1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế củamột thương hiệu nổi tiếng

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của một thương hiệu nổi tiếng (Samsung)
Tác giả Phan Thị Ái Ái, Vương Kim Ái, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thị Cẩm Lai, Đổ Thành Nhân, Dương Thị Mỹ Ngọc, Lê Phan Mỹ Ngọc, Trương Bửu Ngọc
Người hướng dẫn Phan Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,34 MB

Cấu trúc

  • Phần I: Tổng quan về tập đoàn Samsung (6)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung (6)
      • 1.1 Lịch sử hình thành (6)
      • 1.2 Lịch sử phát triển (6)
    • 2. Thông tin chung về công ty Samsung tại Việt Nam (8)
    • 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung (10)
  • Phần II. Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Samsung tại Việt Nam (10)
    • 1. Phân tích môi trường kinh doanh (10)
      • 1.1 Môi trường kinh tế (10)
      • 1.2 Môi trường chính trị (11)
      • 1.3 Môi trường pháp luật (12)
      • 1.4 Môi trường văn hóa - đạo đức kinh doanh (12)
    • 2. Phân tích SWOT của Samsung (0)
      • 2.1 Phân tích điểm mạnh (13)
      • 2.2 Phân tích điểm yếu (15)
      • 2.3 Phân tích cơ hội (16)
      • 2.4 Phân tích thách thức (17)
    • 3. Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung (0)
      • 3.1 Đầu tư vào thị trường Việt Nam (21)
      • 3.2 Tầm nhìn hướng đến Việt Nam (công ty con) (22)
      • 3.3 Các chiến lược Marketing (23)
      • 3.4 Chiến lược cạnh tranh của Samsung (26)
      • 3.5 Tập trung năng lực cốt lõi vào thị trường Việt Nam (28)
      • 3.6 Đề ra mục tiêu kép tại thị trường Việt Nam (29)
  • Phần III. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong chiến lược kinh doanh của Samsung (29)
    • 1. Xây dựng năng lực cốt lõi với yếu tố con người (29)
    • 2. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (29)
    • 3. Doanh nghiệp cần trang bị tư duy hệ thống và tầm nhìn xa (30)

Nội dung

Trong bài tiểu luận Nhập môn Kinh doanh quốc tế, Nhóm LFA tập trung nghiên cứu về chiếnlược kinh doanh quốc tế của Samsung tại thị trường Việt Nam với nội dung cụ thể nằm trong3 phần sau

Tổng quan về tập đoàn Samsung

Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung

Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼성; Hanja: 三星; âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên âm tiếng Việt: Xam Xâng, nghĩa là 3 ngôi sao), là một tập đoàn quốc tế của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul.

Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ 3 thập kỷ sau, tập đoàn đa dạng ngành nghề bao gồm: chế biến thực phẩm - dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ

Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70 Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol Từ thập kỷ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

Trụ sở công ty Samsung Sanghoe Ở Daegu, cuối thập kỷ 30

- Năm 1938, Lee Byung-chull, con trai của một địa chủ giàu có, thành lập một công ty với 40 công nhân, chuyên xuất khẩu rau quả và làm mì tôm Trong số các mặt hàng Samsung Sanghoe kinh doanh có cả cá khô.

- Samsung có tầm ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, chính trị và văn hóa của Hàn Quốc Đây là động lực chính đứng phía sau “Kỳ tích sông Hàn” làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.

Các công ty con của Samsung sản xuất ra 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước, trong khi doanh thu của tập đoàn tương đương 17% GDP của Hàn Quốc.

- Đến năm 1969, mảng được biết đến nhiều nhất của Samsung là công ty điện tử Samsung Electronics Công ty đã sản xuất chiếc tivi đen trắng đầu tiên vào năm 1972 và sau đó trong suốt những năm 1970 đã mở rộng ra các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và tivi màu.

- Năm 1977, Samsung thâu tóm một công ty sản xuất chip của Hàn Quốc, đặt nền móng cho quá trình lớn mạnh thành nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới.

- Năm 1983, Samsung Electronics bắt đầu sản xuất máy tính 4 năm sau, nhà sáng lập Lee Byung-chul qua đời Con trai thứ 3 của ông là Lee Kun-Hee lên nắm quyền và trở thành Chủ tịch của tập đoàn Ông đã thay đổi trọng tâm kinh doanh của Samsung và hướng đến mục tiêu sử dụng các công nghệ tiên tiến và các sản phẩm hạng sang để xây dựng thương hiệu.

- Năm 1992, Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới

- Năm 1994 Samsung phát triển loại chip DRAM có dung lượng 256 megabit đầu tiên trên thế giới.

- Năm 1995, Lee Kun-hee bắt đầu xây dựng Samsung Motor, đồng thời mở nhà máy sản xuất LCD cũng như những màn hình tinh thể lỏng đầu tiên.

- Năm 1997, Samsung gia nhập thị trường điện thoại di động.

- Năm 1998, Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tài chính châu Á Samsung Motor được bán cho Renault với mức giá rất thấp, Samsung phải gánh một khoản lỗ lớn từ Samsung Motor Tuy nhiên, đây cũng là phần duy nhất bị ảnh hưởng Samsung gần như không bị “xoay chuyển” bởi cuộc khủng hoảng này Cũng trong năm này, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất LCD hàng đầu thế giới.

- Năm 2005, Samsung vượt qua Sony trở thành thương hiệu điện tử được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nhất.

- Dù đã gặt hái được nhiều thành công Giông tố ập đến vào năm 2008, khi Lee Kun-hee rời khỏi ghế Chủ tịch sau khi bị buộc tội trốn thuế Ông cũng bị cho là đã tìm cách chuyển giao quyền sở hữu cổ phần cho con cái một cách bất hợp pháp Phải mất một năm sau, ông đượcTổng thống ân xá và tháng 3/2010, Lee Kun-hee mới được trở lại làm Chủ tịch Samsung.

- Tháng 12/2010, Jay Y Lee, người con trai duy nhất của Lee Kun-hee và được coi là người kế thừa “ngai vàng” ở Samsung, được bổ nhiệm là một trong các Chủ tịch của Samsung Electronics.

Tính đến hết năm 2013, Samsung có mặt ở tổng cộng 90 quốc gia với 673 văn phòng trên toàn cầu.

Samsung - Tập đoàn hùng mạnh của Đại Hàn Dân Quốc

Trong một thông báo sơ bộ về lợi nhuận quý II/2019 vừa công bố, Samsung Electronics cho biết lợi nhuận của hãng trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2019 ước đạt 6.500 tỷ Won (5,6 tỷ USD). Đến nay, “món” cay nhất trong “bát kim chi” Samsung là Samsung Electronics – nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới 2/3 doanh thu của hãng đến từ mảng sản xuất điện thoại thông minh, chip bán dẫn và các linh kiện điện tử khác Tuy nhiên, trong mạng lưới củaSamsung là rất nhiều các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hầu hết trong số chúng mang thương hiệu Samsung và điểm chung của các công ty con này là mang lại lợi nhuận khổng lồ đến cho đầu não của chúng.

Thông tin chung về công ty Samsung tại Việt Nam

- Tập đoàn SamSung xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam năm 2008 Đây chính là một cột mốc quan trọng, đặt nền tảng phát triển các trụ sở khác của tập đoàn tại các quốc gia khác Nhà máy SamSung tại Việt Nam sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của công ty đề ra.

- Loại chi nhánh tại Việt Nam: Đầu tư 90%

- Loại hình kinh doanh quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện, Samsung đầu tư khoảng 18 tỷ USD vào Việt Nam Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kế hoạch mở rộng, tăng vốn lên 20 tỷ USD và mong muốn tập đoàn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông minh.

- Mở xí nghiệp : + Samsung Vina Electronics (SAVINA) -TPHCM: đơn vị phụ trách các hoạt động Sale và Marketing của SamSung tại Việt Nam

+ Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Bắc Ninh: Đây là nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động.

+ Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên (SEVT): nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động.

+ Samsung Electronics HCMC Complex (SEHC): Tổ hợp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng của Samsung

+ Samsung Vietnam Mobile R&D Center (SVMC) - Hà Nội: Trung tâm nghiên cứu và phát triển di động Samsung Việt Nam

- Mục tiêu của Samsung không phải đơn giản chỉ là thêm nhiều thiết bị và sản phẩm có khả năng kết nối internet hơn nữa mà sẽ tạo ra “Cuộc sống tốt đẹp hơn với công nghệ được đơn giản hóa và có trực giác tốt hơn”

Bằng cách sử dụng hàng loạt sản phẩm công nghệ phục vụ đúng nhu cầu thiết yếu hàng ngày, Samsung có thể biến chính nơi bạn ở thành một căn nhà thông minh – nơi mọi thiết bị kết nối internet đều có thể hiểu, cảm nhận, học hỏi được thói quen, sở thích của gia chủ Càng tạo ra nhiều những căn nhà thông minh như vậy, cũng được kết nối với nhau, kết hợp thêm với những thiết bị thông minh được gắn trong các tòa nhà văn phòng, trường học, xe tự lái, đèn giao thông… Samsung hướng tới một cuộc sống an toàn và bền vững trong những thành phố thông minh.

- Sứ mệnh: “Trở thành công ty kỹ thuật số digital - company tốt nhất”

Từ khi thành lập Samsung đã duy trì một tuyên bố về sứ mệnh nhằm hưởng ứng sự cải tổ của chính mình lẫn sự phát triển đổi mới trên thế giới Cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn Để đạt được điều này, Samsung Việt Nam hết sức coi trọng con người và công nghệ của mình.

Tạo điều kiện mạng đến lối sống thông minh hơn cho khách hàng của mình trên toàn thế giới và cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua sự không ngừng theo đuổi những cách tân đột phá tạo ra giá trị

- Tầm nhìn: “Trở thành tập đoàn có tiếng trên thế giới”.

Luôn áp dụng những mục tiêu cao mang tính thách thức, cam kết mang đến những trải nghiệm kỹ thuật số hữu ích cho đời sống con người nhờ vào các sản phẩm công nghệ sáng tạo, có chất lượng tốt nhất Với ý tưởng đó, Samsung không ngừng nỗ lực, cống hiến cho sự đổi mới và chia sẻ giá trị đến rộng khắp các đối tác cũng như đội ngũ nhân viên của mình.

- Chiến lược: Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu,phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di động, TV, chip điện tử và chất bán dẫn Kết quả là nhiều lĩnh vực trên dần trở thành mũi nhọn quan trọng bậc nhất, có sự đóng góp ngày càng lớn và chiếm một tỷ lệ cao, đến mức gần như không thể thay thế vào tổng doanh thu chung của cả tập đoàn.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung

- Chủ tịch: người điều hành, quản lý cao nhất của tập đoàn - Hội đồng quản trị: thực hiện quản lý minh bạch và có trách nhiệm dựa trên quy trình điều hành công ty tiên tiến Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐQT

- Phó chủ tịch: là cầu nối giữa lãnh đạo công ty và tập thể người lao động, tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào đào tạo

- Phòng Marketing: là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng,giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.

Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Samsung tại Việt Nam

Phân tích môi trường kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hay giảm đều ảnh hưởng Samsung Nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược đầu tư, phát triển GDP của Việt Nam trong những năm gần đây luôn được duy trì ở mức đáng kể, khoảng 7% trong những năm gần đây Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh GDP Việt Nam chỉ tăng 2,91%, là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ vừa qua từ đó cũng ảnh hưởng không ít tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng với mức tăng trưởng này Việt Nam vẫn được đánh giá thành công, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế phát triển, thu nhập của tầng lớp dân cư tăng làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ giúp Samsung có thể bán được nhiều mặt hàng hơn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.Không chỉ có GDP, lãi suất của Việt Nam cũng ảnh hưởng rất lớn đến Samsung Khi tỷ lệ lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và xử lý nguồn vốn của doanh nghiệp Nếu mức lãi suất thích hợp Samsung có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc gửi tiền vào ngân hàng và cho các đối tác vay để thu lại lợi nhuận.

Hiểu được vấn đề này, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm từ 1,5% - 2%/ năm đối với lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại tiếp cận vốn từ nhà nước với chi phí thấp qua đó giảm điều kiện lãi suất cho vay hỗ trợ Samsung và các doanh nghiệp khác phục hồi sản xuất kinh doanh Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh.

Năm 2020, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao nhất trong 5 năm vừa qua Theo Tổng cục Thống kê năm 2020 lạm phát cơ bản tăng 2,31% so với năm 2019 Tuy nhiên vẫn đang được kiểm soát tốt, đảm bảo được giá trị đồng tiền nên không gây quá nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Samsung Ngoài ra việc kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát cũng làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình đảm bảo cung cấp cho Samsung nguồn lao động dồi dào giúp hoạt động sản xuất diễn ra linh hoạt.

Nằm trong một khu vực nơi mà một số quốc gia vẫn dễ bị bất ổn chính trị và kinh tế, Việt Nam đã được hưởng lợi từ chính phủ và cấu trúc xã hội ổn định, trở thành một địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn Sau 40 năm hòa bình và phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư tin cậy của nhiều quốc gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào ViệtNam là vấn đề an ninh Từ thời kỳ đổi mới đến nay, cùng với những chính sách tích cực của Đảng và nhà nước, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới Sự ổn định chính trị được thể hiện rõ nhất trong chủ chương đường lối một Đảng thống nhất Chính nhờ sự ổn định trong môi trường chính trị đã tạo điều kiện,khuyến khích phát triển trong nước và đầu tư nước ngoài Đối với một đất nước có chính trị ổn định, ít biến động thì lực lượng lao động cũng sẽ ổn định từ đó đảm bảo nguồn nhân lực dồi dào cho các hoạt động sản xuất của Samsung Không những vậy chính trị ổn định luôn tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn cho các chiến lược của doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài như Samsung.

1.3 Môi trường pháp luật Đối với pháp luật, Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Samsung Trong quá trình phát triển, Luật đầu tư tại Việt Nam đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, mới nhất là năm 2020 Tại khoản 5 điều 5 của Luật đầu tư 2020 quy định nhà nước đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ đó tạo ra môi trường pháp lý để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Samsung được thành lập và hoạt động, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật đầu tư Đặc biệt, khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội và nỗ lực để phục hồi nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84 / NQ-CP (Nghị quyết 84) đưa ra một số ưu đãi cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ngoài ra, Việt Nam còn ban hành luật cạnh tranh, chống độc quyền, các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp nước ngoài từ đó giúp Samsung tự tin hơn hơn khi gia nhập thị trường Việt Nam Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có một số điều gây trở ngại cho Samsung và các doanh nghiệp khác Ví dụ như thép phủ chỉ được pháp luật Việt Nam quy định một cách chung chung, không phân biệt là thép phủ dùng làm tôn lợp mái và thép phủ dùng cho sản xuất đồ điện tử Hai loại thép này có bản chất và công dụng hoàn toàn khác nhau và được quy định rõ ràng tại pháp luật của các nước khác Kết quả là khi quyết định chống bán phá giá với thép phủ được áp dụng thì cả hai loại thép này đều phải chịu chung tình trạng hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam từ đó gây trở ngại cho Samsung sản xuất các mặt hàng điện tử Nhờ các chính sách của Đảng và nhà nước mà Samsung đã ngày càng phát triển toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn và trở thành một thương hiệu điện tử không thể thiếu của Việt Nam.

1.4 Môi trường văn hóa - đạo đức kinh doanh

Một điểm nổi bật trong trong văn hóa xã hội Việt Nam chính là ý chí nỗ lực, ý thức học hỏi cùng những lối sống chuẩn mực, đạo đức, phong cách sống lành mạnh từ đó tạo ra tính tích cực trong tiêu dùng hàng hóa cũng như sử dụng nhân viên của Samsung Nền văn hóa Việt Nam còn được chia thành nhiều nhánh văn hóa như văn hóa dân tộc, văn hóa các vùng miền.

Văn hóa Việt Nam được chia rõ ràng nhất theo ba miền Bắc, Trung, Nam từ đó đem lại sự đa dạng trong hoạt động quản trị cũng như các mẫu mã sản phẩm của Samsung.

Phân tích SWOT của Samsung

Đạo đức kinh doanh của Samsung: Samsung luôn tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh, đặc biệt là trong việc tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng và đối tác kinh doanh Samsung Việt Nam cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng và hỗ trợ các chương trình giáo dục.

1 Phân tích SWOT của Samsung 2.1 Phân tích điểm mạnh

2.1.1 Giá trị hình ảnh thương hiệu lớn Hình ảnh thương hiệu của Samsung là một lợi thế quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển toàn cầu như ngày nay Nhờ vào việc xác định đúng đắn chiến lược tập trung sản xuất trong ngành điện tử tiêu dùng, hình ảnh về một thương hiệu Samsung chất lượng & công nghệ hiện đại đã in sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

Theo dữ liệu có được vào năm 2016, lần đầu tiên trong lịch sử mà giá trị thương hiệu của Samsung vượt mốc 50 tỷ USD (tăng hơn gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua) Theo đà tăng trưởng đến năm 2019, giá trị thương hiệu này đạt 53,1 tỷ USD (tăng 11% so với 2018) Đến năm 2020 con số này là 209,5 tỷ USD và đưa Samsung lọt Top 10 Thương hiệu giá trị nhất thế giới trong lĩnh vực công nghệ trên báo cáo của Forbes.

2.1.2 Giữ vị thế vàng lâu năm trên thị trường Samsung được biết là doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực điện tử tiêu dùng Thương hiệu này cũng giành được vị thế dẫn đầu trong thị trường toàn cầu mảng thiết bị tivi từ năm 2006 cho đến nay.

Tại thị trường smartphone, tính tới quý I năm 2022, Samsung vẫn giữ vị trí top 1 khi chiếm tới 23,4% thị phần với 73,6 triệu smartphone xuất xưởng Trong khi đối thủ cạnh tranh gần nhất là Apple cho xuất xưởng 56 triệu máy (đạt 18% thị phần) Còn Xiaomi đứng ở vị trí thứ ba với 12,7% thị phần.

Là doanh nghiệp có hơn 80 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường, Samsung luôn không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tiện ích nhất Nhờ đó, doanh nghiệp đã vinh dự nhận về nhiều giải thưởng danh giá và chiếm trọn niềm tin yêu từ một bộ phận khách hàng trung thành không hề nhỏ của mình

Trong thời gian 14 năm liên tiếp, Samsung là thương hiệu được nhận giải CES – Triển lãm Điện tử tiêu dùng nhờ các thành tựu nổi trội trong thiết kế sản phẩm điện tử Tới năm 2018, Samsung tiếp tục nhận thêm 36 giải CES và nâng tổng số giải thưởng lên tới 400 giải trong suốt 14 năm.

2.1.3 Doanh nghiệp không ngừng đổi mới Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng, đổi mới và sáng tạo không ngừng Với Samsung, doanh nghiệp này từ lâu đã lựa chọn sáng tạo làm tiêu chí để tồn tại trong mọi lĩnh vực kinh doanh của mình Vì lẽ đó, đến ngày hôm nay, Samsung đã mang đến cho người tiêu dùng hàng loạt những sản phẩm chất lượng và hiện đại cả về hình thức lẫn tính năng Chỉ tính riêng năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD dành cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) Việc sáng tạo và đổi mới liên tục từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của Samsung

2.1.4 Dẫn đầu thị trường về tivi, màn hình LCD Ngoài việc dẫn đầu thị phần smartphone kể trên, Samsung vẫn liên tục giữ vững vị thế dẫn đầu ngành với những sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Mặc dù những năm gần đây, thị phần doanh nghiệp có phần suy giảm (tử 20% giảm còn 17% trong năm 2019), nhưng Samsung vẫn giữ vị trí đầu ngành và là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất thế giới

2.1.5 Danh mục sản phẩm lớn Đây được xem là một lợi thế lớn của Samsung Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp này ngoài sản phẩm cốt lõi là điện thoại thông minh và máy tính bảng thì còn mở rộng thêm các sản phẩm khác như tivi bán dẫn, bộ nhớ NAND Flash, màn hình LCD, thiết bị 5G Chính nhờ sự đa dạng hóa danh mục đã giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình

2.1.6 Thương hiệu dẫn đầu thị trường Châu Á Samsung không chỉ là thương hiệu trong nước được người tiêu dùng nội địa yêu thích mà còn là thương hiệu được nhiều nước trong khu vực châu Á tin tưởng sử dụng Trong đó nổi bật nhất phải kể đến thị trường đông dân hàng đầu thế giới là Ấn Độ. Để có được thành tựu như hiện tại, Samsung luôn nỗ lực triển khai chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng Nhờ đó, sức tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp luôn ổn định và đưa Samsung trở thành ông lớn dẫn đầu trong ngành

2.1.7 Mạng lưới phân phối rộng rãiHiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm của Samsung ở các cửa hàng điện thoại, trung tâm thương hiệu, các store chính hãng hoặc đặt hàng trực tuyến…trên khắp các tỉnh thành Mạng lưới phân phối rộng khắp như vậy phần nào nói lên sức lan truyền và sự lớn mạnh của thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới – Samsung

2.2.1 Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ chính là một yếu điểm lớn của Samsung Không riêng gì Samsung, nước Mỹ hiện nay là thị trường tiêu thụ tiềm năng mà các ông lớn công nghệ nhắm vào Bởi sản lượng sản phẩm điện thoại thông minh tiêu thụ tại đây luôn chiếm từ 70 – 80% tổng doanh số

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ thường xuyên dao động, nếu xảy ra những đợt suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu Samsung, khiến doanh nghiệp có chịu thiệt hại không nhỏ Vì nguyên nhân này, Samsung cần phải mở rộng phạm vi hoạt động sang thị trường Châu Âu và Châu Á để giữ hiệu quả kinh doanh luôn ổn định

Tại Ấn Độ, Samsung là thương hiệu bán chạy top 2 tại quốc gia này Tuy nhiên sức cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của Samsung.

Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung

thị trường Mỹ và Ấn Độ

2 Yếu thế tại thị trường Trung Quốc 3 Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần 4 Giảm quy mô kinh tế và tăng chi phí

- Đào tạo nhân sự, nâng cao nhân lực - Tập trung vào các thị trường tiềm năng khác

- Cắt giảm sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Mỹ và khám phá tiềm năng hoạt động ở các thị trường khác - Cần mở rộng ra quốc tế và kết hợp một nhân khẩu học tiêu dùng mới

- Cắt giảm nhân sự hoặc chuyển đổi nhân sự

2 Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung 3.1 Đầu tư vào thị trường Việt Nam

Việt Nam là một trong những điểm đầu tư trọng điểm trong chiến lược toàn cầu hoá của Samsung và được coi là thị trường chiến lược đầy tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ngày càng thu hút các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới mở rộng đầu tư và phát triển.

|Samsung hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lớn hơn cả PetroVietnam Tổng cộng, tập đoàn này đang sử dụng hơn 110.000 người lao động Việt, biến Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc Năm 2021, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD, cùng với đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Việt Nam đạt 365 tỷ USD Như vậy, doanh thu của Samsung Việt Nam tương đương 20% GDP của Việt Nam.

Sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài là do những lợi thế giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, có sự ổn định về chính trị, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và nằm ở vị trí địa lý lý tưởng là trung tâm khối ASEAN

- Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.

Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong số các quốc gia thuận lợi nhất để tiếp cận thị trường tỷ dân vốn có sức mua lớn Bên cạnh đó, vị trí ở trung tâm khu vực châu Á -Thái Bình Dương cũng giúp Việt Nam trở thành nơi thuận lợi nhất để xuất hàng hóa cho toàn bộ các nước từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, nhất là khi Việt Nam lại nằm ngay trên tuyến đường thương mại trên biển nhộn nhịp nhất hành tinh.

- Thứ hai, Việt Nam có tháp dân số trẻ vừa là nguồn nhân công rẻ, dồi dào vừa là thị trường tiềm năng.

Với dân số trong độ tuổi lao động lớn, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các dự án sử dụng nhiều lao động khi chi phí lao động tương đối rẻ, khéo tay trong khi các ràng buộc về lao động, ô nhiễm môi trường không quá khắt khe Theo đánh giá của Patrick Dixon, một trong những chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới đương đại cho rằng, vấn đề lợi thế nhân công ở Việt Nam hiện nay, được đánh giá là xã hội trẻ và năng động Do đó, Việt Nam có một thị trường công nghệ thông tin và điện tử tiềm năng, kết cấu dân số trẻ có mức chi tiêu cho bản thân khá cao, là một trong những trung tâm phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất khu vực, cộng với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ lớn trong khu vực Đông Nam Á

- Thứ ba, Việt Nam có một nền chính trị ổn định.

Việc ổn định chính trị giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm phát triển sản xuất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình Cùng với đó, Chính phủ đề ra nhiều chính sách ưu đãi, thông thoáng khuyến khích các nhà đầu tư tại Việt Nam Việc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thu hút được hàng loạt những dự án đầu tư lớn Đây là cơ hội tốt cho ngành sản xuất linh kiện phát triển.

- Thứ tư, các Hiệp định thương mại được ký kết.

Việt Nam gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 góp phần to lớn đưa Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng của các nhà đầu tư Hàn Quốc trong đó có tập đoàn Samsung Việc thành công ký kết các hiệp định thương mại lớn như VKFTA, TPP, CPTPP, VN-EAEU FTA… giúp thị trường tiêu thụ càng được mở rộng Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến rất nhiều tập đoàn lớn nước ngoài trong đó có Samsung bỏ ra một số vốn khổng lồ để lựa chọn đầu tư cũng như tiếp tục mở rộng quy mô vào thị trường Việt Nam.

3.2 Tầm nhìn hướng đến Việt Nam (công ty con)

“Samsung không coi Việt Nam chỉ là đối tác thương mại đơn thuần, mà là đối tác kinh tế tương hỗ và bổ sung cho nhau và cam kết không thay đổi niềm tin về Việt Nam”, Choi Joo Ho tuyên bố.

Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam trong cuộc trao đổi với Nhà đầu tư về tình hình kinh doanh và triển vọng đầu tư của Samsung tại Việt Nam cũngcũng tái khẳng định cam kết

“Tăng cường đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam” - cứ điểm sản xuất toàn cầu lớn nhất của tập đoàn này.

Ngoài việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu, Samsung Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện trách nghiệm và vai trò với xã hội Samsung mong muốn cùng Việt Nam chia sẻ những khó khăn để không chỉ là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam mà còn trở thành doanh nghiệp nhận được tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam.

3.3.1 Chiến lược marketing của SamSung về sản phẩm Chiến lược sản phẩm của Samsung về đa dạng hóa sản phẩm đã đáp ứng được nhiều nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau Danh mục sản phẩm của thương hiệu gồm:

- Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và phụ kiện đi kèm.

- Thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí, thiết bị nấu ăn.

- TV, các thiết bị về âm thanh và hình ảnh, phụ kiện.

- Bộ nhớ và thẻ nhớ máy tính và điện thoại.

- Máy ảnh, máy quay phim.

Chiến lược sản phẩm của Samsung còn áp dụng trên cả logo của hãng Dạng elip của logo biểu tượng cho dải ngân hà mang ý nghĩa “Thương hiệu bao trùm tất cả” Điều này đã khẳng định tham vọng vị trí dẫn đầu của Samsung

Xu hướng đóng gói của hãng là hạn chế đồ nhựa, hướng tới phát triển xanh thân thiện với môi trường Điều này đã giúp hãng ghi điểm trong mắt người tiêu dùng, khiến lượng khách hàng gia tăng.

3.3.2 Chiến lược marketing của SamSung về giá Chiến lược giá cả cạnh tranh

Chiến lược giá cả cạnh tranh là lấy giá của đối thủ cạnh tranh trong cùng một mặt hàng để làm cơ sở định giá Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chiến lược giá này là thông tin của thị trường.

Có ba cách định giá sản phẩm tiêu biểu trong chiến lược giá cả cạnh tranh:

- Định giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh.

- Định giá bằng giá của sản phẩm cạnh tranh.

- Định giá cao hơn giá cả sản phẩm cạnh tranh.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong chiến lược kinh doanh của Samsung

Xây dựng năng lực cốt lõi với yếu tố con người

Samsung chuyển trọng tâm từ mô hình kinh doanh thâm dụng tư bản (vốn) sang khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam không có nguồn vốn lớn nhưng có nguồn lao động dồi dào.

Tuy nhiên, chất lượng lao động của Việt Nam rất thấp, vì thế, để chuyển "lượng" thành "chất", cần có tinh thần học hỏi, khát khao vươn cao hơn thay vì cứ lặp đi lặp lại những thuật ngữ sáo rỗng như "đặc thù”, "bản sắc" để biện minh cho thói bảo thủ và lấp liếm điểm yếu kém.

Doanh nghiệp không thể thay thế xã hội làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nhưng có thể xây dựng văn hóa học tập, cầu thị và khao khát vươn lên, từ đó tìm kiếm, tuyển dụng, thu hút và phát triển những nhân viên có năng lực, sẵn sàng học hỏi để phát triển.

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp

Có một quy luật luôn luôn đúng là: "Lãnh đạo thế nào, văn hóa thế đó Văn hóa thế nào, công ty thế đó” Tuy văn hóa doanh nghiệp rất khó cân đong đo đếm, nhưng văn hóa ảnh hưởng bao trùm lên tất cả hoạt động của công ty Và thông qua hoạt động, thái độ hành xử của các thành viên trong công ty sẽ xác định được văn hóa doanh nghiệp.

Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không coi trọng việc xây dựng văn hóa công ty, nhưng họ quên rằng không xây dựng văn hóa cũng đồng nghĩa với việc trở thành một công ty "không có văn hóa".

Một lãnh đạo không có ý thức xây dựng tính chính trực sẽ trở thành người lãnh đạo không chính trực, không có ý thức xây dựng tính khiêm cung sẽ trở nên kiêu căng, tự mãn.

Do đó, để xây dựng nền văn hóa học hỏi, cầu thị, những người lãnh đạo, các cấp quản lý DN phải thực sự là tấm gương khiêm cung, ham học hỏi và chấp nhận thay đổi Không thể mongDN chuyển mình trong khi ta vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" Khá nhiều cấp quản lý nói không đi đôi với làm thì làm sao có thể xây dựng được văn hóa đồng cảm để cùng nhân viên thay đổi.

Doanh nghiệp cần trang bị tư duy hệ thống và tầm nhìn xa

Việc này không khó nhưng những toan tính ngắn hạn khiến doanh nghiệp không thể phát triển bền vững để đi xa Thậm chí, có rất nhiều cấp quản lý còn không quan tâm hoặc không biết đến chiến lược Họ cho rằng chiến lược là "xa xỉ phẩm", có cũng được mà không có cũng chẳng sao, mọi thứ sẽ tự tiến triển theo thời gian, không cần hoạch định.

Nếu Samsung không định hướng chiến lược thiết kế thì làm sao họ có thể xây dựng được đội ngũ thiết kế hùng hậu, làm sao có thể thuyết phục tất cả nhân viên đi cùng một hướng, làm sao có thể có được vị thế như ngày nay trong khi rất nhiều đối thủ hùng mạnh rời "cuộc chơi"?

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung - tiểu luận đề tài phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế củamột thương hiệu nổi tiếng
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w