Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước
Cơ sở lý luận
2.1.1 Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách Nhà nước
2.1.1.1 Khái niệm ngân sách Nhà nước
Thuật ngữ “NSNN” có từ lâu và ngày nay đựợc dùng phổ biến trong đời sống kinh tế- xã hội và đựơc diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau Song quan niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước.
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Luật Ngân sách Nhà nước, 2002)
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Luật Ngân sách Nhà nước, 2015)
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau Ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong giai đoạn nhất định của nhà nước; mọi kế hoạch thu chi bằng tiền bất kỳ một cơ quan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định (Cuốn từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô “cũ”) Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của Nhà nước; toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày các khoản chi phí của Nhà nước trong một năm; toàn bộ các khoản trình bày tiền mà một Bộ được cấp trong một năm (Cuốn tư liệu xanh của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn một số luật định tài chính và thuế).
Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa- tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.`NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Chi ngân sách là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Việc chi NSNN hợp lý chính là việc NSNN đang thực hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của mình
2.1.1.2 Bản chất của Ngân sách Nhà nước
Có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về NSNN nhưng nó đều cho thấy biểu hiện ra bên ngoài của NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước và NSNN
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là nhà nước Đó chính là bản chất kinh tế của NSNN Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội Nói cách khác, ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.3 Chức năng của Ngân sách Nhà nước
Chức năng đầu tiên của NSNN là chức năng phân phối Bất kỳ Nhà nước nào,muốn tồn tại và duy trì được các chức năng của mình, trước hết phải có nguồn lực tài chính Đó là các khoản chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, cho lực lượng quân đội, cảnh sát, cho nhu cầu văn hóa, giáo dục, y tế, Nhưng muốn tạo lập đượcNSNN, trước hết phải tập hợp các khoản thu theo luật định, cân đối chi tiêu theo tiêu chuẩn định mức đúng với chính sách hiện hành Đó chính là sự huy động các nguồn lực tài chính và đảm bảo nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch của Nhà nước, thực hiện việc cân đối thu chi bằng tiền của Nhà nước
Chức năng thứ hai là chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Quá trình huy động và sử dụng NSNN phải được thể hiện bằng văn bản pháp luật, vì vậy phải được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản thu, chi NSNN theo những tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định Thông qua chức năng này, NSNN kiểm tra, giám sát quá trình động viên 2.1.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định Trong thời kỳ kinh tế thị trường thì tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước là tất yếu, là nhu cầu khách quan nhằm khôi phục lại những cân đối và mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Nguồn thu của NSNN được thu từ mọi lĩnh vực hoạt động, mọi chủ thể KT-XH; chi của NSNN mang tính chất xã hội rộng lớn mà nhà nước phải đảm bảo Vì vậy NSNN có vai trò chi phối, phân bổ thu nhập, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động tài chính của các chủ thể KT-XH khác
Huy động các nguồn lực tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý, nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy cần xác định mức huy động vào ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả năng tài chính của các chủ thể.
Trong cơ chế điều chỉnh của nhà nước, bên trong kết cấu của nó ngoài việc tổ chức một cách khoa học thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kế hoạch, luật pháp được coi là những công cụ điều chỉnh cơ bản và quan trọng NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội NSNN ngoài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm 2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ
21 0 12 ’ 57 ” đến 21 0 27 ’ 31 ” độ vĩ Bắc và 105 0 36 ’ 06 ” đến 105 0 43 ’ 26 ” độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên; Phía Nam giáp huyện Yên Lạc; Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội); Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện. (Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2010).
3.1.2 Địa hình, tình hình khí hậu
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau: Đất đồi núi có tổng diên tích: 124,54 ha Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế – xã hội đa dạng: kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp tập trung.
- Địa hình: Từ đặc điểm địa hình nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét về địa hình của huyện Bình Xuyên như sau
+ Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300-1.500m chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng Chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, khoanh nuôi bảo vệ nhất là rừng phòng hộ Phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái. Đảm bảo đủ lương thực của vùng, kết hợp phát triển rừng với phát triển chăn nuôi đàn gia súc và cây con đặc sản của vùng núi.
+ Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.
+ Vùng đồng bằng: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao và từng bước sản xuất theo hướng công nghiệp, công nghệ cao Xây dựng vùng chuyên trồng lúa giống, trồng rau, hoa quả, mở rộng chăn nuôi gia cầm, nạc hoá đàn lợn, cải tạo vùng chiêm trũng, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế VAC.
Tuy nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng đất
- Khí hậu: Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 là 28- 34,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1, tháng 2 là 13-160C Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1700 giờ/năm Độ ẩm không khí trung bình cao từ 84-88%.(Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2010)
- Hệ thống giao thông: Bình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện những năm qua đã cố gắng đầu tư nâng cấp (cả đưởng tỉnh lộ, huyện lộ, đường nông thôn và đường khu công nghiệp), nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên chất lượng các loại đường bộ còn là hạn chế cho phát triển (nâng cấp chỗ này, lại xuống cấp chỗ khác), nguyên nhân do mức đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn còn hạn chế.
- Hệ thống thủy lợi: Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương Đến nay huyện đã kiên cố hóa được trên 50% số km kênh,mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 13 km đê trên địa bàn Hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện Trong giai đoạn vừa qua huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất
- Hệ thống điện: Huyện Bình Xuyên có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chất lượng cung cấp điện ngày càng được cải thiện rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều Nhìn chung, mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp; 100% số hộ được dùng điện Tuy nhiên, huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính mới được tái lập, nhu cầu điện cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như nhu cầu điện dân sinh sẽ tăng nhanh trong khi mạng lưới điện hiện tại chưa đáp ứng kịp thời.
- Mạng lưới thông tin liên lạc: Bình Xuyên có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện khu vực tại Gia Khánh và tất cả các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2010).
3.1.4 Tổ chức hành chính, dân số và lao động
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Đối với số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, tất cả các thông tin, số liệu thứ cấp về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường và các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện thu thập từ phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, chi cục thuế và thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí, chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và xử lý số liệu Những số liệu đã qua xử lý và được công bố.
Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật ngân sách Nhà nước 2002; các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước 2002; báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách của các nước khác 3.2.1.2 Đối với số liệu sơ cấp Đây là nguồn số liệu được điều tra trực tiếp qua hai mẫu phiếu điều tra đối với thu ngân sách và chi ngân sách, được thu thập từ việc điều tra 66 phiếu qua các cán bộ huyện, xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác quản lý ngân sách theo địa bàn (hành chính) để đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Hai mẫu phiếu điều tra về thu và chi ngân sách được điều tra trực tiếp từ cán bộ, người quản lý công tác thu- chi ngân sách, sử dụng ngân sách của huyện Điều tra thông qua các đối tượng tại các đơn vị: Hội đồng nhân dân, UBND là
4 phiếu; phòng Tài chính- Kế hoạch 4 phiếu; cán bộ tại Kho bạc huyện là 2 phiếu; phòng Giáo dục đào tạo 2 phiếu; chi cục Thuế 4 phiếu; chủ tịch xã và kế toán xã 13 phiếu; trường học (tiểu học, trung học cơ sở) 26 phiếu; trung tâm y tế huyện và phòng y tế huyện 4 phiếu; phòng thanh tra và các phòng ban khác 7 phiếu Đề tài đã sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý ngân sách ở huyện Bình Xuyên
Toàn bộ số liệu chưa qua xử lý được tổng hợp và hệ thống hóa từ phiếu điều tra thực tế của huyện, lấy số liệu trực tiếp từ các số liệu báo cáo của huyện,thu thập tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước và liên quan đến quản lý ngân sách Nhà nước trong địa bàn huyện Phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, có mẫu điều tra tại cơ quan thuế, Kho bạc, phòng Tài chính-
Kế hoạch, cán bộ làm công tác tài chính cấp xã, chủ tài khoản sử dụng ngân sách Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách xã, an ninh, sự nghiệp được phỏng vấn theo phiếu điều tra với các thông tin về thực trạng thu- chi ngân sách nhà nước cấp hàng năm và nguồn tự chủ Đây là số liệu được điều tra trực tiếp từ đơn vị thụ hưởng NSNN theo mẫu câu hỏi chuẩn bị trước để quá trình điều tra được nhanh chóng và hiệu quả Câu hỏi được thiết kế dựa trên sự đóng của các chuyên gia, nhà khoa học sau đó đêm điều tra thử nhằm hoàn thiện mẫu câu hỏi trước khi điều tra toàn bộ mẫu cần thiết Phỏng vẫn trực tiếp thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách, lãnh đạo liên quan đến việc quản lý ngân sách huyện Đây cũng chính là nguồn số liệu chủ yếu nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý NSNN huyện Bình Xuyên.
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính và được xử lý bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel
3.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng KT-XH dựa trên quan điểm số lớn để tìm ra bản chất, quy luật vận động của hiện tượng từ đó rút ra các kết luận có tính chất khoa học và có thể dự báo trong tương lai
- Phương pháp thống kê so sánh: căn cứ vào số liệu đã được tổng hợp, dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, từ đó thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian Dùng phương pháp này để so sánh sự biến động của thu- chi ngân sách qua các năm; so sánh tình hình đầu tư, hiệu quả quản lý ngân sách phương án gốc và phương án giả định khi có sự thay đổi của các yếu tố cơ bản tác động đến kết quả quản lý ngân sách trong những năm tiếp theo, cả giai đoạn qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong việc quản lý ngân sách.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của những người có kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực ngân sách huyện như giáo viên trong trường, cán bộ phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện và cán bộ sở Tài chính phụ trách công tác quản lý ngân sách về kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước.
3.2.3 Hệ thống tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu
- Số lượng thu, chi qua ngân sách huyện theo kế hoạch
- Số lượng thu, chi qua ngân sách huyện theo thực tế (thực hiện)
- Số lượng chi cho từng ngành, từng hạng mục dự án
- Cơ cấu thu, chi ngân sách huyện
- Tỷ lệ tăng, giảm thu, chi ngân sách huyện qua các năm…
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1 Thực trạng thu- chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.1 Tình hình thu ngân sách Nhà nước
Qua điều tra cho thấy công tác thu ngân sách được đánh giá tương đối tốt do khi có văn bản về thuế huyện đã thực hiện ngay khâu tuyên truyền tới công dân, đến các tổ chức để họ tiếp cận với chính sách thuế, thủ tục hành chính.
Bảng 4.1 cho thấy tổng thu ngân sách có sự tăng tương đối ổn định, mức chênh giữa các năm không quá lớn, năm 2014 thu ngân sách huyện là 655.121 triệu đồng, năm 2015 tăng so với 2014 là 276.838 triệu đồng, năm 2016 tăng so với 2015 là 29.120 triệu đồng Từ kết quả thu ngân sách cho thấy công tác thu trên địa bàn huyện đã được triển khai tốt và đạt kết quả cao.
Thu ngân sách trên địa bàn tập trung ở ba khoản thu: thu nội địa, thu chuyển nguồn năm trước, thu kết dư ngân sách năm trước Chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nội địa, thu nội địa gồm các khoản thu từ kinh tế quốc doanh; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực ngoài quốc doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; thu phí, lệ phí; các khoản thu về nhà, đất; thu tại xã; thu khác ngân sách Đây là các khoản thu cân đối ngân sách dùng cho chi thường xuyên, vì chi thường xuyên chỉ chi từ nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí trong thu cân đối ngân sách Các chỉ tiêu thu này có sự biến động qua các năm là do ảnh hưởng của biến động từ nền kinh tế và khai thác hiệu quả các nguồn lực địa phương nhằm tăng thu ngân sách Thu từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm một lượng lớn trong nguồn thu trên địa bàn nhưng bị tác động lớn bởi yếu tố kinh tế, đơn cử như thu từ doanh nghiệp dân doanh: trong năm 2014 tăng so với dự toán là do trong năm tập đoàn Prime chưa hoàn thiện xong việc chuyển hình thức sang đầu tư nước ngoài, năm 2015 có sự tác động từ việc trong năm một số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Bình Xuyên; thu từ cá nhân sản xuất trong năm 2014 và 2015 tăng là do trong năm thực hiện thu thuế GTGT vuợt so kế hoạch.
Bảng 4.1 Tổng hợp thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016
STT NỘI DUNG 2014 2015 2016 So sánh (%)
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) 2015/2014 2016/2015
A Thu ngân sách trên địa bàn 655.121 931.959 961.079 142,3 103,1
1 Thu từ kinh tế quốc doanh 948 885 2.265 93,4 255,9
1,1 Thu từ DNNN TƯ quản lý 344 59 321 17,2 544,1
1,2 Thu từ DNNN địa phương quản lý 604 826 1.944 136,8 235,4
2 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 29.128 83.693 133.852 287,3 159,9
3 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 239.673 217.171 162.916 90,6 75,0
4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2.138 2.328 1.850 108,9 79,5
5 Thuế thu nhập cá nhân 84.689 84.495 125.190 99,8 148,2
8 Các khoản thu về nhà, đất 91.452 243.902 131.986 266,7 54,1
II Thu chuyển nguồn năm trước 174.108 240.040 316.598 137,9 131,9
III Thu kết dư ngân sách năm trước 7.248 8.606 26.344 118,7 306,1
B Các khoản thu để lại đơn vị 22.221 12.221 3.403 55,0 27,8
C Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 510.325 502.477 520.119 98,5 103,5
Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016)
Thuế thu được từ khu vực ngoài quốc doanh là nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện, nó bao gồm thuế GTGT hàng sản xuất – kinh doanh trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thu khác Nguồn thu này ngoài các chính sách về thuế của nhà nước nó còn bị ảnh hưởng bởi các quy định phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh.
Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước là chuyển nguồn kinh phí năm trước chuyển sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện vào ngân sách năm sau Thu chuyển nguồn từ năm 2014-2016 bình quân tăng 34,9%
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là các khoản thu là việc khoản thu từ ngân sách cấp trên cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình dự án, nhiệm vụ cụ thể nhằm bù đắp cân đối ngân sách Như chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giáo dục, tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của chính phủ, Nguồn thu này từ năm 2014- 2016 bình quân ở mức 101%, năm 2015 so với 2014 là 98,5%, năm 2016 so với 2015 là 103,5% Từ đây cho ta thấy việc thu ngân sách trên địa bàn huyện đối với một số khoản thu chưa được tốt dẫn đến còn phải chờ từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên Để giải quyết được vấn đề đó cần phải có những quyết sách và định hướng lâu dài cho việc phát triển kinh tế của địa phương, với mục tiêu phấn đấu cân đối thu, chi của địa phương đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.
Qua điểu tra cũng cho kết quả tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Bình Xuyên được thực hiện tương đối tốt Cơ quan thuế đã phát huy được vai trò của mình, không bỏ sót nguồn thu, thu đúng, thu đủ, nó thể hiện rõ nét qua việc thực hiện thu năm sau luôn cao hơn năm trước; về thủ tục hành chính có 9/66 phiếu đạt 13,6% có ý kiến là thuận lợi, 42/66 phiếu có ý kiến là bình thường (63,6%).Về tiếp cận chính sách thuế mới thì có 39 phiếu có ý kiến là được tiếp cận thuận lợi và bình thường, không có phiếu nào đánh giá là gây cản trở, 27 phiếu không có ý kiến về vấn đề này.
Bảng 4.2 Tổng hợp điều tra về tình hình thu trên địa bàn huyện Bình Xuyên năm 2014- 2016
Quản lý của cơ quan thuế
Thuận lợi Bình thường Cản trở
Số phiếu điều tra Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%) 66
Quá trình được hoàn thuế
2 Tiếp cận chính sách thuế mới
3 Quan hệ giữa cơ quan thuế với các đơn vị
Nguồn: Số liệu điêu tra (2017)
4.1.1.2 Tình hình chi ngân sách Nhà nước
Bảng 4.3 Tổng hợp chi ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014- 2016
STT Nội dung 2014 2015 2016 So sánh (%)
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) 2015/2014 2016/2015
Tổng chi ngân sách địa phương 939.705 1.111.800 1.100.909 118,3 99,0
I Chi cân đối ngân sách 824.931 1.012.556 985.719 122,7 97,3
1 Chi đầu tư phát triển 247.533 364.082 287.037 147,1 78,8
5 Chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục
6 Chương trình dự án khác
II Chi quản lý ngân sách cấp trên 19.183 12.221 63,7 0,0
III Chi nộp ngân sách cấp trên 12 18 26.747 148.594,4
IV Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 95.579 87.005 88.443 91,0 101,7
Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016)
Bảng 4.3 cho thấy trong những năm vừa qua công tác chi của huyện đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Tổng chi từ năm 2014-2016 tăng bình quân là 108,7%, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới bình quân qua các năm là 96,3% Chi trong cân đối ngân sách huyện gồm các khoản chi: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn
Khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên, bình quân trong ba năm có mức tăng 3,5% Đối với chi thường xuyên thì năm 2015 giảm so với 2014 là 5.482 triệu đồng, đạt 98,4%; năm 2016 tăng so với 2014 và 2015, cao hơn 2015 là 28.431 triệu đồng, tăng 8,6% Năm 2015 chi đầu tư phát triển cao hơn năm
2014 là 116.549 triệu đồng, tăng 47,1%; cao so với 2016 là 77.045 triệu đồng là do trong năm 2015 huyện đầu tư mạnh vào xây dựng nông mới để sớm về đích huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong năm huyện đã có thêm 4 xã Thiện
Kế, Sơn Lôi, Phú Xuân, Đạo Đức đạt xã chuẩn nông thôn mới.
4.1.2 Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014- 2016
4.1.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện Đầu quý 3 hàng năm của năm báo cáo, căn cứ vào các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của
Bộ Tài Chính, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kiểm tra và giao cho Sở Tài chính phối hợp với sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thuế tỉnh thông báo số dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách cho địa phương mình UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập dự toán thu-chi ngân sách
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện
Quy trình lập và giao dự toán ngân sách trong những năm qua của huyện Bình Xuyên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện, UBND các xã và thị trấn, dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục Thuế lập Trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND huyện Bình Xuyên xem xét rồi báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua Sở Tài chính.
Sau khi huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND huyện Bình Xuyên phê chuẩn Nghị quyết dự toán NSNN huyện; báo cáo UBND tỉnh qua Sở Tài chính dự toán ngân sách huyện và kết quả phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên.
Nhìn chung công tác lập và phân bổ dự toán những năm qua được phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND huyện Bình Xuyên thực hiện đúng thời gian quy định và quy trình lập và giao dự toán của Luật NSNN Bên cạnh mặt làm được thì vẫn còn có những điểm hạn chế như chất lượng của công tác lập dự toán chưa tốt, số liệu dự toán chủ yếu dựa vào cấp trên giao mà không dựa vào số liệu từ dưới lên
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bình Xuyên
4.2.1 Đánh giá thực trạng công tác thu- chi ngân sách Nhà nước
4.2.1.1 Đánh giá công tác phân bổ, lập dự toán ngân sách Nhà nước Bảng 4.13 Công tác lập dự toán và phân bổ dự toán tại huyện Bình Xuyên
STT DT TH TH/DT DT TH TH/DT DT TH TH/DT
(tr.đ) (tr.đ) (%) (tr.đ) (tr.đ) (%) (tr.đ) (tr.đ) (%) Thu 528.413 1.187.667 224,8 460.599 1.446.657 314,1 834.8891.484.601 177,8 Chi 404.469 939.705 232,3 446.415 1.111.800 249,1 551.8961.100.909 199,5
Bảng 4.13 cho ta thấy dự toán được lập chưa sát với thực tế nguyên nhân là do thời gian lập, phân bổ dự toán bị giới hạn, năng lực của một số cán bộ chuyên môn ở các đơn vị, phòng, ban, nghành, UBND các xã, thị trấn liên quan đến việc lập, phân bổ dự toán có mặt còn hạn chế chưa hiểu rõ các quy định, chưa nắm rõ thực tế về nhận biết các khoản thu- chi, xây dựng, tính toán sự biến động, các thay đổi của khoản thu- chi trong quá trình lập dự toán Công tác lập dự toán và phân bổ còn mang nặng tính hình thức Thực hiện thu 2014 dự toán tăng 659.254 triệu đồng, đạt
224,8%; năm 2015 tăng 986.058 triệu đồng, đạt 314,1%; năm 2016 tăng
649.712 triệu đồng, đạt 177,8% Công tác chi thực hiện so với dự toán qua ba năm, năm 2014 là 232,3%, năm 2015 là 249,1%, năm 2016 là 199,5%
4.2.1.2 Đánh giá công tác chấp hành ngân sách Nhà nước
Bảng 4.14 Ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên
Nguồn: UBND huyện Bình Xuyên (2014- 2016) Qua bảng 4.14 cho thấy công tác quản lý thu có sự biến động qua các năm, thực hiện thu luôn cao hơn dự toán, thực hiện thu nội địa đạt 117,3% bình quân từ
2014 đến 2016; năm 2015 tăng so với 2014 là 209.548 triệu đồng, tăng 44,2%; năm
2016 giảm so với 2015 và đạt 90,5% nhưng tăng so với 2014 là 144.372 triệu Để có được kết quả đó ngay từ đầu năm Chi cục Thuế huyện đã thực hiện giao chỉ tiêu quản lý hộ, thuế ghi thu, và chỉ tiêu thu thuế GTGT, thuế TNCN cho từng đội thuế.
Chỉ đạo các đội thuế chủ động phối hợp với UBND các phường xã tiến hành kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh trên địa bàn Tổ chức điều tra doanh thu, thu nhập thực tế của các hộ kinh doanh để làm cơ sở cho công tác điều chỉnh thuế và đưa hộ vào quản lý thu thuế Tổ chức tốt việc kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng hóa đơn của các hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng, xác định chính xác số thuế phải nộp của hộ KD, tập trung đôn đốc hộ kinh doanh nộp số thuế phát sinh hàng tháng, số thuế còn nợ năm cũ chuyển sang nộp kịp thời vào Ngân sách nhà nước Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung, các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về tính đúng đắn trong hồ sơ khai thuế; hầu hết các DN trên địa bàn đã thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, giảm tần suất kê khai thuế hàng tháng nay chuyển sang nộp hồ sơ khai thuế theo quý, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DN trong việc khai thuế, nộp thuế
Nhà nước và ngành thuế có nhiều các chính sách pháp luật thuế sửa đổi, bổ sung nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục kê khai, nộp thuế cho NNT Để thông tin kịp thời các chính sách thuế đến người nộp thuế; Chi cục Thuế Bình Xuyên đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật về thuế cho NNT kết quả cụ thể như sau bằng các hình thức: Phối hợp với các Tạp chí đăng tải các bài viết về công tác tổ chức triển nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm; Phối hợp với Đài truyền hình Bình Xuyên đưa tin, hình ảnh về các hoạt động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, công tác tổ chức triển khai kê khai, nộp thuế điện tử; Phối hợp với phòng văn hoá kẻ các biển quảng cáo, pa nô áp phích, băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về thuế ở các trung tâm, tụ điểm kinh doanh, trục đường giao thông chính trong huyện; Phối hợp với Đài truyền thanh huyện đã phát các nội dung tuyên truyền về chính sách thuế; Phối hợp với ban tuyên giáo huyện uỷ đăng tải bài viết tuyên truyền chính sách thuế và kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng quý trên bản tin của huyện; Cung cấp miễn phí tài liệu và tờ rơi hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, hướng dẫn kê khai, nộp thuế điện tử…; Phối hợp với Viễn Thông Bình Xuyên, Ngân hàng Thương mại như (BIDV, Viettin bank, Vietcom bank) tổ chức triển khai nộp thuế điện tử đến các doanh nghiệp trên địa bàn; Tổ chức công khai các thủ tục hành chính về thuế tại bộ phận một cửa và tại các đội thuế trong toàn Chi cục.
Công tác quản lý chi ngân sách: Giảm nhiều thủ tục; hành chính, sự phiền hà cho đơn vị thụ hưởng ngân sách Phòng Tài chính- Kế hoạch, Kho bạc nhà nước huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN đảm bảo chi cho ngân sách đúng chế độ quy định Công tác chấp hành việc chi tiêu ngân sách thực hiện tương đối tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng tài chính ở các cơ quan đơn vị Năm 2015 và 2016 tăng mạnh là do tỉnh bổ xung một số nhiệm vụ cho địa phương như kinh phí tặng quà đối tượng chính sách, người có công và hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách, 4.2.1.3 Đánh giá công tác quyết toán ngân sách nhà nước
Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán để từ đó rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, rút ra những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán nhằm nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.
4.2.1.4 Đánh giá công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra đã được tiến hành và có kết quả nhất định, qua việc tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hộ kinh doanh thực tế mới ra kinh doanh và các hộ có doanh thu thực tế cao hơn doanh thu báo cáo, xác định chính xác số thuế phải nộp của từng hộ, tập trung đôn đốc hộ nộp tiền thuế kịp thời vào Ngân sách nhà nước
4.2.2 Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014- 2016
4.2.2.1 Những kết quả đạt được
Công tác quản lý NSNN huyện thực tế là công tác quản lý ngân sách qua các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra và kiểm tra ngân sách Các khâu đã được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian quy định, từng bước nâng cao chất lượng công tác lập dự toán đồng thời thực hiện quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập
Quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã được địa phương chấp hành
- Công tác lập dự toán ngân sách: huyện đã thực hiện cơ bản đúng trình tự, chất lượng dần được nâng cao đảm bảo đúng quy định và cũng dần bám sát với tình hình của địa phương
- Công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện:
+ Đối với thu ngân sách thì huyện luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu mà tỉnh và HĐND huyện đề ra, để có được kết quả đó thì ngay từ đầu năm huyện đã triển khai giao nhiệm vụ tới các đơn vị trên phương châm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, miễn giảm thuế kịp thời theo đúng chế độ quy định hiện hành Quản lý chặt việc kê khai thuế trên tất cả các tờ khai thuế của doanh nghiệp, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện nộp tờ khai, báo cáo, quyết toán thuế, báo cáo tài chính theo quy định của Luật thuế Cùng với đó đẩy mạnh công tác kiểm tra ở các khâu từ kê khai và nộp thuế đối với các đơn vị và đối tượng nộp thuế Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến về các chính sách Nhà nước về thuế, phí, lệ phí.
+ Đối với quản lý chi sách thì huyện đã giảm nhiều thủ tục hành chính cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các cơ quan Kho bạc và Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra chi đảm bảo chi đúng chế độ quy định hiện hành Từ việc giao khoán, các đơn vị dự toán được quyền tự chủ, việc phân cấp quản lý và điều hành ngân sách nên các đơn vị đã nâng cao tính chủ động của các đơn vị trong quá trình quản lý ngân sách, đồng thời các đơn vị đã chủ động trong khai thác nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi.
- Công tác quyết toán: huyện đã thực hiện theo hướng dẫn của Nhà nước, được phản ánh một cách trung thực
- Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách cấp huyện: Công tác kiểm tra đối với thu đã được chi cục thuế huyện Bình Xuyên làm thường xuyên nên đã phát hiện được những trường hợp xin rút kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh và phát hiện những trường hợp hộ mới ra kinh doanh, phát hiện những hộ kinh doanh có doanh thu cao hơn khai báo nên đã lập danh sách cũng như làm thủ tục lập biên bản và xử lý truy thu thuế Đối với chi thì công tác kiểm tra đã được tiến hành chấn chỉnh để chi đúng theo quy định của Nhà nước.
4.2.2.2 Những hạn chế, tồn tại
Nguồn thu của phần lớn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhỏ và thấp so với nhiệm vụ chi, nên chưa phát huy được quyền chủ động, tính sáng tạo của các đơn vị Bên cạnh đó, nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSĐP được xác định và giao ổn định từ 3 - 5 năm, song thực tế chưa đạt được sự ổn định này Sự thiếu ổn định một mặt hạn chế sự phấn đấu tăng thu của các địa phương đơn vị, không khuyến khích họ chủ động khai thác tiềm năng các nguồn lực, làm nảy sinh tình trạng không công bằng giữa các địa phương; mặt khác dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc điều hành ngân sách và hoạch định chính sách, tiếp tục duy trì cơ chế xin cho.
Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp theo quy định hiện hành còn khá phức tạp, vừa phân cấp theo sắc thuế lại vừa phân cấp theo loại sản phẩm, dịch vụ Phức tạp về xác định nguồn thu cho từng cấp, không thúc đẩy chính quyền địa phương quan tâm đầy đủ tới nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ mặt hàng thuốc lá, rượu, bia , mà những mặt hàng này có số thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn Có nguồn thu lại được phân cấp theo đối tượng nộp như thuế môn bài thực hiện phân cấp theo quy mô của doanh nghiệp làm nảy sinh xu hướng co kéo bậc thuế môn bài giữa cấp huyện và cấp xã.
Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2016-2020
4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội và hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2016-2020
Tuyên truyền phổ biến luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN, các văn bản quy định về quản lý ngân sách cấp huyện một cách sâu rộng cho từng cán bộ và người dân biết dể mooic công dân thực hiện, làm tốt theo quy định của nhà nước, đồng thời giám sát việc thực hiện sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương
Tăng cường công tác quản lý thu cấp huyện, thực hiện phương châm thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách, gắn trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân trog việc huy động, đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý sớm có biện pháp tích cực để tăng thu ngân sách nhà nước Thông qua việc khuyến khích các thành phần kinh tế ở địa phương phát triển, khai thác tốt các nguồn thu sự nghiệp trên địa bàn nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách cấp huyện, có định hướng phát triển ngân sách huyện phù hợp với từng khu vực
Việc chi NSNN cho đầu tư xây dựng ở huyện tránh dàn trải, manh mún, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, vượt khả năng nguồn vốn, dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách địa phương Trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán các công trình XDCB cần thực hiện tốt; Công tác quản lý, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng của các đơn vị quản lý dự án, chủ đầu tư giảm sai phạm (đặc biệt là đối với cấp xã); Công tác thẩm định dự toán, thẩm tra quyết toán của cấp huyện còn cần được chặt chẽ hơn.
Chi ngân sách cần phải thực hiện đứng dự toán, để thực hiện đúng dự toán thì ngay từ khâu lên dự toán, thực hiện dự toán, hạch toán kế toán, chấp hành về chế độ chứng từ, sổ sách theo qui định tại Luật kế toán, công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của từng đơn vị còn thực hiện theo qui định.
Sắp xếp, bố trí lại các đơn vị dự toán, cán bộ làm công tác kế toán cho phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng công việc được giao và theo đúng qui định của Luật kế toán
Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (nhất là các lĩnh vực như: đất đai, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân), tạo điều kiện để giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cần được làm thường xuyên, liên tục. Đôn đốc các khoản thu, nộp kịp thời, đúng tiến độ vào ngân sách, không bỏ sót nguồn thu, có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch thu khi có phát sinh.
Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Mở và lập đầy đủ hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán theo đúng quy định; thực hiện công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách huyện kịp thời đúng thời gian mà Luật NSNN quy định.
Các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tạo môi trường thông thoáng, thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bằng các biện pháp hành chính, thay vào đó là các biện pháp gián tiếp thông qua các công cụ vĩ mô, trong đó có công cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát; tháo gỡ vướng mắc, thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của huyện, thực hiện cơ chế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Huyện Bình Xuyên phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng giá trị tăng thêm của các ngành bình quân đạt:
- Phát triển công nghiệp-xây dựng: tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn giai đoạn đạt bình quân trên 21,8%/năm.
- Phát triển nông lâm nghiệp-thủy sản: tăng bình quân hàng năm khoảng 3,2%/năm Tỷ trọng chăn nuôi, trên 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn khoảng 42%, tỷ trọng ngành thuỷ sản khoảng 3% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 5% trong cả giai đoạn quy hoạch.
- Phát triển thương mại, dịch vụ: mức tăng trưởng các ngành dịch vụ (GTSX) khoảng 17-18%/năm
4.3.3 Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
4.3.3.1 Hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước huyện
- Hoàn thiện dự toán thu ngân sách
Công tác lập dự toán chưa phù hợp với thực tiễn, thể hiện qua việc một số khoản thu vượt so với dự toán và ngược lại thể hiện qua quyết toán hàng năm Do vậy thời gian tới các cơ quan thu trên địa bàn huyện cần rà soát, đối chiếu, quản lý, phát triển nguồn thu mới và khai thác các nguồn thu hiện có nhằm thu đúng, thu đủ vào NSNN, tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu
Cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn nắm chắc số liệu trên địa bàn để thống kê đẩy đủ các hộ kinh doanh để thu đầy đủ số hộ và các loại thuế phải đóng (Môn Bài, GTGT, thu nhập cá nhân), đối với doanh nghiệp cần nắm rõ và cụ thể đến từng doanh nghiệp và căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, căn cứ vào các luật, sắc thuế, phí, lệ phí để dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, hoàn thuế để tính số thu cho hiệu quả.
Phòng Tài chính huyện cần có trách nhiệm tích cực trong công việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với chi cục thuế lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Bình Xuyên Lập trên tinh thần thu đúng, đủ các khoản thu, dự báo các yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chủ tịch UBND xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán ngân sách xã lập dự toán thu cấp mình phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng dấu nguồn thu để tăng trợ cấp hoặc tăng thu để tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản để dẫn đến phá vỡ dự toán chung của huyện.
- Hoàn thiện dự toán chi ngân sách Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi NSNN huyện phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, lập dự toán đúng theo quy định, đảm bảo về tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
Phòng Tài chính- Kế hoạch tổng hợp và xây dựng dự toán chi cho NSNN huyện trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị và UBND cấp cơ sở đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối nhiệm vụ chi Phải xây dựng dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, chế độ của nhà nước, giá cả thị trường, tính toán mức độ lạm phát, trượt giá trong chi thường xuyên, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản ngay từ khi lập dự toán.