1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ: Trường hợp sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Tác giả Lê Minh Hiếu, Phan Thị Thuỳ Ngân, Nguyễn Thị Hồng, Đặng Thị Thanh Huyền, Trần Thị Trang, Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Trọng Hùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 17,87 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10)
    • 1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 2.1. Mục tiêu chung (12)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 4.1. Quy trình nghiên cứu (12)
      • 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
        • 4.2.1 phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (15)
        • 4.2.2 phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (15)
      • 4.3. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu (16)
      • 4.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu (18)
        • 4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả (18)
        • 4.4.2. Phương pháp kiểm định độ tin cậy cronbach’s alpha (18)
        • 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá efa (19)
        • 4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định cfa (21)
        • 4.4.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính (sem) (22)
    • 5. Bố cục đề tài (22)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (23)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HÀNH VI VÌ MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH (23)
    • 1. Khái niệm, sự cần thiết bảo vệ môi trường (23)
      • 1.1. Khái niệm bảo vệ môi trường (23)
      • 1.2. Sự cần thiết bảo vệ môi trường (24)
      • 1.3. Vai trò của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường (25)
    • 2. Cơ sở lý luận về hành vi vì môi trường (26)
      • 2.1. Khái niệm và phân loại về môi trường (26)
        • 2.1.1. Khái niệm về môi trường (26)
          • 2.1.1.1. Phân loại về môi trường (26)
      • 2.2. Cơ sở lí luận về hành vi vì môi trường của sinh viên (27)
        • 2.2.1. Khái niệm hành vi vì môi trường của sinh viên (27)
        • 2.2.2. Mô hình hành vi (28)
    • 3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan (30)
      • 3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (30)
      • 3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (32)
    • 4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất (33)
      • 4.1. Giả thuyết nghiên cứu (33)
      • 4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (35)
    • 5. Xây dựng thang đo (36)
    • 6. Cơ sở thực tiễn về vấn đề môi trường (39)
  • CHƯƠNG 2: HÀNH VI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ (45)
    • 2.1. Tổng quan về các chính sách và hoạt động về môi trường trên địa bàn thành phố huế và tại trường đại học kinh tế, đại học huế (45)
      • 2.1.1. Tổng quan về địa bàn thành phố huế (46)
      • 2.1.2. Tổng quan về trường đại học kinh tế - đại học huế (47)
        • 2.1.2.1 khái quát lịch sử hình thành và phát triển (47)
        • 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức (48)
      • 2.1.3. Các chính sách và hoạt động phong trào bảo vệ môi trường được tỉnh thừa thiên huế phát động (51)
      • 2.1.4. Các chính sách và hoạt động phong trào bảo vệ môi trường của đại học kinh tế - đại học huế (55)
      • 2.1.5. Tổng quan về hành vi đối với môi trường của giới trẻ là sinh viên trên địa bàn thành phố huế (58)
    • 2.2. Kết quả khảo sát hành vi vì môi trường của sinh viên tại trường đại học kinh tế - đại học huế (59)
      • 2.2.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu (59)
      • 2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha (60)
      • 2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá efa (62)
      • 2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định cfa (65)
      • 2.2.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính sem (71)
      • 2.2.6. Đánh giá của sinh viên đối với các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi hướng đến môi trường của sinh viên tại trường đại học kinh tế - đại học huế (75)
    • 3.1. Công tác tuyên truyền (84)
    • 3.2. Các chính sách khen thưởng, xử phạt (94)
    • 3.3. Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao hành vi vì môi trường của sinh viên tại trường (96)
    • 3.4. Đối với các chương trình từ địa phương (99)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (101)
    • 1. Kết luận (101)
    • 2. Kiến nghị (102)
      • 2.1 đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan (102)
      • 2.2 đối với nhà trường (102)
      • 2.3 đối với bản thân sinh viên (103)
      • 2.4 hạn chế của nghiên cứu (103)
  • Tài liệu tham khảo.......................................................................................................90 (104)
  • Phụ lục.........................................................................................................................94 (109)
    • THÁNG 2 NĂM 2019 (52)

Nội dung

Cần có sự hiểu biết chung về các vấn đề bền vữngvà ý nghĩa của chúng đối với thực tiễn kinh doanh trong tương lai để:xây dựng chương trình giảng dạy hiệu quả cung cấp kiến thức và kỹnăng

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Khái niệm, sự cần thiết bảo vệ môi trường

1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ Mục tiêu của nó là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên hiện có và nếu có thể, để sửa chữa thiệt hại và tạo ra xu hướng ngược lại Do áp lực của việc tiêu thụ quá mức, tăng trưởng dân số và công nghệ, môi trường sinh lý đang bị suy thoái, và sự suy thoái này là vĩnh viễn. Điều này đã được công nhận và các chính phủ đã bắt đầu hạn chế các hoạt động gây suy thoái môi trường Kể từ những năm

1960, các phong trào môi trường đã tạo ra nhận thức nhiều hơn về các vấn đề môi trường Nhưng có sự bất đồng về mức độ ảnh hưởng môi trường do hoạt động của con người, vì vậy các biện pháp bảo vệ đôi khi còn trong vòng tranh luận (Từ điển bách khoa toàn thư)

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, bảo vệ môi trường là là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

Bảo vệ Môi trường bao gồm các chương trình nhằm giảm thiểu rủi ro đối với môi trường từ các chất gây ô nhiễm như vật liệu và chất thải độc hại, nhiên liệu và dầu Các chương trình này đề cập đến các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ quy định bằng cách cung cấp các quy trình để làm việc an toàn với các vật liệu này, kiểm tra các vị trí và bình chứa, đồng thời chỉ định các quy trình bảo dưỡng phòng ngừa Ngoài ra còn có các kế hoạch khẩn cấp về môi trường, trong đó cung cấp các hành động thích hợp cần thực hiện trong trường hợp tràn hoặc xả thải (Theo

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HÀNH VI VÌ MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH

Khái niệm, sự cần thiết bảo vệ môi trường

1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ Mục tiêu của nó là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên hiện có và nếu có thể, để sửa chữa thiệt hại và tạo ra xu hướng ngược lại Do áp lực của việc tiêu thụ quá mức, tăng trưởng dân số và công nghệ, môi trường sinh lý đang bị suy thoái, và sự suy thoái này là vĩnh viễn. Điều này đã được công nhận và các chính phủ đã bắt đầu hạn chế các hoạt động gây suy thoái môi trường Kể từ những năm

1960, các phong trào môi trường đã tạo ra nhận thức nhiều hơn về các vấn đề môi trường Nhưng có sự bất đồng về mức độ ảnh hưởng môi trường do hoạt động của con người, vì vậy các biện pháp bảo vệ đôi khi còn trong vòng tranh luận (Từ điển bách khoa toàn thư)

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, bảo vệ môi trường là là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

Bảo vệ Môi trường bao gồm các chương trình nhằm giảm thiểu rủi ro đối với môi trường từ các chất gây ô nhiễm như vật liệu và chất thải độc hại, nhiên liệu và dầu Các chương trình này đề cập đến các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ quy định bằng cách cung cấp các quy trình để làm việc an toàn với các vật liệu này, kiểm tra các vị trí và bình chứa, đồng thời chỉ định các quy trình bảo dưỡng phòng ngừa Ngoài ra còn có các kế hoạch khẩn cấp về môi trường, trong đó cung cấp các hành động thích hợp cần thực hiện trong trường hợp tràn hoặc xả thải (Theo

1.2 Sự cần thiết bảo vệ môi trường

Mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp đã cải thiện năng suất, nhưng do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng chủ nghĩa tiêu dùng, nó đã gây ra những tác động tàn phá đến môi trường (Li và cộng sự, 2019; Carvalho và cộng sự, 2018; Casalo và Escario, 2018) Sự nóng lên toàn cầu, thiếu nước, ô nhiễm không khí, xói mòn đất, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá rừng và mất đa dạng sinh học là một số vấn đề môi trường hiện nay đe dọa lớn đến tính bền vững và khiến con người dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và thảm kịch (Lange và Dewitte, 2019) Bảo vệ môi trường gắn liền với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng nhất, dẫn đến các thảm họa môi trường gần đây (ví dụ như lũ lụt và bang tan) đã phá hủy môi trường và cướp đi sinh mạng của nhiều người (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu,

2007) Vì con người chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, thay đổi hành vi của con người có thể giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, 2007; Karl & Trenberth, 2003; Steg & Vlek, 2009).

Một số lý do cụ thể đó là:

+ Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người + Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người như là:

+ Đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi, …

+ Khoáng sản để xuất khẩu và phục vụ ngành luyện kim, sản xuất nhiệt điện, …

+ Các nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, … để sản xuất điện,

Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và các loài môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, cần phải tiến hành thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ môi trường

Nạn tàn phá, hủy hoại rừng để xây dựng những khu công nghiệp gây nên đợt thảm họa lũ lụt miền Trung năm 2020 vừa qua Có thể thấy, môi trường đóng một phần rất quan trọng trong bảo vệ con người và tính mạng con người, mất đi môi trường như mất một tấm khiên chắn cho sự sống của nhân loại.

1.3 Vai trò của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường

Chất lượng môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các kiểu hành vi của con người Sinh viên đại học là một bộ phận của những người trẻ tuổi của cộng đồng phải chịu đựng hậu quả của những hành động tàn phá môi trường trong hiện tại và quá khứ Đồng thời, họ là những người quan trọng có được kiến thức, kỹ thuật cần thiết để đưa ra các giải pháp phù hợp để thay đổi hành vi môi trường Do đó, việc sinh viên có những kiến thức khoa học về những gì truyền cảm hứng cho họ để họ có hành vi hướng đến môi trường là một lĩnh vực quan trọng đáng quan tâm có những ứng dụng thiết thực để tiến tới một tương lai bền vững (Arezu Shafiei, Hamideh Maleksaeidi, 2012, Hành vi ủng hộ môi trường của sinh viên đại học: Ứng dụng của lý thuyết động cơ bảo vệ) Thành phần có ảnh hưởng nhất trong xã hội là sinh viên, hiểu được tầm quan trọng của tính bền vững về môi trường và tự nhiên Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta tất cả các nguồn tài nguyên, trong đó con người là đối tượng hưởng lợi chính Thiên nhiên có sẵn một hệ thống an toàn để bảo vệ tất cả các sinh vật và môi trường, cũng như kiểm soát tình trạng ô nhiễm quá mức và việc sử dụng tài nguyên.

Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sẵn sàng đối phó với ô nhiễm không khí vì sinh viên hôm nay là công dân của ngày mai Họ thể hiện ý thức và tiết kiệm các nguồn năng lượng đa dạng bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường học và các địa điểm khác Họ nói với xã hội về nhu cầu bảo vệ môi trường thông qua khả năng tiếp xúc hiệu quả của họ với các thành phần khác nhau trong xã hội Nếu khí hậu và môi trường xung quanh cho phép, sinh viên có thể khuyến khích sử dụng nước lạnh trong các hoạt động hàng ngày Sinh viên phải truyền bá thông tin về đồn điền ở các vùng lân cận Họ tham gia tích cực vào các chương trình và cung cấp thông tin về những người làm tổn hại đến môi trường để hỗ trợ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong việc ngăn chặn ô nhiễm trong xã hội.

Sinh viên từ các lĩnh vực giáo dục khác nhau được chào đón để cung cấp một phần kiến thức của họ trong lĩnh vực của họ Họ đóng góp một cách sáng tạo vào việc ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường Không chỉ ô nhiễm công nghiệp phải được kiểm tra bảo vệ môi trường mà còn ô nhiễm từ nhiều hoạt động hàng ngày.

Sinh viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức về môi trường của cộng đồng Ngược lại, mắt xích nhà trường - gia đình - xã hội lại cấu thành một môi trường giáo dục mà trong đó sinh viên có thể lĩnh hội, tiếp thu và phát triển nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi vì môi trường một cách toàn diện.

Cơ sở lý luận về hành vi vì môi trường

2.1 Khái niệm và phân loại về môi trường

2.1.1 Khái niệm về môi trường

Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên (Từ điển bách khoa toàn thư)

2.1.1.1 Phân loại về môi trường

Môi trường được tạo bởi các yếu tố không khí, nước, đất âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rùng sông, hồ, biển, sinh vật, hệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

Các yếu tố như: Sinh học, hóa học, vật lý tồn tại ngoài ý muốn của con người hình thành nên mới trường tự nhiên Tuy nhiên, các yếu tố này cũng ít nhiều tác động bởi con người, chẳng hạn như: sông, núi, thực vật,…

 Chung quy lại, môi trường tự nhiên mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn cả vật chất lẫn tinh thần.

 Phân loại môi trường tự nhiên

Môi trường sống thành 4 loại chính:

- Môi trường nước: Môi tường nước được chia ra nhiều loại nước khác nhau như: Nước mặn, nước ngọt, nước lợ

- Môi trường đất: Môi trường đất bao gồm các đất cát, đất sét, đất đá, sỏi, Tùy vào từng điều kiện môi trường khác nhau mà các loại sinh vật sống ở đó sẽ khác nhau

- Môi trường trên cạn: Môi trường trên cạn bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyền trong trái đất Đây là mội trường có nhiều sinh vật và con người cũng sinh sống trong môi trường này.

- Môi trường sinh vật: Sinh vật là một môi trường sống lí tưởng cho các loài sinh vật khác Đây là môi trường sống chủ yếu của các loài cộng sinh, ký sinh.

Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người Hay nói cách khác đây là những luật lẽ thể chế, cam kết, quy định, ước định, Môi trường xã hội sẽ định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định Từ đó hình thành nên một sức mạnh tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển

2.2 Cơ sở lí luận về hành vi vì môi trường của sinh viên

2.2.1 Khái niệm hành vi vì môi trường của sinh viên

Hành vi ủng hộ môi trường, còn được gọi là hành vi xanh, bền vững, hoặc thân thiện với môi trường (thân thiện với môi trường), được định nghĩa là những hành vi trong đó các cá nhân thực hiện các hành động bảo vệ môi trường (Eun-Young Lee, 2020).

Hành vi vì môi trường là hành vi mà một cá nhân có ý thức lựa chọn các hành động của mình nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hành động của họ đối với môi trường.

(ví dụ: giảm thiểu tài nguyên và năng lượng tiêu thụ, sử dụng các chất không độc hại, giảm thiểu sản xuất chất thải) (Từ điển bách khoa toàn thư)

Vậy hành vi vì môi trường của sinh viên có thể hiểu là sinh viên có ý thức và có những hành vi thân thiện, bảo vệ môi trường, tìm và thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nhằm hướng đến một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Waston – một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng: S (tác nhân) → R (phản ứng).

Theo sơ đồ này thì hành vi của chúng ta hoàn toàn máy móc, cơ học mà không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các yếu tố bên ngoài (như kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau Có 4 thành phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngoài nào đó tác động lên cơ thể Vì vậy, những chính sách tác động của địa phương, cộng đồng hay của nhà trường là những yếu tố bên ngoài có thể kích thích phản ứng hành vi bảo vệ môi trường của giới trẻ

Hiện nay, đã có hai mô hình cổ điển được dùng đo lường ý định thực hiện

 Thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Lý thuyết hành vi hợp lý được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975) Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI) của một người Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi

Sơ đồ 1.2: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein, 1975)

 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan

3.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Xu và cộng sự (2011) đã chia hành vi môi trường của sinh viên Trung Quốc chưa tốt nghiệp thành hành vi tích cực và tiêu cực Phân tích định tuyến đã được sử dụng cùng cấu trúc mô hình phương trình để phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng nhóm đến hành vi môi trường Nghiên cứu của họ đã phân biệt hành vi môi trường tích cực và hành vi môi trường tiêu cực từ hiệu ứng nhóm.

Ngoài ra, nghiên cứu của Myers và Beringer (2010) cũng đã nhận thấy rằng sinh viên trải qua những thay đổi sâu sắc trong các giả định nhận thức luận và “bản sắc” của họ trong những năm đại học Do đó, thường có vẻ hợp lý khi suy ra rằng những thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến tính bền vững có thể được thấy rõ khi học sinh tiến bộ trong quá trình học tập của họ

Bên cạnh đó, Rachel Hay và Cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu “Nhận thức và tin tưởng về thông tin bền vững” Họ đã chứng minh rằng nếu chỉ cung cấp kiến thức bởi các nhà cung cấp giáo dục đại học không có khả năng vượt qua sự lo lắng về biến đổi khí hậu, đặc biệt nếu các thành viên trong gia đình và mạng xã hội củng cố sự hoài nghi này bên ngoài lớp học Để truyền đạt các thách thức bền vững trong thế giới thực, cần có một chương trình tích hợp nhấn mạnh tính nổi bật, tính hợp pháp và độ tin cậy để thúc đẩy các cá nhân và cộng đồng xem xét các tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của họ Những người có động cơ không thể thấy mối liên hệ giữa hành vi của họ và kết quả của nó Vì vậy đã khiến họ không thấy được điểm cần thực hiện (Cooke và Fielding, 2010).

Trong một bài kiểm tra về hành vi có liên quan đến môi trường, Arezu Shahiei và công sự (2020) đã sử dụng lý thuyết động cơ bảo vệ làm khuôn khổ để giải thích hành vi vì môi trường của một mẫu 310 sinh viên Iran Phân tích chỉ ra rằng lý thuyết động lực bảo vệ được xây dựng cùng với thái độ môi trường có thể giải thích một phần đáng kể phương sai trong hành vi ủng hộ môi trường Dựa trên kết quả về thái độ môi trường, hiệu quả bản thân, chi phí nhận thức được của hành vi vì môi trường và phần thưởng bên trong lẫn bên ngoài của các hành vi không thân thiện với môi trường hiện tại Chính những yếu tố này đã quyết định trực tiếp đến hành vi vì môi trường, trong khi phần thưởng ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi vì môi trường thông qua thái độ môi trường và chi phí phản hồi Ngoài ra, hiệu quả phản ứng thông qua hiệu quả bản thân cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi ủng hộ môi trường Nhìn chung, xem xét tầm quan trọng của thái độ môi trường và hiệu quả của bản thân, việc sử dụng các biện pháp và khuyến khích để cải thiện thái độ của học sinh về ssự cần thiết khi bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức tự hiệu quả có thể giúp tăng khả năng thực hiện các hành vi vì môi trường trong cộng đồng.

Thái độ môi trường và Cảm kết bản thân có tác động tích cực đến hành vi ủng hộ môi trường, phần thưởng nội tại và bên ngoài nhận thức được về các hành vi không thân thiện với môi trường hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi ủng hộ môi trường. Theo nghiên cứu của Arezu Shafiei, Hamideh Maleksaeidi, Hành vi ủng hộ môi trường của sinh viên đại học: Ứng dụng của lý thuyết động cơ bảo vệ.

Những nghiên cứu này thường sử dụng các với giải thích hành vi, trong đó phổ biến nhất trong tâm lý học môi trường là Lý thuyết về Hành vi có Kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991), Mô hình Kích hoạt Chuẩn mực (NAM) của Schwartz và Howard (1981), Lý thuyết Giá trị-Niềm tin-Chuẩn mực (VBNT) của chủ nghĩa môi trường của Stern và cộng sự (1999) và Lý thuyết Động lực Bảo vệ (PMT) của Rogers (1975)

3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu trong nước chỉ ra rằng cần nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các lớp kỹ năng sống Kết quả khảo sát cũng phác thảo công trình nghiên cứu cho rằng sự đóng góp của gia đình vào việc giáo dục môi trường cho trẻ là rất thấp (Trần Thanh Thảo và cộng sự, Phân tích nhận thức, kiến thức, thái độ và hành động về môi trường ở Học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông quận ninh kiều, thành phố Cần Thơ).

Thế giới ngày nay tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể gây đến sự diệt vong của nhân loại Sự phát triển bằng bất cứ giá nào , bất công xã hội tràn lan, chính trị bất ổn định , khủng hoảng kinh tế, chiến tranh giữa các phe phái , khủng bố hoạt động tăng mạnh , phát triển vũ khí hạt nhân, tình trạng nghèo khó ngày càng trầm trọng , dịch bệnh hoành hành , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị hủy hoại, Khoảng cách giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng lớn , khoảng cách giàu nghèo tại chính các nước cũng giãn ra Rất nhiều nước phát triển “ nóng” đang phải trả giá đắt về môi trường khi khai thác quá mức đồng thời không dùng những phương pháp bảo vệ môi trường để tăng lợi nhuận

Hàng lọat các vấn đề môi trường trên toàn thế giới đã và đang trở lên bức xúc : việc Trái Đất nóng lê , thiên tai tăng đột biến , thủng tầng ozon , chất lượng đất và nước xuống cấp , đa dạng sinh học bị hủy hoại , Mặc dù rất nhiều nghiên cứu , đề án , hội nghị, những hoạt động tuyên truyền cụ thể song vẫn không ngăn được sự ô nhiễm nhanh chóng của môi trường xung quanh chúng ta.

Có thể nói các nghiên cứu trong nước liên quan đến hành vi vì môi trường và các nhân tố thúc đẩy hành vi vì môi trường của giới trẻ còn rất hạn chế Vì vậy,nghiên cứu của nhóm có thể lấp vào khoảng trống này.

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất

Việc lồng ghép các môn học về môi trường trong chương trình học và các chương trình ngoại khoá có thể góp phần nâng cao nhận thức về môi trường Sinh viên có thái độ với môi trường tích cực hơn khi tiếp xúc với nhiều vấn đề về môi trường trong các chương trình học cũng như các chính sách và hoạt động môi trường (Sara Pe'er và cộng sự, 2010) Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức về môi trường của một cá nhân thông qua các chính sách và hoạt động môi trường của nhà trường dẫn đến thái độ tích cực hơn đối với môi trường (Bradley, Waliczek, & Zajicek, 1999; McMillan , Wright, & Beazley,

2004) và cá nhân có cam kết trách nhiệm hơn với hành vi vì môi trường (Hsu,

2004) Nghiên cứu trước đó cho thấy rằng nhận thức của sinh viên về cam kết của tổ chức đối với trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến thái độ và cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường (Afsar và cộng sự, 2016) Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:

H1: Chính sách/ hoạt động/ chiến dịch bảo vệ môi trường của nhà trường tác động tích cực đến Thái độ với môi trường.

H2: Chính sách/ hoạt động/ chiến dịch bảo vệ môi trường của nhà trường tác động tích cực đến cam kết với môi trường. Để thực hiện hành vi thì con người phụ thuộc vào những nguồn lực và cơ hội sẵn có hay nói cách khác chính là sự dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi đó Cá nhân có sự tiếp cận lâu dài với các chính sách, hoạt động cụ thể sẽ có xu hướng muốn thực hiện lại các hoạt động, hành vi trước đó Do đó cá nhân thường xuyên tham gia các hoạt động BVMT của chính địa phương nơi họ sinh sống tổ chức thường có xu hướng tăng thái độ và sự cam kết với môi trường.

Các chính sách môi trường của địa phương cũng đã tham gia vào việc truyền thông, giáo dục, hướng hành vi của công dân về vấn đề môi trường (The Information Society, 2020) Các chính sách bảo vệ môi trường của địa phương như ngày chủ nhật xanh, chống rác thải nhựa, nói không với túi ni lông,… góp phần nâng cao thái độ của giới trẻ trong việc bảo vệ môi trường cũng như gia tăng sự cam kết của họ với vấn đề môi trường (Sia, AP; Hungerford, 1986)

Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất:

H3: Chính sách/ hoạt động/ chiến dịch bảo vệ môi trường của địa phương có ảnh hưởng tích cực đến Thái độ với môi trường.

H4: Chính sách/ hoạt động/ chiến dịch bảo vệ môi trường của địa phương có ảnh hưởng tích cực đến Cam kết với môi trường.

Cá nhân có sự quan tâm đến môi trường, những vấn đề liên quan đến sự nóng lên của trái đất, sự thay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thì sẽ gia tăng thái độ tích cực của họ đối với môi trường như thấy rằng việc bảo vệ môi trường là hoàn toàn cấp thiết Cá nhân có sự quan tâm đến môi trường như vậy thì họ cũng có xu hướng có sự cam kết cao trong việc bảo vệ môi trường để có những hành vi tích cực bảo vệ môi trường Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:

H5: Quan tâm đến môi trường ảnh hưởng tích cực đến Thái độ với môi trường

H6: Quan tâm đến môi trường ảnh hưởng tích cực đến Cam kết với môi trường.

Nghiên cứu của Ajzen chỉ ra rằng, thái độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi Thái độ cá nhân hướng về hành vi được định nghĩa là những cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện hành vi đó (Schiffman và Kanuk,1987) Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi và là chỉ số tốt nhất để dự đoán hành vi (Rana &Paul, 2017) Thái độ đối với môi trường được thừa nhận là yếu tố quyết định của hành vi (Chan & Lau, 2001; Wesley và cộng sự, 2012; Law và cộng sự, 2017) Vì

H7: Thái độ đối với môi trường của bản thân ảnh hưởng tích cực đến Hành vi hướng đến môi trường

Liu và Lin (2019) cho rằng sinh viên Đại học ở Đài Loan có điểm mô hình tinh thần môi trường cao hơn thì sẽ thể hiện sự kết nối cảm xúc cao hơn từ đó có sự cam kết đối với môi trường, điều đó cho thấy rằng cam kết với môi trường là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi ủng hộ môi trường

Davis, Le và Coy (2011) phát biểu rằng những cá nhân có mức độ hài lòng cao và đầu tư cho môi trường có nhiều khả năng có mức độ cam kết môi trường cao, do đó thúc đẩy họ tham gia vào các hành vi vì môi trường Terrier và Marfaing gợi ý rằng cam kết môi trường có xu hướng tăng cường nhận thức của các cá nhân về bản thân, do đó nên thúc đẩy họ trở thành những cá nhân thân thiện với môi trường Do đó, có thể thấy rằng cam kết môi trường của các cá nhân có thể là một yếu tố dự báo quan trọng về hành vi ủng hộ môi trường của giới trẻ Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:

H8: Cam kết đối với môi trường của bản thân ảnh hưởng tích cực đến Hành vi hướng đến môi trường

4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Sơ đồ 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Xây dựng thang đo

Bảng 1.2: Xây dựng thang đo nghiên cứu

1.Cảm nhận về chính sách/chiến dịch/hoạt động

2 Cảm nhận về chính sách BVMT của địa phương

3 Quan tâm đến môi trường

4 Thái độ với môi trường

5 Cam kết với môi trường

6 Hành vi vì môi trường

Thang đo Câu hỏi Nguồn

Nhà trường có chế độ thưởng/phạt hợp lý cho các hành động có ý thức hoặc không có ý thức về môi trường

Sara Pe'er và cộng sự, 2010

Nhà trường có nhiều CLB, Đội, nhóm hoạt động, tuyên truyền, thực hành bảo vệ môi trường

Sara Pe'er và cộng sự, 2010

Hệ thống thu gom và xử lí rác thải của nhà trường hợp lý, được bố trí nhiều trong khuôn viên trường.

Sara Pe'er và cộng sự, 2010

Nhà trường có nhiều poster, banner, khẩu hiệu tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường (bảng nội quy, bảng nhắc nhở tắt nước trước phòng vệ sinh, không hút thuốc lá, tắt đèn khi không sử dụng,…)

Sara Pe'er và cộng sự, 2010

Nhà trường lồng ghép các chủ đề về bảo vệ môi trường trong các hội nghị, cuộc họp, buổi trao đổi với sinh viên,…

Sara Pe'er và cộng sự, 2010

BVMT của địa phương Địa phương tôi có nhiều chương trình và hành động bảo vệ môi trường (như “ Chủ Nhật xanh”, …) Đề xuất của nhóm tác giả sau phỏng vấn Địa phương tôi luôn tuyên truyền tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải Đề xuất của nhóm tác giả sau phỏng vấn

Các chính sách bảo vệ môi trường của địa phương được phổ cập rộng rãi đến người dân

Hsiao và cộng sự (2014) Địa phương tôi khuyến khích người dân đưa ra các đề xuất/sáng kiến để bảo vệ/cải thiện môi trường

Người dân hoàn toàn hiểu được chính sách môi trường, mục đích và trách nhiệm môi trường của địa phương

Quan tâm đến môi trường

Con người đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trường Ajzen, 2002

Con người phải chung sống hài hòa với thiên nhiên để có thể tồn tại Ajzen, 2002

Tôi nghĩ vấn đề về môi trường là rất quan trọng Ajzen, 2002

Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến các vấn đề về môi trường Ajzen, 2002

Thái độ của bản thân với môi trường

Thật đúng đắn khi cần có hành vi bảo vệ môi trường Ajzen, 2002

Luôn thực hiện bảo vệ môi trường là một quyết định sáng suốt Ajzen, 2002

Tôi thích ý tưởng thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường Ajzen, 2002

Tôi thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường Ru và cộng sự,

Tôi cảm thấy có lỗi nếu không tham gia vào những hành vi bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày

Tôi tin rằng tôi có nghĩa vụ trong việc gia tăng hành vi bảo vệ môi trường

Tôi cảm thấy có trách nhiệm tham gia các hoạt động/hành vi bảo vệ môi trường

Hành vi hướng đến môi trường của giới trẻ

Tôi thường cố gắng mua/sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường Chou (2014)

Tôi tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức (như trồng cây, ngày chủ nhật xanh,…)

Tôi cố gắng sử dụng phương tiện thân thiện nhất khi có thể (như đi xe đạp, đi bộ)

Tôi sử dụng tiết kiệm điện, nước Scherbaum và cộng sự (2008); Tôi cố gắng giảm thiểu rác thải và tránh sử dụng túi ni lông hàng ngày

Tôi cố gắng tái chế, tái sử dụng mọi thứ khi có thể Tudor và cộng sự

Tôi vận động mọi người cùng tham gia các công việc vì môi trường tại trường học và địa phương

Cơ sở thực tiễn về vấn đề môi trường

 Các chính sách và hoạt động phong trào bảo vệ môi trường của các trường Đại học trên toàn quốc

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân “…năng lực và kinh phí còn hạn chế…”

Trường ĐH Kinh tế quốc dân: “Nói không với ống hút nhựa”

Hưởng ứng lễ phát động chiến dịch hành động chống rác thải nhựa toàn quốc, sáng ngày 9/6/2019, các bạn sinh viên trường ĐH kinh tế quốc dân, Đội sinh viên tình nguyện đồng hương Phú Thọ tại Trường kinh tế quốc dân cùng Công ty tư vấn giải giáp kinh doanh đồ uống Lạc Đà Vàng đã tổ chức chiến dịch “ống hút thân thiện”

Với mục đích nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của ống hút nhựa đối với môi trường, với chính sức khỏe của mình cũng như tuyên truyền giới trẻ sử dụng các loại ống hút thân thiện với môi trường Chiến dịch “ Ống hút thân thiện” diễn ra trong vòng một tháng gồm hai hoạt động chính: Thứ nhất: Tuyên truyền, nhận thức cho cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa bằng các video được đăng tải trên các trang mạng xã hội Thứ hai: Tổ chức sự kiện offline trao đổi các thông tin về rác thải nhựa và tổ chức các hoạt động thực tế tại trường.

Anh Nguyễn Bá Doanh – Trưởng ban tổ chức, GĐ Công ty tư vấn giải giáp kinh doanh đồ uống Lạc Đà Vàng chia sẻ: “ Đây là chiến dịch mà bản thân Tôi, công ty và các bạn sinh viên ấp ủ lâu nay Vì hiện nay rác thải nhựa đang được sử dụng một cách tràn lan và môi trường thì ngày càng bị hủy hoại đơn giản chỉ vì một ống hút nhựa Kinh tế quốc dân là điểm trường đầu tiên được tổ chức, cũng muốn thấy được hiệu ứng tích cực của chiến dịch ở các trường khác tuy nhiên trong năng lực và kinh phí còn hạn chế nên việc lan tỏa chiến dịch còn nhiều khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng”.

(UEH) “Trạm lửa xanh” - Nhìn lại hành trình cải thiện môi trường lành mạnh

Ngày 30 - 31/3/2022 vừa qua, nhằm chào mừng Tháng Thanh niên 2022 đồng thời hưởng ứng dự án UEH Zero Waste từ trường Đại học Kinh tế TP HồChí Minh (UEH), Đoàn - Hội Khoa Lý luận chính trị đã tổ chức thành công chương trình “Trạm Lửa Xanh” với hy vọng lan tỏa thông điệp ý nghĩa nâng cao nhận thức cải thiện môi trường đến với các bạn sinh viên.

Hình 1.1: Hoạt động 1 - Trạm “Thêm” xanh - Giảm rác thải (Reduce)

Các bạn sinh viên được xem các tranh ảnh, infographic với các thông tin, kiến thức về môi trường, mô hình 3R,… được minh họa sinh động trực quan Sau đó các bạn lần lượt trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức vừa học, đồng thời phân đúng loại rác vào các thùng đáp án A, B, C đại diện cho từng loại rác.

Hình 1.2: Hoạt động 2 - Trạm “Giữ” Xanh - Tái sử dụng (Reuse)

Các bạn sinh viên được hiểu rõ hơn về cách thức phân loại rác thông qua hoạt động phân loại rác với đa dạng các loại rác thải có sẵn (đã được làm sạch) do Ban tổ chức chuẩn bị.

Hình 1.3: Hoạt động 3 - Trạm “Tạo” Xanh - Làm Tái Chế (Recycle)

Các sinh viên UEH sẽ được tự trải nghiệm tái chế sản phẩm từ rác tái chế đã phân loại ở hoạt động 2 với các dụng cụ được BTC cung cấp.

Kết thúc hai ngày diễn ra chương trình Trạm Lửa Xanh với 03 hoạt động ý nghĩa, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của 553 bạn sinh viên với số lượng sản phẩm ước tính khoảng 300 sản phẩm.

(UEH) Dự án “UEH Zero Waste Campus” – Nhìn lại hành trình tiên phong trong lối sống xanh và bền vững tại UEH năm 2021

Với mục tiêu hướng đến Đại học đa ngành và bền vững giai đoạn 2021-2030, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng đối tác triển khai

Dự án UEH Zero Waste Campus, không rác thải Mục tiêu chính của dự án là áp dụng mô hình 3R, giáo dục kiến thức, nâng cao nhận thức UEHers với thông điệp

“Rethink and Be Green”, đồng thời kết nối cộng đồng, lan tỏa tri thức, hướng đến tương lai phát triển Đại học đa ngành và bền vững Trong năm 2021, Dự án đã tạo các nền tảng và triển khai nhiều hoạt động truyền thông kiến thức, lan tỏa các giá trị sống xanh và thông điệp “Rethink & Be Green” đến UEHers, cộng đồng và xã hội.

Hình 1.4: Mô hình 3R về giảm thiểu rác thải

Trong năm 2021, dự án đã hoàn thiện “nền móng” với các sản phẩm tiêu biểu là: Cẩm nang “Tôi – Công dân UEHer xanh”, thiết kế nền tảng Đại học UEH không rác thải tích hợp nền tảng giáo dục thông minh UEH Zero Waste Platform (UEHZW), bước đầu triển khai các hoạt động:

● Xây dựng các quy định/quy trình quản lý rác thải bền vững

● Cải thiện hệ thống thùng rác

● Giáo dục kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hướng đến cộng đồng UEH xanh

● Sản xuất các sản phẩm truyền thông hành động vì tương lai phát triển UEH bền vững

● Sản xuất các sản phẩm truyền thông hành động vì tương lai phát triển UEH bền vững

Hình 1.5: Poster tuyên truyền của trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP HCM

(DUE) XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH TỪ NHỮNG HÀNH ĐỘNG NHỎ

Chuỗi hoạt động nằm trong dự án Green University DUE (dự án xây dựng Đại học Xanh do Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng triển khai đã tiếp cận và thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố tham gia.Những chương trình như "Bình nước cá nhân", "Phân loại rác" do nhà trường tổ chức đã thu hút gần 1.500 học sinh từ các trường THPT, ĐH, CĐ cùng tham gia.

Hình 1.6: Sinh viên tham gia trồng cây dự án Green University DUE

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, hưởng ứng chiến dịch Mỗi ngày một hành động xanh.

HÀNH VI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Tổng quan về các chính sách và hoạt động về môi trường trên địa bàn thành phố huế và tại trường đại học kinh tế, đại học huế

2.1.1 Tổng quan về địa bàn thành phố Huế

Huế được xem là thành phố xanh của Việt Nam khi có hệ thống cây dày đặc trên đường phố Với hệ thống cây xanh dày đặc, tháng 6/2016, Huế là thành phố đầu tiên của Việt Nam được Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) vinh danh là "Thành phố xanh quốc gia". Đặt phát triển bền vững lên hàng đầu, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng vào xanh hoá đô thị, phát triển du lịch xanh, xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Thừa Thiên Huế đã triển khai hàng loạt mô hình như "Huế - thành phố bốn mùa hoa", "Dòng Hương trong xanh", "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an" để giữ môi trường xanh Huế là một trong số ít thành phố của Việt Nam vẫn giữ được hệ thống cây xanh cổ thụ trên các đường phố Chính quyền địa phương cũng phát động phong trào "Ngày chủ nhật xanh" dọn dẹp rác thải, trồng cây xanh Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhắn nhủ mỗi người dân trồng một cây xanh để góp phần làm cho Huế ngày càng xanh, sạch đẹp, văn minh hơn. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhiều đơn vị, cá nhân, người dân đã trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường, vườn nhà.

Công viên Lý Tự Trọng, công viên 3/2, công viên Thương Bạc, công viên Phú Xuân dọc bờ sông Hương dày đặc cây xanh Ngoài cây xanh, hoa cũng được trồng thêm tại các công viên để tạo cảnh quan, không gian công cộng cho người dân Ngoài ra nhiều tuyến đường còn trồng một loại cây đặc trưng, rợp bóng mát và với phong trào chủ nhật xanh, giảm thiểu rác thải nhựa, túi nylon, Huế đã giữ được các vỉa hè luôn sạch rác thải.

Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước, với hơn 64.000 cây xanh trên đường phố, công viên Nhờ đó, tiêu chuẩn về không khí ở Huế luôn đảm bảo. thành phố xanh

Với sự phát triển ở Huế, nhiều công trình lớn cũng được thi công Những công trình không đảm bảo được môi trường xung quanh gây ra bụi công trình, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân Mỗi lúc có xe công trình đi qua là để lại một làn khói bụi mù mịt, khiến cư dân rất khó chịu Ngoài ra các công trình còn thải những rác thải công trình như bao xi măng, túi nhựa, túi nilông đựng dụng cụ ra ngoài môi trường Gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm của người dân Đi kèm đó là việc cơ sở sản xuất xi măng Long Thọ được đặt ở trong thành phố khiến cư dân xung quanh chịu khổ mấy chục năm trời sống cùng cát bụi, hiện nay việc di dời nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ cũng được hoàn tất, nhưng mỹ quan vẫn chưa được cải thiện.

2.1.2 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

2.1.2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ngày nay là Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc – một khoa được thành lập trên cơ sở Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp có từ năm 1969 Sau ngày thống nhất đất nước và hòa bình lập lại, Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã có sự thay đổi to lớn cả về cơ cấu tổ chức và địa bàn hoạt động, đó là sự kiện sáp nhập với Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế để trở thành Khoa Kinh tế Nông nghiệp quản lý Trường Đại học Nông nghiệp 2 Huế theo Quyết định số 213/CP ngày 05/08/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Lịch sử phát triển của Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã thực sự chuyển sang một trang mới sau khi Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30/CP ngày 04/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ Theo đó, ngày 18 tháng 08 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Huế trên cơ sở Khoa Kinh tế Nông nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Huế Chỉ trong khoảng một thời gian ngắn sau khi trở thành một cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học Huế, Khoa Kinh tế đã khẳng định được vị trí của mình trong Đại học Huế và trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của cả nước Bằng việc mở ra các chuyên ngành đào tạo mới như Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị kinh doanh thương mại và Kế toán doanh nghiệp, quy mô đào tạo của Khoa Kinh tế - Đại học Huế tính đến năm 2001 đạt trên 3000 sinh viên.

Với những dấu ấn và thành tựu đã đạt được sau khi thành lập, Khoa Kinh tế - Đại học Huế đã hội đủ các điều kiện cần thiết để trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Huế, nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực và cấp bách của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế; là bước hoàn thiện về mô hình tổ chức, quản lý của một cơ sở đào tạo đại học nằm trong định hướng chiến lược xây dựng và phát triển Đại học Huế Chính vì thế, ngày 27 tháng 09 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/2002/ QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế Đây là một sự kiện đặc biệt, một mốc son lịch sử khẳng định sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng giảng viên nhà trường trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã tạo nên sự chuyển biến về chất - tiền đề hết sức quan trọng cho giai đoạn phát triển mới ngày nay của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

So với trước đây, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Kinh tế đã có nhiều thay đổi kể từ khi Đại học Huế ban hành Quyết định số 1719/QĐ-ĐHH ngày 26/12/2019 về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2019 – 2021 Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trường hiện nay được hình thành 2 cấp (cấp trường và cấp khoa), với 5 khoa trực thuộc, 6 phòng chức năng,

02 trung tâm và 01 viện nghiên cứu Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận cấu thành nên bộ máy tổ chức của trường cụ thể như sau:

Hội đồng trường: theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (2018), Hội đồng trường của Trường Đại học Kinh tế là tổ chức quản trị,thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan; có quyền quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm học; chủ trương phát triển nhà trường; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính,quy chế dân chủ ở cơ sở của trường; quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật; cùng các nhiệm vụ quan trọng khác.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường ĐHKT)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế

Ban Giám hiệu: gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng, trong đó Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của Trường; tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường và quyết định của hội đồng trường.

Các khoa trực thuộc: có chức năng thực hiện các hoạt động đào tào, nghiên cứu khoa học; quản lý cán bộ, giảng viên và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng và các nhiệm vụ khác được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế.

Trực thuộc các khoa gồm có các bộ môn, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa và các nhiệm vụ khác được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Hiện nay, toàn trường có 14 Bộ môn trực thuộc khoa, trong đó Khoa Kinh tế và Phát triển có

03 bộ môn; Khoa Quản trị kinh doanh có 03 bộ môn; Khoa Kế toán – Tài chính (04

Bộ môn); Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (02 Bộ môn); Khoa Kinh tế chính trị (02 bộ môn)

Bảng 2.2: Số lượng bộ môn trực thuộc khoa

TT Bộ môn trực thuộc khoa T

Bộ môn trực thuộc khoa

I Khoa Kinh tế và Phát triển 8 Kiểm toán

1 Kinh tế học 9 Tài chính

2 Quản lý kinh tế 10 Ngân hàng

3 Kế hoạch – Đầu tư IV Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

II Khoa Quản trị kinh doanh 11 Thống kê – Toán kinh tế

4 Quản trị kinh doanh tổng hợp 12 Tin học kinh tế

5 Thương mại và kinh doanh quốc tế V Khoa Kinh tế chính trị

6 Marketing 13 Lý luận chính trị cơ bản

III Khoa Kế toán – Tài chính 14 Kinh tế chính trị Việt Nam

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường ĐHKT)

Các phòng chức năng: có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao và các nhiệm vụ khác được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế.

Ngoài các phòng chức năng còn có các Trung tâm, Viện nghiên cứu thực hiện chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo; nghiên cứu khoa học; tư vấn, bồi dưỡng và các lĩnh vực khác đảm bảo cho hoạt động của Trường Nhiệm vụ của các Trung tâm và Viện là xây dựng kế hoạch đào tạo, tư vấn, bồi dưỡng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; thực hiện các công thức, tư vấn, ứng dụng… giải quyết các yêu cầu theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng với đối tác.

2.1.3 Các chính sách và hoạt động phong trào bảo vệ môi trường được tỉnh Thừa Thiên Huế phát động

Kết quả khảo sát hành vi vì môi trường của sinh viên tại trường đại học kinh tế - đại học huế

2.2.1 Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 2.2: Bảng mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu Tiêu thức Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Xử lý kết quả SPSS và Excel)

Trong 282 người được điều tra, số lượng nam là 131 người chiếm 46,5% và nữ là 2151 chiếm 53,5% Có thể thấy số lượng nữ chiếm tỷ trọng lớn, bởi vì phạm vi nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, nơi đa số sinh viên là nữ giới nên mới có độ chênh lệch như vậy.

Vì nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng, nên số lượng khóa học đạt chuẩn theo công thức Lần lượt là K52,K53 và K54 lần lượt là 93 sinh viên, 94 sinh viên và 95 sinh viên

Thống kê nội có 152 sinh viên là người dân sống trong TP Huế, 130 sinh viên còn lại là sinh viên ngoại tỉnh Vì Trường đại học nằm trong địa phận thành phố Huế nên số sinh viên nội tỉnh chiếm số đông là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu.

Các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được giữ lại Đồng thời, Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 là thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo sử dụng được và lớn hơn 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được.

Bảng 2.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Yếu tố “Các chính sách BVMT của nhà trường”

Yếu tố “DP” Cronbach’s Alpha = 0,901

Yếu tố “CN” Cronbach’s Alpha = 0,909

Yếu tố “TD” Cronbach’s Alpha = 0,866

Yếu tố “CK” Cronbach’s Alpha = 0,903

Thang đo tiến hành nghiên cứu sử dụng 6 thành phần bao gồm:

Các chính sách BVMT của nhà trường: được đo lường bằng 5 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,860 nằm trong khoảng tương quan cao Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả 5 biến quan sát trên đều được giữ lại.

Các chính sách BVMT của địa phương: được đo lường bằng 5 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,901 nằm trong khoảng tương quan cao Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả 5 biến quan sát trên đều được giữ lại.

Cảm nhận của bản thân về việc BVMT: được đo lường bằng 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha 0,909 nằm trong khoảng tương quan cao Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’sAlpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả 4 biến quan sát trên đều được giữ lại.

Thái độ của bản thân với việc BVMT: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,866 với 3 biến quan sát Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả 3 biến quan sát trên đều được giữ lại.

Cam kết của bản thân với việc BVMT: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,903 nằm trong khoảng tương quan cao Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả 4 biến quan sát trên đều được giữ lại.

Như vậy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các yếu tố nghiên cứu đều lớn hơn 0,7 và không phải loại bất cứ một biến nào Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach Alpha chung Do đó, ta có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp và đáng tin cậy.

Bảng 2.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Yếu tố “HV” Cronbach’s Alpha = 0,909

(Nguồn: Xử lý kết quả SPSS và Excel)

Hành vi hướng đến môi trường: gồm có 7 biến quan sát, hệ số Cronbach’s

Alpha là 0,909 nằm trong khoảng tương quan cao, biến thiên từ 0,888 đến 0,900. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến vẫn bé hơn Cronbach’s Alpha chung Vì vậy tất cả

7 biến quan sát trên đều được giữ lại.

2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn Thứ nhất hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) >=0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 Thứ hai hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5 Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.3 sẽ bị loại Thứ ba thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >50% và thứ tư là hệ số Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 Tiêu chuẩn thứ năm là sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al- Tamimi, 2003).

Khi phân tích EFA tác giả thực hiện với phép trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue >1.

Các thang đo với 30 biến quan sát đạt độ tin cậy Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 2.5: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập

Tổng phương sai rút trích 65,580%

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig

=0.000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu Chỉ số KMO = 0.957> 0.5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp đạt yêu cầu.

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút tríchPrincipal axis factoring và phép xoay Promax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 28 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 61,653% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu Như vậy, các biến quan sát giải thích được 61,653% sự biến thiên của biến thiên của toàn bộ dữ liệu.

Bảng 2.6: Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập

Thành phần Các nhân tố trích

Công tác tuyên truyền

 Có nhiều công tác tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa nhằm nâng cao ý thức và khuyến khích sinh viên luôn có ý thức bảo vệ và hướng đến môi trường như:

- Tổ chức các buổi tọa đàm, talkshow, rèn luyện kỹ năng,… liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường Kết hợp cùng các chuyên gia, những KOL (ở đây có thể là chủ nhiệm các CLB tình nguyện, môi trường như Đội sinh viên tình nguyện bảo vệ VMGĐ, Đội sinh viên Tuyên truyền và Hiến máu tình nguyện HCE, Đội sinh viên tình nguyện Công tác xã hội,…) trong lĩnh vực để tăng độ hấp dẫn và chuyên nghiệp cho chương trình Talkshow Gieo ý thức – Nhận tương lai là một ví dụ về sự thành công trong tổ chức chương trình:

Hình 3.1: Talkshow Gieo ý thức – Nhận tương lai của Trường Đại học Mở TP

- TalkShow nhận lại rất nhiều phản hồi tích cực và quan tâm, đồng thời cũng thu hút được số lượng lớn sinh viên tham gia nhờ KOL là SV Lê Thị Diễn – Chủ nhiệm CLB OU Green Plus, là một trong những cá nhân trẻ có nhiệt huyết và thái độ tốt với một môi trường xanh sạch đẹp, đồng thời KOL cũng truyền cảm hứng và phong cách sống xanh đến nhiều bạn trẻ khác Với sự tham gia của nhiềuKhách mời chuyên nghiệp và có tiếng, Chương trình nhận lại được rất nhiều quan tâm từ phía sinh viên, ngoài ra vì tính chuyên nghiệp của talkshow nên được sinh viên đánh giá rất cao.

Hình 3.2: Các đánh giá tích cực về chương trình

Thực tế Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có tổ chức các buổi talkshow, đào tạo về bảo vệ môi trường, cụ thể là buổi talkshow trực tuyến tháng

12 năm 2021 về chủ đề Trách nhiệm và tiêu dùng bền vững Talkshow có sự tham gia của các Ban lãnh đạo cấp cao từ nhà trường và Chuyên gia trong ngành là Tiến sĩ Nguyễn Ninh – Từ trường Đại học Charles Darwin, Úc Chương trình nhận được rất nhiều sự quan tâm và đánh giá cao, vậy nên cần tổ chức thường xuyên nhiều chương trình như thế này hơn nữa để lan tỏa các thông điệp nâng cao hành vi hướng đến môi trường của sinh viên.

Hình 3.3: Talkshow Xu hướng nghiên cứu trong kinh doanh – Trách nhiệm và tiêu dùng bền vững, năm 2021

 Cải thiện chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về các chương trình và thông điệp hướng đến môi trường:

- Tổ chức các cuộc thi thiết kế poster về môi trường là một trong những hoạt động vừa kích thích tính sáng tạo cho sinh viên, vừa nâng cao ý thức, vừa truyền tải được thông điệp đến nhiều đối hơn, nên việc thường xuyên có các cuộc thi về môi trường là điều cần thiết để cải thiện hành vi của sinh viên.

Một số hình ảnh và thông tin về các cuộc thi về môi trường từ các trường đại học trên toàn quốc:

Hình 3.4: Cuộc thi Môi trường và Con người của trường Đại học Công nghệ

TP HCM tổ chức thường niên.

Cuộc thi được diễn ra hằng năm với mỗi chủ đề khác nhau Các sinh viên tham gia theo hình thức thi đội nhóm Đây là chương trình hướng đến môi trường của Đại học Công nghệ TP HCM nhưng nhận được quan tâm rất lớn từ truyền thông và báo chí Cuộc thi học thuật này được đánh giá mang rất nhiều ý nghĩa tích cực cho môi trường, đồng thời cũng nâng cao ý thức của sinh viên rất nhiều về hành động bảo vệ môi trường.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng có nhiều cuộc thi thường niên hằng năm như Văn Minh Got Talent, HCE Music Award, Micro Vàng, Bóng đá HCE… Tất cả các cuộc thi chưa có chủ đề hướng đến môi trường Vậy nên có thể lồng ghép, tổ chức các cuộc thi thường niên nói về chủ đề môi trường cho sinh viên để tăng thêm ý thức hướng đến môi trường Cụ thể nhóm tác giả đề xuất một số phương án như:

- Lồng ghép các cuộc thi thường niên kết hợp yếu tố BVMT:

Các CLB/Đội/Nhóm thường có các chương trình chiến lược được diễn ra thường xuyên hằng năm Đối với các CLB/Đội/Nhóm liên quan đến mảng thể thao, hoạt động có thể kết hợp để tạo nên các cuộc thi thể thao như chạy bộ, bơi lội, bóng đá,… gây quỹ môi trường Điều này vừa làm tăng mức độ hứng thú tham gia, vừa lan truyền thông điệp ý nghĩa đến mọi người

Một số hình ảnh về các chương trình liên quan:

Hình 3.5: Adidas và Parley kết hợp tổ chức cuộc thi RUN FOR THE

Hình 3.6: Cuộc thi chạy vì môi trường của nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc phát động, năm 2021 Đối với các CLB/Đội/Nhóm liên quan đến Kỹ năng, học thuật có thể kết hợp, thống nhất một chủ đề hướng đến môi trường để tổ chức thường niên Chẳng hạn như cuộc thi Khởi nghiệp với chủ đề các dự án hướng đến môi trường, Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội, Kỹ năng ứng phó biến đổi khí hậu,…

Một số hình ảnh về các chương trình liên quan:

Hình 3.7: Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quốc Tế tổ chức cuộc thi ECO-n 21

“Khởi nghiệp về môi trường” dành cho sinh viên, năm 2021.

Hình 3.8: Suntory Pepsico phối hợp cùng Hội sinh viên TW Việt Nam tổ chức cuộc thi “Nước là một món quà”, năm 2021

Cuộc thi hướng đến đối tượng là các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng đang học tập và sinh sống tại Việt Nam, và sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài. Hình thức tham gia là Thiết kế các ấn phẩm truyền thông với chủ đề “Nước là một món quà” Tổng giải thưởng tài trợ cho cuộc thi lên đến 66.000.000vnd.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp nội tỉnh và ngoại tỉnh, nên có thể liên hệ, kết nối để tổ chức các chương trình ý nghĩa như trên để khuyến khích sinh viên tham gia và lan tỏa thông điệp, hành động ý nghĩa nâng cao hành vi hướng đến môi trường cho sinh viên.

- Nâng cao chất lượng hình ảnh truyền thông qua các poster Các poster nên được đặt tại trung tâm sảnh chính nơi có lượng sinh viên đi lại nhiều nhất, nhà xe,cổng trường cũng là một phương án hiệu quả vì đây là các giao điểm mà sinh viên chắc chắn phải tiếp xúc thì mới vào, ra nhà trường được Hơn nữa cần cải thiện hình ảnh, nội dung poster vì câu từ, hình ảnh có các động rất mạnh mẽ đến hành vi của sinh viên.

Một số poster gây ấn tượng mạnh và chạm đến được nhận thức của người nhìn:

Hình 3.9: Ấn phẩm truyền thông Poster của công ty Gia Nguyễn JSC Đà

Hình 3.10: Tác giả Trần Hữu Phước – Chương trình Hãy làm sạch biển 2019.

Hình 3.11: Kết hợp các thói quen sinh hoạt cùng việc bảo vệ môi trường là một ý tưởng rất đáng chú ý và có tính hiệu quả cao – Đại học RMIT, 2020

Ngoài ra một ý tưởng cũng rất hiệu quả là kết hợp các nhân vật có ảnh hưởng với sinh viên như Ca sĩ, diễn viên, các Sinh viên nổi bật trong nhà trường,… cùng các ấn phẩm truyền thông để lan tỏa hình ảnh, thông điệp tốt hơn

Hình 3.12: Chương trình Nối tiếp vòng lon nhôm, Đáp tiếng lòng trái đất sử dụng hình ảnh Cầu thủ Quang Hải và Hoa Hậu H’Hen Niê làm đại sứ thương hiệu cho chiến dịch và nhận lại được rất nhiều phản hồi tích cực, năm 2021

Các chính sách khen thưởng, xử phạt

 Có nhiều hình thức thưởng, phạt mạnh tay với những sinh viên có ý thức tốt và chưa tốt để thực sự kích hoạt được cơ chế hành vi cho sinh viên.

Thực tế sinh viên rất quan trọng mức điểm rèn luyện cuối năm, nên có thể kết hợp giữa điểm rèn luyện và mức độ tham gia các hoạt động BVMT thì sẽ rất hiệu quả. Áp định các quy chế về số lần tham gia các hoạt động hướng đến môi trường của nhà trường và địa phương để bắt buộc học sinh phải tham gia. Đối với những sinh viên có nhiều hoạt động tích cực và tiêu biểu trong hoạt động BVMT của nhà trường thì có thể đề xuất trao giấy khen là cá nhân tham gia tích cực vào hoạt động BVMT của nhà trường.

- Nâng cao hoạt động hướng đến môi trường của địa phương, kết hợp nhiều hoạt động thu hút sinh viên cùng hoạt động BVMT, triển khai nhiều nội dung ý nghĩa hơn trong các hoạt động, cụ thể như: sạch môi trường, tìm hiểu về môi trường tại các địa điểm đang có tình trạng ô nhiễm, khẩn cấp Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động thi tiểu phẩm cho các nhóm sinh viên tham gia

Thay đổi địa điểm các hoạt động hướng đến môi trường như bãi biển, rừng, các vùng xa thành phố để kích thích tinh thần thích phiêu lưu của sinh viên, từ đó tăng cảm hứng tham gia cho giới trẻ.

Hình 3.13: Dã ngoại nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã và môi trường cho học sinh vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2019.

Hình 3.14: Chương trình Mùa hè sôi động: Bảo vệ môi trường biển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thi hút đông đảo sinh viên tham gia nhờ hình thức mới lạ và hấp dẫn, năm 2019.

Hình 3.15: Xu hướng tổ chức teambuilding kết hợp cùng Bảo vệ môi trường,

Xu hướng mới hiệu quả và ý nghĩa, Nguồn: Ariyanacentre – 2020

Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao hành vi vì môi trường của sinh viên tại trường

 Nâng cao cơ sở hạ tầng để việc bảo vệ môi trường thuận lợi hơn: Phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định sẽ là những nhân tố rất quan trọng trọng (Nguyễn Thị Thảo, 2020) Vậy nên nếu khiến hành vi của mọi người nói chung và sinh viên nói riêng nâng cao được hành vi phân loại rác thải thì sẽ góp phần rất tích cực đến việc BVMT.

Hệ thống thu gom và xử lý rác thải của nhà trường cần được phân loại rác thải theo thùng, và được bố trí nhiều trong khuôn viên trường Nhà trường có thể phân loại rác thành rác vô cơ và rác hữu cơ, việc phân loại rác theo thùng giúp sinh viên có thể phân loại rác thải theo từng loại rác khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân loại rác thải từ nhân viên vệ sinh cũng như nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường xung quanh Nhà trường có thể tổ chức viên hơn so với thùng rác truyền thống Một số giải pháp đề xuất:

Sử dụng thùng rác bắt mắt, có chức năng phân loại rác thải:

Hình 3.16: Thùng rác có trang trí và có chức năng phân loại rác vô cơ, hữu cơ

Hình 3.17: Thủng rác trang trí rất bắt mắt, rõ ràng có thể bố trí ở các địa phương và nhà trường để khuyến khích mọi người có hành vi phân loại và vứt rác đúng nơi.

Hình 3.18: Thùng rác có nhiều chức năng.

Hình 3.19: Thùng rác phân loại có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nhất khiến việc phân loại dễ hiểu và hiệu quả hơn.

Đối với các chương trình từ địa phương

- Đối với địa phương thì cần tổ chức lồng ghép nhiều buổi hội nghị, giao ban, hội thảo, thành lập và duy trì hoạt động các tổ, đội tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường…Nhằm tăng cường chất lượng trong công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo thói quen của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, xử lý, phân loại rác thải sinh hoạt Tuyên truyền, bà con làng xóm cùng chung tay trong công tác bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sống, phổ biến kinh nghiệm góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

- Tuyên truyền, vận động người dân tự giác thực hiện “3 sạch” (sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường), theo phương trâm “Nhà sạch vườn xanh, đường bê tông, sông không rác”.

- Triển khai các điểm xanh góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Hình 3.20: Điểm thu gom rác tái chế tại Hà Nội, 2020

- Ngoài ra, địa phương nên tổ chức các hoạt động khuyến khích các tổ chức, cá nhân phản ánh hiện trường, cung cấp hình ảnh, clip về hành vi vi phạm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân qua Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh nhằm chấn chỉnh hành vi vi phạm.

- Đẩy mạnh các phong trào như: “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần” nhằm mục tiêu thực hiện tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nhận thức rõ về tác hại của túi ni lông đối với môi trường, sức khỏe con người từ đó nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc tạo thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông.

- Các thành phố như HCM, Hà Nội áp đặt các chương trình có nội dung bảo vệ môi trường ít nhất một chương trình mỗi năm và bắt buộc báo cáo kết quả Các địa phương nhỏ khác nên áp dụng theo, tuy mang tính áp chế nhưng hiệu quả rất tốt và có tính lan truyền, kích thích rất cao đến hành động hướng đến môi trường của các thanh niên trẻ.

Hình 3.21: Đoàn thanh niên cộng sản HCM tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Hoạt động diễn ra thường niên và bắt buộc (Báo chính phủ, 2019)

Ngày đăng: 31/05/2024, 13:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hỏi dự thảo - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Bảng h ỏi dự thảo (Trang 14)
Sơ đồ 1.3: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (hay lý thuyết hành vi dự - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Sơ đồ 1.3 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (hay lý thuyết hành vi dự (Trang 30)
Sơ đồ 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Sơ đồ 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 36)
Hình 1.1: Hoạt động 1 - Trạm “Thêm” xanh - Giảm rác thải (Reduce) - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 1.1 Hoạt động 1 - Trạm “Thêm” xanh - Giảm rác thải (Reduce) (Trang 41)
Hình 1.2: Hoạt động 2 - Trạm “Giữ” Xanh - Tái sử dụng (Reuse) - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 1.2 Hoạt động 2 - Trạm “Giữ” Xanh - Tái sử dụng (Reuse) (Trang 42)
Hình 1.3: Hoạt động 3 - Trạm “Tạo” Xanh - Làm Tái Chế (Recycle) - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 1.3 Hoạt động 3 - Trạm “Tạo” Xanh - Làm Tái Chế (Recycle) (Trang 42)
Hình 1.5: Poster tuyên truyền của trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP HCM - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 1.5 Poster tuyên truyền của trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP HCM (Trang 44)
Hình 1.6: Sinh viên tham gia trồng cây dự án Green University DUE - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 1.6 Sinh viên tham gia trồng cây dự án Green University DUE (Trang 45)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế (Trang 49)
Hình 2.2: Lễ phát động VIỆT NAM XANH – Hướng đến 1 tỷ cây xanh tại - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.2 Lễ phát động VIỆT NAM XANH – Hướng đến 1 tỷ cây xanh tại (Trang 53)
Hình 2.3: Ngày hội đạp xe vì du lịch và môi trường thành phố Huế, năm 2022 - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.3 Ngày hội đạp xe vì du lịch và môi trường thành phố Huế, năm 2022 (Trang 53)
Hình 2.4: Huế ra quân nhặt rác bằng xe đạp hàng ngày (chỉ buổi sáng), bắt - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.4 Huế ra quân nhặt rác bằng xe đạp hàng ngày (chỉ buổi sáng), bắt (Trang 54)
Hình 2.5: Đại học Huế ra quân dọn dẹp môi trường, năm 2019 - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.5 Đại học Huế ra quân dọn dẹp môi trường, năm 2019 (Trang 54)
Hình 2.6: Quân đội cùng đoàn thanh niên ra quân ngày chủ nhật xanh, năm - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.6 Quân đội cùng đoàn thanh niên ra quân ngày chủ nhật xanh, năm (Trang 55)
Hình 2.7: Một số hình ảnh - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.7 Một số hình ảnh (Trang 56)
Hình 2.8: Hình ảnh các sinh viên của Đoàn thanh niên Trường Đại học Kinh - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.8 Hình ảnh các sinh viên của Đoàn thanh niên Trường Đại học Kinh (Trang 57)
Hình 2.10: Các CLB/Đội/Nhóm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tham - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 2.10 Các CLB/Đội/Nhóm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tham (Trang 58)
Bảng 2.10. Mối quan hệ giữa các nhân tố - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Bảng 2.10. Mối quan hệ giữa các nhân tố (Trang 68)
Sơ đồ 2.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Sơ đồ 2.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (Trang 70)
Hình 3.1: Talkshow Gieo ý thức – Nhận tương lai của Trường Đại học Mở TP - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.1 Talkshow Gieo ý thức – Nhận tương lai của Trường Đại học Mở TP (Trang 85)
Hình 3.2: Các đánh giá tích cực về chương trình - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.2 Các đánh giá tích cực về chương trình (Trang 86)
Hình 3.3: Talkshow  Xu hướng nghiên cứu trong kinh doanh – Trách nhiệm - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.3 Talkshow Xu hướng nghiên cứu trong kinh doanh – Trách nhiệm (Trang 87)
Hình 3.5: Adidas và Parley kết hợp tổ chức cuộc thi RUN FOR THE - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.5 Adidas và Parley kết hợp tổ chức cuộc thi RUN FOR THE (Trang 88)
Hình 3.6: Cuộc thi chạy vì môi trường của nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.6 Cuộc thi chạy vì môi trường của nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc (Trang 89)
Hình 3.7: Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quốc Tế tổ chức cuộc thi ECO-n 21 - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.7 Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quốc Tế tổ chức cuộc thi ECO-n 21 (Trang 90)
Hình 3.9: Ấn phẩm truyền thông Poster của công ty Gia Nguyễn JSC Đà - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.9 Ấn phẩm truyền thông Poster của công ty Gia Nguyễn JSC Đà (Trang 91)
Hình 3.10: Tác giả Trần Hữu Phước – Chương trình Hãy làm sạch biển 2019. - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.10 Tác giả Trần Hữu Phước – Chương trình Hãy làm sạch biển 2019 (Trang 92)
Hình 3.16: Thùng rác có trang trí và có chức năng phân loại rác vô cơ, hữu cơ - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.16 Thùng rác có trang trí và có chức năng phân loại rác vô cơ, hữu cơ (Trang 97)
Hình 3.18: Thùng rác có nhiều chức năng. - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.18 Thùng rác có nhiều chức năng (Trang 98)
Hình 3.19: Thùng rác phân loại có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nhất khiến việc - nghiên cứu hành vi vì môi trường của giới trẻ trường hợp sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế
Hình 3.19 Thùng rác phân loại có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nhất khiến việc (Trang 99)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w