1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam. Đánh giá về tính tương thích
Tác giả Lý Thanh Tuyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Lí Luận và Pháp Luật về Phòng, Chống Tham Nhũng
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 461,18 KB

Nội dung

CÁC TỪ VIẾT TẮT UNCAC Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng PCTN Phòng chống tham nhũng Lời mở đầu Hiện nay tham nhũng là một bệnh phổ biến trên toàn cầu, một bệnh mà chúng ta

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,

CHỐNG THAM NHŨNG (CAL 3007)

Đề tài:

Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN

2018 của Việt Nam Đánh giá về tính tương thích

Sinh viên : Lý Thanh Tuyền

Mã sinh viên: 17060257 Lớp : k62b

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

CÁC TỪ VIẾT TẮT UNCAC Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

PCTN Phòng chống tham nhũng

Lời mở đầu

Hiện nay tham nhũng là một bệnh phổ biến trên toàn cầu, một bệnh mà chúng ta nên phòng ngừa và cần xóa bỏ vì tham nhũng có quy mô, tính chất mức

độ nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi, có thể bị chiếm đoạt và thất thoát số lượng tài sản của Nhà nước; đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có cán bộ, công chức, không loại trừ khả năng có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và đặc biệt nặng nề hơn là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia làm cản trở sự

đi lên của đất nước Chính vì vậy để có thể ngăn cản và bài trừ tình trạng tham nhũng thì trước hết cần phải đáp ứng được các yêu cầu của UNCAC từ đó xây dựng chiến lược, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa ở nước ta giúp giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng tham nhũng trong nước nói riêng và trên toàn cầu nói chung Hiện nay việc phòng ngừa tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách đáng được quan tâm nhằm tìm ra các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng ngừa tham nhũng một cách tổng thể, toàn diện và lâu dài Vì vậy để hiểu rõ hơn tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam” để nghiên cứu

Trang 3

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lí luận về phòng ngừa tham nhũng

1.1 Khái niệm tham nhũng

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng được thừa nhận và áp dụng một cách chính thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu tuy nhiên đã có một số định nghĩa về tham nhũng được sử dụng để vận dụng tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định tại khoản 1: “Tham nhũng là hành vi của người có chức

vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Đồng thời, các hành

vi tham nhũng cũng đã được quy định tại điều 2 Luật PCTN 2018

1.2 Vai trò của phòng ngừa tham nhũng: phòng ngừa tham nhũng đóng

vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từ đó giúp ngăn ngừa đước các yếu tố, các hành vi tham nhũng, tăng cường và đẩy mạnh khả năng phát hiện tham nhũng, khắc phục hậu quả tham nhũng đặc biệt không

để xảy ra sơ hở trong tham nhũng

2 Phân tích so sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam

2.1 Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC

UNCAC có quy định những biện pháp phòng ngừa tham nhũng sau:

- Thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng

Điều 6, UNCAC yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải thành lập và đảm bảo việc có một hoặc một số cơ quan trên tinh thần độc lập có trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng giám sát và phối hợp việc thi hành những chính sách, từ

đó cung cấp đầy đủ các phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách và chế độ đào tạo để nâng cao phổ biến kiến thức về công tác phòng ngừa tham nhũng và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

- Phòng ngừa tham nhũng khu vực công

Điều 7, UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên ban hành, duy trì và củng

cố chế độ tuyển dụng, thuê, giữ lại, đề bạt và hưu trí đối với công chức dựa trên

Trang 4

các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và tiêu chí khách quan như năng lực, năng khiếu và công bằng; đồngthời có các quy trình lựa chọn, đào tạo, chuyển đổi vị trí công chức không chỉ ở riêng vị trí liên quan đến tham nhũng mà còn đối với

cả những công chức không do bầu cử khác, khi thích hợp, sẽ luân chuyển các cá nhân đó sang những vị trí khác, việc trả công phải diễn ra một cách công bằng

và có chương trình giáo dục, đào tạo công chức một cách phù hợp

- Áp dụng các quy tắc ứng xử cho đội ngũ công chức

Điều 8, UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các quy tắc ứng

xử, chuẩn mực ứng xử cho đội ngũ công chức để đảm bảo việc thực hiện chức năng công được chính xác, chính trực và đúng đắn; trong đó bao gồm việc đề ra các biện pháp và cơ chế để tạo thuận lơi cho công chức báo cáo với các cơ quan

có thẩm quyền về các hành vi tham nhũng mà họ phát hiện được trong khi thi hành công vụ cũng như báo cáo các vấn đề có liên quan trong hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, về những vấn đề có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ

- Bảo đảm minh bạch về mua sắm công và quản lý tài sản công

Điều 9, UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng cơ chế mua sắm phù hợp trên sự minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan; tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công; đảm bảo sự minh bạch của sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác liên quan đến thu, chi công, và phòng ngừa việc giả mạo tài liệu

- Báo cáo công khai thông tin của các cơ quan công quyền

Điều 10, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý hành chính công, kể cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định, bao gồm việc cho phép công chúng, khi thích hợp có được thông tin về tổ chức, quá trình thực hiện

và ra quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo được bí mật nhà nước và đời tư cá nhân; tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan có

Trang 5

thẩm quyền ra quyết định; công bố thông tin, trong đó có công bố báo cáo định

kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng

- Phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Điều 11, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp tăng cường tính liêm khiết, không làm ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động tư pháp và phòng ngừa cơ hội tham nhũng đối với cán bộ toà án và cán bộ

cơ quan công tố

- Phòng ngừa tham nhũng khu vực tư

Điều 12, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, cụ thể như tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có tính răn đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này và phòng ngừa xung đột lợi ích…

- Huy động sự tham gia của xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Điều 13, công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của công chúng trong phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; cho phép công chúng tiếp cận với các cơ quan chống tham nhũng khi thích hợp để thông báo, tố giác về các hành

vi tham nhũng, kể cả hình thức nặc danh

- Áp dụng các biện pháp chống rửa tiền

Điều 14, công ước yêu cầu các quốc gia thành viên thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và các cơ quan dễ

phát sinh rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền

2.2 Các biện pháp trong PCTN 2018 của Việt Nam

- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Công khai minh bạch tạo điều kiện xã hội đều được tham gia giám sát các

hoạt động của các cơ quan nhà nước Biện pháp này bảo đảm công khai minh

Trang 6

bạch, công bằng, dân chủ trong tham nhũng, cụ thể trong hoạt động của cơ quan,

tổ chức; chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách; Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình (trừ bí mật nhà nước) cấm lấy

lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình nhằm tránh sự

kiểm soát của người dân và xã hội (Điều 9)

Các hình thức công khai, minh bạch phải được thực hiện bằng các hình thức: Công bố, niêm yết, thông báo bằng văn bản, phát hành ấn phẩm; cung cấp thông tin theo yêu cầu (Điều 11) Đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai đã được quy định

- Xây dựng thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Điều 18, yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, bao gồm các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với từng loại chức danh trong cơ quan mình và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó

Ngoài ra cần kiểm tra và việc xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, nhất là việc xác định trách nhiệm của những người có liên quan đến việc để xảy ra các sai phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn (điều 19)

- Áp dụng quy tắc ứng xử, quy tắc người có chức vụ quyền hạn

Điều 20, áp dụng quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức Quy tắc này phải được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành và bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ thông qua việc báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước; không được nhận tiền, tài sản, quà tặng hoặc lợi ích vật chất khác liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; nghiêm cấm lợi dụng, hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi

- Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Trang 7

Theo Điều 24, việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết, công khai công việc của cơ quan, tổ chức, đơn

vị, cá nhân sẽ được cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực

- Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Điều 27, quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị phải phân định rõ vị trí, nhiệm

vụ, quyền hạn, công khai, hướng dẫn thủ tục, cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong giải quyết công việc; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tài sản công; cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Điều 28 Cơ quan, tổ chức, đơn vị tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao, đẩy mạnh khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Điều 29 Triên khai việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi có giá trị lớn đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật; đổi mới phương thức thanh toán để dễ dàng kiểm soát chặt chẽ các giao dịch

- Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức

Để kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn phải trung thực, liêm chính, không tham nhũng cần phải thực hiện việc kê khai, xác minh, công khai trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm Những người được xác minh, kê khai không trung thực sẽ bị xử

lý theo pháp luật quy định Người được xác minh tài sản, thu nhập được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại đến từ

hành vi vi phạm pháp luật gây ra theo quy định của pháp luật

Trang 8

2.3 So sánh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong UNCAC và trong Luật PCTN 2018 của Việt Nam

* Giống nhau: Nhìn chung pháp luật của Việt Nam hiện nay cơ bản đáp ứng

được khá đầy đủ những yêu cầu chung của Công ước về phòng ngừa tham nhũng Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số biện pháp phòng ngừa chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu mà UNCAC đề ra còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém

* Khác nhau:

Về khu vực tư: Việt Nam chưa có các

quy định về phòng ngừa tham nhũng

trong theo yêu cầu của Công ước về

khu vực tư, nên cũng chưa nội luật hoá

các quy định về phòng ngừa tham

nhũng

Điều 12, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, cụ thể như tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình

sự có tính răn đe đối với những hành

vi không tuân thủ các biện pháp này

Biện pháp định kỳ chuyển đổi vị trí

công tác của cán bộ, công chức nhằm

phòng ngừa tham nhũng đã được Việt

Nam quy định tại điều 24 luật PCTN

Tuy nhiên về mặt hình thức cơ bản đã

nội luật hoá được yêu cầu của Công

ước nhưng trên thực tế mới chỉ đáp

ứng được một phần yêu cầu của

Điều 7, UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên ban hành, duy trì và củng cố chế độ tuyển dụng, thuê, giữ lại, đề bạt và hưu trí đối với công chức dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và tiêu chí khách quan như năng lực, năng khiếu và công bằng; đồng thời có các quy

Trang 9

UNCAC Theo pháp luật của Việt

Nam hiện nay, đối tượng phải định kỳ

chuyển đổi vị trí công tác chưa quy

định bao gồm những người giữ chức

danh lãnh đạo, quản lý, trong đó những

đối tượng này hoàn toàn có nhiều điều

kiện để tham nhũng

trình lựa chọn, đào tạo, chuyển đổi vị trí công chức không chỉ ở riêng vị trí liên quan đến tham nhũng mà còn đối với cả những công chức không do bầu cử khác, khi thích hợp, sẽ luân chuyển các cá nhân đó sang những vị trí khác, việc trả công phải diễn ra một cách công bằng và có chương trình giáo dục, đào tạo công chức một cách phù hợp

Việc công chức phải kê khai những

quà tặng có giá trị lớn chưa được pháp

luật Viết Nam quy định Mặc dù biện

tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập

của người có chức vụ, quyền hạn trong

cơ quan, đơn vị, tổ chức có quy định

về kê khai tài sản và giải trình nguồn

gốc tài sản tăng thêm mỗi năm một lần

nhưng việc không yêu cầu kê khai

những khoản quà tặng đó dẫn đến khó

khăn trong việc kiểm soát thu nhập

cũng như xác minh nguồn gốc tài sản

tăng thêm khi cần thiết

Điều 8, UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các quy tắc ứng xử, chuẩn mực ứng xử cho đội ngũ công chức để đảm bảo việc thực hiện chức năng công được chính xác, chính trực và đúng đắn; trong đó bao gồm việc đề ra các biện pháp và cơ chế để tạo thuận lơi cho công chức báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi tham nhũng mà

họ phát hiện được trong khi thi hành công vụ cũng như báo cáo các vấn đề

có liên quan trong hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, về những vấn đề có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ

Trang 10

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định

về việc cấm các tổ chức khu vực tư

tuyển dụng người đã từng là công chức

thực hiện các hoạt động nghề nghiệp

trong một khoảng thời gian nhất định

sau khi họ đã từ chức hoặc về hưu Bởi

vậy nếu khi xảy ra vi phạm thì khó xử

lý vì không có cơ chế liên đới trách

nhiệm của các tổ chức đã tuyển dụng

Điều 12, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, cụ thể như tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình

sự có tính răn đe đối với những hành

vi không tuân thủ các biện pháp này

và phòng ngừa xung đột lợi ích…

Về trách nhiệm báo cáo của cán bộ,

công chức trong những tình huống

xung đột lợi ích trong pháp luật Việt

Nam thì chưa được quy định một cách

đầy đủ và rõ ràng Ngoài ra, các quy

định về phòng ngừa xung đột lợi ích

lại thiếu tính hệ thống và không toàn

diện, do vậy rất khó khăn trong việc

kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và

xử lý vi phạm

Điều 10, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý hành chính công, kể cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định, bao gồm việc cho phép công chúng, khi thích hợp có được thông tin về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo được bí mật nhà nước

và đời tư cá nhân; tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; công bố thông tin, trong đó có công bố báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w