1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn pháp luật đại cương đề tài trách nhiệm dân sự theo pháp luật việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, cần có các biện pháp để xử phạt, răn đethích đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể trong xã hội, được gọi chung là trách nhiệmdân sự.Trách nhiệm dân sự là một

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐCGIA

KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI

Trang 2

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Hạnh MSSV: 2305KTEA019

Lớp: 2305KTEA

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những hiện tượnglệch chuẩn xã hội, gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.Những hiện tượng đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật Ngày nay cùng sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người ngàycàng toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn Trong đó không thể không kể đến vi phạm dân sự- một vi phạm điển hình mà chúng ta thường xuyên bắt gặp.Vi phạm dân sự vi phạm đến các quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ Vì vậy, cần có các biện pháp để xử phạt, răn đethích đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể trong xã hội, được gọi chung là trách nhiệmdân sự.

Trách nhiệm dân sự là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật dân sự, đây là một loại chế tài đượcáp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự kéo theo sự tước đoạt quyền và áp dụng nghĩa vụ bổ sung với người vi phạm nhằm phục hồi tình trạng ban đầu vềtài sản nhân thân cho người bị vi phạm Hậu quả của việc bị vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, bên vi phạm không những phải chịu trách nhiệm dân sự mà còn phảichịu những biện pháp chế tài khác.Và để xác định được tầm quan trọng của trách nhiệm dân sự trong cuộc sống, em đã nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm dân sự theo pháp luật Việt Nam”.

Trang 5

I KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

- Trách nhiệm dân sự ( TNDS) là một trong 4 loại trách nhiệm pháp lý.TNDS có thể hiểu theo nhiều nghĩa.

- Trách nhiệm dân sự được hiểu là trách nhiệm pháp lí mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.

- Theo nghĩa rộng, TNDS được hiểu là bổn phận xác định của các chủ thể pháp luật dân sự trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng vì lợi ích xã hội, nhà nước và các chủ thể khác Hoặc TNDS là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm - TNDS ( theo nghĩa hẹp) là các biện pháp

có tính cưỡng chế, áp chế đối với người

Trang 6

có hành vi vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại cho người khác, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình.

Trang 7

II ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Trách nhiệm dân sự được hiểu là một trách nhiệm pháp lý cho nên nó sẽ mang những đặc tính nói chung của trách nhiệm pháp lý Tuy nhiên, vì đây là trách nhiệm dân sự nói riêng nên sẽ có những đặc điểm riêng biệt thuộc về trách nhiệm dân sự:

Thứ nhất:ŽCăn cứ phát sinh trách nhiệm dân

sự phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự: Đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;

Thứ hai :Trách nhiệm dân sự là biện pháp

cưỡng chế mang tính tài sản Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mục đích mà các bên hướng đến là lợi ích Chính vì vậy, lợi ích mà các bên hướng tới sẽ mang tính tài sản và đó là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm một lợi ích nhất định từ bên vi phạm

Thứ ba:ŽTrách nhiệm dân sự là trách nhiệm

của bên vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm

Thứ tư:ŽChủ thể chịu trách nhiệm dân sự

ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là những chủ thể khác như: Pháp nhân, cơ

Trang 8

quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên…

Thứ năm:ŽHậu quả bất lợi mà người vi

phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thiệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu:ŽTrách nhiệm dân sự nhằm đền bù

hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Trang 9

III NGUYÊN TẮC CHỊU TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trang 10

IV QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN

Tại Điều 87ŽBộ luật Dân sự 2015Žquy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:

- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với

Trang 11

nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

V CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Có 2 loại trách nhiệm dân sự là:

Trách nhiệm phải thực hiện theo nghĩavụ:

Với trách nhiệm này thì người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu từ bên có quyền, trường hợp nếu không tiếp tục thực hiện thì bên có quyền sẽ yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện nghĩa vụ Khi mà bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của họ Có các loại trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ được kể đến dưới đây:

- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ theo Điều 355, 359 của BLDS 2015

Trang 12

- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật theo Điều 356 BLDS của 2015

- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 của BLDS 2015

- Trách nhiệm do không thực hiện hay không thực hiện được một công việc theo Điều 358 BLDS 2015

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại.Ž

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm 3 yếu tố:

- Có thiệt hại xảy ra, và định lượng thiệt hại được bằng tiền.

- Có hành vi vi phạm hợp đồng hay hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là nguyên nhân làm thiệt hại xảy ra.

- Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như thỏa thuận tại hợp

Trang 13

đồng hoặc là quy định trong văn bản pháp luật.

Ví dụ về trách nhiệm dân sự:

Trong hợp đồng mua bán, X và Y đã thỏa thuận mua bán 200 con bò.

A mua 200 con bò với mục đích sản xuất thịt bò khô xuất khẩu.Tuy nhiên vì lý do nào đó, bên Y đã giao hàng không đúng với số lượng đã thỏa thuận, dẫn đến X chịu phải thiệt hại nặng nề

Trong tình huống hợp đồng mua bán bò trên, Y đã vi phạm hợp đồng và Y phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi của mình.Đó là Y phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên X khi việc giao sai số lượng đã làm bên X không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng.

VI ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Theo quy định của của Bộ luật Dân sự, độ tuổi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau: – Cá nhân từ đủ 18 tuổi phải tự bồi thường cho thiệt hại mà bản thân gây ra;

Trang 14

– Cá nhân dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường Trường hợp nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con lại có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng để bồi thường phần còn thiếu.

– Người từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi nếu gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu như tài sản không đủ thì cha, mẹ lấy tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu đó.

– Trường hợp nếu người chưa thành niên, người có khó khăn trong việc nhận thức, người mất năng lực hành vi dân sự làm chủ hành vi gây thiệt hại có người giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện bồi thường, nếu tài sản không đủ thì người giám hộ dùng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu

Trang 15

VII.KẾT LUẬN

Trách nhiệm dân sự nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại do có hành vi vi phạm

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w