1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách Nhiệm Của Người Sử Dụng Lao Động Đối Với Người Lao Động Bị Bệnh Nghề Nghiệp.pdf

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Người Sử Dụng Lao Động Đối Với Người Lao Động Bị Bệnh Nghề Nghiệp
Tác giả Hoàng Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Trần Linh Đan, Phạm Ngọc Diệp, Nguyễn Đoan Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP (14)
    • 1.1. Lý luận chung về bệnh nghề nghiệp (14)
      • 1.1.1. Khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm của bệnh nghề nghiệp (20)
      • 1.1.3. Phân biệt bệnh nghề nghiệp với ốm đau trong bảo hiểm xã hội (24)
      • 1.1.4. Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam (25)
    • 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp (30)
      • 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp (30)
      • 1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp (31)
      • 1.2.3. Ý nghĩa của chế độ người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp (33)
    • 1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp (35)
      • 1.3.1. Chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người (35)
      • 1.3.2. Nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ cơ bản trong quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp . 39 1.4. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế và một số quốc gia trên thế giới (39)
      • 1.4.1. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (40)
      • 1.4.2. Quy định của một số quốc gia trên thế giới và đúc kết kinh nghiệm hoàn thiện (46)
    • 2.1. Quy định pháp luật về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp (53)
      • 2.1.1. Thực trạng về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp (53)
      • 2.1.2. Thực tiễn và kiến nghị về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến (56)
    • 2.2. Quy định pháp luật về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp (61)
      • 2.2.1. Thực trạng về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp (61)
      • 2.2.2. Thực tiễn và kiến nghị về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp (64)
    • 2.3. Quy định pháp luật về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị (67)
      • 2.3.1. Thực trạng về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp (67)
      • 2.3.2. Thực tiễn và kiến nghị về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp (73)
    • 2.4. Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động (77)
      • 2.4.1. Thực trạng về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người (77)
      • 2.4.2. Thực tiễn và kiến nghị về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động (80)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu Về lĩnh vực y học, nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích BNN, đánh giá, dự báo tác hại nghề nghiệp đến sức khỏe NLĐ, các giải pháp phòng ngừa, chăm

KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Lý luận chung về bệnh nghề nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp Định nghĩa đầu tiên về BNN tại Việt Nam được quy định tại mục A phần II Thông tư liên bộ 08/TTLB ngày 19 tháng 5 năm 1976, theo đó “Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hoá chất độc gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động” Sau đó, tại phần I Thông tư liên bộ số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định

“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được” Hiện nay, BNN được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ như sau: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động” Như vậy có thể thấy, nội hàm của BNN tại Luật ATVSLĐ hiện hành rộng hơn, khái quát hơn nội hàm của BNN so với quy định cũ, vì bệnh chỉ cần phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ) mà không cần xét đến tiêu chí về tính chất căn bệnh hay mức độ tiếp xúc của NLĐ tại môi trường làm việc đó Bên cạnh đó, nội hàm của BNN theo quy định hiện hành còn bao hàm luôn cả trường hợp bệnh nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơi làm việc mà không xem đó là TNLĐ như bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng, bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp,… Thông thường, các quốc gia trên thế giới có ba cách thức để quy định thế nào là BNN Một là quy định một danh sách các bệnh được coi là BNN Hai là đưa định nghĩa chung về BNN đủ rộng để bao quát các trường hợp Ba là kết hợp cả hai bao gồm quy định danh sách các bệnh phù hợp với định nghĩa chung về BNN và đưa định nghĩa để xác định các BNN khác không được liệt kê tại danh sách đó Tại quy định của pháp luật Việt Nam, BNN được xác định theo định nghĩa chung tại Luật ATVSLĐ; danh mục BNN quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT chỉ bao hàm nhóm BNN được xem xét nhận tiền bảo hiểm từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chứ không phải danh mục bao quát tất cả các BNN được công nhận

● Các cách hiểu khác nhau về định nghĩa BNN

Dựa trên định nghĩa về BNN, NLĐ được xác định mắc BNN khi BNN phát sinh có mối quan hệ nhân quả với điều kiện lao động có hại của BNN Tuy nhiên, định nghĩa này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau

Thứ nhất, yếu tố gây bệnh từ điều kiện lao động là nguyên nhân trực tiếp hay là nguyên nhân gián tiếp gây ra BNN Nếu yếu tố từ điều kiện lao động có hại đó không phải là nguyên nhân chính gây bệnh mà chỉ ra yếu tố tác động làm trầm trọng thêm căn bệnh vốn đã tồn tại thì có được xác định là BNN hay không Ví dụ, công nhân A trong ngành may mặc thường xuyên phải ngồi làm việc liên tục trong một tư thế bên cạnh máy may công nghiệp dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp Công nhân A tuổi tác trung niên, đã có các triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp ở vùng lưng (biểu hiện của tình trạng thoái hóa đốt cột sống lưng) Do tính chất công việc, công nhân A mắc bệnh gai cột sống sau một năm làm việc (nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống thường bắt nguồn từ bệnh thoái hóa đốt cột sống) Trong trường hợp này, NSDLĐ có cần trách nhiệm với công nhân A không và chịu trách nhiệm như thế nào, điều này vẫn chưa giải quyết được nếu căn cứ vào quy định hiện hành

Hiện nay trên thế giới, cụm từ “BNN” được diễn tả bằng nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia, việc phân nhóm để đặt chế độ pháp lý tương ứng cũng rất đa dạng Trong tiếng Anh, có hai cụm từ diễn tả BNN phổ biến, đó là “work-related disease” và

“occupational disease” Chủ đề này đã được thảo luận tại một hội nghị chuyên đề quốc tế do ILO tổ chức tại Linz, Áo vào tháng 10 năm 1992 (ILO 1993), đã phân loại các bệnh liên quan đến công việc thành ba nhóm bao gồm: BNN, bệnh có liên quan đến công việc, bệnh có ảnh hưởng đến NLĐ Trong đó, BNN được xác định là nhóm bệnh có mối quan hệ cụ thể hoặc chặt chẽ với nghề nghiệp, thường chỉ có một tác nhân gây bệnh Đối với các bệnh liên quan đến công việc được nhận định là căn bệnh có nhiều tác nhân gây ra, trong đó các yếu tố trong môi trường làm việc có thể đóng một vai trò, cùng với các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến sự phát triển của căn bệnh Còn nhóm bệnh ảnh hưởng đến NLĐ là những bệnh không tồn tại mối quan hệ nhân quả với công việc nhưng có thể trầm trọng hơn do các nguy cơ nghề nghiệp đối với sức khỏe 4 Đối với quy định pháp luật của quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Hoa Kỳ thì ba nhóm bệnh trên đều được công nhận là BNN Tại án lệ của Tòa án tối cao Hàn Quốc ngày 19 tháng 06 năm 2018, tại Quyết định 2017 du 35097, Tòa án đã đưa ra nhận định rằng: “Tuy nhiên, ngay cả khi nguyên nhân chính của bệnh không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc, ít nhất nếu quá trình làm việc quá sức hoặc căng thẳng, làm chồng chéo lên nguyên nhân chính của bệnh và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh, thì có thể thấy rằng cũng có một mối quan hệ nhân quả giữa công việc và bệnh nghề nghiệp Ngoài ra, ngay cả khi tiềm ẩn tồn tại một căn bệnh cơ bản hoặc bệnh hiện có, mà công việc bình thường vẫn có thể làm được đã làm xấu đi nhanh chóng tốc độ tiến triển tự nhiên của

4 Lesage, Michel, “Work-related Diseases and Occupational Diseases: The ILO International List”, [https://www.iloencyclopaedia.org/part-iii-48230/topics-in-workers-compensation-systems/item/355-work- related-diseases-and-occupational-diseases-the-ilo-international-list] (truy cập ngày 16/07/2023) bệnh đó do làm việc quá sức thì nó vẫn được đưa vào là bệnh nghề nghiệp nếu có bằng chứng” 5 Tương tự, quyết định số Số E038699 ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Tòa phúc thẩm, Quận 4, Phân khu 2, California (Hoa Kỳ) trong bản án liên quan đến vụ việc Công ty Yeager Construction kiện Ban khiếu nại bồi thường công nhân, Tòa án đã xét rằng:

“Trong trường hợp trầm trọng thêm bất kỳ căn bệnh nào tồn tại trước khi xảy ra thương tật có thể bồi thường, chỉ được phép bồi thường theo tỷ lệ khuyết tật do tình trạng trầm trọng thêm của căn bệnh trước đó được cho là do chấn thương” 6 Theo đó, NSDLĐ vẫn phải chịu trách nhiệm với căn bệnh đã trở nên tồi tệ hơn do quá trình thực hiện công việc, và NSDLĐ chỉ chịu trách nhiệm với phần tăng thêm chứ không chịu trách nhiệm toàn bộ với căn bệnh đó

Trong quy định pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có sự đề cập đến “bệnh có liên quan đến công việc” Định nghĩa BNN là “bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động” (khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ) mà không có sự hướng dẫn về các tiêu chí xác định nguồn gốc gây bệnh như thế nào Cụm từ “phát sinh do điều kiện lao động có hại” thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc NLĐ bị BNN và điều kiện lao động có hại Dù là nguyên nhân duy nhất hay nguyên nhân cộng hưởng với các yếu tố khác gây nên BNN thì cũng được xem là có mối quan hệ nhân quả Đồng nghĩa rằng, nếu NLĐ phát sinh BNN do điều kiện lao động có hại thì NSDLĐ phải chịu trách nhiệm; nếu nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ điều kiện lao động có hại thì NSDLĐ không phải chịu trách nhiệm Tuy nhiên, nếu tiền sử bệnh lý của NLĐ đã mắc phải căn bệnh đó, điều kiện lao động có hại tác động thêm vào, làm trầm trọng tình trạng vốn có của NLĐ thì thiếu cơ sở để quy kết đây là BNN phát sinh từ điều kiện lao động có hại Giả định trong điều kiện lao động có hại tại Công ty dệt X (nơi có tiếng ồn vượt quá giới hạn tiếp xúc cho phép) có hai công nhân A và B lao động; họ cùng mắc phải bệnh điếc Qua khám phát hiện, A xác nhận bị bệnh điếc nghề nghiệp, B không được xem là bệnh điếc nghề nghiệp do bản thân B tuổi già, đã có tình trạng điếc tuổi già Do đó, A được Công ty X chịu trách nhiệm theo chế độ BNN, còn B chỉ được hưởng chế độ ốm đau Kết quả này chưa khách quan, nếu tình trạng ban đầu của B chỉ ở mức độ nhẹ, sau quá trình lao động cho Công ty X mà B mắc bệnh ở mức độ nặng hơn thì Công ty X cũng phải chịu trách nhiệm với B Bản chất là đã tồn tại điều

5 박상옥, 이기택, 박정화 (2018), “유족급여및장의비부지급처분취소 ”, (Tạm dịch: Hủy bỏ Quyết định Thanh toán Trợ cấp cho Người sống sót và Chi phí Tang lễ), Quyết định số 30597 (2019),

[https://glaw.scourt.go.kr/wsjo/panre/sjo100.do?contId206049&q=%EC%97%85%EB%AC%B4%EC%83%8 1%20%EC%A7%88%EB%B3%91&nq=&w=panre§ion=panre_tot&subw=&subsection=&subId=2&csq=

&groups=6,7,5,9&category=&outmax=1&msort=&onlycount=&sp=&d1=&d2=&d3=&d4=&d5=&pg!&p1=

&p2=&p3=&p4=&p5=&p6=&p7=&p8=&p9=&p10=&p11=&p12=&sysCd=WSJO&tabGbnCd=&saNo=&joNo

=&lawNm=&hanjaYn=N&userSrchHistNo=&poption=&srch=&range=&daewbyn=N&smpryn=N&idgJyul

&newsimyn=Y&trtyNm=&tabId=0&dsort=] (truy cập lần cuối lúc 15.20 ngày 30/01/2023)

6 E.L Yeager Construction v Workers' Comp Appeals Board (2006), FindLaw,

[https://caselaw.findlaw.com/court/ca-court-of-appeal/1127540.html] (truy cập ngày 26/07/2023) kiện lao động có hại, Công ty X đã không đảm bảo được sự an toàn của NLĐ trong môi trường đó, hệ quả BNN phát sinh là việc tất yếu sẽ xảy ra NSDLĐ phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình Việc xác định “bệnh có liên quan đến công việc” có ý nghĩa rất quan trọng để NSDLĐ thực hiện trách nhiệm với NLĐ Nếu có quy định pháp luật giới hạn phạm vi trách nhiệm của NSDLĐ đối với BNN phát sinh không xuất phát từ điều kiện lao động có hại mà chỉ làm trầm trọng hơn căn bệnh có sẵn thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ và NLĐ hơn; tránh trường hợp NSDLĐ viện dẫn lý do để không chịu trách nhiệm Việc giới hạn phạm vi trách nhiệm có thể thực hiện như sau: Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN được hiểu là trách nhiệm của NSDLĐ đối với hệ quả NLĐ bị bệnh gây ra bởi điều kiện lao động có hại Đối với bệnh có liên quan đến công việc, trong trường hợp nếu điều kiện lao động có hại không phải là nguyên nhân gây ra nhưng có tác động làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh vốn có của NLĐ thì trách nhiệm của NSDLĐ được xác định tương ứng với phần tăng thêm

Thứ hai, “điều kiện lao động có hại” là gì; nó chỉ bao gồm các yếu tố có thể xác định được qua nghiên cứu, đã được chứng minh hay bao gồm luôn cả những yếu tố mang tính chất nghi ngờ, chưa được minh chứng Thực chất, trong ngành y học, các yếu tố gây bệnh luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi Ví dụ đối với chất amiăng gây bệnh ung thư, trong y học tồn tại hai khuynh hướng có quan điểm trái ngược nhau, chống đối nhau về amiăng Quan điểm của những tổ chức chống amiăng là cấm hoàn toàn sử dụng amiăng với quan điểm “dù bất kể đó là loại amiăng nào, kể cả amiăng trắng đều là vật liệu có hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của NLĐ” Khuynh hướng thứ hai là chỉ cấm amiăng amphibole, cho phép sử dụng amiăng trắng có kiểm soát theo Công ước 162 năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khuynh hướng này có Việt Nam áp dụng Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 133/2004/QĐ-TTg cho phép tiếp tục sử dụng amiăng trắng để sản xuất tấm lợp 7 Như vậy có thể thấy rằng, ở Việt Nam, các căn cứ về BNN phải được chứng minh dựa trên nền tảng nghiên cứu của khoa học và quyết định cuối cùng thuộc về Thủ tướng Quan điểm về “điều kiện lao động” được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ATVSLĐ định nghĩa rằng: “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc” 8 Đối với các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động thì có thể đo lường được bằng chỉ số, nếu vượt quá phạm vi cho phép thì nhận diện là yếu tố có hại

7 Lê Thạch (2019), “Chưa tìm ra các bệnh nghề nghiệp liên quan đến amiang”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam

(VOV), [https://vtv.vn/suc-khoe/ty-le-mac-cac-benh-nghe-nghiep-ngay-cang-tang-2019042621253304.htm] (truy cập lần cuối ngày 29/07/2023)

8 Trần Văn Đại (2017), “Khái niệm điều kiện lao động và các yếu tố của điều kiện lao động (Phần 1)”, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, [https://sknnmt.com.vn/vi/tam-ly-lao-dong-va-ecgonom/khai-niem-dieu-kien- lao-dong-va-cac-yeu-to-cua-dieu-kien-lao-dong-phan-1.html] (truy cập ngày 16/07/2023) Đối với các yếu tố tâm lý, văn hóa thì phụ thuộc vào mỗi cá nhân, không có cột mốc để xác định như thế nào là có hại và như thế nào là không có hại Việc thực hiện đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động được hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, nhìn chung là chưa có tiêu chuẩn đánh giá về yếu tố tâm lý, văn hóa Việc này gây hiểu lầm rằng định nghĩa BNN không bao quát các nhóm bệnh có liên quan về yếu tố tâm thần (đánh giá điều kiện lao động có hại chỉ gồm các yếu tố tác động về thể chất mà chưa đánh giá yếu tố tác động về mặt tâm thần) Vì vậy, trong tương lai, cơ quan nhà nước cần có hướng dẫn thêm về vấn đề đánh giá yếu tố tâm lý, văn hóa trong điều kiện lao động

Thứ ba, về góc độ mà BNN tác động đến NLĐ, có nên công nhận BNN đối với trường hợp gây tổn hại về mặt tinh thần của NLĐ hay không? Trên thực tiễn thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN và các văn bản hướng dẫn đã không đề cập đến trường hợp này Thực tế cho thấy BNN ở Việt Nam thường liên quan đến những bệnh gây tổn hại về mặt thể chất của NLĐ mà chưa có tiền lệ nào xét trên khía cạnh tổn hại về sức khỏe tâm thần của NLĐ Thực tiễn hiện nay trên thế giới, ở những quốc gia phát triển đã bước đầu đưa bệnh tâm thần nghề nghiệp vào hệ thống BNN của mình Các tác động của bệnh tâm thần nghề nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lao động của NLĐ thông qua việc làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội của người bệnh Trong bối cảnh nền công nghiệp hiện đại 4.0, phương thức làm việc đang thay đổi, xu hướng toàn cầu hướng tới tự động hóa và trao đổi dữ liệu đặt ra đòi hỏi hiệu suất tinh thần làm việc cao Mặt khác, phương tiện liên lạc, truyền thông hiện đại đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong công việc diễn ra gay gắt hơn; thông tin trao đổi không giới hạn phạm vi, thời gian, NLĐ thường phải đối mặt với áp lực công việc sau khi đã kết thúc giờ làm Do đó, bệnh tâm thần nghề nghiệp cần được định hướng bởi các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo họ có trạng thái tinh thần ổn định trong quá trình lao động Tại một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc thì quy định pháp luật công nhận trường hợp BNN tâm thần về căng thẳng trong công việc Tại khoản 2 Điều 37 Đạo luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp quy định rằng các bệnh do căng thẳng tinh thần liên quan đến công việc do bắt nạt tại nơi làm việc và ngôn ngữ lăng mạ của khách hàng sẽ được xem là BNN 9 Theo hướng dẫn toàn cầu của Tổ chức

Y tế Thế giới về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, khuyến nghị các hành động để giải quyết các rủi ro đối với sức khỏe tâm thần như khối lượng công việc nặng nhọc, hành vi tiêu cực và các yếu tố khác gây ra căng thẳng tại nơi làm việc Lần đầu tiên Tổ chức

Y tế Thế giới khuyến nghị đào tạo người quản lý, nhằm xây dựng năng lực của họ để

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Trong nhiều thế kỷ trước đây, một số BNN được quan sát và nhận diện bởi các thầy thuốc cổ đại, sự kiện này được ghi nhận trong cuốn sách Dịch tễ học thứ ba tại thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên Tuy nhiên, xã hội lúc bấy giờ chưa đặt sự quan tâm về BNN diễn ra ở tầng lớp lao động bởi quyền con người bị xem nhẹ; ý chí độc tài, áp bức của giai cấp cầm quyền đã hạn chế quyền bình đẳng của con người Chỉ trong thời gian gần đây (khoảng 70 năm về trước), khi cách mạng tư sản diễn ra dẫn đến sự đổi mới về nhận thức trong xã hội, con người mới đưa ra yêu cầu về xã hội dân chủ, đảm bảo quyền con người Trong bối cảnh đó, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bước đầu được đặt ra Sơ khai nhận thức về BNN khởi nguồn bằng các nghiên cứu khoa học, y học Sau đó, dựa trên tiền đề khoa học, với các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục, các nhà lập pháp bắt đầu xây dựng khung pháp lý về BNN, thể hiện sự tiến bộ của xã hội loài người, một xã hội văn minh, dân chủ, bình đẳng Năm 1925, Công ước số 18 về Bồi thường cho Người lao động (Bệnh nghề nghiệp) đánh dấu sự ghi nhận ở phạm vi quốc tế về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN

Tại Việt Nam, Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động đánh dấu hành động đầu tiên của Nhà nước về việc phòng ngừa BNN cho NLĐ Trong đó, trách nhiệm của NSDLĐ được quy định như sau: “Tất cả các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm đều phải trang bị bảo hộ lao động cho công nhân của xí nghiệp mình Quy định này nhằm bắt buộc các ban Giám đốc xí nghiệp công và chủ xí nghiệp công tư doanh phải chú ý giữ gìn sức khỏe và bảo đảm tính mạng cho công nhân, viên chức”

Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ dừng lại ở bước phòng ngừa chứ chưa nêu trách nhiệm khắc phục hậu quả của NSDLĐ khi NLĐ bị BNN Các trách nhiệm về chế độ thuốc men, điều trị, khám xét BNN cho NLĐ chủ yếu do BHXH chi trả (Thông tư liên bộ 01- TT/LB năm 1962 áp dụng cho công nhân, viên chức Nhà nước) Sự ghi nhận tối cao về chế độ BNN được quy định trong Hiến pháp, cụ thể, tại Điều 58 Hiến pháp 1980 ghi nhận “Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” Năm 1994, định chế BNN chính thức được quy định trong ngành luật riêng - ngành luật lao động, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được cụ thể hóa tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 BLLĐ 1994 bao gồm những nội dung chính như sau: NSDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế, bồi thường cho NLĐ bị BNN; NSDLĐ đảm bảo quyền được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi NLĐ bị BNN Hiện nay, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được quy định đa dạng hơn thông qua các văn bản luật và dưới luật

Khi nhắc đến trách nhiệm của NSDLĐ trong định chế BNN, có nhiều cách hiểu khác nhau Nó có thể là dạng trách nhiệm phòng ngừa của NSDLĐ đối với NLĐ nhằm ngăn chặn, hạn chế, loại loại trừ các yếu tố có hại làm phát sinh BNN Các hành động thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ chủ yếu bao gồm nhiệm vụ xây dựng, tổ chức bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; đóng bảo hiểm cho NLĐ; huấn luyện, hướng dẫn, trang bị vật chất nhằm bảo đảm ATVSLĐ; giám sát, kiểm tra, bố trí người có chuyên môn làm công tác ATVSLĐ, Trách nhiệm của NSDLĐ còn được hiểu là trách nhiệm khắc phục hậu quả khi NLĐ bị BNN nhằm điều trị ổn định, đưa trạng thái sức khỏe của NLĐ hồi phục bình thường Trong quá trình đó, NSDLĐ thực hiện các nhiệm vụ sau: trách nhiệm về mặt tài chính đối với NLĐ xuyên suốt thời gian điều trị ổn định; trách nhiệm hỗ trợ thuận lợi cho NLĐ trở lại làm việc sau khi đã được điều trị ổn định; trách nhiệm thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo BNN với cơ quan quản lý nhà nước, Ở cách hiểu theo nghĩa mở rộng, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ còn có thể hiểu bao gồm cả hai góc độ: trách nhiệm phòng ngừa và trách nhiệm khắc phục hậu quả đối với NLĐ Để có cách hiểu phù hợp về nội hàm trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ thì cần căn cứ vào nội dung được đề cập đến, dựa vào đối tượng mà NSDLĐ thực hiện trách nhiệm là chủ thể nào, trách nhiệm được thực hiện ra sao Nếu khách thể nghiên cứu là “NLĐ”, không có sự phân nhóm thì trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ sẽ là dạng trách nhiệm phòng ngừa hoặc dạng trách nhiệm mở rộng Nếu khách thể nghiên cứu là “NLĐ bị BNN” thì phạm vi NLĐ bị thu hẹp lại, phân thành nhóm NLĐ không mắc BNN và nhóm NLĐ đã hoặc đang mắc BNN

Trong phạm vi nghiên cứu này, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý bắt buộc đối với NSDLĐ nhằm khắc phục hậu quả phát sinh từ việc NLĐ bị BNN, thông qua đó NSDLĐ bù đắp tổn thất cho NLĐ bị BNN, giúp họ điều trị ổn định và hồi phục khả năng lao động bình thường

1.2.2 Đặc điểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Thứ nhất, các chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị

BNN chủ yếu là NSDLĐ và NLĐ Định nghĩa về NSDLĐ được quy định tại khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019 là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận Định nghĩa NLĐ được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019 là người được NSDLĐ thuê, mướn để thực hiện một công việc theo thỏa thuận trong HĐLĐ Mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ có sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau: NLĐ nhận lương, chịu sự điều hành, quản lý, giám sát từ NSDLĐ; NSDLĐ có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện lao động cho NLĐ, phải chịu trách nhiệm khi có hậu quả xảy ra

Thứ hai, QHLĐ chính là cơ sở để xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN Sự kết nối giữa NLĐ và NSDLĐ trong QHLĐ được thể hiện qua HĐLĐ mà các bên đã thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Qua đó, các bên quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ bao gồm công việc, tiền lương, và cả về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN HĐLĐ chính là văn bản minh chứng rõ ràng nhất để làm cơ sở xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN Theo khoản

5 Điều 3 BLLĐ 2019, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ với NSDLĐ, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khoảng thời gian trong QHLĐ, NSDLĐ có quyền cũng như nghĩa vụ đối với NLĐ của mình, với tư cách là chủ thể hưởng lợi từ sức lao động (một loại hàng hóa đặc biệt trong xã hội) của NLĐ (người tạo ra sức lao động đó) bằng cách quản lý sử dụng một cách có hiệu quả quá trình lao động NSDLĐ sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN sau khi QHLĐ kết thúc, khi NLĐ không còn làm việc cho NLĐ nữa thì sẽ không còn được bồi thường khi bị BNN (điểm b khoản 1 Điều

Thứ ba, cơ sở lý luận xem xét trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN dựa trên nền tảng tư tưởng Mác - Lênin Trong QHLĐ, NSDLĐ đóng vai trò là bên mua và NLĐ đóng vai trò là bên bán; quan hệ này có nét tương tự với mối quan hệ mua bán hàng hóa thông thường Điểm khác biệt nằm ở chỗ đối tượng hàng hóa “sức lao động” là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử Khi sử dụng nó, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn, tạo ra được giá trị thặng dư hơn so với ban đầu Để làm được điều đó, “sức lao động” phải có khả năng tái sản xuất bằng cách sử dụng các tư liệu sinh hoạt để phục hồi năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể sống, qua đó tiếp tục công cuộc lao động sản xuất của cải vật chất cho xã hội QHLĐ khác với quan hệ mua bán hàng hóa ở chỗ người mua “sức lao động” không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng Do đó, NLĐ bán sức lao động của họ cho NSDLĐ nhưng không có nghĩa NSDLĐ có quyền định đoạt tùy ý với sức lao động đó Các quy định pháp luật được đặt ra để ngăn ngừa NSDLĐ lạm quyền, gây hại đến sức lao động của NLĐ Trong quá trình sử dụng sức lao động, NSDLĐ có nhiệm vụ quản lý, giám sát NLĐ và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ NLĐ có quyền được bảo vệ về sức khỏe cũng như tính mạng, đó là quyền cơ bản của con người không ai có thể xâm phạm

Thứ tư, căn cứ xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN dựa trên các yếu tố cấu thành bao gồm hành vi khách quan, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Hành vi khách quan là hành vi của NSDLĐ không phù hợp với đòi hỏi của xã hội, biểu hiện dưới dạng không hành động hoặc hành động Qua đó, dẫn đến hậu quả là NLĐ mắc BNN phát sinh do điều kiện lao động có hại trong quá trình lao động Việc đánh giá điều kiện lao động có hại được thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH Việc xác định NLĐ có mắc BNN hay không và mức độ bị suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu dựa trên cơ sở kết quả khám phát hiện BNN và giám định BNN theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT Giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả NLĐ mắc BNN phải do điều kiện lao động có hại gây ra, gắn liền với quá trình thực hiện công việc cho NSDLĐ Khi đánh giá có mối quan hệ nhân quả hay không, cơ quan chuyên môn dựa vào các thông tin tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại; thực hiện các xét nghiệm khác (khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT) Thông qua đó, cơ sở khám BNN hoặc Hội đồng hội chẩn BNN có thể đưa ra kết luận một cách khách quan, khoa học, thuyết phục

1.2.3 Ý nghĩa của chế độ người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Khả năng lao động bình thường của NLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của cải, vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, qua đó thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người Xét phạm trù cái chung, lao động là nhân tố đóng góp vào sự phát triển hưng thịnh của đất nước, quyết định sự tồn tại của xã hội loài người Xét phạm trù cái riêng, lao động là phương thức con người hoạt động để duy trì sự sống, lao động tạo ra nguồn vật chất dồi dào, nguồn thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân mỗi cá nhân và gia đình của họ Để đảm bảo khả năng lao động bền vững qua thời gian thì NSDLĐ phải tạo điều kiện lao động an toàn cho NLĐ, góp phần bảo vệ khả năng lao động và khả năng tái sản xuất sức lao động của NLĐ trong quá trình lao động Nếu NLĐ phát sinh BNN thì khả năng lao động của họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, làm gián đoạn hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất, sự ổn định cuộc sống của họ Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder đã từng phát biểu nhân ngày An Toàn và Sức Khỏe Lao Động Thế Giới rằng

“Cái giá lớn nhất của BNN chính là mạng sống con người BNN làm bần cùng hóa NLĐ và gia đình họ, ảnh hưởng lớn tới cả cộng đồng khi mất đi những lao động năng suất nhất…” Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN mang ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống của NLĐ Ở góc độ vi mô, việc NSDLĐ thực hiện trách nhiệm với NLĐ bị BNN góp phần bảo vệ cuộc sống và sinh kế của NLĐ, gia đình họ Chúng ta hay nói rằng gia đình chính là cái nôi, cái gốc phát triển của con người, là “bệ phóng” đầu đời của mỗi cá nhân Khi

“trụ cột” của ngôi nhà được gia công kiên cố thì những điều còn lại sẽ có điều kiện phát triển hơn trong mái ấm đó Nếu NSDLĐ bảo vệ NLĐ bị BNN đóng vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình thông qua biện pháp bồi thường, trợ cấp, chi trả phí y tế thì NSDLĐ đã gián tiếp bảo vệ sự ổn định cuộc sống của NLĐ bị BNN và gia đình của họ Nhờ đó, mỗi cá nhân có cơ hội tiếp tục thực hiện công việc, nhiệm vụ, vai trò vốn có trong gia đình mà không bị ảnh hưởng, xáo trộn, người con chưa thành niên có thể tiếp tục học hành, cha mẹ bề trên có thể tiếp tục công việc nhẹ nhàng ở “tuổi xế chiều”, Mặt khác, việc NSDLĐ tận tâm thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN sẽ tạo lợi thế cho NSDLĐ trong khả năng thu hút được nguồn nhân lực tài năng, đồng thời giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việc đầu tư vào con người là con đường đầu tư bền vững nhất, doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài chính nhờ vào những con người “cốt cán”, những người đồng hành cùng doanh nghiệp trong chặng đường dài Ngoài ra, việc NSDLĐ đặt sự quan tâm đến phúc lợi cho NLĐ, chú trọng vào chính sách đãi ngộ cho NLĐ còn thể hiện sự tử tế, tình người, biết đối nhân xử thế, có như vậy thì đối tác mới có thể tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ doanh nghiệp đó Điều này là nền tảng đánh giá chất lượng nội bộ, là “gương mặt đại diện hình ảnh” cho doanh nghiệp đó Những công ty hàng đầu Việt Nam, nơi có chính sách đãi ngộ cao cho nhân viên thường được đánh giá là thu hút được nguồn lao động nhiệt huyết, trung thành, tài năng, là điểm đến làm việc lý tưởng, ví dụ như Thế giới di động, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Công ty cổ phần FP, Công ty Unilever, Ở góc độ vĩ mô, trên nguyên tắc “dân có giàu thì nước mới mạnh”, “dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo đời sống no ấm, ăn mặc đủ đầy, hạnh phúc cho người dân Do đó, Nhà nước thường xây dựng hệ thống quỹ an sinh xã hội mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho người dân có điều kiện phát triển, tránh trường hợp bần cùng hóa Khi xảy ra tình trạng người dân không thể thực hiện lao động để nuôi sống bản thân, Nhà nước đóng vai trò là công cụ điều hòa giúp họ thoát khỏi cảnh khó khăn đó Nếu NLĐ bị BNN, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chính là phương thức để Nhà nước tác động hỗ trợ đời sống cho họ Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm cũng chỉ mang tính dự phòng rủi ro, không thể đảm bảo toàn bộ cuộc sống của NLĐ bị BNN được, vì vậy nguồn lực từ NSDLĐ là điều rất cần thiết Cơ sở ràng buộc NSDLĐ chịu trách nhiệm với NLĐ là do điều kiện có hại xuất phát từ nơi làm việc mà NSDLĐ quản lý, kiểm soát Thông qua các khoản chi trả từ cơ chế trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN đã giúp giảm mạnh gánh nặng kinh tế xã hội do sự thiếu vắng khả năng lao động của NLĐ Điều này giúp cho xã hội được ổn định, giảm áp lực an sinh xã hội với người bệnh, người nghèo và duy trì nhịp độ phát triển bền vững Và, để bảo đảm thực hiện các trách nhiệm đó thì Nhà nước với vai trò quản lý sẽ thực hiện việc xây dựng, ban hành khung pháp lý quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN và các chế tài tác động vào hành vi chủ thể một cách phù hợp, đúng ý chí của Nhà nước.

Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

1.3.1 Chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019, “người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” Theo Điều 38 Luật ATVSLĐ, NSDLĐ chịu trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN

(i) Tuy nhiên, đối với trường hợp cho thuê lại lao động thì trách nhiệm này còn có thể thuộc về bên thuê lại lao động Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật ATVSLĐ quy định rằng “doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm thỏa thuận với bên thuê lại lao động trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động thuê lại nhưng không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; đưa các nội dung đã thỏa thuận trên vào hợp đồng cho thuê lại lao động và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định” Thêm vào đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định rằng hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động phải gồm nội dung về chế độ cho NLĐ thuê lại bị BNN

(ii) Đối với trường hợp tại nơi làm việc có nhiều NLĐ thuộc nhiều NSDLĐ khác nhau thì theo Điều 66 Luật ATVSLĐ, chủ dự án hoặc chủ đầu tư phải tổ chức để những NSDLĐ cùng lập văn bản xác định rõ trách nhiệm của từng người trong việc bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ

(iii) Đối với trường hợp NSDLĐ là doanh nghiệp bị thay đổi cơ cấu tổ chức (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách) hoặc NSDLĐ không còn tồn tại thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ thể nào? Mặc dù pháp luật về lao động không quy định về trường hợp này nhưng căn cứ theo pháp luật về doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách) thì doanh nghiệp đó sẽ chấm dứt tồn tại, nhưng việc chấm dứt này có sự kế thừa nên chủ thể chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác là doanh nghiệp mới được cơ cấu lại

(iv) Đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại (phá sản, giải thể) thì các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết sẽ được xem là khoản nợ được ưu tiên thanh toán trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể Nếu BNN được phát hiện sau quá trình này thì không còn thuộc trường hợp chịu trách nhiệm bồi thường nữa Lúc này, nếu vẫn “thời gian bảo đảm vẫn còn” thì NLĐ có thể yêu cầu các khoản trợ cấp, chi trả chi phí y tế từ quỹ bảo hiểm an sinh xã hội như BHYT, BHXH, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 15/2016/TT- BYT định nghĩa rằng “Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với yếu tố có hại đến thời điểm vẫn còn khả năng phát bệnh do yếu tố có hại đó” Tuy nhiên, NLĐ chỉ được quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: NLĐ phát hiện bị BNN trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; có tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra BNN quy định tại điểm a khoản này; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị BNN (Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP) Bên cạnh đó, theo Điều 17 và Điều

21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, quỹ bảo hiểm cũng giới hạn mức hỗ trợ tối đa cho một NLĐ trong việc khám BNN là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần và mức tối đa không quá 800 nghìn đồng/ người/ lần khám; mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần và mức tối đa không quá 15 triệu đồng/người Các khoản trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu phát sinh trong quá trình NLĐ điều trị BNN do căn cứ tính dựa trên mức lương cơ sở Giả sử, với mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng, các khoản trợ cấp cơ bản mà NLĐ bị BNN nhận được sẽ là: (a) nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 30% nhận được [5 x 1,8 + (30 - 5) x 0,5 x 1,8)] = 10,125 (mười triệu một trăm hai mươi lăm ngàn đồng) Khoản này chỉ chi trả một lần (b) Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 80% nhận được [30% x 1,8 + (80 - 31) x 2% x 1,8] =2,304 (hai triệu ba trăm lẻ bốn ngàn đồng) Khoản này được chi trả hàng tháng (c) Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 100% thì nhận được [30% x 1,8 + (100 - 31) x 2% x 1,8 + 1,8] = 4,824 (bốn triệu tám trăm hai mươi bốn ngàn đồng) Khoản này là khoản trợ cấp hàng tháng và trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở Theo dữ liệu của Numbeo, chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một người tại Việt Nam vào năm 2022 là khoảng 10,5 triệu đồng 27

Như vậy có thể thấy rằng các khoản chi trả từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN không đủ để đáp ứng đủ mức sống, chi tiêu sinh hoạt cho một cá nhân Do đó, nếu NLĐ phát sinh BNN do điều kiện lao động có hại gây ra mà NSDLĐ không còn “tồn tại” thì sẽ tạo ra “gánh nặng bệnh tật”, ảnh hưởng đến cuộc sống, quyền làm việc tìm kiếm thu nhập của NLĐ đó Vì vậy, việc tìm ra biện pháp hiệu quả giúp đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong trường hợp này là cần thiết

27 “Chi phí sống tại Việt Nam đang ở mức nào so với thế giới?”, Báo VietNamNet, [https://vietnamnet.vn/chi-phi- song-tai-viet-nam-dang-o-muc-nao-so-voi-the-gioi-2030110.html] (truy cập ngày 06/08/2023)

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019, “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động” Đối tượng mà NSDLĐ phải chịu trách nhiệm khi xảy ra BNN phải có đủ các điều kiện sau: (i) có thỏa thuận, nội dung có thể về nhiệm vụ công việc, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên; (ii) được trả lương, NSDLĐ phải trả một “khoản tiền” khi NLĐ bán “hàng hóa sức lao động” thông qua việc thực hiện công việc, nhiệm vụ cho NSDLĐ; (iii) NLĐ phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ Xét thấy khi đặt các cụm từ “quản lý, điều hành, giám sát” cạnh nhau và được ngăn cách bằng dấu phẩy “,” thì có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau Dấu phẩy “,” đại biểu cho ý nghĩa “và” hay “hoặc”? NLĐ phải đồng thời chịu sự quản lý, điều hành và giám sát của NSDLĐ hay NLĐ chỉ cần chịu ít nhất một trong các yếu tố

“quản lý” hoặc “giám sát” hoặc “điều hành”? Câu trả lời này chưa được tìm thấy trong quy định của pháp luật Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, “quản lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; “điều hành” là hướng dẫn cho mọi hoạt động chung diễn ra theo một đường lối, chủ trương nhất định; “giám sát” là theo dõi và kiểm tra việc thực hiện những điều đã quy định Ba khái niệm này có nội hàm khác nhau, việc xác định NLĐ có phụ thuộc vào các yếu tố này, vậy nên việc xác định cách áp dụng các khái niệm là điều cần lưu ý, quan tâm

Trong những trường hợp đặc biệt, quy định pháp luật có cách quy định riêng Điển hình, đối với NLĐ nhận công việc về làm tại nhà thì pháp luật có quy định “người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà” (khoản 3 Điều 69

Luật ATVSLĐ) Điều này thể hiện rằng NSDLĐ có quyền “quản lý” NLĐ làm việc tại nhà Tuy nhiên, Điều 69 Luật ATVSLĐ chỉ quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ nhưng không đề cập đến trách nhiệm khi có BNN xảy ra (Điều 69 Luật ATVSLĐ) Tương tự như vậy, đối với người học nghề, tập nghề, thử việc thì “người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động” (khoản 2 Điều 70 Luật ATVSLĐ) Điều này thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ trong việc chấp hành, tuân thủ quy định về bảo đảm điều kiện ATVSLĐ cho người học nghề, tập nghề, thử việc nhưng quy định không đề cập đến trách nhiệm của NSDLĐ khi xảy ra BNN Thêm vào đó, khoản 3 Điều 70 Luật ATVSLĐ đề cập rằng “học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, tập phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề” Như vậy, giữa NSDLĐ và “học sinh, sinh viên, người học nghề” có sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhau: một bên (NSDLĐ) phải đảm bảo thực hiện các hành động theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo ATVSLĐ như việc đặt ra quy định, nội quy nơi làm việc; một bên (“học sinh, sinh viên, người học nghề”) phải tuân thủ các quy định được đặt ra đó Việc này thể hiện mối quan hệ “quản lý”, “điều hành” giữa NLĐ với “học sinh, sinh viên, người học nghề” Tuy nhiên, trách nhiệm của NSDLĐ khi phát sinh BNN chưa được đặt ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm “học sinh, sinh viên, người học nghề” Bởi nếu có tồn tại yếu tố có hại trong điều kiện lao động của cơ sở giáo dục, dạy nghề thì bản thân “học sinh, sinh viên, người học nghề” cũng tiếp xúc và có khả năng mắc bệnh khi làm việc trong môi trường đó Hoặc, nếu đặc điểm công việc mà NLĐ nhận công việc về làm tại nhà có yếu tố gây BNN thì họ cũng có khả năng mắc bệnh Nếu loại trừ trách nhiệm của NSDLĐ trong những trường hợp này thì sẽ không hợp lý Ngoài ra, có thể thấy với nhóm đối tượng NSDLĐ chỉ có quyền “quản lý”, “điều hành” mà không đáp ứng đủ cả ba tiêu chí “quản lý”, “điều hành”, “giám sát” thì quy định pháp luật không đặt ra trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN

Mặt khác, cũng cần xem xét tại sao lại có sự khác nhau trong quy định về ATVSLĐ đối với nhóm “học nghề, tập nghề, thử việc” NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo thực hiện trách nhiệm ATVSLĐ với cả nhóm “học nghề, tập nghề, thử việc” nhưng chỉ có “người học nghề” mới đặt ra nghĩa vụ tuân thủ quy định về ATVSLĐ Để giải thích sự khác nhau thì xem xét định nghĩa của “học nghề”, “tập nghề” và “thử việc” tại BLLĐ 2019 Theo đó, quy định rằng: “học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc”, “tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc”, “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc” (Điều 24, Điều 61 BLLĐ 2019) Như vậy, sự khác nhau giữa

“học nghề”, “tập nghề”, “thử việc” nằm ở quy chế pháp lý chứ không đề cập đến sự khác nhau ở “nơi làm việc” Nghĩa là, NSDLĐ đều có quyền sắp xếp người “học nghề”,

“tập nghề”, “thử việc” tại nơi làm việc mà NSDLĐ có quyền quản lý, giám sát, điều hành Nếu tồn tại điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp phát sinh tác động đến họ thì xét thấy rằng NSDLĐ cũng cần phải chịu trách nhiệm bởi họ đã không đảm bảo được ATVSLĐ tại nơi làm việc Tại pháp luật của một số quốc gia, họ cũng công nhận BNN đối với nhóm người “thử việc” Cụ thể, Điều 2 Đạo luật TNLĐ và BNN bang Québec (Canada) quy định về NLĐ được bồi thường BNN như sau: “Người lao động có nghĩa là một thể nhân làm việc cho người sử dụng lao động để hưởng thù lao theo hợp đồng lao động hoặc học nghề” Ngoài ra, Điều 46 Đạo luật bang Québec (Canada) quy định về bồi thường thu nhập như sau: “Một người lao động không còn được tuyển dụng khi xuất hiện chấn thương nghề nghiệp có quyền được bồi thường thu nhập thay thế nếu anh ta không thể tiếp tục công việc mà anh ta thường làm Theo mục đích của Đạo luật này, việc làm đó trở thành việc làm của anh ta” Từ những vấn đề trên, xét thấy cần có cơ chế trách nhiệm của NSDLĐ đối với người học nghề, tập nghề, thử việc một cách hợp lý khi BNN phát sinh do điều kiện lao động có hại tác động tới họ

Quy định pháp luật về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp

2.1.1 Thực trạng về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Theo khoản 2 Điều 38 Luật ATVSLĐ, các chi phí y tế mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ bị BNN bao gồm các khoản sau: phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả; phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định; thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT Có thể thấy rằng BHYT là cơ chế an sinh xã hội hiệu quả, đóng vai trò rất quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng NLĐ bị BNN cùng NSDLĐ Đầu tiên, trách nhiệm đóng BHYT được quy định tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó NSDLĐ đóng 2/3 và NLĐ đóng 1/3 (khoản 1 Điều 13 Luật BHYT) Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên; trường hợp có thêm một hoặc nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất (khoản 2 Điều 13 Luật BHYT) Đối với NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của NSDLĐ thì căn cứ để đóng BHYT là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong HĐLĐ (khoản 2 Điều 14 Luật BHYT) Khi NLĐ bị BNN, các chi phí y tế sẽ được BHYT chi trả theo quy định của pháp luật BHYT NSDLĐ có trách nhiệm bù trừ chi trả những khoản mà BHYT không chi trả hoặc NSDLĐ chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí nếu NLĐ không tham gia BHYT Tuy nhiên, quy định pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể việc thanh toán chi phí y tế này là bao gồm những khoản nào, việc xác định chi phí hợp lý là như thế nào, có mức giới hạn không, phương thức chi trả, thời hạn chi trả ra sao? Việc này gây ra bất cập trong việc thực hiện trên thực tế Đối với NSDLĐ tại Việt Nam hiện nay đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính của họ còn hạn chế, việc chi trả hoàn toàn chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định là khó thực hiện Nếu không có quy định hướng dẫn rõ ràng thì việc NSDLĐ trách nhiệm chi trả chi phí y tế cho NLĐ bị BNN sẽ gặp nhiều khó khăn do phạm vi quy định quá rộng, không phù hợp với khả năng thực hiện của NSDLĐ

(i) Xét các khoản chi phí y tế mà NSDLĐ có trách nhiệm chi trả, các khoản này bao gồm toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định (trừ những khoản cho BHYT chi trả) Các khoản BHYT chi trả có sự hỗ trợ rất lớn, giảm gánh nặng chi phí “bệnh tật” cho NSDLĐ, các khoản này bao gồm mức giá dịch vụ khám bệnh; mức giá dịch vụ ngày giường điều trị; mức giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm (Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BYT, sửa đổi bởi Thông tư 13/2019/TT-BYT) Các khoản về phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thì sẽ do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả (Điều 51 Luật ATVSLĐ) Tuy nhiên, để được hưởng các khoản chi phí này thì NLĐ phải thuộc đối tượng được chi trả theo pháp luật BHXH Nếu NLĐ tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến dẫn đến việc chi trả BHYT thấp đi, chi phí chi trả cho NSDLĐ tăng lên thì trách nhiệm được quy kết như thế nào? Nếu NLĐ “cố ý” lựa chọn các hình thức khám, chữa bệnh dịch vụ hiện đại, đắt tiền hơn, nằm ngoài danh mục BHYT trong khi họ có điều kiện lựa chọn hình thức khác nằm trong phạm vi bảo hiểm thì NSDLĐ có phải chấp nhận chi trả không? Điều này quy định pháp luật hiện hành chưa có câu trả lời

(ii) BNN có thể gây ra tác động nặng nề, khiến cho việc điều trị lâu dài, khó khăn, thậm chí không thể khắc phục được (như đã phân tích tại mục 1.1.2 chương 1 về đặc điểm BNN) Nếu trong thời gian rất dài, sau 02 năm điều trị mà tình hình cải thiện của NLĐ không khả quan, hoặc việc chữa trị chưa có kết quả tích cực thì liệu trách nhiệm của NSDLĐ sẽ được giải quyết ra sao? Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, khả năng cao là NSDLĐ phải chi trả toàn bộ chi phí y tế cho dù tình trạng chữa trị không có kết quả tích cực Điều này tạo gánh nặng kinh tế rất lớn cho NSDLĐ, vì bảo hiểm chỉ hỗ trợ chi trả các khoản chi phí y tế cho NLĐ bị BNN, các khoản khác như tiền chi trả cho người quản lý, giám sát, hỗ trợ NLĐ trong quá trình điều trị BNN; tiền chi trả cho công tác lập hồ sơ, theo dõi sức khỏe cho NLĐ bị BNN; tiền chi trả cho các khoản y tế phát sinh mà BHYT không chi trả,

(iii) Cách thức chi trả bao gồm thời gian, phương thức chi trả không được quy định, làm cho việc thực hiện trên thực tế chưa khả thi NSDLĐ rất có thể sẽ “lợi dụng” sơ hở này để “chây ỳ”, “chậm trễ” việc chi trả chi phí y tế cho NLĐ bị BNN Do đó, mặc dù quy định về trách nhiệm tạm ứng chi phí điều trị là có nhưng NSDLĐ không thực hiện điều này

Thứ hai, quan hệ đồng chi trả giữa NSDLĐ và BHYT Đồng chi trả bảo hiểm là số tiền mà người bệnh (NLĐ) và BHYT cùng chi trả cho một tổn thất theo một tỷ lệ nhất định được quy định trong hợp đồng Khi có yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì BHYT chi trả theo một tỷ lệ đã được thỏa thuận từ trước (được quy định theo loại thẻ BHYT), chi phí khắc phục rủi ro còn lại sẽ do người bệnh tự chi trả Do NLĐ bị BNN phát sinh từ điều kiện lao động có hại nên NSDLĐ phải chịu chi phí đồng chi trả này thay cho NLĐ Tuy nhiên, mức giới hạn thanh toán “đồng chi trả” như thế nào vẫn chưa được quy định cụ thể và cách thức mà NSDLĐ sẽ chi trả 37 Để khắc phục nhược điểm của pháp luật đối với chi phí “đồng chi trả”, cần bổ sung quy định định nghĩa, hướng dẫn xác định thực hiện, có thể áp dụng được trong các trường hợp cụ thể

Thứ ba, khi NSDLĐ rơi vào tình trạng “đổ vỡ” tài chính, có nguy cơ “phá sản”,

“giải thể” mà NLĐ lại đang trong quá trình điều trị thì trách nhiệm NSDLĐ sẽ được giải quyết ra sao? Nếu NSDLĐ thực hiện thủ tục phá sản, giải quyết các khoản “nợ” theo thứ tự thanh toán và khoản tài sản còn lại thì quyền lợi của NLĐ không được đảm bảo Thậm chí, khi tình trạng BNN xảy ra với số lượng lớn NLĐ, NSDLĐ có thể tìm cách

“né tránh” trách nhiệm chi trả bằng cách “ngụy tạo” tình trạng “đổ nợ giả” để nộp đơn yêu cầu “giải thể”, “phá sản” Hiện tượng này gọi là “phá sản kiểu Mỹ”- đối với các doanh nghiệp Mỹ, phá sản không có nghĩa là tất cả chấm hết; nổi bật với vụ việc hãng hàng không Continental Airlines của Mỹ thì từng phá sản tới 2 lần, vào các năm 1983 và 1990 38 Trước đây, quy định pháp luật nước ta đã dự phòng trường hợp này, cụ thể tại Điều 6 Nghị định 94/2005/NĐ-CP về giải quyết quyền lợi của NLĐ ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản quy định:

“Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết như sau:

1 Trường hợp đến thời hạn thanh toán mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết hoặc đã điều trị ổn định thương tật và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì tổ quản lý, thanh lý tài sản thanh toán cho người lao động hoặc thân nhân của họ…

2 Trường hợp hết thời hạn thanh toán mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn đang điều trị thì tổ quản lý, thanh lý tài sản làm việc với cơ sở y tế nơi người lao động đang điều trị để tạm xác định chi phí điều trị, mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động… tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển số tiền đó vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội… và ủy quyền để Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động …Nếu số tiền thanh toán cho người lao động… còn thừa thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển trả chủ sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã …”

Mặc dù bảo vệ được quyền lợi của NLĐ nhưng khả năng thực hiện của quy định tại Nghị định 94/2005/NĐ-CP thiếu tính khả thi bởi nó mang nặng tính hành chính, quy định quá nhiều công việc, trách nhiệm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong

37 Nguyễn Đức Tài (2018), Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr.8-9

38 Mai Phương, “ Phá sản kiểu Mỹ”, VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam,

[https://vneconomy.vn/pha-san-kieu-my.htm] (truy cập ngày 04/08/2023) khi hoạt động cơ quan nhà nước có sự hạn chế về nguồn nhân lực, việc chi trả khó khăn, yêu cầu thủ tục rườm rà Như vậy có thể thấy rằng, quy định pháp luật hiện hành có ưu điểm là ngắn gọn, áp dụng linh hoạt cho nhiều trường hợp; nhược điểm là chưa có tính khả thi cao, quy định trách nhiệm chưa rõ ràng, phù hợp với thực tiễn Do đó, cần có giải pháp, kiến nghị khắc phục nhược điểm này

2.1.2 Thực tiễn và kiến nghị về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Quy định pháp luật về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp

2.2.1 Thực trạng về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp

Trong khoảng thời gian NLĐ phải nghỉ làm để điều trị BNN thì NSDLĐ có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho NLĐ bị BNN theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật ATVSLĐ Khi NLĐ mắc BNN có thể họ sẽ phải đối mặt với thời gian điều trị bệnh lâu dài và kèm theo việc thiếu đi thu nhập chính do mất hoặc hạn chế khả năng lao động mà BNN mang lại Vì vậy, số tiền lương mà NSDLĐ trả cho NLĐ bị BNN có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn của họ trong quá trình khám, chữa và điều trị BNN

52 “Vai trò của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ trong công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN trong khu vực ASEAN”, [https://antoanlaodong.gov.vn/vi/tintuc_chitiet/hop-tac-quoc-te/vai-tro-cua-quy-bao-hiem-tnld-trong-cong-tac- phong-ngua-tnldbnn-trong-khu-vuc-asean] (truy cập ngày 07/08/2023)

Thứ nhất, cơ sở xác định tiền lương chi trả bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động (khoản 10 Điều 38 Luật ATVSLĐ) Tiền lương được xác định bằng phương pháp tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ bị BNN (Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH) Nếu thời gian làm việc không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xác định bị BNN Theo đó, NLĐ được nhận số tiền tính trên số ngày nghỉ để điều trị BNN nhân với tiền lương trung bình là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ bị BNN Cách xác định mức tiền lương cụ thể được chia theo đối tượng hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH Trong đó, tiền lương có thể bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung); mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong HĐLĐ; tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố; tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận Như vậy, có thể thấy rằng căn cứ tính tiền lương chi trả cho NLĐ trong thời gian họ phải nghỉ việc để điều trị bệnh dựa trên khoản tiền mà NSDLĐ đã trả cho NLĐ trước thời điểm xác định bị BNN Điều này không còn phù hợp với thị trường lao động hiện tại (i) Trong trường hợp một NLĐ có thể làm nhiều công việc để kiếm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình của họ Nếu NSDLĐ chỉ trả khoản tiền lương mà NLĐ bị mất dựa trên khoản tiền lương thể hiện trong QHLĐ giữa hai bên thì sẽ rất thiệt thòi cho NLĐ (ii) Thêm vào đó, nếu NLĐ bị BNN vẫn còn khả năng lao động và quyết định tiếp tục làm việc khác phù hợp với tình trạng sức khỏe dưới sự sắp xếp của NSDLĐ, kết hợp vừa làm vừa điều trị BNN thì liệu rằng NSDLĐ có cần phải trả các khoản tiền lương cho NLĐ nữa hay không? Rõ ràng là NLĐ không phải nghỉ việc trong quá trình điều trị BNN Trong trường hợp đó, với hướng ngược lại, nếu NLĐ bị BNN lựa chọn nghỉ việc mặc dù có điều kiện sắp xếp phù hợp và hoàn cảnh sức khỏe cho phép thì NSDLĐ có cần phải trả tiền lương cho NLĐ nữa không? Mục đích của quy định “chi trả tiền lương” cho NLĐ điều trị BNN là nhằm duy trì nguồn thu nhập ổn định duy trì đời sống khi thiếu vắng khả năng lao động bình thường của NLĐ Cách thức quy định pháp luật hiện hành ngắn gọn như vậy có ưu điểm là áp dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp, nhược điểm là gây bất bình đẳng quyền lợi của các bên trong quan hệ nếu có một bên “cố ý” trục lợi

Tham khảo Đạo luật TNLĐ và BNN, bang Quebec (Canada), tại Điều 45 quy định rằng: “Người lao động bị thương tích nghề nghiệp có quyền được bồi thường thu nhập thay thế nếu không thể tiếp tục công việc của mình vì lý do chấn thương” 53 Ngoài ra, Điều 46 Đạo luật TNLĐ và BNN, bang Québec (Canada) cũng hướng dẫn việc xác định tình trạng “không thể tiếp tục công việc” như sau: “Người lao động được cho là không thể tiếp tục công việc của mình cho đến khi chấn thương nghề nghiệp mà anh ta phải chịu đã được khắc phục” Bên cạnh đó, Đạo luật TNLĐ và BNN, bang Québec

(Canada) cũng giải quyết tình huống nếu NLĐ lựa chọn tiếp tục làm việc hoặc NLĐ lựa chọn nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe như sau: “Khi người lao động bị thương tích nghề nghiệp có thể tiếp tục công việc của mình, anh ta được hưởng khoản bồi thường thay thế thu nhập được quy định cho đến khi anh ta trở lại làm việc hoặc cho đến khi anh ta từ chối làm làm việc mà không có lý do chính đáng, nhưng không quá một năm kể từ ngày anh ta có thể tiếp tục công việc của mình Khoản bồi thường trả cho người lao động sẽ được giảm bớt do anh ta ngừng việc làm.” (Điều 48); “Khi một người lao động không thể tiếp tục công việc của mình vì thương tích nghề nghiệp mà vẫn còn khả năng tiếp tục công việc toàn thời gian phù hợp khác thì khoản bồi thường thay thế thu nhập của anh ta sẽ bị giảm đi theo mức thu nhập ròng mà anh ta có thể nhận được từ việc làm phù hợp” Như vậy có thể thấy rằng, nếu quy định pháp luật khoanh vùng đối tượng

NLĐ được trả tiền lương khi điều trị BNN thì sẽ khách quan, công bằng hơn với NSDLĐ Việc quy định chi tiết cũng giúp ngăn ngừa tình trạng NLĐ “trục lợi” từ việc chi trả đầy đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động

Thứ hai, mục đích của việc chi trả tiền lương là nhằm duy trì kế sinh nhai, nguồn thu nhập nuôi sống gia đình NLĐ và gia đình của họ Tuy nhiên, ở vùng đô thị - nơi tập trung đông dân cư và có mức sống đắt đỏ thì việc kiếm đủ sống là rất khó khăn Nếu chi trả tiền lương vẫn không đủ chi trả mức sống bình thường của NLĐ thì NSDLĐ nên có trách nhiệm như thế nào? Xét ở phạm vi mở rộng, BNN không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lao động bình thường của NLĐ mà nó còn ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, sự thăng tiến nghề nghiệp của người bệnh Với thị trường lao động cạnh tranh hiện tại, mức lương

“thưởng” dựa trên kết quả làm việc đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy NLĐ hoàn thành tốt công việc Đặc biệt, đối với những ngành nghề cần chạy chỉ tiêu “doanh số” hàng tháng thì mức lương nhận được hàng tháng càng phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh mà NLĐ đạt được trong tháng đó Mô hình này được nhiều NSDLĐ áp dụng trong quản lý nhân sự, mô hình này được gọi là mô hình 3Ps - trả lương cho NLĐ dựa trên ba yếu tố cơ bản bao gồm vị trí, năng lực, hiệu quả công việc Điển hình, các đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT đã áp dụng mô hình trả lương 3Ps giúp cho năng suất

53 “Act respecting industrial accidents and occupational diseases (Tạm dịch: Đạo luật về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp)”, Publications Quebec, [https://www.legisquebec.gouv.qc.ca/en/document/cs/a-3.001] (truy cập ngày 04/08/2023) lao động tăng lên 30 – 40%, tránh việc “cào bằng” thu nhập 54 Trên góc độ pháp luật, mức lương thưởng theo “doanh số” không là căn cứ để xác định tiền lương chi trả trong thời gian NLĐ nghỉ việc để điều trị BNN, bởi khoản thu này thường mang yếu tố không ổn định và không được thể hiện rõ ràng trên HĐLĐ (mức lương thưởng cũng không được xem xét làm căn cứ đóng BHXH) Tham khảo cơ chế bồi thường khi có thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 BLDS thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại khoản “thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại” Mặt khác, tham khảo Điều 45 tại Đạo luật TNLĐ và BNN, bang Québec (Canada) cũng quy định rằng khoản thu nhập này không chỉ giới hạn ở phạm vi tiền lương, mà được tính dựa trên thu nhập ròng thực tế mà NLĐ nhận được khi làm việc, cụ thể như sau: “khoản bồi thường thay thế thu nhập bằng 90% thu nhập ròng có trọng số mà người lao động có được hàng năm từ việc làm của mình” Xét thấy cần sửa đổi quy định hiện hành, thay thế “tiền lương” thành “thu nhập” để không ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ khi mà họ phải nghỉ việc để điều trị BNN

Thứ ba, việc chi trả tiền lương cho NLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động không quy định rõ ràng về thời hạn trả, giới hạn chi trả và phương thức thanh toán như thế nào Điều này dễ dẫn đến hiện tượng “trục lợi” tiêu cực từ NLĐ, khi mà họ “cố tình” kéo dài quá trình điều trị, phục hồi Ngược lại, NSDLĐ cũng có thể “trục lợi” bằng việc “chậm trễ” thanh toán tiền lương cho NLĐ, viện lý do

“để dồn trả một lần” Mặt khác, nếu trong trường hợp việc điều trị BNN kéo dài mà không có sự cải tiến tích cực và NSDLĐ cũng không thể chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong quá trình đó, điều này có thể ảnh hưởng hoạt động của NSDLĐ Việc chi trả chi phí “nhân công” hàng tháng nhưng lại không hề nhận được sự “lao động” xứng đáng sẽ tạo áp lực lớn trong dự toán ngân sách chi tiêu hàng tháng của NSDLĐ Do đó, cần có quy định hướng dẫn việc chi trả tiền lương cho NLĐ phải nghỉ việc trong quá trình điều trị BNN

2.2.2 Thực tiễn và kiến nghị về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp

Trên thực tế thời gian điều trị BNN có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm và điều này sẽ là nỗi lo lớn cho NSDLĐ khi họ phải gánh chịu khoản chi phí không xác định rõ ràng trong thời hạn bao lâu Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cũng chưa hướng dẫn rõ cách thức và hình thức trả mức lương cho NLĐ được xác định như thế

54 “Áp dụng BSC/KPIs và 3Ps tại VNPT thúc đẩy năng suất lao động”, Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, [https://congdoan.vnpt.vn/Media/tap-doan-vnpt/192/ap-dung-bsckpis-va-3ps-tai-vnpt-thuc-day-nang-suat- lao-dong] (truy cập ngày 04/08/2023) nào, thời điểm bắt đầu và kết thúc chi trả tiền lương, thời hạn mà NSDLĐ trả tiền lương cho NLĐ (việc đặt ra thời hạn có ý nghĩa để ngăn ngừa việc NSDLĐ chậm trễ trong việc trả tiền lương theo định kỳ) Ngoài ra, cũng cần đặt ra chế tài, biện pháp khắc phục trong trường hợp NSDLĐ không trả tiền lương đúng hạn cho NLĐ như việc cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản ngân hàng mà NSDLĐ mở để chi trả tiền lương định kỳ cho NLĐ hoặc tính mức lãi suất chậm trả khi NSDLĐ không thanh toán tiền lương đúng hạn cho NLĐ nghỉ việc trong thời gian điều trị Đầu tiên, về cách xác định “thời gian nghỉ việc” hợp lý có thể hưởng chi trả tiền lương nghỉ việc điều trị BNN Hiện nay, quy định pháp luật chưa đề cập đến “thời gian nghỉ việc điều trị BNN là gì”, việc này dễ dẫn đến tranh chấp khi hai bên có quan điểm khác nhau về việc “điều trị, phục hồi chức năng lao động” hoặc bên NLĐ có thể “trục lợi” bằng cách “cố tình” kéo dài thời gian “điều trị, phục hồi” hoặc NSDLĐ cố tình

“khai thác” quy định pháp luật để ngưng việc chi trả lương khi NLĐ đã hoàn thành việc phẫu thuật “điều trị” và đang trong giai đoạn hậu phẫu “phục hồi” Khi xem xét thế nào là “thời gian nghỉ việc” chính đáng để được trả tiền lương thì cơ sở đầu tiên, lý do tiền đề phải là nghỉ việc nhằm điều trị, phục hồi tổn hại do BNN gây ra Điều đó có nghĩa là phải dựa vào tình trạng sức khỏe của NLĐ kết hợp với việc tham khảo ý kiến của cơ quan y tế điều trị để xác định tình trạng của NLĐ có cần thiết phải nghỉ việc không Ví dụ, nếu BNN làm cho NLĐ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị thì việc NLĐ nghỉ việc và NSDLĐ phải trả đủ tiền lương trong thời gian NLĐ nhập viện để điều trị là hợp lý Ví dụ, nếu NLĐ bị BNN tổn hại đến chức năng

“nghe” nhưng vẫn còn khả năng lao động tiếp tục làm công việc khác phù hợp với sức khỏe do NSDLĐ sắp xếp thì “thời gian nghỉ việc” hợp lý sẽ là những ngày họ khám, điều trị, phục hồi chức năng “nghe” theo lịch hẹn, ý kiến của bác sĩ Do đó, cần đặt thêm quy định hướng dẫn về việc xác định “thời gian nghỉ việc để điều trị BNN” Từ những vấn đề trên, nhóm tác giả đề xuất kiến nghị bổ sung quy định xác định thời gian nghỉ việc để điều trị BNN như sau: “thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh nghề nghiệp là thời gian cần thiết để phục vụ cho quá trình điều trị, phục hồi tổn hại do bệnh nghề nghiệp gây ra; người sử dụng lao động căn cứ vào ý kiến của cơ quan y tế điều trị để xác định lý do nghỉ việc chính đáng Nếu người lao động vẫn còn khả năng lao động và người sử dụng lao động sắp xếp được công việc khác phù hợp với tình trạng sức khỏe thì người lao động có quyền chọn tiếp tục lao động kết hợp việc điều trị lao động hoặc chọn nghỉ việc và điều trị; thời gian nghỉ việc chỉ được công nhận nếu có lý do nghỉ việc chính đáng Nếu người lao động rơi vào tình trạng không có khả năng tiếp tục công việc hoặc người sử dụng lao động không sắp xếp được công việc khác phù hợp với tình trạng sức khỏe thì người lao động nghỉ việc để điều trị; thời gian nghỉ việc được công nhận cho đến khi người lao động điều trị ổn định”

Quy định pháp luật về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị

bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp

2.3.1 Thực trạng về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp

Khi xem xét trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN thì có ba cơ chế có thể được áp dụng Ở phạm vi hẹp, trách nhiệm bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4, 5 Điều 38 Luật ATVSLĐ, hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH Ở phạm vi rộng, trách nhiệm của NSDLĐ còn có thể kể đến các khoản trợ cấp do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả (xuất phát từ tiền đề NSDLĐ phải đóng phí bảo hiểm cho NLĐ thì NLĐ bị BNN mới có quyền hưởng các khoản chi trả từ Quỹ bảo hiểm) Ngoài ra, cơ chế pháp luật dân sự cũng có thể được áp dụng đối với các khoản bồi thường mở rộng mà luật chuyên ngành (Luật ATVSLĐ) không có hướng dẫn thì theo nguyên tắc sẽ áp dụng luật chung là pháp luật dân sự (BLDS) Cơ chế bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được áp dụng để yêu cầu NSDLĐ phải bồi thường các khoản chi phí chính đáng khác có mối quan hệ nhân quả với tình trạng BNN của NLĐ Tuy nhiên, việc yêu cầu này phải trải qua thủ tục tố tụng dân sự lâu dài, tốn kém từ khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án thụ lý, ra quyết định và cơ quan thi hành án Đầu tiên, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện bồi thường đối với NLĐ bị BNN trong thời hạn 05 ngày (khoản 7 Điều 38 Luật ATVSLĐ) NLĐ bị BNN được bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do BNN (không bao gồm các trường hợp NLĐ bị BNN do làm các nghề, công việc cho NSDLĐ khác gây nên)

(i) Việc bồi thường đối với NLĐ bị BNN được thực hiện theo quy định Lần thứ nhất, căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề NSDLĐ bồi thường cho NLĐ bị BNN như sau: ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; ít nhất 30 tháng lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết (Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH)

(ii) Tuy nhiên, bất cập ở đây là pháp luật có giới hạn phạm vi mà NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ bị BNN Theo đó, NSDLĐ sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho NLĐ khi NLĐ không còn làm việc cho NSDLĐ nữa (đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho NSDLĐ khác) Theo Điều 3 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, đối với NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho NSDLĐ khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị BNN do các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc BNN; nếu có kết luận mắc BNN thì NLĐ đó sẽ được bồi Quỹ BHXH về TNLĐ, BNN chi trả một số chế độ nhất định Điều này là chưa phù hợp với thực tiễn vì có nhiều căn bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài và việc biểu hiện dấu hiệu có thể cần đến hàng chục năm Giả sử trong trường hợp NLĐ mắc các bệnh có thời gian biểu hiện chậm, việc tầm soát BNN đối với những NLĐ sau thời gian nghỉ việc sẽ rất khó khăn Tại một số quốc gia, trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị BNN không giới hạn ở phạm vi thời gian, miễn là NLĐ chứng minh được BNN có mối hệ nhân quả với công việc đã thực hiện thì NSDLĐ phải chịu trách nhiệm với hậu quả đó Tham khảo quy định tại Điều 28 Luật Bồi thường cho NLĐ của nước Úc về việc xác định thời điểm NLĐ có thể phát sinh BNN rằng “bất cứ lúc nào trước khi các triệu chứng của bệnh lần đầu tiên xuất hiện, người lao động đã tham gia vào loại công việc đó; còn các công việc mà người lao động đã tham gia sau đó được coi là một yếu tố góp phần đáng kể vào căn bệnh này (trừ khi có quy định khác)” 55 Hoặc quy định về thời hiệu khởi kiện chứ không giới hạn thời gian từ lúc ngừng việc đến lúc phát bệnh, tại Điều 116 Đạo luật TNLĐ và BNN (Phần Lan): nếu trường hợp liên quan đến BNN, thời hạn nộp đơn yêu cầu bồi thường là 05 năm được tính từ ngày bác sĩ lần đầu tiên đưa ra đánh giá rằng bệnh là do công việc 56 Ưu điểm của quy định pháp luật hiện hành là giúp giảm gánh nặng tài chính do tình trạng BNN của NLĐ gây ra, giảm tình trạng NSDLĐ phải quản lý nhân sự cồng kềnh Nhược điểm là quyền lợi của NLĐ chưa được đảm bảo, nhất là đối với những bệnh có thời gian “ủ mầm” kéo dài Vì vậy, cần sửa đổi quy định về bồi thường hoặc có biện pháp cung cấp khoản bồi thường hợp lý cho NLĐ bị BNN sau khi ngừng làm việc, qua đó góp phần củng cố quyền lợi của NLĐ tốt hơn

Thứ hai, yếu tố lỗi trong chế độ bồi thường theo pháp luật ATVSLĐ: nguyên tắc suy đoán lỗi của NSDLĐ trong định chế BNN Nguyên tắc suy đoán lỗi của NSDLĐ nghĩa là khi NLĐ bị BNN thì NSDLĐ mặc nhiên bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm trừ khi NSDLĐ chứng minh được họ không có lỗi trong việc để xảy ra hậu quả Trong định chế BNN, các quy định pháp luật không đề cập đến yếu tố lỗi của NSDLĐ, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ tại Điều 38 Luật ATVSLĐ được quy định chung cho các trường hợp NLĐ bị BNN Trong khi đó, đối chế định TNLĐ cùng thuộc lĩnh vực

55 Workers Compensation Act 1951, ACT Government, [https://www.legislation.act.gov.au/View/a/1951-

2/current/html/1951-2.html] (truy cập ngày 25/07/2023)

56 “Lag om olycksfall i arbetet och om yrkessjukdomar”, (Tạm dịch: Đạo luật tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp), [https://www.finlex.fi/sv/laki/ajantasa/2015/20150459#O3L11] (truy cập ngày 04/08/2023)

ATVSLĐ thì có sự khác biệt, việc xác định lỗi của NLĐ và NSDLĐ có vai trò quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm của mỗi bên; khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ quy định NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra Xét trên góc độ lý luận, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Chủ thể bị coi là có lỗi nếu họ thực hiện hành vi trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Để xác định trách nhiệm của NSDLĐ khi để xảy ra hậu quả NLĐ bị BNN thì việc đánh giá lỗi của NSDLĐ là cần được xem xét

Trường hợp NLĐ cũng có lỗi: trong quá trình thực hiện công việc, NSDLĐ đặt ra quy định an toàn thông qua yêu cầu bắt buộc về đồ bảo hộ, quy trình thực hiện một cách kỹ lưỡng, đặc biệt trong những ngành nghề có yếu tố rủi ro cao Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng tuân thủ quy định một cách đầy đủ và nghiêm túc mặc dù họ đã được cung cấp đầy đủ thông tin, được đào tạo, hướng dẫn về việc thực hiện quy định Trong pháp luật một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore thì các quy định đặt ra vấn đề yếu tố lỗi của NLĐ trong chế định BNN như chế định TNLĐ, nếu có bằng chứng cho thấy NLĐ cũng có lỗi trong việc để xảy ra BNN thì trách nhiệm của NSDLĐ sẽ được giảm bớt Một số quốc gia khác như Đan Mạch, Phần Lan căn cứ vào mức độ nghiêm trọng lỗi hành vi của NLĐ để đưa ra kết luận về trách nhiệm của NSDLĐ Chỉ những lỗi nghiêm trọng (lỗi không thể biện minh, bào chữa được) của NLĐ mới có thể đưa ra xem xét bù trừ trách nhiệm của NSDLĐ Trong bài báo cáo của Hội đồng tư vấn thương tích công nghiệp ở Anh (IIAC) phản ánh xu hướng định hướng lại hệ thống bồi thường cho NLĐ theo hướng phù hợp hơn với mô hình luật dân sự 57 Tại ngành luật dân sự, việc xác định yếu tố lỗi của bên bị thiệt hại có ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên gây thiệt hại (khoản 2 Điều 584 BLDS 2015) Tại ngành luật mang tính chất công như ngành luật hình sự, hành chính, yếu tố lỗi của chủ thể cũng ảnh hưởng đến quá trình luận tội, xác định hành vi vi phạm Do đó, yếu tố lỗi của NLĐ nên được xem xét trong quá trình NSDLĐ thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN, qua đó đảm bảo tính công bằng, công lý của pháp luật

Trường hợp NSDLĐ không có lỗi: BNN có mối quan hệ biện chứng với trình độ phát triển của xã hội loài người Quá trình kiểm soát, quản lý điều kiện lao động của NSDLĐ cũng phụ thuộc vào sự tiến bộ khoa học trong xã hội ấy Khi xuất hiện yếu tố

“mới” mà khoa học chưa kết luận được thì NSDLĐ cũng không có cơ sở để nhận biết về yếu tố có hại trong điều kiện lao động Ví dụ về ngành công nghệ in 3D được áp dụng

57 David Walters (2007), “An International Comparison of Occupational Disease and Injury Compensation

Schemes”, [https://www.ucm.es/data/cont/media/www/pag-

62918/untitled%20folder/InternationalComparisonsReport.pdf] (truy cập ngày 09/07/2023) trong sản xuất, đây được xem là sự đánh dấu kỷ nguyên mới về công nghệ số Công nghệ in 3D giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, hạn chế sai sót, tăng năng suất lao động Tuy nhiên, tại ở những quốc gia phát triển có áp dụng công nghệ in 3D, có nhiều báo cáo ghi nhận sự nghi ngờ về tính an toàn lao động, rủi ro gây BNN cho công nhân tiếp xúc Theo khảo sát của tạp chí Occupational Medicine cho biết, quá trình làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần với máy in 3D ảnh hưởng đáng kể đến việc chẩn đoán liên quan đến bệnh về hô hấp (hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng) 58 Trái lại, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ in 3D trong xây dựng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp tiềm ẩn lâu dài ở công nhân xây dựng 59 Vụ tranh chấp về việc xác định công nghệ in 3D có thật sự gây ra BNN hay không diễn ra tại Hàn Quốc: Năm 2021, ba giáo viên dạy máy in 3D đã nộp đơn xin bồi thường TNLĐ lên Tổng công ty phúc lợi và bồi thường cho người lao động Hàn Quốc với lý do họ bị ung thư khi đang làm việc 60 Cho đến nay (năm 2023), Chính phủ Hàn Quốc chỉ lặp lại từ “điều tra” về việc liệu ba giáo viên bị ung thư có được công nhận là một BNN chính thức hay không và chỉ phân phát sổ tay hướng dẫn về an toàn và sức khỏe 61 Như vậy có thể thấy rằng, cho dù ở những quốc gia phát triển, khi xuất hiện những yếu tố có hại mới thì cũng cần trải qua một cuộc xem xét lâu dài trước khi đi đến quyết định yếu tố đó có gây ra BNN hay không Điều này chứng tỏ chưa có đủ cơ sở để xem xét yêu cầu NSDLĐ chịu trách nhiệm với NLĐ bị bệnh do điều kiện lao động gây ra Xét thấy rằng, nếu NSDLĐ không có khả năng để thấy trước hoặc dự đoán trước yếu tố có hại để phòng ngừa BNN cho NLĐ thì họ “không có lỗi” đối với hậu quả, bởi không đủ căn cứ để phản ánh rằng NSDLĐ đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi amiăng là loại BNN ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NLĐ Nghiên cứu về căn bệnh trên phạm vi thế giới lần đầu được thực hiện vào những năm 1930, tuy nhiên phải mất 40 năm để bắt đầu hành động quốc tế thông qua Công ước về Amiăng của ILO số 162 được vào năm 1986 Ở nước ta, nhận thức về tác hại và ảnh hưởng lâu dài của amiăng đối với sức khỏe NLĐ khởi đầu bằng

58 F L Chan, R House, I Kudla, J C Lipszyc, N Rajaram, S M Tarlo, “Health survey of employees regularly using 3D printers”, [https://academic.oup.com/occmed/article/68/3/211/4925748] (truy cập ngày 29/07/2023)

59 G A Filip, F H Abanda & F Azenwi Fru, “Construction 3D-printing in reducing the incidence of long latency respiratory diseases among construction workers in the UK”, [https://link.springer.com/article/10.1007/s42797- 023-00078-4] (truy cập ngày 29/07/2023)

60 기자명최나영, “[감춰진 ‘직업성 암’ 얼마나] 3D프린터 교사ã전기원ã보석세공 노동자 산재신청”, [http://www.labortoday.co.kr/news/articleView.html?idxno 1174] (truy cập ngày 29/07/2023)

61 남기두기자, “[기획] ‘3D프린터’ 사용 장려해놓고 책임 안 지는 정부-(상)”, https://www.rightknow.co.kr/news/articleView.html?idxno$672] (truy cập ngày 29/07/2023) chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 62 Thực tiễn cho thấy trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ đối với NLĐ bị bệnh bụi phổi amiăng chưa được đề cập Các báo cáo quản lý BNN của cơ quan nhà nước chỉ chú trọng trách nhiệm của NSDLĐ trong việc NSDLĐ có đảm bảo đầy đủ chế độ bảo hiểm cho NLĐ hay không Trong hoàn cảnh trình độ phát triển của nước ta còn hạn chế thì việc đặt ra yêu cầu phòng ngừa BNN cho NSDLĐ là không khả thi Nếu NLĐ làm việc cho NSDLĐ trước thời điểm năm 2014 mà mắc bệnh bụi phổi amiăng vào thời điểm hiện tại thì trách nhiệm của NSDLĐ được xác định như thế nào? Các quy định pháp luật không đề cập đến yếu tố này mà áp dụng quy định trách nhiệm chung cho tất cả các trường hợp Do đó, khi quy định pháp luật chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn thì nó chưa được vận dụng phổ biến vào trong đời sống

Thứ ba, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Hành vi xâm phạm quyền lợi của NLĐ là hành vi của NSDLĐ không đảm bảo ATVSLĐ, tạo cơ hội cho BNN phát sinh từ điều kiện lao động có hại, hành vi này có thể dưới dạng hành động hoặc không hành động Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất (thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm), thiệt hại về tinh thần (tổn thất tinh thần mà NLĐ phải chịu đựng do tác động của BNN, người thân thích của họ phải chịu do tình cảnh bệnh tật của NLĐ) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm: thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu, BNN phát sinh từ quá trình thực hiện công việc, lao động trong điều kiện lao động có hại Trong trường hợp NLĐ bị BNN chịu thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, nếu họ có chứng cứ thuyết phục thì còn được NSDLĐ bồi thường các khoản chi phí khác theo quyết định của Tòa án như chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà NLĐ phải gánh chịu nỗi đau bệnh tật (Điều 590 BLDS) Trong trường hợp NLĐ tử vong do BNN tác động thì người có quyền khởi kiện (gia đình, thân nhân của NLĐ) có thể yêu cầu bồi thường chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (Điều 591 BLDS) Trong pháp luật Hàn Quốc, trách nhiệm đối với thân nhân của NLĐ “tử vong” do BNN được xem là một khoản bồi thường độc lập được quy định riêng biệt trong pháp luật lao động Cụ thể, Điều 82 Đạo luật Tiêu chuẩn lao động (Hàn Quốc) quy định, NSDLĐ phải trả tiền bồi thường cho người còn sống tương đương với 1.000 ngày lương trung bình cho người

62 Trần Anh Thành (2015), “Phòng chống các bệnh liên quan đến amiăng”, Trang thông tin điện tử cục quản lý môi trường y tế - Bộ y tế, [https://vihema.gov.vn/phong-chong-cac-benh-lien-quan-den-amiang.html] (truy cập ngày 09/07/2023) còn sống ngay sau khi NLĐ qua đời Điều 48 Nghị định thi hành Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động quy định phạm vi của những người còn sống theo thứ tự bao gồm: “Vợ/chồng

(kể cả người có quan hệ hôn nhân thông thường), con cái, cha mẹ, cháu, ông bà được người lao động cấp dưỡng khi qua đời; Vợ, chồng, con, bố, mẹ, ông, bà không được người lao động cấp dưỡng khi chết; Anh, chị, em ruột được người lao động cấp dưỡng khi qua đời; Anh, chị, em ruột không được người lao động cấp dưỡng khi người lao động chết; Nếu người lao động chỉ định một người cụ thể trong số những người sống sót theo di chúc hoặc thông báo trước cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải tuân theo” Tuy nhiên, cũng cần xét thấy rằng, do khả năng tài chính của

Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

2.4.1 Thực trạng về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

Bước đầu tiên, để xác định tình trạng sức khỏe của NLĐ, quy trình khám phát hiện BNN sẽ tiến hành cho nhóm NLĐ tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc BNN hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT) Theo khoản 1 Điều 21 Luật ATVSLĐ, khám phát hiện BNN là trách nhiệm mà NSDLĐ phải thực hiện hằng năm cho NLĐ Trong trường hợp NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho NSDLĐ khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị BNN do các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN trước đó đã làm việc gây nên thì chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc BNN (Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP) Tuy nhiên, phương pháp rà soát có chọn lọc này cũng có nhược điểm, không đảm bảo khám phát hiện được toàn bộ ca mắc BNN Lý do là trong điều kiện lao động tồn tại rất nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, phức tạp; không phải NSDLĐ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ quy trình quan trắc môi trường và kiểm soát, quản lý được những yếu tố có hại trong điều kiện lao động tại nơi làm việc thuộc thẩm quyền của mình Việc NLĐ được khám phát hiện BNN phụ thuộc rất lớn vào kết quả quan trắc môi trường, chỉ những NLĐ tại nơi quan trắc môi trường lao động có yếu tố nguy hiểm mới được xem xét tiến hành khám phát hiện BNN Nếu kết quả quan trắc môi trường bỏ sót bất kỳ yếu tố có hại nào thì NLĐ sẽ bị mất đi cơ hội khám phát hiện BNN (thông thường NLĐ đi khám theo sự giới thiệu của NSDLĐ mà không tự đi do nhận thức về BNN chưa cao) Tình hình thực hiện quan trắc môi trường tại nhiều nơi cũng chưa được tiến hành thực hiện đúng theo quy định Nhiều tỉnh chưa chủ động tổ chức kiểm tra các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động 69 Để rà soát BNN, hệ thống khám sức khỏe là phương pháp chủ yếu được sử dụng và quy định trong pháp luật nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ thông qua việc phát hiện sớm các BNN Khám sức khỏe được phân thành hai loại khác nhau: khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe đặc biệt (khám phát hiện BNN) Khám sức khỏe đặc biệt bao gồm các xét nghiệm sàng lọc sức khỏe để phát hiện sớm các BNN có chọn lọc ở những NLĐ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm cụ thể như tiếng ồn, bụi, dung môi hữu cơ, Kết quả khám sức khỏe được sử dụng làm thông tin cho ban quản lý nơi làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ Các trường hợp được chẩn đoán là “mắc BNN” sẽ được NSDLĐ giới thiệu đi giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tuy nhiên, hệ thống khám sức khỏe ở nước ta bị hạn chế về trình độ, năng lực, số lượng rất nhiều Do đó, thay vì tầm soát BNN sớm để giảm thiểu hậu quả có thể xảy ra thì vấn đề tập trung vào phòng ngừa ban đầu các BNN bằng cách quản lý về các mối nguy hiểm và mức độ phơi nhiễm tại nơi làm việc là có hiệu quả hơn Qua đó, một mặt giúp giảm sự tiếp xúc của NLĐ với các nguy cơ nghề nghiệp, giảm số ca mắc BNN lại; một mặt cung cấp dữ liệu cần thiết để xem xét từng trường hợp mắc bệnh và đánh giá mức độ liên quan đến công việc của nó Nhiều tỉnh chưa thành lập được phòng khám, điều trị BNN hoặc đã thành lập nhưng thiếu nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Trong pháp luật một số quốc gia phát triển thuộc hệ thống common law, pháp luật thường quy định việc khám phát hiện sẽ do NLĐ chủ động thực hiện, nếu có kết luận xác định mắc BNN thì theo trình tự tố tụng, Tòa án sẽ ra quyết định và NSDLĐ sẽ tiến hành bồi thường, thực hiện trách nhiệm với NLĐ đó Quy định tại khoản 2 Điều 30 Đạo luật TNLĐ và BNN, bang Quebec (Canada): “Người lao động được coi là mắc bệnh nghề nghiệp: … (2) khi anh ta chứng minh với Ủy ban rằng căn bệnh của anh ta là đặc điểm của công việc anh ta thực hiện hoặc nó liên quan trực tiếp đến những rủi ro cụ thể của công việc đó” 70 Bên cạnh đó, quyền yêu cầu NSDLĐ bồi thường cũng được thực hiện theo thủ tục tố tụng trong thời hạn quy định, ví dụ như khoản E Điều 1031.3 Chương 23 Đạo luật bang Louisiana (Hoa Kỳ) quy định: “Tất cả các yêu cầu bồi thường khuyết tật phát sinh do bệnh nghề nghiệp đều bị cấm trừ khi nhân viên nộp đơn

69 D.M (2022), “Năm 2021: Số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện chỉ bằng 0,1% tổng số khám”,

Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn, [https://laodongcongdoan.vn/nam-2021-so-truong-hop-mac-benh-nghe- nghiep-duoc-phat-hien-chi-bang-01-tong-so-kham-75448.html] (truy cập ngày 26/07/2023)

70 “Act respecting industrial accidents and occupational diseases”, tlđd yêu cầu theo quy định tại Chương này trong vòng một năm kể từ ngày: (1) Bệnh tự biểu hiện (2) Người lao động bị mất khả năng lao động do mắc bệnh (3) Người lao động biết hoặc có cơ sở hợp lý để tin rằng bệnh có liên quan đến nghề nghiệp” 71 Các quy định theo hệ thống common law thường đề cao nguyên tắc tranh tụng; dựa trên quá trình tranh tụng, chứng cứ mà các bên đưa ra thì Tòa án sẽ đưa ra phán quyết Còn tại Việt Nam, thủ tục yêu cầu trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN căn cứ dựa trên quy định của pháp luật là chủ yếu; tranh tụng không phải là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực này Điều này là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, trình độ dân trí tại Việt Nam Trong tương lai, khi xã hội phát triển hơn, NLĐ nhận thức được quyền lợi trong chế độ BNN thì việc áp dụng nguyên tắc tranh tụng để hạn chế việc bỏ sót việc khám phát hiện BNN cho bất cứ NLĐ nào và cũng ít tốn kém hơn so với việc khám rà soát định kỳ

Bước thứ hai, trường hợp NLĐ được chẩn đoán mắc BNN, cơ sở khám BNN phải lập hồ sơ BNN thực hiện theo mẫu quy định và lập báo cáo trường hợp NLĐ mắc BNN thực hiện theo mẫu quy định (điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT) Đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sĩ khám BNN thì Hội đồng hội chẩn sẽ tiến hành hoạt động hội chẩn và ra kết luận hội chẩn Dựa trên kết quả khám phát hiện BNN thể hiện qua hồ sơ BNN, NSDLĐ thực hiện việc chịu trách nhiệm với NLĐ bị BNN theo quy định của pháp luật Trong trường hợp cần thiết, việc thực hiện giám định BNN được thực hiện theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 28/2016/TT-BYT, NSDLĐ có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu NLĐ được chẩn đoán mắc BNN đi khám giám định sau khi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những BNN có khả năng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện BNN đối với những bệnh không có khả năng điều trị Nếu thương tật, bệnh tật tái phát thì NLĐ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động Việc NSDLĐ thực hiện bồi thường, trợ cấp thể hiện trên quyết định bồi thường, trợ cấp Quyết định này của NSDLĐ đối với người bị BNN phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động và tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho NLĐ hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày NSDLĐ ra quyết định bồi thường, trợ cấp Nếu xác định được NLĐ bị BNN thuộc danh mục BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì sẽ được áp dụng chế độ BNN do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả Khi giải quyết hưởng chế độ BNN thì NSDLĐ tiến hành lập, nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 58, 59 Luật ATVSLĐ Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm giải

71 “Occupational disease” (Tạm dịch: Bệnh nghề nghiệp)”, Louisiana Laws - Louisiana Revised Statutes,

[https://www.legis.la.gov/legis/Law.aspx?d331] (truy cập ngày 26/07/2023) quyết theo quy định pháp luật trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do) Sau cùng, NLĐ nhận tiền trợ cấp thông qua tài khoản cá nhân hoặc tiền mặt (Điều 7 Quyết định số 166/QĐ- BHXH)

Như vậy có thể thấy rằng, NSDLĐ thực hiện thủ tục hưởng chế độ BNN cho NLĐ bị BNN thông qua hai cơ chế: một là NSDLĐ tự chi trả căn cứ trên kết luận của Hội đồng giám định y khoa, hai là NSDLĐ nộp hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xem xét và chi trả cho NLĐ Tuy nhiên, các thủ tục này còn nhiều rắc rối, thiếu linh hoạt và phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ Nếu NSDLĐ cố ý viện cớ làm chậm trễ các thủ tục này thì NLĐ sẽ không có khoản tiền trợ cấp ổn định cuộc sống kịp thời Do đó, trong tương lai, khi các dịch vụ bảo hiểm được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì có thể cân nhắc cách giải quyết linh hoạt hơn là trao quyền tự chủ cho NLĐ, để họ chủ động nộp hồ sơ để nhận chi trả trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN

2.4.2 Thực tiễn và kiến nghị về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

Trong quá trình thực hiện thủ tục để NLĐ được hưởng chế độ BNN từ NSDLĐ đã làm xuất hiện những vấn đề mới Việc tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ nhận được kịp thời các khoản chi trả, hạn chế tình cảnh “khốn cùng” cần được đặt ra để đảm bảo cho quyền lợi của NLĐ Việc đảm bảo trách nhiệm thực hiện đối với NLĐ bị BNN phải phù hợp với khả năng của NSDLĐ là yêu cầu thực tiễn, tránh trường hợp NSDLĐ bị

“lao đao”, “đổ vỡ” do các khoản chi trả từ trách nhiệm mà ra Quá trình vận dụng quy định pháp luật là thước đo kiểm nghiệm pháp luật thực định Khi phát sinh những đòi hỏi mới, việc hoàn thiện quy định pháp luật là yêu cầu thiết yếu nhằm điều chỉnh kịp thời, định hướng hành vi, điều hòa các quan hệ xã hội nảy sinh, từ đó tạo ra một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đầu tiên, việc nâng cao sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ là việc làm cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ Công tác thanh tra, quản lý và giám sát từ phía cơ quan nhà nước cũng cần đặt sự quan tâm hơn về việc thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ; cần thống kê, báo cáo, xem xét liệu NSDLĐ có thực hiện đầy đủ trách nhiệm chi trả chi phí y tế, tiền lương, bồi thường cho NLĐ bị BNN theo quy định của pháp luật hay không Ngoài ra, trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại 4.0, việc áp dụng cơ chế chuyển đổi số, thực hiện báo cáo hồ sơ BNN lên hệ thống quản lý tập trung thông qua internet cũng là xu hướng có thể cân nhắc trong tương lai Thông qua đầu tư chuyển đổi hệ thống quản lý hiện đại, cơ quan nhà nước có thể yêu cầu NSDLĐ tự báo cáo tình hình chịu trách nhiệm đối với từng trường hợp BNN phát sinh tại nơi làm việc, điều này vừa giảm bớt gánh nặng kiểm tra, quản lý cho bộ máy hành chính nhà nước, vừa giúp cho NSDLĐ chủ động và tự giác hơn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ bị BNN Tại những quốc gia phát triển như Phần Lan, quy định pháp luật tạo điều kiện, nâng cao quyền hạn của đại diện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong việc giám sát thực hiện trách nhiệm trong lĩnh vực ATVSLĐ Mục tiêu của sự hợp tác giữa NSDLĐ và đại diện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ, cho phép NLĐ tham gia và tác động đến việc xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc Để đại diện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có quyền năng một cách thật sự, không phải đặt ra để cho có thì Đạo luật về giám sát an toàn lao động và hợp tác an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc quy định quyền tiếp cận thông tin của đại diện như sau: “đại diện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có quyền tiếp cận thông tin từ người sử dụng lao động để kiểm tra các tài liệu và danh sách mà người sử dụng lao động phải lưu giữ theo các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp” (Điều 32); quy định về trách nhiệm bồi thường khi mất thu nhập của đại diện an toàn lao động: “người sử dụng lao động phải bồi thường cho người đại diện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với khoản thu nhập bị mất do việc quản lý các nhiệm vụ của người đại diện trong giờ làm việc gây ra cho họ… Người sử dụng lao động phải trả một khoản thù lao hợp lý cho việc thực hiện các nhiệm vụ cần thiết của người đại diện về an toàn lao động mà người đại diện đã thực hiện ngoài giờ làm việc và đã thông báo cho người sử dụng lao động biết” (Điều 35) 72 Tại Luật ATVSLĐ, công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ được trao quyền tham gia, phối hợp với NSDLĐ giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị BNN (khoản 4 Điều 10 Luật ATVSLĐ) Tuy nhiên, những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của công đoàn cơ sở lại chưa được quy định rõ ràng khiến cho công đoàn cơ sở không thể thực hiện việc giám sát chế độ BNN được (không có công cụ thiết thực, pháp luật không trao quyền thì quyền giám sát chỉ mang tính “tượng trưng) Từ những vấn đề trên, nhóm tác giả đề xuất kiến nghị quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ đối với công đoàn cơ sở như sau: “NSDLĐ không được thực hiện các hành động gây bất lợi khi thành viên công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm của mình Nếu NSDLĐ có hành vi gây bất lợi, thành viên công đoàn cơ sở khiếu nại, báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để giải quyết theo quy định pháp luật”

Thứ hai, về cơ chế chuyển giao trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN cho bên thứ ba - bên bảo hiểm thương mại Với cơ chế bảo hiểm thương mại, NLĐ được tạo điều kiện nhận khoản chi trả từ chế độ BNN nhanh chóng, kịp thời trong quá trình điều trị BNN Bởi bên bảo hiểm thương mại có hoạt động chuyên môn trong nghiệp vụ bảo hiểm, họ có quỹ dự phòng tốt, sẵn sáng chi trả khi BNN xảy ra Thực tiễn cho thấy

72 “Lag om tillsynen ửver arbetarskyddet och om arbetarskyddssamarbete pồ arbetsplatsen”, (tạm dịch: Đạo luật Giám sát An toàn Lao động và Hợp tác An toàn Lao động tại nơi làm việc), tlđd thông qua kiểm tra, giám sát, việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ của một số doanh nghiệp còn chưa tốt NSDLĐ đa phần là mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay đổi liên tục, phá sản và thành lập mới, thay đổi địa điểm hoạt động, gây khó khăn trong việc triển khai hệ thống quản lý ATVSLĐ trong khi khối lượng công việc, phạm vi, đối tượng quản lý về ATVSLĐ ngày càng mở rộng, số lượng cán bộ làm công tác giám sát môi trường lao động còn mỏng so với nhu cầu thực tiễn 73

Vì thế, NSDLĐ chưa thực sự chú trọng vào vấn đề BNN trong công tác thực hiện ATVSLĐ, một phần vì chi phí hạn chế, một phần vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức về BNN Năm 2021, các địa phương trên toàn quốc đã tổ chức 1.283 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ tại 3.492 doanh nghiệp, trong đó đã phát hiện 491 doanh nghiệp có những sai phạm về công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN cho NLĐ Các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đã tự kiểm tra 1.883 lượt và nhận diện được 693 các yếu tố nguy cơ, rủi ro và đã xây dựng, bổ sung được 936 nội qui, qui trình làm việc an toàn; tổ chức 663 cuộc thăm gia đình nạn nhân, người bị nạn, người bị BNN 74 Tỷ lệ NLĐ được khám BNN thấp do NSDLĐ chưa hiểu hết các quy định pháp luật hoặc không quan tâm, không giới thiệu đi giám định, không cung cấp đủ các loại hồ sơ theo quy định Chi phí khám, giám định, điều trị tốn kém nên chủ cơ sở (nhất là đối với các cơ sở sử dụng nhiều lao động làm nghề, công việc độc hại) không chú trọng vấn đề này Kết quả khám phát hiện BNN ở nhiều nơi chưa có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ cho việc xác định yếu tố nguy hại và nguy cơ trong môi trường lao động để có biện pháp dự phòng cụ thể, giúp bảo vệ nâng cao sức khỏe cho NLĐ, đem lại lợi ích cho cơ sở lao động nên chưa thực sự khuyến khích được NSDLĐ thực hiện nghiêm các quy định Nhận thức về BNN và các quy định có liên quan của NLĐ còn hạn chế, sợ bị cơ quan cho nghỉ việc, không biết và không dám đòi hỏi các chế độ liên quan BNN 75 Khám sức khỏe định kỳ, khám BNN là quyền lợi của NLĐ khi tham gia lao động sản xuất, đặc biệt đối với những công việc trong điều kiện môi trường độc hại Họ cần phải nắm vững những quyền lợi này, ví dụ một năm họ sẽ được khám BNN bao nhiêu lần, vừa là để đảm bảo quyền lợi của mình, vừa để bảo vệ sức khỏe của mình Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị, giảm chi phí y tế, được hưởng BHXH Các tỷ lệ mắc mới BNN có giảm nhưng chưa ổn định Số ca mắc mới BNN và ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng và dường như khó kiểm soát, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, hộ tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Điều này gây tổn thất lớn cho kinh tế Chi phí do cơ quan bảo hiểm chi trả cho NLĐ bị

73 Thu Nguyệt (2021), “Phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động”, Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh,

[https://quangninh.gov.vn/chuyen-de/diemden/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid523] (truy cập ngày 13/04/2023)

75 Tạp chí điện tử Lao động và công đoàn, tlđd (12)

TNLĐ, BNN hơn 150 tỷ đồng/năm 76 Trên cơ sở điều tra thực hiện năm 2009 và dự báo trong giai đoạn 2010-2015, cả nước có khoảng 170.000 người bị TNLĐ, trong đó 1.700 số người chết và số người mắc mới BNN sẽ tăng thêm trên 1.000 con/năm, gây thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng/năm 77 Từ đó, có thể thấy được rằng, NSDLĐ chưa đặt sự nhận thức đúng mức vào việc thực hiện ATVSLĐ, chế độ BNN cho NLĐ Hiện tượng tiêu cực diễn ra phổ biến, NSDLĐ dành các khoản đầu tư vào sản xuất để gia tăng lợi nhuận, họ chưa đặt sự đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ Có những NSDLĐ mang tâm lý lệ thuộc vào các quỹ bảo hiểm an sinh xã hội với ý nghĩ “trách nhiệm với NLĐ là trách nhiệm xã hội mà nhà nước phải lo” Trước tình trạng đó, Nhà nước có trách nhiệm cần tăng cường việc tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác thực hiện chế độ ATVSLĐ Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực vật chất trong công tác ATVSLĐ; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm

Tuy nhiên, Nhà nước cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn chứ không giúp cho NSDLĐ giải quyết vấn đề khi có BNN xảy ra Những rủi ro trong công việc là điều không mong muốn đối với tất cả chủ thể trong QHLĐ, nhưng không phải rủi ro nào cũng có thể phòng ngừa một cách tuyệt đối Một khi hậu quả xảy ra, một loạt hệ lụy tiêu cực khác sẽ bị kéo theo Bản thân NLĐ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi xảy ra BNN; sức khỏe, thân thể của NLĐ bị bào mòn dần nếu không trải qua quá trình điều trị hồi phục Kết quả nhẹ là NLĐ có thể hồi phục sớm và quay trở lại công việc mà không có trở ngại Viễn cảnh tồi tệ là NLĐ mắc bệnh ở mức độ nặng, việc điều trị phục hồi khó khăn, lâu dài; họ mất đi cơ hội lao động bình thường và trở thành gánh nặng cho gia đình Mặc dù NLĐ sẽ được hưởng các nguồn trợ cấp, bồi thường từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN và từ NSDLĐ nhưng chi phí nhận được từ Quỹ bảo hiểm là không nhiều, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống cần thiết của NLĐ nên nguồn chi trả từ NSDLĐ phải chịu áp lực lớn hơn, đảm bảo duy trì nguồn chi phí sinh hoạt cho NLĐ Nếu NSDLĐ không có nguồn tài chính dự phòng mạnh đủ để thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN trong suốt quá trình điều trị lâu dài thì quyền lợi của NLĐ sẽ không được bảo đảm, đặc biệt trong trường hợp NSDLĐ gặp nguy cơ giải thể, phá sản, “vỡ nợ” Khả năng chịu trách nhiệm của mỗi NSDLĐ là khác nhau tùy vào ngành nghề, mô hình, chuyên môn, trình độ Đối với các quốc gia phát triển, NSDLĐ có điều kiện kinh tế cao, họ có khả năng toàn diện để đáp ứng đòi hỏi quyền lợi cho NLĐ Đối với các quốc gia đang phát triển, NSDLĐ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và

76 “National programme on occupational safety and occupational health in period of 2011-2015”, https://www.ilo.org/asia/WCMS_186680/lang en/index.htm, tr 21

77 “National programme on occupational safety and occupational health in period of 2011-2015”, tlđd nhỏ; trình độ, khả năng tài chính của họ còn hạn chế nên sẽ rất khó khăn nếu đặt yêu cầu đảm bảo quyền lợi của NLĐ quá cao Nếu quy định pháp luật đặt quá nhiều trách nhiệm không tương ứng với khả năng của NSDLĐ thì hệ lụy tiêu cực là NSDLĐ không tuân thủ đúng quy định pháp luật, hiện tượng “đút lót”, “vượt rào”, “lảng tránh” Giả định trong trường hợp NLĐ mắc phải những căn bệnh cần điều trị lâu dài như bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp, thậm chí bệnh không có khả năng điều trị hồi phục hoàn toàn (ung thư di căn, ung thư giai đoạn cuối,…) thì gánh nặng chi phí sẽ đè nặng lên NSDLĐ Đặc biệt đối với NSDLĐ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, hợp tác xã, đây là những mô hình kinh doanh có sự hạn chế về nguồn tài chính, nếu chi phí vận hành tăng cao do các chi phí chi trả cho NLĐ bị BNN thì NSDLĐ phải đối mặt với rủi ro tài chính, ngân quỹ không đủ chi trả để duy trì hoạt động và chi trả cho NLĐ bị BNN

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w