Đề tài phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn đa quốc gia pepsico

29 2 0
Đề tài phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn đa quốc gia pepsico

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biết được nhu cầu đó, nhiều công ty kinh doanh lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã ra đời nhiều sản phẩm chất lượng với mẫu mã thú vị, đa dạng với hương vị mới lạ; kích thích vị giác xuất h

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ _*** _ TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA PEPSICO Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Lớp: KDO307(2023.1).60KDQT.QN Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Bích Hải ThS Lý Nguyên Ngọc TS Vũ Kim Dung Quảng Ninh, Tháng 11 năm 2023 BẢNG PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM Mã sinh Họ tên Nhiệm vụ Kết quả đánh giá viên chéo Phạm Tiến - Chương 2 (2.1.2, 2.2.2) 100% 2117518002 - Sửa tiểu luận (chương 3) Duật 2114518019 Nguyễn Ngọc - Chương 2 (2.1.1, 2.2.1) 100% Đăng - Chỉnh sửa Word 2114518028 Phạm Long - Chương 1 (1.2, 1.3) 100% Hải - Làm powerpoint - Làm tiểu luận sáng tạo 2114518029 Nguyễn Hồng - Chương 3 (3.1, 3.3) 100% Hải - Sửa tiểu luận (chương 1) 2114518037 Đặng Thanh - Lời mở đầu 100% Huyền - Kết luận - Chương 1 (1.1, 1.2) 2114518057 Nguyễn Hồng - Chương 3 (3.2, 3.3) 100% Ngân - Sửa tiểu luận (chương 1 và chương 2) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO 2 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .2 1.1.1 Lịch sử hình thành 2 1.1.2 Quá trình phát triển toàn cầu của PepsiCo 2 1.2 Triết lý, sứ mệnh và tầm nhìn 3 1.2.1 Triết lý 3 1.2.2 Sứ mệnh 3 1.2.3 Tầm nhìn 3 1.3 Phân tích mô hình VRIO của tập đoàn Pepsico .4 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO 6 2.1 Phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo (value chain analysis) 6 2.1.1 Hoạt động chính 6 2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ 9 2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Pepsico 11 2.2.1 Chiến lược đa quốc gia 11 2.2.2 Chiến lược xuyên quốc gia .13 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO 19 3.1 Chiến lược đa quốc gia 19 3.1.1 Ưu điểm 19 3.1.2 Nhược điểm 19 3.2 Chiến lược xuyên quốc gia .20 3.2.1 Ưu điểm 20 3.2.2 Nhược điểm 21 3.3 Bài học rút ra 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Mô hình phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo 6 Hình 2: Phân bổ doanh thu thuần theo các mảng hoạt động .7 LỜI MỞ ĐẦU Kinh doanh quốc tế hiện nay đã trở thành một mô hình bộ phận kinh doanh không thể thiếu của nền kinh tế trên thế giới và đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia nào mong muốn hội nhập Chính vì thế, các công ty đa quốc gia đã trở thành những lực lượng chủ yếu trong cách mạng toàn cầu hóa, đầu tư phát triển công nghệ và thương mại quốc tế Trước tình hình đó, sự ra đời của các công ty đa quốc gia chính là phương pháp đề ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển khả năng sản xuất các mặt hàng cao cấp, để thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu con người ngày càng được nâng cao và vấn đề sử dụng đồ ăn, thức uống cũng vậy, không chỉ đảm bảo yêu cầu về chất lượng mà còn phải có hương vị thơm ngon, mới lạ Biết được nhu cầu đó, nhiều công ty kinh doanh lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã ra đời nhiều sản phẩm chất lượng với mẫu mã thú vị, đa dạng với hương vị mới lạ; kích thích vị giác xuất hiện ngày càng nhiều do đó yêu cầu phải có chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng Để thấy được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh quốc tế, không thể bỏ qua một ông lớn sừng sỏ tại thị trường nước giải khát và đồ ăn nhanh là tập đoàn PepsiCo Vì vậy, Nhóm 3 chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn đa quốc gia PepsiCo” làm chủ đề để thảo luận và thuyết trình nhằm hiểu rõ hơn về cách PepsiCo đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế của mình Bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tập đoàn PepsiCo Chương 2: Chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo Chương 3: Đánh giá kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo Nhóm tập hợp và nghiên cứu nhằm mục đích học tập để hiểu sâu hơn về các chiến lược kinh doanh quốc tế Trong quá trình làm việc do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian nên bài tiểu luận khó tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ thầy, cô để bài làm được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy, cô! 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 1.1.1 Lịch sử hình thành PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63 tỷ đô la trong năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi, Quaker và Tropicana Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoảng 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm PepsiCo đã trở thành một tập đoàn hàng đầu toàn cầu với sự đa dạng hóa danh mục sản phẩm và mạng lưới phân phối rộng lớn Từ lịch sử hình thành đơn giản, công ty đã phát triển thành một trong những tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất trên thế giới 1.1.2 Quá trình phát triển toàn cầu của PepsiCo • Năm 1886, Bradham – một dược sĩ sinh năm 1867 tại North Carolina đã pha thành công một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn và nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad” • Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, năng lượng, mạnh mẽ hơn và được bán rộng rãi hơn • Năm 1898 – Tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang New York, Mỹ • Năm 1902 – Thương hiệu Pepsi Cola được đăng ký Công ty đã từng hai lần phá sản vào thế chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries – hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta • Năm 1941 – Thâm nhập châu Âu • Năm 1947 – Lấn sang Philippines và Trung Đông • Năm 1964 – Diet Pepsi – nước giải khát dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị trường 2 • Năm 1965 – Tổng giám đốc của Frito Lay, tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh các loại bánh mặn, chíp khoai tây và sáp nhập vào tập đoàn Pepsi • Năm 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $ 3.3 tỷ Bên cạnh đó, Pepsi còn kỷ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỷ mới – hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới • Năm 2005, Frito-Lay mở trung tâm phân phối xanh đầu tiên • Năm 2014, Pepsi Sprite được ra mắt • Năm 2021, pep+ được giới thiệu 1.2 Triết lý, sứ mệnh và tầm nhìn 1.2.1 Triết lý Với triết lý kinh doanh “Chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng” và chuẩn giá trị của công ty “Quan tâm đến khách hàng, người tiêu dùng và môi trường chúng ta đang sống”, PepsiCo không ngừng cải tiến sản phẩm và cung cấp những giải pháp bảo vệ môi trường tốt hơn – điều tạo nên dấu ấn thương hiệu và nhận được sự quan tâm từ người tiêu dùng Đây cũng được xem là lý do chính tạo nên chiến dịch “Pepsi – Think & Drink” nhằm kêu gọi người tiêu dùng sử dụng chai thủy tinh góp phần bảo vệ môi trường 1.2.2 Sứ mệnh Sứ mệnh của tập đoàn PepsiCo là cung cấp các sản phẩm thực phẩm, đồ uống ngon miệng và lành mạnh cho mọi người trên toàn thế giới Tập đoàn cam kết thúc đẩy đổi mới và sáng tạo liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn phản ánh xu hướng và sở thích mới nhất 1.2.3 Tầm nhìn Mục tiêu to lớn mà Pepsico sẽ hướng tới đó chính là đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, trở thành công ty đi đầu về sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm tiện dụng, nước giải khát Đồng thời hướng đến mục tiêu đổi mới và sáng tạo liên tục để thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cổ đông và cộng đồng PepsiCo cũng chú trọng đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người 3 1.3 Phân tích mô hình VRIO của tập đoàn Pepsico Mô hình VRIO là một công cụ phân tích chiến lược giúp đánh giá các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Dưới đây là phân tích mô hình VRIO của tập đoàn PepsiCo: • V - Value: giá trị Tập đoàn PepsiCo có nhiều nguồn lực và năng lực mang lại giá trị cho khách hàng như chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, mạng lưới phân phối rộng khắp, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chiến lược tiếp thị hiệu quả và trách nhiệm xã hội Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn PepsiCo thu hút và giữ chân khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường • R - Rarity: quý hiếm Tập đoàn PepsiCo có một số nguồn lực và năng lực quý hiếm mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được như sở hữu nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, có khả năng sản xuất và phân phối đa dạng các loại sản phẩm từ nước giải khát đến thực phẩm, có một đội ngũ nhân viên tài năng và tận tâm, có một văn hóa doanh nghiệp độc đáo và sáng tạo Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn PepsiCo tạo ra sự khác biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh • I - Inimitable: không thể bắt chước Tập đoàn PepsiCo có một số nguồn lực và năng lực không thể bắt chước mà chỉ có thể xây dựng được qua nhiều năm kinh doanh và tích lũy kinh nghiệm, như công thức bí mật của các sản phẩm, sự gắn bó vững chắc với khách hàng, sự tin cậy và tôn trọng của các đối tác, sự cam kết và niềm tự hào của các nhân viên, sự linh hoạt và đổi mới của chiến lược kinh doanh Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn PepsiCo duy trì được vị thế dẫn đầu và khó bị bắt kịp bởi các doanh nghiệp khác • O - Organized to capture value: được tổ chức để nắm bắt giá trị Tập đoàn PepsiCo có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược cạnh tranh Tập đoàn PepsiCo được chia thành bốn khu vực kinh doanh: Mỹ Latinh; Châu âu; Châu Á Thái Bình Dương, Úc, New Zealand và Trung Quốc (APAC); Châu Phi, Trung Đông và Nam Á (AMESA) Mỗi khu vực kinh doanh có trách nhiệm quản lý và phát triển các thương hiệu, sản phẩm, khách hàng và đối tác của mình, trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc chung và hướng dẫn của tập đoàn 4 Nhờ có một cơ cấu tổ chức như vậy, tập đoàn Pepsico có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thích nghi được với các thị trường khác nhau 5 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO 2.1 Phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo (value chain analysis) Hình 1: Mô hình phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo 2.1.1 Hoạt động chính Mô hình chuỗi giá trị của PepsiCo bao gồm 5 hoạt động chính: a Hậu cần đầu vào Danh mục của PepsiCo bao gồm 22 thương hiệu bao gồm Pepsi, Tropicana, Gatorade, Mountain Dew và Diet Pepsi và mỗi thương hiệu thuộc PepsiCo đã tạo ra doanh thu bán lẻ ít nhất một tỷ USD trong năm 2015 PepsiCo có chuỗi cung ứng toàn cầu và lấy nguyên liệu thô từ nhiều quốc gia trên thế giới Công ty làm việc với hàng nghìn nhà cung cấp trên khắp thế giới để tìm nguồn nguyên liệu thô và chủ yếu là nguyên liệu nông nghiệp Công ty đã thiết lập được một chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối mạnh mẽ Chức năng hậu cần tích hợp của công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành trơn tru dịch vụ hậu cần đầu vào và đảm bảo nguyên liệu thô chảy vào hệ thống một cách liền mạch Trong những năm gần đây, công ty đã đầu tư rất nhiều vào đội tàu hiện có của mình để làm cho đội tàu này hoạt động hiệu quả hơn, hiện đại hóa và thân thiện với môi trường hơn Công ty đã thiết lập kho hàng tại các địa điểm quan trọng trên toàn thế giới và gần các nhà cung cấp của mình để giảm chi phí vận chuyển và hậu cần.Công ty cũng sử dụng phần mềm tiên tiến để quản lý hàng tồn kho và quản lý hậu cần Công nghệ là một động lực đổi mới khác mang lại lợi thế cho chuỗi cung ứng của PepsiCo Một trong những cải tiến mà PepsiCo đang khám phá là in 3D Ví dụ, 6 sản phẩm và các hoạt động liên quan khác để thiết lập nền tảng khác biệt hóa mạnh mẽ Việc phân tích chuỗi giá trị đã cho thấy PepsiCo rất đề cao việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng với chất lượng đảm bảo và ứng dụng phát triển công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản phẩm để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất Bên cạnh đó, PepsiCo rất đề cao các hoạt động quảng cáo để tiếp cận người tiêu dùng, sẵn sàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu địa phương hóa cao ở nhiều thị trường và luôn tập trung đầu tư trong dịch vụ chăm sóc cũng như hỗ trợ khách hàng Ngoài ra, họ không những không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng mà còn cạnh tranh công bằng với các đối thủ thị trường Trong hoạt động đầu ra, sản phẩm của họ không chỉ đến các trung tâm, siêu thị có quy mô lớn mà còn xuất hiện tại các cửa hàng, tạp hóa quy mô nhỏ Điều này cho thấy PepsiCo có hệ thống phân phối vô cùng đa dạng và phát triển cho nên sản phẩm của PepsiCo xuất hiện ở khắp mọi nơi và trở thành sản phẩm yêu thích, đáng tin dùng của mọi người Chính vì thế, PepsiCo luôn xếp ở thứ hạng cao trên thế giới về độ nhận diện thương hiệu và uy tín về chất lượng sản phẩm 2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo 2.2.1 Chiến lược đa quốc gia a Cơ sở PepsiCo thực hiện chiến lược đa quốc gia • Sự đa dạng văn hóa và sở thích tiêu dùng: Các thị trường trên toàn thế giới có sự đa dạng lớn về văn hóa, ngôn ngữ, thực phẩm và sở thích tiêu dùng Chiến lược đa quốc gia giúp PepsiCo điều chỉnh sản phẩm và chiến dịch tiếp thị để phù hợp với từng thị trường cụ thể Việc này giúp họ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp và hấp dẫn cho người tiêu dùng địa phương • Tận dụng quy mô toàn cầu: PepsiCo có quy mô toàn cầu lớn và có thể tận dụng sự đồng nhất trong sản phẩm và quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí Họ có thể mua nguyên liệu và thiết bị với số lượng lớn, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật giữa các thị trường để tăng cường hiệu suất • Khả năng mở rộng và đa dạng hóa: Chiến lược đa quốc gia cung cấp cho PepsiCo khả năng mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm và thương hiệu của họ Họ 11 có thể tìm kiếm cơ hội mới và mở rộng thị trường tại các khu vực khác nhau trên thế giới • Khả năng ứng phó với biến đổi thị trường: Bằng cách thực hiện chiến lược đa quốc gia, PepsiCo có thể tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới và tìm cách ứng phó với biến đổi thị trường hoặc các rủi ro cụ thể tại mỗi quốc gia => Mục đích PepsiCo chọn chiến lược này không những để phù hợp với thị hiếu và sở thích người tiêu dùng ở nhiều quốc gia mà còn mở rộng thị trường kinh doanh của PepsiCo, giúp tập đoàn phát triển mạnh mẽ b Phân tích chiến lược đa quốc gia của PepsiCo Chiến lược đa quốc gia của PepsiCo được thực hiện thông qua một số cách tiếp cận: • Chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm của PepsiCo: PepsiCo đã mua lại hoặc liên doanh với nhiều công ty thực phẩm và đồ uống khác nhau, bao gồm Frito-Lay, Quaker Oats và Gatorade • Tăng trưởng địa phương: PepsiCo đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường địa phương Ví dụ, ở Trung Quốc, PepsiCo đã phát triển một loại nước ngọt có vị trà xanh để thu hút người tiêu dùng địa phương • Chiến lược tiếp thị quốc tế: tập trung vào thương hiệu, PepsiCo sử dụng các chiến dịch quảng cáo toàn cầu để quảng bá các thương hiệu của mình Ví dụ, chiến dịch "Live for Now" của Pepsi đã được phát sóng trên toàn thế giới Hay ở Hàn Quốc, PepsiCo đã sử dụng các ngôi sao K-pop để quảng bá các sản phẩm của mình • Phát triển thị trường: PepsiCo đang tập trung vào việc mở rộng sang các thị trường mới nổi và có tiềm năng to lớn để tăng trưởng như Ấn Độ và Trung Quốc Bên cạnh đó, PepsiCo đang đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng Ví dụ, công ty đã phát triển các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng mới Thêm vào đó, PepsiCo đang tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn • Chiến lược phân biệt rộng: Trong mối liên hệ, mục tiêu chiến lược của PepsiCo cho chiến lược phân biệt chung là đổi mới sản phẩm để đối phó với những lo ngại về tác động đến sức khỏe 12 • Tăng cường hiệu quả hoạt động: PepsiCo đã đầu tư vào công nghệ và tự động hóa để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình Ví dụ, công ty đã sử dụng công nghệ robot để đóng gói sản phẩm một cách hiệu quả hơn • Chiến lược pep+: pep+ là một sự biến đổi chiến lược từ đầu đến cuối mà đặt bền vững và nguồn nhân lực vào trung tâm cách công ty hoạt động và tạo ra giá trị PepsiCo cũng tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình trong cả ngành thực phẩm và đồ uống và cung cấp một chiến lược giá cả dựa trên địa lý và giá trị để thu hút khách hàng PepsiCo sử dụng các kênh quảng cáo và phân phối khác nhau để tiếp cận các thị trường mục tiêu của mình 2.2.2 Chiến lược xuyên quốc gia a Cơ sở PepsiCo thực hiện chiến lược xuyên quốc gia PepsiCo đã xây dựng một hệ thống toàn cầu mạnh mẽ để thực hiện chiến lược xuyên quốc gia Họ đã tận dụng lợi thế quy mô và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng cả áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương PepsiCo có một mạng lưới sản xuất quốc tế với nhiều nhà máy và dây chuyền sản xuất lớn Nhờ quy mô, họ có thể sản xuất hàng tỷ sản phẩm, giúp giảm chi phí sản xuất đơn vị Điều này cho phép họ cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh trên toàn cầu và chịu áp lực giảm chi phí • Áp lực giảm chi phí cao: PepsiCo đang phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao đến từ các yếu tố như: sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu mới trong nước xuất hiện nhiều hơn với dây chuyền sản xuất lớn và hiện đại, chi phí nguyên liệu tăng cao và sự bão hòa của các thị trường chính trên thế giới ➢ Cạnh tranh khốc liệt: − Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay Ngoài sức ép cạnh tranh của các đối thủ lớn như: Cadbury Schweppes, Coca-Cola và Kraft foods, PepsiCo còn phải đối mặt với hàng ngàn đối thủ xuất hiện mới mỗi ngày và khi gia nhập các thị trường nước ngoài PepsiCo còn phải đối mặt với cạnh tranh nội địa Các công ty cần phải cạnh tranh về giá cả và hiệu suất để duy trì và mở rộng thị phần thị trường của họ Điều này tạo ra áp lực để giảm chi phí sản xuất 13 − Bên cạnh đó, đặc trưng của ngành hàng này là tốc độ tiêu hao cao và độ trung thành thấp Nếu doanh nghiệp không duy trì được sự hiện diện trong tâm trí khách hàng thì sẽ rất dễ đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh Do người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho nên nếu như sản phẩm không đạt chất lượng hay giá cả chênh lệch, họ sẵn sàng lựa chọn sản phẩm khác ➢ Biến động giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu như khoai tây, đường và nước có thể biến đổi một cách đáng kể cho nên PepsiCo cần phải tối ưu hóa chi phí nguyên liệu để duy trì lợi ích ➢ Quy mô lớn: PepsiCo là một tập đoàn đa quốc gia với một lượng sản phẩm lớn và hoạt động trên toàn cầu Cho nên PepsiCo phải quản lý một chuỗi cung ứng phức tạp và toàn cầu để đảm bảo nguyên liệu và sản phẩm di chuyển một cách hiệu quả qua nhiều quốc gia Vì vậy, điều này đòi hỏi tối ưu hóa chi phí vận chuyển, tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng => Chính vì thế để có lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận thì PepsiCo cần phải giảm chi phí để thực hiện thành công • Áp lực thích nghi địa phương cao: ➢ Sự khác biệt về thị hiếu và sở thích khách hàng: Đây là sức ép lớn đòi hỏi sự địa phương hóa do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau Vì nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia là khác nhau nên tiêu chí chọn thức ăn, đồ uống theo khẩu vị của họ cũng rất khác nhau Đối với các quốc gia Châu Á, người tiêu dùng ưa thích nước ngọt ít đường và quan tâm đến chỉ số calo hơn so với Châu Âu Bên cạnh đó, nước ngọt có hương vị trái cây và nước uống không có ga ở Châu Á thì phổ biến hơn Châu Âu Điều này tạo ra áp lực lớn đối với PepsiCo để tùy chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp cận thị trường để phù hợp với sở thích và thị hiếu địa phương Họ phải tạo ra các sản phẩm vị đặc trưng cho từng thị trường để thu hút khách hàng ➢ Quy định của chính quyền sở tại − Mỗi quốc gia có quy định và luật pháp riêng biệt liên quan đến thực phẩm, đồ uống và quảng cáo Một số quốc gia có yêu cầu nghiêm ngặt về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm PepsiCo cần phải thích nghi với các yêu cầu này để tuân 14 thủ và tránh vi phạm luật Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh thành phần sản phẩm, nhãn mác và quảng cáo − Hiện tại, nhiều chính phủ đã hành động chống lại đồ uống cacbonat và thức uống năng lượng do nhận thức về các thuộc tính không lành mạnh của chúng Ví dụ như ở Canada hạn chế lượng caffeine cho phép trong nước uống năng lượng, đồ uống nhiều calories nói riêng bị chỉ trích ➢ Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán: Sức ép của địa phương hóa còn xuất phát từ sự khác biệt cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống giữa các nước, do đó yêu cầu cần phải thay đổi sản phẩm cho thích ứng để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần chuyển hoạt động chế tạo và sản xuất tới các chi nhánh tại nước ngoài Ở các thị trường khác nhau, sự khác biệt này cũng được biểu hiện khác nhau PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm, đồ uống của Mỹ, bởi vậy sản phẩm của Pepsi sẽ được thiết kế theo thói quen, tập quán của người Mỹ Ở Mỹ, đa phần dân số ưa thích sử dụng nước uống có gas và đồ ăn nhanh, họ hầu như sử dụng nước ngọt làm thức uống giải khát và đồ ăn nhanh làm bữa chính Trong khi đó ở Châu Á, ví dụ như Việt Nam, tần suất sử dụng thức uống có gas và đồ ăn nhanh chưa nhiều do tập quán ăn uống của họ thường phải có cơm và những món ăn đi kèm đầy đủ, họ chỉ chủ yếu sử dụng nước ngọt vào những dịp lễ đặc biệt Vì vậy mà các sản phẩm của PepsiCo tiêu thụ ở thị trường này cần phải chú trọng vào chỉ số nguyên liệu và bảng thành phần ➢ Sự cạnh tranh địa phương: Tuy ngành thực phẩm và đồ uống là ngành hàng thiết yếu có mặt trên toàn thế giới nhưng việc bước chân vào một quốc gia khác vẫn gặp những rào cản nhất định Bởi, vì là ngành hàng thiết yếu nên số lượng đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế là vô cùng lớn cho nên đòi hỏi PepsiCo phải có sự khác biệt và tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của họ => PepsiCo là một thương hiệu toàn cầu vì vậy thâm nhập vào thị trường quốc tế cần phải đảm bảo tính địa phương hóa để tồn tại Việc thích nghi địa phương sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một thương hiệu toàn cầu khi bước chân vào một thị trường 15 b Phân tích chiến lược xuyên quốc gia của PepsiCo Chiến lược xuyên quốc gia của PepsiCo kết hợp một loạt các yếu tố, từ đa dạng hóa danh mục sản phẩm, lợi thế kinh tế vùng và quy mô, nghiên cứu và phát triển đa quốc gia, đến chiến dịch tiếp thị và mạng lưới phân phối toàn cầu Họ đã thực hiện chiến lược này bằng cách tận dụng sự hiện diện toàn cầu để cân bằng cả áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đa dạng trên thị trường toàn cầu • Hoạt động đáp ứng yêu cầu giảm chi phí ➢ Hoạt động R&D và sản xuất: − Tối ưu hóa quy trình sản xuất: PepsiCo nghiên cứu và phát triển các quy trình sản xuất tiên tiến để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất Điều này có thể bao gồm sử dụng tự động hóa, công nghệ sản xuất mới, và quy trình tiết kiệm năng lượng − Tối ưu hóa nguồn nguyên liệu: PepsiCo nghiên cứu cách tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu để giảm thiểu lãng phí và chi phí Họ có thể tìm cách tái sử dụng nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu thay thế có giá rẻ hơn hoặc cải thiện quá trình sản xuất để tận dụng tối đa nguyên liệu − Chia sẻ nguồn nguyên liệu địa phương: PepsiCo có thể tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển và tối ưu hóa nguồn cung cấp Họ có thể sử dụng nguyên liệu được sản xuất tại chỗ từ các quốc gia hoặc khu vực khác để giảm chi phí vận chuyển − Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: PepsiCo tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách làm việc với các nhà cung cấp để cải thiện hiệu suất và giảm chi phí Họ có thể đào tạo đối tác cung ứng để tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí − Tối ưu hóa đóng gói: PepsiCo nghiên cứu cách tối ưu hóa đóng gói sản phẩm để giảm chi phí vận chuyển và bao bì Họ có thể dùng bao bì nhẹ hơn và tối ưu hóa thiết kế đóng gói để tiết kiệm không gian và vận chuyển hiệu quả hơn ➢ Hoạt động marketing: − Sử dụng kỹ thuật số: PepsiCo tận dụng các kênh trực tuyến và mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm của họ Điều này giúp giảm chi phí so với việc sử dụng quảng cáo truyền thống trên truyền hình hoặc trên báo 16

Ngày đăng: 12/03/2024, 20:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan