “thời gian chết” bằng cách đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các hoạt động chuyển đổi, sử dụng các kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng Theo Faccio (2013), việc áp dụng SMED giúp giảm được khoảng 50% thời gian thiết lập cho hệ thống sản xuất.
Biểu đồ nhân quả
Kaoru Ishikawa là người đưa ra ý tưởng và khái quát về biểu đồ xương cá đầu tiên trên thế giới vào năm 1960- biểu đồ này còn được gọi là biểu đồ xương cá (hay nhân quả hoặc Ishikawa) Theo Neyestani (2017) định nghĩa biểu đồ này được gọi với cái tên như là biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikawa vì hình dáng của loại biểu đồ có nét tương đồng cao như bộ xương của con cá Chính vì điều đó, biểu đồ thuận tiện khi dùng để xác định mức độ của các nhân tố tác động đến 4 yếu tố then chốt của đầu ra chất lượng
(con người, máy móc, nguyên liệu, môi trường) Mục đích khi sử dụng nhằm cung cấp các cách giải quyết vấn đề bằng cách thu thập, liệt kê những nguyên nhân có thể gây nên sai lỗi, xếp hạng những nguyên nhân có thể xảy ra đó, và tìm hiểu sâu hơn vào từng nguyên nhân Sau khi xác định được nguyên nhân thì sẽ biểu thị chúng bằng những mũi tên trên biểu đồ
Biểu đồ này trình bày các hiển thị một cách trực quan về các nguyên nhân theo cách sắp xếp khoa học giúp nhận diện các vấn đề và nguyên nhân để người quan sát, tìm hiểu nắm bắt thông tin, đọc hiểu nhanh và sâu hơn
Hình 2 1: Biểu đồ xương cá
(Nguồn: Neyestani (2017)) Cách lập biểu đồ xương cá
Bước 1: Biết rõ cần xử lý vấn đề gì Tên vấn đề sẽ được biểu diễn ở phần đầu cá Bước 2: Tìm hiểu rõ đâu là nguyên nhân chính Những nguyên nhân này sẽ được biểu diễn bằng các nhánh mũi tên chính (mũi tên xương sườn) Những nguyên nhân thường gặp (Con người, Phương pháp, Máy móc, Vật liệu, Đo lường và Môi trường) Tại công đoạn này việc tìm ra được nhân tố phù hợp nhờ vào việc sử dụng kỹ thuật tư duy
Bước 3: Xác định nguyên nhân cho mỗi nhân tố nêu ra, mỗi nhân tố sẽ được biểu thị bằng một đường mũi tên hay còn gọi là nhánh xương nhỏ trên trục trục nằm ngang (trục xương sườn) Để làm tốt bước này, việc tham khảo câu trả lời từ chuyên gia là cần thiết, áp dụng 5W và 1H bằng cách đặt những câu hỏi một cách liên tục để tìm ra được
17 câu trả lời ứng với các nhân tố: Who (Ai), What (Cái gì), When (Lúc nào), Where (Địa điểm xảy ra), Why (Tại sao), How (Xảy ra như thế nào)
Bước 4: Sau khi vẽ được biểu đồ xương cá thì sẽ tiến hành đánh giá tìm hiểu nguyên nhân chính là gì, đánh giá bằng việc trao đổi với những phòng ban chịu trách nhiệm cũng như có kiến thức trong lĩnh vực đó để chắc chắn rằng mọi yếu tố có khả năng gây ra sai lỗi đều được tìm thấy, hạn chế việc bị bỏ sót
Bước 5: Tạo biểu đồ hoàn chỉnh
Bước 6: Sau khi đã lựa chọn và đánh giá được các nguyên nhân chính gây ra sai lỗi thì cần có kế hoạch để hạn chế sai lỗi đó một cách cụ thể nhất.
Biểu đồ Pareto
Khái niệm: Biểu đồ Pareto là một biểu đồ dùng để sắp xếp thứ tự mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây sai lỗi, nguồn gốc của loại biểu đồ này nằm ở nhận xét của nhà kinh tế học người Ý Vilfredp Pareto năm 1906 khi ông nhận thấy 80% tài sản của nước Ý nằm trong tay khoảng 20% dân số của đất nước đó vào thời điểm khi ấy Theo Juran (1937) nêu khái niệm rằng 80% sự thiệt hại về chất lượng được gây ra bởi 20% nguyên nhân Theo Juran & Godfrey (1998) chỉ ra rằng biểu đồ Pareto là một loại biểu đồ đặc biệt có thể dễ dàng áp dụng để tìm và áp dụng trong việc lựa chọn các nguyên nhân chiếm phần quan trọng
Biểu đồ Pareto được dùng để chỉ ra các nhóm vấn đề xảy ra có mức độ như thế nào trong lĩnh vực chất lượng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ Tần suất của các nguyên nhân gây sai lỗi được thể hiển bằng chiều dài của từng cột Vì thế khi nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy rõ đâu là vấn đề cần ưu tiên hơn do nó được hiển thị một cách trực quan
Khi cần biết tần suất xuất hiện của vấn đề nào đó/ quy trình mà trong đó số lượng nguyên nhân gây sai lỗi nhiều
Muốn biết được đâu là nguyên nhân/ vấn đề chiếm tần suất xuất hiện lớn để tập trung vào xử lý những vấn đề hoặc nguyên nhân quan trọng đó
Biểu đồ Pareto bao gồm các phần:
Sai số được biểu diễn trên trục hoành
Trục tung sẽ hiển thị số lượng sai lỗi và tỷ lệ sai lỗi Độ lớn của các biến sẽ được hiện thị trên trục hoành Đường phần trăm tích lũy
Khi đã có kết quả trên biểu đồ, cáclỗi nào có trọng số quan trọng chiếm khoảng tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn 80% thì chúng ta sẽ tiến hành xử lý những lỗi đó.
Hệ thống kéo (Kanban)
Hệ thống kéo được biết đến nhiều là Kanban Theo Lý Bá Toàn (2018), “Kanban” là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình kéo sử dụng các dấu hiệu tượng hình, như các thẻ treo được phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêm vật tư Về tác dụng Kanban là một công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình sản xuất kéo Một Kanban có thể là một thùng rỗng một thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc trực quan thích hợp nào khác
Ngoài ra khi dùng Kanban không hiệu quả thì có thể sử dụng Hệ thống phát tín hiệu bằng điện tử hay còn gọi là hệ thống gọi Những linh kiện được đặt trong các thùng chứa lớn, cồng kềnh, không dễ vận chuyển bằng tay, phải dùng xe chở hạng nặng để cấp hàng Hệ thống phát tín hiệu là một chương trình điện tử cho phép công nhân vận hành máy có thể gửi tín hiệu bán tự động yêu cầu cung cấp linh kiện.
Lưu đồ quá trình
Theo Minh Đức (2021), lưu đồ quá trình là một trong bảy công cụ kiểm soát chất lượng, đó được xem là bước tranh mô tả tuần tự các bước/ các công đoạn của một quá trình Lưu đồ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như: quá trình sản xuất, quy trình hành chính, dịch vụ, thậm chí là việc mô tả một kế hoạch dự án một cách chi tiết Trong đó các yếu tố đầu vào được đưa vào lưu dồ là một chuỗi các bước/ công đoạn/ hoạt động có đầu vào đầu ra rõ ràng Các bước này được mô tả ngắn gọn, đặt trong các loại hình hộp được nối với nhau bằng mũi tên để thể hiện tuần tự dòng quá trình
Hình 2 2: Ký hiệu trong lưu đồ quá trình
(Nguồn: vietquality.com) Lợi ích mà lưu đồ quá trình mang lại đó chính là việc chúng ta hệ thống được tổ chức, quy trình ngắn gọn, súc tích dễ quan sát và theo dõi Lưu đồ sẽ hỗ trợ quá trình khoanh vùng phạm vi khi xảy ra sự cố Giúp tìm ra nguyên nhân để xử lí vấn đề nhanh hơn, tiết kiệm thời gian Lưu đồ còn giúp người kiểm soát ước lượng được các thiệt hại mà quá trình trước gây ra cho quá trình sau để đưa ra giải pháp khắc phục giúp cho mô hình tổ chức hay quy trình sản xuất trở nên hoàn thiện hơn nữa.
Phiếu kiểm soát
Theo Ái Lê (2019), phiếu kiểm soát (check sheet) là một trong 7 công cụ kiểm soát chất lượng để kiểm soát dữ liệu về số lượng, chất lượng và tần suất Mục đích của phiếu kiểm soát là tóm tắt, kiểm soát các dữ liệu về sự kiện đã diễn ra về lỗi hay các dữ liệu sơ bộ về quy trình, công đoạn diễ ra lỗi và những dữ liệu này sẽ là đầu vào khi thực hiện các biểu đồ Histogram, biểu đồ Pareto
Phiếu kiểm soát được sử dụng khi:
Kiểm tra số liệu, chỉ tiêu trong quá trình sản xuất
Kiểm tra các dạng khuyết tật và vị trí các khuyết tật
Kiểm tra nguyên nhân gây ra khuyết tật
Kiểm tra xác nhận công việc
THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG IN - CÔNG TY
Tổng quan về phân xưởng in - Công ty TNHH Un-Available
Phân xưởng in là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất của công ty TNHH Un-Available Tất cả các hoạt động sản xuất của công ty đều phải qua công đoạn in hoặc ép các hình ảnh dưới các thao tác của công nhân xưởng in, điều đó sẽ được thể hiện rõ bằng tổng hợp mà tác giả trình bày ở dòng chảy sản phẩm qua xưởng in ở hình ảnh:
Hình 3 1: Dòng chảy sản phẩm (in bán thành phẩm)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 3 2: Dòng chảy sản phẩm (in thành phẩm)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ ngày 3/1/2022-31/12/2022, xưởng in đã thực hiện 2.148.341 hình in trong tổng số gần 1.000.000 sản phẩm mà công ty đã xuất hàng cho các đối tác Các sản phẩm được
Cắt vải Thiết kế rập
In hình ảnh dấu May ráp chi tiết
Kiểm tra chất lượng Ủi Định vị, thiết kế rập In hình ảnh
Kiểm tra chất lượng Ủi Kiểm vải Đóng gói Đóng gói
21 in bao gồm các bán thành phẩm (vải thân trước, thân sau, tay áo, túi) và các thành phẩm được hoàn thành bởi bộ phận may của công ty hoặc đơn hàng gia công ngoài từ các đối tác có nhu cầu in mà công ty đáp ứng được Ở quy trình in bán thành phẩm, vải sẽ được xuất từ kho (do công ty dệt hoặc mua ngoài), sau đó được chuyển đến tổ cắt vải để tạo ra các bán thành phẩm (tay, thân trước, thân sau, quần…) Trong khoảng thời gian đó, ở phòng sản xuất bộ phận thiết kế rập bắt đầu tạo mẫu rập cho quần áo cần sản xuất chuyển sang bộ phận in theo duyệt mẫu từ khách hàng Kỹ thuật viên thiết kế từ phòng in sẽ tiến hành làm rập theo mã sản phẩm dựa theo kích cỡ khách yêu cầu để chuyển tới máy in cho tổ trưởng in cùng với bán thành phẩm mẫu đã được duyệt Sẽ có bộ phận QC in kiểm tra hình in khi bán thành phẩm được in xong Sau khi đã hoàn tất khâu kiểm tra sẽ được gửi đến xưởng may tiếp tục may ráp các chi tiết để tạo ra thành phẩm Thành phẩm sẽ được QC ở khâu hoàn thành sản phẩm kiểm tra, nếu đạt sẽ được mang đi ủi Nếu không đạt sẽ phải kiểm tra khắc phục sửa lỗi Cuối cùng là công đoạn dán thẻ áo và đóng gói sản phẩm để chờ đóng thùng chờ xuất hàng Ở quy trình in thành phẩm thì sẽ có đội ngũ kiểm đếm số lượng, chất lượng thành phẩm được nhận Kỹ thuật viên thiết kế của phòng in vẫn nhận rập từ phòng thiết kế rập để tiến hành định vị rập mẫu hoàn chỉnh, sau đó xuất phim in lụa và chuyển tất cả phim, rập cùng với sản phẩm áo mẫu tới từng máy in để tiến hành công đoạn in thành phẩm Thành phẩm sau khi in sẽ được kiểm tra chất lượng lại so với áo mẫu Đạt chất lượng sẽ được mang đi ủi, dán thẻ và đóng gói, sau đó chờ xuất hàng tới các đối tác.
Một sản phẩm in trên các sản phẩm quần áo
Các mẫu in ở phân xưởng in công ty TNHH Un-Available đa dạng về mẫu mã lẫn độ khó, độ phức tạp của các hình in mẫu (artwork) từ yêu cầu của các khách hàng Các kiểu in mà công ty có bao gồm các kiểu in (tham khảo hình ảnh1,2,3,4,5 mẫu in ở phụ lục):
1/ In SPOT: đây là kiểu in thường xuyên xuất hiện ở các mẫu hình in đơn giản, chỉ yêu cầu từ 1 đến 3 màu in (không tính bản lót trong quá trình in lụa)
2/ In RASTER: đây là kiểu in tạo hột trên bề mặt hình in Được sử dụng đa dạng ở các mẫu từ 1 đến 3 màu in (đơn giản) cho đến các mẫu in nhiều hơn 4 màu (phức tạp) 3/ In SIMULATION: kiểu in chồng dành cho các mẫu hình in có 4 màu khác nhau in chồng lên nhau trong quá trình in lụa
4/ Ép: bao gồm ép các nhãn size hoặc ép hình in kích cỡ tùy theo yêu cầu của khách hàng
5/ In CMYK: kiểu in có sự xuất hiện của 4 màu Cyan (Xanh lơ), Magenta (Hồng sẫm), Yellow (Vàng) và màu K (viết tắt của Key là điểm quan trọng của hình in ám chỉ màu đen) Sử dụng phương thức in CMYK này cho hiệu ứng các hình tươi và hài hòa hơn so với các kiểu in trước đó
Ngoài các kiểu in được liệt kê ở trên còn có các mẫu in dựa theo hiệu ứng mà các khách hàng yêu cầu như: in cao, in nhũ, in phồng, in nứt… Các sản phẩm in bao gồm: Áo, quần, túi, nón, váy…
Thực trạng sản xuất tại phân xưởng in - Công ty TNHH Un-Available
Phân xưởng in hoạt động theo tiêu chuẩn 2 ca làm việc, mỗi ca làm là 7.5 giờ Thời gian nghỉ trưa là 30 phút Xưởng in hoạt động 6 ngày/ tuần Thời gian vào ca là 6:00- 14:00 và từ 14:00-20:00 Sản lượng in kỳ vọng được bộ phận kiểm soát nội bộ đặt ra (theo điều kiện lý tưởng không có in mẫu):
Bảng 3 1: Máy in và năng suất in
STT Máy Số ca Sản lượng Thời gian(h) In tay/ máy
(Nguồn: Phòng in) Thời gian các máy tiến hành in mẫu sẽ được khấu trừ ra so với quá trình in sản xuất để có thể tính được năng suất của các máy trong quá trình in
Hình 3 3: Hiệu quả sản xuất phân xưởng in (6/2-18/3/2023)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa vào năng suất sản lượng tiêu chuẩn đã được đo lường, phân xưởng in sẽ có năng suất sản xuất (không tính sản phẩm in mẫu) với 6 ngày làm việc và 13600 hình in/ ngày là 81600 hình in/ tuần Dựa vào số liệu này, tác giả đối chiếu với số liệu thực tế trong sản xuất và năng suất theo tuần để đưa ra hình “Biểu đồ hiệu quả sản xuất phân xưởng in” Qua hình hiệu quả sản xuất suất phân xưởng in, ta nhận thấy phân xưởng in đang hoạt động ở mức trung bình khá ở tuần 1(trừ tuần 3 và 4 đơn hàng nhận được ít nên hiệu quả sản suất thấp trên tổng thời gian làm việc) thì các tuần 2,5 và 6 hiệu quả xưởng in chỉ đạt khoảng 50-60% mong đợi của công ty Chính vì lí do đó, tác giả đã xem xét quá trình hoạt động, hiện trạng sản xuất ở phân xưởng in có 4 yếu tố quan trọng được xem xét đến đó là: nguyên vật liệu, quy trình in, bố trí mặt bằng nhà xưởng và trang thiết bị, máy móc của phân xưởng in Các yếu tố này có vai trò quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của phân xưởng in, thông qua đó tác giả nhận thấy được các lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất chính là sản lượng, hiệu suất chất lượng các hình in
3.3.1 Tổng quan quy trình in sản phẩm
Quy trình in sản phẩm của công ty được thực hiện xuyên suốt từ khi nhận được đơn hàng từ phòng kinh doanh Quy trình này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phát triển mẫu in và giai đoạn in sản xuất Ở 2 giai đoạn này, phòng in sẽ chủ động liên hệ để được cung cấp các tài liệu phát triển mẫu in của khách hàng từ phòng kinh doanh để
24 có các thông số về vị trí, kích cỡ, hình in được cập nhật, bổ sung hay sửa đổi ở mã hàng ở từng giai đoạn Đầu tiên tác giả sẽ trình bày chi tiết về quy trình phát triển mẫu in ở công ty TNHH Un-Available:
Hình 3 4: Quy trình phát triển mẫu in
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Quá trình nhận mẫu từ bộ phận quản lý đơn hàng của phòng kinh doanh Họ sẽ có những tài liệu kỹ thuật (tech pack) về vải và hình in của khách hàng trong trường hợp khách hàng gửi (hoặc các hình in mà khách hàng gửi và yêu cầu công ty tự phát triển theo mẫu khách gửi mà không kèm tài liệu kỹ thuật) Sau đó chuyển vải và các tài liệu đó về phòng in cho nhân viên phát triển mẫu ở phòng in và kỹ thuật viên thiết kế Kỹ thuật viên thiết kế tiến hành xử lý các hình in mẫu theo yêu cầu khách hàng bằng các bước tách màu hình mẫu và xác định đứng kích thước hình mẫu bằng phần mềm Adobe Photoshop và Adobe Illustrator để xuất phim in lụa Tất cả các phim mẫu và các pantone màu được đánh dấu trên phim được chuyển tới khu vực chụp bảng in và phòng pha màu để tiến hành pha màu sắc theo hệ màu pantone tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng Sau
No Định vị, thiết kế hình mẫu, nhận vải In mẫu
Kiểm tra chất lượng (giặt) Duyệt
25 khi chụp bảng phim sẽ được lưu trữ tại phòng lưu phim Thợ in mẫu được chuyển các tài liệu về quy trình in, rập mẫu (phải có mộc từ phòng in) và cung cấp các khung bảng để tạo ra hình in mẫu trên mảnh vải thử Thợ in mẫu in hoàn thành sản phẩm sẽ chuyển lại văn phòng in cho nhân viên phát triển sản phẩm mẫu trình lên trưởng phòng in xem trước và duyệt Tiếp theo nhân viên phát triển sản phẩm mẫu sẽ đem mẫu đi kiểm tra chất lượng bằng cách giặt mẫu thử 4 lần, mỗi lần 45 phút Thời điểm sau đó, mẫu in thử được bộ phận QA kiểm tra chất lượng hình in có lỗi (bong tróc, nứt, gãy, bạc màu hình in…) hay không để thực hiện báo cáo và chuyển lại cho bộ phận quản lý đơn hàng của phòng kinh doanh Tại đây, mẫu thử sẽ được duyệt lần nữa Nếu mẫu không đạt (khách hàng xem hoặc bộ phận QA) thì bộ phận quản lý đơn hàng sẽ có các góp ý đến phòng in bắt đầu lại từ bước thiết kế hình in và điều chỉnh màu sắc phù hợp dựa trên góp ý nhằm tìm biện pháp xử lí phù hợp Nếu được duyệt, phòng quản lý đơn hàng sẽ báo giá cho khách hàng, (đóng mộc duyệt mẫu thử) Phòng in nhận được duyệt mẫu sẽ có nhân viên lập kế hoạch sản xuất đưa vào kế hoạch in theo thứ tự ưu tiên phù hợp để tiến hành sản xuất đại trà (thành phẩm hoặc bán thành phẩm)
Sau khi đã tiến hành quy trình phát triển mẫu in của các sản phẩm ở công ty TNHH Un-Available và duyệt thông qua các mẫu in được phát triển dựa trên yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm sẽ được lên phương án tiến hành sản xuất đại trà dựa theo quy trình in sản xuất:
Hình 3 5: Quy trình in giai đoạn sản xuất
Bước 1: Nhân viên quản lý đơn hàng có trách nhiệm gửi các tài liệu đầu vào cho xương in bào gồm: Gửi tài liệu kỹ thuật đến bộ phận in Nhân viên kế hoạch in có trách nhiệm kiểm tra lịch xuất hàng, kế hoạch cắt, kế hoạch sản xuất, cập nhật thời gian in, lên kế hoạch in và thông báo cho phòng in theo quy trình lập kế hoạch sản xuất
Bước 2: Nhân viên kế hoạch sẽ thông báo cho nhân viên thiết kế, nhân viên tính giá/ thu mua nguyên vật liệu tổ trưởng in, những mã hàng nào sẽ tiến hành sản xuất
9/In, chuyển qua sấy (QC sẽ kiểm tra) Đạt chất lượng
10/Tìm phương pháp giải quyết, sửa chữa 10/Kiểm tra, phân loại
Không đạt chất lượng 11/Chuyển sản phẩm in
12/Cập nhật báo cáo in
1/Tài liệu và các chứng từ liên quan
2/Làm phim, Phóng size, Định vị hình hình in lên rập Đạt chất lượng
13/Lưu trữ tài liệu mẫu in
3/Chuẩn bị vật tư phục vụ in
4/Cập nhật kế hoạch 5/Chuẩn bị in in
6/Tiến hành in 1 mẫu đầu chuyền
8/ Kiểm tra 7/Kiểm tra mẫu đầu chuyền và chuyển cho QC
27 trước Nhân viên xưởng in có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận quản lý đơn hàng Kỹ thuật viên thiết kế phụ trách tiến hành phóng size, làm phim và chuyển đến người chụp bảng, (phóng size theo yêu cầu khách hàng nếu có), tiến hành định vị hình ảnh trên rập
Bước 3: Căn cứ vào phương án, kế hoạch mua vật tư phục vụ sản xuất, nhân viên thu mua của xưởng in tiến hành tạo và lập yêu cầu mua hàng trình trưởng phòng in phê duyệt Trưởng phòng in căn cứ vào kế hoạch in và tính khả thi để phê duyệt yêu cầu mua vật tư phục vụ sản xuất sau đó gửi phòng mua hàng Phòng Mua hàng có trách nhiệm mua vật tư phục vụ sản xuất theo đúng các thông số kỹ thuật được liệt kê trong phiếu yêu cầu mua hàng và quy trình mua hàng
Bước 4: Nhân viên kế hoạch cập nhật kế hoạch in cho tổ trưởng để chuẩn bị in Bước 5: Tổ trưởng in có trách nhiệm kiểm tra tất cả những thông tin trước khi in và họp bàn trước khi in đại trà để hướng dẫn công nhân in, tổ trường in tiến hành kiểm tra; rập giấy gắn vị trí in, bán thành phẩm, khung bảng in, mực in: pha công thức mực in, người in (vận hành máy), tài liệu kỹ thuật hướng dẫn Trao đổi để thống nhất về chi tiết phương pháp in: máy hay in tay, loại in Nếu có bất cứ thay đổi nào cải thiện chất lượng in tốt hơn, công nhân in sẽ thông báo cho cán bộ quản lý in để điều chỉnh quy trình kỹ thuật in Đối với những hình in phức tạp không thể in tại công ty, hoặc bộ phận in không thể đáp ứng tiến độ sản xuất, Trưởng bộ phận in cân đối hoặc tham khảo ý kiến ban lãnh đạo đưa ra phương án chuyển sang in gia công bên ngoài
Bước 6: Sau khi kiểm tra sẵn sàng cho quá trình in mẫu, tổ trường in tiến hành in một mẫu đầu chuyền
Bước 7: Trong quá trình chạy thử mẫu tổ trưởng in có trách nhiệm điều chỉnh các thông số vận hành, màu mực in, vị trí in, khung bảng in… sao cho mẫu in đầu chuyền đáp ứng các yêu cầu của mẫu đã được duyệt
Bước 8: Nhân viên QC in có trách nhiệm kiểm tra so sánh mẫu in đầu chuyền với mẫu duyệt hoặc áo mẫu có đóng mộc từ bộ phận quản lý đơn hàng của phòng kinh doanh Trường hợp mẫu in đầu chuyền phù hợp với mẫu đã duyệt thì QC sẽ kí vào mẫu duyệt đầu chuyền và tiến hành bước tiếp theo, trường hợp không đạt nhân viên QC in tiến hành thông báo cho tổ trưởng in và yêu cầu chỉnh các thông số vận hành, màu mực in và tiến hành lấy mẫu kiểm tra lại
Thực trạng lãng phí trong quá trình sản xuất tại phân xưởng in
3.4.1 Lãng phí về lỗi sản phẩm
Hình 3 9: Tỷ lệ lỗi ở sản phẩm in (1/3-10/4/2023)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa vào hình “Tỷ lệ lỗi sản phẩm in”, ta có thể nhận thấy tỉ lệ lỗi sản phẩm in so với đầu ra chiếm 16099 sản phẩm đầu ra, tỷ lệ khoảng 9% so với tổng sản lượng Tỷ lệ lỗi này tương đối cao so với mức tiêu chuẩn mà quy trình in sản xuất đề ra là 3% Tỷ lệ lỗi này được dàn trải từ ở các bộ phận có liên quan đến quá trình in như: bộ phận ép (chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 1 sản phẩm phải ép lại), bộ phận bảng in, bộ phận mực in và cuối cùng thuộc về bộ phận vải Các lỗi về bảng in liên quan tới hình in… hoặc các yếu tố liên quan đến quá trình căng khung lụa được xếp vào nhóm bảng in (B) Các lỗi về mực được tác giả đưa vào nhóm mực (M) Cuối cùng, các lỗi vải, được tác giả đưa vào nhóm vải (V) Lỗi ép chỉ có 1 sản phẩm (không đáng kể so với kích cỡ mẫu đang xét) nên tác giả sẽ không chia nhóm
Bảng 3 2: Các yếu tố gây ra lỗi hình in (01/03-10/04/2023) (đvt: lỗi)
STT Tên lỗi Tần suất STT Tên lỗi Tần suất
11 Bít hình/Bít tram (B) 601 29 Xử lý ố (B) 19
14 Nứt / Đứt nét (B) 4301 32 Ram bảng (B) 112
15 Đen hình (B) 494 33 Không bít lỗ (B) 186
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Thông qua các thống kê về lỗi sản phẩm, tác giả nhận thấy tình trạng lỗi sản phẩm in ở các công đoạn vải, bảng in, mực gây ảnh hưởng tới quá trình in Trong đó, yếu tố bảng in đóng vai trò then chốt trong thực trạng lãng phí gây ra sản phẩm lỗi Ở lãng phí về lỗi sản phẩm này, tác giả sẽ sử dụng các công cụ phân tích xương cá và 5 Whys để tìm ra nguyên nhân và đưa ra đối sách phù hợp ở chương 4 Chọn 2 công cụ này để tiến hành phân tích và đưa ra giải pháp vì 2 công cụ này giúp rà soát lại các nguyên nhân, khoanh vùng các nguy cơ đã xảy ra giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đưa ra giải pháp xử lí
Lãng phí về "lỗi sản phẩm" - sản phẩm lỗi: các sản phẩm in sai lệch vị trí hay lệch màu so với hình in mẫu gây áp lực cho đội ngũ sửa hàng, đội ngũ kế hoạch sản xuất của các khâu khác khiến doanh nghiệp gặp tắc nghẽn trong luồng sản xuất Những sản phẩm in sai lệch vị trí hay lệch màu so với hình in mẫu sẽ không được chấp nhận bởi khách hàng, điều này dẫn đến phải sử dụng thêm thời gian và chi phí để sửa chữa hoặc làm lại sản phẩm hay tệ hơn nữa là phải bồi thường hợp đồng và vẫn phải sửa lại hàng đạt yêu cầu Sản phẩm lỗi cũng gây áp lực cho đội ngũ kế hoạch sản xuất vì họ phải sắp xếp lại lịch trình sản xuất để đảm bảo việc sửa chữa được hoàn tất trước khi giao hàng Bên
35 cạnh đó, sản phẩm lỗi chờ sửa còn gây ra tắc nghẽn lối đi, vị trí chứa các bán thành phẩm/ thành phẩm trong luồng sản xuất vì vậy quá trình sản xuất tiếp tục bị gián đoạn vì dừng máy để xem sản phẩm lỗi, dẫn đến giảm năng suất và tăng chi phí sản xuất
Hình 3 10: Khu vực lưu trữ phim in lụa
Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Lãng phí "Chờ đợi" (Mura): Mất phim in lụa phải xuất lại phim: Đây là một sự cố không mong muốn và không được dự tính trước nhưng gốc rễ của vấn đề nằm ở con người Thời gian làm lại khung bảng in lụa còn lâu khi bảng in bị lỗi trong lúc in sản xuất, cá biệt có các trường hợp mất phim in lụa phải xuất lại phim khiến cho thời gian chờ đợi xuất phim lâu hơn Đã có trường hợp thất lạc phim in lụa, mất 15 phút không tìm thấy so với thời gian tiêu chuẩn để tìm phim in lụa từ rổ phim là 1 phút Vấn đề này buộc phải xuất phim mới để có thể tiến hành chụp bảng in Chính vì lẽ đó, máy in phải dừng trong thời gian sản xuất lâu hơn dẫn tới năng suất trong ca làm không ổn định so với tiêu chuẩn đặt ra của công ty (đây là vấn đề mấu chốt làm máy dừng sản xuất) Thời gian chuẩn bị lại khung bảng in lụa còn lâu: Vấn đề này do quy trình hoạch định, quản lí rủi ro của phân xưởng in chưa tốt Chính các vấn đề này dẫn đến việc máy dừng trong thời gian sản xuất gây mất thời gian và ảnh hưởng đến năng suất phân xưởng in Để có 1 bảng in chuẩn bị sẵn sàng cần phải chuẩn bị: mực in, căng khung bảng sau đó tiến hành chụp phim lên bảng
Hình 3 11: Quy trình làm bảng in
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ta nhận thấy, để chuẩn bị sẵn sàng in sản xuất cần phải có bảng in và mực in tương ứng với quy trình (1) -khung bảng in và (2)- pha mực Quy trình số (2) pha mực sẽ có thời gian (1565 giây) và độc lập với quy trình số (1) Các sự cố liên quan tới chờ đợi chiếm tỷ trọng cao trong quy trình (1), ở quy trình (2) hầu như không xảy ra (do tay nghề nhân viên có kinh nghiệm) và quy trình (2) có thể chuẩn bị hoàn toàn thoải mái trong khoảng thời gian thực hiện quy trình (1) Như vậy nếu gặp sự cố khi tiến hành in trên máy ta có thể mất tối đa 3127 giây khi sự cố xảy ra nếu không chuẩn bị gì và làm song song việc pha mực khi tiến hành căng khung, chụp phim lên bảng Thời gian thấp nhất sẽ là 1035 giây khi ta có sẵn khung bảng đã được chuẩn bị kết hợp cùng mực đã pha sẵn
3.4.3 Lãng phí quá tải – Muri
Lãng phí thuộc về "Muri" - lãng phí do quá tải và căng thẳng không cần thiết trên nhân viên và thiết bị sản xuất Mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức hoạch định rõ ràng chức năng vị trí của nhân viên trong bộ phận phân xưởng in nhưng chưa đề cập rõ ràng cách thức xử lí, giải quyết rủi ro trong quá trình in sản xuất hay in mẫu gây mất thời gian trong quá trình xử lí Chưa chuẩn hóa quy trình nên chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân làm cho thời gian dừng máy tăng lên gây tổn thất cho doanh nghiệp Ước tính với mỗi ngày gặp sự cố dừng máy thì sản lượng thường thấp hơn từ 40- 50%
37 so với mức sản lượng mà bộ phận kiểm soát nội bộ đã đề ra Vấn đề về mô hình tổ chức và quy trình không chuẩn hóa dẫn đến sự mơ hồ và thiếu rõ ràng trong việc xử lí, giải quyết rủi ro trong quá trình sản xuất Sự mơ hồ này gây mất thời gian cho các nhân viên (thợ in) trong quá trình xử lí khi gặp sự cố Không phân rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong bộ phận phân xưởng in làm cho việc xử lí sự cố chậm chạp, kéo dài thời gian và tăng độ phức tạp trong quá trình giải quyết vấn đề Thời gian dừng máy tăng lên do không có quy trình chuẩn hóa, việc này dẫn đến giảm sản lượng và mất công suất vận hành, tạo nên một chi phí rõ rệt cho doanh nghiệp Sau khi giải quyết được vấn đề đòi hỏi người công nhân phải cố gắng hoạt động sản xuất nhiều hơn để bù vào sản lượng hàng đã bị thiếu hụt khi sự cố không được xử lí
3.4.4 Lãng phí do xử lí thừa:
Hình 3 12: Quá trình mực bị hỏng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Quá trình quan sát và ghi nhận, tác giả nhận thấy tại phân xưởng in có xử lí thừa ở thao tác trong quá trình sử dụng mực in khi sản xuất Chính vì điều này đã dẫn tới việc lãng phí mực in trong sản xuất Ước tính mỗi ngày có ít nhất 1 kg mực in trở thành phế phẩm ở phân xưởng in (tham khảo hình “Không đậy nắp hộp mực in, để hỏng mực” – phụ lục hình ảnh) Hành động lãng phí mực in như hiện tại đã dẫn đến thao tác thừa này diễn ra tại phân xưởng in Người thợ pha mực phải nhận tài liệu và tiến hành tra cứu công thức pha mực để tạo ra mẫu mực in phù hợp cho người thợ in tiến hành in sản xuất Nhưng người thợ in không chú ý và tập trung làm cho mực in bị hỏng, buộc người thợ in hoặc thợ phụ in phải mang mực đi đến nơi tiêu hủy, loại bỏ Điều này gây lãng phí tiền bạc trong nội tại doanh nghiệp Song song đó, phương thức làm việc này còn trở thành một thao tác thừa đến 2 lần khi người thợ in phải mang mực đi loại bỏ, tiêu hủy và người thợ pha mực phải pha mực nhưng không đạt được mục đích là phục vụ sản xuất
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẮT GIẢM LÃNG PHÍ BẰNG CÔNG CỤ LEAN TẠI PHÂN XƯỞNG IN - CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE
Đề xuất giải pháp
Bảng 4 1: Đề xuất giải pháp
Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp
Lãng phí do sai lỗi Quá trình chuẩn bị sản xuất và sản xuất (con người và nguyên vật liệu) Áp dụng biểu đồ nhân quả tìm ra nguyên nhân gốc rễ để xử lý
Lãng phí do chờ đợi Mất phim chụp bảng, bảng in gặp sự cố Chuẩn bị căng khung bảng in lâu
Kiểm soát lưu trữ phim in Áp dụng SMED để giảm thời gian chuẩn đổi sản xuất, dự trù cho sự cố Lãng phí do quá tải và căng thẳng không cần thiết
Xử lí sự cố chậm chạp, quy trình mang nặng tính hình thức
Thiết kế lại quy trình để chuẩn hóa công việc một cách chi tiết và cụ thể Lãng phí do thao tác thừa Thao tác người công nhân trong quá trình bảo quản và sử dụng mực in trong sản xuất
Hướng dẫn, đào tạo lại, quy trách nhiệm cụ thể cho công nhân
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa theo các vấn đề, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, tác giả đề ra các đối sách phù hợp với từng vấn đề như sau:
Về lãng phí sai lỗi: Tác giả sử dụng các công cụ LEAN để tìm ra hạn chế trong quá trình sản xuất nhằm giảm lỗi trong quá trình in
Về lãng phí do chờ đợi: Tác giả đề xuất các giải pháp giảm thời gian chuẩn bị bảng in, chuẩn bị bảng in dự phòng và chuẩn bị lại khu vực lưu trữ phim in lụa để tiết kiệm thời gian trong quá trình chuẩn bị sản xuất
Về lãng phí do quá tải và căng thẳng không cần thiết cùng với lãng phí do thao tác thừa: Tác giả đề xuất xây dựng giải pháp nâng cao trình độ nhân lực ở phòng in trên tiêu chí nâng cao chất lượng sản phẩm in và tiết kiệm nguyên vật liệu in với mục đích loại bỏ các thao tác thừa lãng phí mực in, nâng cao tinh thần sáng tạo cải tiến của công nhân lẫn quá trình quản trị sự thay đổi trong tổ chức khi tiến hành áp dụng các phương pháp mà tác giả đề xuất
4.1 Giải pháp giảm hình in lỗi
Hình 4 1: Các yếu tố gây ra lỗi hình in
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Máy móc thiết bị in được bảo dưỡng, bảo trì và vệ sinh thường xuyên nên vấn đề hỏng hóc không gặp trong quá trình sản xuất Tình trạng dừng máy đột ngột do hỏng hóc trong quá trình tác giả tìm hiểu và quan sát bằng không Máy móc thiết bị in bị dừng do các lí do từ khâu chuẩn bị khung bảng in lụa và chính yếu tố bảng in này tác động đến quá trình in gây dừng máy dựa trên 3 nhóm yếu tố gây ảnh hưởng chính mà tác giả nhận thấy dựa trên phân tích Pareto về phân xưởng in (loại trừ lỗi ép lại chỉ có
1 sản phẩm không đáng kể) chỉ có 2,3% lỗi liên quan đến vải và 4,9% liên quan đến yếu tố mực in nhưng có đến 92,8% nguyên nhân gây ra hình in lỗi từ yếu tố bảng in ở phân xưởng in Chính vì yếu tố đó, tác giả sẽ đi sâu phân tích vào quá trình chuẩn bị khung bảng in (phần 3.2) nhằm giảm thời gian chuẩn bị Để tìm ra các cách khắc phục sai lỗi ở các hình in tác giả sẽ phân tích xương cá để tìm ra nguyên nhân:
Hình 4 2: Phân tích các nguyên nhân gây lỗi bảng in
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Phương pháp: Người công nhân thường xuyên làm theo kinh nghiệm ở các khâu chuẩn bị bảng in, không tuân thủ các quy trình đã đề ra
Con người: Những áp đặt, đổi mới tạo ra tâm lí khó chịu, chống đối khiến người công nhân xao lãng trong công việc Một yếu tố khác phải kể đến nữa là việc người công nhân trong quá trình vận chuyển khung bảng in bằng tay thường dập bảng xuống sàn làm bảng có khả năng cao bị móp, méo về hình dáng so với thông số kỹ thuật ban đầu
Máy móc: Các máy in thường được điều chỉnh lực in mạnh hơn so với quá trình in mẫu bằng tay(lực in máy thường đặt ở mức 50N cho vải thun và 100N cho vải áo khoác, vải nỉ) Sấy thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở nhiệt độ cao có khả năng gây cháy vải
Môi trường: Môi trường nóng nực vào những ngày khô ráo do các máy in và máy sấy liên tục hoạt động khiến con người cảm thấy khó chịu Vào những ngày trời mưa, độ ẩm cao thì gây ra các lỗi sản phẩm (nổi hột ở hình in)
Xác định được nguyên nhân gây ra lỗi hình in gồm các yếu tố phương pháp, con người, máy móc và môi trường, tác giả tiến hành đưa ra các đề xuất:
Về phương pháp và về con người, cải tổ mô hình tổ chức (ở phần 3.3 tác giả sẽ trình bày) Ở khía cạnh người công nhân thường làm méo, móp bảng in khi cầm đặt
44 xuống sàn, tác giả đề xuất sử dụng các xe đẩy nhỏ có gắn gia cố thêm các đệm mút để giảm chấn động cho khung bảng khi di chuyển với bảng in