Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả phân tích các vấn đề chính liên quan đến quyền ngắt kết nối và bản chất của nó; quy định của Liên minh Châu Âu và một số nước Châu Âu về quyền ngắt kết
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN NGẮT KẾT NỐI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Sự cần thiết phải ghi nhận quyền ngắt kết nối của người lao động tại nơi làm việc
1.4 Pháp luật của một số quốc gia về quyền ngắt kết nối của người lao động
CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUYỀN NGẮT KẾT NỐI TẠI VIỆT NAM
- ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM
2.1 Khả năng công nhận và áp dụng quyền ngắt kết nối của người lao động tại Việt Nam
2.2 Đề xuất xây dựng chế tài xử lý khi vi phạm quyền ngắt kết nối của người lao động Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN NGẮT KẾT NỐI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm về quyền ngắt kết nối
Trong xã hội công nghệ hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người có thể dễ dàng kết nối với nhau nhằm những mục đích đa dạng như: giao lưu, học hỏi, kết bạn, làm việc,…Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, khi số lượng ca lây nhiễm không ngừng tăng khiến cho các quốc gia và các vùng lãnh thổ đã phải đưa ra các biện pháp “làm việc online”, “làm việc từ xa” (work from home) hay “làm việc tại nhà” để đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế và đáp ứng được hoàn cảnh trong thời buổi dịch bệnh Làm việc online đã trở thành một biện pháp hữu hiệu và an toàn giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua được khó khăn trong thời gian đó Mặc dù vậy, làm việc tại nhà lại không mang đến những trải nghiệm dễ chịu cho NLĐ Nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc tại nhà dường như không làm tăng lên sự thuận tiện, linh hoạt như vốn được tin Thay vào đó là sự tăng lên của những cuộc họp trực tuyến, giờ làm việc thường xuyên kéo dài và sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo Forbes 2 Thực trạng này đã diễn ra đối với NLĐ thường xuyên phải chịu những áp lực hay căng thẳng khi làm việc tại nhà, họ thường xuyên thức khuya, kiểm tra email, tin nhắn,… từ công việc hiện tại Ngoài ra, ngay cả khi làm việc truyền thống vào thời điểm đại dịch chưa xuất hiện, NLĐ vẫn có nguy cơ làm việc ngoài giờ làm, hoặc phải hoàn thành công việc được giao trong thời giờ nghỉ ngơi Chính những điều đó đã làm cho thời gian nghỉ ngơi chính đáng của NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không những vậy, còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ của NLĐ
Vì vậy, quyền ngắt kết nối sau giờ làm việc của NLĐ cũng đã được đề xuất trong những năm gần đây để trở thành một quyền cơ bản của NLĐ Khái niệm quyền ngắt kết nối đã xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng ít được quan tâm vì nhiều quốc gia vẫn chưa có cơ chế để áp dụng và trong BLLĐ 2019 của nước ta cũng không có quyền này Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, “ngắt kết nối” được hiểu là tạm thời dừng công việc, trách nhiệm hiện tại và các phương tiện tương tác khác như: điện thoại, mạng xã hội,… để mỗi người có khoảng thời gian riêng được nghỉ ngơi, thư giãn, được tận hưởng thời gian rảnh trọn vẹn mà không cần lo lắng gì
Tại Pháp – quốc gia đầu tiên công nhận quyền “ngắt kết nối” thì thuật ngữ này đã xuất hiện lần đầu tiên trong một quyết định của Tòa lao động thuộc Tòa án của Pháp,
2 Jio Health (2021), Làm tại nhà và các hệ luỵ đến sức khoẻ tinh thần, Trang thông tin điện tử của phòng khám đa khoa Jio Health https://jiohealth.com/tin-tuc/lam-tai-nha-va-cac-he-luy-den-suc-khoe-tinh-than, truy cập ngày: 07/07/2023 ban hành ngày 02/10/2001 Theo quyết định này thì: “NLĐ không có nghĩa vụ phải lảm việc tại nhà hoặc mang về nhà các hồ sơ hoặc công cụ làm việc” 3 Đây chính là lần đầu tiên quyền được ngắt kết nối được quan tâm và xuất hiện trong một phán quyết của Tòa án
Ngoài Pháp, một số chính phủ và doanh nghiệp ở châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đang thực thi để giúp NLĐ được “giải phóng” sau giờ làm Những thay đổi này đến từ việc Liên minh châu Âu ban hành quyền ngắt kết nối để bảo vệ quyền lợi của NLĐ Ông Alex Agius Saliba - Nghị sỹ Nghị viện châu Âu cho biết: "Quyền ngắt kết nối sẽ trở thành một trong những quyền cơ bản đối với NLĐ trên toàn châu Âu" Theo quy định của quyền ngắt kết nối, doanh nghiệp có 50 nhân viên trở lên hoạt động ở EU sẽ bị NLĐ và các công đoàn độc lập giám sát việc sử dụng tin nhắn, email hay điện thoại để giao việc cho nhân viên ngoài giờ làm
Nói tóm lại, quyền ngắt kết nối là một quyền quan trọng dành cho NLĐ trong thời đại kỹ thuật ngày nay, nên được ghi nhận trong pháp luật lao động của các nước Quyền ngắt kết nối khi được ban hành sẽ đảm bảo cho NLĐ có được thời giờ nghỉ ngơi trọn vẹn và chất lượng, tránh việc phải thường xuyên tham gia vào các hình thức liên lạc điện tử với NSDLĐ để trao đổi các nội dung liên quan đến công việc, hay nhận thêm việc để làm sau khi kết thúc thời giờ làm việc bình thường
1.2 Sự cần thiết phải ghi nhận quyền ngắt kết nối của người lao động tại nơi làm việc
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của nền công nghệ số, nhiều doanh nghiệp, công ty đã sử dụng những công cụ chat nhóm như: Zalo, Messenger, trong việc tiếp cận giữa sếp và các nhân viên, cũng như các phòng, ban với nhau cũng dần trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Nhiều nhà quản lý đặc biệt yêu thích cách làm này vì nó mang lại nhiều giá trị tích cực như giúp họ quản lý được công việc và nhân viên của mình từ xa hiệu quả hơn Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội đem lại cho công việc, thì thực trạng NLĐ phải làm việc sau giờ làm cũng trở thành những vấn nạn mới trong xã hội hiện đại Họ phải luôn trong tình trạng “quá tải” với những công việc tại nhà, những nhóm chat được tạo ra, và phải luôn trong trạng thái kiểm tra điện thoại, email, cuộc gọi,… từ sếp để không bỏ lỡ công việc được giao Việc một nhân viên phải xử lý hàng chục đầu việc được giao trong nhiều nhóm chat khác nhau vô hình
3 Cour de Cassation, Chambre sociale, du 2 octobre 2001, 99-42.942, Publié au bulletin, https://www.legifrance.gouv.fr/juri/id/JURITEXT000007046161/, truy cập ngày: 10/07/2023 trung tạo ra sự bội thực thông tin Điều này về lâu dài sẽ tạo nên sự căng thẳng quá mức đi kèm hậu quả nghiêm trọng mà nhân viên cũng như doanh nghiệp có thể đối mặt 4
Thực tế cho thấy, việc nhân viên phải tiếp nhận tin nhắn hay bất cứ thông tin nào liên quan đến công việc trong thời giờ nghỉ ngơi tại nhà đang được xem là điều hết sức bình thường Nhiều công ty yêu cầu nhân viên của mình phải lập tức phản hồi những yêu cầu mà cấp trên giao phó, hoặc phải hoàn thành tiến độ công việc còn dang dở của công ty tại nhà hay thậm chí là tham dự những cuộc họp kéo dài cả buổi tối Do đó, nhân viên phải luôn trong trạng thái sẵn sàng, túc trực bên những thiết bị điện tử để không để bị đánh giá là thiếu trách nhiệm và chuyên chú trong công việc Về lâu dài, điều này đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với sức khoẻ thể chất, tâm lý và đời sống cá nhân của NLĐ Trong một bài nghiên cứu của William Becker, giảng viên Đại học Bách Khoa Virginia Hoa Kỳ đã phân tích, đánh giá tác động của công nghệ lên sức khỏe của chúng ta “Trong một khảo sát gồm 142 nhóm nhân viên làm việc toàn thời gian và những người quan trọng khác của họ, chúng tôi thấy rằng công nghệ và sự chuyển đổi hướng làm việc không những có hại cho sức khỏe mà mối quan hệ của họ cũng trung gian bị ảnh hưởng tiêu cực” 5 Theo nghiên cứu này, việc NLĐ phải giữ liên lạc với công ty sau giờ làm việc đã gây ra những cảm giác bất an, lo lắng và căng thẳng cho họ
Ngoài ra, một báo cáo hồi tháng 10 năm 2016 của nhóm nghiên cứu Eleas (Pháp) cho biết, 1/3 lao động Pháp dùng thiết bị số để làm việc sau khi rời cơ quan mỗi ngày Khoảng 60% NLĐ muốn có quy định rõ ràng về quyền lợi của mình trong trường hợp phải “kết nối” sau giờ làm việc Bên cạnh đó, một nhóm giáo sư thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) ước tính, căng thẳng tại nơi làm việc khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ tổn thất 125 - 190 tỷ USD/năm, tương đương 5% - 8% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở nước này
Chính vì vậy, việc thiết lập quyền ngắt kết nối của NLĐ sau giờ làm việc là thực sự rất cần thiết và được nhiều quốc gia đang quan tâm Theo tiến sĩ Nguyễn Linh Giang, quyền ngắt kết nối là cần thiết, vì nó tạo ra ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân Làm việc online ngoài giờ không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của họ Vì thế quyền ngắt kết nối là quyền quan
4 Anh Quân (2022), Quyền ngắt kết nối sau giờ làm việc, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, https://doanhnhansaigon.vn/quyen-ngat-ket-noi-sau-gio-lam-viec-202394.html, truy cập ngày: 07/07/2023
5 Liuba Belkin, Wiliiam J Becker, Sarah Tuskey (2018), Killing me softly: Electronic communications monitoring and employee and spouse well-being, Tạp chí Academy of Management (01/2018), https://journals.aom.org/doi/pdf/10.5465/AMBPP.2018.121?download=true, truy cập ngày: 15/07/2023 trọng đối với NLĐ, nó là một quyền liên quan đến những quyền khác như: quyền được nghỉ ngơi, quyền được tôn trọng đời sống riêng tư, quyền được chăm sóc sức khỏe 6
Pháp luật của một số quốc gia về quyền ngắt kết nối của người lao động
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG “QUYỀN NGẮT KẾT NỐI” TẠI VIỆT
Khả năng công nhận và áp dụng quyền ngắt kết nối của người lao động tại Việt Nam
2.2 Đề xuất xây dựng chế tài xử lý khi vi phạm quyền ngắt kết nối của người lao động Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN NGẮT KẾT NỐI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm về quyền ngắt kết nối
Trong xã hội công nghệ hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người có thể dễ dàng kết nối với nhau nhằm những mục đích đa dạng như: giao lưu, học hỏi, kết bạn, làm việc,…Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, khi số lượng ca lây nhiễm không ngừng tăng khiến cho các quốc gia và các vùng lãnh thổ đã phải đưa ra các biện pháp “làm việc online”, “làm việc từ xa” (work from home) hay “làm việc tại nhà” để đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế và đáp ứng được hoàn cảnh trong thời buổi dịch bệnh Làm việc online đã trở thành một biện pháp hữu hiệu và an toàn giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua được khó khăn trong thời gian đó Mặc dù vậy, làm việc tại nhà lại không mang đến những trải nghiệm dễ chịu cho NLĐ Nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc tại nhà dường như không làm tăng lên sự thuận tiện, linh hoạt như vốn được tin Thay vào đó là sự tăng lên của những cuộc họp trực tuyến, giờ làm việc thường xuyên kéo dài và sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo Forbes 2 Thực trạng này đã diễn ra đối với NLĐ thường xuyên phải chịu những áp lực hay căng thẳng khi làm việc tại nhà, họ thường xuyên thức khuya, kiểm tra email, tin nhắn,… từ công việc hiện tại Ngoài ra, ngay cả khi làm việc truyền thống vào thời điểm đại dịch chưa xuất hiện, NLĐ vẫn có nguy cơ làm việc ngoài giờ làm, hoặc phải hoàn thành công việc được giao trong thời giờ nghỉ ngơi Chính những điều đó đã làm cho thời gian nghỉ ngơi chính đáng của NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không những vậy, còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ của NLĐ
Vì vậy, quyền ngắt kết nối sau giờ làm việc của NLĐ cũng đã được đề xuất trong những năm gần đây để trở thành một quyền cơ bản của NLĐ Khái niệm quyền ngắt kết nối đã xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng ít được quan tâm vì nhiều quốc gia vẫn chưa có cơ chế để áp dụng và trong BLLĐ 2019 của nước ta cũng không có quyền này Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, “ngắt kết nối” được hiểu là tạm thời dừng công việc, trách nhiệm hiện tại và các phương tiện tương tác khác như: điện thoại, mạng xã hội,… để mỗi người có khoảng thời gian riêng được nghỉ ngơi, thư giãn, được tận hưởng thời gian rảnh trọn vẹn mà không cần lo lắng gì
Tại Pháp – quốc gia đầu tiên công nhận quyền “ngắt kết nối” thì thuật ngữ này đã xuất hiện lần đầu tiên trong một quyết định của Tòa lao động thuộc Tòa án của Pháp,
2 Jio Health (2021), Làm tại nhà và các hệ luỵ đến sức khoẻ tinh thần, Trang thông tin điện tử của phòng khám đa khoa Jio Health https://jiohealth.com/tin-tuc/lam-tai-nha-va-cac-he-luy-den-suc-khoe-tinh-than, truy cập ngày: 07/07/2023 ban hành ngày 02/10/2001 Theo quyết định này thì: “NLĐ không có nghĩa vụ phải lảm việc tại nhà hoặc mang về nhà các hồ sơ hoặc công cụ làm việc” 3 Đây chính là lần đầu tiên quyền được ngắt kết nối được quan tâm và xuất hiện trong một phán quyết của Tòa án
Ngoài Pháp, một số chính phủ và doanh nghiệp ở châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đang thực thi để giúp NLĐ được “giải phóng” sau giờ làm Những thay đổi này đến từ việc Liên minh châu Âu ban hành quyền ngắt kết nối để bảo vệ quyền lợi của NLĐ Ông Alex Agius Saliba - Nghị sỹ Nghị viện châu Âu cho biết: "Quyền ngắt kết nối sẽ trở thành một trong những quyền cơ bản đối với NLĐ trên toàn châu Âu" Theo quy định của quyền ngắt kết nối, doanh nghiệp có 50 nhân viên trở lên hoạt động ở EU sẽ bị NLĐ và các công đoàn độc lập giám sát việc sử dụng tin nhắn, email hay điện thoại để giao việc cho nhân viên ngoài giờ làm
Nói tóm lại, quyền ngắt kết nối là một quyền quan trọng dành cho NLĐ trong thời đại kỹ thuật ngày nay, nên được ghi nhận trong pháp luật lao động của các nước Quyền ngắt kết nối khi được ban hành sẽ đảm bảo cho NLĐ có được thời giờ nghỉ ngơi trọn vẹn và chất lượng, tránh việc phải thường xuyên tham gia vào các hình thức liên lạc điện tử với NSDLĐ để trao đổi các nội dung liên quan đến công việc, hay nhận thêm việc để làm sau khi kết thúc thời giờ làm việc bình thường
1.2 Sự cần thiết phải ghi nhận quyền ngắt kết nối của người lao động tại nơi làm việc
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của nền công nghệ số, nhiều doanh nghiệp, công ty đã sử dụng những công cụ chat nhóm như: Zalo, Messenger, trong việc tiếp cận giữa sếp và các nhân viên, cũng như các phòng, ban với nhau cũng dần trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Nhiều nhà quản lý đặc biệt yêu thích cách làm này vì nó mang lại nhiều giá trị tích cực như giúp họ quản lý được công việc và nhân viên của mình từ xa hiệu quả hơn Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội đem lại cho công việc, thì thực trạng NLĐ phải làm việc sau giờ làm cũng trở thành những vấn nạn mới trong xã hội hiện đại Họ phải luôn trong tình trạng “quá tải” với những công việc tại nhà, những nhóm chat được tạo ra, và phải luôn trong trạng thái kiểm tra điện thoại, email, cuộc gọi,… từ sếp để không bỏ lỡ công việc được giao Việc một nhân viên phải xử lý hàng chục đầu việc được giao trong nhiều nhóm chat khác nhau vô hình
3 Cour de Cassation, Chambre sociale, du 2 octobre 2001, 99-42.942, Publié au bulletin, https://www.legifrance.gouv.fr/juri/id/JURITEXT000007046161/, truy cập ngày: 10/07/2023 trung tạo ra sự bội thực thông tin Điều này về lâu dài sẽ tạo nên sự căng thẳng quá mức đi kèm hậu quả nghiêm trọng mà nhân viên cũng như doanh nghiệp có thể đối mặt 4
Thực tế cho thấy, việc nhân viên phải tiếp nhận tin nhắn hay bất cứ thông tin nào liên quan đến công việc trong thời giờ nghỉ ngơi tại nhà đang được xem là điều hết sức bình thường Nhiều công ty yêu cầu nhân viên của mình phải lập tức phản hồi những yêu cầu mà cấp trên giao phó, hoặc phải hoàn thành tiến độ công việc còn dang dở của công ty tại nhà hay thậm chí là tham dự những cuộc họp kéo dài cả buổi tối Do đó, nhân viên phải luôn trong trạng thái sẵn sàng, túc trực bên những thiết bị điện tử để không để bị đánh giá là thiếu trách nhiệm và chuyên chú trong công việc Về lâu dài, điều này đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với sức khoẻ thể chất, tâm lý và đời sống cá nhân của NLĐ Trong một bài nghiên cứu của William Becker, giảng viên Đại học Bách Khoa Virginia Hoa Kỳ đã phân tích, đánh giá tác động của công nghệ lên sức khỏe của chúng ta “Trong một khảo sát gồm 142 nhóm nhân viên làm việc toàn thời gian và những người quan trọng khác của họ, chúng tôi thấy rằng công nghệ và sự chuyển đổi hướng làm việc không những có hại cho sức khỏe mà mối quan hệ của họ cũng trung gian bị ảnh hưởng tiêu cực” 5 Theo nghiên cứu này, việc NLĐ phải giữ liên lạc với công ty sau giờ làm việc đã gây ra những cảm giác bất an, lo lắng và căng thẳng cho họ
Ngoài ra, một báo cáo hồi tháng 10 năm 2016 của nhóm nghiên cứu Eleas (Pháp) cho biết, 1/3 lao động Pháp dùng thiết bị số để làm việc sau khi rời cơ quan mỗi ngày Khoảng 60% NLĐ muốn có quy định rõ ràng về quyền lợi của mình trong trường hợp phải “kết nối” sau giờ làm việc Bên cạnh đó, một nhóm giáo sư thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) ước tính, căng thẳng tại nơi làm việc khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ tổn thất 125 - 190 tỷ USD/năm, tương đương 5% - 8% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở nước này
Chính vì vậy, việc thiết lập quyền ngắt kết nối của NLĐ sau giờ làm việc là thực sự rất cần thiết và được nhiều quốc gia đang quan tâm Theo tiến sĩ Nguyễn Linh Giang, quyền ngắt kết nối là cần thiết, vì nó tạo ra ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân Làm việc online ngoài giờ không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của họ Vì thế quyền ngắt kết nối là quyền quan
4 Anh Quân (2022), Quyền ngắt kết nối sau giờ làm việc, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, https://doanhnhansaigon.vn/quyen-ngat-ket-noi-sau-gio-lam-viec-202394.html, truy cập ngày: 07/07/2023
5 Liuba Belkin, Wiliiam J Becker, Sarah Tuskey (2018), Killing me softly: Electronic communications monitoring and employee and spouse well-being, Tạp chí Academy of Management (01/2018), https://journals.aom.org/doi/pdf/10.5465/AMBPP.2018.121?download=true, truy cập ngày: 15/07/2023 trọng đối với NLĐ, nó là một quyền liên quan đến những quyền khác như: quyền được nghỉ ngơi, quyền được tôn trọng đời sống riêng tư, quyền được chăm sóc sức khỏe 6
1.3 Căn cứ thực hiện quyền ngắt kết nối của người lao động
1.3.1 Quyền được nghỉ ngơi của người lao động sau giờ làm việc theo các điều ước quốc tế
Quyền được nghỉ ngơi sau giờ làm việc là một khía cạnh quan trọng trong quyền của NLĐ, được nhiều hiệp ước và công ước quốc tế công nhận Quyền này được thiết lập để đảm bảo rằng NLĐ có đủ thời gian để nghỉ ngơi, nạp năng lượng và giải quyết các vấn đề cá nhân, gia đình ngoài công việc Tầm quan trọng của quyền được nghỉ ngơi sau giờ làm việc của NLĐ nằm ở vai trò thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống để bảo vệ sức khỏe của NLĐ Điều này có thể giúp tăng sự hài lòng trong công việc và tạo một môi trường làm việc tích cực hơn Nếu không có quyền này, NLĐ sẽ dễ bị NSDLĐ bóc lột, không thể ngừng làm việc, từ đó có thể đối mặt với tình trạng kiệt sức, căng thẳng và nhiều hậu quả tiêu cực khác Một số điều ước quốc tế quy định về quyền nghỉ ngơi của NLĐ bao gồm: i Điều 24 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human
Rights) thì mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn (right to rest and leisure) Cụ thể: “Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lý số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kỳ có hưởng lương.”; ii Khoản 4 Điều 7 Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa
Đề xuất xây dựng chế tài xử lí khi vi phạm quyền ngắt kết nối của người
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật, bên cạnh giả định và quy định Chính vì vậy, trong phần lớn các trường hợp, khi một điều luật được ban hành mà không có các chế tài đi kèm thì nó không thể phát huy được vai trò của mình một cách trọn vẹn đối với quan hệ pháp luật mà nó hướng đến điều chỉnh Quyền ngắt kết nối cũng không nằm ngoài phạm vi đó Mục tiêu hàng đầu của việc ban hành quyền ngắt kết nối là đem lại lợi ích cho NLĐ bằng việc đảm bảo họ được hưởng thời giờ nghỉ ngơi có chất lượng nhất, giúp họ phục hồi sức lao động của mình Chính vì vậy, nếu Việt Nam tiến tới việc ghi nhận quyền ngắt kết nối trong BLLĐ của mình, các chế tài để xử lí vi phạm cần phải được xây dựng nhằm thể hiện sự bảo vệ nghiêm minh của Nhà nước đối với quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ
Trong phạm vi đề tài này, nhóm tác giả đặt mục tiêu quan trọng hàng đầu là đề xuất được một số chế tài xử lí vi phạm trong trường hợp NSDLĐ vi phạm quyền ngắt kết nối của NLĐ Các chế tài được xây dựng dựa trên một số quy định hiện hành trong BLLĐ 2019 nhằm hoàn thiện cơ chế đảm bảo việc thực hiện quyền ngắt kết nối
2.2.1 Bài học từ Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Ireland - kinh nghiệm cho Việt Nam
Vì quyền ngắt kết nối là một khái niệm còn xa lạ trong hệ thống pháp luật lao động hiện tại của Việt Nam, việc xây dựng và ban hành các chế tài xử lí của quyền ngắt kết nối cần có sự tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia đi trước, mà Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Ireland là hai quốc gia điển hình a Chế tài xử lí vi phạm liên quan đến quyền ngắt kết nối theo pháp luật Cộng hoà Pháp
Cộng hoà Pháp là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu tiến hành pháp điển hoá quyền ngắt kết dành cho NLĐ Mặc dù gây được tiếng vang lớn toàn thế giới và nhận được sự hưởng ứng vô cùng tích cực từ NLĐ, song, quy định của quốc gia này về quyền ngắt kết nối chưa thể được gọi là hoàn thiện
Như đã phân tích tại mục 1.4.1., quyền ngắt kết nối là một chủ thể được dự thảo trong Luật số 2016 – 1088 (Luật El Khomri), khi được chính thức thông qua bởi Quốc hội Pháp và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017, quyền này đã trở thành một nội dung bắt buộc phải được đàm phán trong các công ty có trên 50 nhân viên tại Pháp Vào thời điểm được ban hành, rất nhiều người đã mong đợi ở quy định này một sự điều chỉnh mang tính thực tế đối với quan hệ lao động tại Pháp, dù vậy, nó không đạt được những kì vọng đó Quyền ngắt kết nối đã trở thành một nội dung chính thức trong BLLĐ Pháp được 06 năm (từ năm 2017 đến năm 2023) nhưng vẫn không có quy định cụ thể nào về xử phạt vi phạm quyền ngắt kết nối được ban hành Thay vào đó, NSDLĐ ở quốc gia Tây Âu này sẽ phải ban hành các nội dung cụ thể trong nội quy lao động tại cơ sở để ghi nhận quyền ngắt kết nối của nhân viên, bao gồm cả các biện pháp xử lí và hình phạt thích hợp đối với những ai vi phạm Nếu tại doanh nghiệp đó có tổ chức đại diện của NLĐ (công đoàn cơ sở) thì việc thương lượng và xây dựng nội quy sẽ được thực hiện trên thoả thuận của các bên, nhưng nếu không có tổ chức công đoàn thì NSDLĐ đương nhiên có toàn quyền quyết định phần nội dung đó Không những vậy, dù quyền ngắt kết nối là một điều luật, mang tính bắt buộc chung trong lĩnh vực lao động, tuy nhiên Pháp không đưa ra hình thức xử phạt dành cho những doanh nghiệp không tự nguyện ghi nhận quyền ngắt kết nối tại nơi làm việc của họ Do đó, việc NSDLĐ có chấp nhận áp dụng điều luật này đối với nhân viên của mình hay không, cho đến thời điểm hiện này, vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nguyện Chính bởi lẽ, dù mang tính chất tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, quyền ngắt kết nối tại Pháp vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi về tính thực tế của nó
Mặc dù khi nhìn vào BLLĐ hiện hành của Pháp, ngoài một số quy định về việc công nhận quyền ngắt kết nối tại Điều L2242-17 hay Điều L.3132-64,… các chế tài nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền này hoàn toàn không tồn tại Thế nhưng trong thực tiễn xét xử, Toà Phá án (Cour de Cassation) – Toà án tư pháp tối cao của Cộng hoà Pháp đã ban hành một phán quyết vào ngày 12/07/2018 trong một vụ án lao động đầu tiên có liên quan đến quyền ngắt kết nối kể từ khi quyền này được ban hành Nội dung vụ án cụ thể như sau:
Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ diệt côn trùng – Rentokil Initial, có trụ sở đặt tại Vương Quốc Anh đã kí kết hợp đồng lao động với một người nhân viên nọ và anh ta bắt đầu làm việc cho công ty từ ngày 14/01/2008 Đến ngày 01/01/2009, người nhân viên ấy chính thức được bổ nhiệm chức danh Giám đốc chi nhánh, sau đó tiếp tục được bổ nhiệm thành Giám đốc khu vực phía Tây Nam của công ty này tại Pháp Tuy nhiên, cùng với chức danh của mình, người này bị yêu cầu phải luôn luôn giữa liên lạc qua với cấp dưới hoặc khách hàng, kể cả sau giờ làm việc 48 Dù bị buộc phải luôn “canh chừng” điện thoại để đề phòng những cuộc gọi khẩn cấp nhưng người giám đốc đó chỉ được trả tiền lương cho những cuộc gọi mà anh này thực sự nghe máy (contacted 49 ) Sau đó anh ta đã bị công ty sa thải vào năm 2011, và vì vậy, anh ta quyết định khởi kiện công ty của mình ra Toà Lao động để đòi bồi thường cho số giờ đã phải dành ra để “canh” và nghe điện thoại Khi bị Toà Lao động xử thua trong vụ kiện đó, bị đơn đã kháng cáo Tuy nhiên, từ việc nhận thấy rằng công ty Rentokil Initial đã thiết lập một hệ thống quản lý, giám sát các giám đốc chi nhánh sau giờ làm việc và buộc họ phải luôn bật điện thoại của mình để nhận điện thoại, kể cả trong sau giờ làm việc bình thường và trong các ngày nghỉ, Toà Phá án – Cour de Cassation đã ra phán quyết cuối cùng rằng: Rentokil Initail phải bồi thường 60.868.51 Euro cho cựu nhân viên kia vì đã vi phạm nghiêm trọng quyền ngắt kết nối của anh ta
Phán quyết trên của Toà Phá án được xem sự trừng phạt đầu tiên mà pháp luật lao động Pháp dành cho NSDLĐ vi phạm quyền ngắt kết nối của nhân viên kể từ khi quyền ngắt kết nối này có hiệu lực chính thức trong Bộ luật Lao động Với số tiền bồi thường khá lớn, tương đương gần 1.6 tỷ VNĐ, nhiều tranh cãi đã diễn ra xoay quanh phán quyết trên Đa số các học giả đều cho rằng số tiền phạt này là khá lớn và các quốc gia khác nếu có ban hành quyền ngắt kết nối thì khó có thể “học hỏi” được Pháp trong việc xử phạt một cách nghiêm trọng đến vậy Tuy nhiên, đối với nhiều NLĐ, đây lại là dấu hiệu rất đáng mừng khi phía Toà án đã đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ
Và dù không biết trong tương lai khi nào thì các dự thảo luật quy định về chế tài xử lí vi phạm quyền ngắt kết nối mới được xây dựng và được Quốc hội Pháp chính thức thông qua, nhưng phán quyết ngày 12/07/2018 trên có thể xem là sự khởi đầu cho việc xây dựng một cơ chế rõ ràng, cụ thể để bảo vệ quyền ngắt kết nối của NLĐ tại Pháp b Cơ chế xử lí vi phạm liên quan đến quyền ngắt kết nối theo pháp luật Cộng hoà Ireland
Khác với Pháp - một quốc gia đã chính thức công nhận quyền ngắt kết nối của NLĐ trong hệ thống pháp luật lao động nước mình, Cộng hoà Ireland phát triển quyền
48 Bản án giám đốc thẩm số 17-13.09 ngày 12/07/2018 của Toà Phá án Pháp (Cour de Cassation), https://www.courdecassation.fr/decision/5fca88d09f4b457a507de6a9?search_api_fulltext=rentokil+initial&previ ousdecisionpage=0&previousdecisionindex=0&nextdecisionpage=0&nextdecisionindex=2, truy cập ngày: 31/07/2023
49 Melody Burke (2022), “The Right to disconnect: emerging issues and ways to overcome them”, Trang thông tin điện tử OnLabor, https://onlabor.org/the-right-to-disconnect-emerging-issues-and-ways-to-overcome-them/, truy cập ngày: 31/07/2023 này thành một điều luật chính thức trong BLLĐ của nước mình Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành một bộ quy tắc thực hành về quyền ngắt kết nối đã thể hiện được những nỗ lực của giới chức Ireland trong quá trình thúc đẩy việc hợp pháp hoá quyền này thành một đối tượng được BLLĐ điều chỉnh Mặc dù bộ quy tắc thực hành đã trở thành cơ sở giúp NSDLĐ và NLĐ tại đất nước Bắc Âu này dễ dàng hơn trong việc thương lượng xây dựng quy định cụ thể về quyền ngắt kết nối tại công ty, nhưng suy cho cùng, nó không phải là một điều luật, vì vậy hiển nhiên nó không mang tính bắt buộc chung Chính bởi lẽ đó, nhiều NLĐ tại Ireland chưa thực sự được huởng quyền này khi chỉ 1/5 số công ty có quyền ngắt kết nối dành cho nhân viên 50 Chính phủ Ireland khuyến khích NLĐ tự bảo vệ quyền lợi của mình ngay khi nhận thấy quyền ngắt kết nối của mình không được chủ lao động tôn trọng Trong trường hợp việc phản kháng hay yêu cầu được công nhận quyền ngắt kết nối là quá khó để thực hiện một mình, họ có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các đồng nghiệp thân cận, người quản lý trực tiếp hoặc người đại diện cho công đoàn tại cơ sở (nếu có) Khi những nỗ lực trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn, NLĐ nên thực hiện các thủ tục kiến nại về lao động, và phương án cuối cùng là báo cáo cho Uỷ ban về Quan hệ việc làm (WRC) được nhận được sự trợ giúp 51 Tuy bất kì sự vi phạm hay không tuân thủ nào liên quan đến quyền ngắt kết nối không phải là hành vi phạm pháp, song chúng sẽ được xem như các chứng cứ quan trọng tại Toà án 52 , do đó, NSDLĐ nào không công nhận quyền này trong nội bộ doanh nghiệp của mình có thể sẽ gặp phải những bất lợi nhất định khi đối diện với các cáo buộc liên quan đến thời giờ làm việc Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ireland cũng chưa ghi nhận bất kì vụ kiện tụng nào liên quan đến quyền ngắt kết nối của NLĐ, do đó, quan điểm của Toà án tại quốc gia này về việc xử lí vi phạm liên quan đến quyền ngắt kết nối chưa được làm rõ
Có lẽ sẽ mất thêm nhiều thời gian nữa để quyền ngắt kết nối tại Ireland chính thức trở thành một điều luật mang tính bắt buộc trong quan hệ lao động như những gì Pháp đã ghi nhận Dù có những hướng dẫn chặt chẽ và rõ ràng hơn so với điều luật chính
50 Caoimhe Gordon (2021), “Only one in five Irish firms have a “right to disconnect” policy, despites the Goverment’s code of practice”, Báo điện tử Independent.ie., https://www.independent.ie/business/irish/only-one- in-five-irish-firms-have-a-right-to-disconnect-policy-despite-governments-code-of-practice/40349828.html, truy cập ngày: 01/08/2023
51 Moria Grassick (2023), “Working right: I’m a careers expert – here’s everything you need to know on the right to disconnect for employees working from home”, Báo điện tử The Irish Sun, https://www.thesun.ie/money/10416266/remote-working-right-disconnect-employees-work-life-balance/, truy cập ngày: 01/08/2023