1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận assighment hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi của khách hàng để ra mắt sản phẩm mới phinđi kem cheese

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Assignment Hành Vi Khách Hàng Nghiên Cứu Hành Vi Của Khách Hàng Để Ra Mắt Sản Phẩm Mới Phinđi Kem Cheese
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Nghiên Cứu Hành Vi Khách Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 8,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (3)
    • 1.1 Mô tả thị trường ngành hàng (3)
    • 1.2 Tiềm năng phát triển của ngành hàng (4)
    • 1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh (5)
    • 1.4 Tổng quan về doanh nghiệp (8)
      • 1.4.1 Giới thiệu về doanh nghiệp (8)
      • 1.4.2 Danh mục sản phẩm của Highland (9)
    • 1.5 Demo ý tưởng về sản phẩm mới (10)
  • CHƯƠNG 2 (13)
    • 2.1 Tổng quan nghiên cứu (13)
    • 2.2 Mẫu bảng khảo sát (14)
    • 2.3 Phân tích kết quả khảo sát (16)
  • CHƯƠNG 3 (22)
    • 3.1 Chân dung khách hàng mục tiêu (22)
    • 3.2 Phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng (23)
  • CHƯƠNG 4 (26)
    • 4.1 Hành trình mua hàng của khách hàng (26)
    • 4.2 Chiến lược marketing (27)
      • 4.2.1 Xây dựng thông điệp Marketing cho sản phẩm mới (27)
      • 4.2.2 Marketing – Mix về sản phẩm (28)
      • 4.2.3 Marketing – Mix về Giá (30)
      • 4.2.4 Marketing – Mix về phân phối (30)
      • 4.2.5 Marketing – mix về Xúc tiến hỗn hợp (31)
    • 4.3 Kế hoạch duy trì mối quan hệ với khách hàng (33)

Nội dung

CHƯƠNG 1MÔ TẢ NGÀNH HÀNG VÀ HÀNH VI LỰA CHỌN SẢN PHẨM1.1 Mô tả thị trường ngành hàngNgành đồ uống là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng cao của Việt Namnhờ vào mức thu nhập ổn đ

Mô tả thị trường ngành hàng

Ngành đồ uống là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng cao của Việt Nam nhờ vào mức thu nhập ổn định và thói quan tiêu dùng của người dân Nếu tính cả thực phẩm và đồ uống thì ngành này chiếm tới 15% GDP của Việt Nam (năm 2021), với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 16,1%/năm trong giai đoạn 2020-2021. Trong các sản phẩm đồ uống tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, đồ uống có cồn (bia, rượu) luôn chiếm tỉ trọng lớn Tuy nhiên, cơ cấu các sản phẩm đồ uống đang có sự thay đổi trong thời gian gần đây, theo đó đồ uống không cồn (nước giải khát) đang tăng dần tỷ trọng, cà phê cũng là một loại thức uống khá được ưa chuộng và mức tiêu thụ ngày càng tăng

Từ khi có mặt, thị trường cà phê Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Những năm gần đây, sự phát triển của các hàng quán cà phê, hệ thống cung ứng cà phê, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng

Thị trường cà phê Việt Nam ngày càng phát triển sôi động với nhiều thương hiệu khác nhau, đa dạng về chủng loại như cà phê phin, cà phê hoà tan, cà phê sữa… mang đến sự lựa chọn đa dạng hơn cho khách hàng.

Tiềm năng phát triển của ngành hàng

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng mạnh trong suốt một thời gian tương đối dài, thị trường đồ uống Việt Nam, đặc biệt là cà phê vẫn tiếp tục được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới nhờ vào các yếu tố:

Nét văn hoá: Hương vị cà phê đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt.Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,…

Dân số đông (gần 100 triệu người ) cơ cấu dân số trẻ (94,5% hay 89,7 triệu người dưới 64 tuổi năm 2020) có nhu cầu cao về thực phẩm, đồ uống, tỷ lệ đô thị hoá cao (37,5% năm 2020).

Phát triển kinh tế ổn định, thu nhập bình quân và khả năng chi tiêu của người dân cho ngành nước uống liên tục tăng.

Sự phát triển của công nghệ trong phân phối bán lẻ đồ uống (bao gồm các cơ sở bán lẻ tổng hợp) đang góp phần làm gia tăng mức tiêu thụ.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu dùng cà phê của người dân Việt Nam vẫn còn thấp Theo số liệu công bố năm 2018 - 2019, Việt Nam tiêu thụ khoảng 162.000 tấn cà phê Tuy nhiên, so với 5 - 10 năm trước, tỷ lệ tiêu thụ cà phê nội địa chỉ đạt khoảng 6 -7% sản lượng cả nước với 0,5kg/người/năm Đến nay, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đã tăng mạnh trên dưới 13% sản lượng, tương đương khoảng 200.000 tấn/năm với khoảng 2kg/người/năm”, ông Nguyễn Nam Hải chia sẻ

Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp chỉ ra rằng bình quân một người Việt Nam tiêu thụ chỉ khoảng 0,5kg cà phê/năm Lượng cà phờ tiờu thụ của người Việt chỉ bằng ẳ cỏc nước trong khu vực

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Highland Coffee được đánh giá là thương hiệu chuỗi cà phê dành cho giới trung lưu

(vì mức giá trên 40.000 đồng, gấp 2 đến 3 lần giá bình dân) Cũng trong phân khúc này, tại những năm đầu ra mắt, thương hiệu có các đối thủ cạnh tranh là Trung Nguyên và The Coffee House Tuy nhiên, trong suốt thời gian hoạt động, Highland luôn bỏ xa hai đối thủ trên về mặt thị phần và doanh thu.

Vấn đề đáng lưu tâm hơn là người Việt có xu hướng sính ngoại do đó nhiều người trông đợi vào thương hiệu cà phê quốc tế Starbucks Đến năm 2013, vị trí của Highland có nguy cơ bị lung lay khi Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam. Trước khi Starbucks xuất hiện, thị phần của Highland tại Việt Nam khá lớn (trên 50%) Tính đến năm 2015, thị phần của Highland chỉ còn 28% và của starbucks là 27%.

Tiêu chí Đối thủ trực tiếp

Highland coffee The coffee house Starbuck

Khách hàng mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu của highland coffee là khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên Tệp khách hàng trải dài từ những người trẻ, học sinh, sinh viên đến những người trung niên, nhân viên văn phòng, kinh

Sinh viên tầm trung và người đi làm Họ đi The Coffee House không chỉ để nói chuyện mà còn giao lưu, kết nối, tìm kiếm không gian rộng rãi, yên tĩnh, thoải mái để học tập và làm việc.

Khách hàng cửa doanh nghiệp Starbuck là tầng lớp có thu nhập trung bình trở lên, có công việc ổn định và có thói quen uống cà phê Việc uống cà phê ở một cửa hàng có thương hiệu giúp họ khẳng định được đẳng lược sản phẩm nghiệp Highlands tập trung đến cả đồ uống và thức ăn Ngoài ra ngoài các sản phẩm đóng gói, đóng chai.

Coffee House có thể nhận thấy thương hiệu này chia menu thành 2 phần chính là đồ uống và thức ăn. nhiều danh mục sản phẩm bao gồm thức uống và đồ ăn nhanh, coffee, freeze, bánh mì,

Chiến lược giá Để đáp ứng đa dạng tệp khách hàng highlands Coffee tung ra khung giá khá rộng. Đặc biệt là giữa các dòng sản phẩm cũng có sự chênh lệch rõ rệt.

Highlands Coffee đã lựa chọn chiến lược định giá dựa trên chi phí Đây là dòng sản phẩm dành cho tầng lớp có thu nhập trung bình trở lên với chi phí đầu tư cao.

The Coffee House đã áp dụng chiến lược định giá xâm nhập thị trường Định giá thâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên.

Giá cà phê starbuck hiện tại đang dao động từ 30.000 VND tới 110.000 VND Với chiến lược định giá theo thị trường, các sản phẩm của Starbucks được đánh giá là dành cho tầng lớp co thu nhập trung bình trở lên.

Highland coffee không ngần ngại đưa ra các chương trình khuyến mại bậc nhất để thu hút khách hàng như mua 3 tặng 1 hay các combo tiết kiệm Tận dụng tốt sự bùng nổ của mạng xã hội, Highland đã tập trung triển khai hiệu quả các hoạt động

Một trong những kênh quảng bá sản phẩm hay chiến dịch phổ biến của the coffee house không thể không nhắc tới nền tảng mạng xã hội như Facebook với hơn 700.000 người theo dõi Bên cạnh đó The Coffee House còn áp dụng các combo giảm

Starbucks có rất nhiều chương trình khuyến mãi như hạng thẻXanh Ưu đãi 1 ly nước kích cỡ nhỏ miễn phí với mỗi 25 điểm ngôi sao Starbucks cũng chuẩn bị hệ thống thẻ thành viên như thẻVIP với các quyền lợi như hàng giảm giá, truyền thông giá 20-30% và các mini game cho khách hàng. quà tặng đính kèm…

505 cửa hàng trên cả nước trong đó chiếm chủ yếu là 2 thành phố lớn là TP Hồ Chí

Ngoài ra Highland còn chú trọng hình thức nhượng quyền thương hiệu Chưa kể

Highland còn phân phối các sản phẩm đóng gói tại siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, The Coffee House có 154 cửa hàng thuộc các tỉnh thành lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh…Năm

2000 Seedcom đạt doanh thu thuần hơn 1.600.

Việt Nam có 87 quán cà phê Starbucks, ít nhất trong số các nên kinh tế lớn ở ĐôngNam Á và chưa bằng1/5 của Philippines mặc dù có mức thu nhập tương đương Cà phê là đặc sản địa phương ở Việt Nam,nơi có nhiều quán cà phê hơn hầu hết mọi nơi trên trái đất.

Tổng quan về doanh nghiệp

1.4.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

Hình 2: Cửa hàng Highland coffee Năm 1995, một doanh nhân Việt Kiều trẻ tuổi – David Thái đã trở về Việt Nam khi tình yêu và khát vọng cống hiến cho quê hương thôi thúc Vì cha mẹ đều là người Việt, ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được nghe nhiều câu chuyện thú vị và các giá trị truyền thống đầy tự hào về đất nước hình chữ S Nên dù tiếp nhận nền giáo dục phương Tây, dòng máu Việt vẫn không ngừng chảy và đưa anh trở về tìm hiểu văn hóa quê hương.

Từ tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê Năm 1999 thương hiệu Highlands Coffee ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hoà giữa truyền thống với hiện đại.

Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, công ty đã nhanh chóng phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và không ngừng mở rộng hoạt động trong và ngoài nước.

Mục tiêu của công ty

Dẫn đầu ngành ngành hàng bán lẻ cao cấp tại Việt Nam.

Triết lý của highland coffee

Là kết hợp những tinh hoa của thế giới hiện đại với với nét duyên và truyền thống của Việt Nam. Đối tượng khách hàng

Trong tiến trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại. Highlands coffee chọn cách đi theo những người khổng lồ nước ngoài bằng cách dung hoà hương vị phong cách trong nước và nước ngoài Và đối tượng khách hàng Highlands coffee đã và đang phục vụ là nhóm người tiêu dùng trung lưu, giới văn phòng và giới trẻ.

1.4.2 Danh mục sản phẩm của Highland

Menu Highlands Coffee được đánh giá là đa dạng, thơm ngon, bao gồm cà phê, phindi, espresso, freeze, trà, bánh mì, bánh ngọt và một số thức uống khác Ngoài ra, Highlands Coffee còn cung cấp cà phê rang xay, cà phê hòa tan 3in1, cà phê đóng lon và đặc biệt là các sản phẩm của bộ sưu tập ly tách “Vẻ đẹp Việt qua lăng kính Highlands Coffee”.

Các sản phẩm chủ yếu Thông tin sản phẩm

PhinDi Kem Sữa - Cà phê Phin thế hệ mới với chất

Phin êm hơn, kết hợp cùng Kem Sữa béo ngậy mang đến hương vị mới lạ, không thể hấp dẫn hơn!

PhinDi Hạt Dẻ Cười - Cà phê Phin thế hệ mới với chất

Phin êm hơn, kết hợp sốt phistiachio mang đến hương vị mới lạ, không thể hấp dẫn hơn!

PhinDi Choco - Cà phê Phin thế hệ mới với chất Phin êm hơn, kết hợp cùng Choco ngọt tan mang đến hương vị mới lạ, không thể hấp dẫn hơn!

Demo ý tưởng về sản phẩm mới

Bước 1: Lên ý tưởng phát triển.

Sản phẩm mới có tên Phindi kem cheese.

Phindi Kem Cheese là sự kết hợp giữa Kem Cheese thức uống này được pha chế kèm kem cheese nhưng vẫn không làm mất đi vị đậm đà đặc trưng của cà phê phin Highlands Nếu không uống được các loại cafe đậm đà thì nên dùng thử các loại phindi và đi kèm đó là kem cheese, được phủ bên trên lớp phindi.

Kem cheese hay còn gọi là lớp kem cream phô mai, mềm, có vị ngọt ngậy, đậm mùi phô mai Lớp kem này được phủ một lớp trên cafe phin của highlands để tạo độ thơm, ngon hơn

Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng. Độ mới của ý tưởng được đề xuất.

Khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Mức độ cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Tính khả thi của ý tưởng phát triển sản phẩm mới.

Bước 3: Thử nghiệm các concept.

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing.

Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuận.

Hình 3: demo sản phẩm mới

Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường.Bước 7: Thương mại hóa.

Tóm tắt chương 1 Đối với phần 1 là bao quát thị trường ngành hàng và tiềm năng phát triển của ngành hàng coffee ở Việt nam, Nội dung chính nói về doanh nghiệp Highland coffee của doanh nhân Việt kiều trẻ tuổi David thái cùng với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh không kém như The Coffee House và Starbuck Doanh nghiệp hướng tới các sản phẩm đa dạng và phong phú dành cho thế hệ trẻ ở Việt Nam Về phần 2 là demo sản phẩm mới để chuẩn bị cho ra mắt thị trường thì doanh nghiệp sẽ cần phải nghiên cứu và chú trọng vào những điều gì thì xin mời mọi người đến với chương tiếp theo.

Tổng quan nghiên cứu

Yếu tố nhân khẩu học

Phân đoạn tuổi và vòng đời: Phân chia thị trường thành các nhóm tuổi và vòng đời khác nhau.

Ví dụ: Khách hàng của Highland đa số là những thiếu niên và người lớn.

Phân khúc giới tính: Phân chia thị trường thành các phân khúc thu nhập khác nhau.

Ví dụ: Highland đánh vào phân khúc đối tượng khách hầng ở tầng lớp có thu nhập từ mức trung bình trở lên, có công việc ổn định và thói quen uống cà phê. Độ tuổi: Từ 26-35: độ tuổi chính là đối tượng chính mà sản phẩm mới đang nhắm đến, tìm hiểu xem họ đang cần gì và mong muốn gì ở sản phẩm mới ra mắt này.

Trên 36 tuổi: Độ tuổi đã tiếp xúc với nhiều loại coffee có thể đưa ra được mức đánh giá chính xác nhất.

Giới tính: Cả Nam và Nữ.

Nghề nghiệp: Đối tượng lựa chọn khảo sát sẽ là sinh viên, công nhân lao động, nhân viên công sở là đối tượng sử dụng sản phẩm khá đông của Highland cần hỏi ý kiến để xem có phù hợp với sản phẩm mới không.

Mục tiêu nghiên cứu Để xác định chân dung khách hàng mục tiêu, xem họ có mong muốn sản phẩm mới ra mắt có giá cả, trương trình khuyến mãi, hương vị, ra sao Từ đó cho ra mắt sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trước các cửa hàng Highland coffee, trước các cơ sở văn phòng.

Thời gian phát phiếu khảo sát: Từ ngày 28/10/2023 đến hết ngày 30/10/2023.

Phương pháp nhóm lựa chọn: Phương pháp mô tả. Để xác định được kích thước mẫu cho bảng hỏi, nhóm cần xác định được kích thước mẫu tối thiểu cho bảng hỏi Theo công thức tính kích thước mẫu tối thiểu: N = 5 * m Áp dụng vào bảng hỏi của nhóm gồm 14 ý hỏi

Từ đó, nhóm có kích thước mẫu tối thiểu là 70 phần tử Để dữ liệu được đảm bảo tính đại diện và tăng mức độ chính xác cho kết quả nghiên cứu cũng như phù hợp với nguồn nhân lực và thời gian của nhóm Vì vậy, nhóm quyết định phát ra 110 phiếu khảo sát.

Mẫu bảng khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM SẮP RA MẮT CỦA

Xin chào anh/chị, chúng tôi là sinh viên chuyên ngành marketing&sale của trường cao đẳng Fpt polytechnic.

Hiện tại, nhóm chúng tôi đang thực hiện một bài nghiên cứu về ý kiến của khách hàng cho sản phẩm sắp ra mắt của Highland coffee Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhìn nhận lại và nâng cao mức độ hài lòng của quý khách đối với sản phẩm sắp ra mắt của công ty.

Mong anh/chị vui lòng trả lời bảng hỏi đúng với quan điểm của mình Tôi xin cam đoan rằng tất cả các thông tin anh/ chị cung cấp sẽ được giữ kín Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã hợp tác.

Hãy đánh dấu (√) vào ô mà anh chị muốn chọn

Câu 1 Anh/ chị đã từng sử dụng dòng sản phẩm Phindi của Highlands Coffee chưa ?

Câu 2 Anh/chị thường sử dụng những loại Phindi nào của Highlands Coffee ?

1 Phindi hạnh nhân☐ 2 Phindi kem sữa ☐

Câu 3 Trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ ra mắt sản phẩm phindi kem cheese của Highlands Coffee anh/chị có muốn trải nghiệm không?

Câu 4: Anh/chị có mong muốn rằng Phindi kem cheese sẽ có size XL hay không ?

Câu 5 Anh/chị mong muốn giá sản phẩm mới Phindi kem cheese size XL như thế nào?

Câu 6 Anh/chị có mong muốn sản phẩm mới sẽ sử dụng bằng nắp dập thay vì nắp thường như sản phẩm cũ không ?

Câu 7: Anh chị muốn chương trình khuyến mại nào sẽ xuất hiện khi sản phẩm mới được ra mắt ?

1 Mua 1 tặng 1 2 Combo khuyến mại 3 Voucher☐ ☐ ☐

Câu 8: Anh/chị thường sử dụng sản phẩm Highlands Coffee vào khi nào?

1 Ngày thường 2 Cuối tuần ☐ ☐ 3 Dịp khuyến mại ☐

Câu 9 Độ tuổi của anh/chị?

Câu 10 Giới tính của anh/chị?

Câu 11 Nghề nghiệp của anh/chị?

1 Làm việc tự do☐ 2 Nhân viên văn phòng ☐

3 Kinh doanh☐ 4 Học sinh/ Sinh viên☐

Câu 12: Anh/ chị có ý kiến đóng góp gì về sản phẩm mới Phinđi kem cheese không ?

Tôi xin cam đoan rằng tất cả các thông tin anh/chị cung cấp sẽ được giữ kín Xin

Phân tích kết quả khảo sát

Số phiếu khảo sát hợp lệ 100 phiếu

Số phiếu khảo sát lỗi 10 phiếu

Phiếu lỗi: Là những phiếu tích thiếu câu trả lời, phiếu trống

Câu 1: Anh/ chị đã từng sử dụng dòng sản phẩm Phindi của Highlands Coffee chưa ?

Nhận xét: Số lượng người tham gia khảo sát đã sử dụng sản phẩm Phindi của Highlands Coffee chiếm 64% trên 100%, cho thấy nhóm đã khảo sát phù hợp và đúng đối tượng.

Câu 2: Anh/chị thường sử dụng những loại Phindi nào của Highlands Coffee ?

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát thấy rằng người tiêu dùng sử dụng Phindi hạnh nhân chiếm 46%, sau đó là Phindi kem sữa với 36% Từ đó thấy được rằng khách hàng có sự yêu thích với dòng sản phẩm Phindi của Highland coffee.

Câu 3: Trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ ra mắt sản phẩm phindi kem cheese của

Highlands Coffee anh/chị có muốn trải nghiệm không ?

Nhận xét: Từ khảo sát cho thấy 89% người tiêu dùng đón chờ sự ra mắt của Phindi kem cheese.

Phindi hanh nhanPhindi kem suaPhindi choco khac

Câu 4: Anh/chị có mong muốn rằng Phindi kem cheese sẽ có size XL hay không ?

Nhận xét: Có đến 82% số lượng người mong muốn Phindi kem cheese sẽ có size

XL Vì thế việc có thêm size XL khá thích hợp và vừa giúp kích thích người tiêu dùng.

Câu 5: Anh/chị mong muốn giá sản phẩm mới Phindi kem cheese size XL như thế nào?

Nhận xét: Mức giá phần lớn người tiêu dùng mong muốn cho sản phẩm mới Phindi kem cheese size XL là 60.000đ chiếm 38%, đứng sau đó là 65.000đ chiếm 30%.Vì thế Highland Coffee nên đưa ra sản phẩm mới với mức giá khoảng từ 60.000đ đến 65.000đ, vừa nhằm giữ chân người tiêu dùng cũ và tiếp cận được nhiều người tiêu dùng mới

Câu 6: Anh/chị có mong muốn sản phẩm mới sẽ sử dụng bằng nắp dập thay vì nắp thường như sản phẩm cũ không ?

Nhận xét: Người tiêu dùng mong muốn sử dụng nắp dập chiếm khá lớn với 57%, còn nắp thường chiếm 43% Qua đó Highlands Coffee cỏ thể nghiên cứu để cho sản phẩm mới sẽ sử dụng nắp dập để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Câu 7: Anh chị muốn chương trình khuyến mại nào sẽ xuất hiện khi sản phẩm mới được ra mắt ?

Nhận xét: Chương trình khuyến mại mà phần lớn người tiêu dùng mong muốn có khi ra mắt sản phẩm mới đó là “mua 1 tặng 1” chiếm đến 59% Theo sau là “combo ưu đãi” và

“Voucher giảm giá” Qua đó doanh nghiệp có thể cân nhắc chương trình khuyến mãi phù hợp để tối đa hoá lượng khách hàng sử dụng sản phẩm mới.

Câu 8: Anh/chị thường sử dụng sản phẩm Highlands Coffee vào khi nào?

Nhận xét: Cuối tuần là khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Highlands Coffee nhiều nhất với 43% vì thường sau những giờ làm việc hay học tập mệt mỏi họ sẽ dành thời gian cho nhu cầu được thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè, gia đình Đứng sau dịp khuyến mãi và cuối tuần Điều đó chứng tỏ Highlands Coffee nên tập trung nhiều vào các ngày thường để đưa ra các trương trình khuyến mãi

Mua 1 tặng 1Combo ưu đãiVoucher

Câu 9: Độ tuổi của anh/chị ?

Nhận xét: Độ tuổi quan tâm tới sản phẩm Highland coffee phần lớn là độ tuổi từ 26-

35 đứng sau là độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi Cho thấy phần lớn người tiêu dùng là nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi và trung niên.

Câu 10: Giới tính của anh/chị ? Nhận xét: Có thể thấy rằng phần lớn người tham gia cuộc khảo sát là nam giới đạt

64% còn nữ giới đạt 36% Từ đó thấy rằng sản phẩm của Highlands coffee được giới tính nam quan tâm khá lớn.

Câu 11: Nghề nghiệp của anh chị

Nhận xét: Phần lớn người tiêu dùng sản phẩm nước uống của Highlands là nhân viên văn phòng với 53%, tiếp sau đó là nhóm người làm việc tự do chiếm 23%.

So sánh chéo “độ tuổi” và “giá”

Nhan vien van phongKinh doanhHs/sv

Nhận xét: Ở độ tuổi từ 16-25 tuổi là nhóm người học sinh, sinh viên, vậy nên đa số nhóm người tiêu dùng này sẽ lựa chọn sản phẩm với mức giá thấp nhất là 60.000đ/ly. Độ tuổi từ 26-45 tuổi là nhóm người đã có sự ổn định trong công việc, đã tạo ra được kinh tế, cho nên họ có thể chi trả cho một sản phẩm với mức giá mà họ cảm thấy hợp lí Từ đó ta thấy rằng ở mỗi độ tuổi mỗi người sẽ có những đánh giá nhất định dựa vào tình trạng hiện tại của họ để có thể chi trả cho sản phẩm với mức giá mà họ nghĩ là hợp lí

Về nhận thức về nhu cầu khách hàng: Thư giãn sau khi học tập và làm việc mệt mỏi, trò chuyện cùng gia đình và bạn bè.

Về yếu tố nhân khẩu học: Giới tính quan tâm tới Highlands Coffee phần lớn là giới tính nam, độ tuổi từ 16 tuổi tới 35 tuổi, là nhân viên văn phòng hoặc làm công việc tự do.

Về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm: Phần lớn là từ các trương trình khuyến mãi và còn vì thương hiệu Highlands Coffee khá nổi tiếng.

Về yếu tố truyền thông: Khách hàng biết đến Highlands Coffee chủ yếu tại các cửa hàng Có thể thấy khách hàng hài lòng bởi sự tiện lợi cùng không gian thiết kế đẹp mắt tại cửa hàng Ngoài ra nhiều khách hàng thông qua các trang mạng như Facebook, Youtube, Tiktok Vậy nên đây cũng là các kênh truyền thông rất hiệu quả.

Về yếu tố hành vi: Hầu hết khách hàng sẽ mua sắm tại các cửa hàng vì lí do là các điểm bán này thuận tiện cho khách hàng vừa có thể đem đi hoặc thưởng thức ngay tại cửa hàng Đối với sản phẩm hiện tại khách hàng đang hài lòng, không cần sửa đổi

Nội dung chương 2 nói về cách thức nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thực tế:Trong đó bao gồm 3 phần là tổng quan nghiên cứu, mẫu bảng khảo sát và cuối cùng là phân tích kết quả khảo sát: Đến với phần đầu tiên là tổng quan nghiên cứu Đến với nội dung này sẽ xác định yếu tố nhân khẩu học với độ tuổi từ 26-35 với đối tượng lựa chọn khảo sát là sinh viên, công nhân lao động, nhân viên công sở Mục tiêu nghiên cứu chính của phần này là để xác xác định chân dung khách hàng mục tiêu, xem họ có mong muốn sản phẩm mới ra mắt có giá cả, trương trình khuyến mãi, hương vị, ra sao Từ đó cho ra mắt sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Tiếp đến là phần 2 đó là mẫu bảng khảo sát Bảng khảo sát sẽ bao gồm 12 câu hỏi trong đó 11 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở Chủ yếu là các câu hỏi khảo sát về sản phẩm mới Phindi kem cheese như về size, giá cả cũng như khuyến mại, và một số câu hỏi về thông tin của khách hàng như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp Cuối cùng là phần 3, phân tích kết quả bảng khảo sát Ở phần này sẽ tìm hiểu đươc khách hàng mong muốn gì cũng như cần gì ở sản phẩm mới Phindi kem cheese qua các số liệu thu thập được từ việc phát bảng khảo sát.

Chân dung khách hàng mục tiêu

Tiêu chí Nhóm mục tiêu Độ tuổi 26 – 35.

Giới tính Nam và nữ.

Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng, lao động tự do.

Nơi ở Đô thị và thành phố.

Tính cách Tính cách tỉ mỉ, quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm.

Hành vi mua hàng Làm việc, gặp gỡ đối tác.

Thế hệ người tiêu dùng

Lối sống Lối sống bận rộn vì có nhiều lối lo như tiền bạc, gia đình.

Bản ngã Bản ngã tương hỗ Đa phần độ tuổi này dùng do sản phẩm đã có thương hiệu uy tín trên thị trường và xuất hiện nhiều quảng cáo trên mạng xã hội.

Nỗi lo của khách hàng Ở độ tuổi của nhóm khách hàng mục tiêu này thì nỗi lo của khách hàng sẽ chủ yếu đến từ chất lượng sản phẩm Coffee của Highland bị ngọt và nhiều đá so với các hãng cà phê khác, dễ gây mất ngủ cho lứa tuổi thuộc nhóm mục tiêu này là 26 – 35 tuổi.

Dựa vào bảng khảo sát thì độ tuổi có nhu cầu sử dụng nhiều nhất là 26 – 35 tuổi chiếm 55%, đứng sau là nhóm có độ tuổi từ 16 – 25 tuổi với 36 % Tuy nhiên vì hầu hết những người tham gia khảo sát với khu vực bé nên nhóm cảm thấy đối tượng khách mục tiêu của doanh nghiệp có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi phù hợp hơn Từ đó khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới Phindi kem cheese:

Nhân viên văn phòng, lao động tự do. Độ tuổi: 26 – 35 tuổi.

Nơi ở: Đô thị và thành phố.

Phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng

3.2.1 Theo độ tuổi từ 16 – 25 Độ tuổi từ 16 – 25 tuổi, là nhóm tuổi học sinh, sinh viên Đây là độ tuổi nằm trong giai đoạn hoạt động học tập và hoạt động xã hội rất tích cực, thể hiện định hướng nghề nghiệp rõ ràng Theo kết quả điều tra dân số, hiện nay ở Việt Nam thanh niên chiếm khoảng 1/4 (21 triệu người) dân số cả nước, họ được phân bố khá rộng và là lực lượng tiêu dùng rất quan trọng trong xã hội Chúng ta cỏ thể phân tích nhu cầu của họ qua các yếu tố sau:

Tính cách: Ở độ tuổi này, họ thường là những người sôi nổi, tư duy nhanh nhạy, sắc bén, luôn khát vọng những điều mới lạ Thanh niên là những người nằm trong giai đoạn quá độ, từ giai đoạn thiếu niên (chưa trưởng thành) lên giai đoạn trung niên (trưởng thành), vì thế ý thức về “cái tôi” là nhu cầu nổi bật trong tiêu dùng ở lứa tuổi này Họ đòi hỏi được độc lập, tự chủ, mọi lời nói, mọi việc làm đều muốn biểu hiện nội dung “cái tôi” Vì thế trong tiêu dùng, họ rất ưa thích những hàng hoá biểu hiện được cá tính của bản thân Tuy nhiên, ở lứa tuổi này trong tiêu dùng họ thường thể hiện tính dễ thay đổi, vì vậy có thể dẫn đến cực đoan Họ thường thể hiện mâu thuẫn giũa lý trí và tình cảm khi tiêu dùng sản phẩm và phần nghiêng bao giờ cũng là về tình cảm Nhóm tuổi này sẽ có khuynh hướng rõ ràng thích hay không thích đối với sản phẩm Đôi khi chỉ vì một trong các nhân tố như: Màu sắc, kiểu dáng hoặc giá cả nào đó làm họ mất hẳn đi tính khái quát tổng hợp khi ra quyết định mua hàng

Hành vi mua hàng: Chạy theo thời đại, xu hướng Thanh niên thường là những người tìm tòi, thưởng thức và phổ biến sản phẩm mới Hành vi tiêu dùng mới của họ thường tác động ảnh hưởng rất lớn tới người khác xung quanh tạo ra xu hướng tiêu dùng trên thị trường Họ thường sử dụng các sản phẩm nước uống của Highlands khi học tập, làm việc hoặc đi chơi với bạn bè

Thế hệ người tiêu dùng: Thuộc thế hệ Genz, những người trẻ tuổi Là những người có tri thức, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin Vì thế, khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng họ khá chủ động Sản phẩm được lựa chọn sẽ hợp với môi trường hoạt động và công việc của họ

Bản ngã: Bản ngã độc lập Ở độ tuổi này họ dùng sản phẩm là do có sự nhận thức về sở thích, xu hướng hoặc về giá Vì sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền

Nỗi lo của khách hàng: Nhóm tuổi này họ có nỗi lo về giá, hương vị, sự hấp dẫn hoặc về bao bì sản phẩm không đẹp

3.2.2 Theo độ tuổi từ trên 35 tuổi Độ tuổi từ trên 35 tuổi (Cụ thể là nhóm tuổi trung niên) Người tiêu dùng trung niên chiếm số lượng khá đông trong toàn bộ dân cư (35%, năm 2021) Phần lớn trong họ là những người đã có gia đình, vì vậy vai trò và trách nhiệm của họ hết sức nặng nề đối với gia đình và xã hội Họ thường là chủ gia đình, vì thế có vai trò hết sức quan trọng trong tiêu dùng, họ mua hàng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình Chúng ta cỏ thể phân tích nhu cầu của họ qua các yếu tố sau:

Tính cách: Nếu như thanh niên thường mua hàng theo tuỳ hứng nhiều hơn lý trí, thì khi bước vào tuổi trung niên, do vừa phải lo toan đời sống gia đình, vừa phải lo đối nội đối ngoại, cho nên khi mua hàng họ thường suy nghĩ cân nhắc hết sức kỹ càng vì thế lý trí đóng vai trò hết sức quan trọng

Hành vi mua hàng: Phần lớn người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm theo lý trí, động cơ mua hàng của họ chủ yếu là thực dụng, tiện lợi Vì thế, khi mua sản phẩm họ sẽ có những yêu cầu như phục vụ tận tình, chu đáo, thủ tục đơn giản và nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiệt tình

Thế hệ người tiêu dùng: Thuộc nhóm tuổi trung niên, người tiêu dùng ở tuổi trung niên do phải luôn đối mặt với cuộc sống, là người thực hiện vai trò đối nội đối ngoại của gia đình Vì thế, họ luôn tính toán trong chi tiêu cho phù hợp Khi tiêu dùng họ chú trọng nhiều hơn tới tính thực dụng và giá cả của sản phẩm, nhưng cũng có yêu cầu nhất định đối với hình thức bề ngoài của hàng hoá.

Bản ngã: Bản ngã tương hỗ Bản ngã tương hỗ Đa phần độ tuổi này dùng do sản phẩm đã có thương hiệu uy tín trên thị trường và xuất hiện nhiều. quảng cáo trên mạng xã hội.

Nỗi lo của khách hàng: Nhóm tuổi trung niên nỗi lo của họ sẽ chủ yếu về sự an toàn,tốt cho sức khoẻ hay không và về chất lượng dịch vụ, sản phẩm sử dụng.

Nội dung chương 3 sẽ nói về chân dung khách hàng mục tiêu và phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng Ở phần 1 là chân dung khách hàng sẽ là độ tuổi từ 26-35, giới tính nam và nữ, nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, ở độ tuổi này họ sẽ dùng sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường và thứ họ quan tâm là chất lượng và không gian xung quanh khiến họ có thể thoải mái làm việc cũng như thư giãn cùng bạn bè người thân.

Phần 2 phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng, độ tuổi từ 16-25 đây là nhóm tuổi học sinh, sinh viên ở tuổi này họ là những người năng động, trẻ chung và sôi nổi nên họ thường sẽ thích những thứ gì mới lạ và có tính bộc phá để phù hợp với con người cũng như tính cách ở độ tuổi này Tuy nhiên ở tuổi này sự họ sẽ sử dụng sản phẩm theo nhận thức và giá cả hợp lý với túi tiền Độ tuổi từ trên 35 tuổi, phần lớn họ sẽ là những người đã có gia đình cho nên họ không chỉ chi tiêu cho bản thân mà còn lo cho cả gia đình cũng như đối nội đối ngoại, vì thế sự cân nhắc cũng như tính tỉ mỉ cũng sẽ được đặt lên hàng đầu, họ sẽ quan tâm nhiều về sự an toàn cũng như tính đảm bảo có trong sản phẩm.

Hành trình mua hàng của khách hàng

Vấn đề của khách hàng trong bước này là vấn đề chủ động, là những vấn đề mà khách hàng nhận thức được trong những điều kiện thông thường Khách hàng có nhu cầu uống nước giải khát, có thể do cảm thấy khát, mệt mỏi hoặc muốn thưởng thức một thức uống ngon miệng có hương vị mới và tốt cho sức khỏe

Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm qua các nguồn:

Nguồn bên trong: Từ những lần sử dụng các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm cà phê của Highlands Coffee

Nguồn độc lập: Trên các sàn thương mại điện tử, kênh website chính thức của Highlands Coffee.

Nguồn cá nhân: Thông qua bạn bè, người thân đã từng sử dụng sản phẩm, có đánh giá tốt về sản phẩm.

Nguồn marketing: Biết được sản phẩm thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mại, các POSM được trưng bày tại các điểm bán tại các cơ sở trực tiếp của Highlands Coffee.

Nguồn trải nghiệm: Thông qua các chương trình mua 2 sản phẩm bất kỳ,tặng sản phẩm mới.

Thị trường mục tiêu của sản phẩm chủ yếu mua theo thói quen, vậy chiến lược sẽ phải là duy trì hành vi mua theo thói quen đó, Highlands Coffee sẽ phải thường xuyên chú ý tới chất lượng sản phẩm, luôn cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng Và chống lại chiến lược cạnh tranh ngắn hạn: phiếu giảm giá, khuyến mại, của các đối thủ trên thị trường. Đánh giá và so sánh

Khách hàng sẽ đánh giá và so sánh sản phẩm Phindi kem cheese của HighlandsCoffee với các sản phẩm khác có mặt trên thị trường bằng cách so sánh công dụng, thành phần, hương vị và nguồn gốc nguyên liệu để có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất. Các yếu tố ảnh hưởng: Giá, thương hiệu, bao bì, thành phần, hương vị, khuyến mại. Chiến lược Marketing áp dụng: Tạo poster ngoài trời hấp dẫn đặt trước cửa hàng nhằm thu hút khách hàng đi qua, và poster kỹ thuật số tại quầy thu ngân.

Khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua sản phẩm Phindi kem cheese của Highlands Coffee dựa trên yếu tố giá cả, chất lượng của sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng và các yếu tố khác như hương vị, nguyên liệu và sự an toàn cũng như độ chất lượng của kem cheese Quyết định mua hàng của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi chiến lược Marketing của doanh nghiệp, như là chạy các chương trình khuyến mại, và chiến lược tiếp thị của Highlands Coffee.

Kênh phân phối: Liên kết với các đơn vị giao hàng trực tuyến: Grabfood, Shopee food. Đánh giá sau mua

Sau khi mua sản phẩm Phindi kem cheese, khách hàng sẽ đánh giá chất lượng và hương vị của sản phẩm, trải nghiệm sử dụng, dịch vụ của cửa hàng, và các yếu tố khác để có thể quyết định sử dụng sản phẩm trong tương lai và giới thiệu cho người khác. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm, khách hàng sẽ muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm đó hoặc là tìm kiếm những sản phẩm khác cùng loại của hãng Còn khi khách hàng cảm thấy không hài lòng về sản phẩm, họ sẽ tìm kiếm cho mình 1 sản phẩm khác đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ

Tùy biến mối quan hệ với từng cá nhân khách hàng, tạo thêm lợi ích cho dịch vụ và sản phẩm cốt lõi, đặt giá theo cách khuyến khích lòng trung thành, marketing tới nhân viên để họ thể hiện tốt với khách hàng.

Chiến lược marketing

4.2.1 Xây dựng thông điệp Marketing cho sản phẩm mới

Phindi kem cheese “Sáng mịn Phindi” Ý nghĩa thông điệp: Cụm từ vừa nêu ra thông điệp sản phẩm mà doanh nghiệp hướng tới và nó còn mang tính nhận diện Vì đây là một sản phẩm hoàn toàn mới được tạo ra trên nhu cầu của khách hàng Thông điệp khách hàng đối với thương hiệu Và đặc biệt là để thương hiệu của mình được ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, ngoài yếu tố về cảm xúc họ còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

4.2.2 Marketing – Mix về sản phẩm

Dòng Phindi của Highlands coffee chưa có sản phẩm Phindi kem cheese, qua khảo sát cho thấy người tiêu dùng rất có hứng thú với Phindi kem cheese Vì thế nhóm chúng tôi đã tiến hành cho ra mắt sản phẩm mới về dòng Phindi có lớp kem cheese bên trên có màu trắng ngà, mềm, có vị mặn đặc trưng và béo ngậy

Mang đến cho mọi người một sản phẩm mới lạ, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng Phindi Highlands coffee mong muốn dòng sản phẩm mới của mình có thể tạo ra một sự khác biệt trong ngành nước uống Bên cạnh đó, mục tiêu ra mắt sản phẩm mới lần này nhằm mục đích tăng doanh thu, đa dạng hoá các dòng sản phẩm, mở ra cái nhìn mới về của người tiêu dùng đối với dòng Phindi của Highlands coffee.

Là sản phẩm của Highlands coffee được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Sản phẩm Phindi mới này đối thủ cạnh tranh chưa có và phầm kem cheese mới lạ chiếm được phần lớn lòng yêu thích của mọi người, đặc biệt là những người trẻ

Là sản phẩm tốt cho sức khoẻ, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Đặc tính của sản phẩm

Cà phê King thượng hạng 35ml

Sữa tươi nguyên kem 120ml Đường nước 30ml

Thạch cà phê 40gr Đá bi 100gr

Sản phẩm Phindi kem cheese có công dụng: Cung cấp năng lượng và cải thiện khả năng tư duy; cải thiện hệ suất thể chất; chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin B2, B5, B3 chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng; nâng cao tuổi thọ.

Với sản phẩm Phindi kem cheese, sản phẩm này sẽ có dung tích tương tự như các sản phẩm khác của Highlands coffee, tuy nhiên qua khảo sát thì nhóm chúng tôi đề xuất thêm size XL

Dung tích Giá dự kiến

Phương pháp định giá cộng chi phí: Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo công thức: Giá sản phẩm = Chi phí 1 đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến. Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, giá cả ổn định

Chiến lược giá: Chiến lược cạnh tranh: Định giá cao hơn đối thủ.

Do Highlands Coffee là thương hiệu lâu năm có tiếng, và thuộc phân khúc cao cho nên Highlands Coffee đưa ra mức giá cao hơn 10.000 VNĐ so với đối thủ để tạo ra sự khác biệt Kiểu chiến lược này khiến cho khách hàng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cung cấp vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

4.2.4 Marketing – Mix về phân phối

Hình thức phân phối Đối với sản phẩm mới vẫn sẽ sử dụng kênh phân phối trực tiếp từ cửa hàng của Highlands Coffee đến tay người tiêu dùng luôn giống như các sản phẩm trước đó Vì kênh phân phối trực tiếp sẽ dễ tiếp cận tới người tiêu dùng hơn.

Kênh phân phối Offline: Highland Coffee có hơn 300 cửa hàng trải dài khắp 24 tỉnh thành Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa,… Chuỗi cửa hàng của thương hiệu này được tọa lạc ở những vị trí đắc địa nhất trong trung tâm thành phố, giúp mọi người thuận tiện tiếp cận.

Kênh phân phối Online: Highland Coffee còn đưa sản phẩm đóng gói của mình tới siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi Đồng thời, hãng cũng kết hợp với các đơn vị ship đồ ăn uống như Shopee Food, Baemin, GoFood, Grab… giúp khách hàng có thể đặt hàng ngay tại nhà mà không cần ra cửa hàng.

4.2.5 Marketing – mix về Xúc tiến hỗn hợp

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới trong một năm đầu

Năm 2022, mặc dù thị trường chung chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của Highlands coffee vẫn rất khả quan Doanh thu thuần cả năm đạt hơn 3500 tỉ đồng.

➔ Nhóm đặt mục tiêu sản phẩm mới sẽ có doanh thu 4500 tỷ đồng trong 1 năm đầu tiên.

Ngân sách dự kiến cho hoạt động xúc tiến: 1 tỷ 500 triệu đồng.

Thông điệp truyền thông: “Sáng mịn Phindi”

TVC: Đăng tải lên các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp như Facebook, YouTube, TikTok

Video TikTok: Video ngắn giới thiệu, review sản phẩm Banner, poster: Triển khai các banner, poster giới thiệu sản phẩm mới, đặt tại các điểm bán, các tòa nhà , đường phố. Các bài PR: Book các bài PR sản phẩm mới trên các Fanpage lớn thu hút giới trẻ như Beatvn, Theanh28.

Book một vài bài PR trên các trang thông tin điện tử như Kenh14.

Minigame: Dành cho người tiêu dùng

Các chương trình khuyến mại: Thực hiện một số chương trình khuyến mại như bốc thăm trúng thưởng, vòng quay may mắn , voucher giảm giá cho những đơn mua đầu tiên và tặng túi vải in logo Highlands coffee.

STT Hạng mục Mô tả ĐVT SL Đơn giá

1 TikTok TikTok của doanh nghiệp

2 Facebook Fanpage của Tháng 2 tháng 100.000.000 200.000.000 doanh nghiệp (T1, T2)

1 Chi phí thuê mặt bằng

2 Chi phí nhân viên bán hàng

4 Chương trình khuyến mại và quà tặng

6 Chi phí thiết kế kệ gian hàng

1 Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh cho mọi hoạt động

Tổng chi phí: (I) + (II) +(III)+ (IV)+(V)+(VI) 1.207.500.000

Kế hoạch duy trì mối quan hệ với khách hàng

Highlands coffee cần lắng nghe để thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng và đưa ra những dịch vụ nhằm thỏa mãn mong muốn của họ Khi biết khách hàng muốn gì và không muốn gì, doanh nghiệp dễ dàng cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc lắng nghe có thể được thực hiện thông qua phản hồi khách hàng từ hotline, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử hoặc tại các địa điểm phân phối của Hilghlands coffee.

Highlands coffee cần phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp thông qua hotline, mạng xã hội và tại các điểm phân phối

Triển khai thường xuyên các chương trình khuyến mại – khuyến mãi để thuyết phục khách hàng gắn bó với doanh nghiệp lâu dài

Hành trình mua hàng của khách hàng: Khách hàng muốn tìm một thức uống giải khát và tốt cho sức khỏe, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin của sản phẩm qua các nguồn thông tin để giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ định mua cũng như sử dụng, sau khi tìm kiếm thông tin khách hàng sẽ đánh giá sản phẩm với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường, tiếp đó là quyết định mua cuối cùng là đánh giá sau mua. Chiến lược marketing: Đầu tiên là xây dựng thông điệp Marketing cho sản phẩm mới sẽ thay đổi tích cực trong nhận thức , cảm xúc và hành vi khách hàng đối với thương hiệu.

Marketing – Mix về sản phẩm: Mục đích chính là để mọi người biết đến sản phảm mới nhiều hơn và đem lại trải nghiệm mới lạ cho khách hàng

Marketing – Mix về Giá: Highlands coffee sẽ lựa trọn chiến lược giá cao hơn so với đối thủ để tạo cho khách hàng sự to mò cũng như thích thú hơn về sản phẩm để từ đó khách hàng sẽ tìm đến sản phẩm mới ngày một nhiều hơn.

Marketing – Mix về phân phối: Hình thức phân phối là trực tiếp tại các cửa hàng của Highlands , kênh phân phối offline

Marketing – mix về Xúc tiến hỗn hợp: Nhóm đặt mục tiêu cho sản phẩm mới là 4500 tỉ cho một năm, nên các chi phí quảng cảo và chi phí cho ra mắt phải hợp lí và tạo các mini game cho sản phẩm mới để tăng sự thích thú cho sản phẩm.

Kế hoạch duy trì khách hàng: Highlands coffees sẽ lắng nghe ý kiến và mong muốn của khách hàng về sản phẩm để từ đó thay đổi và nâng cao giá trị của thương hiêu làm cho khách hàng ngày một hài lòng hơn.

Ngày đăng: 15/05/2024, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Cửa hàng Highland coffee - tiểu luận assighment hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi của khách hàng để ra mắt sản phẩm mới phinđi kem cheese
Hình 2 Cửa hàng Highland coffee (Trang 8)
Hình 3: demo sản phẩm mới - tiểu luận assighment hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi của khách hàng để ra mắt sản phẩm mới phinđi kem cheese
Hình 3 demo sản phẩm mới (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w