1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề quy luật mâu thuẫn và những vấnđề đối lập trong nền kinh tế thị trườngviệt nam hiện nay

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bởi vì em nghĩ cái gì xảy ra cũng cólí do cả, chính vì thế mà quy luật mâu thuẫn sẽ là một trong những chìa khóa hữu ích để em có thể sửdụng để mở dần các cánh cửa của các mặt đối lập, m

Trang 2

STTHỌ VÀ TÊNMÃ SỐ SINH VIÊNĐÁNH GIÁ

Trang 3

1.Tính tất tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 9

2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 11

19

Trang 4

Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, cho dù bạn là người thuộc độ tuổi nào,tầng lớp nào, nghề nghiệp nào, mối quan hệ nào đi chăng nữa thì trong quá trình sống, học tập trảinghiệm và làm việc thì cũng sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn Những mẫu thuẫn ấy có thểxảy ra giữa người với người, giữa người với vật, giữa vật với vật, hay thậm chí là giữa bản thânchúng ta với chính bản thân mình

Với kiến thức từ quy luật mâu thuẫn, bản thân em có thể áp dụng nó để xem xét, áp dụng, hiểubản thân mình và các sự vật, mối quan hệ xung quanh mình hơn Bởi vì em nghĩ cái gì xảy ra cũng cólí do cả, chính vì thế mà quy luật mâu thuẫn sẽ là một trong những chìa khóa hữu ích để em có thể sửdụng để mở dần các cánh cửa của các mặt đối lập, mâu thuẫn trong thực tiễn từ đó mở rộng nhận thứccủa bản thân hơn.

Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội thì việc xã hội sẽ không ngừng phát triển vàthay đổi Chính vì thế để có thể giải thích được nguyên nhân do đâu lại dẫn đến sự hình thành của xãhội mới này? Tại vì sao xã hội cũ lại biến mất? Tại sao nền văn minh của con người giữa các quốc gialại khác nhau? Tại sao lại có sự thay đổi chuyển tiếp từ xã hội Phong kiến dần nên xã hội chủ nghĩa?Hay chỉ đơn giản tại sao chúng ta phải học tập, làm việc? Chính vì thế mà em nghĩ việc am hiểu vềquy luật mâu thuẫn sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc trả lời các câu hỏi trên

Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của ViệtNam là tất yếu Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trungquan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mà mốc đánh dấu là Đại hội Đảng VI (tháng 12 năm1986) Kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất nhiều mật ưu điểm.Tuy nhiên theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũngchứa đựng trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập Điều này cũng đúng trong nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay, trong lòng nó đang chứa đựng các mâu thuẫn Những mâu thuẫn nàyđang hiện diện và tác động mạnh mẽ tới quả trình phát triển nền kinh tế đất nước Việc nhận thức rõvấn đề này và giải quyết chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tếViệt Nam hiện nay Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Nhận thức được tầm quan

trọng của vấn đề này và bằng những kiến thức thu được trong năm học vừa qua tôi chọn đề tài: "Quyluật mâu thuẫn và vận dụng vào mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường ở Việt Namhiện nay.”

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân cơ bản củaphép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biệnchứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển Theo V.I.Lênin,

Trong phép biện chứng duy vật, là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ và tácđộng theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau củacác mặt đối lập Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng, các bộ phận, các thuộc tính… có khuynhhướng biến dổi trái ngược nhau Mâu thuẫn vừa là sự thống nhất vừa là sự đấu tranh của hai mặt đốilập Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

là những yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng Mặt đối lập là các bộ phận, các thuộctính, có khuynh hướng vận động biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên,xã hội và tư duy Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, tạo nên trạng thái ổnđịnh tương đối của sự vật, hiện tượng, vừa đấu tranh lẫn nhau để tạo ra sự vật hiện tượng mới

là sự liên hệ quy định, ràng buộc lẫn nhau cần đến nhau, nươngtựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại, không có mặt này thì khôngcó mặt kia Trong trạng thái thống nhất, các mặt đối lập tác động ngang nhau, còn tồn tại những yếu tốgiống nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.Thống nhất trong trường hợp này được hiểu như là trạng thái đồng nhất, tức những yếu tố chung củahai mặt đối lập cùng giữ vai trò chi phối sự vật Tuy nhiên, đồng nhất không tách rời với sự khác nhau,với sự đối lập, bởi mỗi sự vật, hiện tượng vừa là bản thân nó, vừ là sự vật, hiện tượng đối lập với nóbên trong đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, đối lập.Cũng do sự đồng nhất này mà trong nhiềutrường hợp khi mâu thuẫn xảy ra và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vàonhau Không có sự thống nhất, không tạo thành sự vật Sự thống nhất là từ bên trong, do nhu cầu tồntại, nhu cầu vận động và phát triển của các mặt đối lập, nếu sự thống nhất bị phá huỷ thì sự vật khôngtồn tại nữa.

là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng xungđột, bài trừ, phủ định lẫn nhau, của các mặt đối lập Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất, đồng nhất,khác nhau của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh của chúng, bởi trong sự ràng buộc, quyđịnh lẫn nhau chúng vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau giữa chúng Quá trình đấu tranhcủa các mặt đối lập ban đầu được thể hiện dưới dạng khác biệt, sau đó phát triển thành xung đột giữahai mặt đối lập với nhau, cuối cùng xung đột đó chuyển thành mâu thuẫn Khi mâu thuẫn nảy sinh,giữa các mặt đối lập có sự xung đột, bài trừ, phủ định lẫn nhau, chuyển hóa vào nhau, mâu thuẫn đượcgiải quyết Chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.

Trang 6

Do sự đa dạng của thế giới nên các hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng (chuyển hóa từng phần vàchuyển hóa toàn bộ)

Như vậy, thế giới hiện thực khách quan sẽ không ngừng vận động và phát triển trong sự thốngnhất và đấu tranh của hai mặt đối lập Trong đó, thống nhất là tạm thời, là tương đối, chỉ tồn tại trongtrạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng Tính tương đối của sự thống nhất giữa các mặt ấylàm cho thế giới phân thành các sự vật đa dạng, phức tạp và gián đoạn Đấu tranh là vĩnh viễn và cótính tuyệt đối Đấu tranh sẽ phá vỡ sự ổn định tương đối của trạng thái thống nhất, dẫn đến sự chuyểnhóa về chất của các mặt đối lập Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm cho sự vận động,phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục Về vấn đề này, khi chú ý

Bản thân thế giới khách quan là tập hợp đa dạng thức các sự vật hiện tượng, chúng luôn vận độngvà phát triển trong những mối liên hệ phức tạp với nhau nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp Sựđa dạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối lập, vào điều kiện mà trong đó sự tác động qualại giữa các mặt đối lập triển khai, vào trình độ tổ chức của sự vật, hiện tượng mà trong đó mâu thuẫntồn tại Mỗi sự vật, lĩnh vực khác nhau thì có những mâu thuẫn khác nhau Do đó, chúng có vai tròtác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật Về nguyên tắc, ta có thể chia thànhcác loại mâu thuẫn như sau:

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn bên trong vàmâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đốilập, nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng, chúng có vai trò quy định trực tiếp quá trình vận động vàphát triển của sự vật, hiện tượng xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật,hiện tượng với nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải thôngqua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều là những mâuthuẫn giữa các mặt, các bộ phận, yếu tố bên trong cấu thành sự vật, hiện tượng nên có thể gọi chùnglà mâu thuẫn bên trong Song các đối tượng còn có những mối liên hệ và quan hệ với các đối tượngkhác thuộc môi trường tồn tại của nó, những mâu thuẫn loại này gọi là các mâu thuẫn bên ngoài Tuynhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi trong quan hệ này hoặc so với một số đốitượng này, nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác, so với một số đối tượng khac thì nó lại là bênngoài.

Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâuthuẫn không cơ bản là những mâu thuẫn bên trong, tất yếu, tác động trong suốtquá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; nó quy định bản chất, quá trình vận động và sự phát triển củasự vật hiện tượng từ khi chúng được hình thành đến lúc tiêu vong đặc trưngcho một phương diện nào đó, không quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Mâuthuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản Trên thực tế, sự phân chia mâu thuẫn cơbản và mâu thuẫn không cơ bản chỉ có tính tương đối

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗigiai đoạn nhất định có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu

là những mâu thuẫn bên trong, luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiệntượng,có tác dụng đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển Giải

Trang 7

quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn, còn sựphát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này sang hình thức khác phụ thuộc vàoviệc giải quyết mâu thuẩn chủ yếu, cơ bản nhưng chỉ xuất hiện trong những điều kiện môi trường vàthời điểm nhất định, khi những yếu tố điều kiện mất đi thì những mâu thuẫn này không còn là cơ bảnnữa là những mâu thuẫn không có vai trò hoặc có vai trò phụ trợ trong sự vậnđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn thứ yếu thường là những mâu thuẫn bên ngoài,ngẫu nhiên Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối., tùy theo từng hoàncảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song song điều kiện khác lại là thứ yếu vàngược lại.

Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở mộtgiai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

là mâu thuẫn bên trong, trực tiếp và chủ yếu giữa các giai cấp, tập đoàn người, lựclượng, xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được Đó là mâu thuẫngiữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị

là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội có lợi ích cơ bảnkhông đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời

Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận dộng và phát triển, Ph Anwgghen nhấn mạnh,nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển củasự vật, hiện tượng là sự tác động (theo hướng phủ dộng, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa cácmặt đối lập trong chúng Có hai loại tác động dẫn đến vận động là tác động lẫn nhay giữa các sự vật,hiện tượng (bên ngoài) và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt dối lập của cùng một sự vật, hiện tượng(bên trong); nhưng chỉ có sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập (bên trong) mới làm cho sự vật,hiện tượng phát triển.

Mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng, mâu thuẩn giữa các mặt đối lập trong sựvật, hiện tượng là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển Vìvậy, sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là

Tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập chỉ ra rằng: Mọi đối tượng đều bao gồmnhững mặt, những khuynh hướng, lực lượng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chínhnó Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sựvận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời

bản thân sự tồn tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là những mâuthuẫn nội tại Như vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, muốn xác định đúng đắn bản chất cácsự vật, sự kiện ta phải đạt đến trình độ nắm bắt được những nhân tố đối lập, mâu thuẫn của chúng,chứ không chỉ dừng lại ở sự nhận thức sự khác biệt thuần túy về hình thức, hiện tượng

Trang 8

thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng.; từ đó giải quyết mâuthuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, muốnphát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập, xác định được những mâu thuẫnkhách quan trong sự vật, hiện tượng Đó chính là cơ sở để chúng ta tìm ra phương hướng, giải phápđúng để giải quyết mâu thuẫn theo những quy luật, điều kiện khách quan

phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từngloại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóagiữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyếtmâu thuẫn đó

phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập Dođó, trên thực tế khi phát hiện mâu thuẫn đã chín muồi, ta nhất thiết tạo mọi điều kiện đề mâu thuẫngiải quyết, tạo ra cái mới Cần tránh thái độ nôn nóng hay bảo thủ trong giải quyết các mâu thuẫn,càng không nên tìm cách dung hòa, xóa nhòa mâu thuẫn

Trang 9

1.Tính tất tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

* Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quả trình phát triển nềnkinh tế đất nước.

Như đã biết kinh tế thị trường là một kiêu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất củavăn minh nhân loại Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản Ngàynay, kinh tế thị trưởng tư bản chủ nghĩa đã phát triển tới trình độ khá cao và phồn thịnh ở các nước tưbản phát triển.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng Bên cạnh mặt tích cực nócòn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sảnxuất chi phối Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, cảng ngày mâu thuẩn của chủ nghĩa tưbản cảng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm bất công và bất ổncủa xã hội, đào sâu thên hố ngăn cách giữa người giảu và người nghèo Chính vì thế mà, như C Mácđã phân tích và dự bảo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải được thay thế bởi một phương thức sản xuất vàchế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn Chủ nghĩa tư bản, mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tựđiều chỉnh và tự thích nghi, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thểtự giải quyết được , có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chứng nào mâu thuẫn mà thôi Nền kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại dang ngày càng thể hiện xu hướng tự phù định và tự tiến hoá đểchuyển sang một giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hoá Đây là tất yếu khách quan, làquy luật phát triển của xã hội Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát khôngthể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Mô hình chủ nghĩa xã hội kiếu Xô Viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớmkhắc phục khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, mộtphương thức sản xuất văn minh hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản Nhưng có lẽ, do nôn nóng, làm tráiquy luật, không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cục đã không thành công.Liên Xô khắc phục sự nóng vội bắn cách đưa ra thực hiện "chính sách kinh tế mới “(NEP) mà nộidung cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hoá, chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chếthị trường Muốn thế, Nga cần phải sử dụng quan hệ tiền tệ – hàng hoá và phát triển kinh tế hàng hoánhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất Tuychỉ mới thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng NẸP đã đem lại những kế quả tích cực cho nướcNga hồi phục và phát triển kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều nghành kinh tế hoạt động năng động,nhộn nhịp hơn Tiếc rằng, tư tưởng của V.I Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội với chính sách NEPđã không được tiếp tục thực hiện sau đó.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những khuyết tật của mô hình kinh tế Xô Viết bộc lộ rarất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng trì trệ Một số

Trang 10

nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tỉnh hình bằng công cuộccải cách, cải tổ nhưng với một " tư duy” chính trị mới, họ đã mắc sai lâm nghiêm trọng cực đoan,phiến diện đẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, đã làmlộ rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế cứng nhắc, phi thị trường, mặc dù những khuyết tật đókhông phải là nguyên nhân tất yếu dẫn tới sự sụp đổ Việt nam là một nước nghèo, kinh tế kỹ thuậtlạc hâu, trình độ xã hội còn thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, di lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lýtưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng

thiêng liêng ngàn đời của nhân dân Việt Nam Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đólà câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản Chúng ta đã áp dụng mô hình chủnghĩa xã hội kiểu Xô Viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thuđược những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh.Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải mộtsố sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chỉ Lổisuy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội không tôn trong quy luật khách quan, nhận thức về chủnghĩa xã hội không đúng với thực tế ở Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã đề rađường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩaxã hội Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội,đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế,thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hành hoá và thị trường Phê phán triệt để cơ chế tậptrung, quan liêu , bao cấp và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh Đại hội VI là mộtmốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

* Bản chất và những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamNói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải kinh tế thị trường tựdo theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải kinh tế bao cấp quản lý theo kiểu tập trung quan liêubao cấp và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa bởi vì Việt Nam đang ở trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọcthành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩysức sản xuất, xã hội hoá lao động, cả tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ranhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân : đồng thời phải có nhữngbiện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Đây cũng là sự lựa chọn tự giáccon đường và mô hình phát triển trên cơ sở quản triệt lý luận Mác - Lênin nắm bắt đúng quy luậtkhách quan và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất,phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhândân Phát triển lực lượng sản xuất hiện dại gắn liền với phát triển quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

Trang 11

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sơ hữu nhiều thành phần kinhtế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo : kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước xã hội chủnghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sứcmạnh vật chất của kinh tế nhà nước : đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinhtế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, pháthuy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động,của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị rường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao độngvà hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất,kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá và giáodục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục vàđào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đất nước.

C Mác khẳng định rằng: " sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hoà là những hiện tượng thuộcvề nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúngkhông giống nhau Chúng ta hoàn toàn chưa biết gì về những đặc điểm riêng của những phươngthức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức sản xuất ấy, nếu chúng ta chỉ cónhững phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hoà, những phạm trù chung của tất cả các phươngthức ấy".

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủquan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận độngkhách quan của kinh tế thị trường trong thời đại hiện nay Đảng cộng sản Việt nam trên cơ sở nhậnthức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thịtrường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam, để đưara chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thịtrường để thực hiện mục tiêu từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là một kiêu kinh tếthị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường.

2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

* Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vẫnđề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp, mâu thuẫn giữa hai lựclượng này và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học Mạc- Lênin, theo đó lực lượngsản xuất là nội dung của sự vật còn quan hệ sản xuất là ý thức của sự vật, lực lượng sản xuất là yếu tố

Ngày đăng: 22/05/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w