1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh doanh quốc tế tình huống 16 lg electronics inc đầu tư vào thị trườngviệt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh đang thay đổi nhanhchóng và tăng cường sự cạnh tranh, việc đầu tư này không chỉ là một bước ngoặt quantrọng trong lịch sử phát triển của LG mà còn mộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đà Nẵng, ngày 31 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

Nhóm 3 - Kinh doanh quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU 1

TÌNH HUỐNG 16 : LG ELECTRONICS, INC ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Khi đầu tư trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của một tậpđoàn toàn cầu, tầm quan trọng của quá trình đầu tư không chỉ giới hạn ở việc mở rộngquy mô hoạt động kinh doanh mà còn lan rộng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tếvà xã hội của đất nước đón nhận

Khi các công ty toàn cầu như LG Electronics, Inc quyết định đầu tư mạnh mẽ vào thịtrường Việt Nam, không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mới mà còn tạo đà cho sự phát triểnkinh tế toàn diện của quốc gia Trong bối cảnh thị trường kinh doanh đang thay đổi nhanhchóng và tăng cường sự cạnh tranh, việc đầu tư này không chỉ là một bước ngoặt quantrọng trong lịch sử phát triển của LG mà còn một bước nhảy vọt đáng chú ý trong việcđịnh hình ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, LG Electronics, Inc đã không chỉ đầu tư vào cơ sở hạtầng và sản xuất, mà còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững vớicộng đồng và các bên liên quan Qua việc tạo ra môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ chosự phát triển cá nhân và cộng đồng, LG đã chứng minh sự cam kết với sự phát triển bềnvững và trách nhiệm xã hội.

2

Trang 4

Nhóm 3 - Kinh doanh quốc tế

TÌNH HUỐNG 16 : LG ELECTRONICS, INC ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNGVIỆT NAM

LG Electronics, Inc (LG) là một công ty đổi mới công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sởchính đặt tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc Các lĩnh vực kinh doanh chính của LG bao gồmthiết bị giải trí gia đình, truyền thông di động, thiết bị gia dụng điều hòa không khí và giảipháp kinh doanh Với hơn 84.000 nhân viên hoạt động trong hơn 112 lĩnh vực tại 81 côngty con khắp năm châu, LG tiếp tục nỗ lực tăng cường sự hiện diện thương hiệu LG trêntoàn cầu và tối đa hóa tăng trưởng lợi nhuận

Năm 1995 LG chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam với tên gọi LG SelElectronics và mở nhà máy 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hưng Yên, với vốn đầu tư13 triệu đôla cho dây chuyền sản xuất 550.000 sản phẩm/năm Ban đầu, LG Việt Nam chỉsản xuất một đồng sản phẩm duy nhất là tivi (TV) CTV Ba năm sau đó, LG bắt đầu sảnxuất màn hình máy tính, tiếp đó là điều hòa, tủ lạnh, máy giặt Năm 2003, LG lắp đặtthêm 2 dây chuyền công suất 450.000 sản phẩm năm và phát triển thêm các sản phẩm đầumáy nghe nhạc và TV màn hình tinh thể lỏng (LCD) Tiếp đó, năm 2004, các dòng điệnthoại di động cũng được đưa ra thị trường.

Năm 2013, LG Electronics đã đầu tư một tổ hợp sản xuất điện tử tại khu công nghiệpTràng Duệ, Hải Phòng với tổng vốn đầu tư của dự án 1,5 tỷ đôla trong thời hạn hoạt động50 năm Nhà máy này sản xuất các thiết bị phụ kiện điện tử, tivi, điều hòa, máy hút bụi,máy giặt, tủ lạnh và điện thoại di động Đến tháng 4 năm 2016, LG tiếp tục đầu tư 2,5 tỷđôla để xây dựng nhà máy thứ 2 tại Hải Phòng mang tên LG Display Vietnam Haiphongchuyên sản xuất các sản phẩm trần hình OLED TV, màn hình OLED nhựa cho các thiết bịmàn hình LCD Tiếp theo, cuối năm 2017, nhà máy thứ 3 mang tên LG Innotek VietnamHaiphong chuyên sản xuất Camera Module ra đời với vốn đầu tư 550 triệu đôla.Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vào tháng 02/2021, LG vẫn quyếtđịnh đầu tư cho LG Display Vietnam Haiphong với số vốn đầu tư 750 triệu đôla, nângtổng số vốn đầu tư cho nhà máy này lên 3,25 tỷ đôla, trở thành dự án đầu tư có vốn đầutư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng Đây cũng được xem là dự ánđầu tư FDI với số vốn lớn đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2021 Một trong những độngcơ khiến LG đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.Kể từ khi thương chiến Mỹ - Trung diễn ra từ đầu năm 2018, Chính phủ Mỹ đã áp thuếlên hầu hết các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, với giá trị lên đến 625 tỷ đôla Bêncạnh đó, tiền lương sản xuất ở Trung Quốc đã tặng gấp đôi trong thời gian gần đây và caotương đương gấp 3 lần so với Việt Nam Chi phí sử dụng bất động sản công nghiệp tạiTrung Quốc cũng tăng mạnh sau quá trình phát triển liên tục của nền kinh tế và mức sốngdân cư Các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp tăng lên mức180 đôla/m2, trong khi Việt Nam đang có mức giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

100 - 140 đôla/m2 Bên cạnh đó, Trung Quốc thay đổi định hướng phát triển công nghiệp.Sau một thời gian dài có tốc độ tăng trưởng cao trên 8%, Trung Quốc đang dịch chuyểnlên trong chuỗi giá trị và tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng gia tăng tiêu thụ nộiđịa, tập trung phát triển dịch vụ và xuất khẩu mặt hàng có giá trị cao hơn Điều này khiếnTrung Quốc đã định hướng lại dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với các ngành dựa trên cơsở lao động, đất đai và các yếu tố khác

Như một hệ quả tất yếu, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những địa điểm đầu tư thaythế hiệu quả hơn, và Việt Nam nổi bật lên trong số đó Việt Nam sở hữu một vị trí chiếnlược, nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260km đường bờ biển, tiếp giáp với biểnĐông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới Khoảng40% lượng hàng hóa vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ đi qua khuvực Biển Đông này để đến được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ Hơn thế nữa,Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường logistics và cơ sở hạ tầng.Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, 5,8% GDP của Việt Nam được chi cho việc phát triểncơ sở hạ tầng, một mức chi đầu tư cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Hệ thống đườngcao tốc, các cảng biển nước sâu, chất lượng hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống táitạo năng lượng được ưu tiên đầu tư để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trongchu kỳ phát triển khu công nghiệp, logistics Sự tăng trưởng mạnh mẽ tầng lớp trung lưuvới thu nhập khả dụng tăng cao và sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử ngày naysẽ là nguồn cầu mạnh mẽ thúc đẩy thị trường logistics của Việt Nam phát triển Mặt khác, sản xuất công nghiệp tại Việt Nam được hưởng lợi thế từ các hiệp định thươngmại tự do (FTA) Tính đến đầu năm 2020, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về số lượngFTA đã được ký kết Các FTA sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hưởng cácưu đãi giảm thuế hấp dẫn khi xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ vàchâu Âu Vì vậy, các hiệp định đã ký kết trong thời gian qua như: Hiệp định Đối tác toàndiện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa ViệtNam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam và Liênminh Châu Âu (EVIPA) sẽ đem lại lợi thế cho việc thu hút đầu tư và dịch chuyển sảnxuất không chỉ ở các khoản đầu tư mới mà cả việc mở rộng các dự án sẵn có Một điểmquan trọng khác khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, đó là cácchính sách hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan ban ngành cho các nhà đầu tư nướcngoài Đơn cử về hoạt động đầu tư của LG Display Vietnam Haiphong vào tháng 02 năm2021, mặc dù đây là một dự án rất lớn, nhưng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và cáccơ quan của thành phố đã tập trung, giải quyết thủ tục đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăngký đầu tư cho dự án trong 05 ngày (từ ngày 28/01/2021) Việc cải cách thủ tục hànhchính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp Việt Nam trở thành một điểm đếnquan trọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4

Trang 6

Nhóm 3 - Kinh doanh quốc tế

Doanh thu của các nhà máy LG tại Việt Nam tăng trưởng tốt theo thời gian Trong năm2020, nhà máy LG Electronics Vietnam Haiphong đạt 5.556 tỷ won (trên 118.000 tỷđồng), lợi nhuận ròng 197 tỷ won (4.200 tỷ đồng) Trong khi đó, nhà máy LG Innotek đạtdoanh thu 1.743 tỷ won (37.100 tỷ đồng), lợi nhuận ròng 99 tỷ won (2.100 tỷ đồng) Đặcbiệt, LG Display đạt doanh thu 1.830 tỷ won (33.450 tỷ đồng), lãi sau thuế 165 tỷ won(317 tỷ đồng) Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2016-2020, LGVietnam đóng góp hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, trở thành động lực quyết địnhtrong thặng dư thương mại của Việt Nam Cơ quan này cho rằng ngành điện tử Việt Namvẫn đang dùng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phầnlớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như LG Vietnam.

Tính đến nay, LG Vietnam đã tạo hàng chục ngàn việc làm cho người lao động Việt Nam.Riêng dự án đầu tư vào LG Display năm 2021 sẽ tạo ra khoảng 5.000 việc làm mới vàđóng góp hàng triệu USD cho phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng Bên cạnh đó, côngty đã đầu tư xây dựng ký túc xá cho người lao động, đến nay đã đáp ứng được chỗ ở miễnphí cho hơn 5.000 lao động Đặc biệt, trong năm 2020, LG Display Vietnam Haiphong đãủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ đồng bàomiền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng của lũ lụt Bên cạnh đó, công ty đã trao tặng10.000 bộ kit xét nghiệm, trang phục, kính bảo hộ và khẩu trang cho các tổ chức, cá nhântrên địa bàn thành phố Hải Phòng.

1 Tóm tắt tình huống

LG Electronics là một công ty đổi mới công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sở chính đặttại thủ đô Seoul, Hàn Quốc Các lĩnh vực kinh doanh chính của LG bao gồm thiết bị giảitrí gia đình, truyền thông di động, thiết bị gia dụng điều hòa không khí và giải pháp kinhdoanh.

Năm 1995 LG chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam với tên gọi LG SelElectronics và mở nhà máy 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hưng Yên để sản xuất mộtsản phẩm duy nhất là tivi CTV Sau đó LG tiếp tục mở rộng đầu tư lắp đặt thêm các dâychuyền, xây dựng 3 nhà máy mới tại Tràng Duệ, Hải Phòng năm 2013, 2016, 2017 vàcũng mở rộng sản xuất đa dạng các sản phẩm khác như điện thoại di động, màn hình máytính, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt Đến năm 2021 thì LG đã đầu tư thêm vốn tại nhà máyLG Display Hải Phòng và trở thành dự án FDI với số vốn lớn đầu tiên tại Việt Nam Mục đích LG chọn Việt Nam để đầu tư vì muốn bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, tận dụngcác chính sách, vị trí địa lý thuận lợi ở Việt Nam để phát triển kinh doanh và nội dung bàiviết cũng nói đến những lợi ích mà Việt Nam nhận được từ sự đầu tư của LG như pháttriển sản xuất công nghệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làmcho người lao động và nhiều chính sách hỗ trợ xã hội, người dân khi gặp khó khăn.

5

Trang 7

2 Đánh giá bài viết2.1 Mục đích

Mô tả và giới thiệu quá trình đầu tư và phát triển của LG Electronics, Inc tại thị trườngViệt Nam.

 Bài viết tập trung vào việc LG đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam thông qua việcxây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ tại Hải Phòng vàTràng Duệ Bài viết cũng thể hiện rằng LG Electronics đã tìm kiếm cơ hội đầu tưtại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tận dụng các lợi thế kinhdoanh, địa lý, và các hiệp định thương mại tự do.

 Ngoài ra, bài viết cũng nêu rõ những lợi ích và đóng góp của LG Electronics choViệt Nam, như tạo việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hànghóa, cũng như các hoạt động xã hội như hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19và hỗ trợ cộng đồng.

Tóm lại, bài viết nhằm trình bày việc LG Electronics đã và đang là một trong những nhàđầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam và cung cấp cái nhìn về cách doanh nghiệp này đãhưởng lợi từ môi trường kinh doanh và các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam,đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

2.2 Câu hỏi

Câu hỏi chính mà tác giả đặt ra trong bài viết này:

 Tại sao LG lại chọn đầu tư mở nhiều nhà máy tại Việt Nam ? VN sẽ nhận được lợi ích kinh tế gì từ việc đầu tư của LG ?

2.3 Thông tin

Các thông tin được thể hiện trong bài viết bao gồm: lịch sử đầu tư của LG tại Việt Nam,vốn đầu tư, mức thuế và lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) Tác giả cũngđưa ra thông tin về việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam và việc Chính phủ ViệtNam khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Để kiểm tra thông tin có thể tham khảo các tài liệu: Trang web của LG Electronics

 Trang web báo đầu tư Trang web nhà đầu tư

(https://nhadautu.vn/lg-va-nhung-con-so-biet-noi-tai-thi-truong-viet-nam-d50535.html )

2.4 Suy luận

Tác giả đã đưa ra những kết luận chính trong bài viết:

 FDI là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ViệtNam: LG Electronics, Inc đã đầu tư một loạt dự án FDI tại Việt Nam, giúp tạo ra

6

Trang 8

Nhóm 3 - Kinh doanh quốc tế

cơ hội việc làm, tăng sản xuất, và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đấtnước.

 Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI: Sự chọn lọc của LGđầu tư vào Việt Nam chứng tỏ rằng Việt Nam cung cấp môi trường đầu tư thuậnlợi, chi phí lao động cạnh tranh và các hiệp định thương mại tự do hỗ trợ. Các hiệp định thương mại tự do đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư

nước ngoài: Các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA và EVIPA đãcung cấp ưu đãi giảm thuế và cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp đầu tư tạiViệt Nam.

 Hỗ trợ từ chính phủ là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầutư nước ngoài, điều này đã đóng vai trò trong việc thu hút FDI.

Các kết luận trên có cơ sở dựa trên các thông tin cụ thể và số liệu được cung cấp trongbài viết Tuy nhiên, đánh giá toàn diện vẫn cần phải dựa trên nhiều nguồn thông tin khácnhau và có thể phụ thuộc vào quan điểm và phân tích cụ thể từ từng người.

2.5 Giả thiết

Tác giả xem như hiển nhiên rằng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tưnước ngoài, và đã cung cấp thông tin và lý do rõ ràng về tại sao Việt Nam thu hút nhiềuđầu tư, bao gồm vị trí chiến lược, hạ tầng phát triển, các hiệp định thương mại tự do(FTA), và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hấp dẫnvà tiềm năng đầu tư của một quốc gia luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và điềunày có thể thay đổi theo thời gian và tình hình kinh tế toàn cầu Điều quan trọng làthường xuyên đánh giá và nghiên cứu cụ thể khi xem xét đầu tư tại một quốc gia cụ thể.Sự đóng góp của LG Electronics cho kinh tế Việt Nam: Tác giả xem như rõ ràng rằng LGElectronics đã có sự đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam thông qua việc tạo ra việclàm cho người lao động Việt Nam và góp phần vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa củaquốc gia Tuy nhiên, có thể tồn tại nghi vấn hoặc quan điểm đối lập về cách LGElectronics thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm cả quyền lao động,môi trường, và tác động xã hội Điều này có thể phụ thuộc vào cách công ty quản lý vàtương tác với các khía cạnh khác nhau của xã hội và kinh tế Việt Nam.

2.6 Khái niệm

FDI: là viết tắt của "Foreign Direct Investment"- "Đầu tư trực tiếp nước ngoài" FDI xảy

ra khi một cá nhân, tổ chức, hoặc doanh nghiệp từ một quốc gia đầu tư vốn, tài sản, hoặcnguồn lực trực tiếp vào một quốc gia khác Điều này thường bao gồm việc sáng lập hoặcmua cổ phần của một doanh nghiệp ở quốc gia tiếp nhận.

Dòng vốn FDI ra nước ngoài: thể hiện số tiền và tài sản mà các doanh nghiệp hoặc tổ

chức từ một quốc gia đầu tư vào các doanh nghiệp hoặc dự án ở các quốc gia ngoài lãnhthổ quốc gia gốc.

7

Trang 9

Đầu tư mới: là một trong hai hình thức chính của FDI Liên quan đến việc một công ty

hoặc tổ chức từ một quốc gia thành lập hoặc sáng lập một công ty mới ở một quốc giakhác Trong hình thức đầu tư mới, công ty sẽ đầu tư vốn và tài sản mới vào việc thiết lậpvà hoạt động một công ty con hoàn toàn hoặc chi phối một phần ở nước tiếp nhận Điềunày có thể bao gồm việc mua đất, xây dựng nhà máy, thuê nhân viên, và quản lý tất cảcác hoạt động kinh doanh của công ty con này.

Xuất khẩu (exporting): sản xuất hàng hóa trong nước rồi vận chuyển chúng đến các

nước tiếp nhận để bán.

FTA: là viết tắt của "Free Trade Agreement" - "Hiệp định Thương mại Tự do" Đây là

một hiệp định giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cảnthương mại giữa các quốc gia ký kết hiệp định đó Mục tiêu chính của FTA là tạo điềukiện thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ, tăng cường sự cạnh tranh, và thúcđẩy hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia thành viên.

CPTPP: là viết tắt của "Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership’’ - "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương" Đây làmột thỏa thuận thương mại quốc tế giữa một nhóm các quốc gia nhằm tạo ra môi trườngkinh doanh ổn định, giảm thuế quan và các rào cản thương mại, cũng như tăng cường hợptác đa phương giữa các quốc gia thành viên.

EVFTA: là viết tắt của "European Union-Việt Nam Free Trade Agreement", tức là "Hiệp

định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam" Đây là một hiệp địnhthương mại tự do ký kết giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt độngbuôn bán và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của cả hai bên.

EVIPA: là viết tắt của "EU-Việt Nam Investment Protection Agreement", tức là "Hiệp

định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam" Hiệp định này nhằm bảo vệquyền lợi đầu tư của các nhà đầu tư từ Liên minh châu Âu tại Việt Nam và ngược lại.

Khoản đầu tư mới: thường đề cập đến số tiền hoặc tài sản mới được đầu tư vào một dự

án, một công ty, hoặc một nguồn tài nguyên mà trước đây chưa được đầu tư hoặc sửdụng Đây có thể là vốn đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể.

2.7 Hàm ý

Hàm ý chính của bài viết là Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhàđầu tư nước ngoài như LG Electronics, Inc Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, cơ sở hạtầng phát triển, chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các hiệp định thương mại tự do, ViệtNam đã tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn Vai trò quan trọng của chính phủ trongviệc tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cùng với sự đầu tư liêntục từ các tập đoàn lớn như LG, là minh chứng cho sự thành công trong việc thu hút vốnđầu tư và tạo việc làm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

8

Trang 10

Nhóm 3 - Kinh doanh quốc tế

Nếu đọc và hiểu sai lập luận của tác giả có thể dẫn đến sự hiểu biết thiếu chính xác vềtình hình thị trường đầu tư tại Việt Nam và vai trò của chính phủ trong việc thu hút vốnđầu tư nước ngoài.

2.8 Quan điểm

Dựa trên nội dung của bài viết, có thể nhận thấy rằng tác giả muốn thể hiện quan điểmtích cực về sự phát triển kinh tế của Việt Nam và nỗ lực của chính phủ trong việc thu hútvốn đầu tư nước ngoài Tác giả muốn tăng cường niềm tin về môi trường kinh doanhthuận lợi của Việt Nam và hành động tích cực của chính phủ để tạo ra điều kiện tốt hơncho các doanh nghiệp nước ngoài, như LG Electronics, Inc.

Bằng cách trình bày thông tin chi tiết về sự đầu tư và hoạt động của LG tại Việt Nam, tácgiả tạo ra một bức tranh tích cực về mức độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam và khả năngcủa đất nước này trong việc thu hút và duy trì vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, việcđề cập đến các lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển kinh tế cũng nhằm tăng cường lòngtin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy trong khu vực kinh tếtoàn cầu.

3 Trả lời các câu hỏi

Câu 1 LG thâm nhập vào Việt Nam theo phương thức thâm nhập thị trường nào? Theo

những kiến thức bạn đã nghiên cứu trong môn Kinh doanh Quốc tế, tại sao LG lựa chọnphương thức thâm nhập thị trường này?

LG đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua phương thức đầu tư trực tiếp (cụ thểhơn là đầu tư mới - là việc thành lập doanh nghiệp mới ở nước ngoài) bằng việc mở cácnhà máy sản xuất tại Việt Nam Lựa chọn này có thể được giải thích bằng một số lý do:

 Tiềm năng thị trường: Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanhnhất ở khu vực Đông Nam Á và có dân số lớn Sự tăng trưởng của nền kinh tế vàthu nhập cá nhân tại Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vựcđiện tử và thiết bị gia dụng.

 Giảm chi phí sản xuất: LG đã thực hiện đầu tư trực tiếp để xây dựng các nhà máysản xuất tại Việt Nam, nhờ đó họ có thể tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp vàchi phí sản xuất thấp hơn so với các nước phát triển khác Điều này giúp LG cảithiện sự cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận.

 Hiệp định thương mại tự do: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do(FTA) với các quốc gia và khu vực khác, bao gồm CPTPP, EVFTA, và EVIPA.Những FTA này cung cấp các ưu đãi giảm thuế cho việc xuất khẩu sản phẩm từViệt Nam ra các thị trường quốc tế lớn như Mỹ và châu Âu Điều này làm choViệt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn sử dụng lợithế của các FTA.

9

Ngày đăng: 31/05/2024, 15:37

w