1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty kangaroo tại myanmar năm 2012 2020

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Kangaroo tại Myanmar năm 2012-2020
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 5,08 MB

Nội dung

Nó không chỉ ảnh hưởng đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn có tác động đến cả kết quả hoạt động của doa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA KINH TẾ

BÁO CÁO CUỐI KỲBỘ MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANHQUỐC TẾ CỦA CÔNG TY KANGAROO TẠI

MYANMAR NĂM 2012-2020

Trang 3

MỞ ĐẦUChương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về công ty 1.1.Khái niệm về kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế (international business), có thể hiểu đơn giản hơn, là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau Dựa vào định nghĩa của kinh doanh, ta có thể định nghĩa được kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích sinh lợi Kinh doanh quốc tế cũng có thể những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một công ty Nhưng cũng có thể kinh doanh quốc tế là những mạng lưới kinh doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu Những mạng lưới này có hệ thống quản trị và kiểm soát rất phức tạp mà hoạt động đầu tư vào sản xuất được quyết định ở một nơi, hệ thống phân phối và tiêu dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên thế giới Tóm lại, kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia nhằm thoả mãn mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, các cá nhân và các tổ chức kinh tế Xuất hiện sớm cùng với quá trình giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia

1.2 Khái niệm và các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhquốc tế

1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm các yếu tố môi trường như luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hóa, tài chính, và nhiều yếu tố khác Những yếu tố này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Chúng tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động để có thể kịp thời nắm bắt các cơ hội và đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh

Trang 4

Do có sự khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, trình độ nhận thức, phong tục, tập quán, chính trị, pháp luật nên môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia không giống nhau Nó không chỉ ảnh hưởng đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn có tác động đến cả kết quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh ở nội địa.

1.2.2 Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốctế.

Môi trường kinh tế

Các yếu tố kinh tế của một quốc gia như thuế quan, thuế, hệ thống tài chính và mức thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia

Các quốc gia thường áp dụng các chính sách thuế quan để điều tiết hoạt động thương mại với các quốc gia khác Sự khác nhau về mức thuế quan giữa các địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc các công ty đa quốc gia lựa chọn địa điểm để đầu tư và sản xuất kinh doanh Một số quốc gia thiên về việc đánh thuế doanh nghiệp cao hơn đối với các công ty nước ngoài, trong khi đó, các quốc gia khác đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương

Ngoài ra, hệ thống tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế Sự toàn cầu hóa lĩnh vực tài chính giúp các công ty đa quốc gia dễ dàng huy động vốn Một nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào các thị trường mới

Mức thu nhập ở một quốc gia là yếu tố quyết định khả năng tồn tại của thị trường GDP bình quân đầu người cao hoặc thu nhập hộ gia đình tăng cao đồng nghĩa với sức mua của dân cư ở quốc gia đó cũng cao hơn bởi xu hướng thu nhập ảnh hưởng đến quyết định giá cả và quyết định đầu tư

Môi trường văn hóa- xã hội

Mỗi dân tộc có văn hóa riêng với những nét đặc thù riêng biệt Khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia

Trang 5

mà họ đang thâm nhập Văn hóa có sự tác động đáng kể với mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế, bao gồm tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính…

Thị hiếu và tập quán tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng, vì mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu không được người dùng ưa chuộng thì khó để được chấp nhận Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo Do đó, nắm bắt được thị hiếu, tập quán tiêu dùng là điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường một cách nhanh chóng

Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của từng quốc gia Ngôn ngữ cung cấp một phương tiện quan trọng để giao tiếp cho các nhà sản xuất kinh doanh trong quá trình kinh doanh quốc tế

Tôn giáo cũng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và có tác động đến phương châm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa, các ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm

Do vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được tổ chức phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Môi trường chính trị

Các yếu tố pháp lý liên quan đến môi trường chính trị có liên quan đến các hoạt động của các công ty đa quốc gia Yếu tố môi trường chính trị tạo sự khác biệt trong điều kiện và môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia khác nhau Môi trường chính trị của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả trong nội bộ và quan hệ với thế giới bên ngoài Các đường lối, chính sách và định hướng của đảng cầm quyền có tác động lớn đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tác động của môi trường chính trị và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng to lớn đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức độ toàn cầu.

Khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, các doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống pháp luật cũng như các chính sách tại quốc gia đó để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Trang 6

Môi trường tự nhiên

Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu ,thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty địa phương, mà còn tác động sâu sắc đến các công ty đa quốc gia Những ảnh hưởng này bao gồm việc tác động đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh trong khu vực, các hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa

Ngoài ra, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi phục vụ cho sản xuất kinh doanh bằng cách khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, Tuy nhiên, nó cũng có thể hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…

Bên cạnh đó, việc tăng cường nhận thức về môi trường ngày càng trở nên quan trọng Các công ty đa quốc gia cần tập trung hướng tới phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, gây nên những tác nhân xấu cho xã hội

Môi trường công nghệ

Sự phát triển về công nghệ trong một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia Sự thay đổi về công nghệ có thể có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đến sự ổn định hoạt động kinh doanh Sự thay đổi công nghệ và phát triển các quy trình làm việc tự động có thể giúp tăng hiệu quả làm việc nhưng cũng có thể đe dọa đến sự đáp ứng cho các yêu cầu đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ khác trong ngành

Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học bao gồm các yếu tố liên quan đến con người, có tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì các hoạt động kinh doanh cuối cùng đều hướng về con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người để thu được lợi nhuận

Công ty thường hướng đến các nhóm thu nhập cụ thể với sản phẩm của mình Khi số lượng người có nhu nhập cao hơn thì đồng nghĩa khả năng họ chi trả cho sản

Trang 7

phẩm sẽ cao hơn Ví dụ, sản phẩm quần áo cao cấp thường thu hút nhóm người có thu nhập cao hơn Quan điểm về tiêu dùng sản phẩm cũng khác nhau giữa mỗi quốc gia Chẳng hạn, người Nhật Bản thường thích thức ăn có hương vị đậm đà, trong khi đó người Hàn Quốc lại ưa chuộng thực phẩm có màu đỏ, hương vị cay Vì vậy, nếu có sự hiểu biết sâu sắc về sở thích của từng quốc gia, sản phẩm khi được đưa ra thị trường sẽ có khả năng tiếp cận và tiêu thụ một cách rộng rãi và hiệu quả.

Môi trường cạnh tranh

Sự am hiểu về môi trường cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia Hiểu về môi trường cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình bản chất và mức độ cạnh tranh, cũng như các chiến lược giành lợi thế trong ngành Mức độ cạnh tranh thường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, Tốc độ phát triển của các ngành, cấu trúc chi phí không đổi và mức độ đa dạng hóa sản phẩm Ngoài ra, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới và sự tiến bộ công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất của sự cạnh tranh Đồng thời, quốc gia mà công ty quốc gia đang thâm nhập nếu có nguồn cung cấp vật liệu đáp ứng tốt với chi phí thấp sẽ giúp công ty tối ưu hóa chi phí đáng kể Khách hàng cũng cần có khả năng chấp nhận sản phẩm từ doanh nghiệp Nếu khách hàng “không quan tâm” thì kế hoạch xâm nhập không thành công.

1.2.3 Phân tích các môi trường kinh doanh quốc tế tại Myanmar (Vĩ mô / vimô)

Môi trường tự nhiên

Myanmar có diện tích: 676.577 km², là đất nước có diện tích lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, có diện tích lớn thứ 2 trong các nước Asean, sau Indonesia

Vị trí địa lý: Myanmar thuộc Đông Nam Á, giáp với biển Andaman, nằm giữa Băng La Đét và Thái Lan Nằm giữa hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ là điều kiện để Myanmar có vị thế tốt để lấy lại là một trung tâm thương mại trong khu vực.

Trang 8

Nằm gần các tuyến đường vận tải chính của Ấn Độ Dương tạo điều kiện thuận lợi để tàu thuyền qua lại neo đậu để tiếp thêm nhiên liệu và bảo trì kỹ thuật Là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương Đó cũng chính là lý do Trung Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Myanmar.

Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đất nước Myanmar còn được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô cùng phong phú Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ sinh thái động thực vật đa dạng về chủng loại, phong phú về giống loài.

Đây là một đất nước giàu tài nguyên với số lượng lớn ngọc và đá quý dầu mỏ, , khí thiên nhiên và các loại khoáng sản khác Tài nguyên thiên nhiên ở Myanmar chủ yếu là dầu mỏ , gỗ, antimon, kẽm, đồng wolfram chì than đá đá cẩm thạch đá, , , , , vôi, đá quý khí đốt tự nhiên, và thủy điện

Myanmar đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà bất kì đất nước nào cũng khao khát Điều này khiến cho Myanmar được đánh giá là có tiềm năng phát triển kinh tế một cách toàn diện từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến du lịch và dịch vụ trong tương lai.

Môi trường văn hóa – xã hội

Tôn giáo: Myanmar là một quốc gia đa tôn giáo với sự đa dạng về tín ngưỡng Hiện nay, có khoảng 88% người dân ở Myanmar ngày nay theo đạo Phật và hầu như tất cả đều theo Phật giáo nguyên thủy Cơ đốc giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Myanmar, chiếm khoảng 6,2% dân số Đạo Hồi chiếm 4,2% dân số Đạo Hindu chiếm 0,5%; còn lại các tôn giáo khác như Do Thái giáo Đa Thần giáo Vật linh giáo, , ,… chiếm khoảng 0,2% số dân Tính đa sắc tộc của Myanmar góp phần làm cho đất nước này đối mặt với nhiều nguy cơ về xung đột sắc tộc, ảnh hưởng đến tình hình xã hội và chính trị.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Myanmar được coi là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ Myanmar, các ngôn ngữ của các nhóm dân tộc khác vẫn đang được sử dụng phổ biến ở các khu vực cư trú của họ Nhiều doanh nhân tại Yangon và Mandalay nói tiếng Anh khá thành thạo, nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ phổ biến ngoài các khu đô thị chính Ngôn ngữ Trung Quốc phổ biến được sử dụng rộng rãi tại các thành phố Mandalay, Yangon và các trung tâm thương mại quan trọng gần biên giới giữa Trung

Trang 9

Quốc và Myanmar Còn tiếng Thái Lan được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thương mại lớn ở biên giới Thái Lan và Myanmar.

Môi trường kinh tế

Myanmar từng là một trong những nước nghèo nhất thế giới với nền kinh tế trong tình trạng trì trệ trong hàng thập kỷ, tình trạng quản lý kém và bị cô lập từ các nước quốc tế Tuy nhiên, kể từ năm 2011, nền kinh tế Myanmar đã bắt đầu trải qua những chuyển biến tích cực khi thực hiện các cải cách dân chủ, mở cửa kinh tế và tự do hóa kinh tế đất nước, nhờ vào đó cũng được dỡ bỏ các lệnh cấm vận từ nhiều nước và mở ra nhiều cơ hội mới Nền kinh tế của Myanmar hiện nay phụ thuộc nhiều vào các ngành nghề như nông nghiệp, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, ngành công nghiệp may mặc và các dịch vụ du lịch.

- Cơ cấu GDP của Myanmar năm 2020:

Dịch vụ đóng góp 38% vào GDP của Myanmar Nổi bật trong ngành dịch vụ có lẽ là dịch vụ du lịch và dịch vụ khách sạn Ngành du lịch Myanmar đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Myanmar

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp ngày càng giảm và hiện chiếm 36% GDP, sử dụng hơn 70% lực lượng lao động Mặc dù nông nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh nhờ điều kiện khí hậu và tài nguyên đất, nước dồi dào, năng suất rất thấp do người nông dân bị hạn chế sử dụng những công nghệ hiện đại trong suốt nhiều thập kỷ dưới chế độ cũ Các sản phẩm nông nghiệp chính bao gồm gạo, đậu, mía (đường), cá và các sản phẩm từ cá, gỗ cứng.

Cuối cùng, ngành công nghiệp đóng góp 26% vào GDP Hiện tại ngành công nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong tỷ trọng GDP và cơ cấu sử dụng lao động tại Myanmar Tuy nhiên vai trò của ngành công nghiệp đang ngày càng tăng trong nền kinh tế Các sản phẩm của ngành công nghiệp bao gồm chế biến nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thiếc, đồng, vonfram, sắt, dược phẩm, phân bón, khi tự nhiên, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, ngọc bích, đá quý.

- Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Trang 10

Vào năm 2021, tổng GDP ước tính của tất cả các quốc gia ASEAN lên tới khoảng hơn 3,3 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng đáng kể so với những năm trước đó Xét trong khối ASEAN, GDP của Myanmar đứng thứ 7 chỉ cao hơn các nước Brunei (15,56 tỷ USD), Lào (19,38 tỷ USD) và Campuchia (26,08 tỷ USD) trong 2021 GDP của Myanmar ước tính 66.74 tỷ USD, tương đương chỉ chiếm 2,005% tổng GDP của các nước Asean.

- GDP bình quân đầu người

Theo số liệu cập nhật IMF vào năm 2022, tại Đông Nam Á, mức GDP theo đầu người có sự chênh lệch khá lớn, trong đó xếp cuối cùng là Myanmar với 1.170 USD, thấp hơn quốc gia có mức cao nhất là Singapore 59 lần Mặc dù, nằm trong top quốc gia có dân số đông nhất Đông Nam Á nhưng GDP bình quân đầu người của Myanmar lại thuộc mức thấp trong khu vực Có thể thấy so với các nước trong cùng khối ASEAN, Myanmar là quốc gia khá chậm phát triển

- Chính sách thuế, xuất nhập khẩu

Dù là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Myanmar chỉ áp dụng mức thuế quan quốc tế 18% đối với hàng hóa và dịch vụ Mặc dù, Myanmar có cam kết ràng buộc các hiệp định về thuế quan, tuy nhiên nước này thường áp dụng mức thuế tương đương hoặc thấp hơn so với các nước khác trong khu vực Hàng nông sản có mức thuế bình quân là 8,7% trong khi hàng hoá phi nông nghiệp có mức thuế trung bình là 5,1% Thuế quan thường dao động từ 0 đến 40 phần trăm Các mặt hàng cao cấp thường có mức thuế cao nhất.

Thuế nhập khẩu và thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hải quan khi hàng hóa nhập khẩu được thông quan Thuế nhập khẩu áp dụng cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở trong nước và hàng hóa thiết yếu với mức thuế suất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ có mức thuế suất cao nhất.

Thuế doanh thu được áp dụng theo biểu thuế được quy định trong Đạo luật Thuế Doanh thu năm 1991, và mức thuế này thay đổi đáng kể tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ.

Trang 11

Đối với những loại hàng hóa không được miễn thuế doanh thu, mức thuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa Các loại thực phẩm đặc biệt có tác động tới sức khỏe của người tiêu dùng như thuốc lá, rượu, và các mặt hàng tương tự thì sẽ chịu mức thuế cao hơn 25%.

Chính phủ Myanmar đặt sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến từ Việt Nam Một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất… đều nằm trong danh sách ưu đãi thuế của Myanmar Tất cả những ưu đãi này chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào thị trường Myanmar.

Môi trường chính trị

Vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021, cuộc đảo chính đã bắt đầu, khi các thành viên được bầu một cách dân chủ của đảng cầm quyền của đất nước, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bị lật đổ bởi Tatmadaw – quân đội Myanmar Quân đội sau đó trao quyền lại cho một chế độ dân chủ mới Tổng thống Myint Swe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và quyền lực được chuyển giao cho Tổng tư lệnh Bộ Quốc phòng Min Aung Hlaing Họ tuyên bố rằng kết quả của cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 là không hợp lệ và tuyên bố ý định tổ chức bầu cử mới hết tình trạng khẩn cấp

Sau vài ngày cuộc đảo chính diễn ra, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Yangon và trên khắp đất nước Myanmar Mặc dù một số vụ bạo lực riêng lẻ đã xảy ra, lực lượng an ninh ban đầu cho phép các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra trong suốt tháng Hai Tuy nhiên, càng về cuối tháng, quân đội chính phủ đã tăng cường sử dụng các biện pháp ngày càng bạo lực bao gồm việc sử dụng vòi rồng, đánh đập và sử dụng đạn cao su thậm chí là sử dụng đạn thật

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, có ít nhất 18 người đã thiệt mạng trong các cuộc đàn áp trên khắp đất nước Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) đã ghi nhận hơn 1.400 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đàn áp của quân đội đối với phong trào ủng hộ dân chủ Con số này không bao gồm những người thiệt mạng do không kích, pháo kích hoặc xung đột vũ trang

Trang 12

Hơn 11.000 người đã bị bắt, trong đó hơn 8.700 người vẫn đang bị giam giữ Bất chấp những chiến thuật tàn bạo như vậy, sau một năm, quân đội vẫn chưa thể dập tắt cuộc kháng chiến và đang phải đối mặt với sự nổi dậy trên nhiều mặt trận.

Mặc dù đối mặt với sự đàn áp và nguy hiểm, những người dân Myanmar vẫn kiên trì và quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền tự do và dân chủ Tình thế chính trị và an ninh ở Myanmar vẫn đang tiếp tục phức tạp và không chắc chắn, những người dân Myanmar vẫn hy vọng vào một tương lai tốt hơn, nơi họ có quyền tự do và công bằng.

Môi trường cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh: Thị trường kinh doanh tại Myanmar đang phát triển nhanh chóng, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Myanmar phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh cả địa phương và quốc tế Các đối thủ cạnh tranh địa phương có thể có lợi thế về kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường, trong khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế có thể có lợi thế về công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến.

Nhà cung ứng: Các doanh nghiệp tại Myanmar đang phải đối mặt với vấn đề về chất lượng và độ tin cậy của các nhà cung ứng Các nhà cung ứng địa phương có thể không đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, trong khi các nhà cung ứng quốc tế có thể gặp vấn đề về vận chuyển và thời gian giao hàng Để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng, các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà cung ứng và đảm bảo rằng các nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu chất lượng và cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng thời gian.

Khách hàng: Người Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, thật thà, hiền lành chất phác Văn hóa Myanmar có rất nhiều nghi thức liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm cách nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp Điều này có thể đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi với các thị trường địa phương và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các nhu cầu đặc thù của từng khu vực Các doanh nghiệp cần tìm cách giữ chân khách hàng của mình bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt và đáp ứng

Trang 13

các yêu cầu của khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm cách tăng cường quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường tiềm năng.

1.3.Giới thiệu về doanh nghiệp

1.3.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Kangaroo thành lập nên từ hai người Việt Nam trẻ tuổi vào năm 2003 Trong suốt 20 năm qua, định hướng kinh doanh của tập đoàn đã tập trung vào trọng điểm giúp Kangaroo tạo nên hàng loạt thành công rực rỡ, nhanh chóng trở thành doanh nghiệp đầu ngành chuyên phục vụ sức khỏe và tiện nghi cuộc sống bằng những cải tiến hữu ích từ công nghệ lọc nước, hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp, năng lượng tới các thiết bị điện tiêu dùng khác Trụ sở chính của tập đoàn được đặt tại Hà Nội với hơn 2.000 nhân sự trên toàn quốc, Kangaroo duy trì hệ thống gần 40.000 điểm kinh doanh với 8 chi nhánh trong và ngoài nước, 2 nhà máy tại Việt Nam và 2 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng, cung cấp vào thị trường gần 700 models sản phẩm Năm 2013, Tập đoàn Kangaroo đã vượt bật cho ra đời chi nhánh tại Myanmar Nhanh chóng chiếm lấy thị trường quốc tế để tạo tầm nhìn xa cho tương lai.

1.3.2 Viễn cảnh của Kangaroo

Kangaroo quốc tế ra đời từ sự hợp tác chiến lược giữa Kangaroo và Noritz Đây là một quyết định chiến lược, một bước tiến dài Sắp tới Kangaroo tập trung phát triển, khai thác thị trường nội địa tiềm năng với mục tiêu nhà nhà dùng Kangaroo, mang lại cuộc sống tiện ích và vui khỏe cho mỗi gia đình và vẫn đảm bảo các tiêu chí về tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường, Kangaroo cam kết các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hóa chất theo giới hạn cho phép được quy định bởi Bộ Công thương Vươn tới số 1 Đông Nam Á và thế giới Chỉ kinh doanh những sản phẩm liên quan tới sức khỏe Giá trị cốt lõi: Cùng nhau phát triển

1.3.3 Tầm nhìn của Kangaroo

Với tầm nhìn trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu khu vực và quan điểm bền vững “cùng nhau phát triển”, Kangaroo đã đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển sản xuất nhằm tạo ra các giá trị mới trong xã hội Đến nay, với những sáng chế và giải pháp hữu ích như máy lọc nước Kangaroo Hydrogen công nghệ kháng khuẩn lần

Trang 14

đầu tiên được áp dụng trong các thiết bị gia đình, giải pháp tiết kiệm nước thải với công nghệ lọc Vortex, kangaroo đã trở thành một thương hiệu yêu thích trong mỗi gia đình Sứ mệnh của Kangaroo là chỉ kinh doanh những sản phẩm liên quan tới sức khỏe

1.3.4 Mục tiêu chiến lược của công ty

Không đối đầu mà luôn đi trước đón đầu” là kim chỉ nam về tiêu chí được đặt ra để đáp ứng được toàn bộ mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.Vì thế, trải qua 15 năm, Kangaroo luôn tạo ra cho thị trường sự sáng tạo đột phá Đầu tư bài bản, chi tiết và chính xác từ nghiên cứu, ứng dụng tới sản xuất Với khát vọng chinh phục, thương hiệu Kangaroo hướng tới trở thành tập đoàn kinh tế đa quốc gia dẫn đầu trong khu vực Tạo ra những giá trị công nghệ, những sản phẩm mang chất cao Giá trị sử dụng lớn cho xã hội

Điểm nổi bật mà doanh nghiệp mang lại đó là chiến lược “dụng nhân”, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, áp dụng cơ chế phân quyền rõ ràng, nhằm khích lệ sự sáng tạo, chủ động và huy động được sức mạnh của đội ngũ cộng sự Tác động tích cực đến tầm nhìn trong xã hội Còn trong chiến lược cạnh tranh, đây cũng là chìa khóa tạo ra sự thành công của doanh nghiệp Liên tục cải tiến và cho ra đời các sản phẩm mới đã đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh của Kangaroo sang vị thế khác biệt Khi đối thủ tính chuyện sao chép sản phẩm nào đó, doanh nghiệp đã kịp tung ra mẫu mới và bán với giá cao; còn mẫu cũ thì hạ giá để có khả năng cạnh tranh vượt trội với tư tưởng xuyên suốt và được nhắc đến trong tất cả mọi vấn đề đó là “không chỉ trích, không giải thích, hãy đưa ra giải pháp”

Chiến lược định hướng lấy nghiên cứu ứng dụng khoa học làm kim chỉ nam, tạo nên những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp, lấy nhu cầu của người tiêu dùng (“ăn khỏe, uống khỏe, thở khỏe”) làm mục tiêu chinh phục thị trường

1.3.5 Mục tiêu kinh doanh quốc tế của công ty

Hành trình chinh phục thị trường 700 triệu dân Đông Nam Á là một giấc mơ, cột mốc cho sự nỗ lực của Kangaroo và đến thời điểm hiện tại việc chinh phục thị trường trở thành mục tiêu ngắn hạn trong ba năm sắp tới Chiến lược thương hiệu của

Trang 15

Kangaroo là chiến lược tập trung Từ nhãn hiệu sản phẩm đến truyền thông đều mang danh nghĩa Kangaroo Tập đoàn Kangaroo tập trung nghiên cứu thế giới đã và đang giải quyết các vấn đề rành mạch chuẩn xác ra sao , tìm kiếm những báo cáo khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực để chủ động hợp tác cả trong nước và quốc tế, áp dụng hàm lượng chất xám của nhân loại vào ngay trong từng sản phẩm của mình nhằm tạo ra sự phù hợp giúp cho người người, nhà nhà đều có thể sử dụng và áp dụng công nghệ Vươn tầm quốc tế Mang thương hiệu đến với người tiêu dùng quốc tế Kangaroo thực hiện tham vọng phủ xanh sản phẩm tại thị trường Đông Nam Á Từng bước làm thay đổi thói quen sinh hoạt trong sử dụng nước sạch cho cộng đồng, Kangaroo được biết đến với như một “Thánh gióng” trong nền kinh tế Kangaroo không dừng ở việc cung cấp những sản phẩm tiện ích cho cuộc sống mà hướng tới chỉ sản xuất các sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng Đó là mục tiêu lớn và khó nhưng càng khó, càng thách thức lại càng khiến Kangaroo quyết tâm và chắc chắn cũng là sự quan tâm chung của cộng đồng Các nước trong khu vực có nền văn hóa khá tương đồng, đặc biệt là mối quan hệ gia đình, sự chăm sóc và chia sẻ, và đó cũng chính là lợi thế của Kangaroo Kangaroo đi đầu trong việc sáng tạo những giá trị và trải nghiệm mới: máy lọc nước Hydrogen, thiết bị kháng khuẩn, hệ sinh thái IoT Sắc xanh của Kangaroo lan tỏa và phủ rộng trên nhiều thị trường Tần suất diễn ra các cuộc đàm phán, tiếp xúc gặp gỡ nhà đầu tư giữa Tập đoàn Kangaroo và các tập đoàn quốc tế.

1.4 Các vấn đề tôn giáo, chinh trị, xung đột ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của công ty

Vấn đề chính trị ở Myanmar đang có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm cả Kangaroo Kể từ khi quân đội chiếm quyền lực vào tháng 2 năm 2021, nước này đã chứng kiến sự bất ổn chính trị và các cuộc biểu tình phản đối ở khắp các thành phố và khu vực Tình hình chính trị không ổn định này đã gây ra nhiều rủi ro và thách thức cho hoạt động kinh doanh của Kangaroo tại

Myanmar Một số tác động có thể bao gồm:

Gián đoạn chuỗi cung ứng: Tình hình bất ổn và đóng cửa các tuyến đường giao

thông làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Kangaroo Điều này dẫn đến thiếu hụt

Trang 16

nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất sản phẩm của công ty, gây ra gián đoạn trong sản xuất, tiếp nhận và phân phối các sản phẩm đến mạng lưới cửa hàng bán lẻ.

Thiếu hụt nhân lực: Lực lượng lao động Myanmar hoặc đang tham gia các cuộc

biểu tình phản đối chính quyền, hoặc đã bỏ chạy về quê sau các vụ đàn áp của quân đội, khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh gián đoạn .Tình hình bạo lực và căng thẳng chính trị dẫn đến giảm thiểu số lượng lao động và thiếu hụt nhân lực tại nhà máy sản xuất của Kangaroo tại Myanmar Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm của công ty.

Tăng chi phí vận chuyển và lưu trữ: Tình hình bất ổn dẫn đến tăng chi phí vận

chuyển và lưu trữ sản phẩm của Kangaroo Điều này có thể tác động đến giá cả sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.

Thiếu hụt khách hàng: Các cuộc biểu tình và bạo lực có thể gây ra lo ngại và sợ

hãi cho khách hàng, gây ra giảm doanh số bán hàng và tác động đáng kể đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.

Rủi ro an ninh và tài chính:

Các rủi ro an ninh và tài chính tăng cao trong bối cảnh tình hình chính trị không ổn định Kangaroo cần phải đảm bảo an toàn cho nhân viên và tài sản của mình, đồng thời cải thiện quản lý tài chính để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Nhiều ngân hàng không làm việc nên hoạt động chuyển khoản, thanh toán không thực hiện được gây ra sự lo lắng và áp lực cho công ty trong việc duy trì và phát triển kinh doanh tại Myanmar.

Trang 17

Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của kangaroo 2.1 Lý thuyết các phương thức thực hiện KDQT

2.1.1 Thâm nhập qua sản xuất trong nước

Phương thức thâm nhập xuất khẩu (Export Entry Modes)

Phương thức thâm nhập xuất khẩu là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng trong lĩnh vực xuất khẩu Xuất khẩu đề cập đến việc vận chuyển các sản phẩm từ thị trường nội địa hoặc đôi khi từ một quốc gia thứ ba sang các đơn vị đặt hàng nước ngoài Các đơn hàng này có thể được gửi trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, đến các nhà phân phối hoặc đến các đại lý bán buôn Phương thức thâm nhập xuất khẩu khác biệt so với phương thức hợp đồng và đầu tư, bởi nó tập trung vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất Do đó, xuất khẩu được chia thành hai loại chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, phụ thuộc vào số lượng và các loại giao dịch trung gian được sử dụng.

Xuất khẩu trực tiếp (Bán cho người mua – Direct Exporting)

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức kinh doanh trong đó doanh nghiệp sở hữu một bộ phận xuất khẩu riêng, nhằm tiếp thị và bán sản phẩm trực tiếp thông qua một đối tác ở nước ngoài Đối tác này có thể là một đại lý trực tiếp hoặc một nhà phân phối trực tiếp Hình thức xuất khẩu trực tiếp này mang lại sự kiểm soát cao hơn trong các hoạt động quốc tế so với xuất khẩu gián tiếp Do đó, nó thường tăng khả năng tiếp cận thị trường và gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên, đồng thời cũng đi kèm với rủi ro cao hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn về khía cạnh tài chính và nhân sự.

Có sự khác biệt giữa đại lý trực tiếp và nhà phân phối trực tiếp Đại lý trực tiếp thường nhận hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng, trong khi nhà phân phối trực tiếp nhận lợi nhuận từ mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán Đại lý không định vị sản phẩm và không thực hiện thanh toán, trong khi nhà phân phối đảm nhận cả hai chức năng này Ngoài ra, nhà phân phối đôi khi còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng của họ Lựa chọn sử dụng đại lý hay nhà phân phối phụ thuộc vào chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp, tuy nhiên cả hai đều có lợi thế là có hiểu biết sâu về thị

Trang 18

trường, phong tục tập quán và văn hóa địa phương, cũng như có những mối quan hệ kinh doanh sẵn có.

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp:

● Tiếp cận nhanh chóng đến thị trường địa phương và khách hàng tiềm năng ● Chuỗi phân phối ngắn hơn so với xuất khẩu gián tiếp.

● Kiểm soát tốt hơn các chiến lược marketing tổ hợp - 4P, đặc biệt là đối với các đại lý.

● Hỗ trợ bán hàng tại địa phương và các dịch vụ kèm theo từ đại lý và nhà phân phối.

● Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp:

● Kiểm soát giá thị trường bị hạn chế và khả năng phân phối không linh hoạt, đặc biệt là với các nhà phân phối.

● Đòi hỏi đầu tư vào tổ chức bán hàng, vì doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm kiếm và liên hệ với đại lý và nhà phân phối thông qua đội ngũ bán hàng của mình.

● Có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp và truyền thông do sự khác biệt văn hóa, có thể dẫn đến những mâu thuẫn thông tin.

● Có thể xảy ra các hạn chế thương mại.

Xuất khẩu gián tiếp (Bán cho người trung gian – Indirect Exporting)

Xuất khẩu gián tiếp là quá trình mà các doanh nghiệp chuyển hàng hóa ra nước ngoài thông qua một tổ chức độc lập Việc bán hàng xuất khẩu gián tiếp không khác gì so với việc bán hàng thông thường trong nước, vì công ty không thực sự tham gia vào các hoạt động marketing và bán hàng trên thị trường quốc tế Thay vào đó, công việc này được thực hiện bởi một công ty nước ngoài.

Trang 19

Xuất khẩu gián tiếp thường được coi là cách nhanh chóng nhất để đưa sản phẩm của một công ty ra thị trường quốc tế Thông qua phương pháp này, một công ty thứ ba sẽ đảm nhiệm toàn bộ quy trình bán hàng, quản lý mối quan hệ khách hàng và các hoạt động liên quan khác Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích cho những công ty có mục tiêu mở rộng ra thị trường quốc tế nhưng gặp hạn chế Tuy nhiên, việc bán hàng xuất khẩu gián tiếp này không được coi là nguồn lợi nhuận chính, thường chỉ nhằm tiêu thụ sản lượng dư thừa Có một số hình thức xuất khẩu gián tiếp như sau:

− Công ty quản lý xuất khẩu − Công ty kinh doanh xuất khẩu − Đại lý môi giới xuất khẩu Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp:

− Không yêu cầu đầu tư nhiều nguồn lực và phù hợp khi các nguồn lực bị hạn chế.

− Có khả năng đa dạng hóa thị trường thông qua sự hỗ trợ từ nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế.

− Rủi ro liên quan đến thị trường và chính trị thường ít − Không đòi hỏi kinh nghiệm xuất khẩu.

Nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp:

− Không kiểm soát được yếu tố marketing và bán hàng.

− Thêm một thành viên trong chuỗi phân phối có thể tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho nhà sản xuất.

− Thiếu tiếp xúc trực tiếp với thị trường và thiếu kiến thức về thị trường − Hạn chế kinh nghiệm về các vấn đề sản phẩm, vì nhà phân phối chỉ tập trung

vào các vấn đề thương mại.

Trang 20

− Lựa chọn sai nhà phân phối có thể ảnh hưởng đến thị trường và hiệu quả hoạt động của công ty.

2.1.2 Thâm nhập thị trường quốc tế từ sản xuất ở nước ngoài

Phương thức thâm nhập theo hợp đồng (Contractual Entry Modes)

Phương thức thâm nhập theo hợp đồng là một hình thức hợp tác và liên minh giữa công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế và các công ty đối tác ở nước ngoài Có các loại phương thức thâm nhập theo hợp đồng như thỏa thuận kỹ thuật, hợp đồng dịch vụ, quản lý, hợp đồng sản xuất và nhiều loại khác Trong số các phương thức thâm nhập theo hợp đồng, cấp phép, nhượng quyền thương mại và chìa khóa trao tay là những phương thức phổ biến nhất.

Cấp phép (Licensing)

Cấp phép liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất cho đối tác Các quyền này thường được bảo vệ bằng văn bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ Dựa trên thỏa thuận cấp phép, nhà xuất khẩu sẽ nhận được một lần thanh toán, phí bản quyền hoặc cả hai Người cấp phép cung cấp tài sản sở hữu cho người được cấp phép sử dụng và kinh doanh Người được cấp phép phải trả phí bản quyền hoặc thanh toán một lần duy nhất cho các tài sản như thương hiệu, công nghệ, bí quyết và bằng sáng chế Nội dung của thỏa thuận cấp phép thường phức tạp, rộng và định kỳ.

Hợp đồng cấp phép không chỉ áp dụng cho tài sản sở hữu trí tuệ, mà đôi khi cũng bao gồm các tài sản không được bảo vệ Trong trường hợp này, bên cấp phép cam kết cung cấp tất cả thông tin cho bên được cấp phép Tuy nhiên, bằng sáng chế và các bí quyết sản phẩm, kinh doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong phương thức cấp phép Các yếu tố này được thể hiện qua thương hiệu, mô hình tổ chức, bản quyền, quyết định bán hàng, bí quyết marketing và quản lý.

Do đó, hợp đồng cấp phép có thể được chia thành ba loại chính:

Trang 21

● Cấp phép sản phẩm: Đồng ý về quyền sử dụng, sản xuất hoặc tiếp thị toàn bộ sản phẩm, một phần sản phẩm, một thành phần hoặc đôi khi chỉ một cải tiến nhỏ của sản phẩm.

● Cấp phép phương pháp: Đồng ý về quyền sử dụng một phương pháp sản xuất nhất định, một phần của phương pháp, hoặc đôi khi chỉ là quyền sử dụng mẫu mã, kiểu dáng.

● Cấp phép đại diện: Tập trung vào việc giao dự án, ví dụ như liên quan đến hệ thống dự kiến, chia sẻ quy trình sản xuất, tiếp thị và các hoạt động khác.

Ưu điểm của cấp phép:

● Mở rộng thị trường: Cấp phép cho phép tiếp cận đồng thời nhiều thị trường khác nhau thông qua sự hợp tác với nhiều bên cấp phép hoặc một bên cấp phép có quyền tiếp cận một khu vực rộng lớn, ví dụ như Liên Minh Châu Âu.

● Vượt qua rào cản: Cấp phép cho phép gia nhập những thị trường có rào cản cao, giúp công ty tiếp cận được khách hàng và nguồn tiềm năng mà trước đây khó khăn.

● Lợi nhuận nhanh chóng: Qua cấp phép, công ty có thể thu về lợi nhuận một cách nhanh chóng mà không cần đầu tư quá nhiều Công ty không phải chịu các chi phí và rủi ro liên quan đến việc tiếp cận thị trường nước ngoài.

● Tiết kiệm chi phí marketing và phân phối: Các hoạt động marketing và phân phối được thực hiện bởi bên cấp phép, giúp công ty giảm thiểu chi phí và tập trung vào hoạt động chính.

● Kiến thức thị trường: Cấp phép mang lại cho công ty cái nhìn sâu sắc về kiến thức thị trường, quan hệ kinh doanh và lợi thế chi phí của công ty được cấp phép ● Giảm thiểu rủi ro: Cấp phép giảm thiểu khả năng gặp phải những tình huống khó khăn như bất ổn kinh tế và chính trị ở nước ngoài.

Trang 22

● Hỗ trợ cho công ty thiếu kinh nghiệm: Cấp phép là phương pháp được sử dụng bởi các công ty thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.

● Giảm chi phí vận chuyển: Cấp phép giúp giảm chi phí cho khách hàng khi vận chuyển các sản phẩm cồng kềnh ra thị trường nước ngoài.

Nhược điểm của cấp phép:

● Đối thủ cạnh tranh: Bên được cấp phép có thể trở thành đối thủ cạnh tranh khi hợp đồng thỏa thuận kết thúc Họ có thể sử dụng công nghệ và lấy đi khách hàng của bên cấp phép.

● Giới hạn sử dụng: Không phải mọi công ty đều có thể sử dụng mô hình cấp phép Công ty phải có quyền sở hữu trí tuệ hoặc có thương hiệu và sản phẩm mà các doanh nghiệp khác quan tâm.

● Thu nhập giới hạn: Thu nhập từ cấp phép, như tiền bản quyền, có thể không nhiều bằng việc tự sản xuất và tiếp thị sản phẩm.

● Rủi ro về niềm tin: Có rủi ro liên quan đến niềm tin, khi bên được cấp phép có thể báo cáo doanh số bán hàng thấp hơn để giảm chi phí tiền bản quyền.

Nhượng quyền thương mại (Franchising)

Về cơ bản thì nhượng quyền thương mại cũng là một hình thức cấp phép, thường được sử dụng như một phương tiện thâm nhập thị trường trong các ngành dịch vụ như thức ăn nhanh, các ngành B2B và B2C Nhượng quyền thương mại phần nào tương tự như một hình thức cấp phép trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền sử dụng nhãn hiệu, bí quyết, nhãn hiệu, v.v kinh doanh, bao gồm các sản phẩm, nhà cung cấp, bí quyết và thậm chí cả hình ảnh thương hiệu của nó Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại thường là 10 năm và hợp đồng có thể bao gồm hoặc không bao gồm hướng dẫn vận hành, kế hoạch tiếp thị, đào tạo và giám sát chất lượng Ý tưởng chính của nhượng quyền thương mại là tất cả các bên sử dụng một mô hình chính thức chung khiến khách hàng cảm thấy như họ đang mua sản phẩm của chính bên nhượng quyền Trên thực tế, khách hàng đang giao dịch với nhiều công ty

Trang 23

độc lập khác nhau và thậm chí với các chủ sở hữu khác nhau Các thỏa thuận nhượng quyền thương mại thường bao gồm đào tạo, cung cấp dịch vụ quản lý và các hoạt động theo chỉ đạo của bên nhượng quyền Có thể nói, nhượng quyền thương hiệu giúp lan tỏa thương hiệu khắp khu vực, và sự thống nhất về phương thức bán hàng, thương hiệu, chất lượng dịch vụ là rất quan trọng.

Có nhiều cách để thanh toán cho bên nhượng quyền Thông thường, khi một công ty tham gia nhượng quyền thương mại, họ sẽ phải trả phí một lần cho phí gia nhập Trong khi tiếp tục hoạt động, việc thanh toán các loại phí dịch vụ liên quan thuộc về bên nhận quyền dựa trên doanh số bán hàng của bên nhượng quyền.

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại:

● Lợi ích của việc có các ưu điểm về phương thức cấp phép ● Bên nhượng quyền am hiểu thị trường địa phương

● Mở rộng thị trường ra nước ngoài nhanh, chi phí đầu tư thấp, hoạt động được tiêu chuẩn hóa, bên nhận nhượng quyền có động lực và chấp nhận rủi ro chính trị thấp

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại:

● Bao gồm các nhược điểm của phương thức cấp phép

● Nhượng quyền ban đầu cần nhiều vốn hơn nên phù hợp với các công ty quy mô lớn, lâu đời, có hình ảnh thương hiệu tốt Do đó, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp vấn đề khi sử dụng phương pháp thâm nhập này

● Bên nhượng quyền không có quyền kiểm soát đối với hoạt động hàng ngày của bên nhận quyền nước ngoài Do đó sẽ phát sinh những rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ không mong muốn

● Có nhiều trách nhiệm, phức tạp và cam kết hơn so với các phương thức cấp phép hoặc xuất khẩu.

Chìa khóa trao tay (Turnkey Project)

Trong dự án chìa khóa trao tay, nhà thầu đồng ý xử lý tất cả các chi tiết của dự án cho khách hàng nước ngoài, bao gồm cả việc đào tạo người vận hành Sau khi hoàn tất hợp đồng, khách hàng nước ngoài sẽ được trao “chìa khóa” để mở cơ sở kinh doanh, cửa hàng hoặc nhà máy chuẩn bị khai trương Đây thực chất là một phương tiện để xuất khẩu công nghệ và quy trình sang các nước khác Các dự án chìa khóa trao tay

Trang 24

điển hình là các dự án lớn thuộc khu vực công như nhà ga trung chuyển đô thị, sân bay, cơ sở hạ tầng viễn thông,…

Ưu điểm của chìa khóa trao tay:

● Đây là một cách tuyệt vời để thu lợi nhuận từ chuyên môn cần thiết để lắp ráp và vận hành quy trình kỹ thuật công nghệ phức tạp, chẳng hạn như các nhà thầu phải được đào tạo và sẵn sàng mọi thứ bàn giao cho chủ sở hữu.

● Ít rủi ro hơn các phương thức FDI thường thấy Nhược điểm của chìa khóa trao tay:

● Các công ty tham gia vào các giao dịch chìa khóa trao tay không có lợi ích lâu dài ở nước ngoài

● Nếu công nghệ và quy trình của một công ty là nguồn lợi thế cạnh tranh, việc thực hiện dự án chìa khóa trao tay có thể làm lộ điều đó, tạo ra các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế theo đầu tư (Investment Entry Modes) Phương thức chính để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua đầu tư là mua lại quyền sở hữu của một công ty ở thị trường nước ngoài có trụ sở Một số phương thức phổ biến như liên doanh, liên minh chiến lược, mua lại, đầu tư vào Greenfield,…

Liên doanh (Joint Ventures)

Liên doanh là một thỏa thuận hợp đồng theo đó một thực thể riêng biệt được thành lập để tiến hành thương mại hoặc kinh doanh, độc lập với hoạt động kinh doanh cốt lõi của những người tham gia Một liên doanh xuất hiện khi một tổ chức mới được thành lập và thuộc sở hữu chung của cả hai bên đối tác Ít nhất một trong số các đối tác này phải đến từ một quốc gia khác với các đối tác khác và doanh nghiệp phải nằm ngoài ít nhất một trong các quốc gia cư trú của các đối tác.

Thông thường, công ty tham gia liên doanh sẽ hợp tác với một trong những khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc thậm chí là một trong những đối thủ cạnh tranh của họ Từ một doanh nghiệp chung, các doanh nghiệp này đồng ý trao đổi

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w