Bình Luận Về Các Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Việt Nam Trong Việc Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Quan Hệ Sở Hữu Tài Sản.pdf

12 26 0
Bình Luận Về Các Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Việt Nam Trong Việc Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Quan Hệ Sở Hữu Tài Sản.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38592384 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN MÔN: Tư pháp Quốc tế Đề tài số 5: Bình luận về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản Họ và tên: LÊ NHUNG HUYỀN Ngày, tháng, năm sinh: 08/11/2002 MSSV: 20A52010027 Lớp: 2052A01 Ngành: Luật Quốc tế Hà Nội, 07/10/2022 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .3 PHẦN NỘI DUNG 3 I Những vấn đề pháp lý cơ bản 3 1 Khái niệm 3 2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật 3 3 Giải quyết xung đột về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước 4 4 Ý nghĩa, vai trò của hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae) trong giải quyết xung đột về sở hữu tài sản 4 II Bình luận về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản .5 1 Phương pháp xung đột 5 2 Phương pháp thực chất 10 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO .11 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 PHẦN MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hội nhập quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và trở thành một xu thế mới đối với mọi quốc gia Từ hội nhập, ta thấy được trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán của mỗi quốc gia là khác nhau, kéo theo đó là chế độ lập pháp cũng khác nhau Do vậy, các chế định về quyền sở hữu của hệ thống pháp luật cũng có sự khác nhau, đây là nguyên nhân làm phát sinh xung đột về quyền sở hữu Vậy, một vấn đề được đặt ra là khi phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu thì pháp luật của các nước giải quyết như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề này thông qua đề tài “Bình luận về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản” PHẦN NỘI DUNG I Những vấn đề pháp lý cơ bản 1 Khái niệm Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu tư pháp quốc tế được thể hiện trong các trường hợp: - Các bên tham gia vào quan hệ sở hữu có quốc tịch khác nhau - Sự kiện pháp lý liên quan đến tài sản được thực hiện ở nước ngoài (như quan hệ bảo đảm, cầm cố, thế chấp, tặng cho, mua bán được giao kết ở nước ngoài) - Đối tượng của của quan hệ sở hữu, liên quan đến giao dịch ở nước ngoài 2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng; để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế) Có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật:  Phương pháp thực chất: là phương pháp dùng quy phạm thực chất; trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kì một khâu trung gian nào Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế Do đó, pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài bằng quy phạm thực chất, tức là quy định người nước ngoài có quyền sở hữu các loại tài sản gì, cho phép họ sử dụng quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với tài sản ra sao Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384  Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể Từ đó sẽ căn cứ vào các quy định thực định trong hệ thống pháp luật được dẫn chiếu tới để giải quyết vấn đề Quy phạm xung đột về quan hệ sở hữu tài sản là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài trong một tình huông thực tế Quy phạm xung đột là cách thức phổ biến để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu 3 Giải quyết xung đột về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước Căn cứ vào định danh tài sản là động sản hay bất động sản, pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật là hệ thuộc luật nơi có tài sản (luật nơi có vật) Điều đó có nghĩa là vào thởi điểm phát sinh các quan hệ pháp luật về quyền sở hữu thì tài sản đang có mặt trên lãnh thổ nước nào thì áp dụng luật nước đó Theo đó, để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với bất động sản và động sản, pháp luật hầu hết các nước đều quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản như: các nước Châu Âu lục địa, Ạnh, Mỹ, Autralia, Nhật Bản, Việt Nam, Tuy nhiên, một số nước như Áo, Tây Ban Nha, Brazil, Achentina còn giữ cách thức giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu như sau: đối với bất động sản thì áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản còn đối với động sản thì áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của người có tài sản 4 Ý nghĩa, vai trò của hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae) trong giải quyết xung đột về sở hữu tài sản Trong việc giải quyết xung đột có yếu tố nước ngoài, hệ thuộc luật nơi có tài sản được đặc biệt coi trọng, đây có thể xem là hệ thuộc quan trọng nhất trong điều chỉnh vấn đề xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, không chỉ với Việt Nam mà với cả các quốc gia khác Thứ nhất, Luật nơi có tài sản không những quy định nội dung của quyền sở hữu mà còn ấn định cả các điều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu Nội dung này được quy định trong pháp luật của rất nhiều nước - Ví dụ: Khoản 1 điều 24 Luật về tư pháp quốc tế của Ba Lan thì “quyền sở hữu và các quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi có tài sản”, Khoản 2 cũng chỉ rõ: “Sự phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu cũng như sự phát sinh, chuyển dịch hoặc chấm dứt các quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản vào thời điểm xảy ra sự kiện làm phát sinh các hậu quả pháp lý trên” Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Thứ hai, pháp luật nơi có tài sản giữ vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển, tài sản quá cảnh tại nhiều quốc gia Thứ ba, Luật nơi có tài sản được áp dụng để bảo hộ quyền lợi ích của người thụ đắc trung thực (người chiếm hữu ngay tình) Việc áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để bảo hộ quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình là hợp lý, bởi khi xác lập một quan hệ sở hữu đối với một tài sản nhất định, chủ thể của quan hệ thông thường sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến tài sản dựa theo luật của nước nơi có tài sản đó Nếu sử dụng một hệ thuộc luật khác để điều chỉnh vấn đề này rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các chủ thể liên quan cũng như tạo độ vênh không cần thiết giữa thực tế và quy định và do đó sẽ không bảo hộ tốt nhất quyền của người thụ đắc trung thực được Ví dụ: Việt Nam được coi là chiếm hữu ngay tình đối với phần lãnh thổ phía Nam giáp với Campuchia, phần đất ngày xưa là lãnh thổ của nhà nước Chăm Pa cổ  được luật nơi có tài sản bảo hộ Thứ tư, Hệ thuộc luật nơi có tài sản có vai trò quan trọng trong giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản Các phạm trù “động sản’ và “bất động sản” chưa được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay Do đó, thường phát sinh xung đột pháp luật về định danh tài sản Bởi vậy, pháp luật của đa số các nước dựa trên các đạo luật trong nước và các điều ước quốc tế thường ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh II Bình luận về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản Ở Việt Nam, xung đột pháp luật về quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài được giải quyết bằng hai phương pháp là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất, trong đó phương pháp xung đột là phương pháp cơ bản 1 Phương pháp xung đột Xét dưới khía cạnh về xung đột pháp luật thì điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài có nhiều điểm khác, không giống như điều chỉnh quan hệ sở hữu không có yếu tố nước ngoài Pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định thống nhất các nguyên tắc chung để giải quyết quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài (như là tài sản đó có là đối tượng của quyền sở hữu hay không, xác định các quyền tài sản, vấn đề định danh tài sản, xác định sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu,…) đó là áp dụng pháp luật nơi có tài sản a Quy định về định danh tài sản Được quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự 2015: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.” Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Như đã phân tích ở trên, các phạm trù “động sản” và “bất động sản” không được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới trong đó nội dung khái niệm “bất động sản” ở các nước gây tranh cãi nhiều nhất, có những loại tài sản ở nước này là bất động sản nhưng ở nước khác lại không Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này đa số các nước quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản để định danh tài sản Và pháp luật Việt Nam cũng lựa chọn nguyên tắc luật nơi có tài sản để định danh tài sản Theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 thì tài sản được phân định như sau: - Bất động sản là những tài sản bao gồm: + Đất đai; + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; + Các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; + Các tài sản khác theo quy định của pháp luật - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản Nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh đã được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Xô (cũ) (khoản 3 Điều 35), với Tiệp Khắc (cũ) (khoản 3 Điều 35) với Cu Ba (khoản 3 Điều 34), với Hungari ( khoản 3 Điều 43) với Bungari (khoản 3 Điều 33) Ví dụ tình huống: ông Nguyễn Văn A (quốc tịch Việt Nam, định cư tại Nga), ông có 01 căn nhà Tini house (có thể tháo lắp) tại Việt Nam, ông muốn bán căn nhà đó cho ông Lemon (quốc tịch Nga) Theo pháp luật Việt Nam thì căn nhà đó được xác định là bất động sản nhưng theo pháp luật Nga thì căn nhà này được coi là động sản Vì tài sản là căn nhà đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nên theo điều 677 BLDS 2015 thì trong trường hợp này sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam và xác định đó là bất động sản để thực hiện giao dịch mua bán tài sản b Quy định về việc xác lập, thực hiện, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản Theo khoản 1 điều 678 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản” Như vậy không phụ thuộc vào đối tượng của quan hệ sở hữu là động sản hay bất động sản, quyền sở hữu và các quyền tài sản khác sẽ do luật nơi có tài sản đó điều chỉnh Xét về mặt lý luận, Điều 678 BLDS 2015 điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp xung đột, lấy hệ thuộc luật nơi có vật làm Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 căn cứ phát sinh quyền sở hữu tài sản, cũng như nội dung quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản và quyền khác đối với tài sản sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu tài sản đó đang trên lãnh thổ Việt Nam không phụ thuộc vào quốc tịch và nơi cư trú của chủ sở hữu hoặc sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà tài sản đang tồn tại ngay cả khi chủ sở hữu có quốc tịch Việt Nam hay có nơi cư trú tại Việt Nam Ví dụ tình huống: vụ việc về tranh chẩp quyền sở hữu đối với một xe ô tô giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam đang cư trú tại Đà Nẵng và bị đơn là công dân Anh đang cư trú tại Bungari, tài sản là chiếc xe ô tô đang ở tại Việt Nam Vì vậy trong trường hợp này pháp luật Việt Nam sẽ là pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp Việc áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để xác lập, thực hiện thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có yếu tố nước ngoài cũng được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới Ví dụ: khoản 1 điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Bêlarút:“Quan hệ pháp lý về bất động sản được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó”; c Quy định xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển Theo khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (lex vulontatis) để xác định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản trên đường vận chuyển Theo pháp luật các nước hiện nay, quyền sở hữu cũng như các quyền khác về tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ được điều chỉnh bởi một trong những hệ thống pháp luật sau đây: - Pháp luật nước nơi gửi tài sản đi (Legi loci expeditionis) - Pháp luật nơi nhận tài sản (Legi loci destinationis) - Pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng tàu biển hoặc máy bay) - Pháp luật của nước nơi có trụ sở của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Legi fori) - Pháp luật của nước do các bên lựa chọn (lex vulontatis) Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Việc áp dụng hệ thuộc luật nơi nhận tài sản và hệ thuộc luật do các bên thỏa thuận để giải quyết xung đột pháp luật về động sản đang trên đường vận chuyển của pháp luật Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đồng thời cũng tương đồng với một số nước trên thế giới Một số quốc gia khác trên thế giới lại lựa chọn hệ thuộc luật nơi có động sản được chuyển đi hay còn gọi là luật nước người bán để giải quyết xung đột pháp luật về động sản đang trên đường vận chuyển Ví dụ, theo quy định tại điều 117 Luật xung đột Thái Lan quy định: “luật áp dụng đối với động sản đang trên đường vận chuyển là luật của nước nơi có tài sản tại thời điểm bắt đầu vận chuyển.” Lý do để các nước lựa chọn hệ thuộc luật nơi có động sản được chuyển đi là bởi vì hầu hết các nước này đều là những nước có nền kinh tế cũng như việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài phát triển, khi quy định như thế, các nước này đã tính đến lợi ích mà họ có thể có được trong quan hệ hợp đồng Còn đối với Việt Nam, tính cho đến thời điểm này và sẽ là một thời gian dài nữa trong tương lại vẫn là một nước có tỷ lệ nhập khẩu cao hơn tỷ lệ xuất khẩu nên giá trị hàng hóa tới Việt Nam sẽ lớn hơn giá trị hàng hóa từ Việt Nam đi, vì thế nếu quy định lựa chọn luật nước người bán để áp dụng sẽ gây nhiều bất lợi cho cá nhân, cơ quan tổ chức trong nước Nếu các bên không thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước nơi có tài sản được chuyển đến sẽ được áp dụng Ở đây điều luật đã không xây dựng theo hướng áp dụng luật nơi có tài sản là hệ thuộc luật điển hình điều chỉnh các quan hệ sở hữu đối với tài sản Bởi nếu áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản thì cơ quan có thẩm quyền rất khó khăn trong việc xác định vị trí tồn tại của tài sản nhất là khi đó là tài sản di động Kể cả trong trường hợp xác định được địa điểm tồn tại của tài sản thì hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng sẽ tạo sự thiếu ổn định cho việc điều chỉnh quan hệ Bên cạnh đó, để xác định quyền sở hữu đối với tài sản trên đường vận chuyển (res in transit), cần phải hiểu đúng khái niệm “transit” (quá cảnh) Thuật ngữ “quá cảnh” thông thường được hiểu là việc vận chuyển tài sản (hàng hóa) hoặc hành khách đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất phải đi qua vùng biển quốc tế Như vậy, việc vận chuyển tài sản (hàng hóa) từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia kia có cùng chung đường biên giới quốc gia sẽ không được coi là quá cảnh Ví dụ: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) mua hàng hóa là linh kiện ô tô của công ty B (Quốc tịch Hàn Quốc) Trong trường hợp này, khi có tranh chấp phát sinh; nếu có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật của nước mà các bên đã Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 thỏa thuận; nếu không có thoả thì thì sẽ áp dụng pháp luật nước nơi hàng hóa được chuyển đến ( pháp luật Việt Nam) d Quy định về quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực hàng hải và hàng không dân dụng Đối với các quan hệ sở hữu và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hàng hải quốc tế, hệ thuộc luật nơi có tài sản không được áp dụng mà chủ yếu là áp dụng các hệ thuộc luật quốc kì, hệ thuộc luật nơi đăng kí Khoản 1 Điều 4 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: “Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.” Điều 3 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định: “Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch” Như vậy, đối với các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển thì việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của nước CHXHCN Việt Nam Ngoài ra hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực như: - Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể Hệ thuộc luật quốc tịch sẽ được áp dụng để giải quyết - Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài - Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu tí tuệ có yếu tố nước ngoài - Các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa Tại một số Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng áp dụng hệ thuộc luật nhân thân để giải quyết xung đột về quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 2 Phương pháp thực chất Phương pháp thực chất là phương pháp thông qua các quy phạm thực chất quy định trực tiếp quyền và người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tại Việt Nam, được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật như: Hiến pháp 2013, Luật nhà ở năm 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật đầu tư 2014,… Tại Hiến pháp 2013, đây là cơ sở pháp lý cao nhất trong việc xác định quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài Khoản 3 điều 51 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.” Điều 48 cũng quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.” Như vậy, nhà nước bảo hộ tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và tài sản hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hay các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất kinh doạnh tại Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc xây dựng, cụ thể hóa và thực thi các nguyên tắc và quy phạm pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài trong các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như các biện pháp bảo đảm quyền đó trên thực tế, phù hợp với các điều kiện cụ thể của Việt Nam Bộ luật dân sự 2015 là đạo luật quan trọng, cụ thể hóa quyền dân sự cơ bản nói chung và quyền sở hữu nói riêng Đối với quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự điều chỉnh một cách trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua các quy phạm pháp luật Theo đó nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định như sau: trước hết các bên cần áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt Nam Trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên hoặc các bên có thể lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Ngoài ra, theo Luật Nhà ở 2014 và nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì điều kiện mua nhà đối với cá nhân nước ngoài rộng hơn, theo đó cá nhân nước ngoài chỉ cần nhập Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 cảnh vào Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật thì được mua và sở hữu nhà ở Điều đó nhằm tạo điều kiện để các cá nhân nước ngoài khi vào Việt Nam và có nhu cầu thì cũng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Về khu vực, số lượng và loại nhà ở được sở hữu thì các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam Và tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư Có thể thấy, nếu chỉ giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu dưới khía cạnh quy phạm xung đột thì sẽ không đầy đủ, không toàn diện Hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật là ở tính khả thi của các quy phạm pháp luật, trong đó quy phạm thực chất cũng đóng vai trò quan trọng Trên cơ sở đó, việc phân tích về cơ sở pháp lý và việc đảm bảo quyền sở hữu tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là rất cần thiết Ví dụ thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài: Vụ án tranh chấp tài sản giữa ông Nguyễn Đức An và bà Phạm Thị Ngoc Thúy Tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Đức An (Việt kiều, quốc tịch Hoa Kì) và bà Phạm Thị Ngọc Thúy (Quốc tịch Việt Nam) làm thủ tục đăng kí kết hôn tại Mỹ Trong thời gian hôn nhân, ông An đã đầu tư mua nhiều bất động sản, động sản tại Việt Nam, khối tài sản trị giá trên 288 tỷ đồng Do ông An không có quốc tịch Việt Nam nên nhờ vợ mình là bà Thúy đứng tên trên giấy tờ sở hữu, sử dụng các tài sản đó Tháng 3/2008, ông An và bà Thúy làm thủ tục ly hôn tại Tòa án California, hạt Orange, Hoa Kì và đã được tòa án này giải quyết Tuy nhiên sau khi bản án có hiệu lực bà Thúy vẫn không thi hành bản án và còn có hành vi tẩu tán tài sản, chuyển nhượng tài sản là đối tượng để thi hành án Sau nhiều lần thỏa thuận bất thành ông An đã quyết định kiện bà Thúy tại tòa án Quận 1 (TP Hồ Chí Minh), sau khi nhận định không có thẩm quyền TAND quận 1 đã trả đơn và hướng dẫn ông An nộp đơn khởi kiện tại TAND TP Hồ Chí Minh xem xét giải quyết Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh nhận định, tuy ông An và bà Thúy có đăng kí kết hôn tại Hoa Kì nhưng chưa làm thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam nên không xem xét là quan hệ hôn nhân Vì vậy đây là vụ án tranh chấp dân sự về tài sản Ta có thể thấy: Thứ nhất, về pháp luật áp dụng Việt Nam và Hoa Kì là hai nước chưa có điều ước quốc tế về vấn đề này Tòa án Việt Nam chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột thông thường Vì vậy Tòa án sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 678 BLDS 2015: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản” Đối tượng tranh chấp của vụ án này là các bất động sản, động sản tại Việt Nam Vì vậy pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án này là pháp luật Việt Nam Thứ hai, Về hướng giải quyết vụ án Do ông An và bà Thúy đăng kí kết hôn tại Hoa Kì, tuy nhiên lại chưa làm thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam nên không xem xét là quan hệ hôn nhân Vì vậy tranh chấp của ông An và bà Thúy là tranh chấp dân sự về tài sản, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật Dân sự để giải quyết vụ án Do đây là tài sản chung hợp nhất trong thời gian hai người sống chung, vì vậy phải xem xét phần đóng góp của mỗi người để phân chia tài sản Nếu một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì phải đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình Tòa án sẽ dựa trên các tài liệu, chứng cứ hai bên cung cấp để giải quyết vụ án KẾT LUẬN Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu là một trong nhưng chế định được nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm Bằng cách xây dựng rất nhiều các quy phạm pháp luật để điều chỉnh, bao gồm cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột góp phần thúc đẩy sự phát trển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu hợp tác với các quốc gia trên thế giới, khắc phục một số tồn tại hạn chế trong quy định pháp luật về quyền sở hữu trước đây ở Việt Nam và cả thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội,2017 2 Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế - TS.GVC Nguyễn Hồng Bắc 3 Trang thông tin tương trợ tư pháp https://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/home 4 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ha-noi/anthropology-for- everyone/binh-luan-quy-dinh-hien-hanh-cua-viet-nam-giai-quyet-xung-dot-phap- luat-ve-quan-he-so-huu/20401279?origin=home-recent-2 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan