1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn môi trường và con người đề tài ô nhiễm môi trường không khí tạithành phố hồ chí minh

41 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 9,12 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (8)
    • 2.1 Mục tiêu (8)
    • 2.2 Nhiệm vụ (8)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (9)
  • 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu (10)
    • 5.1 Hệ quan điểm (10)
      • 5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ (10)
      • 5.1.2 Quan điểm hệ thống (11)
      • 5.1.3 Quan điểm phát triển bền vững (11)
      • 5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh (12)
    • 5.2 Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa (12)
      • 5.2.2 Phương pháp bản đồ (12)
      • 5.2.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu số liệu thống kê (12)
      • 5.2.4 Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu số liệu (12)
      • 5.2.5 Phương pháp phỏng vấn (13)
  • 6. Cấu trúc của tiểu luận (13)
  • CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (14)
    • 1.1 Cơ sở lí luận về vấn đề ô nhiễm môi trường (14)
      • 1.1.1 Khái niệm (14)
      • 1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí (14)
        • 1.1.2.1 Nguồn tự nhiên (14)
        • 1.1.2.2 Nguồn nhân tạo (16)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường (20)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP HCM (21)
    • 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh (21)
      • 2.1.1 Ý thức của người dân (21)
      • 2.1.2 Các tổ chức bảo vệ môi trường (22)
      • 2.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng:. 20 (22)
      • 2.1.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ (22)
      • 2.1.5 Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường (23)
    • 2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh (23)
      • 2.2.1 Ô nhiễm bụi (25)
      • 2.2.2 Ô nhiễm khí độc (26)
      • 2.2.3 Các hoạt động giao thông vận tải (27)
      • 2.2.4 Hoạt động sản xuất công nghiệp (28)
      • 2.2.5 Các hoạt động xây dựng đô thị (29)
    • 2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống, kinh tế xã hội ở (29)
      • 2.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người (29)
      • 2.3.2 Gây thiệt hại kinh tế (30)
      • 2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sinh thái và đa dạng sinh học (32)
      • 2.3.4 Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu (32)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH (34)
    • 3.1 Giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện nay (34)
      • 3.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường (34)
      • 3.1.2 Công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường (34)
      • 3.1.3 Công tác quy hoạch (35)
      • 3.1.4 Thẩm định, đánh giá tác động môi trường (35)
      • 3.1.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường (35)
    • 3.2 Giải pháp cụ thể giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh (35)
      • 3.2.1 Góc độ các chuyên gia (35)
      • 3.2.2 Góc độ cơ quan quản lý (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Lí do chọn đề tài: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉcòn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đềtoàn

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu

Tìm hiểu tình hình của ô nhiễm môi trường không khí, tác động ảnh hưởng của nó đến những hoạt động giải trí kinh tế tài chính – xã hội của thành phố, cũng như yêu cầu những giải pháp cho yếu tố này Từ đó hướng đến sự tăng trưởng bền vững và kiên cố môi trường tại Tp Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ

– Tổng quan có tinh lọc những yếu tố lí luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường không khí trong môi trường lúc bấy giờ

– Phân tích những yếu tố gây ô nhiễm không khí và tình hình ô nhiễm môi trường không khí ở địa phận TP Hồ Chí Minh

– Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí môi trường của TP HCM – Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở TP HCM.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay vấn đề suy giảm chất lượng không khí là mô |t vấn đề đáng báo đô |ng ở trên thế giới và Viê |t Nam là mô |t trong khu vực được đánh giá là có mức đô | tăng trưởng về ô nhiễm không khí nhanh Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể nhận thấy rõ rệt từ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, tăng trưởng và phát triển giao thông cũng như từ quá trình đô thị hóa làm gia tăng nguồn phát thải gây ra ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc áp dụng các phương pháp mô hình hóa môi trường trong quản lý và nghiên cứu tại Việt Nam là phổ biến Đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá chất lượng môi trường không khí, mô hình chất lượng không khí đa quy mô (CMAQ) được sử dụng rộng rãi Ngoài ra, các nghiên cứu còn phát triển, kết hợp ứng dụng mô hình CMAQ với các mô hình khí tượng và mô hình phát thải Chính sự kết hợp này đã tạo nên những điểm mới cho các đề tài nghiên cứu, đồng thời mức độ tin cậy, tính chính xác và hợp lý của kết quả nghiên cứu cao hơn. Đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm dự báo thời hạn ngắn chất lượng không khí vùng Đồng bằng Bắc Bộ” thực hiện năm 2006 bởi tác giả Dương Hồng Sơn và các cộng sự đã làm nổi bật được tính cấp thiết của việc nghiên cứu chất lượng môi trường không khí cấp bách tại các tỉnh phía Bắc Việt Na

Trong nghiên cứu này, các chất gây ảnh hưởng xấu tới không khí được dự báo 4 ốp trong ngày và với bước thời gian dự báo trước 48 giờ Một số chất gây ảnh hưởng xấu tới không khí điển hình như: SO , NO , CO, O , các loại bụi (TSP, PM , PM ) đã được2 x 3 2,5 10 nghiên cứu trong đề tài [1] Cũng như kết quả nghiên cứu vào năm 2008 của tác giả Dương Hồng Sơn [2] đã sử dụng mô hình CMAQ để dự báo chất lượng không khí hàng ngày cho 3 vùng kinh tế trọng điểm thông qua các thông số ô nhiễm SO , NO , CO và bụi2 2

PM 10 Để xem xét mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xuyên biên giới đã có một số nghiên cứu của Dương Hồng Sơn, 2013 và Đàm Duy Ân, 2016 Có thể thấy không khí Việt Nam ảnh hưởng từ Trung Quốc có thể lên tới 55% đối với khí SO , 48% đối với2

NO2 và khoảng 30% đối với CO [3] Nghiên cứu của Đàm Duy Ân, 2016 chỉ ra sự lắng đọng khô tại Miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc Lắng đọng khô SO , tại2 khu vực miền Bắc Việt Nam vào tháng 1 chịu ảnh hưởng 20,67% từ Trung Quốc sang;

Nguồn lắng đọng khô NO ở khu vực miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ các khu vực lân cận Tùy thuộc vào mùa, nguồn gốc này thay đổi Trong mùa đông, tỷ lệ nguồn gốc từ các khu vực lân cận chiếm 15,66% - 22,31% tổng lượng NO Trong khi đó, vào mùa hè, tỷ lệ này giảm xuống còn 10,78% - 11,13%.

Các nghiên cứu về ô nhiễm không khí tại Việt Nam luôn theo sát tiến bộ công nghệ thế giới Trong số đó, phương pháp mô hình toán ứng dụng rộng rãi trong mô phỏng, đánh giá và dự báo sự lan truyền ô nhiễm ở các khu vực đô thị lớn và khu công nghiệp trọng điểm.

Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu mô phỏng cho một khu vực rộng lớn và có độ phân giải khá thấp với đặc trưng biến động của tầng khí quyển Việc dự báo ô nhiễm không khí trong điều kiện khí quyển ổn định, đặc biệt trong điều kiện ô nhiễm không khí thời gian gần đây, chưa được nghiên cứu đầy đủ Bên cạnh đó, bước thời gian dự báo trong các nghiên cứu hiện nay khá dài và không được cập nhật thường xuyên theo thời gian thực.

Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Hệ quan điểm

5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:

Các đối tượng nghiên cứu của đòa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng Lãnh thổ môi trường được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng môi trường và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên, các môi trường cho môi trường Quan điểm này được vận dụng vào luận vă thông qua việc phân tích tiềm năng và các tác động nhiều mặt cho sự phát triển.

Quan điểm lãnh thổ xét đến sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một địa bàn cụ thể, từ đó ảnh hưởng tới môi trường không khí Với quan điểm này, vấn đề ô nhiễm không khí ở TP.HCM cần được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố nói trên để có giải pháp toàn diện, bền vững.

Hệ thống môi trường được kết cấu thành bởi nhiều phân hệ thống khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống môi trường nói chung. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trong thành phố Hồ Chí Minh mà còn bao gồm các hoạt động có nguồn từ các tỉnh lân cận Vậy ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết đến các hoạt động gây ô nhiễm tại các tỉnh gần đó Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Tp Hồ Chí Minh cần liên hệ với những vấn đề môi trường không khí tại các tỉnh lân cận này. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ là vấn đề nhức nhối của Việt Nam mà còn rất nhiều nước trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống của khu vực, vùng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường.

5.1.3 Quan điểm phát triển bền vững:

Môi trường đi đôi với du lịch cũng chính là bộ phận không thể thiếu của chính sách sinh thái toàn vẹn Mục tiêu nhằm bền vững tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng, bảo đảm cho sự phát tiển môi trường.

Khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cần phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững mà phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và xã hội.

5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh:

ô nhiễm không khí đang là vấn đề nhức nhối hiện nay và tương lai Nhìn từ góc độ lịch sử - viễn cảnh, chúng ta cần đánh giá khách quan thực trạng ô nhiễm không khí trong quá khứ, cũng như dự báo diễn biến trong tương lai Từ đó, đưa ra nhận định đúng đắn để phát huy thế mạnh đồng thời khắc phục hạn chế của vấn đề này.

Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát tại các quận Tân Bình, Q1, Q.Gò Vấp, Q.5, Q7, Q11 của TP.HCM Thông tin về tình trạng ô nhiễm không khí, lượng khói bụi, tồn đọng và quy trình xử lý rác thải tại các quận được ghi chép cẩn thận Tất cả các đánh giá đều dựa trên phương pháp định tính, sử dụng các kiến thức đã học và quan sát thực tế để đưa ra kết luận về tình hình ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó chúng tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, những chuyên viên nghiên cứu và thu thập thông tin ý kiến từ người dân, các doanh nghiệp tại địa phương đó.

Tất cả các thông tin thu thập được đều được chúng tôi phân tích, đánh giá, chọn lọc để đưa ra kết luận chính xác nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM

Các bản đồ trong luận văn góp phần thể hiện nội dung nghiên cứu trở nên sinh động và trực quan hơn Theo mục tiêu nghiên cứu đề tài, luận văn thực hiện dựa trên các bản đồ sau:

- Bản đồ hành chính TP HCM - Bản đồ giao thông TP HCM

5.2.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu số liệu thống kê: Để thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường không khí của thành phố Hồ Chí Minh.

5.2.4 Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu số liệu:

Nghiên cứu về môi trường không khí TP.HCM có những số liệu liên quan đến chất lượng môi trường Vì vậy sau khi tổng hợp các số liệu , chúng tôi đã xử lí thành SPSS, EXEL để thành lập các bản số liệu, vẽ biểu đồ nhằm trực quan hóa những số liệu mà chúng tôi đã thu thập được để phục vụ nghiên cứu.

Nhằm thực hiện đề tài sát với tình hình thực tế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn những bên có liên quan (ban quản lý đầu tư dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM, các hộ gia đình, thương nhân buôn bán, người dân địa phương,…) để có những ý kiến đóng góp sát với thực tế.

Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung nghiên cứu của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Những cơ sở thực tiễn và lí luận về vấn đề ô nhiễm môi trường Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM.

NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Cơ sở lí luận về vấn đề ô nhiễm môi trường

1.1.1 Khái niệm: Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí:

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

1.1.2.1.1 Núi lửa: Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre cỏ Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Gây nên do gió mạnh và bão, mưa bão mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi muối lan truyền vào không khí.

1.1.2.1.4 Xác động, thực vật, tự nhiên:

Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động, thực vật, tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v v Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,… rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.

Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

+Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khi độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí Do bốc hơi, rỏ rỉ, thất thoát trên dây chuyển sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

+Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật liệu xây dựng; hóa chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt con người.

Nguồn gây ô nhiễm không khí ở dạng bụi

Nguồn sinh Thuộc loại Thành phần chính

Sản xuất xi măng Bụi, tro vô cơ SiO2, MgO, CaO,

Chất biến than Bụi, tro than Hạt C,bụi cốc, bụi

CN luyện kim Bụi vô cơ

Các oxit kim loại, CaO, MgO, C,

Vật liệu xây dựng Bụi khoáng vô cơ SiO2, oxit kim loại,

CN thủy tinh Bụi silic, khoáng Silicat, thạch anh, oxit kim loại,

CN dệt, tơ sợi Bụi vải bông Bột polime hữu cơ, bột bông,

CN chế biến gỗ Bụi gỗ Bột gỗ, xenlulozo, phụ gia,

Nguồn sinh ra Phân loại Thành phần chính

Khí than CO, NH3, SO2,

Sản xuất xi măng Khí lò SO2, NO2, HCl, Co,

CN luyện gang, thép Khí lò CO, NOx, SO2, hơi kim loại,

CN nhiệt điện Khí than CO, SO2, NOx,

H2SO4 Khí vô cơ SO2, SO3,

HNO3 Khí vô cơ NO, NO2, NOx,

Bảng 2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng khí.

Vì những năm gần đây, các loại phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh 70% lượng khí thải là do các phượng giao thông vận tải Thành phố ngày càng triển thì số lượng GTVT lưu hành càng tăng nhanh.

Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi nhận tính đến tháng 4 - 2020 cả nước có khoảng 3,76 triệu ôtô, đến hết tháng 5-2020 số ôtô tăng lên 3,79 triệu xe Trung bình một tháng cả nước tăng thêm khoảng 30.000 ôtô và có đến khoảng 45% ôtô, xe máy đang tập trung tại TP.HCM Với mật độ phương tiện giao thông dày đặc như hiện nay, nhất là tình trạng phương tiện chất lượng kém vẫn đang lưu hành dẫn đến lượng khí thải gây ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể do hoạt động của máy móc thi công, phương tiện vận chuyển phát sinh chất khí độc hại và tiếng ồn Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để xây dựng các công trình cũng kéo theo nguy cơ ùn tắc giao thông dẫn đến làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm không khí do khói bụi, hơi xăng dầu tại các vị trí ùn tắc.

Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng môi trường không khí Trong đó, các khí CO, VOC, TSP chủ yếu do các loại xe máy phát thải còn đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2 và NO2.

=>Đây là áp lực rất lớn với môi trường không khí của thành phố

Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, kéo theo thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng đó mà còn nổi trội hơn cả trong vấn đề này.

Dân số ngày càng tăng và tập trung chủ yếu ở các đô thị Các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hầu như tập trung ở các đô thị và thành phố HCM không ngoại lệ Năng lượng tiờu thụ ở dõy cú thể chiếm tới ắ tổng năng lượng tiờu thụ của quốc gia, thải ra một lượng khí thải lớn vào môi trường.

Do đó vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra tại các đô thị, các khu dân cư đông đúc gần tuyến giao thông, các nhà máy, xí nghiệp…

1.1.2.2.3 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng: Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống,… rất mạnh và diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn

Cơ sở thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường

So với các quốc gia trên thế giới thì chất lượng môi trường ở Việt Nam đã giảm dần qua từng năm Một cuộc khảo sát được điều phối bởi các nhà khoa học từ các trung tâm nghiên cứu môi trường của Đại học Yale và Đại học Columbia ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, những người đã thực hiện nghiên cứu này trong nhiều năm tại 132 quốc gia.

Trong chỉ số môi trường chung, Việt Nam xếp thứ 79 - phần thấp hơn của nhóm trung lưu Nhưng theo các tiêu chí chi tiết cụ thể, Việt Nam thậm chí còn có hiệu suất tồi tệ hơn, bao gồm cả chất lượng không khí có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nước và gánh nặng bệnh tật về môi trường.

Theo kết quả điều tra của EPI, chất lượng không khí ở Việt Nam đang tụt lại trong số 10 nước tồi tệ nhất trên thế giới, đứng thứ 123, và dự báo ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục xấu đi trong tương lai gần và có thể rơi xuống vị trí thứ 125

Thông tin đáng báo động về ô nhiễm không khí tại Việt Nam được đưa ra khi các cuộc điều tra độc lập xác nhận tình trạng nghiêm trọng này Theo Giáo sư Ngô Đức Thế của Đại học Quốc gia Singapore, khói và bụi từ xe cộ, nút giao thông, công trường xây dựng là những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Nồng độ CO và bụi PM10 tại các khu vực ven đường ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng đáng kể, trong khi Hà Nội đối mặt với nguy cơ vượt gấp 10 lần mức khuyến cáo của WHO về nồng độ bụi vào năm 2020 nếu không có biện pháp can thiệp.

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP HCM

Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có nhiều nguyên nhân khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nhiều người vô tư vứt rác bừa bãi (cả công khai lẫn lén lút) tại nơi công cộng, nhất là sau sự kiện văn hóa - văn nghệ, giấy, vỏ bánh kẹo, chai nhựa, ly nhựa dùng 1 lần… nằm ngổn ngang, họ xả bất kể địa điểm, thậm chí cả ở nơi có biển “cấm đổ rác”

Điều đáng lo ngại là nhiều người cho rằng vứt rác thải như túi rác, vỏ bánh kẹo, ống hút ra đường phố, sông hồ, công viên là việc nhỏ, không đáng kể đến mức gây ô nhiễm môi trường Một số khác lại cho rằng bảo vệ môi trường chỉ là trách nhiệm của người làm công tác vệ sinh, chính quyền hay các tổ chức đoàn thể Họ nghĩ rằng môi trường đã ô nhiễm rồi thì có làm gì đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng đến bản thân.

Tệ hại hơn họ còn coi đó là điều bình thường, không hề cảm thấy xấu hổ Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường kém, chưa hiểu rõ hết tác hại của những hành động ấy đến môi trường xung quanh thế nào.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường chưa được đẩy mạnh, dẫn tới sự hạn chế trong việc hình thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường.

2.1.2 Các tổ chức bảo vệ môi trường:

Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường Các cơ sở pháp lí , chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tôi phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng, giáo dục, phòng ngửa răng đe đối với các hành vi xâm hại môi trường Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên không có hiệu quả

2.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng:

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát về môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đến với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao

2.1.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của các doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường

2.1.5 Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường:

Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hàn vi của các cá nhân , tổ chức, các hoạt động kinh tế , các qui trình kĩ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu cho ngành sản xuất Tuy nhiên hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện,thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa bao lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế…trong việc bảo vệ môi trường.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh phải tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khác phục những vấn đề ô nhiễm môi trường mỗi năm nhưng không được triệt để Vấn đề ô nhiễm môi trường tại thành phố đang ở mức báo động với nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm tầng nước mặt, ô nhiễm không khĩ, tiếng ồn, ánh sáng, Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của đất nước thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng phát triển với nhiều khu công nghiệp, nhiều công trình xây dựng được hình thành, tạo nên một mối đe dọa lớn đối với môi trường Các cấp chính quyền đã chi những khoản chi phí khổng lồ để khắc phục tình trạng ô nhiễm tuy nhiên theo như kết quả đo được thì tình hình ô nhiễm ngày càng gia tăng, thậm chí còn biến tướng theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

+Ô nhiễm nước tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các con sông trong địa bàn thành phố tràn ngập rác thải và đổi màu.

Giao thông tại khu vực thành phố khá đông đúc làm ô nhiễm bầu không khí

Theo giám sát của AirVisual, chỉ số AQI tại TP.HCM ngày 20/9 đạt 175, chất lượng không khí ô nhiễm nghiêm trọng với nồng độ bụi PM2.5 lên tới 102,7µg/m3, vượt quá 4 lần tiêu chuẩn của WHO Cụ thể, AQI tại quận 1 là 174, khu vực Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) là 166, Thảo Điền (quận 2) là 175 Theo Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, AQI từ 150-200 là mức không lành mạnh, ảnh hưởng sức khỏe Nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già và người có bệnh về hô hấp, tim mạch có thể gặp phải những tác động nghiêm trọng hơn.

Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí (gồm bụi, khí Nox, Sox, Ozon…) gây tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong Các bệnh do tiếp xúc với ô nhiễm không khí gồm suyễn, bệnh phỗi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch… Việc tiếp xúc với bụi mịn (bụi cú đường kớnh khớ động nhỏ hơn 2,5 àm) và bụi phỏt sinh từ khớ thải động cơ có tác hại lớn hơn so với bụi thông thường

Bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxi hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư ở phổi

Nhiễm độc khí CO là một nhiễm độc thường gặp Những đối tượng có khả năng bị nhiễm độc khí CO đó là những người lao động làm việc ở các môi trường như: Các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất thép, lò luyện kim, các hầm mỏ hay lính cứu hỏa,thậm chí những người đun nấu trong phòng, Ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hoạt động khai thác than, các lò luyện thép, lò luyện kim và sử dụng các loại khí ga,gỗ, xăng, dầu lửa, dầu hôi…có ý nghĩa vô cùng quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong quá trình lao động, các công nhân ở mỏ than phải làm việc trong môi trường có tiếp xúc trực tiếp với loại hơi khí độc là khí than Khí than có chứa các hỗn hợp khí như CO, CO , CH2 4, H2, H2S… trong đó hàm lượng khí độc carbon monoxit chiếm tỷ lệ rất cao (gần 40% - theo nghiên cứu của TS Trần Thanh Sơn – ĐH Đà Nẵng về nghiên cứu thiết kế hệ thống hóa khí than phục vụ thí nghiệm năm 2010) Do việc ngạt khí than có thể gây tức ngực, khó thở, buồn nôn, thậm chí gây tử vong nên đã có nhiều trường hợp người công nhân mỏ bị ngộ độc khí và bị tử vong Tháng 3/2011, có1 công nhân bị tử vong do ngạt khí hầm lò than trong khi làm việc tại mỏ than DươngHuy, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh Tháng 2/2012 cũng tại Quảng Ninh hàng chục công nhân mỏ phải nhập viện cấp cứu với nguyên nhân ban đầu được xác định là bục túi khí

CO [8] Gần đây nhất vào tháng 11/2013, tại tổ hóa khí của công ty CP Xuân Hòa, Mê Linh, Hà Nội đã có 1 công nhân tử vong và 1 người phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc khí CO trong quá trình sàng than và tiếp than vào phễu lò nung gạch Đối với những người lao động đang làm việc tại các tòa nhà nhất là các nhà cao tầng thì khi có xảy ra cháy lớn, việc say khói, ngạt thở, suy hô hấp do hít phải khí nóng lẫn khí độc thoát ra từ đám khói là rất dễ xảy ra Nguyên nhân là do trong khói độc có chứa carbon monoxit, việc hít phải khí này dễ gây suy hô hấp do cơ thể bị chiếm mất oxy Tháng 12/2011, đã có 29 công nhân làm việc tại tòa tháp đôi đang xây dựng của Tập đoàn Điện lực EVN, TP Hà Nội phải nhập viện cấp cứu sau khi bị ngạt khói thoát ra từ đám cháy tòa nhà.

2.2.3 Các hoạt động giao thông vận tải:

Giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị, gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm Để góp phần chuẩn bị ý kiến tư vấn cho đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu(COP) lần thứ 26 vào tháng 11 tới, Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng(RECO) đã xin ý kiến của nhiều chuyên gia về chủ đề biến đổi khí hậu, phát triển giao thông, ô nhiễm không khí, các tác động đến cộng đồng…Tổng lượng bụi ở TP.HCM đang liên tục tăng cao trong những năm gần đây khiến chỉ số chất lượng không khí luôn ở mức báo động Do vậy, các vấn đề cấp bách nổi cộm hiện nay là giao thông và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; ô nhiễm không khí do khí thải giao thông, dữ liệu mới nhất của Tổ chúcY tế thế giới (WHO), 97% thành phố thuộc các quốc gia thu nhập thấp không đáp ứng được hướng dẫn về chất lượng không khí theo tiêu chuẩn của WHO Ở các nước có thu nhập cao thì tỷ lệ này giảm xuống còn 49% Từ năm 2020 đến nay, Hà Nội và TP.HCM liên tục nằm trong trong nhóm 500 thành phố có nồng độ bụi mịn trung bình năm cao nhất thế giới Một trong những nguyên nhân chính là từ các hoạt động giao thông vận tải.

2.2.4 Hoạt động sản xuất công nghiệp:

Hiện nay Tp.HCM có trên 14 khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có 13 khu chính thức hoạt động, có trên 1.100 dự án đầu tư, thu hút hơn 250.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 tỷ USD và các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng và thành phần khí thải vào môi trường cũng khác nhau Điển hình như ngành khai thác và chế biến than Đây là ngành có đặc thù, thải ra môi trường không khí một lượng lớn bụi TSP, PM10 và một số chất khác như: SO2, CO, CO2… Hoạt động của các khu này đã mang lại sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, hoạt động lâu năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã dẫn đến hệ lụy ô nhiễm môi trường Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vượt ngưỡng báo động ở nhiều khu vực, bao gồm ô nhiễm nguồn nước, khí thải, bụi và rác thải.

Ngành than đã có những bước đột phá cả về quy mô đầu tư cũng như tốc độ phát triển Quy hoạch phát triển của ngành trong những năm tới cho thấy mức phát triển của ngành vẫn tiếp tục gia tăng Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào hiệu quả khai thác mà thiếu quan tâm đến các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng đối với khu vực mỏ khai thác cũng như những vùng xung quanh.

Quá trình sản xuất thép thải ra một lượng lớn chất thải khí vào môi trường Cụ thể, ước tính sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra 0,5-1 tấn xỉ, 10.000 m³ khí thải, 100 kg bụi và nhiều chất ô nhiễm khác như axit, kiềm và hợp kim nguyên tố.

2.2.5 Các hoạt động xây dựng đô thị:

Trong năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình chuyển đổi số với những lộ trình cụ thể nhằm chuyển dần chính quyền điện tử sang chính quyền số để phù hợp với vai trò của chính quyền quản lý đô thị thông minh Nhiều công nghệ đã và đang được triển khai, hướng tới mục tiêu là ngày càng phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp ăm 2021 của Bộ N Thông tin và Truyền thông, Thành phố Hồ Chí Minh vượt từ vị trí số 7 lên vị trí thứ 5 trong số 63 tỉnh thành và thành phố thuộc Trung ương. Để thúc đẩy kinh tế số và xã hội số, thời gian qua, thành phố đã triển khai thành lập Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi số thành phố (DXCenter), cùng với đó là tổ chức nhiều hoạt động liên quan như Hội thi thử thách Trí tuệ nhân tạo (AI), Diễn đàn công nghệ số thúc đẩy sự phát triển của thành phố, Ngày hội doanh nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo

Thành phố cũng đã triển khai thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong đại dịch.

Hiện thành phố đang triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại các quận huyện, cùng với đó các sở ngành cũng tổ chức nghiên cứu, triển khai các hệ thống, ứng dụng hoặc trung tâm chỉ huy, điều hành chuyên ngành…

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống, kinh tế xã hội ở

2.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

- Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….

Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ

Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,… Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái

+Tác hại gián tiếp: Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống con người.

2.3.2 Gây thiệt hại kinh tế:

+Một là, thiệt hại kinh tế do gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm gây ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam Bệnh lỵ, tả và thương hàn vẫn còn phổ biến do nguồn nước bị ô nhiễm, chủ yếu ở các địa phương nghèo Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật Bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm để chăm sóc người thân khi bị ốm Kéo theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn khiến người ta khó có thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm chí ở nhiều ngành nghề, sự mất tập trung còn gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, sức khỏe.

Ô nhiễm môi trường nước gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp Tình trạng sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chăn nuôi quy mô nhỏ không kiểm soát, làng nghề xả thải kim loại nặng khiến chất lượng nước suy giảm Ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thủy sản khi phá hủy nơi trú ngụ của các loài, làm giảm đa dạng sinh học, hiệu quả khai thác hải sản, trữ lượng và kích thước loài đánh bắt Do đó, tìm kiếm giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước mặt là vấn đề cấp thiết nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người dân.

+Ba là, thiệt hại đối với hoạt động du lịch Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái Vì vậy, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường Xây dựng, thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên.Thời gian qua, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch (ví dụ: hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng ) trong đó rác thải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng xấu tới ngành du lịch Rác thải gây ô nhiễm môi trường, gây ấn tượng không tốt cho du khách, làm giảm đi sức thu hút đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế Du lịch làng nghề truyền thống hiện nay ngày càng thu hút khách du lịch và đang là một hướng phát triển du lịch nhiều tiềm năng Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.

+Bốn là, thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường Để tăng trưởng bền vững, nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động môi trường cần phải giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường Những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư khoảng 500 triệu USD mỗi năm vào lĩnh vực này Tuy nhiên, chỉ tính riêng lĩnh vực xử lý nước thải đô thị, dự tính từ năm 2015 đến năm 2025 cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD.

Nghiên cứu về đánh giá các tác động kinh tế do vệ sinh môi trường ở Việt Nam chỉ rõ điều kiện vệ sinh kém gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Tình trạng vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Cũng theo nghiên cứu này, mỗi năm tình trạng vệ sinh yếu kém đã làm thiệt hại cho Việt Nam 1,3% GDP dưới dạng các khoản chi phí hoặc thu nhập bị mất đi do vệ sinh môi trường kém gây ra.

2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sinh thái và đa dạng sinh học:

Ngoài những nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng, phun trào núi lửa, bão bụi hay các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật… thì giao thông vận tải, sản xuất năng lượng, hoạt động nông nghiệp và công nghiệp đang được xem là những hoạt động trực tiếp gây ô nhiễm không khí – mối đe dọa thầm lặng đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí thường xảy ra khi trong không khí có sự hiện diện:

+ Khí nhà kính +Sự mất cân bằng hóa học +Các hạt aerosol 2.3.4 Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu:

Tác động đến trồng trọt và chăn nuôi: biến đổi khí hậu làm thay đổi các đặc tính của của đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loại cây trồng Hiện tượng khô cằn cùng với việc mặn hóa, giảm lượng nước ngọt làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp Rủi ro tăng lên do lũ lụt bất thường Các mối đe dọa từ việc tăng sâu bệnh và dịch bệnh do thay đổi trong phân bố dịch bệnh truyền bệnh Điều kiện sống của các loài sinh vật bị biến đổi dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài sâu bệnh, dịch rầy nâu, vàng lùn. Đối với hoạt động chăn nuôi gia súc: biến đổi khí hậu làm tăng cao nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi: giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung cấp nước, làm mất cân bằng môi trường sinh thái và giảm năng suất đồng cỏ Hậu quả là làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng khả năng bùng phát, lây lan dịch bệnh làm giảm năng suất sinh trưởng và sinh sản ở vật nuôi kéo theo hiệu quả chăn nuôi thấp; và tình trạng khan hiếm nước đẩy chí phí cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao Đối với giải pháp về lâm nghiệp, rà soát lại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng và cây phân tán cao với quy mô đám cháy lớn để xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy theo diễn biến tình hình thời tiết và thực tiễn khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy lớn Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, tuần tra các khu rừng trong phạm vi quản lý, chủ động chuẩn bị các loại phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ máy bơm cấp nước phòng, chống hạn, cháy rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

Tác động đến đời sống của con người: biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng Tác động gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua các nguồn gây bệnh làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve) BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có tỉ lệ thuận với nhau, khi một cái tăng cao kéo theo cái còn lại cũng tăng cao Nó vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nước ta Hậu quả của biến đổi khí hậu còn là thách thức với mục tiêu doanh số, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước Biến đổi khí hậu là hiện tượng đáng lo ngại nhất toàn cầu mà mọi quốc gia đều quan tâm và tìm cách hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến các mặt của đời sống xã hội tại mỗi quốc gia Con người chúng ta nên ý thức được trách nhiệm của mình để góp phần làm giảm ảnh hưởng của nó đến Trái Đất, chúng ta cần bảo vệ hành tinh này của chúng ta.

Những phương án được đưa ra cũng nhằm đảm đảo mục tiêu cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2022 trên địa bàn; Các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phải mang tính đồng bô |, hiê |u quả, có trọng điểm, ưu tiên theo từng thời đoạn, phù hợp với điều kiê |n, tình hình sản xuất từng khu vực; Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận - huyện, các đơn vị có liên quan trong công tác tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước,xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2022; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác vận hành công trình hồ chứa thượng nguồn thành phố.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP HỒ CHÍ MINH

Giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

Bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết của mọi hệ thống chính trị các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

3.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn thể xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, xây dựng ý thức, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên-con người, xã hội

3.1.2 Công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường:

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường(thường xuyên, định kì, đột xuất); phối hợp chặt chẽ với các chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp,nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện tại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Chú trọng công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm, điểm, công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo

3.1.4 Thẩm định, đánh giá tác động môi trường:

Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việ cấp hay không các giấy phép đầu tư Thực hiện công khai, minh bạch các quý hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó

3.1.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạn để đủ sức răng đe các đối tượng vi phạm Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Giải pháp cụ thể giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Góc độ các chuyên gia:

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, Tiến sĩ Lê Việt Phú đề xuất thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng không khí, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực nguy cơ cao Cùng với đó, cần đa dạng hóa đầu tư năng lượng, chuyển đổi từ năng lượng đốt than sang năng lượng sạch như mặt trời, khuyến khích sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh các dự án giao thông công cộng.

Giải pháp cải thiện chất lượng không khí Hà Nội bao gồm kiểm tra khí thải xe gắn máy, loại bỏ xe gây ô nhiễm, kiểm soát khí thải nhà máy và hạn chế kẹt xe Về lâu dài, cần quy hoạch phân vùng xả thải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy định định mức xả thải từng nhà máy lớn và giảm xe cá nhân sử dụng năng lượng hóa thạch.

Thành phố Hồ Chí Minh cần kiểm soát phát thải khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiến tới xây dựng các định mức phát thải khí thải, giấy phép xả thải khí thải mỗi cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn Thành phố cần tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng tiếp nhận xả thải khí thải từng khu vực của thành phố, kết quả này sẽ làm cơ sở cho quy hoạch kinh tế - xã hội của thành phố, khu nào nên phát triển công nghiệp, khu nào nên phát triển khu dân cư.

3.2.2 Góc độ cơ quan quản lý: Ở góc độ cơ quan quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giải pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, metro, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống Thành phố cũng đưa việc giáo dục môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi Thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của người dân như sử dụng kính, khẩu trang phù hợp khi tham gia giao thông hoặc khi đến các khu vực ô nhiễm, chọn thời gian di chuyển, chọn các tuyến đường đi phù hợp nhằm giãn mật độ giao thông, tránh các tác động của ô nhiễm không khí.

Thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cũng như trong hoạt động xây dựng; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và các hình thức xử lý tạm thời như đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, buộc di dời trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát các nguồn thải mà đặc biệt là các nguồn thải lớn; thực hiện mở rộng, hiện đại hóa, tự động hóa mạng lưới quan trắc môi trường không khí, đảm bảo yêu cầu theo dõi, đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí, xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường không khí.

Thành phố cũng đang có kế hoạch triển khai các biện pháp hạn chế lưu thông đối với các phương tiện giao thông cá nhân và đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng; khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường thay thế nhiên liệu truyền thống trong hoạt động giao thông vận tải Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các biện pháp về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các công trình xây dựng trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai các biện pháp tổ chức giao thông khoa học nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, xây dựng và hoàn chỉnh các tuyến đường, trục chính đô thị, các nút giao thông, cầu, hầm vượt sông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông Một giải pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí mà thành phố đang và tiếp tục thực hiện là tăng cường mở rộng diện tích cây xanh, vườn hoa, công viên, nhất là ở khu vực trung tâm thành phố và các khu đô thị, khu dân cư mới

Các bạn vừa hoàn thành nhiệm vụ của mình!

Qua bài học này, các bạn cũng đã học hỏi được rất nhiều điều hữu ích như:

+ Thế nào là ô nhiễm môi trường?

+ Những tác động của con người đối với môi trường sống + Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường

Từ đó, bạn cũng đã tìm ra được những biện pháp để khắc phục và bảo vệ môi trường trước những gì đang và sắp diễn ra.

Tóm lại, môi trường rất quan trọng với mọi sinh vật trên Trái Đất này Môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn cả các loài động thực vật khác Không bảo vệ môi trường, nguy cơ cuộc sống của chúng ta bị hủy hoại càng lớn.

Trái Đất bị hủy diệt kéo theo sự sống cũng lụi tàn Chính vì vậy hãy tự vấn bản thân mình để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chính bạn và lan tỏa bầu nhiệt huyết bảo vệ môi trường ấy cho mọi người xung quanh Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì chính cuộc sống của bạn và những người thân yêu.

Ngày đăng: 23/05/2024, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w