1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trách Nhiệm Của Bên Truyền Tải Dữ Liệu Trong Hợp Đồng Thông Minh Kết Hợp - Kinh Nghiệm Estonia, Belarus Và Đề Xuất Cho Việt Nam.pdf

91 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Bên Truyền Tải Dữ Liệu Trong Hợp Đồng Thông Minh Kết Hợp - Kinh Nghiệm Estonia, Belarus Và Đề Xuất Cho Việt Nam
Tác giả Trần Vân Anh, Huỳnh Thị Ngọc Nhi, Trần Nguyễn Phương Giang
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 808,91 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường (6)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Tóm tắt nội dung của đề tài (13)
  • 7. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng (14)
  • 8. Bố cục đề tài (15)
  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI, HỢP ĐỒNG THÔNG MINH VÀ BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU TRONG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (16)
    • 1.1. Tổng quan về công nghệ chuỗi khối (16)
      • 1.1.1. Khái niệm công nghệ chuỗi khối (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm của Blockchain và sơ lược về sự hình thành một chuỗi khối (17)
      • 1.1.3. Phân loại Blockchain (19)
    • 1.2. Tổng quan về hợp đồng thông minh (21)
      • 1.2.1. Khái niệm hợp đồng thông minh (21)
      • 1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng thông minh (22)
      • 1.2.3. Phân loại hợp đồng thông minh (25)
    • 1.3. Bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh kết hợp (27)
      • 1.3.1. Oracle - Nguồn cấp dữ liệu (28)
      • 1.3.2. Trách nhiệm của bên thực hiện việc truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông (30)
  • CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU TRONG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (34)
    • 2.1. Khung pháp lý điều chỉnh trách nhiệm bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh của Estonia và Belarus (34)
      • 2.1.1. Thực tiễn ứng dụng và khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh tại (34)
      • 2.1.2. Thực tiễn ứng dụng và khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh tại (40)
      • 2.2.1. Thực tiễn ứng dụng hợp đồng thông minh tại Việt Nam (50)
      • 2.2.2. Khung pháp lý Việt Nam điều chỉnh về trách nhiệm của bên nguồn cấp dữ liệu trong hợp đồng thông minh (52)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU (64)
    • 3.1. Đề xuất về hoàn thiện khung pháp lý cho Việt Nam (64)
      • 3.1.1. Một số vấn đề bất cập và chưa hoàn thiện về pháp luật cần được xem xét (64)
      • 3.1.2. Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề trong bối cảnh hợp đồng thông minh tại Việt Nam (67)
    • 3.2. Lưu ý cho các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh về những vấn đề đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu (74)
      • 3.2.1. Đề xuất các vấn đề cần lưu ý cho chủ thể tham gia trực tiếp hợp đồng thông (74)
      • 3.2.2. Đề xuất các vấn đề và điều khoản cần lưu ý cho bên cung cấp Oracle cho hợp đồng thông minh (79)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang đặt ra những thách thức lẫn cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức Nền kinh tế kỹ thuật số với sự phát triển vượt bậc và ứng dụng rộng rãi của khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực tạo ra những tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới 1

Cách mạng công nghiệp 4.0 cộng hưởng cùng với sự bùng nổ của thời đại internet đã góp phần tạo ra bước ngoặt lớn đối với các phát minh vĩ đại của nhân loại, thành quả mang lại vô cùng to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội toàn cầu Để có thể chủ động hội nhập, đảm bảo an toàn cho việc ứng dụng công nghệ số cho các chủ thể trong xã hội, việc đặt ra khung pháp lý riêng để điều chỉnh là yêu cầu tất yếu và cấp thiết hiện nay Có thể kể đến một số phát minh mang tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ mới như 2 : IoT (Internet of Thing - Internet vạn vật), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud (Điện toán đám mây), Big Data (Dữ liệu lớn), In 3D, Robot, Blockchain (Chuỗi khối)

“Tự động hóa”, “nhanh chóng”, “tiện lợi”, “hiệu quả” là những gì mà nền công nghệ số mang lại trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển Và như đã trình bày khái quát bên trên, một trong những công nghệ đột phá được dự đoán sẽ là công nghệ mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đó là công nghệ blockchain (công nghệ chuỗi - khối) Tại Việt Nam, để chủ động tham gia cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ đã ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Quyết định số 2117/QĐ/TTg ngày 16 tháng 12 năm 2020, trong đó có các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ số như Blockchain, IoT, AI… như đã nêu trên như vậy có thể thấy, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ số như blockchain, tiền ảo hay hợp đồng thông minh được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi tại nước ta là việc sớm muộn gì cũng diễn ra

Tuy nhiên dù Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực để khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ blockchain, nhưng hệ thống quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam vẫn còn sự chậm trễ trong việc đáp ứng xu hướng phát triển nhanh chóng của công nghệ mới này Điều này đã gây ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và tổ

1 Trần Thị Thanh Bình, Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, xem tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-

2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì? Một số phát minh nổi bật của cách mạng Công nghiệp 4.0, xem tại: https://tino.org/vi/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi/ (truy cập ngày 03/11/2022) chức trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến và đổi mới, đặc biệt trong các lĩnh vực sử dụng các hệ thống hợp đồng thông minh Việc thiếu sự tương thích giữa quy định hiện hành và tiến bộ công nghệ đã khiến cho việc triển khai các giải pháp blockchain trở nên phức tạp hơn Điều này cản trở sự đổi mới và thúc đẩy các dự án sáng tạo sử dụng công nghệ này để tạo ra các giải pháp thực tế Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thiết lập mô hình hợp đồng thông minh do việc quy định pháp luật còn thiếu sự rõ ràng và linh hoạt Đặc biệt, vấn đề về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong các hệ thống blockchain cũng là một khía cạnh quan trọng cần xem xét Việc làm rõ về trách nhiệm của bên này trong việc duy trì tính toàn vẹn dữ liệu trong môi trường blockchain sẽ đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của hệ thống Điều này đặt ra yêu cầu về quy định rõ ràng về trách nhiệm về việc bảo vệ dữ liệu, giảm thiểu rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, đối phó với các sự cố mạng, cũng như các trách nhiệm bồi thường có thể phát sinh

Với tình hình như vậy, việc cải thiện và điều chỉnh khung pháp lý để tương thích hơn với xu hướng phát triển của công nghệ blockchain và đồng thời tập trung vào vấn đề trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu là cần thiết Điều này sẽ giúp tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho sự đổi mới và phát triển trong việc áp dụng công nghệ mới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này

Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng thông minh mà cụ thể là với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh kết hợp, đặc biệt là với việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể này trong trường hợp dữ liệu truyền tải vào hợp đồng thông minh bị sai lệch.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường

Hiện tại đối với những nghiên cứu về các vấn đề chung của hợp đồng thông minh, hiện tại có một số tài liệu trong trường đã phân tích một cách tương đối, nhưng đối với với vấn đề cụ thể là trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, chỉ có một tài liệu trong trường có nhắc đến về vấn đề này, tuy nhiên các tác giả dừng lại ở mức đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu một cách gián tiếp, chứ chưa thực sự giải quyết, phân tích sâu những vấn đề này Các công trình được liệt kê dưới đây:

Thứ nhất, về vấn đề chung của hợp đồng thông minh, có thể liệt kê các công trình sau:

Lê Thanh Huyền, Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thông minh có yếu tố nước ngoài theo tư pháp quốc tế một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, 2022 Thông qua kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính chuyên sâu và tổng quát về những vấn đề xoay quanh hợp đồng thông minh Khóa luận tốt nghiệp chủ yếu phân tích về các yếu tố pháp lý trong việc thực hiện hợp đồng thông minh có yếu tố nước ngoài theo tư pháp quốc tế một số quốc gia Đối với khái niệm về hợp đồng thông minh cũng như cách thức vận hành của loại hợp đồng này, tác giả chủ yếu đưa ra các quan điểm các học giả, tổ chức trên thế giới chứ không phân tích sâu các yếu tố này Còn đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, tác giả không đề cập đến

Nguyễn Thị Hồng Anh, Giao kết Hợp đồng thông minh theo quy định của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và so sánh với pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, 2022 Trong phạm vi công trình này, tác giả tập trung vào vấn đề giao kết hợp đồng thông minh, đối chiếu với các quy định về giao kết hợp đồng theo quy định của CISG, từ đó rút ra những đề xuất cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng thông minh, còn về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, tác giả không đề cập đến

Nguyễn Ngọc Hồng Anh, Giải thích điều khoản Hợp đồng thông minh Kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, 2022 Thông qua kết quả nghiên cứu của Khóa luận, tác giả phân tích các tính chất, đặc điểm của hợp đồng thông minh có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải thích hợp đồng và các quan điểm của học giả xoay quanh việc áp dụng các quy định giải thích hợp đồng hiện hành đối với hợp đồng thông minh Bên cạnh đó, tác giả đưa ra quan điểm về đề xuất thủ tục, cách thức giải thích hợp đồng thông minh và khả năng áp dụng các quy định pháp lý hiện hành cho hợp đồng thông minh Về vấn đề trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, tác giả đề cập một cách gián tiếp thông qua việc đưa ra vai trò của chuyên gia về kỹ thuật trong việc giải thích các ngôn từ và ngôn ngữ đã được mã hóa

Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, có thể liệt kê các công trình sau:

Cổ Tấn Thảo Nguyên, Hợp đồng thông minh và và trách nhiệm của các bên cung cấp giải pháp Hợp đồng thông minh theo pháp luật Hoa Kỳ - Kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, 2022 Trong bài Khóa luận tốt nghiệp này, tác giả phân tích những vấn đề pháp lý và những rủi ro liên quan đến hợp đồng thông minh và các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho hợp đồng thông minh, từ đó chỉ ra trách nhiệm của các bên cung cấp giải pháp hợp đồng thông minh Về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, tác giả có đề cập đến nguồn cấp dữ liệu (Oracle) thông qua việc đưa ra vấn nạn tin tặc tấn công vào hợp đồng thông minh thông qua việc lợi dụng các Oracle này, tuy nhiên bởi phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả không đề cập cụ thể về vấn đề trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong trường hợp này

Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Smart contract” theo pháp luật hợp đồng Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan, Khoa Luật Quốc tế - Trường ĐH Luật TP.HCM ngày 01/3/2023 Trong bài tham luận này, các tác giả phân tích đánh giá toàn diện hợp đồng thông minh dưới góc độ phù hợp về mặt pháp lý với khung pháp luật hợp đồng hiện hành của Việt Nam Đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, các tác giả đề cập đến thông qua việc đặt ra vấn đề trách nhiệm của bên thứ ba trong trường hợp bên này có nghĩa vụ truyền tải thông tin cho hợp đồng thông minh như điều kiện để thực hiện hợp đồng Đồng thời, chỉ ra một số vấn đề pháp lý mà pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh đối với trách nhiệm của bên thứ ba này

Một số bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài mà nhóm tiếp cận được như sau:

E Tjong Tjin Tai, “Force Majeure and excuses in smart contract”, Tilburg Private Law Working Paper Series, No 10/2018 Trong bài nghiên cứu này, tác giả đặt ra vấn đề liệu sự phát triển của hợp đồng thông minh có đặt ra yêu cầu phải xem xét lại các thủ tục và quy tắc truyền thống của luật hợp đồng, và đặc tính tự động thực thi của hợp đồng thông minh có thể là một căn cứ để bào chữa cho việc vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng hay không, đồng thời, ngoài sự kiện bất khả kháng, tác giả còn thảo luận về một số học thuyết khác có liên quan như bất khả thi, khó khăn, trở ngại khách quan trong vấn đề khi xảy ra những trường hợp này thì hợp đồng không thể thực hiện được hoặc khiến cho các bên vi phạm nghĩa vụ của mình Bài nghiên cứu cũng gián tiếp cung cấp góc nhìn về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu khi xảy ra các sự kiện nêu trên

Ellis Slaiman, Todd Wike, Ioannis Sfyrakis, “Implementation and evaluation of smart contracts using a hybrid on-and off-blockchain architecture”, ResearchGate,

2020 Trong bài viết này, các tác giả đưa ra vấn đề về hợp đồng thông minh kết hợp (hybrid smart contract) và tiềm năng của việc sử dụng các Oracle, các công cụ khác trong và ngoài chuỗi khối để hỗ trợ cho việc vận hành của hợp đồng thông minh

Vũ Thị Thu Trang, Vũ Anh Thư và Nguyễn Thị Quỳnh Yến, “Sự phát triển của hợp đồng thông minh ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, FTU Working Paper

Series, 2022 Trong bài viết này, nhóm tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản về

Hợp đồng thông minh và sự tác động của hợp đồng thông minh đến các lĩnh vực đời sống tại Việt Nam Đồng thời, bài viết đưa ra được sự đánh giá hợp đồng thông minh dựa trên các đặc điểm, một số ưu việt và hạn chế đang tồn tại Cuối cùng, nhóm tác giả đưa ra những vấn đề pháp lý cần giải quyết và đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng thông minh ở Việt Nam hiện nay

Lưu Ánh Nguyệt và các cộng sự, “Xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 3/2022 Trong bài viết này, nhóm tác giả đã trình bày về công nghệ blockchain cùng những đặc tính cơ bản và xu hướng ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính Đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra đối với việc ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài chính cũng như những khuyến nghị về vấn đề này Bài viết nghiên cứu trực tiếp về cách ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực tài chính, không phát triển theo hướng tổng quát về việc ứng dụng hợp đồng thông minh trong nhiều lĩnh vực tuy nhiên vẫn có giá trị tham khảo nhất định khi đặt ra vấn đề hoàn thiện khung pháp lý đối với blockchain mà blockchain lại là công nghệ nền tảng phổ biến nhất để tạo nên một hợp đồng thông minh hiện nay

Shuai Wang, et al., “Blockchain-enabled smart contracts: architecture, applications, and future trends”, IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics: Systems, 2019, 49.11, p 2266-2277 Bài viết được các tác giả trình bày một cách tổng quan, toàn diện về hợp đồng thông minh, bao gồm cơ chế hoạt động, các nền tảng chính và các lĩnh vực ứng dụng Ngoài ra, nhóm các tác giả còn đề xuất một khuôn khổ nghiên cứu cơ bản về hợp đồng thông minh dựa trên kiến trúc sáu lớp mới lạ Sau đó, đưa ra thảo luận về những thách thức mở trước việc ứng dụng hợp đồng thông minh và những tiến bộ nghiên cứu gần đây, cuối cùng là các xu hướng phát triển trong tương lai Trọng tâm của bài báo này là đánh giá một cách có hệ thống các hợp đồng thông minh và xác định một số lỗ hổng nghiên cứu cần được giải quyết trong các nghiên cứu tương lai

- Jerry I-Hsiao, “Smart contract on the blockchain-paradigm shift for contract law”, US-China Law Review, 2017 Trong phần nội dung được trình bày, tác giả đã giải thích khái niệm hợp đồng thông minh và ứng dụng hiện tại của nó Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra ba vấn đề cần được nghiên cứu thêm: (1) Mặc dù hợp đồng thông minh có tiềm năng hoạt động hiệu quả hơn, nhưng liệu tất cả các điều khoản trong hợp đồng có thể được dịch thành mã và thực thi thông qua toán học và thuật toán hay không vẫn là một vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét (2) Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên hệ nhị phân tổng bằng không, và nó gần như không xuất hiện trong tất cả hợp đồng ngoài đời thực (3) Khái niệm phi tập trung cũng tồn tại vấn đề, bởi vì nó nhằm mục đích giải quyết tất cả các sự phát sinh trong hợp đồng xảy ra trước đó Chính vì vậy tác giả cho rằng chúng ta sẽ thấy nhiều hơn việc hợp đồng truyền thống và hợp đồng thông minh cùng tồn tại để bổ trợ cho nhau trong tương lai chứ không phải thay thế nhau

Larry A DiMatteo, Michel Cannarsa, and Cristina Poncibò, “Smart contracts and contract law”, The Cambridge handbook of smart contracts, blockchain technology and digital platforms Cambridge University Press, Cambridge, 2019 Trong phần này của cuốn sách, Larry A DiMatteo đã đưa ra các định nghĩa của nhóm tác giả về hợp đồng thông minh Đồng thời phân tích cách vận hành của loại hợp đồng này và giải nghĩa chi tiết ý nghĩa tên gọi của loại hợp đồng này thực sự là gì 3

Daniel T Stabile, Kimberly A Prior, and Andrew M Hinkes, Digital Assets and Blockchain Technology: US law and Regulation, Edward Elgar Publishing, 2020 Trong cuốn sách này, nhóm tác giả tập trung xem xét các phương pháp tiếp cận về mặt pháp lý đối với công nghệ blockchain, những thách thức và điểm vướng mắc còn tồn đọng trong việc điều chỉnh các sản phẩm của hệ thống blockchain này Đồng thời họ cũng nỗ lực trong việc khám phá các quy định của luật chứng khoán và tiền tệ, sự phát triển của hợp đồng thông minh, thuế tài sản kỹ thuật số và luật hình sự, đồng thời đưa ra các cách phân loại hợp đồng thông minh rất hữu ích cho việc nghiên cứu sâu về loại hợp đồng này

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả sẽ đi từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của Blockchain, hợp đồng thông minh, bên truyền tải dữ liệu, đến những vấn đề thực tiễn trong việc ứng dụng hợp đồng thông minh tại Estonia, Belarus, những quy định trong khung pháp lý điều chỉnh chung về hợp đồng thông minh và điều chỉnh riêng về bên truyền tải dữ liệu

Từ đó so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành Việc đánh giá sẽ được thực hiện thông qua các tiêu chí cụ thể về cả khung pháp luật và các bên tham gia hợp đồng thông minh

5.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài, nhóm tác giả sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp so sánh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nghiên cứu đề tài, có tác dụng so sánh sự điều chỉnh luật và áp dụng pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan với các nghĩa vụ pháp lý liên quan Đồng thời, phương pháp này được sử dụng đầu tiên để so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thông minh và trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh với các quy định về cùng vấn đề của Estonia và Belarus

Phương pháp phân tích được vận dụng để giải thích và làm sáng tỏ các điều luật điều chỉnh có liên quan đến hợp đồng thông minh và trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh Sau khi phân tích, nhóm sẽ chỉ ra quy định pháp luật hiện hành có những thiếu khuyết nào khi điều chỉnh các vấn đề này Phương pháp này cũng được sử dụng nhằm phân tích các quy định của pháp luật của Estonia và Belarus để từ đó rút ra những ưu điểm trong các quy định điều chỉnh về cùng vấn đề của các quốc gia này để có thể đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hơn cho pháp luật Việt Nam

Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn được tổng hợp từ quá trình phân tích, nghiên cứu, nhóm nhóm sẽ khái quát toàn diện những thiếu sót đang tồn tại trong các quy định về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh tại Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp với Việt Nam về khung pháp lý điều chỉnh và lưu ý với các bên tham gia hợp đồng.

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng

Công trình nghiên cứu khoa học về “Trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh - Kinh nghiệm từ Estonia, Belarus và đề xuất cho Việt Nam” Bài tham luận đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan, Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/3/2023 Tên bài viết: Khái niệm hợp đồng thông minh - Tổng hợp từ một số quan điểm trên thế giới, kiến nghị bổ sung vào pháp luật Việt Nam

7.2 Khả năng ứng dụng: Đề tài đưa ra những vấn đề còn tồn tại mà khung pháp luật Việt Nam hiện hành chưa điều chỉnh tới đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, làm rõ những trường hợp thiệt hại phát sinh do truyền tải dữ liệu sai thì chủ thể nào sẽ là chủ thể có trách nhiệm bồi thường, đặc biệt là khi việc này không xuất phát từ lỗi của các bên Với những nghiên cứu này, đề tài có khả năng ứng dụng ở hai nhóm:

1 Làm tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu, bồi thường thiệt hại do những “lỗi khách quan” trên không gian mạng trong giai đoạn công nghệ số bùng nổ như hiện nay

2 Các doanh nghiệp hoặc các chủ thể khác trong xã hội có thể dựa vào những phân tích, đề xuất và lưu ý của nhóm tác giả để giảm thiểu những rủi ro khi giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp nếu sử dụng hợp đồng thông minh.

Bố cục đề tài

Chương 1 Khái quát về công nghệ chuỗi khối, hợp đồng thông minh và bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh

Chương 2 Quy định của pháp luật điều chỉnh về bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh

Chương 3 Đề xuất cho Việt Nam về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI, HỢP ĐỒNG THÔNG MINH VÀ BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU TRONG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH

Tổng quan về công nghệ chuỗi khối

1.1.1 Khái niệm công nghệ chuỗi khối

Nền tảng công nghệ đằng sau hợp đồng thông minh là công nghệ chuỗi khối (tiếng anh: Blockchain), đây là một trong những ứng dụng quan trọng hàng đầu của công nghệ sổ cái này Ý tưởng về Blockchain xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008 trong một bài luận với tựa đề “Bitcoin: A peer-to-peer Electronic Cash System” của (nhóm) tác giả với bút danh Satoshi Nakamoto bài viết đã đưa ra kiến thức tổng quan về sự hình thành chuỗi Bitcoin và các khối giao dịch kết nối trong chuỗi dù không trực tiếp sử dụng thuật ngữ “Blockchain” khi đề cập đến phương thức này Đến năm 2009 Bitcoin chính thức vượt ra khỏi khuôn khổ một ý tưởng sáng tạo trên văn bản học thuật khi Satoshi Nakamoto sáng tạo ra mạng lưới Bitcoin, và Blockchain lúc này được thực hiện như một thành phần cốt lõi của Bitcoin 5 , với mục đích thiết kế ra một hệ thống thanh toán tiền điện tử mà không cần bất kỳ bên trung gian tài chính nào Tuy nhiên cần nhìn nhận một vấn đề rằng, dù Bitcoin là ứng dụng thực tế đầu tiên của Blockchain, nhưng công nghệ là sự kết hợp của một số kỹ thuật cơ bản này đã tồn tại trong ít nhất bốn thập kỷ trước đó 6 , đến thời điểm vào giữa những năm 1990 đã xuất hiện ý tưởng về một hệ thống bảo mật dữ liệu và an toàn thông tin Các nhà khoa học là Stuart Haber và W Scott Stornetta đã cố gắng giải quyết một vấn đề lớn đó là làm thế nào để giữ cho quá khứ được an toàn và giữ cho thông tin kỹ thuật số được bảo mật đồng thời không bị thay đổi 7

Trong năm năm đầu tiên sau khi Bitcoin ra đời, lịch sử của Blockchain gần như trùng khớp với lịch sử của Bitcoin 8 Đến năm 2015, với sự ra đời của nền tảng Ethereum

5 Mark Gates, “Bản chất của Blockchain, Bitcoin, tiền điện tử, hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ”, NXB Lao động, tr 74

6 “Một số quy định pháp luật của Mỹ liên quan đến công nghệ chuỗi khối Blockchain và tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí điện tử pháp lý, [https://phaply.net.vn/mot-so-quy-dinh-phap-luat-cua-my-lien-quan-den-cong- nghe-chuoi-khoi-blockchain-va-tham-khao-cho-viet-nam-a255351.html] (truy cập ngày 12/02/2023)

7 Roopika J (2020), Blockchain Technology: History, Concepts, and Applications, International Research Journal of Engineering and Technology (IRJET), p 645, [https://www.irjet.net/archives/V7/i10/IRJET-

8 WTO, “Can Blockchain revolutionize international trade”?, tr 4,

[https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/blockchainrev18_e.pdf] ( truy cập ngày 12/02/2023)

- sự kiện đôi khi được gọi là Blockchain 2.0 đã đánh dấu bước nhảy vọt của công nghệ Blockchain với khả năng cho phép hợp đồng thông minh hoạt động trên Blockchain Blockchain có thể được hiểu là một cuốn “sổ cái” kỹ thuật số được mã hóa phi tập trung được sử dụng để ghi lại các giao dịch Các nguyên tắc cơ bản của công nghệ này cho phép những người không biết lẫn nhau có thể xây dựng một bản ghi kỹ thuật số lớn về “ai sở hữu cái gì” dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa những người có liên quan 9 Nói cách khác, Blockchain cho phép các bên gửi, nhận và lưu trữ thông tin thông qua giao thức peer to peer Mỗi giao dịch được phân phối trên toàn bộ mạng và chỉ được ghi lại trên một “khối” khi vào chỉ khi phần còn lại của mạng phê duyệt tính hợp lệ của giao dịch dựa trên lịch sử giao dịch của các khối trước đó

1.1.2 Đặc điểm của Blockchain và sơ lược về sự hình thành một chuỗi khối

Một trong những tính năng độc đáo của Blockchain là bản chất phi tập trung trong các hoạt động của nó Trong đó, không có bất kỳ ai là người nắm quyền hoặc có khả năng chi phối toàn bộ hệ thống Blockchain, mọi người tham gia vào với tư cách là một mạng máy tính đồng đẳng (node) trong cả mạng lưới Bản sao của cùng một sổ cái tồn tại trên nhiều máy tính khác nhau, chúng có thể truy cập công khai vào hệ thống và cho phép các nút tham gia vào có thể xem chi tiết các giao dịch đã được thực hiện được ghi lại Chính bản chất phi tập trung này đã tạo nên các đặc điểm nổi bật cho Blockchain, có thể kể đến như sau:

(i) Bất biến về dữ liệu

Blockchain duy trì hồ sơ không thể thay đổi về mọi giao dịch được xác nhận Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi giao dịch đã ghi lại vào sổ cái phân tán Trên mạng Blockchain, tất cả các nút (nodes) đều sở hữu bản sao của chuỗi khối và có thể truy xuất thông tin bất cứ lúc nào, làm hạn chế tối đa nguy cơ bị mất dữ liệu Nếu bản ghi có lỗi, người dùng phải thêm một khối mới để ghi nhận sự bù trừ cho lỗi, các thông tin bị sai và được thêm vào để chỉnh sửa cho thông tin trước đó đều được chứa trong các khối và hiển thị công khai trong mạng lưới Việc thay thế một khối đã tồn tại chỉ có thể xảy ra khi có sự đồng thuận của hơn 50% node tham gia vào Blockchain trong cùng một lúc, để thay thế toàn bộ các khối ở trước và sau khối cần ghi đè đã tồn tại, mà điều này về mặt lý luận là bất khả thi 10 Tóm lại, tính bất biến của dữ

9 Kyushu University, “Legal Tech, Smart Contract and Blockchain”, Perspectives in Law, Business and

10 Florence Guillaume, "Aspects of private international law related to blockchain transactions.", Blockchains, Smart Contracts, Decentralised Autonomous Organisations and the Law, Edward Elgar Publishing, 2019, p 51 liệu trong chuỗi khối được bảo vệ bởi cơ chế mã hóa, mã băm, và sự đồng thuận của cộng đồng mạng, giúp hạn chế tối đa việc thay đổi và đánh tráo dữ liệu

(ii) Tính bảo mật cao

Công nghệ Blockchain cho phép lưu trữ tài sản (như các hợp đồng, tài liệu…) vào trong hệ thống thông qua Internet Chủ sở hữu sẽ có quyền kiểm soát trực tiếp hệ thống và chuyển giao tài sản của mình sang bất kỳ một người nào khác thông qua nguyên lý mã hóa Các thông tin, dữ liệu trong các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn, chỉ có người nắm giữ “khóa riêng tư” mới có quyền truy xuất dữ liệu đó 11 Khái niệm "khóa riêng tư" trong Blockchain có thể được hiểu tương đương với khái niệm "chữ ký số", xác nhận rằng người sở hữu đã thực sự tiến hành giao dịch Bên cạnh khóa riêng tư, còn tồn tại khái niệm "khóa công khai" (public key) Một khóa riêng tư có thể tạo ra nhiều khóa công khai, nhưng việc ngược lại không thể thực hiện, không thể từ khóa công khai mà truy xuất ngược về khóa riêng tư Vì vậy, mặc dù các giao dịch trên blockchain được thực hiện công khai, tính bảo mật liên quan đến tài sản điện tử của người sở hữu vẫn được đảm bảo một cách toàn diện

Dữ liệu trong Blockchain cho phép mọi người đều có thể theo dõi đường đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có khả năng tổng hợp toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó Các nguyên tắc cơ bản của công nghệ này cho phép những người không biết lẫn nhau có thể xây dựng một bản ghi kỹ thuật số lớn về “ai sở hữu cái gì” dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa giữa các bên có liên quan 12 Nói cách khác, Blockchain cho phép các bên gửi, nhận và lưu trữ thông tin thông qua giao thức đồng đẳng Mỗi giao dịch được phân tán trên toàn mạng và chỉ được ghi vào một "khối" khi phần còn lại của mạng chấp thuận tính hợp lệ của giao dịch, dựa trên lịch sử giao dịch của các khối trước đó So với hệ thống giao dịch tập trung truyền thống, nơi mỗi giao dịch cần sự xác nhận từ một thực thể tập trung và đáng tin cậy (ví dụ như Ngân hàng trung ương) Trong khi đó, Blockchain cho phép phân tán quyền kiểm soát và ra quyết định cho các thành phần trong mạng lưới bằng quy tắc sổ cái Mỗi người dùng tham gia vào mạng blockchain được gọi là các node mạng, giữ một bản sao điện tử của dữ liệu blockchain Dữ liệu blockchain được cập nhật thường xuyên tất cả các giao dịch mới nhất và đồng bộ với bản sao của người dùng Mã nguồn trên mạng lưới blockchain là nguồn mở, điều này

11 Champagne P., The book of Satoshi, e53 Publishing LLC, United States of America, 2014, tr 21-22

12 Kyushu University, tlđd số 12, p.2 có nghĩa là bất kỳ ai có máy tính kết nối được với Internet đều có thể tham gia vào mạng lưới và tiến hành giao dịch

Về cơ bản, Blockchain sẽ được phân chia thành 3 dạng chính: blockchain công khai (permissionless blockchain/public blockchain) và Blockchain riêng tư (permissioned blockchain/private blockchain) 13 Loại blockchain thứ ba nhưng ít được nhắc đến là hybrid blockchain hoặc consortium blockchain (tạm dịch: blockchain hỗn hợp) Blockchain hỗn hợp được xem như là sự kết hợp giữa blockchain riêng tư và blockchain công khai 14 , nhưng chỉ cho phép các đối tượng đáng tin cậy được cấp quyền tham gia 15

Blockchain công khai là một hệ thống sổ cái phân tán không hạn chế, không yêu cầu cấp quyền, có nghĩa là nó cho phép bất kỳ ai kết nối với internet tham gia và trở thành một phần của nó 16 Tất cả những người tham gia vào mạng blockchain này có thể đọc, viết và kiểm tra các hoạt động đang diễn ra trong mạng lưới, điều này giúp đạt được sự tự quản trị, thể hiện bản chất phi tập trung của blockchain Và bởi vì mọi người có thể tự do truy cập và trở thành một phần của mạng lưới, các khối được tạo ra càng nhiều, càng có nhiều sự liên kết khiến cho blockchain công khai càng bền vững và trở nên cực kỳ khó khăn để xâm nhập và phá vỡ Blockchain này tuy mang tính công khai nhưng việc phá vỡ tính bảo mật và thay đổi dữ liệu được nhập vào hệ thống là gần như bất khả thi bởi mọi thứ đều được mã hóa và gắn liền với sự liên kết hàm băm Một vài ví dụ điển hình thường xuyên bắt gặp nhất về Blockchain công khai là các tổ chức mở công khai như Hyperledger Fabric hay Ethereum, 17

Ngược lại với Blockchain công khai, Blockchain riêng tư sẽ được hạn chế hoạt động trong một mạng lưới kín Người tham gia chỉ có thể tham gia một mạng Blockchain riêng tư thông qua lời mời, trong đó danh tính hoặc thông tin cần thiết phải được xác thực và chứng minh Blockchain riêng tư kiểm soát việc ai có quyền tham gia vào mạng bởi một cơ quan cụ thể duy trì mạng, mang tính tập trung hơn so với

13 Understanding Blockchain’s Role and Risks in Trusted Systems (2019), [https://www.pdfa.org/wp- content/uploads/2021/07/ECM_Standards_Blockchain_WhitePaper-Final.pdf] (truy cập 05/05/2023)

14 Z Zheng et al, ‘‘An overview of blockchain technology: Architecture, consensus, and future trends’’ in Proc

IEEE Int Congr Big Data (BigData Congress), 2017, p.557–564

15 Roopika J, Blockchain Technology: History, Concepts, and Applications, International Research Journal of Engineering and Technology (IRJET), 2020, [https://www.irjet.net/archives/V7/i10/IRJET-V7I10109.pdf] (truy cập ngày 30/04/2023)

16 Types Of Blockchains Explained- Public Vs Private Vs Consortium, Blockchain Council, 2022,

[https://www.blockchain-council.org/blockchain/types-of-blockchains-explained-public-vs-private-vs- consortium/] (truy cập ngày 01/05/2023)

17 Roopika J, 2020, tlđd số 9 blockchain công khai Ngoài ra, chỉ người dùng được chọn mới có thể duy trì sổ cái được chia sẻ Chủ sở hữu Blockchain có thể thay đổi giao thức đồng thuận, quy tắc hoặc ghi đè bất kỳ thông tin nào trên Blockchain 18 Chính vì thế, Blockchain riêng tư thường được sử dụng trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức kín

Loại hình blockchain còn lại yêu cầu sự cấp quyền cập đặc biệt để tham gia vào mạng lưới, cho phép mọi người tham gia vào sau khi đã thực hiện quá trình xác minh định danh phù hợp Điều này cho phép những người tham gia thực hiện các chức năng cụ thể như là đọc, truy cập hoặc nhập thông tin trên Blockchain Nó vừa mang tính mở như một Blockchain công khai ở việc bất kỳ ai cũng có thể xem được các hoạt động diễn ra trên mạng lưới, nhưng không được tự do tham gia vào, người tham gia phải được cấp phép và xác minh độ tin cậy trước khi có thể tham gia và thực hiện hoạt động trên mạng lưới

Tổng quan về hợp đồng thông minh

1.2.1 Khái niệm hợp đồng thông minh Ý tưởng về hợp đồng thông minh (tiếng anh: Smart contract) được đề xuất từ những năm 1990 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ Nick Szabo 21 Tại đó, ông đã đưa ra một ý tưởng về việc sử dụng mã hóa để tạo ra các hợp đồng kỹ thuật số, tự động thực hiện các điều khoản một cách đáng tin cậy và không thể thay đổi Đến đầu những năm 2010, khi Bitcoin trở nên phổ biến, ý tưởng về hợp đồng thông minh được đưa ra một lần nữa Ethereum, một nền tảng blockchain được tạo ra vào năm 2015, đã làm cho hợp đồng thông minh trở thành một ứng dụng thực tế trên blockchain Ethereum đã phát triển một ngôn ngữ lập trình riêng, Solidity, cho phép các nhà phát triển tạo ra các hợp đồng thông minh trên nền tảng của mình

Từ đó, các ứng dụng của hợp đồng thông minh ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, chuỗi cung ứng, quản lý tài sản và nhiều lĩnh vực khác Hợp đồng thông minh đem lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy trong các giao dịch kinh doanh

Theo sự phát triển của hợp đồng thông minh, ngày càng nhiều học giả và tổ chức lần lượt đưa ra các định nghĩa về hợp đồng thông minh Ngày nay, hợp đồng thông minh được thiết lập dựa trên nền tảng Blockchain đã được hiểu khác so với dạng hợp đồng thông minh mà Nick Szabo mô tả trước đây

Theo các kỹ sư công nghệ, hợp đồng ngày nay về cơ bản là các mã lệnh được lưu trữ trên Blockchain và được thiết kế theo câu lệnh If-Then-Else để có thể tự thực hiện một số điều khoản đã được mã hóa từ các lập trình viên từ những thỏa thuận trước đó của các bên khi các điều kiện định trước được thỏa mãn 22 Vitalik Buterin, người đồng sáng lập đồng tiền kỹ thuật số Ethereum đã giải thích về hợp đồng thông minh trong hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC như sau: “Hợp đồng thông minh là một cơ chế liên quan đến tài sản kỹ thuật số do hai hoặc nhiều bên tham gia Trong đó một hoặc các bên đưa tài sản vào và tài sản này được tự động phân phối lại giữa các bên đó theo

21 Nick Szabo (1997), “Formalizing and Securing Relationship on Public Networks”, First Monday,

[https://firstmonday.org/ojs/index.php/fm/article/view/548] (truy cập ngày 15/02/2023)

22 Z Zheng, et al (2020), tlđd số 14 một công thức dựa trên một số dữ liệu cụ thể mà các bên không được biết vào thời điểm hợp đồng được bắt đầu” 23

Dưới góc độ pháp lý, thì không phải trong trường hợp nào hợp đồng thông minh cũng được xem là một “hợp đồng”, chúng chỉ được xem là một hợp đồng có giá trị pháp lý khi được thiết lập thỏa mãn các điều kiện hợp đồng Dựa trên góc độ pháp lý, trong ấn phẩm năm 2018 của mình, Phòng Thương mại Điện tử (CDC) 24 , phân biệt rõ “Hợp đồng thông minh có tính pháp lý” - một ứng dụng của SC mới là đối tượng điều chỉnh của các hệ thống pháp luật về hợp đồng Trong định nghĩa của mình, CDC cho rằng SC là “mã máy tính được xác định và được thực thi bằng công nghệ chuỗi khối thông qua một bộ tham số đã thiết lập, khi đáp ứng được các điều kiện cụ thể.” Còn SC có tính pháp lý là “một hợp đồng thông minh thể hiện rõ ràng và có khả năng tự thực thi, trên cơ sở các điều khoản của một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên có hiệu lực pháp lý”

Nói tóm lại, dưới góc độ pháp lý, hợp đồng thông minh phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một hợp đồng có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật của một khu vực tài phán xác định Các tranh chấp phát sinh từ dạng hợp đồng sẽ được giải quyết bởi cùng một cơ quan có thẩm quyền đồng thời giải quyết cho các hợp đồng pháp lý truyền thống 25

Tham khảo từ những khái niệm về hợp đồng thông minh được đưa ra từ các học giả và các tổ chức trên thế giới, nhóm tác giả xin đưa ra một khái niệm khái quát về hợp đồng thông minh như sau: “Hợp đồng thông minh là dạng hợp đồng điện tử đặc biệt mà trong đó, các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng được thực thi toàn toàn bộ hoặc một phần dựa trên sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ chuỗi khối Các điều khoản trong loại hợp đồng này tương đương với một hợp đồng có giá trị pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của lập trình”

1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng thông minh

Căn cứ vào các khái niệm, hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain về cơ bản có cách thức xác lập và thực thi khác biệt hoàn toàn với các hợp đồng thông thường, thậm chí khác biệt đối với các hợp đồng điện tử truyền thống Tuy nhiên, tự bản thân nền tảng Blockchain không đủ khả năng để có thể trực tiếp xử lý dữ liệu và thực hiện

23 Vitalik Buterin, “DAOs, DACs, DAs and More: An Incomplete Terminology Guide,”

[https://blog.ethereum.org/2014/05/06/daos-dacs-das-and-more-an-incomplete-terminology-guide] (truy cập ngày 26/52023)

24 Chamber of Digital Commerce (2018), Smart contracts: is the law ready?, [https://digitalchamber.org/smart- contracts-paper-press/] (truy cập ngày 15/6/2023)

25 Nash E J (2019), “Blockchain & SC Technology: Alternative Incentives for Legal Contract Innovation”,

Brigham Young University Law Review, p 817, 818 các chương trình một cách nhanh chóng, trôi chảy Vì lý do này, một số ngôn ngữ lập trình chuyên được dùng để viết nên một hợp đồng thông minh đã được phát triển Trong số đó, phổ biến nhất là ngôn ngữ lập trình Solidity, đây là một dạng ngôn ngữ lập trình tương tự như JavaScript nhưng được phát triển đặc biệt để viết nên hợp đồng thông minh chạy trên nền tảng Ethereum 26 Để có cái nhìn trực quan hơn về thế nào là một hợp đồng thông minh được viết trên Ethereum bằng ngôn ngữ lập trình chuyên biệt Solidity, có một ví dụ mang tính tham khảo như sau:

Hình: Mã của một hợp đồng thông minh đơn giản 27

Bản chất của hợp đồng thông minh là hoạt động trên nền tảng của công nghệ blockchain mà cụ thể là hoạt động dưới sự hỗ trợ của nền tảng Ethereum (nền tảng phần mềm mở được tạo ra vào năm 2015 với mục đích xây dựng và triển khai các ứng dụng

26 Sebastián Peyrott, An Introduction To Ethereum And Smart Contracts,

[https://assets.ctfassets.net/2ntc334xpx65/42fINJjatOKiG6qsQQAyc0/8b63e552f4cfef313f579b8e9c9154b5/intr o-to-ethereum.pdf] (truy cập ngày 30/10/2022)

27 Sebastián Peyrott (2017), “An Introduction To Ethereum And Smart Contracts”,

[https://assets.ctfassets.net/2ntc334xpx65/42fINJjatOKiG6qsQQAyc0/8b63e552f4cfef313f579b8e9c9154b5/intr o-to-ethereum.pdf] (truy cập ngày 30/10/2022) phi tập trung và hợp đồng thông minh), tồn tại dưới dạng tập hợp các mã hóa và thuật toán, do đó tồn tại các đặc điểm vô cùng nổi bật, có thể kể đến một vài yếu tố như sau: a Vận hành tự động

Hợp đồng thông minh là một dạng hợp đồng điện tử đặc biệt khi được viết ra bằng ngôn ngữ lập trình với tất cả các điều khoản hợp đồng được xác lập và mã hóa bởi các câu lệnh “If…then…” Điều này có nghĩa nếu không thỏa mãn một trong các điều kiện được lập trình sẵn, quá trình thực thi hợp đồng sẽ tự động ngừng lại Nếu như việc thực thi các điều khoản trong hợp đồng truyền thống trên thực tế dựa vào sự thiện chí, hợp tác giữa các bên thì hợp đồng thông minh với nguyên tắc vận hành tự động đã đem lại một quy trình hoàn toàn mới trong thực hiện hợp đồng Đây là một điểm phân biệt nổi bật giữa hợp đồng thông minh với các hợp đồng truyền thống được xác lập dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành vi của các chủ thể tham gia giao kết Có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng hợp đồng thông minh đã loại bỏ đi quá trình thỏa thuận giữa các bên khi được xác lập dựa trên các bộ giao thức có sẵn khi mà một khi các bên đồng ý với các điều khoản của hợp đồng, mã của hợp đồng thông minh sẽ đảm bảo chắc chắn họ bị ràng buộc và không thể vi phạm hợp đồng Đồng thời, hợp đồng thông minh được soạn thảo bằng cách sử dụng mã nguồn máy tính, chúng có thể được tiêu chuẩn hóa và thực hiện gần như không tốn kém nên có thể giảm bớt những định phí khi tạo lập hợp đồng 28 b Tính bảo mật

Nếu hợp đồng thông minh chỉ hoạt động với cách thức lập trình như vậy thì từ trước tới giờ đã tồn tại rất nhiều những hợp đồng điện tử mang đặc tính tự động hóa tương tự Tuy nhiên, những hợp đồng điện tử này thiếu khuyết một cơ chế đó là cơ chế giám sát, xác nhận những giao dịch để chống lại sự gian lận Được xác lập dựa trên nền tảng của công nghệ chuỗi khối mà bản chất blockchain là một chuỗi khối liên kết với nhau bằng các hàm băm với tính bảo mật cao nên hợp đồng thông minh theo đó cũng có độ tin cậy vượt trội, giải quyết được vấn đề về cơ chế bảo mật tồn đọng của các hợp đồng điện tử mang đặc tính tự vận hành khác Bằng đặc điểm này, hợp đồng thông minh có thể bảo vệ các chủ thể tham gia xác lập khỏi những sự cố không mong muốn như giả mạo, lừa đảo, xâm nhập bất hợp pháp Một khi xác lập hợp đồng thông minh, đồng nghĩa với việc các bên tự nguyện đặt niềm tin vào độ bảo mật của blockchain thay vì bất kỳ bên trung gian nào Như vậy, thì vì đặt nhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện

28 Jerry I-H Hsiao, “Smart contract on the Blockchain - paradigm shift for contract law”, US-China Law Review, 2017, p 687 hợp đồng cho một bên thứ ba bất kỳ, chính hợp đồng thông minh sẽ giữ vai trò đó, tránh trường hợp hợp đồng bị thao túng hay giả mạo Bởi hợp đồng thông minh được thiết lập trên những thuật toán và khởi chạy theo một trình tự đã được lập trình tự động do đó rất khó để phá vỡ những thuật toán này và cho dù thực hiện được thì cũng phải đánh đổi bằng một khối lượng tài nguyên rất lớn 29 c Tính bất biến về dữ liệu Được thiết lập trên nền tảng Blockchain, hợp đồng thông minh mang đầy đủ các đặc tính của công nghệ này, trong đó có tính bất biến về dữ liệu xuất phát từ giao thức đồng đẳng (peer to peer) của nền tảng này Các hợp đồng thông minh được lưu trữ trên nền tảng blockchain và có sự dán nhãn về thời gian cho tất cả các hành động được thực thi Một khi các dữ liệu được nhập trực tiếp vào các khối của blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa bởi bất kỳ ai do sự hoạt động của thuật toán đồng thuận và mã hàm băm liên kết các khối chứa thông tin lại với nhau Nghĩa là khi có ai đó sửa đổi một dữ liệu nào lưu trữ trên blockchain và sự sửa đổi này được chấp nhận bởi phần lớn các nút khác, giao dịch sẽ được xác thực và tích hợp vào một khố mới nối thêm vào chuỗi khối và được cấp nhật trên tất cả các nút tham gia trong mạng Những bản sao giống hệt nhau của dữ liệu mới này được quản lý đồng bộ bởi tất cả các nút trong mạng, không có bất kỳ phân cấp nào giữa các bản sao 30 Nếu muốn thay đổi thông tin nhằm gây bất lợi cho bất kỳ bên nào sẽ phải đối mặt với một hệ thống bảo mật cực kỳ cao và quá trình sửa đổi toàn bộ các mã băm liên kết các khối gần như là bất khả thi Đồng thời bởi tính phi tập trung nên các thông tin không thể bị thất lạc do đều được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, đáp ứng được sự minh bạch và an toàn Nhờ sự ghi nhớ, bảo mật cao mà ai cũng có thể dễ dàng truy dấu được nguồn gốc của tất cả các giao dịch, không có khả năng đảo ngược giao dịch và mọi dấu vết đều được ghi nhận một cách rõ ràng và cụ thể trên công nghệ chuỗi khối Điều này vô hình chung tạo được sự trung thực của các bên khi tham gia vào bất kỳ một hợp đồng thông minh nào

1.2.3 Phân loại hợp đồng thông minh

Bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh kết hợp

Như đã đề cập ở mục 1.2, các hợp đồng thông minh là các chương trình phần mềm tự thực thi có khả năng thực thi các thỏa thuận giữa các bên khi các điều kiện cụ thể

35 Ian Grigg, “The Ricardian Contract”, [https://iang.org/papers/ricardian_contract.html] (truy cập ngày

29/10/2022) được đáp ứng và để có thể thực thi thỏa thuận, đôi khi yêu cầu hợp đồng phải nhận được thông tin liên quan từ thế giới bên ngoài Tuy nhiên hợp đồng thông minh là những mã code, chúng không thể truy cập dữ liệu ngoài chuỗi khối (dữ liệu nằm ngoài mạng) 36 Đây là lúc cần đến nguồn cấp dữ liệu (Oracle) - các dịch vụ của bên thứ ba cung cấp cho các hợp đồng thông minh những thông tin từ thế giới bên ngoài để là điều kiện để thực thi hợp đồng thông minh Cần lưu ý rằng bản thân Oracle không phải lúc nào cũng là cầu nối giữa nguồn dữ liệu và hợp đồng thông minh, đôi lúc Oracle đóng vai trò vừa là nguồn dữ liệu vừa là một Oracle - loại Oracle này được gọi là “Oracle của bên thứ nhất” 37

1.3.1 Oracle - Nguồn cấp dữ liệu

Oracle rất đa dạng, không chỉ là những thiết bị, máy tính mà còn có thể tất cả những thứ có thể hoạt động giống như một phần mềm trung gian tạo điều kiện cho hợp đồng thông minh và bất kỳ hệ thống ngoài chuỗi khối (off-chain) nào cũng có thể giao tiếp với nhau, bao gồm các nhà cung cấp dữ liệu, API web, phụ trợ kinh doanh, Cloud, Thiết bị IoT, chữ ký số, thanh toán hệ thống, phần mềm chuyển đổi dữ liệu… Dựa vào hình thức, có thể chia ra các dạng Oracle như sau 38 :

Các Oracle phần mềm tương tác với các nguồn thông tin trực tuyến và truyền nó đến blockchain Thông tin này có thể đến từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến, các máy chủ, trang web – về cơ bản là bất kỳ nguồn dữ liệu nào có thể tìm thấy được trên Internet Việc các Oracle phần mềm được kết nối với mạng Internet không chỉ cho phép chúng cung cấp thông tin cho các hợp đồng thông minh mà còn truyền các thông tin đó đi theo thời gian thực Điều này làm cho chúng trở thành một trong những loại Oracle trên blockchain phổ biến nhất

Một số hợp đồng thông minh cần tương tác với thế giới thực Dựa vào ứng dụng của công nghệ Internet of Things Các oracle phần cứng được thiết kế để thu thập thông tin từ thế giới vật lý và cung cấp nó cho các hợp đồng thông minh Những thông tin này có thể được chuyển từ các cảm biến điện tử, máy quét mã vạch và các thiết bị đọc thông

36 E Tjong Tjin Tai, tlđd số 34, [https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id183637] (truy cập ngày 18/8/2023),

37 First-party vs Third-party Oracles (2023), [https://blockchainoraclesummit.io/first-party-vs-third-party- oracles/] (truy cập ngày 09/8/2023)

38 Smart Contracts and the Digital Single Market Through the Lens of a “Law + Technology” Approach,

Directorate-General for Communications Networks, Content and Technology, European Commission, p 27, 28 tin khác Một oracle phần cứng về cơ bản “chuyển đổi” các sự kiện trong thế giới thực thành các giá trị kỹ thuật số mà các hợp đồng thông minh có thể hiểu được Một ví dụ về Oracle phần cứng là cảm biến có khả năng kiểm tra xem liệu một chiếc xe tải vận chuyển hàng hóa đã đến vịnh chất hàng hay chưa Nếu xe đã đến, nó sẽ chuyển thông tin này đến hợp đồng thông minh và hợp đồng thông minh này sau đó sẽ ra các quyết định dựa trên thông tin đó

Các Oracle con người Đôi khi những người có kiến thức chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể cũng có thể đóng vai trò như một Oracle Họ có thể nghiên cứu và xác minh tính xác thực của thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chuyển các thông tin đó đến các hợp đồng thông minh Trong trường hợp này, họ có thể là một bên trong hợp đồng hoặc bên thứ ba được các bên trong hợp đồng ủy quyền truyền tải thông tin vào hợp đồng thông minh

Vì có thể xác minh danh tính của các Oracle con người bằng cách sử dụng mật mã, nên nguy cơ họ bị giả mạo danh tính và cung cấp dữ liệu lỗi là tương đối thấp, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi họ nhập sai thông tin dữ liệu, chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc nhập sai dữ liệu sẽ là chính họ Sự phân loại đối với Oracle con người sẽ chia làm 3 chủ thể:

(i) Một bên trong hợp đồng thông minh: Một bên có nghĩa vụ thực hiện hành động ở môi trường ngoài hợp đồng thông minh sẽ phải tự cung cấp thông tin họ đã hoàn thành nghĩa vụ đó trên thực tế để thỏa mãn điều kiện được quy định trong hợp đồng nhằm kích hoạt tính tự động thực thi khi mệnh đề “if” được đáp ứng

(ii) Bên thứ ba do các bên trong hợp đồng thông minh chỉ định: Đây là chủ thể được các bên lựa chọn và có thể bị ràng buộc bởi các mối quan hệ pháp lý như hợp đồng ủy quyền Họ có trách nhiệm truyền tải thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng của một hoặc cả hai bên vào hợp đồng thông minh

(iii) Bên thứ ba do một bên tham gia giao kết hợp đồng thông minh thuê: Đối với loại chủ thể này, họ chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý dựa trên hợp đồng thuê đối với bên thuê mình chứ không chịu trách nhiệm phát sinh đối với mọi bên tham gia hợp đồng khi có vi phạm về tính xác thực của thông tin

Vậy bên truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh là Oracle con người được chia thành 3 chủ thể, gồm: một bên trong hợp đồng thông minh, bên thứ ba khác do các bên trong hợp đồng thông minh chỉ định và bên thứ ba khác do một bên trong hợp đồng thông minh thuê

1.3.2 Trách nhiệm của bên thực hiện việc truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh

Các Oracle theo hướng nghiên cứu của nhóm tác giả là hệ thống Oracle ngoài chuỗi (off-chain), nên chúng không nằm trong các cơ chế bảo mật mà các blockchain có thể cung cấp Xung đột về yêu cầu sự tin cậy khi sử dụng các Oracle của bên thứ ba và khả năng thực thi mà không cần sự tin cậy của các hợp đồng minh vẫn là một bài toán chưa có lời giải Các cuộc tấn công của người trung gian, trong đó một tác nhân độc hại có quyền truy cập vào luồng dữ liệu giữa các Oracle và hợp đồng để sửa đổi hoặc làm sai lệch dữ liệu, cũng có thể là một mối đe dọa Các hợp đồng thông minh thực thi các quyết định dựa trên dữ liệu do các Oracle cung cấp nên chúng là chìa khóa cho một hệ sinh thái blockchain lành mạnh Vấn đề lớn nhất trong việc thiết kế các blockchain là nếu Oracle bị tấn công, thì hợp đồng thông minh dựa vào nó cũng bị tấn công Điều này thường được gọi là “Vấn đề Oracle” Hiểu một cách đơn giản để một Oracle có thể hoạt động, dù có là bất kỳ loại Oracle nào đi chăng nữa, vẫn phải cần có sự can thiệp của con người - đây là chủ thể được gọi là bên thực hiện việc truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh, và trong trường hợp xảy ra những sự cố Oracle truyền tải dữ liệu sai, đặt ra một vấn đề là, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự cố đó Bên thiết kế ra Oracle, bên cung cấp dữ liệu cho Oracle, hay bên thuê dịch vụ Oracle? Để mô tả những vấn đề có thể xảy ra này, nhóm tác giả đưa ra các trường hợp điển hình thường xảy ra trong thực tế dưới đây Đối với Oracle con người

Như đã đề cập ở nội dung trên, Oracle con người lúc này chính là bên truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh đúng nghĩa, cung cấp các điều kiện để hợp đồng có thể tự động thực thi Bởi họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm nhập thông tin, do đó các vấn đề xoay quanh trách nhiệm truyền tải của họ tương đối rõ ràng - theo nguyên tắc dân sự ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường Về cơ bản, oracle con người vẫn thực hiện vai trò truyền tải thông tin vào hợp đồng thông minh thông qua các phần mềm và phần cứng Nhưng điểm khác biệt nổi bật là có sự tham gia trực tiếp của con người nhập liệu, nếu không có hoạt động này thì các phần mềm và phần cứng không tự chuyển dữ liệu như các loại phần mềm, phần cứng mà nhóm tác giả trình bày ở những nội dung trên Tức là, vai trò của oracle con người đề cao sự đánh giá chủ quan của chính họ hoặc ý chí các chủ thể họ nhập liệu thay (như bên trong hợp đồng thuê họ) Vấn đề đặt ra ở đây là, trong trường hợp họ được một bên trong hợp đồng thuê để nhập dữ liệu vào hợp đồng, thì liệu có sự liên đới trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ hay không, và nếu có thì sẽ xảy ra lúc nào? Đối với Oracle phần mềm

Như đã trình bày ở phần phân loại, oracle phần mềm có thể là cơ sở dữ liệu để truyền tài thông tin trực tiếp vào hợp đồng thông minh, có thể kể đến một vài dạng như: trang web, các ứng dụng hoặc các nguồn dữ liệu khác được tạo và được lưu trữ hoàn toàn trên mạng lưới internet

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU TRONG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH

Khung pháp lý điều chỉnh trách nhiệm bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh của Estonia và Belarus

Hiện nay, Belarus và Estonia đang là hai trong các quốc gia đi đầu trong việc quy định về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, với Belarus là về các quy định thừa nhận trực tiếp tính pháp lý của hợp đồng thông minh và Estonia là các quy định về trách nhiệm bên truyền tải dữ liệu nói chung Đồng thời khung pháp lý của hai quốc gia này cũng có nhiều điểm tương đồng trong định hướng phát triển các quy định xoay quanh vấn đề hợp đồng thông minh với Việt Nam

2.1.1 Thực tiễn ứng dụng và khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh tại Estonia

Là một trong những nước tiên phong trong việc ứng dụng những nghiên cứu về công nghệ số trong thực tiễn, Estonia đã vận dụng các ứng dụng của hợp đồng thông minh trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử cũng như các lĩnh vực khác của mình

Chương trình cư trú điện tử (E-residency) được chính thức khởi động vào năm

2014 với quyết định cung cấp danh tính kỹ thuật số, cùng với quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số của Estonia, cho công dân của các quốc gia khác không có nơi cư trú tại Estonia, hệ thống căn cước công dân bắt buộc này không chỉ có tác dụng xác định công dân mà còn cho họ quyền truy cập tất cả dịch vụ trực tuyến Những người này được gọi là cư dân điện tử và nhận được thẻ ID kỹ thuật số Cư trú điện tử, cung cấp quyền truy cập vào nhiều dịch vụ điện tử tương tự của chính phủ trước đây chỉ dành cho người Eston sống ở Estonia Bằng cách này, chính phủ Estonia đã biến công dân của các quốc gia trên toàn thế giới thành “người dùng” tiềm năng của các dịch vụ của Estonia Chương trình này đã cho phép phát triển các ứng dụng sáng tạo, bao gồm nền tảng dựa trên Blockchain cho các giao dịch bất động sản và nền tảng quản lý chuỗi cung ứng sử dụng hợp đồng thông minh để theo dõi hàng hóa và dịch vụ, hầu hết mọi tương tác với nhà nước - chẳng hạn như bỏ phiếu, khai thuế và đăng ký khai sinh - đều có thể được thực hiện hoàn toàn trực tuyến từ hầu hết mọi nơi trên thế giới Ngoài ra, những nhận dạng kỹ thuật số tương tự này có thể được sử dụng để truy cập ngày càng nhiều dịch vụ của khu vực tư nhân như ngân hàng trực tuyến 39

Vào năm 2013, Estonia đã cho người dân lựa chọn bỏ phiếu điện tử cho mọi cuộc bầu cử và điều tra dân số, khoảng 21,2% tổng số dân số đã bỏ phiếu bằng cách sử dụng bỏ phiếu điện tử 40 Hệ thống mà Estonia ứng dụng có sử dụng phần mềm phi tập trung, cung cấp tính ẩn danh và cử tri xác minh Để truy cập vào hệ thống này yêu cầu Internet và thẻ căn cước điện tử quốc gia được sử dụng để xác thực, mã hóa và chữ ký Cử tri cần tải về ứng dụng bỏ phiếu, xác thực bằng ID điện tử, nếu đáp ứng đủ điều kiện, một danh sách các ứng cử viên sẽ được hiển thị để họ bỏ phiếu 41 Việc khởi chạy tự động những quy trình trong hệ thống bỏ phiếu điện tử đều do hợp đồng thông minh tích hợp sẵn trong các chuỗi khối thực thi

Trong lĩnh vực y tế, Estonia hiện nay là quốc gia tiến bộ nhất trong việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào quản lý hồ sơ bệnh án điện tử Từ năm 2016, quốc gia này đã khởi động một dự án phát triển xây dựng Blockchain và hợp đồng thông minh nhằm mục đích ghi lại, bảo mật và bảo đảm tính toàn vẹn hồ sơ sức khỏe của 1,3 triệu công dân của mình Việc sử dụng công nghệ này đã cho phép đất nước ngày chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng và tiết kiệm giữa nhiều nhà cung cấp dịch vụ y tế trong thời gian thực, bảo toàn tính toàn vẹn của dữ liệu và giảm rủi ro dữ liệu sức khỏe quan trọng bị tấn công bởi những ứng dụng từ hợp đồng thông minh, cá nhân hóa dữ liệu sức khỏe của công dân và chuyển từ chữa bệnh sang phòng bệnh Trong khi đó, tại nhiều nơi trên thế giới, các bác sĩ phải điều trị cho bệnh nhân mà không hiểu đầy đủ về bệnh sử của họ 42

2.1.1.2 Khung pháp lý điều chỉnh

(i) Khung pháp lý chung về hợp đồng thông minh

Tuy nhiên dù được ứng dụng sớm như vậy, nhưng đáng ngạc nhiên là tới hiện tại, Estonia vẫn chưa có bất kỳ đạo luật nào điều chỉnh về hợp đồng thông minh Các văn bản pháp luật hiện nay của Estonia chỉ dừng lại ở mức quy định một cách gián tiếp về hợp đồng thông minh, áp dụng theo nguyên tắc quod lege non prohibitum (Thực hiện

39 Why Estonia offers e-Residency, https://learn.e-resident.gov.ee/hc/en-us/articles/360000720437-Why-

Estonia-offers-e-Residency (truy cập ngày 11/06/2023)

40 D Springall, T Finkenauer, Z Durumeric, J Kitcat, H Hursti, M MacAlpine, and J A Halderman,

‘‘Security analysis of the Estonian internet voting system,’’ in Proc ACM SIGSAC Conf Comput Commun Secur., Nov 2014, pp 703–715

41 P Martinson, “Estonia—The Digital Republic Secured by Blockchain - PWC”,

[https://www.pwc.com/gx/en/services/legal/tech/assets/estonia-the-digital-republic-secured-by-blockchain.pdf] (truy cập 05/05/2023)

42 Taavi Einaste, Blockchain and healthcare: the Estonian experience, 2018, [https://nortal.com/blog/blockchain- healthcare-estonia/] (truy cập ngày 11/06/2023) những điều pháp luật không cấm là hợp pháp) thì việc ứng dụng Hợp đồng thông minh và Blockchain trong các giao dịch hợp pháp là phù hợp với pháp luật 43 Như vậy, cần áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật để xem xét một hợp đồng thông minh có giá trị pháp lý không, lúc này, cần căn cứ theo những quy định của Bộ luật Dân sự Estonia và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan

Theo Đạo luật về phần chung của Bộ luật Dân sự 44 , căn cứ theo khoản 2 Điều 67 thì “Giao dịch gồm giao dịch đơn phương và đa phương” và Điều khoản này xác định

“Giao dịch đa phương là hợp đồng” Tại Điều 77, 78, 80 quy định về việc các bên tham gia vào giao dịch được phép tự do chọn lựa hình thức của giao dịch mà không bị giới hạn, trừ trường hợp pháp luật quy định hình thức bắt buộc và hình thức giao dịch điện tử được coi như tương đương với giao dịch bằng văn bản miễn là giao dịch này được ký bằng chữ ký điện tử Điều 81, 82 quy định về vấn đề công chứng chứng thực giao dịch đối với các trường hợp pháp luật quy định giao dịch đó bắt buộc phải công chứng chứng thực Điều 83 quy định về hiệu lực của giao dịch không quy định về hình thức giao dịch như sau: “(1) Việc không tuân thủ hình thức quy định cho giao dịch theo luật sẽ khiến giao dịch vô hiệu trừ khi luật quy định một kết quả khác hoặc theo mục đích mà hình thức được yêu cầu; (2) Việc không tuân thủ hình thức đã thỏa thuận làm cho giao dịch vô hiệu trừ trường hợp pháp luật hoặc các bên có thỏa thuận quy định một kết quả khác.” Từ đó có thể thấy dù là trong trường hợp giao dịch, hợp đồng được quy định phải được xác lập bằng văn bản hay bắt buộc phải công chứng chứng thực, thì dựa vào thỏa thuận của các bên, những giao dịch, hợp đồng không thỏa mãn các điều kiện này vẫn có thể có hiệu lực Đây là hướng quy định rất mở, cho phép việc tự do lựa chọn hình thức giao dịch, hợp đồng của Bộ luật Dân sự Estonia Đạo luật Mua sắm công do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 03/04/2023 của Estonia đề cập một cách gián tiếp về tính pháp lý của hợp đồng thông minh, khi mà quy định về việc hợp đồng công có thể được lập dưới dạng điện tử, cụ thể tại khoản 7 Điều

8 Luật này quy định “Trong các tài liệu mua sắm, cơ quan hoặc tổ chức có thể quy định rằng hợp đồng công được lập bằng văn bản hoặc dưới dạng điện tử hoặc có công chứng” 45 Như vậy, có thể thấy trong pháp luật Estonia, quy định về hợp đồng là rất mở

43 Karolina Kasspyk (2018), The concept of smart contracts form the legal perspective, p.111,

[https://www.kul.pl/files/1702/review_3_2018_-_pojedynczo/06_karolina_kasprzyk.pdf], (truy cập ngày 15/8/2023)

44 An Act on the General Part of the Civil Code, Riigikogu,

[https://www.riigiteataja.ee/en/eli/ee/Riigikogu/act/503022023002/consolide] (truy cập ngày 15/06/2023)

[https://www.riigiteataja.ee/en/eli/ee/Riigikogu/act/503042023006/consolide] (truy cập ngày 15/05/2023) và hầu như không giới hạn những giao dịch nào bắt buộc phải lập thành văn bản, nếu có phải lập thành văn bản thì hầu hết đều có thể thay thế bằng biểu mẫu điện tử được

Tại Quy định về mô tả và các yêu cầu để đảm bảo tính liên tục của định dạng số và chữ ký số như một dịch vụ quan trọng do Bộ Doanh nhân và Công nghệ thông tin của nước này ban hành và có hiệu lực vào ngày 18/01/2019 46 đề cập đến chữ ký số là một loại dịch vụ quan trọng và cần đảm bảo cho việc thực hiện loại dịch vụ này để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch trong môi trường số Về bản chất, Blockchain cùng hợp đồng thông minh và chữ ký số là hai đối tượng khác nhau Tuy nhiên, hợp đồng thông minh chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào thừa nhận về giá trị pháp lý của nó Trong khi đó, chữ ký số được thừa nhận giúp cho các giao dịch trên môi trường Internet đảm bảo an toàn, được pháp luật công nhận, đảm bảo tính thuận tiện nhất hiện nay Quy định này đã gián tiếp mở ra khả năng được thừa nhận về tính pháp lý của hợp đồng thông minh khi mà chữ ký trên loại hợp đồng này về cơ bản phải là chữ ký số như đã đề cập ở các phần trên

Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng trong trường hợp các bên đồng ý thực hiện giao dịch bằng hợp đồng thông minh và yêu cầu về hình thức của hợp đồng trong giao dịch này không rơi vào trường hợp hợp đồng đương nhiên vô hiệu và bắt buộc phải lập thành văn bản mà không được thay thế bằng biểu mẫu điện tử thì hợp đồng thông minh mặc nhiên được xác định là có giá trị pháp lý

Như vậy, về cơ bản Estonia vẫn đang sử dụng những quy định trong pháp luật hiện hành để điều chỉnh về các vấn đề xoay quanh hợp đồng thông minh và khung pháp luật hiện hành của quốc gia này có thể xem như thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng thông minh khi mà pháp luật về hợp đồng được quy định rất mở Việt Nam có thể xem xét và đối chiếu những quy định hiện có trong hệ thống pháp luật về những quy phạm điều chỉnh hợp đồng thông minh, từ đó, đưa ra hướng giải quyết cụ thể, tạo một khung pháp lý riêng hay sử dụng những quy định hiện hành để điều chỉnh hợp đồng thông minh (ii) Khung pháp lý riêng điều chỉnh về trách nhiệm bên truyền tải dữ liệu

Về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu, pháp luật Estonia hiện nay đã điều chỉnh một cách tương đối chặt chẽ đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu nói chung, qua đó điều chỉnh trực tiếp đối với trách nhiệm của chủ thể này trong việc truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh qua các văn bản pháp luật như Đạo luật an ninh mạng,

ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU

Đề xuất về hoàn thiện khung pháp lý cho Việt Nam

3.1.1 Một số vấn đề bất cập và chưa hoàn thiện về pháp luật cần được xem xét trong bối cảnh hợp đồng thông minh tại Việt Nam

Trong bối cảnh ứng dụng hợp đồng thông minh ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, việc hoàn thiện khung pháp luật về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong dạng hợp đồng này đang rất cần thiết Việc có khung pháp luật rõ ràng về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của công nghệ này Các lợi ích của việc hoàn thiện khung pháp luật này không chỉ nằm ở việc bảo vệ các chủ thể tham gia vào hợp đồng thông minh hoặc có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng khỏi các hành vi sai trái, lừa đảo, mà còn tạo ra môi trường minh bạch và tin cậy Doanh nghiệp khi tham gia hợp đồng thông minh có thể tin tưởng hơn và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác từ bên truyền tải dữ liệu, và bên truyền tải dữ liệu cũng nắm được rõ ràng những quyền và nghĩa vụ của mình

Dựa vào phân tích và đánh giá khung pháp luật Việt Nam hiện hành và khung pháp luật Estonia và Belarus về hợp đồng thông minh và bên truyền tải dữ liệu, nhóm tác giả nhận thấy có một số thiếu sót và cần kiến nghị hoàn thiện về pháp luật cho Việt Nam Hiện nay khung pháp luật Việt Nam về bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh, trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu và các chủ thể khác trong hợp đồng thông minh, lỗi khách quan và hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng thông minh chưa được quy định cụ thể và tồn tại một số bất cập cần xem xét, cụ thể như sau:

(i) Thứ nhất, pháp luật Việt Nam hiện nay quy định quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi khi bên truyền tải dữ liệu nhập sai dữ liệu theo như quy định tại Điều 14 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, theo đó, bên truyền tải dữ liệu được phép rút lại phần chứng từ điện tử khi thỏa mãn một số điều kiện luật định (như phân tích tại Chương 2) Tuy nhiên việc rút lại dữ liệu khi đã nhập lên hợp đồng thông minh về cơ bản là không thể Dẫn đến vấn đề bên truyền tải dữ liệu không thể rút lại dữ liệu đã nhập và vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm từ việc nhập sai dữ liệu của mình Mặc dù theo quy định của luật, thì khi đáp ứng được 2 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều

14, thì bên truyền tải dữ liệu sẽ được miễn giảm trách nhiệm bồi thường đối với việc nhập lỗi sai này Trường hợp bên truyền tải dữ liệu nhập sai dữ liệu trong hợp đồng thông minh có mong muốn khắc phục sai sót trong hợp đồng thì nên được xem xét như thế nào? Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về vấn đề này nên có thể hiểu theo hướng nếu đã nhập sai dữ liệu trong hợp đồng thông minh thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm với lỗi nhập sai dữ liệu và họ không có cơ hội khắc phục hậu quả Điều này dẫn đến việc loại trừ quyền được khắc phục sai sót, hạn chế tổn thất kịp thời trong hợp đồng mà quyền này đã được bảo vệ, đề cập trong luật đối với loại hợp đồng thương mại điện tử

Như vậy, quyền của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh - quyền khắc phục sai sót, hạn chế tổn thất kịp thời để thực hiện đúng hợp đồng và miễn giảm trách nhiệm - chưa thực sự được bảo vệ trong bối cảnh sử dụng hợp đồng thông minh trong thương mại điện tử

(ii) Thứ hai, đối với lỗi sai dữ liệu do Oracle phần cứng, phần mềm gây ra, hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định về việc được miễn trách nhiệm của các bên cung cấp Oracle này trong trường hợp họ chứng minh được lỗi này không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm cung cấp chúng cho người dùng Theo quan điểm của nhóm tác giả, quy định này vẫn chưa thực sự bao quát để điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp Oracle Đối với trường hợp bên sử dụng Oracle không thông qua hợp đồng cụ thể với bên cung cấp Oracle có mục đích sử dụng Oracle cho hợp đồng thông minh thì khi Oracle này cung cấp sai dữ liệu cho hợp đồng thông minh thì nhà cung cấp có phải đương nhiên chịu trách nhiệm cho Oracle có lỗi sai hay không? Chẳng hạn trong trường hợp về sự cố mất mạng Internet, đối với bên cung cấp Oracle là phần mềm, họ chỉ đơn thuần là cung cấp phần mềm cho các bên trong hợp đồng và không hề biết về việc các bên sử dụng phần mềm của họ để làm Oracle cho việc thực hiện hợp đồng thông minh (Chẳng hạn như một hợp đồng thông minh có điều kiện: “Nếu ngày 17/8 tại thành phố A bão đổ bộ vào, thì 5000 USD sẽ tự động được chuyển từ tài khoản của C và tài khoản của D”, hợp đồng này được các bên kết nối với Oracle phần mềm là một trang web dự báo thời tiết do B cung cấp, tuy nhiên B không biết gì về hợp đồng này và cũng không biết các bên sử dụng phần mềm của mình như một Oracle cho hợp đồng), thì trong một số trường hợp việc yêu cầu bên cung cấp Oracle này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đối với lỗi do Oracle mình cung cấp là có phần vô lý

(iii) Thứ ba, trong trường hợp xảy ra những sự cố nằm ngoài ý chí của các bên Như trường hợp (1) khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền, nhưng bởi lỗi khách quan (sự cố sập mạng Internet) mà hợp đồng thông minh không thực hiện nghĩa vụ này đúng hạn/không thể tự động thực thi, dẫn đến việc một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ; hay (2) trường hợp lỗi khách quan khiến việc hợp đồng thông minh tự động thực thi nghĩa vụ dẫn đến việc hợp đồng tự thực hiện ngoài ý chí của các bên tham gia hợp đồng thông minh Trường hợp (1) và trường hợp (2) đều có thể đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành “sự kiện bất khả kháng” và “trở ngại khách quan” được quy định tại khoản

1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 Với quy định của pháp luật hiện tại, “lỗi khách quan” hiện nay chưa được pháp luật thừa nhận Lỗi khách quan có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong hợp đồng thông minh và làm ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh nhưng lại không có quy định nào để bảo vệ các chủ thể khi xảy ra “lỗi khách quan” Pháp luật không có quy định nào về việc liệu rằng khi xuất hiện “lỗi khách quan” thì đây có nên được cân nhắc là căn cứ để các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh được miễn trách nhiệm dân sự, đàm phán và thực hiện lại hợp đồng, hoãn thực hiện nghĩa vụ, chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng,v.v… hay không? Những vấn đề này là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận về “lỗi khách quan” trong hợp đồng, liệu rằng có cơ chế nào có thể bảo vệ các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh không? Đối với sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan, hiện nay Bộ luật Dân sự quy định đây là một trong những căn cứ để bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, tức được miễn trách nhiệm dân sự Tuy nhiên luật không quy định đây là căn cứ để các bên có thể chấm dứt, điều này có thể hiểu rằng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng các bên được miễn trách nhiệm dân sự nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng Trường hợp các bên muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên

Với những trường hợp do “lỗi khách quan” dẫn đến việc dữ liệu truyền tải bị sai hoặc bị chậm trễ là hoàn toàn nằm ngoài ý chí của các bên và nếu không quy định về việc được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra lỗi khách quan là một vấn đề đáng lưu tâm Ngoài ra, trong trường hợp “lỗi khách quan” này gây ra thiệt hại nặng đến mức mục đích khi giao kết hợp đồng ban đầu của các bên không đạt được, thì liệu có nên quy định đây là những trường hợp được phép chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng không?

(iv) Thứ tư, hiện nay hợp đồng thông minh được điều chỉnh một cách gián tiếp thông qua các quy định pháp luật hợp đồng và Luật Giao dịch điện tử 2023 Theo đó, Luật Giao dịch điện tử hiện hành thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng thông minh thông qua việc ghi nhận một phần bản chất của hợp đồng thông minh trong khái niệm đưa ra đối với “giao dịch điện tử” 71 và “hợp đồng điện tử” 72 Việc điều chỉnh gián tiếp như vậy đã đặt ra một câu hỏi: Khi nào hợp đồng thông minh được thừa nhận và bảo vệ thật sự

71 Khoản 1 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023

72 Khoản 16 Điều 3, khoản 1 Điều 34 Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023 bởi pháp luật Việt Nam và khi nào thì hợp đồng thông minh không được thừa nhận như một “hợp đồng pháp lý” Đối với câu hỏi này, đã có nhiều nghiên cứu làm rõ về việc khi nào thì hợp đồng thông minh là một hợp đồng có giá trị pháp lý, tuy nhiên, điều thực sự làm các học giả, các chuyên gia tranh cãi trong vấn đề điều chỉnh gián tiếp này là, liệu có Việt Nam có cần có những quy định cụ thể để điều chỉnh trực tiếp hợp đồng thông minh, liệu có cần xây dựng một khung pháp lý riêng để điều chỉnh hợp đồng thông minh với những điểm đặc trưng khác biệt với hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử thông thường khác, và liệu, việc không có khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp hợp đồng thông minh có làm ảnh hưởng tới việc xác định trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh không?

3.1.2 Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề trong bối cảnh hợp đồng thông minh tại Việt Nam Đối với những vấn đề nêu trên, từ nghiên cứu và một số kinh nghiệm từ Estonia và Belarus, nhóm xin đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện như sau: Đối với vấn đề (i), Việt Nam có thể tham chiếu pháp luật Belarus ở vài khía cạnh sau: có quy định về việc chủ thể cung cấp môi trường thực hiện hợp đồng có trách nhiệm thông báo “lỗi” nếu có phát sinh khi thực hiện hợp đồng, có quy định về xác nhận những hành động pháp lý cụ thể thông qua các phương tiện của hợp đồng thông minh và có thực tiễn xây dựng nền tảng blockchain chính phủ Belarus Mặc dù, pháp luật Belarus chưa có quy định cụ thể về việc rút lại phần dữ liệu đã được truyền tải vào hợp đồng thông minh nhưng các khía cạnh nổi bật khác có thể được tham chiếu và cải thiện tại Việt Nam

Mặc dù, pháp luật Belarus chưa đề cập đến trách nhiệm các chủ thể liên quan đến hợp đồng thông minh, dẫn đến khó khăn trong quyết định các biện pháp phù hợp khi có lỗi xảy ra Như đã trình bày, phần lớn lỗi xảy ra thường là lỗi dữ liệu khi truyền tải vào hợp đồng thông minh Nhưng pháp luật Belarus chưa có cơ chế cho việc xử lý về tình trạng lỗi này như: rút dữ liệu ra khỏi hệ thống, ngăn chặn và xóa bỏ lập tức dữ liệu sai, mà chỉ có quy định về vấn đề thông báo lỗi Điều này dẫn đến việc khó xác định và đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba này về trong vấn đề truyền tải dữ liệu Tuy nhiên, trách nhiệm thông báo lỗi có phần tương đồng với pháp luật Việt Nam hiện nay, pháp luật Belarus quy định về việc chủ thể cung cấp môi trường thực hiện hợp đồng có trách nhiệm thông báo “lỗi” nếu có phát sinh khi thực hiện hợp đồng

Bên cạnh đó, pháp luật Belarus có quy định về vấn đề xác nhận những hành động pháp lý cụ thể thông qua các phương tiện của hợp đồng thông minh (có thể hiểu như một cách diễn đạt khác về Oracle bằng văn bản giấy hoặc lưu trữ bằng ngôn ngữ phổ thông trên các thiết bị, phần mềm, Xác nhận này được cấp bởi chính chủ hệ thống hợp đồng thông minh nếu có yêu cầu của các bên hoặc theo quy định pháp luật Đặt ra một vấn đề là liệu văn bản xác nhận này có được xem là căn cứ trong việc giải quyết tranh chấp (nếu có) một khi có lỗi dữ liệu được phát hiện, nhằm đối chiếu xem dữ liệu thực tế khi được nhập vào có giữ được nội dung gốc và lỗi sai dữ liệu bắt nguồn từ chủ thể truyền tải dữ liệu hay từ chính hệ thống trong quá trình xử lý, tạo có cơ sở để xem xét đến trách nhiệm của họ Đồng thời, từ khía cạnh thực tiễn, có một điểm đáng chú ý có thể tác động một cách gián tiếp đối với vấn đề (i) này, đó là tại Nghị quyết số 428 có ghi nhận về sự tham gia của Ngân hàng Quốc gia Belarus với vai trò là một trong các bên tham gia hợp đồng thông minh hoặc có thể tự khởi tạo một hệ thống thông minh khác để vận hành hợp đồng thông minh Tại Việt Nam, cụ thể là Quyết định số 942/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 có ghi nhận về việc giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)”

Có thể thấy, việc đưa Ngân hàng Nhà nước vào để phần nào kiểm soát được sự hoạt động ổn định của hệ thống blockchain (hoặc xa hơn là để phát triển hợp đồng thông minh) là một xu thế tất yếu mà Nhà nước ta đang hướng đến Belarus đã cho phép hợp đồng thông minh ứng dụng vào các lĩnh vực tài chính - ngân hàng từ rất sớm nhưng Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức thí điểm sử dụng xây dựng một đồng tiền mã hóa riêng trên blockchain, như vậy, vai trò của Ngân hàng Quốc gia Belarus sẽ đem lại giá trị tham khảo ở một góc độ nhất định cho Việt Nam Bởi vì Nghị định số 428 của Belarus không giới hạn về vai trò của Ngân hàng Quốc gia, cơ quan này có thể vừa là người tham gia giao kết thực hiện hợp đồng hoặc chỉ là bên cung cấp hệ thống hợp đồng thông minh cho các bên hoặc là đồng thời đảm nhiệm cả hai vai trò Theo như nghiên cứu tại Chương 2, việc ghi nhận vai trò của Ngân hàng Nhà nước một cách cụ thể như cách Belarus đã thực hiện góp phần tạo điều kiện để xây dựng nên một hệ thống blockchain riêng tư, có sự phân phối và giám sát một cách nhất định của Nhà nước để tìm ra cơ chế giải quyết phù hợp cho các vấn đề phát sinh nếu như Ngân hàng Nhà nước nắm giữ vai trò như chủ sở hữu hệ thống hợp đồng thông minh Trong đó, không chỉ bao gồm các vấn đề phát sinh từ các bên chủ thể giao kết thực hiện hợp đồng mà còn đối với bên thứ ba truyền tải dữ liệu vào hợp đồng

Lưu ý cho các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh về những vấn đề đối với trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu

Bởi khung pháp luật Việt Nam hiện hành còn một số điểm trống trong quy định về trách nhiệm của bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh, do đó, dựa trên cơ sở các nội dung được phân tích, nhóm có một số đề xuất về những điều cần lưu ý cho các bên khi tham gia vào bất kỳ hợp đồng thông nào theo từng nhóm chủ thể nhất định để hạn chế rủi ro khi tham gia vào hợp đồng thông minh, bao gồm: bên tham gia giao kết và thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng thông minh, bên truyền tải dữ liệu trong hợp đồng thông minh (gộp chung cả bên Oracle và bên cung cấp Oracle) Dựa trên trách nhiệm pháp lý riêng mà các bên phải chịu khi có lỗi khách quan xảy ra, sẽ có nhiều biện pháp xử lý riêng nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên một cách khách quan và công bằng nhất có thể

3.2.1 Đề xuất các vấn đề cần lưu ý cho chủ thể tham gia trực tiếp hợp đồng thông minh (giao kết hợp đồng thông minh)

Như đã đề cập tại phần khung pháp lý hiện tại của Việt Nam, khi xảy ra bất kỳ lỗi khách quan nào trong việc truyền tải dữ liệu vào hợp đồng thông minh, chưa có căn cứ cụ thể để xác định cần phải hoãn thực hiện nghĩa vụ, đàm phán, chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng, những vấn đề này là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Đồng thời, như đã phân tích, lỗi khách quan là một khái niệm có sự khác biệt nhất định với sự kiện bất khả kháng và có tính chất gần với trở ngại khách quan, nhưng cho dù như thế thì luật vẫn chưa có biện pháp pháp lý nhất định đối với các trường hợp này Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan hiện tại còn chưa dự liệu được trách nhiệm chủ thể trong trường hợp phát sinh lỗi khách quan đối với các bên tham gia hợp đồng thông minh Những “lỗi” này không xuất phát từ sự vi phạm từ bên nào kể cả bên thứ ba truyền tải dữ liệu, hậu quả là không thể sửa đổi nhưng đồng thời cũng không thể thực hiện tiếp hợp đồng

Theo đó, dựa trên góc độ kỹ thuật của hợp đồng thông minh, một khi xảy ra lỗi khách quan dẫn đến không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thông minh mà không thể sửa đổi thì nhóm tác giả đề xuất bên tham gia nên cân nhắc những giải pháp sau:

Thứ nhất, các bên tham gia hợp đồng thông minh nên thỏa thuận về điều khoản hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng Tuy nhiên, dựa trên từng trường hợp thì phát sinh một số vấn đề nhất định cần được lưu ý:

(i) Đối với chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận

Các bên nên thỏa thuận về việc đồng ý chấm dứt hợp đồng trong trường hợp xảy ra lỗi khách quan làm hợp đồng tự động thực thi trái với ý chí ban đầu Vì việc xảy ra lỗi khách quan không do sự vi phạm của bất kỳ chủ thể nào trong hợp đồng, nếu các bên tham gia hợp đồng thông minh đều chấp nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng thông minh khi xảy ra lỗi khách quan thì có thể thỏa thuận chấm dứt và chấp nhận hợp đồng thông minh này mặc dù hợp đồng thông minh này được thực thi sai

Các bên có thể xác định chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận mặc dù hợp đồng không thực hiện đúng như cơ chế lập trình ban đầu Các điều khoản về hệ quả pháp lý được đề xuất đối với việc chấm dứt hợp đồng nên bao gồm:

(i) Hợp đồng bị chấm dứt tại thời điểm thỏa thuận

(ii) Các bên không tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng

(iii) Bên đã thực hiện nghĩa vụ có thể được thanh toán cho phần nghĩa vụ chênh lệch đã được thực hiện do lỗi khách quan hoặc các bên đồng ý với kết quả thực thi hợp đồng mà hợp đồng thông minh gây ra do lỗi khách quan

(iv) Có thể có hoặc không đi kèm với bất kỳ một hậu quả cụ thể nào 76

Các hậu quả pháp lý này không được đề cập cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015 nên việc có sự thỏa thuận rõ ràng trong thực tế sẽ giúp bảo vệ các bên tham gia hợp đồng và tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về việc chi trả phần nghĩa vụ đã được thực hiện

(ii) Đối với việc hủy bỏ hợp đồng

Hiện tại Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa ghi nhận cụ thể về căn cứ hủy bỏ hợp đồng dựa trên lỗi khách quan, thế nên giải pháp đưa ra là các bên nên thỏa thuân về lỗi khách quan vào trong điều khoản khi giao kết để điều khoản này có đầy đủ giá trị pháp lý làm căn cứ hủy bỏ hợp đồng khi một bên có yêu cầu

Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng thông minh này không do bất kỳ chủ thể nào tham gia hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng và lỗi khách quan cũng không phù hợp với bất cứ căn cứ hủy bỏ nào do luật định trong Bộ luật dân sự căn cứ theo các Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 và các quy pháp luật khác quy định về hủy bỏ, nên các bên khó có thể áp dụng quy định của luật để đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng khi mong muốn được hoàn trả lại những gì đã nhận Cho dù có thỏa thuận trước về điều kiện hủy bỏ do lỗi khách quan thì nó vẫn chưa phù hợp với căn cứ “Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận” 77 do không có bất kỳ vi phạm nào từ các bên, kể cả bên truyền tải dữ liệu (Oracle) Vì thế, tại phần kiến nghị cho pháp luật nhóm tác giả đã đề xuất về việc bổ sung lỗi khách quan thành một trong các căn cứ để hủy hợp đồng

Nếu dựa trên vấn đề được nhóm tác giả đề xuất, các bên cần thiết quy định thêm một điều khoản về căn cứ hủy bỏ khi có lỗi khách quan trong hợp đồng thông minh khi soạn thảo để giao kết dựa trên sự thống nhất ý chí của các bên, nếu các điều kiện về lỗi khách quan được đáp ứng thì được xem như một căn cứ để hủy hợp đồng Căn cứ hủy do lỗi khách quan được các bên thỏa thuận nên được hiểu là hợp đồng được thực thi sai với ý chí của các bên tham gia hợp đồng nhưng không do vi phạm của bất kỳ bên nào khi thực hiện hợp đồng thông minh (hay hợp đồng điện tử tự động) Đồng thời, các bên có thể áp dụng điều khoản giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 là hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định

76 Đặng Nguyễn Nguyên Thanh, Khác Biệt Giữa Chấm Dứt Hợp Đồng Và Hủy Bỏ Hợp Đồng, Apolat Legal, [https://apolatlegal.com/vi/khac-biet-cham-dut-va-huy-bo-hop-dong/] (truy cập ngày 15/08/2023)

77 điểm a, khoản 1 Điều 423, Bộ luật dân sự 2015 của pháp luật bởi vì thông thường hợp đồng tự động thực thi sai phần lớn sẽ liên quan đến việc chuyển nguồn tiền 78

Như vậy, khi pháp luật còn chưa bổ sung căn cứ hủy hợp đồng do lỗi khách quan thì các chủ thể tham gia hợp đồng thông minh cần cân nhắc rào trước các hoàn cảnh bất lợi có thể xảy ra khi tham gia dạng giao dịch này Việc thêm điều khoản hủy vào hợp đồng thông minh phần nào giúp bảo vệ các chủ thể khi hợp đồng này thực hiện sai với ý chí của các bên tham gia

Thứ hai, sau khi hủy hợp đồng thì nhóm tác giả có các đề xuất cho các bên trong quá trình soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng thông minh và điều khoản trong hợp đồng khác có liên quan đến việc hỗ trợ giao kết thực hiện hợp đồng thông minh Các gợi ý về vấn đề soạn thảo điều khoản và chuẩn bị cho hợp đồng thông minh này bao gồm:

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Văn Đại (2023), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: Sách chuyên khảo, Tập 1, NXB. Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: Sách chuyên khảo
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB. Hồng Đức
Năm: 2023
3. Đỗ Văn Đại (2023), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: Sách chuyên khảo, Tập 2, NXB. Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: Sách chuyên khảo
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB. Hồng Đức
Năm: 2023
4. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), “Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, NXB. Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
Tác giả: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB. Hồng Đức
Năm: 2022
5. Lê Trần Quốc Công (2023), “Khi hợp đồng thông minh được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam - Góc nhìn từ nền tảng công nghệ đến khung pháp lý”, Kỷ yếu hội thảo hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan, Khoa Luật Quốc tế - Trường ĐH Luật TP.HCM ngày 01/3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi hợp đồng thông minh được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam - Góc nhìn từ nền tảng công nghệ đến khung pháp lý”, "Kỷ yếu hội thảo hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan
Tác giả: Lê Trần Quốc Công
Năm: 2023
6. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Smart contract” theo pháp luật hợp đồng Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan, Khoa Luật Quốc tế - Trường ĐH Luật TP.HCM ngày 01/3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Smart contract” theo pháp luật hợp đồng Việt Nam, "Kỷ yếu hội thảo hợp đồng thông minh - Những vấn đề pháp lý liên quan
1. Champagne P., The book of Satoshi, e53 Publishing LLC, United States of America, 2014, tr. 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The book of Satoshi
5. Chamber of Digital Commerce (2018), Smart contracts: is the law ready?, [https://digitalchamber.org/smart-contracts-paper-press/] (truy cập ngày 15/6/2023) 6. E. Tjong Tjin Tai, “Force Majeure and Excuses in Smart Contracts”, Tilburg Private Law Working Paper Series, No. 10/2018, p.4, 5,[https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3183637] (truy cập ngày 18/8/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Force Majeure and Excuses in Smart Contracts
Tác giả: Chamber of Digital Commerce
Năm: 2018
4. David McIlwaine (2018), Computer error on cryptocurrency trades considered by international court in Singapore, [https://www.pinsentmasons.com/out-law/legal-updates/computer-error-on-cryptocurrency-trades-considered-by-international-court-in-singapore] (truy cập ngày 14/8/2023) Link
8. First-party vs Third-party Oracles (2023), [https://blockchainoraclesummit.io/first-party-vs-third-party-oracles/] (truy cập ngày 09/8/2023) Link
13. Karolina Kasspyk (2018), The concept of smart contracts form the legal perspective, [https://www.kul.pl/files/1702/review_3_2018_-_pojedynczo/06_karolina_kasprzyk.pdf] (truy cập ngày 15/8/2023) Link
14. Ksenia Dobreva, Belarus Passes New Blockchain and Crypto Regulations: What It Means for Business and the World, OpenLedger Insights [https://openledger.info/insights/belarus-passes-new-blockchain-and-crypto-regulations/] (truy cập ngày 09/06/2023) Link
18. Maria Zuykova (2022), Smart contracts as an actual issue of civil law, [https://zuykov.com/en/about/articles/smart-contracts-as-an-actual-issue-of-civil-law/](truy cập ngày 14/8/2023) Link
24. Sebastián Peyrott (2017), An Introduction To Ethereum And Smart Contracts, [https://assets.ctfassets.net/2ntc334xpx65/42fINJjatOKiG6qsQQAyc0/8b63e552f4cfef313f579b8e9c9154b5/intro-to-ethereum.pdf] (truy cập ngày 30/10/2022) Link
26. Types Of Blockchains Explained- Public Vs. Private Vs. Consortium, Blockchain Council, 2022, [https://www.blockchain-council.org/blockchain/types-of-blockchains-explained-public-vs-private-vs-consortium/] (truy cập ngày 01/05/2023) Link
27. "Taavi Einaste, Blockchain and healthcare: the Estonian experience, 2018, [https://nortal.com/blog/blockchain-healthcare-estonia/] (truy cập ngày 11/06/2023) Link
28. Understanding Blockchain’s Role and Risks in Trusted Systems (2019), [https://www.pdfa.org/wp-content/uploads/2021/07/ECM_Standards_Blockchain_WhitePaper-Final.pdf] (truy cập 05/05/2023) Link
29. Using Smart Contracts in Singapore: Benefits and Risks (2021), [https://singaporelegaladvice.com/law-articles/smart-contracts-singapore-benefits-risks/], (truy cập ngày 14/8/2023) Link
34. Algorithmic contracts: Who iss to blame?, Singapore Law Review, [https://www.singaporelawreview.com/juris-illuminae-entries/2020/algorithmic-contracts] (truy cập ngày 13/8/2023) Link
35. Belarusian banks promised ability to sign smart contracts, Belarus.by, Official Website of the Republic of Belarus, [https://www.belarus.by/en/business/business-news/belarusian-banks-promised-ability-to-sign-smart-contracts_i_0000087792.html](truy cập ngày 10/06/2023) Link
35. Belarus Hi-Tech Park, Belarus Legalizes ICOs, Cryptocurrencies and Smart Contracts, [https://www.prnewswire.com/news-releases/belarus-legalizes-icos-cryptocurrencies-and-smart-contracts-300575047.html] (truy cập ngày 09/06/2023) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w