1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quan trắc môi trường trầm tích vùng hạ lưu sông phan thuộc huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan trắc môi trường trầm tích vùng hạ lưu sông Phan, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Phan Thị Thùy Nhung, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Phạm Gia Minh Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Mai
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 549,19 KB

Nội dung

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng là các chỉ tiêu trầm tích, sông Phan - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nhóm tiến hành tìm hiểu về quan trắc môi trường và quan trắc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM



BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÙNG HẠ

LƯU SÔNG PHAN, THUỘC HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH

VĨNH PHÚC

GVHD: TS Nguyễn Quỳnh Mai SVTH:

Nguyễn Thị Tuyết Trinh 21150106 Phạm Gia Minh Trung 21150107

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, đặc biệt là các thầy cô ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành báo cáo môn học quan trắc môi trường Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Cô TS Nguyễn Quỳnh Mai đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoàn thành báo cáo này

Trong quá trình học, tiếp thu cũng như là trong quá trình làm báo cáo, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các cô bỏ qua Đồng thời do kiến thức chúng em còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo này không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để chúng em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong những báo cáo sau

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ dừng lại ở phạm vi Việt Nam mà còn lan rộng ra trên các nước trên toàn thế giới Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đất và trầm tích diễn ra ở cả các khu vực ở vùng nông thôn và thành thị Nếu không thể khắc phục kịp thời tình trạng này, chắc chắn trong tương lai đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm đó chính là các hoạt động của con người trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Phần lớn các nguồn này đều thải trực tiếp hay gián tiếp ra ngoài môi trường mà không được xử lý theo quy định Từ đó cho thấy khả năng xâm nhiễm vào môi trường tự nhiên là rất lớn Nhằm hạn chế tối đa những biến chuyển tiêu cực có thể gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, gây hại đến đời sống của con người do đó chúng ta cần quan trắc môi trường đất và trầm tích

Sông Phan là một sông nội đồng lớn nhất nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với chức năng quan trọng trong việc tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng cho 7/9 huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên, sông Phan đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi các hoạt động xả nước thải và các chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp và làng nghề xung quanh Tình trạng bồi lắng dòng chảy đang diễn ra ngày càng mạnh, làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thoát nước của sông, gây ra tình trạng ngập úng trên diện rộng Chính

vì vậy mà chúng em đã chọn đề tài: “Quan trắc môi trường trầm tích vùng hạ lưu sông Phan, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

2 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu về quan trắc chỉ tiêu trầm tích

- Tìm hiểu về môi trường trầm tích của hạ lưu sông Phan, Vĩnh Phúc

- Đánh giá được chất lượng môi trường trầm tích khi hiện trạng môi trường thay đổi

- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường khi các chỉ tiêu có dấu hiệu bất thường hay có khả năng nguy ô nhiễm

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng là các chỉ tiêu trầm tích, sông Phan

- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nhóm tiến hành tìm hiểu về quan trắc môi trường và quan trắc các chỉ tiêu trầm tích thông qua việc tổng hợp tài liệu,

giáo trình, sách báo,…Và tham khảo các số liệu thực tế thông qua: “Đánh giá

Trang 4

chất lượng môi trường trầm tích và đề xuất các giải pháp kiểm soát vùng hạ lưu sông Phan thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”

4 Bố cục của đề tài

- Chương 1: Tổng quan về quan trắc môi trường

- Chương 2: Chỉ tiêu chất lượng trầm tích

- Chương 3: Tổng quan về sông Phan và quan trắc

- Chương 4: Kết luận

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ hàm lượng Cadimi trong trầm tích sông 13 Hình 2: Biểu đồ hàm lượng đồng trong trầm tích sông 13 Hình 3: Biểu đồ hàm lượng kẽm trong trầm tích sông 14

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Vị trí các điểm lấy mẫu trầm tích lưu vực sông Phan 12Bảng 2: Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa và hàm lượng dinh dưỡng 12

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3

4 Bố cục của đề tài 4

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan về quan trắc môi trường 2

1.1.1 Quan trắc môi trường 2

1.1.2 Hệ thống quan trắc môi trường và các tổ chức tham gia 2

1.2 Các quy định về quan trắc môi trường định kỳ 3

1.3 Vai trò của quan trắc môi trường 4

CHƯƠNG 2: CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TRẦM TÍCH 6

2.1 Tổng quan về trầm tích 6

2.2 Các giá trị giới hạn của trầm tích 6

2.3 Phương pháp xác định quan trắc trầm tích 7

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ SÔNG PHAN VÀ QUAN TRẮC 11

3.1 Tổng quan về sông Phan 11

3.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11

3.3 Kết quả quan trắc 12

3.3.1 Vị trí các điểm lấy mẫu 12

3.3.2 Tính chất lý - hóa học và hàm lượng dinh dưỡng trong trầm tích 12

3.3.3 Kim loại nặng 13

3.3.4 Đánh giá và đề xuất giải pháp 14

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 8

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về quan trắc môi trường

1.1.1 Quan trắc môi trường

Ngày nay, cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa là sự phát triển của những ngành công nghiệp nặng, điều này gây ra không ít tác động xấu đến môi trường Chính

vì vậy, quan trắc môi trường là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển ngày nay Vậy quan trắc môi trường là gì và được quy định như thế nào?

Quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường

Tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Quan trắc môi trường

là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường

Ngoài ra, tại Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về quan trắc môi trường như sau: Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.1.2 Hệ thống quan trắc môi trường và các tổ chức tham gia

Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

- Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới

- Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn

- Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều

109 Luật Bảo vệ môi trường 2020

Trang 9

3

- Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ tập trung, cụm công nghiệp;

- Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.1

Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc môi trường;

- Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường

- Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường

- Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường

1.2 Các quy định về quan trắc môi trường định kỳ

Tần suất quan trắc môi trường chính là số lần thực hiện quan trắc tối thiểu, được quy định tối thiểu với từng loại môi trường khác nhau, tìm hiểu về quan trắc môi trường

là gì cũng như tần suất phù hợp với từng loại môi trường:

Đối với môi trường mặt nước lục địa

- Tần suất được quy định với môi trường mặt nước lục địa trung bình tần suất thực

hành là trong khoảng 6 lần/năm Tần suất nhiều nhất trong các loại môi trường bởi môi

trường này tuy diễn biến chậm nhưng có những biến đổi rõ rệt nhất cần được quan trắc thường xuyên để thu thập thực trạng và kịp thời có những giải pháp với các chuyển biến xấu

Tần suất quan trắc trầm tích

- Với môi trường trầm tích tự nhiên, quy định về tần suất quan trắc là 1 lần/năm,

một mốc thời gian phù hợp với sự đo đạc biến đổi đến từ tự nhiên, các trầm tích thông thường có tuổi đời lâu năm

Số lần quan trắc tiếng ồn và độ rung

- Được xem là một trong hình thức quan trắc rất cần thiết với môi trường đô thị, tìm hiểu về quan trắc môi trường là gì chắc chắn không thể bỏ qua môi trường tiếng ồn

và độ rung Tần suất quy định số lần quan trắc môi trường tiếng ồn và độ rung trung

bình được chỉ định tối thiểu là 4 lần trong 1 năm

1 Sơn L N (2023, September 17) Quan trắc môi trường là gì? Luật Nam Sơn la-gi/

Trang 10

https://luatnamson.com/quan-trac-moi-truong-4

Tần suất quan trắc môi trường đất

- Môi trường đất được đánh giá là một trong những nhón môi trường sở hữu thông

số biến đổi chậm, chính vì vậy tần suất cũng ít hơn hẳn so với sinh trắc tiếng ồn và độ

rung hay trầm tích và mặt nước lục địa khi có tần suất được quy định là 3 năm 1 lần, thậm chí là 5 năm một lần cũng phù hợp với quy định

- Mặc dù tần suất quan trắc ít chỉ 1 lần trong vài năm tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng nhiều tới việc theo dõi bởi thuộc nhóm có diễn biến chậm và cần có thời gian để tìm hiểu về những biến chuyển trong số liệu của môi trường đất

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường nước biển

- Cũng giống như môi trường đất thuộc nhóm biến đổi chậm, không thể thực hiện thu thập số liệu trong vòng một năm chính vì vậy mà tần suất được quy định với môi

trưởng biển tương đương với môi trường đất trong khoảng 3 năm – 5 năm/lần

- Bên cạnh đó đối với tần suất quan trắc môi trường nước dưới đất được quy định

là tối thiểu trong khoảng 2 lần/1 năm, trong đó lần nên quan trắc vào mùa khô và một lần vào mùa mưa để có thể giám sát cụ thể những biến cụ thể của môi trường nước dưới đất Trong một số trường hợp cụ thể và đặc trưng hơn, nếu nước dưới đất không áp có

những thay đổi về hiện tượng thời tiết có thể kết hợp tần suất quan trắc là trong khoảng 1 tháng/1 lần

- Cùng với đó là quan trắc lượng nước mưa cũng nằm trong nhóm môi trường đất

và nước với mẫu nước mưa được lấy tương ứng theo từng trận mưa, khoảng thời gian sinh trắc sẽ kéo dài trong khoảng thời khắc khởi đầu và chấm dứt trận mưa, sinh trắc viên buộc lấy mẫu trong suốt khoảng thời gian của trận mưa

1.3 Vai trò của quan trắc môi trường

Có vai trò quan trọng với hệ thống quản lý môi trường

- Vì quan trắc môi trường là quá trình theo dõi mọi yếu tố môi trường mang tính định kì và chu kì, từ những quá trình theo dõi này sẽ cung cấp nguồn thông tin trực tiếp

từ những chuyển biến của môi trường để từ đó cập nhật thông số theo dõi với hệ thống quản lý môi trường

Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu đến môi trường

- Từ việc quan trắc môi trường có thể kịp thời theo dõi những ảnh hưởng xấu tác động đến môi trường xung quanh chẳng hạn như lượng khí thải tăng đột ngột hay nguồn

Trang 11

5

đất hoặc nước bị ô nhiễm, từ đó sẽ có những giải pháp kịp thời và nhanh chóng để ngăn chặn các diễn biến xấu nhất có thể xảy đến

Là mắt xích quan trọng trong việc đánh giá và môi trường

- Để biết được thực trạng môi trường bạn đang ở có bị ô nhiễm, không khí có trong lành hay không cần nhờ đến vai trò chủ yếu của việc khảo sát môi trường thông qua các yếu tố đặc trưng như nguồn nước, đất, thống kê lượng khí thải, nước thải nước dưới tầng đất đồng thời từ đó xây dựng đánh giá cục bộ và đưa ra những đề xuất mới trong việc bảo vệ môi trường

- Đồng thời đây cũng được xem là một công cụ chính yếu để kiểm soát môi trường trong điều kiện có thể của con người hoặc trong phạm vi lãnh thổ nơi chúng ta sinh sống

Giúp định hướng phát triển môi trường theo nguyên tắc

- Nhờ những số liệu sinh trắc cụ thể từ môi trường chúng ta có thể phát triển xa hơn về những định hướng cho môi trưởng theo nguyên tắc và quy luật phù hợp nhất

Kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đến sức khỏe của con người

- Cụ thể vai trò của quan trắc môi trường được thể hiện tại Việt Nam với mật độ dân số khá lớn, lượng người tập trung về ngày càng đông cùng với đó là sự xuất hiện của các khu công nghiệp nhưng khu chế xuất với hoạt động công nghiệp xả thải nghiêm trọng và đó là lý do vì sao chúng cần sinh trắc môi trường với tần suất theo quy định để

có thể phần nào nắm bắt cũng như hạn chế được các nguy cơ xấu gây đe dọa để sức khỏe của con người cũng như các sinh vật khác.2

2 Lâm M K.- G V Đ H N (2020, October 24) Quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc môi trường định kỳ hiện nay KHBVPTR https://khbvptr.vn/quan-trac-moi-truong-la-gi/

Trang 12

Quá trình tích tụ vật liệu để tạo nên các lớp trầm tích gọi là quá trình trầm tích Quá trình trầm tích chủ yếu là quá trình cơ học, các vật liệu lắng do trọng lực Tại vùng biển ven bờ thì xảy ra kết tủa các chất cặn do phản ứng khi gặp nước biển mặn

Biển, sông, hồ là nơi tích lũy các trầm tích chủ yếu Đồng bằng châu thổ là điển hình của quá trình trầm tích sông ngòi Những khu sa mạc, hoang thổ là những ví dụ về trầm tích do gió tạo ra Các vụ sụp đổ do trọng lực cũng tạo ra các trầm tích đá như ở các khu vực

Theo thời gian trầm tích chuyển thành đá trầm tích Các đất đá trầm tích có thể chứa hóa thạch Các trầm tích cũng là nơi tạo ra các nhiên liệu hóa thạch như than

đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ.3

2.2 Các giá trị giới hạn của trầm tích

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng trầm tích được quy định tại bảng dưới đây:

Bảng 1: Giá trị của các thông số trong trầm tích trong Quy chuẩn QCVN

43:2017/BTNMT Chất lượng trầm tích

Đơn vị (theo khối lượng thô)

Giá trị giới hạn Trầm tích

nước ngọt

Trầm tích nước mặn, nước lợ

Trang 13

Theo Điều 13 Quan trắc chất lượng trầm tích

- Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng trầm tích quy định tại phục lục 2.7 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích hoặc theo yêu cầu của chương trình quan trắc chất lượng môi trường

- Căn cứ vào nục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 2 đợt /năm

2.3 Phương pháp xác định quan trắc trầm tích

Trang 14

8

Phục lục 2.7: Phương pháp quan trắc chất lượng trầm tích

Lấy mẫu tại hiện trường lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong bảng dưới đây:

TCVN 6663-15:2004 TCVN 6663-3:2016 Phân tích trong phòng thí nghiệm: lựa chọn phương pháp quy định tại quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong bảng: (Tham khảo theo thông

tư 10/2021/TT-BTNMT: Phụ lục 2.7)

STT Thông số Phương pháp phân tích số hiệu tiêu chuẩn

TCVN 6663-3:2016- ISO 5667-3:2012 – Chất lượng nước – Lấy mẫu- Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan

TCVN 6663-19:2015 Chất lượng nước – Lấy mẫu - P19: Hướng dẫn lấy mẫu bùn trầm tích biển

TCVN 6663 – 15:2004 (ISO 5667–15:1999) – Chất lượng nước – Lấy mẫu Phần 15 Hướng dẫn bảo quản và

xử lý mẫu bùn và trầm tích

2 Asen (As)

TCVN 8467:2010 (ISO 202080:2007) Chất lượng đất – Xác định Asen, Antimon và Selen trong dịch chiết đất cường thủy bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua

3 Cadimi (Cd)

TCVN 6496:2009 (ISO 11047:1998) – Chất lượng đất – Xác định crom, cadimi, coban, đồng, chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa

TCVN 6649:2000 (ISO 11466:1995) Chất lượng đất – Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy

6 Tổng Crom (Cr)

Ngày đăng: 30/05/2024, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(4) Đánh giá chất lượng môi trường trầm tích và đề xuất các giải pháp kiểm soát vùng hạ lưu sông Phan thuộc Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (n.d.). Drive.https://drive.google.com/file/d/1tgTT3-c38o95XHotQP4_5RdClrY7qhPw/view?usp=sharing (Tham khảo nhiều ở bài nghiên cứu này) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng môi trường trầm tích và đề xuất các giải pháp kiểm soát vùng hạ lưu sông Phan thuộc Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
(1) Sơn L. N. (2023, September 17). Quan trắc môi trường là gì? Luật Nam Sơn. https://luatnamson.com/quan-trac-moi-truong-la-gi/ Link
(2) Lâm M. K.-. G. V. Đ. H. N. (2020, October 24). Quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc môi trường định kỳ hiện nay. KHBVPTR. https://khbvptr.vn/quan- trac-moi-truong-la-gi/ Link
(3) Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia. (2022, December 19). Trầm tích. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7m_t%C3%ADch Link
(5) Dương, B. (2011, July 26). Trầm tích – bản chất và thách thức. ThienNhien.Net | Con Người Và Thiên Nhiên. https://www.thiennhien.net/2011/07/26/tram-tich-ban-chat-va-thach-thuc/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w