1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing

44 95 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Khách Hàng Nghiên Cứu Hành Vi Mua Sản Phẩm Oishi Và Xây Dựng Chiến Lược Marketing
Tác giả Ksơr H’ Thúy, Vy Thị Anh Thư, Thái Khả Minh, Hứa Văn Lâm, Trương Nguyễn Toàn Thiện
Trường học Cao Đẳng Thực Hành FPT Polytechnic Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 9,05 MB

Cấu trúc

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU OISHI (5)
  • 1.2. MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG (9)
    • 1.2.1. Tổng giá trị ước tính của thị trường (9)
    • 1.2.2. Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường (10)
    • 1.2.3. Các thương hiệu/nhãn hàng và phân khúc sản phẩm hiện tại trên thị trường (đối thủ) (11)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC TẾ (12)
    • 2.1 KẾ HOẠCH MẪU (12)
    • 2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT (12)
    • 2.3 XÁC ĐỊNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TỪNG NHÓM NHU CẦU CỦA NTD (28)
    • 2.4 NHỮNG NHÓM NHU CẦU KỲ VỌNG CỦA NTD ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI MÀ SẢN PHẨM HIỆN HÀNH CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC (29)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC TIÊU CHO SẢN PHẨM (30)
    • 3.1 PHÂN TÍCH YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC (30)
    • 3.2 PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÂM LÝ HỌC (31)
    • 3.3 ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM MỚI (34)
  • CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING (35)
    • 4.1. TÌM HIỂU VỀ HÀNH TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (35)
      • 4.1.1. Các bước thực hiện hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm (35)
      • 4.1.2. Các yếu tố tác động đến các giai đoạn trong hành trình ra quyết định của NTD (37)
    • 4.2. THIẾT LẬP CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÙ HỢP (37)
      • 4.2.1. Thiết lập thông điệp muốn truyền tải tới đối tượng người tiêu dùng (37)
      • 4.2.2. Thiết lập kế hoạch Marketing truyền thông, xây dựng các chiến lược/chính sách (38)

Nội dung

Oishi là thương hiệu bánh Snack nổi tiếng và có uy tín tại các nướcChâu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam với logo quen thuộc làchú chim Cuckoo đáng yêu màu vàng và chữ O

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU OISHI

Liwayway là công ty có trụ sở chính tại Philippines được thành lập vào năm

1946 Công ty Liwayway của Philippines vào năm 1974, cho ra đời sản phẩm Snack Tôm Oishi đầu tiên, dựa vào công nghệ sản xuất Snack hiện đại của Nhật Bản

Với tiềm năng phát triển lớn, bánh Snack Oishi bước vào công cuộc chinh phục thị trường Việt Nam Năm 1996, công ty sản xuất bánh Snack đã được thành lập ở Việt Nam với tên công ty TNHH CNTP LIWAYWAY (VIỆT NAM) đặt trụ sở tại KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương.

- Năm 2007, chính thức có nhà máy sản xuất Oishi ở Hà Nội.

- Năm 2009, để hoàn thiện hành trình phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng kịp thời và đủ cho người dân cả nước, trong năm này Oishi mở thêm một nhà máy ở TPHCM

- Năm 2011, thích ứng với sự phát triển, cạnh tranh khốc liệt của thị trường bánh kẹo, Oishi lần nữa mở rộng sang thị trường bánh quy

- Năm 2013, Đà Nẵng chào đón nhà máy thứ ba của Oishi.

- Năm 2014, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm về bánh kẹo mà Oishi còn lần sân sang ngành giải khát và cho ra mắt dòng thức uống đóng chai. Ý nghĩa thương hiệu:

Oishi theo tiếng Nhật có nghĩa là ngon, dùng để khen ngợi hay nhận xét về món ăn, hương vị Oishi là thương hiệu bánh Snack nổi tiếng và có uy tín tại các nước Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam với logo quen thuộc là chú chim Cuckoo đáng yêu màu vàng và chữ Oishi màu đỏ.

- "Phục vụ người tiêu dùng bằng những sản phẩm đa dạng về chủng loại và hảo hạng về chất lượng" luôn là mục tiêu hàng đầu của Oishi.

- Nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam bằng những sản phẩm mới, cải tiến và giàu dinh dưỡng.

- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu đảm bảo.

- Trở thành một “đại gia đình” gần gũi, gắn bó cho tất cả nhân viên công ty, tạo thu nhập ổn định, cơ hội phát triển cho họ.

- Luôn chủ trương tiếp nối tinh thần cống hiến và sáng tạo không ngừng để cho ra đời những sản phẩm thơm ngon, đáp ứng khẩu vị luôn đổi mới của người tiêu dùng.

- Dù bạn là ai, dù bạn ở độ tuổi nào, hay bất cứ khi nào và bất cứ nơi Oishi luôn kề bên động viên và mang đến cho bạn những niềm vui nho nhỏ, thoải mái sống trọn từng khoảnh khắc.

- Với mỗi quốc gia mà Oishi đã và đang đặt chân đến, Oishi luôn đặt mục tiêu trở thành thương hiệu Snack được ưa chuộng hàng đầu, với những triết lí kinh doanh.

- Dẫn đầu trong ngành thực phẩm ăn nhẹ tại Việt Nam.

- Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng, đội ngũ của Oishi luôn cố gắng trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

- Không ngừng cố gắng cho ra đời những sản phẩm thơm ngon, đáp ứng khẩu vị luôn đổi mới của người tiêu dùng.

- Không ngừng nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ lâu dài với nhà phân phối, đối tác và người tiêu dùng – những người đã luôn yêu quý & tin tưởng các sản phẩm của Oishi.

- Đề cao sự cầu toàn trong kinh doanh, trong mọi giao dịch và thỏa thuận với tất cả các đối.

MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG

Tổng giá trị ước tính của thị trường

Theo báo cáo giải trình The Sweet and Savory Snacks về phân khúc đồ ăn vặt của Việt Nam do Euromonitor International công bố, tổng doanh thu của ngành ước tính khoảng chừng 535 triệu USD trong năm 2017 Việt Nam là một trong những thị trường Snacks tăng trưởng nhất trong khu vực ASEAN, đứng sau Đất nước xinh đẹp Thái Lan, Indonesia và Philippines Sản lượng tiêu thụ trung bình tính theo đầu người đạt mức 0,8 kg, tương tự 5,66 USD / người.

Tuy nhiên, thị trường Snacks đến năm 2020, đã có sự sụt giảm Theo Statista, tổng doanh thu của ngành ước tính chỉ còn khoảng 429 triệu USD trong năm nay.

Sản lượng tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng giảm, đạt mức 0,7 kg, tương đương 4,41 USD/người Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) được dự báo ở mức 4,9% từ năm 2020 đến 2023.

(Nguồn: Theo báo Lao động Đồng Nai, 2021).

Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường

Theo nhận định của các công ty nghiên cứu thị trường, mảng kinh doanh đồ ăn vặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh Nhu cầu ăn uống của con người chưa bao giờ là đủ Sức nóng của thị trường này không chỉ dừng lại ở các chuỗi cửa hàng, quán ăn đường phố, mà đã bùng nổ sang hình thức kinh doanh online thông qua các kênh Facebook cá nhân, Zalo, Viber Tiềm năng phát triển của thị trường đồ ăn vặt ngày càng lớn, con số thống kế của Decisin La cho biết 13.000 tỉ là con số mà giới trẻ Việt dùng để mua đồ ăn vặt Ước tính đến năm 2022, quy mô thị trường tăng lên gần gấp đôi so với năm 2017 (535 triệu USD), tương đương hơn 1 tỷ USD.

(Nguồn: Theo tạp chí kinh tế Sài Gòn, 2020).

Các thương hiệu/nhãn hàng và phân khúc sản phẩm hiện tại trên thị trường (đối thủ)

GIÁ CẢ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM

Poca , Lay’s Giá cả dao động từ

Lay’s là Snack khoai tây, nhiều hương vị và

- Đối tượng: trẻ em, HS-SV.

- Nhóm người quan tâm đến sản phẩm có giá thành rẻ, ưa chuộng

Giá cả dao động từ

Orion có nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng, hương vị đậm đà, điểm nổi bật “vị nguyên bản” của sản phẩm.

- Đối tượng: HS-SV, người đi làm.

- Nhóm người quan tâm chất lượng sản phẩm hơn giá cả.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC TẾ

KẾ HOẠCH MẪU

- Độ tuổi: Từ 6 – 30 tuổi trở lên

- Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, công nhân viên, lao động tự do

- Thu nhập: Từ dưới 7 triệu – trên 30 triệu

- Insight: Nhu cầu của khách hàng khi sử dụng Oshi và mong muốn thỏa mãn về giá cả, chất lượng đối với các sản phẩm.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên tiện lợi vì thời gian và ngân sách hạn chế nên nhóm chọn phương pháp này để tiện lợi và kinh tế hơn.

Bảng câu hỏi: Phụ lục

Hình thức khảo sát: Sử dụng Google form

Link: Bảng câu hỏi khảo sát về nghiên cứu hành vi mua sản phẩm của Oishi

Gửi khảo sát: gửi link khảo sát qua các group, lớp học, Zalo, Facebook, email.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Dữ liệu dưới đây được lấy từ Bảng khảo sát dạng Google form Sau khi tiến hành khảo sát nhóm đã thu được 91 phiếu trả lời.

Câu hỏi sàng lọc: Trong một tháng qua, Anh/Chị có sử d˜ng sản phẩm của

Có (Tiếp tục khảo sát) 85 93.4 93.4 93.4

Nhận xét : Đa số đối tượng tham gia khảo sát đều sử dụng sản phẩm của Oishi một tháng trở lại đây (chiếm 85/91 phiếu), chỉ có một phần nhỏ không sử dụng sản phẩm trong một tháng gần đây (chiếm 6/91 phiếu) Những đối tượng không sử dụng sản phẩm này sẽ bị loại ra cuộc khảo sát Vậy mẫu cuối cùng là 85 mẫu.

Câu 1: Xin vui l›ng cho biết giới tính của Anh/Chị?

Hình 2.2.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giới tính

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát có 85 đáp viên ta thấy giới tính người tham gia khảo sát khá đồng đều với tỉ lệ Nữ chiếm 57.65% và Nam là 42.35% Qua đó dễ dàng thấy được cả nữ giới và nam giới đều có nhu cầu ăn vặt

Câu 2: Xin vui l›ng cho biết đô œ tuổi của Anh/Chị?

Hình 2.2.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về độ tuổi

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát có 85 đáp viên ta thấy: Tỉ lệ độ tuổi từ 15- dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 75.29% Qua đó, ta có thể dễ dàng xác định được nhóm đối tượng cho sản phẩm mới

Câu 3: Xin vui l›ng cho biết thu nhâ œp 1 tháng của Anh/Chị?

Từ 30 triê Œu trở lên 13 15.3 15.3 96.5

Hình 2.2.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thu nhập

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó đáp viên có thu nhập dưới 7 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất 52.94 % Tiếp đến là nhóm đáp viên từ 7 – dưới 15 triê Œu chiếm 20 % Đáp viên có mức thu nhập trên 30 triệu chiếm 15.29 % và mức thu nhập trên từ 15- dứoi 30 triệu chiếm tương đương 8.24%, đáp viên chưa có mức thu nhập chiếm tỉ lệ thấp nhất là 3.53%.

Câu 4 Xin vui l›ng cho biết nghề nghiệp hiện tại của Anh/Chị?

Hình 2.2.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về nghề nghiệp

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó đáp viên sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất 57.65%, tiếp đến là học sinh 27.0%, lao động tự do chiếm 8.24% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là công nhân viên 7.06%.

Câu 5: Nếu có sử d˜ng thì đâu là loại Anh/Chị lựa chọn?

Hình 2.2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó hành vi lựa chọn sản phẩm của đáp viên chiếm tỉ lệ cao nhất là Snack 45.88% Qua đó chúng ta có thể thấy rõ, Snack Oishi chiếm vị thế khá lớn trên thị trường Tiếp đến là bánh quy 34.12% và kẹo 10.59%, chiếm tỉ lệ thấp nhất là thức uống 9.41%.

Câu 6: Anh/ Chị thường mua sản phẩm của Oishi ở đâu?

Vali d Đại lý, bán lẻ 65 76.5 76.5 76.5

Sàn thương mại điện tử 20 23.5 23.5 100.0

Hình 2.2.6: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó lựa chọn mua ở các đại lý, bán lẻ chiếm tỉ lệ cao nhất 76.47%, sàn TMĐT chiếm 23.53% Qua đó, ta dễ dàng thấy được khách hàng có thói quen mua sản phẩm Oishi tại các cửa hàng, đại lý nhờ sự phổ biến, tiện dụng nên doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả Đồng thời phát triển và phân bố đồng đều hoạt động TMĐT để phủ sóng và nhanh chóng tiếp cận tới khách hàng.

Câu 7: Khối lượng Snack Oishi mà Anh/ Chị thường chọn?

Hình 2.2.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó đáp viên thường lựa chọn khối lượng 35g chiếm tỉ lệ cao nhất 44.71% Đây cũng là khối lượng phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng cả về giá cả cũng sẽ hợp lý theo Tiếp đến khối lượng 15g chiếm 18.82%, khối lượng 75g chiếm tỉ lệ thấp nhất 18.82%.

Câu 8: Tần suất sử d˜ng Snack Oshi của Anh/ Chị?

Hình 2.2.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó đáp viên có mức sử dụng cao nhất từ 2 - 4 gói 75g/tuần chiếm 47.06%, tiếp đến trên 4 gói 75g/ tuần chiếm 42.35%, đáp viên có mức sử dụng thấp nhất dưới 2 gói chiếm 10.59% Qua đó, ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm Snack vẫn đang là một trong những sản phẩm tiêu dùng nhanh được nhiều quan tâm của khách hàng.

Câu 9: Khi lựa chọn sản phẩm của Oshi, đâu là tiêu chí Anh/ Chị quan tâm nhất?

Hương vị 28 32.9 32.9 88.2 Độ uy tín của

Hình 2.2.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng được quan tâm nhất là hương vị chiếm 32.94%, tiếp đến là giá thành rẻ chiếm 29.41%, chất lượng chiếm 25.88%, độ uy tín của thương hiệu chiếm 8.24 %, xu hướng ít được quan tâm nhất là bao bì chiếm 3.53%.

Câu 10: Theo Anh/Chị sản phẩm của Oishi có giá bán như thế nào?

Hình 2.2.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó xu hướng đánh giá của người tiêu dùng về giá bán - Oishi là “bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất là 52.94%, “rẻ” chiếm 37.65% Qua đó, ta dễ dàng thấy được mức giá của sản phẩm của Oishi khá phù hợp với khách hàng cũng như thị trường tiêu dùng nhanh

Câu 11: Bạn biết đến sản phẩm Oishi qua phương tiện nào?

Quảng cáo trên mạng xã hội

Hình 2.2.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả

Nguồn : Khảo sát và xử lý bằng phần mềm SPSS của nhóm

Nhận xét: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, trong đó đáp viên biết đến Oishi nhiều nhất qua quảng cáo Tivi chiếm 43.53%, quảng cáo MXH chiếm 23.53%, quảng cáo ngoài trời chiếm 20%, kênh ít được biết đến nhất là qua bạn bè giới thiệu chiếm 12.94%. Đánh giá của Anh/Chị về chiến lược Marketing của Oishi.

Từ 1 - 5 tương ứng mức độ tăng dần:

Câu 12: Đánh giá sự hài l›ng của khách hàng về sản phẩm của Oishi

[Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng] 1 7 21 39 17 3.75

[Khối lượng vừa đủ dùng] 0 6 22 37 20 3.84

[Vệ sinh an toàn thực phẩm] 0 1 19 38 27 4.07

Câu 13: Đánh giá sự hài l›ng của khách hàng về giá cả của Oishi.

[Giá cả Oishi phù hợp với mọi đối tượng]

[Giá cả Oishi ổn định theo thời gian] 0 8 14 49 20 3.89

[Giá cả Oishi rẻ hơn so với các đối thủ] 1 7 14 31 38 4.08

Nhận xét: Qua phân tích ta thấy: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của Oishi tiêu chí về vệ sinh AT-TP và Khối lượng vừa đủ dùng được quan tâm nhiều nhất với lần lượt là 38,37 phiếu đồng ý/ 85 phiếu với chỉ số trung bình tương đương nhau là 4.07 và 3.84 Ít nhận được sự quan tâm nhất chính là hương vị thơm ngon khi chỉ có số phiếu đồng ý là 31/85 phiếu, chỉ số TB 3.73.

Nhận xét: Qua phân tích ta thấy: Trong cuộc khảo sát 85 đáp viên, sự hài lòng của khách hàng về giá cả của Oishi được quan tâm nhiều nhất là giá cả rẻ hơn đối thủ với

38 phiếu rất đồng ý/ 85 phiếu, chỉ số TB 4.08 Ít nhận sự quan tâm nhất là giá cả phù hợp với mọi đối thủ và ổn định theo thời gian với số phiếu lần lượt là 17,20/85, chỉ số

Câu 14: Đánh giá sự hài l›ng của khách hàng về phân phối của

[Oishi có mặt tại hầu hết các siêu thị trên thị trường]

[Dễ dàng nhận thấy sản phẩm tại điểm bán hàng]

[Dễ dàng đặt hàng qua kênh bán hàng trực tuyến]

[Oishi được bày trí bắt mắt tại các cửa hàng]

XÁC ĐỊNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TỪNG NHÓM NHU CẦU CỦA NTD

Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài: Nhân khẩu học và phân tầng xã hội, ảnh hưởng tới các nhóm nhu cầu của người tiêu dùng:

- Nhóm nhu cầu 1 : Là trẻ em từ 6 – dưới 15 tuổi, không phân biệt giới tính hay tầng lớp xã hội Là độ tuổi học nên thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình. Thường thích sản phẩm có màu sắc tươi sáng, có vị ngọt, hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Nhóm nhu cầu 2 : Là thanh thiếu niên từ 15 – dưới 30 tuổi, không phân biệt giới tính hay tầng lớp xã hội Họ thường dành thời gian làm việc nhóm, tụ tập bạn bè để tán gẫu, tổ chức các buổi tiệc (Sinh nhật, hội họp, tổng kết,…) Sản phẩm bánh kẹo phải có bao bì đẹp, hương vị đặc sắc, chất lượng phải đảm bảo.

Các yếu tố ảnh hưởng bên trong: Nhận thức, Động lực trong hành vi tiêu dùng:

+ Cảm nhận của người tiêu dùng là một yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng Cảm nhận của khách hàng là một quá trình mà khách hàng thu thập đủ thông tin về một sản phẩm.

+ Khi khách hàng thấy quảng cáo, khuyến mãi, đánh giá của khách hàng, phản hồi trên mạng xã hội, trên wedsite hay app bán hàng, liên quan đến một sản phẩm nào, có nghĩa là họ có ấn tượng về sản phẩm đó Do đó yếu tố nhận thức của người tiêu dùng trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của người tiêu dùng.

- Thái độ và niềm tin :

+ Người tiêu dùng có thái độ và niềm tin nhất định sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định mua hàng Họ sẽ có những thái độ nhất định với một sản phẩm: Hào hứng, bình thường, chán ngán… Dựa trên thái độ này, người tiêu dùng hành xử theo một cách cụ thể đối với một sản phẩm Và việc một người doanh nghiệp nắm bắt được thái độ này, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hình ảnh thương hiệu của sản phẩm.

+ Do đó, các doanh nghiệp nên cố gắng hết sức để hiểu thái độ của người tiêu dùng để thiết kế các chiến dịch marketing phù hợp của họ.

- Xã hội ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng: Xã hội được định nghĩa là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian Chính vì vậy chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng những người xung quanh.

NHỮNG NHÓM NHU CẦU KỲ VỌNG CỦA NTD ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI MÀ SẢN PHẨM HIỆN HÀNH CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC

Những nhóm nhu cầu chưa đáp ứng kì vọng của sản phẩm mới Oishi cụ thể qua các chiến lược Marketing được đánh giá chưa cao và sự cần thiết cải tiến sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng:

Phân phối: Oishi phân phối khá chặt chẽ, phổ biến qua các đại lí bán lẻ, siêu thị hay qua các kênh trực tuyến Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng chưa đáp ứng được người tiêu dùng dễ nhận biết đến sản phẩm.

Xúc tiến: Các chương trình khuyến mãi của Oishi chưa thực sự thu hút và ấn tượng đến người tiêu dùng.

Giá cả: Người tiêu dùng thường cân nhắc về mức giá trước khi quyết định mua hàng Oishi đươc đánh giá là khá rẻ so với đối thủ nhưng với để đáp ứng vợi mọi đối tượng còn chưa nhiều, lượng cung tăng cầu tăng dẫn đến giá cả luôn thay đổi và không ổn định theo thời gian

Chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng luôn tìm kiếm và sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm Tuy nhiên, Oishi vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn khi chưa thể đưa thông tin thực phẩm đến khách hàng và sản phẩm mới của Oishi về hương vị còn ít cải tiến.

THIẾT LẬP ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC TIÊU CHO SẢN PHẨM

PHÂN TÍCH YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC

- Giới tính: Nam và nữ

- Độ tuổi: từ 15 – dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ sử dụng sản phẩm cao nhất

- Thu nhập: phần lớn khách hàng ở độ tuổi còn đang đi học nên thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào gia đình, chưa ổn định.

- Nghề nghiệp đa dạng (HS-SV, công nhân viên, lao động tự do, ):

- Snack là sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh nên người tiêu dùng thường có thói quen mua các sản phẩm mà họ trung thành với thương hiệu hoặc thói quen tiềm thức của bản thân.

- Về lựa chọn nơi mua sản phẩm, người tiêu dùng thường thói quen mua tại các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa với khối lượng hay sử dụng là 35g

- Đối với nhóm hàng Snack của Oishi, người tiêu dùng thường sử dụng với tần suất trung bình 2 gói/ tuần và thường ấn tượng và lựa chọn các sản phẩm có màu sắc bao bì tươi sáng, nổi bật, hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu

- Thích trải nghiệm những sản phẩm mang tới sự khác lạ và độc đáo.

- Ưa thích sự tiện lợi và nhanh chóng.

- Các sản phẩm có bao bì bắt mắt, thu hút.

- Tìm kiếm sản phẩm có giá cả phải chăng nhưng vẫn có dưỡng chất.

- Phù hợp với nhóm người bận rộn, phần lớn thời gian sau khi đi học và đi làm thường dành cho MXH tán gẫu với bạn bè, xem Youtube và có xu hướng mua sản phẩm theo người đồng trang lứa.

- Sản phẩm có sự đột phá về hương vị và bao bì.

- Cải thiện về giá thành và thêm nhiều chương trình khuyến mãi.

PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÂM LÝ HỌC

Động cơ: Dựa theo tháp nhu cầu Maslow

Với loại sản phẩn Snack thuộc nhóm ngành hàng FMCG thì sẽ phục vụ cho 3 nhu cầu của người tiêu dùng là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và mối quan hệ.

- Nhu cầu sinh lí : Sản phẩm Snack sẽ đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, nạp năng lượng hay bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể từ Snack Đặc biệt, đối với sản phẩm mới “Snack khoai tây chiên hương vị tự nhiên” thì đây sẽ là một sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Nhu cầu an toàn : Sản phẩm Snack ngoài đáp ứng nhu cầu sinh lí ra thì nó còn phải đáp ứng nhu cầu an toàn của người tiêu dùng Vì đây là mặt hàng thuộc ngành hàng thực phẩm nên an toàn là yếu tố cực kì được quan tâm đến thông qua kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và rất nhiều kiểm nghiệm uy tín khác.

- Nhu cầu về xã hội : Đây là một nhu cầu điển hình và cơ bản của con người, đặc biệt trong mối quan hệ tình cảm trong gia đình, trong tình yêu hay bạn bè Thì việc mọi người ngồi cùng nhau, quây quần bên nhau vừa sử dụng sản phẩm Snack vừa trò chuyện, tâm sự có thể giúp các mối quan hệ đó càng thêm yêu thương, gắn kết, vui vẻ hơn.

- Bên cạnh những mặt hàng bảo đảm an toàn về chất lượng, đầy đủ các thông tin về thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ… thì an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm, điều này tác động rất lớn đến nhận thức của mỗi cá nhân Từ đây họ luôn muốn tìm kiếm các thực phẩm có độ an toàn cao, độ uy tín trên thị trường cũng như sự tiện lợi mà vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần nạp cho cơ thể Tiếp theo là họ nhận thấy được rất nhiều loại bệnh được phát sinh từ những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ nên có xu hướng tìm đến các thực phẩm ít calo được chế biến từ khoai tây Kết hợp hai yếu tố mà họ quan tâm này lại thì sẽ dẫn đến hành vi tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu mà họ mong muốn

Niềm tin và quan điểm:

- Người tiêu dùng thường nhận được nhiều thông tin nhất về sản phẩm từ những nguồn thông tin thương mại Qua các TVC quảng cáo trên TV hay các KOL PR thì tiềm thức của họ cho rằng Snack Oishi Khoai Tây là uy tín, chất lượng nên luôn có niềm tin rằng bất kì sản phẩm Snack nào của Oishi cũng đều ngon cũng như an toàn nên họ sẽ mua sản phẩm Sau khi trải nghiệm sản phẩm xong, họ sẽ hài lòng hoặc không hài lòng với sản phẩm đó trong quá trình tiêu dùng Nếu Snack Khoai Tây ngon đúng như họ nghĩ thì họ sẽ vô cùng hài lòng, yêu thích và đó sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho các lần mua sau Ngược lại nếu họ thấy miếng Snack không được giòn, khẩu vị ăn không hợp với họ thì họ sẽ cảm thấy chán nản, không hài lòng và sẽ không bao giờ mua sản phẩm đó nữa Chính thái độ của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất là cao cho các hành vi mua sắm sản phẩm đó về sau.

- Theo quan điểm và thái độ của người tiêu dùng, khi có được thông tin kiến thức và lợi ích về sản phẩm thì chắc chắn hành vi mua của họ sẽ được thực hiện.

Những khó khăn/sự không hài l›ng khi sử d˜ng sản phẩm hiện tại và nhu cầu cần được thỏa mãn của nhóm đối tượng NTD:

STT Khó khăn/Không hài l›ng khi sử d˜ng sản phẩm

Nhu cầu cần được thỏa mãn của

Các đối thủ cạnh tranh có thương hiệu, niềm tin và giá thành như

Poca, Lay’s trên thị trường.

Thương hiệu đóng vai trò trong lợi thế cạnh tranh lớn Sự nổi bật sản phẩm thương hiệu thu hút sự chú ý từ NTD, họ sẽ lựa chọn sản phẩm đem lại cho họ sự thuận tiện nhất.

2 Đối tượng NTD: Đối tượng chỉ nằm ở phân khúc là học sinh, sinh viên và giá thành rẻ khó tiếp cận đến người có thu nhập cao.

Tiếp cận, quảng bá nhiều hơn đến nhóm đối tượng phân khúc cao có nhu cầu mong muốn về Oishi.

Oishi là sản phẩm quá quen thuộc, ít tạo các chương trình Pr, quảng cáo làm cho NTD ít ấn tượng về sản phẩm.

Tích cực tương tác với NTD trên các nền tảng MXH, liên tục sử dụng các chương trình giảm giá, tri ân, dùng thử sản phẩm Oishi, các CT Khuyến mãi , quà tặng đi kèm, CT tích điểm để gây sự thu hút đến NTD.

Oishi vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn khi chưa thể đưa thông tin thực phẩm đến khách hàng và sản phẩm mới của Oishi về hương vị còn ít cải tiến

“Snack Khoai tây hương vị tự nhiên” Một siêu phẩm cho ý tưởng cải tiến sản phẩm mới.

Phân phối tại Đại lí- Bán lẻ

Tại các điểm bán hàng chưa đáp ứng được người tiêu dùng dễ nhận biết đến sản phẩm.

Tăng độ nhận diện về sản phẩm như bố trí, trưng bày, thiết kếCatalogute, để bảng giá Qua đóNTD dễ dàng nhận biết đến Oishi hơn.

ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM MỚI

Đề xuất của khách hàng:

Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy người tiêu dùng đa phần là học sinh, sinh viên nên thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình Nhóm khách hàng này mong muốn sản phẩm mới phải có chất lượng kèm giá thành không cao Bên cạnh đó, sản phẩm phải giảm bớt lượng calo và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết. Đề xuất sản phẩm mới: Để áp ứng mong muốn và giải quyết nhu cầu của khách hàng thì công ty đã đề xuất và phát triển một sản phẩm “Snack khoai tây hương vị tự nhiên” mới để tung ra thị trường.

Phân tích sự phù hợp giữa các nhóm nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm của công ty để lựa chọn đối tượng người tiêu dùng m˜c tiêu:

- Sản phẩm “Snack khoai tây chiên hương vị tự nhiên” của Oishi có mức giá rẻ,nhưng chất lượng cao, đánh mạnh vào tâm lý yêu thích “dùng hàng rẻ chất lượng cao” của người tiêu dùng Việt.

→ Chọn nhóm người tiêu dùng trẻ có độ tuổi từ 15 – dưới 30 tuổi là đối tượng khách hàng mục tiêu Vì nhóm này thường dành thời gian làm việc nhóm, tụ tập bạn bè để tán gẫu, tổ chức các buổi tiệc (Sinh nhật, hội họp, tổng kết…) Họ có xu hướng chọn các sản phẩm bánh kẹo có giá thành rẻ, hương vị đặc sắc và chất lượng phải đảm bảo.

“Snack khoai tây chiên hương vị tự nhiên” Sản phẩm bổ sung các dưỡng chất chiết suất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tăng cường vitamin, canxi và sắt nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống.

+ Về giá: từ 4.000 – 24.000 VNĐ trên một sản phẩm tùy vào khối lượng

- Lợi ích của sản phẩm:

+ Giúp hạn hế ѕự thèm ăn để ngăn hặn tình trạng ăn quá nhiều ào bữa ăn tiếp.ᴄ ᴄ ᴠ+ Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nên Snack khoai tây có thể xem là bổ dưỡng hơn các loại Snack khác.

CHIẾN LƯỢC MARKETING

TÌM HIỂU VỀ HÀNH TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

4.1.1 Các bước thực hiện hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm:

Sơ đồ quy trình thực hiện hành vi tiêu dung đối với sản phẩm

Xác định nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá và lựa chọn phương án

Quyết định mua Đánh giá sau mua

Bước 1: Xác định nhu cầu

- Tìm một sản phẩm Snack có hương vị độc đáo, giá cả phải chăng để sử dụng trong những lúc giải trí, xem phim, chơi game,…

Bước 2: Tìm kiếm thông tin

- Nguồn thông tin ký ức: Trải nghiệm cá nhân từ các lần mua sắm snack trước

- Nguồn thông tin cá nhân: Người thân, bạn bè, gia đình,…

- Nguồn thông tin Marketing: Nhân viên bán hàng ở các cửa hàng siêu thị, quảng cáo trên TV,…

- Nguồn thông tin trên Internet: Online banner, Email, quảng cáo trên Social,…

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn phương án

+ Giá rẻ, phù hợp với túi tiền

+ Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng

+ Có mặt tại hầu hết các cửa hàng, siêu thị

- Các phương án phù hợp:

+ Nhóm nhận thức : Lay’s, O’star, Oishi ( Snack Gà giòn, Snack bí đỏ, Snack mì tôm).

+ Nhóm trơ: Snack Oishi gà giòn

+ Nhóm lạc lõng: Snack mì tôm

+ Nhóm tiềm thức: Snack bí đỏ, Lay’s, O’star

- Đặc điểm của phương án Snack Oishi:

+ Giá rẻ, phù hợp với túi tiền

+ Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng

+ Có mặt tại hầu hết các cửa hàng, siêu thị

Lựa chọn phương án là Snack Oishi

- Quyết định mua sau khi đã tìm kiếm thông tin ở các nguồn thông tin trên Marketing và trên Internet.

- Mua tại cửa hàng tiện lợi

Bước 5: Đánh giá sau mua

- Hài lòng: Đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí ban đầu

4.1.2 Các yếu tố tác động đến các giai đoạn trong hành trình ra quyết định của NTD

- Giai đoạn nhận thức: tác động bởi yếu tố nhu cầu Khi mua hàng, vấn đề đầu tiên khách hàng nghĩ đến ở món hàng là “họ mua nó về để làm gì, nó có thực sự cần thiết và hữu ích không”

- Giai đoạn tìm kiếm thông tin: tác động bởi yếu tố Marketing hỗn hợp Người tiêu dùng sẽ xem xét nhiều thứ khác nhau như đặc tính của sản phẩm, giá cả, tính sẵn có của sản phẩm tại địa điểm có phù hợp với các chương trình khuyễn mãi.

- Giai đoạn đánh giá và lựa chọn phương án: tác động bởi các yếu tố xã hội

(nhóm tham khảo, gia đình) và yếu tố cá nhân như là sở thích, lối sống Yếu tố kinh tế, đây là nền tảng chính của bất kỳ quyết định mua hàng nào

- Giai đoạn quyết định mua: tác động bởi yếu tố kinh tế, đây là nền tảng chính của bất kỳ quyết định mua hàng nào

- Giai đoạn sau mua sắm: tác động bởi yếu tố tâm lý học, là niềm tin, các cảm nhận, đánh giá và kể về trải nghiệm sau khi sử dụng sản phẩm.

THIẾT LẬP CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÙ HỢP

4.2.1 Thiết lập thông điệp muốn truyền tải tới đối tượng người tiêu dùng: Slogan: “Oishi – Vô tư cùng khoai tây” Ý nghĩa của slogan:

- Snack khoai tây hương vị tự nhiên - loại Snack khoai tây mới ra mắt của Oishi nổi tiếng với hương vị tự nhiên Bánh còn có vị giòn rụm, từng miếng khoai tây vàng ươm, tẩm ướp kỹ lưỡng, đều vị mang đến những trải nghiệm thú vị cho người sử dụng.

- Được sản xuất từ từ những nguyên liệu tự nhiên như khoai tây, dầu thực vật… Đặc biệt, với công thức ít calo, Oishi khoai tây tự nhiên còn mang đến hương vị thơm ngon hấp dẫn, kích thích vị giác

- Oishi không những giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ăn , còn giúp bạn giữ được một thân hình xinh đẹp, khỏe khoắn với món ăn vặt ít calo này.

4.2.2 Thiết lập kế hoạch Marketing truyền thông, xây dựng các chiến lược/chính sách:

Phát triển kênh truyền thông là yếu tố quyết định quan trọng đối với các mặt hàng tiêu dùng Oishi đã khai thác tốt yếu tố này nên đã chiếm hơn phân nửa thị trường

Truyền thông mạng xã hội (Facebook, Youtube, Google Adwords, Email Marketing…) :

- Sử dụng các kênh Own Media để thực hiện các hoạt động truyền thông, nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với đối tượng khách hàng, đồng thời quảng bá sản phẩm Snack khoai tây hương vị tự nhiên của Oishi

- Bên cạnh đó, Oishi mời những gương mặt nổi tiếng đại diện cho giới trẻ nhưNoo Phước Thịnh, ca sĩ Bảo Anh, cùng hợp tác để gây ấn tượng về sản phẩm.

→ Từ đó đưa ra các chiến lược Viral Marketing, Affiliate Marketing tại điểm bán, thúc đẩy kênh bán hàng trực tiếp, đẩy mạnh nhận diện thương hiệu và thúc đẩy sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- QC tại những địa điểm công cộng (tại nhà chờ xe buýt, POSM) với sự hiện diện liên tục 24/7 dễ thu hút sự chú ý của công chúng Khi kết thúc cùng khoảng thời gian thì tỷ lệ nhận thức của mọi người về quảng cáo của thương hiệu đó vẫn ở mức cao so với các phương tiện quảng cáo khác.

Củng cố hình ảnh của Oishi và duy trì mối quan hệ với tệp khách hàng trẻ bằng những hình ảnh trưởng thành và tươi mới qua các hoạt động PR:

+ Oishi sử dụng một số lượng lớn các KOLs trên nền tảng TikTok và các fanpage truyền thông lớn trên Facebook như Schannel, Hóng Hớt Showbiz, nhằm lan tỏa thông điệp “ Oishi – Vô tư cùng khoai tây” Mỗi nhân vật KOLs sẽ chia sẻ trải nghiệm của mình với Snack khoai tây hương vị tự nhiên.

- TVC “Vị ngon vượt thời gian”:

+ Thời điểm ra mắt: Ngày 10 tháng 4 năm 2023

+ Kênh truyền tải: Xuất hiện trên quảng cáo Youtube, Facebook với tần suất dày trong khoảng tháng 5 đến tháng 8.

+ Tài trợ cho các chương trình Workshop ở các trường đại học, trường cấp 3 bằng vật phẩm cùng hiện kim

+ Oishi triển khai loạt bài viết cung cấp thông tin và tổng hợp các hoạt động của chiến dịch trên trang tin ZingNews và Kenh14 Lựa chọn đưa thông tin trên 2 trang tin được đông đảo giới trẻ truy cập thường xuyên sẽ giúp thông điệp của chiến dịch “ăn sâu” vào tâm trí của họ

- Oishi và Megan1 bắt tay cùng triển khai chương trình khuyến mãi trúng quà khủng mỗi ngày (Mega1- một đối tác hợp tác chiến lược, nền tảng ứng dụng công nghệ tích lũy quà thưởng và khuyến mãi ).

- "Mua Oishi liền tay - Đón bão quà mê say" là bánh snack que Akiko và bánh gạo Nhật Okome thông qua Megal

4.3 THIẾT LẬP KẾ HOẠCH DUY TRÌ QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG SAU MUA HÀNG:

4.3.1 Các yếu tố quyết định sự thỏa mãn và sự bất mãn của khách hàng: Các yếu tố quyết định sự thỏa mãn:

- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tốt

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

- Sự tiện lợi của sản phẩm

- Giá cả sản phẩm/dịch vụ

Các yếu tố quyết định sự bất mãn:

- Dịch vụ cốt lõi hoạt động kém

- Dịch vụ gặp trục trặc

- Phản hồi các trục trặc trong dịch vụ

- Bị thu hút bớt đối thủ cạnh tranh

- Thay đổi không tình nguyện

4.3.2 Chiến lược Marketing nhằm khắc ph˜c sự bất mãn:

- Thân thiện với khách hàng

- Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

- Nói lời cảm ơn đến khách hàng

- Thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng

- Sẵn sàng phản hồi lại khách hàng bất kỳ lúc nào

- Sử dụng phản hồi mà bạn nhận được từ khách hàng

4.3.3 Chiến lược Marketing tạo sự gắn kết với khách hàng:

Chương trình giảm giá vào những dịp cá nhân cho khách hàng:

+ Các khách hàng đại lý nhỏ, lẻ như tạp hóa, siêu thị tư nhân vào dịp sinh nhật được giảm giá 20% cho đơn hàng và gửi lời chúc mừng

+ Các khách hàng đại lý lớn như chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi được giảm giá 25% vào các dịp khai trương chi nhánh mới, kỉ niệm thành lập doanh nghiệp và lời chúc mừng được đăng trên trang web của Oishi

Chương trình chăm sóc khách hàng:

- Tham khảo ý kiến của khách hàng 6 tháng/ lần về lượng tiêu thụ của sản phẩm

- Tổ chức hội nghị, event lớn dùng thử sản phẩm mới ra mắt và ghi nhận các ý kiến.

- Phản hồi của khách hàng để thay đổi mẫu mã, bao bì cũng như hương vị sản phẩm

- Tổ chức phát quà tri ân cho khách hàng lớn, nhỏ đã gắn bó trên 10 năm với doanh nghiệp.

- Đào tạo và củng cố trình độ cho nhân viên telesale khi chào hàng, tư vấn về sản phẩm

- Gửi mẫu sản phẩm mới miễn phí cho các đại lý lớn, nhỏ bán thử nghiệm.

Ngày đăng: 08/05/2024, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng câu hỏi: Phụ lục - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Bảng c âu hỏi: Phụ lục (Trang 12)
Hình 2.2.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giới tính - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giới tính (Trang 13)
Hình 2.2.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về độ tuổi - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.2 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về độ tuổi (Trang 14)
Hình 2.2.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thu nhập - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.3 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thu nhập (Trang 15)
Hình 2.2.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về nghề nghiệp - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về nghề nghiệp (Trang 16)
Hình 2.2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.5 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng (Trang 17)
Hình 2.2.6: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.6 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng (Trang 18)
Hình 2.2.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.7 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng (Trang 19)
Hình 2.2.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.8 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng (Trang 20)
Hình 2.2.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.9 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về thói quen tiêu dùng (Trang 21)
Hình 2.2.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.10 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả (Trang 22)
Hình 2.2.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả - tiểu luận hành vi khách hàng nghiên cứu hành vi mua sản phẩm oishivà xây dựng chiến lược marketing
Hình 2.2.11 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % về giá cả (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w