1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh/chị hãy phân tích, bình luận về trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện văn bản văn bản số 1597/UBND-KGVX ngày 25 tháng 5 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường trách nhiệm người

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Hành Chính Đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
Tác giả Nguyễn Phạm Duy
Người hướng dẫn TS. Bùi Tiến Đạt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hành chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 569,48 KB

Nội dung

Hà nội - 2021 ĐỀ BÀI: Anh/chị hãy phân tích, bình luận về trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện văn bản văn bản số 1597/UBND-

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

-0-0 -

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN PHẠM DUY

NGÀY SINH: 29/07/2002

MÃ SINH VIÊN: 20061054

LỚP: K65C

Tiểu luận kết thúc môn: Luật hành chính

Giảng viên: TS Bùi Tiến Đạt

Trang 2

Hà nội - 2021

ĐỀ BÀI:

Anh/chị hãy phân tích, bình luận về trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện văn bản văn bản số 1597/UBND-KGVX ngày 25 tháng 5 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố

MỤC LỤC

Mở đầu 1 Nội dung

Phần 1: Khái quát chung lí luận về trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm hành chính

1.1: So sánh vi phạm kỉ luật và vi phạm hành chính 2 1.2: Trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm hành chính 3

Phần 2: Giải quyết tình huống cụ thể về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật qua 2 văn bản

2.1: Trách nhiệm pháp lí trong tăng cường phòng chống dịch bệnh (công văn số 1957/UBND-KGVX 2021) 6 2.2: Trách nhiệm pháp lí trong việc xử phạt cán bộ, công chức rời khỏi

Hà Nội không xin phép thủ trưởng đơn vị 7

Kết luận 8 Danh mục tài liệu tham khảo 9

A MỞ ĐẦU

Sinh thời, Bác Hồ đã từng căn dặn cán bộ rằng: “ Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính

Trang 3

dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Xưa nay, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức luôn là yếu tố được nhà nước ta đặc biệt quan tâm Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém Do đó, trong xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng Đặt trong hoàn cảnh hiện nay của dịch Covid-19 đang hoành hành hết sức phức tạp, trách nhiệm của những người cán bộ, công chức, viên chức lại càng được đặt lên cao hơn Ngày 25/5 vừa rồi, UBND thành phố Hà Nội đã công bố văn bản

số 1597/UBND-KGVX về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Xoay quanh văn bản này, ta có thể có nhiều phân tích, nhận xét về trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính của cán bộ, công chức, viên chức

Vì đây là một chủ đề nghiên cứu có phạm vi rộng cho nên không tránh khỏi sai sót,

em mong thầy/cô thông cảm

B NỘI DUNG Phần 1: Khái quát chung lí luận về trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm

hành chính 1.1: So sánh vi phạm kỉ luật và vi phạm hành chính

Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến

Trang 4

mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính

Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là

đã vi phạm hành chính

Trong khi đó, đơn giản và dễ hiểu hơn, vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được

đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó

Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép

Về mặt khái quát nhất, có thể coi hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm xâm phạm các quy tắc nhà nước Còn kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ

1.2: Trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật Nhưng trong bài luận này ta sẽ chỉ đi sâu vào tìm hiểu về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật Theo từ điển Pháp – Việt pháp luật hành chính, kỷ luật là hình thức trừng phạt thuộc quyền của một số cơ quan, chính quyền và nhà chức trách hành chính đối với nhân viên dưới quyền mình, khi người đó vi phạm quy chế, kỷ luật công tác, hoặc

vi phạm những khuyết điểm mang lại những hậu quả xấu cho cơ quan, công vụ Trách nhiệm kỉ luật của công chức là một loại trách nhiệm pháp lí do cơ quan, đơn

vị có thẩm quyền áp dụng đối với những công chức có hành vi các quy định về nghĩa vụ đạo đức và văn hóa giao tiếp; vi phạm các quy định về những việc công

Trang 5

chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.1

Trách nhiệm kỷ luật công chức được đặt ra khi công chức vi phạm pháp luật liên quan tới việc thực thi công vụ hay có ảnh hưởng xấu đến công vụ Là một dạng trách nhiệm pháp lý cụ thể nên trách nhiệm kỷ luật được đặt ra khi có vi phạm pháp luật, tuy nhiên chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực thi công vụ hoặc gây ảnh hưởng xấu tới công vụ mới dẫn đến vi phạm kỷ luật Ví dụ như có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, cá nhân,…

Ở mặt khác, trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó 2

Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính Tính chất của trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự, người chịu trách nhiệm hành chính không mang án tích và được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải Tòa án Và trách nhiệm hành chính áp dụng đối với mọi công dân, giữa đối tượng bị xử phạt và cơ quan có thẩm quyền không tồn tại quan

hệ trực thuộc (khác với trách nhiệm kỷ luật – người bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật bao giờ cũng trực thuộc cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng chế tài đó) Qua mỗi giai đoạn phát triển của Nhà nước, quy chế pháp lí hành chính của cán bộ, công chức ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, thể hiện đường lối cán

bộ đúng đắn và sự quan tâm của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công chức Để nói rõ hơn, trách nhiệm hành chính (hay trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định) là trách nhiệm mà chủ thể phải:

 Hành động phù hợp với những yêu cầu của pháp luật hành chính

 Chịu những hậu quả của việc không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình

1 Nguyễn Văn Dương, “Trách nhiệm kỷ luật là gì? Phân biệt trách nhiệm kỷ luật với các loại trách nhiệm

pháp lý khác?”

2 Nguyễn Thị Mai, “Trách nhiệm hành chính là gì ? Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chinh”

Trang 6

Để rõ hơn, dưới đây là bảng so sánh giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật được xét theo từng tiêu chí cụ thể:

Khái

niệm

Trách nhiệm hành chính là loại trách

nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá

nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay

nói cách khác trách nhiệm hành chính là

trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do

pháp luật hành chính quy định và trách

nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó

Trách nhiệm hành chính là loại trách

nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá

nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay

nói cách khác trách nhiệm hành chính là

trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp

luật hành chính quy định và trách nhiệm

phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc

vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Mục

đích

Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ

những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự

quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý

hành chính nhà nước

Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức

Quan hệ

giữa

người xử

lý và

người bị

xử lý

Không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ

Đối

tượng áp Cá nhân, tổ chức vi phạm

Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo

Trang 7

dụng quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật

Các hình

thức xử

 Phạt chính

 Phạt bổ sung

 Các biện pháp khắc phục

 Khiển trách

 Cảnh cáo

 Hạ bậc lương

 Hạ ngạch

 Cắt chức

 Buộc thôi việc Thủ tục Không thành lập hội đồng Phải thành lập hội đồng kỷ luật

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012  Luật Cán bộ, công chức 2008

 Luật Viên chức 2010

Căn cứ

phát sinh

Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có

hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định

xử phạt hành chính và người vi phạm

phải thực hiện trách nhiệm hành chính

của mình

Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi

vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó

Mục

đích

Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý

trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính

nhà nước và loại trừ những vi phạm

pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có

thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra

Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức

Phần 2: Giải quyết tình huống cụ thể về trách nhiệm hành chính và trách

nhiệm kỉ luật qua 2 văn bản

2.1: Trách nhiệm pháp lí trong tăng cường phòng chống dịch bệnh (công văn

số 1957/UBND-KGVX 2021)

Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện kết luận tại Hội nghị Thường trực Thành ủy ngày 24-5-2021

về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố yêu cầu giám đốc,

Trang 8

thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; chủ tịch, tổng giám đốc các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ, nội dung quy định công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo các văn bản của Trung ương và thành phố, đặc biệt là các Công điện của Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành từ ngày 29-4-2021 đến ngày 24-5-2021; bảo đảm giữ an toàn tuyệt đối tại cơ quan công sở

và sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, tích cực tham gia và đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Từ đó, suy ra trách nhiệm hành chính trường hợp này thể hiện ở việc quản lí của người đứng đầu đối với các cấp dưới tại cơ quan, địa phương đó trong việc thực hiện các biện pháp thực hiện Trong khi đó, nếu các cán bộ, công chức, viên chức không chủ động thực hiện thì chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật theo quy định công văn hoặc theo nghị định số 117/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực kinh tế

Ví dụ: Ngày 4/5, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Trung tâm

Y tế thành phố Yên Bái do ông Nguyễn Trường Giang đã có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể là trong việc quản lý khu cách

ly tập trung của chuyên gia nước ngoài tại thành phố Yên Bái

Sở Y tế Hà Nam cũng vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày (kể từ ngày 3/5) đối với ông Ngụy Cao Phi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân để báo cáo, giải trình về quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện 1

2.2: Trách nhiệm pháp lí trong việc xử phạt cán bộ, công chức rời khỏi Hà Nội không xin phép thủ trưởng đơn vị

1 Ví dụ được lấy trong bài báo “Kỷ luật hàng loạt cán bộ vi phạm qui định phòng, chống dịch” của nhà báo Minh Châu

Trang 9

Hưởng ứng theo tinh thần phòng chống dịch bệnh Covid – 19 một cách tốt nhất, những quy định trong công văn được đề ra nhằm bảo đảm giữ an toàn tuyệt đối tại cơ quan công sở và sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị Thực chất bài báo của Vietnam.net chỉ là cho chúng ta có thể nắm rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý mà cán bộ, công chức, viên chức phải chịu khi không thực hiện các quy định đã đề ra, cụ thể ở đây là rời khỏi địa phận

Hà Nội khi không có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị

Rất dễ có thể nhận ra rằng, trách nhiệm hành chính được hình thành khi bản thân chủ thể là các cán bộ, công chức ,viên chức tự tiện rời thành phố mà không xin phép Trường hợp để xảy ra hậu quả liên quan đến dịch bệnh thì tùy theo từng trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị Định 117/2020/NĐ-CP định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo Điều 7 Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm theo khoản 2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

C KẾT LUẬN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ tình hình mới, diễn biến mới phức tạp hơn của dịch bệnh đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn, theo tinh thần chung là “chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn Theo em, công văn số 1957/UBND-KGVX 2021 là một văn bản phù hợp cả về mặt tình và mặt lí Em nghĩ các văn bản hành chính khác được đề ra trong thời điểm này đều có những mục đích riêng, phục vụ cho công cuộc phòng chống dịch bệnh của nước ta Tuy nhưng, cần phải đảm bảo được tiêu chí “mục tiêu kép“ của Đảng và nhà nước: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 10

1 Thích Học Luật, So sánh ( phân biệt) các loại trách nhiệm pháp lý,

https://hocluat.vn/so-sanh-cac-loai-trach-nhiem-phap-ly/, đăng ngày 24/2/2021, truy cập ngày 7/7/2021

2 Nguyễn Văn Dương, Trách nhiệm kỷ luật là gì? Phân biệt trách nhiệm kỷ

luật với các loại trách nhiệm pháp lý khác?¸ https://luatduonggia.vn/trach-nhiem- ky-luat-la-gi-phan-biet-trach-nhiem-ky-luat-voi-cac-loai-trach-nhiem-phap-ly-khac/, đăng ngày 7/4/2021, truy cập 6/7/2021

3 Nguyễn Thị Mai, Trách nhiệm hành chính là gì ? Quy định pháp luật về

trách nhiệm hành chính, https://luatminhkhue.vn/trach-nhiem-hanh-chinh-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-trach-nhiem-hanh-chinh.aspx, đăng ngày 28/2/2021, truy cập ngày 6/7/2021

4 Công văn số 1597/UBND-KGVX, Hà Nội, được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh thông qua ngày 25/5/2021

5 Phạm Thị Bích Hảo, Xử phạt cán bộ, công chức rời khỏi Hà Nội không xin

phép thủ trưởng đơn vị, https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/xu-phat-can-bo-cong-chuc-roi-khoi-ha-noi-khong-xin-phep-thu-truong-don-vi-743960.html, đăng ngày 9/6/2021

6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 của Chính phủ về quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

7 Minh Châu, Kỷ luật hàng loạt cán bộ vi phạm qui định phòng, chống dịch,

https://dangcongsan.vn/nong-trong-ngay/ky-luat-hang-loat-can-bo-vi-pham-qui-dinh-phong-chong-dich-579754.html, đăng ngày 4/5/2021, truy cập ngày 7/7/2021

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w