trình bày nội dung và tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
trình bày nội dung và tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN……… o0o………

BÀI TẬP LỚN

MÔN: Kinh Tế Chính trị Mác-LêninĐỀ BÀI: Trình bày nội dung và tác động của quy luậtcạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Liên hệ với thực

tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Trang 2

2.Nội dung quy luật cạnh tranh 4

3.Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5

Trang 3

I.PHẦN MỞ ĐẦU

Trong suốt tiến trình 35 năm đổi mới vừa qua, về mặt kinh tế, mô hình phát triển kinh tế tối ưu của nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu là tất yếu khách quan Cạnh tranh chính là liều thuốc thần kỳ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội; nhờ vậy, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn vận động, đổi mới liên tục để phát huy hết khả năng, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao để giành được lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Trong những năm gần đây, trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập, so với các nước trong khu vực, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn còn có những khoảng cách nhất định Hội nhập là cơ hội hay thách thức thì phụ thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng vượt qua thách thức của các doanh nghiệp cũng như của Việt Nam Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần có những chiến lược phát triển cụ thể, trong đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hay nói cách khác là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh mới là yếu tố quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp

Để có cái nhìn sâu sắc về vấn đề nan giải trên, vận dụng kinh tế chính trị Mác – Lênin với quy luật cạnh tranh là cơ sở lý luận xác đáng và đúng đắn nhất Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Trình bày nội dung và tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta” để nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được tìm hiểu về quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng như những tác động mà nó mang lại, và mở rộng tầm nhìn sâu sắc hơn nữa vào thực tiễn về những tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Trang 4

II.PHẦN NỘI DUNG

A NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN1 Một số khái niệm

1.1 Kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó

là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổiđều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thịtrường Đây là một nền kinh tế được hình thành khách quan trong lịch sử Ở đó

tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

1.2 Cạnh tranh

Một điều hiển nhiên rằng mục đích của người sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa Tuy nhiên, điều kiện sản xuất của mỗi doanh nghiệp là khác Vì vậy, họ phải cạnh tranh với nhau để giành giật những điều kiện thuận lợi cho mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận Bên cạnh đó, những điều kiện sản xuất này lại luôn thay đổi và biến động; do đó cạnh tranh lại không ngừng tiếp diễn Vì vậy, cạnh tranh là một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh tế trên thị trường nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích tối đa hoá lợi ích, chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường.

Canh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản

chủ nghĩa Chung quy lại, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế

giữa những chủ thể trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi íchnhất cho mình Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường

càng trở nên thường xuyên, gay gắt và quyết liệt hơn Chính vì vậy, nhiều người ví von rằng thương trường là chiến trường

2 Nội dung quy luật cạnh tranh

Nếu Kinh tế thị trường được ví như một sân chơi, thì các chủ thể kinh tế được coi những người tham gia chơi Mỗi chủ thể kinh tế đều phải tự trả lời câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Và tất nhiên, do sự khác biệt về lợi ích và điều kiện sản xuất, để đạt được lợi nhuận tối đa thì cạnh tranh trên thị trường là tất yếu khách quan Hay nói cách khác, các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình của “Quy luật cạnh tranh”.Quy luật cạnh tranh được diễn giải như sau:

Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hànghóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu

Trang 5

cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa Quy luật cạnh tranhxuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, của quy luật giá trị.

Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế nói lên mối quan hệ cạnh tranh tất yếu giữa những chủ thể trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá.

3 Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường3.1 Những tác động tích cực

Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Trong kinh

tế thị trường, rất nhiều doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh nổi lên và cùng phát triển, vì vậy, việc một doanh nghiệp có nhiều đối thủ là vấn đề không thể tránh khỏi Và để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh quyết liệt như vậy đòi hỏi mọi chủ thể kinh tế đều phải có lợi thế cạnh tranh Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề người lao động, hợp lý hóa quá trình sản xuất Kết quả, cạnh tranh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển nhanh hơn Một ví dụ về cạnh tranh giữa các hãng điện thoại như sau: để chiếm lĩnh thị trường, các hãng điện thoại như Samsung, Iphone, Oppo, liên tục phải đổi mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ, thay đổi các mẫu mã sản phẩm, chính sách hậu đãi khách hàng, Những động thái đó đã giúp cho lĩnh vực sản xuất điện thoại ngày càng phát triển, nhiều dòng điện thoại với những tính năng ưu việt liên tục được phát minh Người tiêu dùng được quan tâm nhiều hơn Nhìn rộng ra, đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Trong nền

kinh tế thị trường, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh ngoài việc hợp tác, họ luôn cạnh tranh với nhau để giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, họ liên tục đổi mới và sáng tạo Nhờ vậy, các chủ thể kinh tế trở nên năng động, nhanh nhẹn, nhạy bén hơn với thị trường Các chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường Thông qua đó, nền kinh tế không ngừng được hoàn thiện.

Khi kinh tế Việt Nam xóa bỏ cơ chế Kế hoạch hóa tập trung Bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường, các yếu tố thị trường của chúng ta chưa được hoàn thiện Hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, sản xuất kém hiệu quả Tuy nhiên, sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài Kết quả là doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa hoặc sáp nhập, giải thể nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giải phóng sức ép bù lỗ của ngân sách nhà nước Do vậy, chính sự cạnh tranh làm cho các chủ thể kinh tế buộc phải chuyển

Trang 6

đổi hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp, nền kinh tế thị trường không ngừng được cải thiện.

Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế không những cạnh tranh về các sản phẩm đầu ra mà còn phải cạnh tranh với nhau để tiếp cận các nguồn lực như lao động, vốn, công nghệ, tài nguyên Thông qua việc cạnh tranh, các nguồn lực được phân bổ một cách linh hoạt Ví dụ như, với nguồn lực lao động, các doanh nghiệp cạnh tranh về lương, về thu nhập để thu hút nguồn lực lao động có trình độ cao, có chất xám Hay như nguồn lực vốn, cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng với nhau để hấp dẫn nguồn lực vốn từ thị trường Kết quả của việc cạnh tranh này là người có trình độ cao sẽ được thị trường trả công xứng đáng Nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được các ngân hàng huy động và khai thác, tăng thêm giá trị cho xã hội.

Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội Trong nền

kinh tế thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất là do người tiêu dùng quyết định Do vậy, để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần Mục đích của người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận cao nhất Chính vì thế, họ phải tìm cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội Lấy ví dụ về cạnh tranh giữa các công ty du lịch của Việt Nam Trong quá trình cạnh tranh, để mở rộng được thị trường, các công ty du lịch phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, họ xây dựng nhiều loại hình tour du lịch phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau Bên cạnh đó, họ còn phải cạnh tranh với nhau về giá, về chất lượng tour, cạnh tranh về chất lượng hướng dẫn viên và các chính sách hậu đãi khách hàng Kết quả của việc cạnh tranh này là chính người tiêu dùng được lợi, họ được sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau, phù hợp với các đặc điểm về sở thích, thu nhập, về thời gian tổ chức,

3.2 Những tác động tiêu cực

Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh, xóimòn đạo đức xã hội Một hiện thực rõ ràng đó là để chạy theo lợi nhuận, sẽ có

nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, làm hàng giả, buôn lậu, tung tin phá hủy uy tín đối thủ, Những hành vi tiêu cực này gây tổn hại môi trường kinh doanh, xói mòn giá trị đạo đức xã hội buộc nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng pháp luật, bằng cơ chế và chính sách.

Thứ hai, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội, vì có thể

chiếm giữ các nguồn lực, không đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa và dịch vụ cho xã hội Ngoài ra, còn có các hành vi ép giá đối thủ, không cho đối thủ có đủ điều kiện sản xuất là khá phổ biến Ví dụ, trên thực tế ở Việt Nam,

Trang 7

các hoạt động đầu cơ, tích trữ hàng hóa để ép giá để kiếm lợi nhuận chênh lệch Điển hình là hành vi đầu cơ tích trữ khẩu trang đầu mùa dịch của một số nhà thuốc Xét dưới góc độ cạnh tranh, đó là vấn đề cạnh tranh giữa người mua và người bán, tuy nhiên, hành vi tiêu cực đó gây lãng phí các nguồn lực, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và lợi ích xã hội.

Thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội Khi các nguồn

lực bị lãng phí, được sử dụng không có hiệu quả, xã hội có ít lợi chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu, phúc lợi xã hội bị giảm bớt Ví dụ như các hành vi đe dọa, hành hung đối với các chủ xe tư nhân của các nhà xe lớn trong lĩnh vực giao thông đường bộ chẳng hạn Những hành vi vô hình chung khiến cho xã hội có ít cơ hội hơn khi lựa chọn thỏa mãn nhu cầu đi lại.

B LIÊN HỆ THỰC TIỄN

1 Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay1.1 Tác động tích cực

Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: So với nền kinh

tế lạc hậu trước đây vừa tốn nhiều sức lao động nhưng hiệu quả lại không được cao thì sau khi ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào các máy móc thiết bị, năng suất đã được nâng cao hơn rất nhiều, chất lượng cũng nhờ đó được cải thiện hơn, chính vì vậy các doanh nghiệp và người dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cũng như tạo ra được những sản phẩm có uy tín không chỉ trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%, ) Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 ước đạt 40,02 tỷ USD; tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 17 tỷ USD, trong đó có 05 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, cà phê, hạt điều)

Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội: cạnh tranh thúc đẩy

mạnh mẽ các doanh nghiệp Việt Nam tích cực thay đổi phương thức kinh doanh, thậm chí là cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhằm phù hợp hơn với thị hiếu và nhu cầu khách hàng mà vẫn giữ được giá trị riêng của mình Đúng là vậy, trong đại dịch Covid-19 vừa rồi, mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng đều đã bị ảnh hưởng sâu sắc, chính điều này đã buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng kịp thời với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân Thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ là giải pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và tồn tại được trong bối cảnh mới Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao, đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc tăng mạnh và phát triển

Trang 8

Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: Thị trường xuất

khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 22,58%/năm Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày.

Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực: Trong tiến

trình đổi mới, nhận thức về cơ chế phân bổ nguồn lực của Đảng và Nhà nước ta ngày càng đầy đủ, hoàn thiện Từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, Việt Nam chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó các thành phần kinh tế bình đẳng, các hoạt động kinh tế bị chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường và đồng thời được dẫn dắt bởi nguyên tắc, bản chất chủ nghĩa xã hội Trong thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục sản xuất thời gian qua đã có sự vào cuộc của cả Nhà nước, doanh nghiệp và cộng động

1.2 Tác động tiêu cực

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng, đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng) Như vậy, số vụ vi phạm cạnh trạnh tranh không lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiện nay.

Ta có thể lấy một vài ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh những năm gần đây ở Việt Nam:

Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh: Báo cáo đánh

giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy, trong 9 tháng năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện gần 100.000 vụ việc vi phạm; trong đó hơn có 12.200 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 83.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; trên 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội: Trải qua 4 đợt

dịch, từ năm 2020 đến nay , tình trạng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhu cầu đột biết, sự khan hiếm của thị trường… đã có hành vi gom, găm trữ, tăng giá gấp nhiều lần một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu nhằm thu lợi bất chính gây bức xúc dư luận Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, tính đến 16/2/2021 qua kiểm tra, giám sát lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 4.495 vụ đầu cơ, nâng giá bán một số mặt hàng phòng chống như khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn… hành vi vi phạm chủ yếu là găm hàng, không niêm yết giá, nâng giá bất hợp lý

Trang 9

Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội: Thu nhập của 20%

nhóm người có thu nhập thấp nhất và 20% nhóm người có thu nhập cao nhất đều tăng trong giai đoạn 2016-2020, nhưng khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm này ngày càng lớn, cho thấy sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng Phúc lợi xã hội sẽ phải chi trả nhiều hơn cho người nghèo, người thất nghiệp hay cả những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường Về dài hạn, vấn đề bất bình đẳng thu nhập cần phải được lưu ý giải quyết, và một trong những biện pháp đó là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cần đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, minh bạch giữa các cá nhân, tổ chức

2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ở Việt Namhiện nay

2.1 Về mặt tích cực

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực DN nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 95%, tổng số DN đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP, tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động Điều này khẳng định DNNVV đang là trụ cột chính trong nền kinh tế đất nước

2.2 Về mặt hạn chế

So với các quốc gia thế giới, DN Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế như: DNNVV đa phần làm dịch vụ, chỉ khoảng trên 20% là hoạt động sản xuất; trên 40% DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/1 năm; 85% DN có doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm Mặc dù, số lượng DN tư nhân tăng hàng năm nhưng quy mô bình quân của mỗi DN còn nhỏ Cùng với đó, năng suất lao động thấp, chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy, các DN này càng rơi vào vị thế bất lợi khi cạnh tranh.

Điển hình các khó khăn chung DNNVV đang gặp phải như: Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; Máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các DN Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%; Các DN Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các DN lớn

3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Về phía nhà nước:

Thứ nhất, tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về mặt chínhsách đầu tư trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

Thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Trang 10

Thứ ba, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành |kinh tế ở cấp địa phương đồng thời tăng cường năng lực công tác điều tiết vàphối hợp vĩ mô của các bộ, ngành trung ương là một yêu cầu quan trọng hiệnnay

Thứ tư, hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấpthông tin công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp, tạo lập và phát triển thịtrường công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnhtranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm

- Về phía doanh nghiệp:

Thứ nhất, bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnhtranh quốc tế của doanh nghiệp

Thứ hai, phải xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn.

Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự đa dạng củadịch vụ cung cấp

Thứ tư, xây dựng bộ phận thông tin thị trường thường xuyên theo dõi cập nhậtđầy đủ diễn biến của thị trường và chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự Thứ năm, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật

Ngày đăng: 30/04/2024, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan