1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chọn một tranh chấp về qtg có yếu tố nước ngoài tại việt nam vàgiải quyết vụ việc đó theo các quy định hiện hành của pháp luật việt nam và điều ướcquốc tế mà việt nam tham gia

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chọn Một Tranh Chấp Về QTG Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Việt Nam Và Giải Quyết Vụ Việc Đó Theo Các Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Việt Nam Và Điều Ước Quốc Tế Mà Việt Nam Tham Gia
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 235,63 KB

Nội dung

Điều ước quốc tế về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Việt Nam tham giaĐƯQT đa phương:-Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật;-Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Một số vấn đề chung về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài 1

1.1 Khái niệm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài 1

1.2 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả 1

1.3 Điều ước quốc tế về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Việt Nam tham gia 2

1.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài 2

II Vụ việc tranh chấp về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 3

2.1 Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả 4

a) Xác định đối tượng được nằm trong sự bảo hộ quyền tác giả 4

b) Xác định có hành vi xâm phạm quyền tác giả trên thực tế 7

2.2 Chế tài và biện pháp khắc phục 8

a) Xác định hình thức và mức độ xử phạt 8

b) Xác định biện pháp khắc phục 9

III.Các biện pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả 10

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỞ ĐẦU

QTG là một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu trong luật SHTT Quyền luôn đề cao và tôn trọng chất xám của con người, việc ngăn chặn những hành

vi xâm phạm là cách thức giúp cá nhân, tổ chức yên tâm trong quá trình sáng tạo và phát triển Nhà nước Việt Nam đã từng bước quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài Vì muốn làm rõ hơn về QTG có yếu tố nước ngoài, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài "Chọn một tranh chấp về QTG có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và giải quyết vụ việc đó theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia" để làm bài tập nhóm

NỘI DUNG

I Một số vấn đề chung về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

1.1 Khái niệm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

“QTG là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc

sở hữu” (khoản 2 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005).

QTG trong tư pháp quốc tế là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về QTG được thực hiện trên 3 trường hợp sau:

+ Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài

+ Khách thể tồn tại ở nước ngoài

+ Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài- công bố, phổ biến, đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ ( Tác giả là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm đầu tiên do mình sáng tác)

1.2 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm QTG là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ một cách trái phép, xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.Theo Điều 28 Luật SHTT hợp nhất năm 2019 quy định về các hành vi

Trang 4

xâm phạm QTG bao gồm: Chiếm đoạt QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

1.3 Điều ước quốc tế về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Việt Nam tham gia

ĐƯQT đa phương:

-Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật;

-Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; ĐƯQT song phương:

-Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ký ngày 27/6/2997);

Với trường hợp tranh chấp về quyền tác giả có sự tham gia của cá nhân, tổ chức nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đều là thành viên của ĐƯQT đa phương (Công ước Berne, Hiệp định TRIPS) và song phương (Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về quyền tác giả) thì áp dụng ĐƯQT song phương với điều kiện ĐƯQT song phương không trái với quy định của ĐƯQT đa phương 1

1.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

Việc công bố tác phẩm của công dân Việt Nam ở nước ngoài cần phải được cơ quan quản lý nhà nước xuất bản có thẩm quyền cho phép và cần phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam

QTG gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân không thể chuyển giao( quy định các khoản 1,2,4 điều 19 luật SHTT) và quyền có thể chuyển giao( quy định tại Khoản 3 Điều 19 luật SHTT)

Bộ luật dân sự 2015 quy định về QTG từ điều 736-743 về nội dung và các quyền của tác giả

1 (TS Nguyễễn Hồồng Bắắc “Áp d ng pháp lu t gi i quyễắt tranh chấắp phát sinh t quyễồn tác gi có yễắu tồắ n ụ ậ ả ừ ả ướ c ngoài Vi t Nam”, T p chí Lu t h c sồắ 1/2014, trang 17) ở ệ ạ ậ ọ

Trang 5

II Vụ việc tranh chấp về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung vụ việc

Địa :Hà Nội

Thời điểm: 2008

Bên yêu cầu xử lý xâm phạm: Đại xứ quán Hoa Kì

Bên bị yêu cầu: công ty cổ phần viễn thông FPT

Tranh chấp: Năm 2008, đại sứ quán HK có công hàm phản ánh về tình trạng xâm

phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh(phim) và quyền liến quan đến chương trình phát sóng (CNN, BBC,CNBC,STAR WORLD, STAR MOVIE, ) trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu của công ty cổ phần FPT telecom Vụ việc này fpt telecom xâm phạm đến hai quyền là quyền tác giả và quyền liên quan

Qua xác minh, Thanh tra Bộ văn hóa, thể thao và du lịch thấy răng công ty cổ phần viễn thông fpt đã kí hợp đồng hợp tác về truyền tải thông tin và cung cấp nội dung truyền hình trên hệ thống truyền hình trên internet với Đài truyền hình Việt Nam, Trung tâm truyền hình VN tại thành phố HCM, đài truyền hình Hà Nội, trung tâm truyền hình cáp đài truyền hình tp HCM, Đài phát thanh và tuyền hình Bình Dương, Đồng Nai, hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả

âm nhạc Việt Nam, các kênh TV5, KBS Tuy nhiên ctcp viễn thông FPT đã phát phim

và các kênh quốc tế trên ITV mà chưa được sự đồng ý cho phép của chủ sở hữu

Kết luận của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch:

CTCP viễn thông FPT đã có hành vi nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến nhằm mục đích kinh doanh và hành vi phát sóng phim nhựa mà không có sự thỏa thuận văn bản với Chủ sở hữu Các hành vi đã vi phạm điểm a khoản 4 điều 44 và điểm a khoản 4 điều 46 nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa-thông tin Ngày 23/10/2018 chánh thanh tra Bộ VH,TT và DL ra quyết định số 73/ QĐXPHC công ty cổ phần viễn thông FPT với số tiền 20.000.000đ

Trang 6

Giải quyết tranh chấp

2.1 Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả

Để xác đinh một hành vi có phải là xâm phạm quyền tác giả hay không, cần xác định (i) đối tượng cho là vị xâm hại đang nằm trong sự bảo hộ về quyền tác giả, (ii) có hành vi xâm hại trên thực tế

a) Xác định đối tượng được nằm trong sự bảo hộ quyền tác giả

Khẳng định: Phim và các kênh quốc tế thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và cũng đang trong thời hạn được bảo hộ về quyền tác giả Cụ thể:

Thứ nhất, về tác giả được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 LSHTT 2005 quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tổ chức và cá nhân nước ngoài là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ quyền tác giả khi có tác phẩm được bảo

hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên Việt Nam và Hoa Kỳ đã tham gia một số các điều ước quốc tế về quyền tác giả, trong

đó, nổi bật là công ước Bern Điều 3 Công ước Berne bảo hộ cho các tác giả là công dân của nước thành viên Liên hiệp của Công ước này, nhận thấy các tác phẩm điện ảnh trong tranh chấp trên là tác phẩm của các tác giả có quốc tịch Hoa Kỳ (Hoa Kỳ là thành viên của Công ước Berne2 ); ngoài ra, Mục 1.2 Thông tư hướng dẫn thi hành một số quy định của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả cũng giải thích tác phẩm được bảo hộ là tác phẩm của tác giả là công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú ở Hoa Kỳ Ngoài ra Điều 9 Hiệp định TRIPS năm 1994 cũng cùng quan điểm với công ước Berne, do đó có thể hiểu, các tác phẩm điện ảnh (phim) của Hoa

Kỳ trong tranh chấp hoàn toàn được bảo hộ tại Việt Nam

(i) Về chủ sở hữu quyền tác giả, theo Điều 14bis Công ước Berne, các tác

2 Hoa Kỳ ký kễắt gia nh p Cồng ậ ướ c Berne vào ngày 01/03/1989

(h琀琀ps://www.wipo.int/export/sites/www/trea琀椀es/en/documents/pdf/berne.pdf)

Trang 7

phẩm điện ảnh được bảo hộ như một nguyên tác nếu nó không vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm đã dùng để phóng tác hay sao chép Người sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng những quyền giống như tác giả của tác phẩm gốc (ii) Về độc quyền của tác giả: khoản 1 Điều 5 Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả quy định người được hưởng quyền tác giả sẽ được độc quyền cho phép hoặc cấm: Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của các tác phẩm đó; Việc trình diễn tác phẩm trước công chúng trong trường hợp những tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch và múa, kịch câm, phim và tác phẩm nghe nhìn; Việc trình bày các các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trước công chúng trong trường hợp tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch, múa, kịch câm, hội hoạ, đồ hoạ, tạo hình, bao gồm cả các ảnh đơn chiếc của một bộ phim hoặc tác phẩm nghe nhìn khác

Vì vậy, Công ty cổ phần Viễn thông FPT sẽ không có quyền tác giả đồng nghĩa với việc không được quyền trình phát các tác phẩm điện ảnh của Hoa Kỳ được bảo hộ tới công chúng.Vì tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức mà một trong số đó thuộc Hoa

Kỳ nên việc giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết dựa trên Điều khoản tương ứng của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả Mục 4.5 Thông tư hướng dẫn thi hành một số quy định của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả quy định: “Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm của công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam được thực hiện theo Hiệp định và pháp luật Việt Nam”, vì vậy, theo quy định của LSHTT và Mục I Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT-BKH-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân, TAND sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này

Trang 8

Thứ hai, về các tác phẩm được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều 14 LSHTT 2005 quy định

“1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

c) Tác phẩm báo chí;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);”

Theo quy định pháp luật, các tác phẩm báo chí và tác phẩm điệm ảnh nằm trong các tác phẩm được phép bảo hộ Trong tình huống, phim nằm trong các tác phẩm điện ảnh còn sự biên kịch ra sản phẩm chiếu trên truyền hình tại các kênh quốc tế nằm trong tác phẩm báo chí và đều là các đối tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả

Thứ ba, về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 LSHTT 2005 quy định:

“2 Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Trang 9

Theo quy định pháp luật, quyền tác giả là quyền đương nhiên, được bảo hộ không phụ thuộc vào bất cứ giấy tờ, thủ tục nào và đồng thời sẽ bảo hộ trong một khoảng thời hạn nhất định Vì vậy, trong tình huống, các tác phẩm đều đang trong thời hạn bảo hộ về cả quyền tài sản và quyền nhân thân

b) Xác định có hành vi xâm phạm quyền tác giả trên thực tế

Khẳng định: có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phim và các kênh quốc

tế nêu trên

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 28 LSHTT về Hành vi xâm phạm quyền tác giả

“10 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Theo quy định của pháp luật, một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả

đó là nhân bản, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Trong trường hợp của công ty FPT, mặc dù công ty cổ phần viễn thông fpt đã kí hợp đồng hợp tác về truyền tải thông tin và cung cấp nội dung truyền hình trên hệ thống truyền hình trên internet với Đài truyền hình Việt Nam, Trung tâm truyền hình

VN tại thành phố HCM, đài truyền hình Hà Nội, trung tâm truyền hình cáp đài truyền hình tp HCM, Đài phát thanh và tuyền hình Bình Dương, Đồng Nai, hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, các kênh TV5, KBS Tuy nhiên ctcp viễn thông FPT đã phát phim và các kênh quốc tế trên kênh ITV mà chưa được sự đồng ý cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Với bộ giải mã iTV kết nối tivi với cáp ADSL, khách hàng của iTV có thể thưởng thức toàn bộ các dịch vụ trên TV, trong đó có bao gồm dịch vụ truyền hình 51 kênh, bao gồm các kênh CNN, BBC, CNBC, STAR WORLD, STAR MOVIE, ESPN, ANIMAX, AXN, Cartoonetwork, Boomerang, Disney, Playhouse Disney Đồng

Trang 10

thời, công ty cũng thu lợi nhuận khi phát các chương trình này, cụ thể khách hàng sẽ phải trả phí để sử dụng gói dịch vụ

Như vậy công ty FPT đã có hành vi nhân bản, phân phối, truyền đạt các bộ phim trên các kênh quốc tế đến công chúng qua mạng truyền thông mà cụ thể là kênh iTV

mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

2.2 Chế tài và biện pháp khắc phục

a) Xác định hình thức và mức độ xử phạt

Khẳng định: mức phạt tiền có thể áp dụng đối với công ty FPT là từ tối thiểu 15 triệu đồng đến tối đa 30 triệu đồng

Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 44 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin

“4 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi sau:

a) Nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu chương trình;”

Quy định này xử phạt đối với hành vi nhân bản, phân phối, truyền đạt các sự biên tập của các kênh quốc tế của công ty FPT đến công chúng qua mạng truyền thông mà

cụ thể là kênh iTV mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 46 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin

“4 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát sóng phim nhựa, phim video mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm;”

Quy định này xử phạt đối với hành vi nhân bản, phân phối, truyền đạt các bộ phim – tác phẩm điện ảnh trên các kênh quốc tế của công ty FPT đến công chúng qua

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w