1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tính tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể và một số kiến nghị

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THỊ HỎNG TRANG

TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT

LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI NHÓM TIÊU CHUANLAO ĐỘNG QUOC TE VE TỰ DO HIỆP HỘI,

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THỊ HỎNG TRANG

TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT

LAO ĐỘNG VIET NAM VỚI NHÓM TIEU CHUANLAO ĐỘNG QUOC TE VE TỰ DO HIỆP HOI,

THƯƠNG LƯỢNG TAP THẺ VA MOT SO KIEN NGHỊ

LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HỌCChuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 8380107

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS TRAN THỊ THUY LAM

HA NỘI - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM DOAN

“Tôi xác nhận và cam kết bin luân vin nay là kết quả nghiên cứu độc lậpcủa tôi Két quả nghiên cứu chưa được công bổ ở nơi khác Tôi cam kết những,đữ liệu được sử dung trong luận văn này là chính xác

"Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam kết của mảnh /

Hà Nội ngay 29 tháng 9 năm 2023

Trang 4

lMsDLĐ ÍNgoời sử ding eo đồngHLĐ |Quaahlao đông

[tcLo |miascmsiniae dingpH [rw do hip nai

[rutT — |Tinrongiuong tip thé[TULDTT |Thỏa tước lao đông tập thé

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Ly do chọn để tài 1Tình hình nghiên cửu để tai

Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu.

7Đồi tượng và pham vi nghiên cứu 790"Phương pháp luân va phương pháp nghiên cứu.

Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 17 Kết cầu luận văn istCHUONG 1 MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE TỰ DO HIỆP HỘI,THƯƠNG LƯỢNG TAP THẺ VÀ TIEU CHUAN LAO ĐỘNGQUỐC TE VE TỰ DO HIỆP HỘI, THUONG LƯỢNG TẬP THE

1.1 Mét số van dé lý luân v tự do hiệp hội và thương lương tập thé

12LLL Khải niệm tự do hiệp hội 121.12 Khải niệm thương lượng tập thé 1113 Vat tré vài) ngiữa của tee do hiệp hội và thương lượng tập

thế 161.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội, thương lươngtập thể 30

1.2.1 Khái niệm tiêu chuẩn lao động quốc té về tự do hiép hội,

thương lượng tập thé 20

1.2.2 Nội dung nhóm tiêu chuẩn iao động quốc tế về tự do hiệp

hôi, thương lượng tập thể 25

1.3.3 Co chỗ đảm bảo việc thực thi tiêu chuẩn iao động quốc tê

về tự đo hiệp hội, thương lương tập thể 34

Trang 6

1.3 Pháp luật của một số quốc gia vé tư do hiệp hội, thương lươngtập thể và khuyến nghị tham khảo với Việt Nam 3

1.3.1 Pháp luật của một số quốc gia vé tự do hiệp hội, thương

2.1 Những điểm tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với

tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể.

2.1.1 Những điễm tương thích cũa pháp luật lao động Việt Nam

với tiêu chuẩn lao động quốc t8 vỗ tự do hiệp hội “42.1.2 Những điễm tương thích cũa pháp luật lao động Việt Nan

với tiêu cium lao động quốc té vê thương lượng tập thể $02.2 Những điểm chưa tương thích của pháp luật lao động Việt Namvới tiêu chuẩn lao động quốc tế vẻ tư do hiệp hội, thương lương tậpthể 58

2.2.1 Những diém chưa tương thích cita pháp luật lao đông Việt

Nam với tiêu chuẫn lao động quốc tễ về te do hiệp hot 58

2.2.2 Những điễm chua tương thích của pháp luật lao động Việt

Nam với tiêu chuẩn iao động quốc tế về thương lương tap thé 6

3.3 Nguyên nhân của sự chưa tương thích giữa của pháp luật lao

động Việt Nam với tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hôi,thương lượng tập thé 66

Kết luận chương 2 69

Trang 7

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO DAM SỰTƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI.NHÓM TIEU CHUAN LAO ĐỘNG QUOC TE VE TỰ DO HIỆP.HIỆP HỘI, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THẺ

3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bao sự tương thích

với nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế 703.1.1 Yêu cầu hoàn thiên pháp luật tao động nhằm đấm bảo sietương thích với nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế 703.1.2 Một số kién nghị hoàn thiện pháp luật lao động đâm bảo

sự tương thích với nhỏm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự dohiép luệp hội, thương lương tập thé 743.2 Giãi pháp về tổ chức thực hiện pháp luật lao động vé từ do hiệphiệp hội, thương lượng tap thé tại Việt Nam nhằm nâng cao sự tươngthích với tiêu chuẩn lao động quốc tế 84

Kết luận chương 3 88

KET LUAN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO.

A Nghị quyết, quy định 91B Tài liêu nghiên cứu 91C Trang web tham khảo 94

Trang 8

MỠBẦU1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện nhiều cam kết quốc tế về tiêu chuẩn.lao đông thông qua việc tham gia, phê chuẩn vả thực thi các công tức, quyđịnh của các tổ chức quốc tế Những cam kết nảy giúp dam bảo rằng ViệtNam tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bao vệ quyên và lợi ích củangười lao động, và thúc đẩy phát triển kinh tế vả xã hội bên vững Trong đó,phải kế đến việc nước ta đã phê chuẩn thực thi Công ước số 98 năm 1949 vềquyền Tổ chức và thương lượng tập thé của Tổ chức Lao đông Quốc tế, vahướng tới xem xét việc phê chuẩn Công tước số 87 năm 1948 về Tự do liênkết và Bao vệ quyền tổ chức Day lả hai Công ước quan trọng của Tổ chứcLao đông Quốc tế (ILO) Đây là những công ước cơ bản quy đình bão dimquyển tư do hiệp hội va quyền thương lương tập thé của người lao đông va

người sử dung lao đồng,

‘Dang và Nhà nước đã có những cam kết chính trị thực hiện các cam kết,tiêu chuẩn lao đông quốc tế Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của

Hồi nghị lên thứ từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khỏa XII vé thực hiện có

hiệu quả tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững én định chính trị - xã hội

trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mai tự do thé h mới đãđể ra nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực

thực thi pháp luật Trong đó khẳng định rõ “Khẩn trương rà soát, bổ sung,hoàn thiện iuật pháp trực tiếp liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phithop với Hién pháp, tuân tini đây ati, đúng đắn các quy iuật của kmh tế thitrường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; nội luật hôa theo lộ trinhphù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước

pháp về thương mại, đầu te sở hits trí tub và cimyễn giao công nghệ, lao

đông - công đoàn bảo đâm tranh thai được thời cơ, thuận lợi, vượt qua cácnat

*hó khăn thách tiưức tì việc tham gia và thực hiện các htép định thương mat

Trang 9

edo thé hệ mới” Đẳng thời, Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu đỗi mới tổ chức,hoạt động của tổ chức công đoản va quan ly tốt sự ra đời, hoạt động của các

16 chức của người lao đồng tại doanh nghiệp vả xác định nhiệm vu " Báo đấm:sera đi, hoạt động cũa tổ chức của người lao động tai doanh nghiệp phùhop với quá trình hoàn thiện kimôn khổ pháp luật tiện toàn các công cụ

biên pháp quản if nhằm tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi,

lành manh theo ding quy định cũa pháp luật Việt Nam, phù hợp với các

nguyên tắc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đồng thời giftvững dn định

chính trị - xã hôi

phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trưởng, đặc

tiệt là thể chế chính trị của nước ta thì việc nội luật hóa các cam kết quốc

tế phải bao dim yêu cầu tuân thủ Hiển pháp Như vậy pháp luật lao động

Việt Nam mới được hoàn thiện trên tinh thân thúc day, tạo điều kiện xây.dung QHLĐ én định, hai hòa, vả tiến bổ.

lao đông và đặc

Bên canh đó, Việt Nam đã ban hành chính sách, luật pháp và các kế

hoạch hành động cu thể Đây được đảnh giá như trách nhiém của Viết Namtrong việc thực thí hiéu quả cam kết lao đồng nêu trên Tuy nhiên, bên cạnh

những kết quả đạt được trong quá trình Việt Nam tham gia thực hiện các cam.

kết tiêu chuẩn quốc tế vé tự do hiệp hội va thương lượng tập thé, vẫn còn

nhiễu nội dung can thực hiện nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thông pháp luật

liên quan, hoàn thiện hệ thông thiết chế và tăng cường năng lực thực thi cho

hệ thông các cơ quan quản lý nha nước liên quan dén thực hiện các cam kết

Tw thực trang pháp luật và thực tiễn có thể nhận định rằng, vẫn còn nhiều.

vấn để cần nghiên cửu lâm rõ để dam bao tính tương thích giữa pháp luật lao

Trang 10

động Việt Nam va cam kết quốc tế về tu do hiệp hội va thương lương tập thểđể hướng đến các mục tiêu như:

"Một la, giúp dm bao quyền lợi của người lao đông tư do hiệp hội vàhiện ý kién

thương lượng tập thé là quyển cơ bản của người lao động để t

vả bao về quyền lợi cia minh Nếu pháp luật lao động không tương thích với

các tiêu chuẩn này, người lao động có thể gặp rủi ro về quyền tự do va bịhạn chế trong việc tham gia các hoạt động hiệp hội va thương lương tập thé"Việc dam bao quyển tự do hiệp hội va quyền thương lượng tập thể giúp tạo

ra sự cén bằng giữa quyển lợi của người lao động và doanh nghiệp

Hai là, dam bao hai hòa trong quan hệ lao đông vả loi ich hợp phápcủa các bên liên quan, đặc biệt trong bồi cảnh Việt Nam tham gia ngảy cảng

nhiều các Hiệp định thương mai tư do thé hệ mới, cả song phương vả đaphương, Trong đó, phải kể đến việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự

do như Hiệp định Đôi tác Toản điện và Tiến bộ xuyên Thai Binh Dương,

hiệp định với Châu Âu Việc nghiên cứu về tự do hiệp hội vả thương lươngtập thể, đối chiều, so sánh tính tương thích giữa pháp luật lao động Việt Nam.‘va tiêu chuẩn lao động quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để

hướng đến quá trình cam kết thực hiện các Hiệp định thương mai tự do nêu

trên một cách hiệu quả Điều này có thể tao ra một môi trường lành mạnh

cho sử hợp tác và giúp tăng cường mỗi quan hệ lao động Đồng thei, đây là

yêu cầu quan trong dé đáp ứng yêu cầu của công đồng quốc tế vả tham gia

ào hợp tác quốc tế.

Ba là, kết quả nghiên cứu la cơ sở để kiến nghị hoàn thién pháp luật,

giúp pháp luật lao đồng, công đoàn Việt Nam tiệm cần, phủ hợp hơn với các

tiêu chuẩn lao động quốc tế, góp phan thực hiện chủ trương hội nhập quốctế của Việt Nam, tạo ra môi trưởng lam việc tốt va khuyến khich thươnglượng giúp giải quyết các vấn để liên quan đến lao đông một cách hiệu qua,

Trang 11

từ đó thúc đẩy su én định va phát trịtriển bén vững của đất nước.

của kinh tế, đóng góp vao sự phát

Do vay, việc nghiên cứu dé tài “Tinh tương thích của pháp luật laođộng Việt Nam với nhỏm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội,hương lượng tập thé và một số kiến ngh ” là hết sức cân thiết, có ÿ nghĩa cả

phi hợp với tinh hình đất nước đặt trong bồi

cảnh hội nhập quốc tế, trong đó có cả hội nhập vẻ lao đông nói chúng và vẻ

yếu tô tô tự do hiệp hội, thương lương tập thé trong lao động nói riêng.

vẻ lý luận, pháp ly va thực tiết

Tình hình nghiên cứu dé tài

,Một là, nhóm nghiên cửu về tiêu chuẩn iao động quốc tê và tự đo hiệphôi và thương lượng tập thé.

6 Việt Nam, đã có nhiều bao cáo khoa học, công trinh nghiên cứu liênquan đến tiêu chuẩn quốc tế về tu do hiệp hội vả thương lượng tập thể Trong.số đó, có thể ké đến An phẩm: “Tác động của việc phê chuẩn va thực hiện.Công ước ILO số 87, 98 đổi với Tông Liên đoàn Lao động Việt Nam” năm.3016 của Tién si Nguyễn Văn Bình, Vũ Minh Tiền trong đó có nội dungtác phẩm khác như bai viết: “Bam baoquyên tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động ở Việt Namtheo yêu cầu của Hiệp định CPTPP và EVFTA” của Thạc sĩ Trin Tuần Sơn.

Luận văn cao học cia Cao Thị Lan Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội

nghiên cứu vé: "Các tiêu chuẩn lao đồng quốc tế cơ ban va sự nội luật hóa

Công tước số 87, 98 Ngoài ra, một

trong pháp luật Việt Nam” đã góp phan lam rõ nội ham của tiêu chuẩn lao.đông quốc tế nói chung, tiêu chuẩn về về tự do hiệp hội va thương lương tậpthể nói riêng,

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nước ngoài như báo cáo khoa học "Hỗtrợ Việt Nam xem xét phê chuẩn Công ước về Tự do Liên kết và Bảo vệQuyền Tỏ chức năm 1948 (Số 87) vả Công ước về Quyền Tổ chức va thương.lượng tap thé, năm 1949 (Số 08)” của Giáo sư Sean Cooney vả Tiến si Đỗ

Trang 12

Hai Ha, 2017 cũng đã chỉ ra được những nội dung cơ ban trong việc xem xétphê chuẩn Công tước số 87 va 98 Ngoài ra, ILO phat hành tải liệu “Freedomof Association: Digest of Decisions and Principles of the Freedom ofAssociation Committee of the Goveming Body of the ILO" (2016) Đây là

một tai liêu cung cắp tom tắt quyết định và nguyên tắc cia Ủy ban Tự dohiệp hội của Cơ quan Quản trị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên

quan đến tư do hiệp hội

Hai là, nhóm nghiên cửa vỗ tinh tương thich giữa pháp luật lao động,

Viet Nam về về tự do luệp hôi và thương lượng tập thé với những tiên chuẩnJao động quắc tễ.

Bộ Lao đồng - Thương bình và Xã hội đã có nhiễu báo cáo về nội dung

nảy, bao gdm: “Báo cáo khảo sát thực trạng thi hảnh cam kết quốc tế theocác Công tước của Té chức Lao động quốc tế" năm 2015, Báo cáo khảo sátCông ước số 87 Quyên tự do hiệp hội va về việc bảo vệ quyền được tổ chức.vả Công ước số 98 về Áp dung những nguyên tắc của quyển tổ chức vathương lượng tập thể" Ngoài ra Văn phòng Lao đông quốc tế có báo cáocủa của Nogami về “Ra soát Luật lao đông của Việt Nam và nghiên cứu điềnhình so sánh với các tiêu chuẩn lao động quốc tế va các khuyên nghỉ vẻ giãi

pháp trong tương lai" năm 2013.

Đây là những nguồn tài liệu quan trong để nghiên cứu, so sánh giữaphap luật lao động Việt Nam và tiêu chuẩn lao đông quốc tế về về tự do hiệphội và thương lượng tập thể.

Balla, nhỏm nghiên cửa về giải pháp liên quan việc đâm bảo tinh tươngThích giữa pháp luật lao đông Việt Nam vỗ về tự do hiệp lôi và thương lương,Tập thé với những tiêu chuẩn lao động quốc tế

Liên quan đến nhóm nghiên cứu vé giải pháp liên quan việc dm bão

tính tương thích giữa pháp luật lao động Việt Nam về vé tự do hiệp hội vả

thương lượng tập thể với những tiêu chuẩn lao động quốc tế có thể kể đến

Trang 13

Dé tải: “Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết quốc tlao đông" năm 2015 của Vu Hợp tác Quốc tễ, B6 Lao đông Thương binh va

“Xã hội, Định hướng hoàn thiện hệ thông luật pháp, thiết chế để thực hiện các

cam kết Quéc tế vê Lao đông dén năm 2030 do Tién sĩ Nguyễn Văn Binh,

Vu Pháp chế, Bộ Lao đông Thương bình và Xã hội lam chủ nhiệm để tai

cũng đã trình bay cu thể những biện pháp thực hiện cam kết quốc tế, trongđó có quyển tự do hiệp hội vả thương lượng tập thể Ngoài ra, có thể kể đến.ti cần khoa Học cũa Tiên ấ4 Vũ Minh Tiến, cử nhấn Bủi Thi Hang Trangvẻ "Một sé kién nghị sửa đổi Luật Công đoàn trong béi cảnh thực thí cam

kết quốc tế vẻ lao động của Việt Nam” Trong đó, đã phân tích va đưa ra

được một số kiến nghị sửa đổi LCD trong tình hình mới, theo hướng tương.

thích với Công ước sé 87, Công ước số 08

G một khía cạnh nao đó, có thể nói các dé tải, nghiền cứu trên đã décập dén các nội dung liên quan tiêu chuẩn lao đồng quốc tế vé Lao động

Thương binh và Xã hội, phân tích tinh tương thích giữa pháp luật lao đôngViệt Nam về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể với những tiêu chuẩn

lao động quốc tế, đông thời đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết

những vẫn để còn bat cập,

Tuy nhiên, đặc trong bối cảnh Việt Nam vừa phê chuẩn tham gia công

ước 98 ( Mặc di việc phê chuẩn tham gia tit năm 2019, nhưng do quá trìnhảnh hưởng của dịch bệnh Covid ~ từ năm 2019 đến 2022, nên các công trình

nghiên cứu liên quan còn chưa nhiéu), hướng tới nghiên cứu tham gia công

tước 87 và những nội dung khác đã đất ra yêu cầu về tiếp tục nghiên cứu xây

dưng, hoàn thiên hệ thông pháp luật liên quan nhằm giải quyết triệt để các

van dé phát sinh trong quá trình thực hiên, tiếp tục nghiên cứu, phân tích

những tương thích và chưa tương thích với tiêu chuẩn lao đông quốctế về tự do hiệp hội va thương lượng tập thé thi mới dam bão hiệu quả trong

việc thực thi cam kết quốc tế vé lao động của Viết Nam.

Trang 14

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

- Dé tai hướng đến làm rõ những van dé ly luân về tự do hiệp hội và

thương lượng tập thể, nội dung tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hộivà thương lượng têp thé, đánh gia tinh tương thích của pháp luật lao động

'Việt Nam hiện nay với nhóm tiêu chuẩn nảy cả 6 phương diện pháp luật vathực tiến, dé xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra biện

pháp pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật lao đông vé tự do hiệp

hội vả thương lương tập thể ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghién cứu:

Đô tai tập trung vào nghiên cứu những nội dung sau đây:

Một là, phân tích làm rõ những van để lý luân vé tự do hiệp hội vathương lượng tập thể

‘Hai, phân tích nội dung nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự dothiệp hội vả thương lượng tập thể.

Ba la, đánh giá sư tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với

nhóm tiêu chuẩn lao đông quốc tế về tự do hiệp hội vả thương lương tập thé,chỉ ra những điểm tương thích và chưa tương thích của pháp luật Việt Nam

Bến lá, để xuất các giải pháp hoàn thiên pháp luật và nâng cao thực

hiên pháp luật lao động về tự do hiệp hội, thương lượng tập thé 6 Việt Nam.

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu.

- Về đối tượng nghiên cứu:

Đôi tượng nghiên cửu của để tải là các quy định về nhóm tiêu chuẩnlao đồng quốc tế liên quan tự do hiệp hồi, thương lượng tập thé mả cụ thể Lacông ước số 87 và công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế, các quy

định của pháp luật lao động của Việt Nam vé tự do hiệp hội và thương lượng

Trang 15

tập thể mã cụ thể lé Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Công đoàn năm 2012

cửu về giải quyết tranh chấp liên quan đến tiêu chttu do hiệp hôi và thương lượng tap thể.

lao đồng quốc tế vé

Tu do hiệp hội và thương lượng tập thể được đất ra đổi với cả người

lao động và người sử dung lao đông Tuy nhiên, trong quan hệ lao động thi

người lao đồng thường ở vi tr thể yếu, chính vi vay nhu câu liên kết, thươnglượng tập thể thường xuất phat và cao hơn từ phía người lao động Thực tiến

Việt Nam và các nước thi déu tập trung xây dưng chính sách, giải pháp đổivới phía người lao đông Do vay, luận văn giới hạn tập trung nghiên cửu tính

tương thích của pháp luật, thực tiễn vả đưa ra những giải pháp trong khuônkhổ bão vệ quyền lợi cho người lao đông.

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luậtvề tu do hiệp hội va thương lượng tập thể trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

+ Về thời gian: Luận văn chủ yếu nghiên cửu từ thời điểm Bộ Luật

Lao đông năm 2019 có hiệu lực pháp luật (01/01/2021) Tuy nhiên vi LuậtCông đoàn năm 2012 vẫn đang có hiệu lực nên riêng vẻ tổ chức công đoànLuận văn nghiên cứu từ năm 2013 ( 01/01/2013)

Trang 16

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu.

~ Phương pháp nghiên cứu lý luận bao gém: Phương pháp phân tích va

tổng hợp nhằm phân tích các kết quả, Phương pháp quy nap - diễn dich được

được dùng để tổng hợp lại các thông tin, kết quả thu thập được Phương pháp

so sánh được sử dụng nhằm xem xét các quy định của cam kết quốc tế về tựdo hiệp hội va thương lượng tập thé trong mối quan hệ, cũng như tương quan.

với pháp luật lao động Việt Nam, Phương pháp dự báo khoa học được sửdụng nhằm đưa ra các để xuất trong quá trình phân tích đánh giá nhằm sữa

thay đổi trong tương lai, cũng như tác động của các sửa.

xuất với tình hình của Việt Nam hiện nay.

sung các quy định của pháp luật Lao động Việt Nam, dự báo nhữngung được để

~ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gém: Phương pháp nghiêncửu định lượng sử dụng trong nghiên cứu nảy nhằm tổng hợp các số liêu vềthực trang thực hiền các cam kết quốc tế vé tự do hiệp hôi, thương lương tậpthể va sau đó tổng hop lại và đưa ra kết luận chính xác va phủ hop với mục

dich của nghiên cứu nay, kế thừa những kết qua từ những nghiên cứu khoa

học trước trong chuỗi nghiên cứu vé tính tương thích giữa pháp luệt lao động'Việt Nam và cam kết quốc tế về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, từ đó.Jam nên tang để đưa ra những kiển nghị, để xuất phù hợp.

Trang 17

thương lượng tập thể dién ra một cách hiệu quả.

Keét qua của nghiên cửu có thể giúp phát hiện các 16 hỗng hoặc không

phù hợp giữa pháp luật lao đông Việt Nam va tiêu chuẩn quốc tế Những

thông tin nay có thé được sử dung để để zuất va thúc day cdi cách pháp luật

lao đông, đảm bảo rằng nó phan ánh đúng nhu câu của zã hội va đáp ứng đủcác yêu cầu của công đồng quốc tế

Kết quả của nghiên cứu có thé được sử dụng để đánh giá trách nhiệm.của Chính phủ trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế va thúcđẩy việc thực hiên các biện pháp cải cách, từ đó có những kiến nghị để hoàn.

thiên pháp luật lao đông Việt Nam.

_ Ý ngiữu thee tid

Nghiên cứu về tinh tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với.nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể la

một chủ dé quan trong trong lĩnh vực pháp luật lao động, giúp đảm bão ring

uy dink về lao đồng của Viet Nem tuần thế va đấp img đủ các yêu Lâu quốctế Đồng thời, giúp ác định mức đô bảo vệ quyên lợi của người lao độngtrong pháp luật của Việt Nam so với các tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới cải

thiên điểu kiện lam việc và đảm bao quyền tư do hiệp hội và thương lượng

tập thể cho người lao động,

Trang 18

7 Kết cầu luận văn.

Bên cạnh phân mỡ đâu, kết luận, danh mục viết tắt, tải liệu tham khảo,

nội dung luận văn chia làm 3 chương như sau:

- Chương 1: Một sé vẫn để lý luận về tự do hiệp hội, thương lương

tập thể và tranh chấp lao đông quốc tế vẻ tư do hiệp hội, thương lương tậpthể

- Chương 2: Thực trang sử tương thích của pháp luật lao đông Việt

Nam với nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội va thương lươngtập thể.

~ Chương 3: Một số giãi pháp nhằm bão đảm sự tương thích của Phápluật lao đông Việt Nam với nhóm tiêu chuẩn lao đông quốc tế về tự do hiệphiệp hội, thương lượng tập thể.

Trang 19

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE TỰ DO HIỆP HỘI,THUONG LƯỢNG TAP THẺ VÀ TIÊU CHUAN LAO BONGQUỐC TẾ VE TỰ DO HIỆP HỘI, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THE

1.1 Một số vấn đề lý luận về tự do hiệp hội và thương lượng tậpthể

1.1.1 Khái niệm tự do hiệp hội

Tu do hiệp hội (hay “quyên tự do hiệp hội" — freedom of association)Ja một trong những quyển con người cơ ban được thừa nhận và bảo về Nộiham cơ ban của TDHH được để cập trong Điểu 20 Tuyên ngôn Quốc tế về

nhân quyền, theo đó, mọi người đều có quyền tự do hội hop va lập hội một

cách ôn hòa, không ai bị buộc phải tham gia bat ky hiệp hội nào Đây la

quyên của mỗi cá nhân được tự do lựa chọn, thảnh lập vả tham gia vào các.tổ chức, hội nhóm, công đoàn hoặc các tổ chức xã hội khác ma ho cho la phù‘hop với quyển lợi va ý muôn của mình Điều nay đâm bảo rằng mọi ngườicó quyển tư do hình thảnh và tham gia véo các công đồng và tổ chức mà hotin tưởng va chia sé các mục tiêu, quan điểm va lợi ich chung, lả một phan

quan trong của tự do cá nhân và một quyển cơ bản trong các zã hội dân chủ.Nó bảo đâm quyền lựa chọn va tư quyết định của cá nhân về việc tham giavà tao ra các liên kết xã hội với những người khác có cùng quan têm vả mụctiêu, góp phan vao việc tao ra một môi trường da dang và phong phú, nơi các

y kiến, quan điểm va giá trị có thể được thể hiện và tranh luận một cách tự.

Trang 20

do TDHH cũng được công nhân là quyển cơ ban của con người trong nhiễu

van kiện quốc tế, đặc biệt là Tuyên ngôn Toàn cẩu về quyền con người 1

‘Theo cách tiếp cân của ILO, TDHH là trụ cột cho sự phát triển việclâm bên vững, nó được hiểu là dim bao khả năng của tat cả NLD, cả nam vànữ, được tự do có được việc lam ôn định vả hiệu quả cũng như dam bao điều

kiên lâm việc công bằng, an toàn va xứng đáng, Trong Tuyên bổ của ILO về

Binh đẳng x4 hội vì toàn câu hóa công bằng (2008), quyển TDHH và TLTTđược coi là điều kiên tiến quyết, quan trọng, được công nhận là một phantrong các Mục tiêu phát triển thiên niên ky (MDG 1), kế hoạch phát triển củacông đông quốc tế? Tuyên bố của ILO năm 1908 về Nguyên tắc và Quyển.

cơ ban tại nơi lam việc công nhân TDHH được là quyển cơ bản.

"Trong lao đông, TDHH dé cập đến nội dung liên quan quyển của NLD.

Trong đó, NLD được tự nguyện thành lập, tham gia vảo các tổ chức theo củahọ, không bị đe doa hoặc có hành vi can thiếp hoặc trả thủ, bao gồm quyểnthảnh lập vả kể cả liên kết với các công đoàn cũng như tổ chức quốc tế Đồng

thời, cho phép NLD dam phán điểu kiện lâm việc với NSDLĐ một cách tự

do Đây lả những quyền phổ quát được áp dung bắt ké chủng tộc, tín ngưỡng,tôn giáo, quốc tích, quan điểm chính tri, giới tính hay nghề nghiệp Quyển

nay lả quyển của mọi NLD, NSDLĐ ma không phân biết khu vực chính thức

hay phí chính thức Š

"Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm vé TDHH như sau: Tiedo hiệp hội là quyền cũangười lao động và người sik ng lao động được thànhlập và than gia vào các tổ chức theo lựa chọn của họ một cách tự đo và không

sơ bị trd thù hoặc can thiệp

278 chức Lao đông Quốc ý : Tự do Hiệp hội va phát tiễn

Tổ chức Lao đồng Quốc tế Tự do hip hội và phát tiển, Trang 1Ð Tổ chức Lao đồng Quốc tÉ Tự do hiệp hội và phát hiển, Trang 2

Trang 21

Như vây TDHH được xác định dựa trên các yếu tổ: (0) Đây phải được

xác định là một quyển cơ ban của con người, (i) Đồi tương được hưởng

quyên TDHH la tat cả mọi người, aig déu có quyền hôi họp một cách tựnguyên, không bi ép buộc; (iii) Mục đích hướng tới la chia sẽ các mục tiêu,quan điểm và lợi ích chung.

1.12 Khái niệm thương lượng tập thé

Trong QHLD, TLTT được xem là một quá trinh đảm phản, théa thuận.

Hoạt đông này diễn ra giữa NSDLĐ và NLĐ, nhằm hướng tới thống nhất ýchi vẻ vé các nội dung liên quan đến sức lao đông như mua bán, sử dụng,

các điễu kiên đi kèm va phương thức giải quyết những mâu thuẫn, tôn tatphat sinh trong QHLĐ Vì y nghĩa va tắm quan trong của hoat đồng TLTT,niên phương pháp nảy được ILO đặc biết quan tâm và khuyên khich thực hiện

để xây dựng QHLĐ én định Đây là hoạt động quen thuộc ở nhiều các quốc.

Tại Điển 2 Công ước số 154 (năm 1981) của ILO vẻ súc tiên TLTTcó quy định: “( ) thuật ngit “thương lượng tập táp đăng cho mọi cuộcThương lương giữa mot bên là một người sử đhơng lao động, một nhóm người

sử dung lao động hoặc một hay nhiều tỗ chức cũa người sit dụng lao độngvới một bên là một hay nhiều tổ chức cũa người lao động để quy đình những“điều kién lao động và sit dung lao động: Giải quyết những mỗi quan hệ giữa

người sử dung lao động người sử dụng lao động với những người lao động,

Giải quyết những mỗi quan hệ gitta những người sử dung lao động hoặc các16 chức của họ với một hoặc nhiễu tổ ciuức của người lao đông” Đây được

nhìn nhận là khái niệm chính thức của TLTT Như vây, hiểu một cách kháiquất, TLTT hoạt động thương lương, théa thuận, đảm phán được thực hiện

giữa một bên là một NSDLD, một nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiêu tổ chức.của NSDLD với một bên la một hay nhiều tổ chức của NLD, đây 1a chủ thé

chính trong hoat động TLTT.

Trang 22

Mục đích của TLTT nhằm: xác lập các điều kiện lao động va điều

khoản sử dụng LD; và/hoặc điều chỉnh môi quan hệ giữa NSDLĐ và NLD,vàíhoặc điều chỉnh mồi quan hệ giữa NSDLĐ hoặc tổ chức của họ với một

tỗ chức của NLD hay nhiễu tổ chức của NLD.‘ Những nội dung nay có lợi

cho việc bao đâm giải quyết các van để liên quan đền lợi ích tập thé của NLD

và NSDLP trong QHLĐ, chủ yếu quy định vẻ điều kiên LD, điều kiên lam

việc va các vẫn để hoặc điều kiện việc kam hoặc diéu tiết các QHLĐ TrongTLTT, các bên thường chỉ định người đại dién hoặc đại dién nhóm để thươnglượng với bên kia và đạt được théa thuận Quá trình nay có thể diễn ra trongnhiêu lĩnh vực va tình huồng khác nhau, tao gém đâm phán hợp đồng LD,

đảm phán tiên lương, điều kiên làm việc, quyên lao đông hay giải quyết tranhchấp lao động.

Qua đó, cũng co thể hiểu rằng, TLTT là quá trình ma các cá nhân hoặcđại diện của nhóm, công đoàn, tổ chức thương lượng va đạt được thöa thuậnvẻ các van để liên quan đến quyên lợi, lợi ích và điều kiện lam việc của các

thành viên trong nhóm Nó là một hình thức của thương lượng sã hội, trong

đó các bén liên quan tham gia vào quá trình thao luên để đạt được sự đồngthuên và giải quyết tranh chấp một cách hỏa bình TLTT không chi diễn raở doanh nghiệp ma còn ở ở cấp ngành hoặc cao hơn là cắp quốc gia Điềunay 1a do các tổ chức đại NLD, mang tinh chat lả các tổ chức dân chủ, dựatrên nhu cầu cia đa số thành viên nên có zu hướng đảm phán, thương lươngđể co thé giúp những NLD phỗ thông hoặc có tay nghề chưa cao cải thiên,

tăng cường khả năng thương lượng của họ

Thương lượng tập thé có thể được xem như một cách thức, biện pháphữu hiệu để xác lập những thỏa thuận chung giữa các bên trong QHLĐ về

những nôi dung cụ théhư tién lương, điều kiện LD, việc lam Những théa

* Tổ chức Lao đông Quốc tý, Công tóc số 98 của Tổ chúc Lao động Quốc t,

Trang 23

thuận nảy khi đạt được thống nhất ý chí giữa các bên sẽ cho ra đời thöa wietập thé, đây được xem là kết quả cao nhất của TLTT Trong trường hợp,TLTT được áp dung để giải quyết các tranh chấp lao động tập thé vả việc.

thương lượng thênh cổng thi kết quả sẽ là thỏa thuân chung giữa các bền

tranh chap để giải quyết nội dung tranh chấp đó Đây cũng la nguyên nhânma ILO khuyến nghị việc xem TLTT là một quả trình trao đồi, thảo luận vathông nhất ý chí giữa các bên về một hoặc một số vấn để chung liên quanđến lợi ích của tập thé NLD và NSDLD trong QHLĐ ở các cấp độ khác

nhau $

Tw những phân tích trên có thé thay, thương lượng tập thể được hiểu

là: Sự đầm phản, thôa thuận giữa mot bên là tổ chức đại điện của NLD với

một bên là NSDLĐ hoặc là tỗ chức đại điện cũa các bên với nhan nhằmhướng dén mục đích xác lập điều kiện LD, ché độ lương thưởng, việc quanIf sử đụng LD biện pháp giải quyé: ii có tranh chấp LB.

1.1.3 Vai tro và ý nghĩa của tự do hiệp hội và thong lượng tập théThứ nhất, TDHH là quyển cơ ban của con người đưc công nhận

trong nhiễu tai liêu quốc tế và gop phan tạo nên một môi trường xã hội tôntrong quyên con người va khuyến khich tham gia dân chủ Do vậy, TDHH

đóng một vai trò và ý nghĩa quan trong, trong đó phải kể dén những khía

canh sau

M6t là, TDHH cho phép cả nhân tập hop lại để bảo vệ va đâu tranh.cho quyên lợi và lợi ích chung của nhóm Các tổ chức nay có thé đảm phánvới chính phủ hoặc các bên liên quan khác dé đạt được các thỏa thuân và

quyên lợi công bang, đồng thời cung cấp một nén tang cho sự sáng tao và

* Lễ Thị Hoài Thu, 2018, Hoan thiện pháp luật về thương lượng tập t

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

itp //www lapphap.vn/Pagestintuc/tinchitiet aspx? tintucid=207631

Trang 24

phat triển Cac nhom và tổ chức có thé lam việc củng nhau để tạo ra ý tưởng

mới, thực hiện dự án, hoặc khám pha các lĩnh vực quan tâm chung Đây là

nguén cảm hứng và động lực để thúc day su tiền bộ và thay đổi xã hội Bang

cách tham gia vào các tổ chức và thảo luận tập thé, moi người có thể thể hiện

quan điểm, tham gia vào quyết định xã hội và thúc day sự thay đổi Điều naytạo ra một môi trường nơi mọi người có thể tham gia vào quá trình quyếtđịnh và đóng góp vào xã hội Điều đó cho thay, TDHH là một giá trị cơ bản.trong xã hội va quyền của mỗi cá nhân để tự do lựa chọn và tham gia vào.các tổ chức xf hội Do vậy, trong tiền trình sây dựng xã hội dân chủ, hướngtới cấp đồ tiền bô cao hơn của xã hội loài người thì không thể thiêu vai tro

then chốt của tự do hiệp hội.

Hai là, TDHH giúp đâm bao cho các tổ chức của NLD vả tổ chức của.NSDLD có thể đóng góp day đủ trong các quá trình thương lượng, thỏa thuận

và các vẫn dé phát sinh khác trong QHLĐ Chỉ khi dai điện của ho trình bay

quan điểm, ý kién một cách tự do thi mới có kha năng bao vệ quyển lợi cho

các thánh viên.

Ba là, khi TDHH được công nhận là một quyền vốn có va được baodam thực hiện bởi các thiết chế thi NLD không phải lo lắng, nghỉ ngại vẻviệc sẽ bị NSDLD đối xử bắt công, trù dap Điểu đó có nghĩa 1a, khi nhìnnhân TDHH lả một quyển vén có và được ghi nhân bởi Tổ chức Lao độngquốc tế, thì những hảnh vi mang tính chất phân biết đổi xử sẽ được xem là

nghiêm cấm và có chế tải xử lý khí suất hiện trong thực tiễn.

Bon là, TDHH là một yêu tô thúc đây QHLĐ hai hoa, én định TDHHgiúp giải quyết các mâu thuẫn va tranh chấp trong môi trường làm việc mộtcách bình đẳng và công bằng Diéu nảy có thể thúc đây tinh thân lam việc và.đóng góp tích cực vao sự phát triển của doanh nghiệp Đồng thời, cùng cấp

cơ hội cho NLD tham gia vào qua trình ra quyết định và TLTT vẻ các vanđể quan trong liên quan đền công việc và lợi ích chung, Két qua của quá trình

Trang 25

đẩy sự phát triển kinh tế và x4 hội của đất nước Do đó, TDHH la yêu tokhông thé tách rời và chối ba của xã hội tiến bộ Hay nói cách khác, nếukhông có TDHH thi không có điều kiện để đối thoại, thương lượng hiệu quảgiữa NLD, NSDLĐ, Chính phủ về các van dé phát triển lao đông

Năm là, TDHH là một yếu tổ để xác định nên dân chủ Ở đây, có thểtiểu, nên dân chủ gắn lién với quyền tự do của các nhóm có lợi ich, 1a một

trong những cơ chế giúp hướng tới sw cân bằng trong mỗi tương quan giữa

những quyên lợi khác giúp, day có thé 1a những lợi ích mang tinh chất đối

lập, song trùng hay giao thoa Do đó, một nên dân chủ vững manh va cối mỡkhi có sư tôn trọng quyển TDHH.

Thứ hai, đối với TLTT, hoat đông nay đóng vai trò quan trong trongviệc tao ra môi trường lam việc tốt, cân bằng quyển lợi giữa NLD va

NSDLD, va thúc đẩy sự phát trí vững, cụ

Mot là, thông qua thương lượng tập thể, tổ chức đại diện NLD co thé

thực hiện được chức năng đại diện của mình trong mối tương quan với các

‘én, đặc biệt là phía NSDLD Đây la kênh quan trọng chủ yếu để tổ chức đại

điên của NLD truyền tai ý kiên của cá nhên NLD Do vay, đây được xem

nhóm quyển quan trong, không thé thay thể của tập thể NLD trong QHLD.

Ngày 21/5/2018, Ban chấp hảnh Trung wong Đăng ban hành Nghỉ quyết số2T-NQ/TW công nhận day đủ vai trò quan trong của TLTT trong việc sắclập mức lương và điều kiên kam việc Theo đó, kết quả cia TLTT sẽ là một

trong những yếu td chính tác động đền việc quyết định mức lương của doanh.

Trang 26

nghiệp Các doanh nghiệp không bị can thiệp một cách trực tiếp vao chínhsách tiên lương bối Nhà nước.

"Thương lượng tập thể được xem la một phương thức then chốt để giảiquyết những tiêu chuẩn phúc lợi của NLD nói riêng, cũng như các van đểtôn tại xã hội nói chung, đặc biệt la về điều kiện lam việc, tiền lương, Trong

đó, kết quả cia TLTT la TƯLĐTT mang đến những lợi ích thiết thực khí

giải quyết các van dé để rộng hơn như chế độ thai sản, chế độ chăm sóc con

nhõ, các nhu câu khác như viếc học hành của con em NLĐ (nhu câu nhà tré

mu giáo ), di lại và những diéu kiên sinh hoạt khác gắn với công việc.Day lả một trong những kết quả thiết thực trên thực tiễn, dim bảo những

điều kiện cơ bản cho NLD trong quả trình kam việc

Hai là, TLTT giúp giải quyét sự mắt cân bằng quyền lực giữa NLD vaNSDLD Đặc biết là giải quyết về sự cân bằng mức lương, NLD và NSDLĐ

có sự chắc chan trong thöa thuận vẻ chi phí lao đông, điều khoản áp dungtrong khoảng thời gian nhất định, đồng thời giúp minh bạch hóa qua trình

ấn đính tiên lương đối với mọi người Những yêu tổ nảy giúp tăng tính ônđịnh trong môi quan hệ giữa NSDLĐ va NLD, đồng thời đăm bao tinh côngbằng trong việc thực hiện các chính sách vẻ lương, thưởng cũng như các thủtục liên quan.

Ba là, thương lượng với NSDLĐ vẻ điều kiện lao động là một phantiểu hiện của TDHH, thông qua TLTT, tổ chức công đoản hoặc đại điện củatrao đỗi, thỏa thuận với NSDLĐ hoặc đại điện của họ về điều

tiên lương và các chính sách khác Công đoàn được bao dimthực hiện các hoạt đông một cách hợp pháp và tránh bắt ky sự can thiệp mangtính chất ngăn căn quyển công đoàn từ các cơ quan công quyền Nếu việcxâm phạm nay xảy ra, nó sẽ được xem là hành vi vi phạm.

Bon là, nêu NLD hoặc tổ chức đại diện của họ sử dụng TLTT mộtcách hiệu quả thi sẽ mang đến những kết quả rất tích cực Do đó, có thể xem.

Trang 27

TLTT là hình thức cao nhất của đối thoai xã hội Bai , TLTT có ý nghĩaquan trong trong việc say dựng sã hội dân chủ, trong đó chú trọng đến việc

tên VỆ Cả han bái di Bho Hen 88B Vide nay B066 thé hike’ bang la Ge

cá nhân va nhóm tập hợp lại tổ chức va tham gia vao các tổ chức va đảm

phan tập thể, các bên có thé dat được sự đồng thuận va thay đổi tích cựctrong điều kiện việc làm, mức lương, đông thời cho phép để bảo vệ vả đầutranh cho quyển lợi và lợi ích chung của họ Việc nay tao điều kiện cho sựtham gia dân chủ và tranh luận xã hội Các nhóm và tổ chức có thể thể hiệnquan điểm, đưa ra ý kiến và tham gia vao quá trình quyết đính xã hội Biéu

nay dam bão rằng các quyết định được đưa ra được đại dién và phan ánh cácquan tâm va quyền lợi của các bên tham gia

-vé tự do hiệp hội, thương lượng

1.2 Tiêu chuẩn lao động quốctập thể

1.2.1 Khái niệm tiêu chuẩn lao động quốc tế vê tự do hiệp hội,trong lượng tập thé

Các tiêu chuẩn quốc tế vẻ lao đông nói chung va TCLĐ Quốc tế vẻTDHH va TLTT nói riêng được ban hành bởi Tổ chức Lao đồng quốc tế

(Intemational Labour Orgenization- ILO), day lả cơ quan chuyên môn thuộc

Liên Hop quốc, hoat động chuyên trách va đặc thủ trong lĩnh vực LD trên

toán thé giới Sự ra đời của ILO có ý ngiãa vô cùng quan trong trong lý luận,

pháp lý, cũng như thực tế đối với các quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế1a cơ quan ba bên duy nhất của Liên hợp quốc, tập hợp các chính phủ,

NSDLD và NLD của 187 quốc gia thành viên thực hiện thiết lập các TCLĐ,hoạch định chương trình phát triển việc lâm va thiết lập các chính sách mang

lại quyển lợi cho tất cả NLD, không phân biết độ tuổi, giới tính.

Té chức Lao động Quốc tế ra đời từ rắt sớm, thành lập ngày 11.4.1919theo Hiệp ước V eczay, đã kết thúc Thể chiến thứ nhất, để phan ảnh niêm tinsng hòa bình phổ biển và lâu dai chỉ có thé đạt được néu nó dua trên công

Trang 28

bằng x hội ILO chuyển đến Geneva vào mùa hè năm 1920, cũng với AlbertThomas của Phap- với tư cách lả Giám đốc đầu tiên của nó Ông John

Winant, tiếp quản vi trí người đứng đầu ILO vào năm 1939 — ngay khi Chiến

tranh thé giới thứ hai sắp xảy ra Ông chuyển trụ sở ILO tạm thời đến

‘Montreal, Canada, vào tháng 5 năm 1940 vì lý do an toản Thang 12/1946,

ILO là cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc Tổ chức nảy thảnh lập Viện.

Nghiên cứu Lao động Quốc tế có trụ si tại Geneva vào năm 1960 và Trung

tâm Đảo tạo Quốc té tại Turin vào năm 1965 Tổ chức đã giảnh được Giải

thưởng Nobel Hòa bình vào dip kỹ niêm 50 năm thành lập vào năm 1969.

Nhu vay, trước năm 1946 Tổ chức lao đông quốc té không phải là cơ quanchuyên môn của Liên Hợp Quốc, thời điểm đó, thành viên của tổ chức có thể

kế đến bao gồm: Bi, Cuba, Tiệp Khắc, Pháp, Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Vuong

quốc Anh va Hoa Kỳ

Các TCLĐ quốc tế được ILO tiễn hành thực hiện thông qua một chu

trình nghiêm ngặt, chất chế và bao dam tính pháp ly Tiêu chuẩn lao độngquốc tế được thể hiện dưới nhiêu dạng, tuy nhiên pho biển nhất la các Công.

tước và Khuyến nghị Theo đỏ, các nghĩa vụ, trách nhiém pháp lý liên quan.

sẽ được thiết lập khi Công ước được phê chuẩn Các khuyén nghị hoạch định.chỉnh sách pháp luật và thực hành chứ không đưa ra để phê chuẩn Công ước.

và Khuyến nghị được thông qua bởi Hội nghị Lao đông Quốc té, đồng thời

điểu 19 của Điều lệ ILO đã nêu rõ: Khi Hội nghị đã quyết định thông quanhững a8 xuất về một nội dung trongchương trình nghị su: thì Hội nghĩ cling

«https: tluatduonggia

valto-chue-Ieo-dong-quoe-te-le-gi-muc-tiew-hoat-dong-vveclich-su-hinh-thenll

Trang 29

sẽ quyết định hình thức của đề xuất là: (a) một Công ước Quốc té hay (b)một Kimyễn nght dé phù hợp với hoàn cảnh [ } ”

Hôi nghị Lao đông Quốc tế là nơi quy tu đoàn đại biểu, lả thành viêncủa ILO, trong đó có sự viên tham gia các phái đoàn ba bén để thông qua các

công uớc và Khuyển nghi Thành phân dean bao gồm 2 dai biểu cia chính

phủ, 1 đại biểu cia NSDLĐ, 1 đại biểu của NLD và kèm theo 01 phiécho mỗi bên Khi có có it nhất 2/3 sô phiêu 1a phiéu thuận một TCLĐ quốc

tế mới sẽ được thông qua®

‘Sau khi một tiêu chuẩn được thông qua, các quốc gia thảnh viên được

'yêu câu theo Biéu 19 (6) của Hiển chương ILO, phải đề trình nó lên cơ quan

có thẩm quyền của ho (thường là quốc hội, nghỉ viện) trong thời hạn mườihai tháng để xem xét Việc xem xét và phê chuẩn chi đặt ra đối với công ước,

không đất ra với các khuyên nghị và sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày

phê chuẩn Đông thời, việc đồng ý thực hiện công ước trong luật pháp và

hiện thực hóa áp dung trong thực tế được bao cáo theo định kỷ.

Bat kỹ nước nao thực hiện các công ước đã phê chuẩn được déu được

theo đối việc áp dụng các TCLĐ quốc tế bởi một hệ thông giám sát Tổ chức

Lao động quốc tế có hai cơ chế giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn ở cácquốc gia thảnh viên , bao gồm: (i) Hệ thống giám sát thường xuyên dé kiếm

tra các báo cáo định kỳ được gửi béi các quốc gia thành viên về các biện

pháp ho đã thực hiện để thực hiện các quy định của các công ước ma quốcgia đó đã phê chuẩn va ii) Thủ tục đặc biết: La các thủ tục đại diện va khiếunai co thể được bắt đâu đối với các quốc gia nếu họ vi phạm công ước ma họ.

7 Văn phòng Lao đồng Quốc tÝ ti Geneve, 2012, Câu nang hướng dn quy tỉnhthủ te iên quan độn các Công tốc và huyền nghỉ Lao đông Quoc t,

* Tổ chức Lao động Quốc tế (LO), Hồi & Đáp 12 Câu hoi thường gặp về tuTho động quốc tỉ, câu s T, trang 3

Trang 30

mã còn dim bao tình phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - chính trị cũa

từng quốc gia Do đó, việc nay đòi hỏi nguồn lực, năng lực, sự nhận thức để‘bao dam tính tuân thủ trên thực tiễn

Tiêu chuẩn lao đông quốc té được zem là các văn bản pháp lý do Chính

phủ, NSDLĐ và NLĐ (la những đối tác ba bên cũa ILO) soạn thảo va thông

qua, Tiêu chuẩn lao đông quốc tế quy đính những nguyên tắc và quyền cơ‘ban trong lao động ° Cụ thể, TCLĐ quốc tế là một tap hợp các nguyên tắc,my định và hướng dẫn được thiết lập bởi tổ chức quốc tế nhằm bão vệ quyềnlợi cũa NLD và tạo ra môi trường lầm việc công bằng, an toàn và nhân văntrên toàn cẩu Những tiêu chuẩn nay được thiết lập với mục tiêu đâm bảo.

các quyền cơ ban của NLD, bao gồm quyển lao động tự nguyện, quyền từchỗi lao đông bắt buéc, quyển công bing và không phân biết đổi xử, quyển

an toàn va sức khôe nghề nghiệp, va quyền được trả công công bằng,

Hay nói cach khác, TCLĐ quốc tế là công cụ pháp lý được xây dựng

theo cơ chế của Tổ chức lao động quốc tế ILO (chính phủ, NSDLĐ va

® Tổ chức Lao đông Quốc té (ILO), Hồi & Đáp 12 Câu hai thường gặp v iêu

chuẩn lao đông quốc ý, câu số 1, trang 2

3® International Labour Organization, About the ILO,

IttpJwvor ilo org/global/about-the-io/lang enfindex htm (được dich trong Báo cáo

Trang 31

NLB) đưa ra các nguyên tắc va quyền cơ bản trong LD Công cu pháp lý này

được thể hiện chủ yếu đưới hình thức các công ước của Tổ chức Lao động.Quốc tế với tư cách là những điều ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý khiđược các quốc gia thành viên phê chuẩn Các công ước có thé được sửa đổi,‘bd sung bằng các nghỉ định thư (các nghĩ định thư không được ban hành độclập ma chi được ban hảnh di kèm với một công ước cụ thể để sửa đổi, bổ

sung công tước đó) Các nghỉ định thư cũng có tinh chất như một công wae,do đó, nó chỉ rang buộc pháp lý với một quốc gia thành viên khi quốc gia đó

phê chuẩn Các TCLĐ Quốc tế cũng có thể được thể hiện đưới hình thức lả

các khuyến nghĩ, đóng vai trò là những TCLĐ cao hơn các hoặc các hướng

dẫn thực hiện các tiêu chuẩn của các công ước tương ứng và không rang‘buéc về pháp lý Tuy nhiên cũng có các khuyến nghị được để xuất ban hànhđộc lập không liên quan đến một công tước cụ thể.!'

Tác giã cho rằng, trên cơ sở khái niệm TCLĐ quốc tế, có thể hiểuTCLĐ Quốc tế vẻ TDHH và TLTT là các quy định ctia Tổ chức Lao động

uốc té và các nguyên tắc và quyền cơ bản và TDHH và TLTT Đây là mộtphan của các TCLĐ Quốc tế do Tổ chức Lao động Quốc tế đặt ra NhữngTCLD quốc tế nay được thiết lập để bảo vệ và tôn trong quyền của NLD,dam bảo điều kiện lao động an toan va công bang, dong thởi day mạnh sựphat triển kinh tế vả xã hội toản điện Các tiêu chuẩn nảy được thúc đẩy và

Tổng hop Nhiễm vụ Ehos học và Công nghệ cắpbỏ nấm 2020 ~ 2021, Dinh hưởngoàn Hiện Hệ thong luật pháp, thiết chế đ thực hiện các cam kết Quắc tỉ về lao

41 International Labour Organization, What are ILO Intemational Labour

Standards? (được dich trong Báo cáo Tổng hợp Nhiệm vụ Khoa hoc và Công nghệ cấpbê năm 2020 ~ 2021, Đình hông hoàn thiện H thông luật pháp, tt chế đ thực hiện

các cam kết Quốc tế về lao đồng đến năm 2023 của Tiền si Nguyễn Văn Bình, Vụ pháp.chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Trang 32

theo đối bởi ILO, một tổ chức tr thức đặc biết thuộc Liên Hợp Quốc chin

trách nhiềm quan lý và giảm sát các van dé liên quan đền LD trên toàn cầu.

1.2.2 Nội dung nhém tiêu chuiin lao động quốc tế vé tự do hiệp hội,fiiương lượng tập thé

1.2.2.1 Nội dung tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyển tự do hiệp hội.Tổ chức Lao đông quốc tế đã thiết lập các công tước và nguyên tắc vẻ

TDHH trong TCLĐ quốc tế Trong đó có công tước số 87 vẻ Tự do Hiệp hộivà Bao vệ Quyển được tổ chức (Freedom of Association and Protection ofthe Right to Organise Convention), ghi nhân quyển TDHH với những nộidung co ban sau:

Thứ nhất, NLD, không phân biệt đưới bắt kỳ hình thức nào, déu có

quyển thành lập va gia nhập công đoản theo sự lưa chon của chính minh,

việc thành lập va gia nhập công đoản không phai xin phép trước Theo Điều

2, Công ước số 87: “NLD và NSDLĐ, không phân biệt dưới bắt kỳ hình thức

nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền hợp thành các tổ chức.theo sự lựa chọn của minh, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điềul của chỉnh t6 chức a6

Theo đó, NLD còn có quyển gia nhập, liên kết với tổ chức khác, nộihâm nay được hiểu ở phạm vi khá rộng Đây được xem là quyền tự do trongviệc quyết định tổ chức của minh Nội dung Điều khoản nay để hiện rat rõquan điểm rằng, không có một sự phân biệt nao khi thành lập tổ chức của.mình Đây vốn di là quyền của mỗi cá nhân Tắt nhiên, phải kèm theo điềukiên là sự tuân thủ đúng mực các quy định, nội dung của tổ chức Nói mộtcách rộng hơn, những yếu tổ nhưng quốc tịch, tín nguong, tôn giao hay

những đặc điểm liên quan đền cả nhân như mau da, giới tính đều không ảnh.hưởng gi đến quyền tự do hiệp hôi Đông thời, những NLD còn có quyển

‘bau chọn người đại điện của tổ chức để đại điện cho ban thân họ trong quá

trình tham gia vao quan hệ lao đông

Trang 33

Các chức của NLD cũng như tổ chức của NSDLĐ trong quyền hancủa minh, được phép thực hiện các nội dung như ban hành điều lệ, chế độ

hoạt động, bầu cử đại dién, lên kế hoạch, chương trình, mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức Những thanh viên tham gia tổ chức cùng sinh hoạt, hoạt động

trong một tập thể với những điều kiên và nguyên tắc chung, không bi tách

thành lập nhiều

cho nên, moi sự ngăn cân đâu là không đúng Điều đó cũng có nghĩa là, việc

nay không cân thiết phải được sự cho phép hay phê duyệt bởi NSDLĐ hay

bất cứ cơ quan chức năng nao NLD chỉ có nghĩa vu chấp hành điều lệ cũa

chính tổ chức NLD là thành viên.

chức đại điên và day là quyển đương nhiên ho được có,

"Thứ hai, quyền tự chủ, tu quản của tổ chức NLD trong việc quyết định

những vấn để nội bộ cia minh như ban hành diéu lệ vả các quy định nội bộkhác, bau người dai điện, tự chủ tải chính và xây dựng, thực hiện ké hoạch

công tác Những tác đông tử phía cơ quan công quyền, có tinh chất hoặc biểu

hiên hạn chế hoặc đe doa NLD trong việc thành lập hoặc gia nhập tổ chứccủa ho, hoặc yêu cầu NLD cham dứt việc hoạt động, tham gia vào tổ chứcđêu được xem la không phủ hợp với quyền TDHH Việc bảo vệ quyển tự do

hiệp hội của NLD la quan trong để đảm bao tính công bang và bình đẳngtrong môi trường lao đông và đồng thời đảm bảo rằng họ có giong nói và

quyển từ do trong việc bao về quyền va lợi ích

Theo Điều 3, Công ước số 87 (năm 1948): "Các tổ cinic của NLD vàMSDLP có quyền lâp ra điều lộ, nhữững quy tắc quấn if, tự do bầu các đại điên,

16 chức việc điều hành hoạt đông và soạn thảo chương trình hoạt động của

minh” Theo đó, nội dung này được phản chiéu qua việc công don có thể tự

Trang 34

quyết định các điều lệ hoạt động, cơ chế quản ly tổ chức, hoạt động của tổ chức

cũng như việc bình bau đại diện Bến cạnh đỏ, việc hoạch định ra các chương,

trình hảnh động cứng như kế hoạch hoạt động cho tổ chức cũng là một yếu tổthể hiện tính tự chủ của tổ chức của NLD, trong đó kẻ cả việc lựa chon mô hình,xác lập cơ cầu của tổ chức Điều nảy cho phép tổ chức tư quyết định về hướng.đã, mục tiêu, va cách thức thực hiền công việc cia họ một cách độc lập Hay hiểu.một cach cụ thể, tổ chức của NLD cỏ quyền tư chủ trong việc xác định chươngtrình hành động của ho va thiết lập các mục tiêu cu thé để tập trung vào những,vấn để và wu tiên má ho coi lả quan trọng nhất đổi với quyền và lợi ích của NLD,Tự chủ cho phép tổ chức NLD Iva chọn mô hình và cơ cầu tổ chức phù hợp vớimục tiêu va nhiệm vụ của họ Họ có thể quyết định về cách tổ chức các bộ phận,

cơ cấu quan ly, va vai tro của các thành viên Tự chủ cũng bao gồmquản lý tải

chính và nguồn lực của tổ chức NLD vẻ việc sử dụng và phân phôi nguén lựcđể thực hiện các hoạt động của minh Tổ chức NLD có quyển tự quản va tư điều

"hành các hoạt đông hàng ngày của ho, bao gồm việc quản lý sự kiện, đảm phán.

tập thể, và các hoạt động liên quan đến quyên TDHH và TLTT, cho phép tổ

chức NLD tự định ngiãa vé chính sách và wu tiên của ho va đưa ra quyết định.về việc néu ra các vẫn để quan trong va doi hii cải thiên Do vậy, việc tự chủ,tự quản là một phn quan trọng của tư do hiệp hội của NLD và giúp họ đóng

góp tích cực vào việc đại điện va bảo vé quyển và lợi ich của mình.

Thứ ba, Công đoàn có quyền tự do trong việc bau người đại diện của

mình Quyển nảy bao gồm việc tổ chức các cuộc bau cử hoặc quyết định về

người đại điện mã họ coi là phù hợp nhất để đại điện cho quyển và lợi ích

của các thành viên trong tổ chức công đoản Các quy định cụ thé về quyển.tu do trong việc bầu người đại diện có thể khác nhau tủy theo quốc gia vả tổchức công đoàn cụ thể Tuy nhiên, nguyên tắc chung 1a rằng tổ chức công.doan cần tự quyết định về việc tổ chức các quy trình bau cử hoặc chọn người.

Trang 35

đại diện theo cach ma ho cho là tốt nhất cho quyền tự do hiệp hội của họ

Quyền từ do trong việc bau người đại điện là một phan quan trong của quyểnTDHH của các tổ chức công đoàn No giúp đâm bao rằng tổ chức công đoản.

có khả năng đại diện và bao vệ quyển và loi ích của người lao động theocách ma họ cho la phủ hợp nhất.

'Việc thành lập, gia nhập các tổ chức đại diện của NLD được bam baotự do, tự nguyên Suy rông ra, các tổ chức của NLD cũng có quyền tự do liền

kết không giới hạn ở pham vi doanh nghiệp, ma có thể ở mức độ liên kết cấp

cao hơn, đặc biệt là tham gia vào các tổ chức mang tính quốc tễ Việc maynhằm hướng đến sự liên kết một cách manh m va sâu rông, từ đó tạo nềnmạng lưới hỗ trợ nhau trên nhiều phương điện Hiệu quả lâu dai có thé thayđược từ hoạt đông nay chính là sự mỡ rông, nâng cao vị thé của NLD đặt

manh hơn khi đối điền với NSDLD Tuy nhiên, để dam bảo được việc nay

điễn ra một cách thuận lợi thi phai đâm bao được việc thực hiện quyền TDHHtrong thực tiễn

'Thứ tư, về quyền thành lập td chức đại điện của người lao động Dé

đâm bão tuân thủ theo công ước, các nước tham gia phải đảm bao việc tôn

trong quyên cia NLD trong việc thành lập, gia nhập tổ chức của ho Đồngthời, quy định vẻ thi tục đăng ký khi thành lập tổ chức đại dién NLD có thể

được quy định bởi pháp luật quốc gia, tuy nhiên cân bao đảm quyển TDHH

của NLD, dam bảo đúng những nguyên tắc, tiêu chuẩn của Công ước số 87Té chức của NLD được thanh lập hợp pháp có một số quyền tự chủ pha hợpvới quy định ILO Bên cạnh nó, một nội dung quan trong cẩn lưu ý để đảm.bảo việc hoạt động của tổ chức đại diện NLD được sự ủng hô của quốc gia,

đồ là đảm bao phủ hợp vả không tréi với Hiển pháp nước sở tại, đồng thời

phù hợp với tinh hình, đặc điểm của quốc gia cũng như phù hợp với các nội

dung, chương trình hanh động đã đăng ký với ILO Chức năng đại diện, bao

Trang 36

vệ, dim bao điểu kiện , bảo về lợi ích của NLD thông

qua các hình thức như đối thoại, TLTT, đình công va các hanh động tập thé

khác được xem là tôn chỉ, mục đích hoạt đông quan trong nhất của tổ chứcthực hiện các quy:

của NLD Công ước cũng bao gém các nôi dung liên quan đền bảo vệ tổ chứccủa NLD, tránh sự can thiệp va phân biệt đổi xử từ phía NSDLD để gây ảnhhưởng tiêu cực đền người lao đông.

Quyển TDHH trong các tiêu chuẩn quốc tế khác: Ngoài ILO, tổ chứcquốc tế khác cũng đề cao quyên TDHH trong các tiêu chuẩn của mình Viđụ, các tiêu chuẩn xã hội của ISO (ISO 26000) và các tiêu chuẩn về an toàn.

và môi trường của GFSI (Global Food Safety Initiative) đều bao gồm yêu

câu về TDHH Điều nảy đảm bảo rằng các doanh nghiệp và tổ chức phải tôn.

trọng va bao về quyền TDHH của NLB trong quá trình hoạt đồng cia ho.

Quyên TDHH trong TCLĐ Quốc té có ảnh hướng trò quan trọng đếnviệc bảo vê NLD Nó cho phép NLD tự do lựa chọn va tham gia vào các tổ

chức và công đoàn, tham gia vào hoạt động hiệp hội và TLTT Điều nay tạora một môi trường lam việc đáng tin cây và đăm bảo rằng NLD có quyển tự

do dién đạt ý kiến vả tham gia vao quyết định liên quan đền điều kiện lamviệc vả quyền lợi của ho.

1.3.2.2 Nội dung tiêu chuẩn lao động quốc tế về thương lượng tập thể

Công ước số 98 năm 1949 vẻ Ap dụng những nguyên tắc của quyền tổ

chức va TLTT 1a một trong 10 Công wdc cơ bản của Tổ chức Lao đồng Quốc

tế (ILO) theo Tuyên bó năm 1998 vé các nguyên tắc và quyển cơ ban trongLD, gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bảo vé NLD và công đoàn trước các hảnh vi phân biệt đốixử chống công đoàn Mục tiêu là đảm bảo rằng NLD và các tổ chức công

doan có quyền TLTT ma không bị rang buộc, trừng phat hoặc bị phân biếtđôi xử do việc tham gia hoặc ting hô hoat đông công đoàn Theo tinh thancủa Điều 1 Công ước số 98, NLD phải được hưởng sự bảo vệ thích dang

Trang 37

trước những hành vi phân biết đối xử liên quan đền mọi khia cạnh việc lam

của ho Các hành vi cụ thé của việc phân biết đổi xử được nêu tại khoản 2

Điều 1 Công ước số 98 như sau: Phu fhuộc việc làm của NLD vào một aiéuinn là người đó không được gia nhập công đoàn hoặc phải từ bỗ tham gia

công đoàn: Gây ra việc sa thải NLÐ hoặc làm phương hai đến người đóbằng cách khác, với lý do là người đô gia nhập công đoàn, hoặc tham giacác hoạt động công đoàn ngoài giờ làm việc hoặc với sự đông ÿ của NSDLĐtrong giờ làm việc Quy định pháp luật vẻ lao động trong mỗi quốc gia

thường bao gồm các quy định vẻ bảo vệ NLD và công đoàn khối phân biệt

đôi xử Các quy định này có thể câm sự trừng phat, sa thải, hoặc các hành vi

phân biệt đối xử khác dua trên việc tham gia vào công đoàn hoặc hoat động,công đoàn Việc bao về nêu trên điễn ra từ khi tuyển dung, trong qua trình

lâm việc cũng như khi chấm dứt QHLĐ Bảo vẽ NLD và td chức công đoàn.trước các hành vi phân biết đôi xử chống công đoàn là một cam kết quantrọng của công đồng quốc tế dé đăm bao rằng môi trường làm việc công bằng‘va bình đẳng được thúc day va duy trì.

Bén canh đó, sự bão về trước các hảnh vi phân biết đối xữ chẳng công

đoán cần được mỡ rông để áp dung cho tắt cả NLB, bao gồm cả NLĐ chưa

1ä đoàn viên công đoàn Quyền này không nên bị hạn chế dưa trên việc NLBcó là đoản viên công đoàn hay không, Bam bao rắng tất cả NLD déu được

ảo vệ trước các hành vi phân biệt đối xử chống công doan là quan trong đểthúc day tính công bang và bình đẳng trong môi trường lao động Các quy.định pháp luật và các chương trình bao vệ quyển tự do hiệp hội và tư dothương lượng tập thé thường không phụ thuộc vao việc NLD đã gia nhậpcông đoàn hay chưa Thay vào đó, quyền này áp dụng cho tat cả NLD và batkỳ ai có ý muồn tham gia vào hoạt động công đoàn hoặc thể hiện quyền tự

do hiệp hội

‘Vé hình thức biểu hiện và các hành vi cụ thể của việc phân biết đổi sử,

‘hanh vi nảy có thé được thực hiện dưới nhiéu dạng thức rất tinh vi, khó chứng,

Trang 38

minh trong thực tế như Từ chối tuyển dụng một người hoặc từ chéi thăng

tiến ho chỉ vì ho lả thành viên của công đoản hoặc tham gia vào các hoạt

đông công doan; sử dung áp lực hoặc de doa NLD để họ rời bỗ hoạt độngcông đoàn hoặc không tham gia vào công đoàn, sắp xép hoc thay đỗi công

việc của người lao đông một cach bắt công hoặc không lý do; Tử chối cùngcấp các lợi ich công việc, chẳng han như tăng lương, tăng thưởng hoặc quyềnhưởng các chính sich nhân viên, cho những NLĐ tham gia hoặc ũng hô côngđoàn Phân biệt đổi xử người lao động vì lý do công đoàn không chỉ vi phạm

quyên của NLD mà còn có thé dẫn đến các hậu qua pháp lý cho doanh nghiệphoặc tổ chức Để đâm bảo tính công bằng vả bình đẳng trong môi trường lao.đông, quyền tự do hiệp hội và tư do thương lương tập thé của NLD cần được

tôn trong va bao về Do vay, việc bao vệ NLD và công doan trước các hảnhvĩ phân biệt đối xữ chống công đoàn được xem sét như là một nội dung quan

trọng của tiêu chuẩn lao động quóc tế về quyền thương lượng tập thể.

Thứ hai, bao vé công đoản khối sư thao túng, can thiệp tir phíaNSDLD: Theo Diéu 2 Công ước số 98 yêu cầu bao dim sự độc lập hoàn toàn

của công đoản đối với NSDLD về mọi phương diện tổ chức và hoạt động !2

Công đoàn can được công nhân là một tổ chức độc lập va tu quan lý, không

‘bi kiểm soát hoặc thao túng bởi bat ky bên nao khác Điều nảy bao gồm việctự quyết định vẻ cơ cầu tổ chức, hoạt đông, và lãnh đạo của công đoàn cơ

quan Nhà nước hoặc NSDLĐ không nên can thiệp vào việc bau người đạiđiên cho công đoản Quyền nay nên thuộc về các thành viên của công đoàn.

Điều nảy giúp dam bảo rằng công đoản có thé đại diện vả bao vệ quyền va

ợi ích của NLD một cách độc lập va công bằng,

Van phòng Lao đông Quốc tế (ILO): Tir do Hip hãi - Bộ Tổng tap về các"uyên ắc và quyét nh cia Uy ban ILO vi Tự do Hp hãi nim 2006, đoạn 955: Điều2 cũa Công we sổ 98 xắc lập sự độc lập tayt đổi cũa tô chức NLD với NSDLD trongquế tình thực hiện các hoạt đồng cũa minh

Trang 39

Sự can thiệp của Nha sử dung lao đông (NSDLĐ) vao việc thành lập

công đoàn có thể được thực hiện thông qua nhiều hành vi đa dang, NSDLD

có thể cé gắng ngăn cân hoặc trì hoãn quả trình thành lập công doan bằngcách tạo ra các trở ngại pháp lý hoặc hành vi gây rồi, can thiệp vao quy trình

bầu cử trong tổ chức công đoản để đảm bão rằng những người ủng hộNSDLD hoặc quan điểm của ho được đại diện, thay đổi hoặc áp dụng cácluật va quy định lao động để han chế quyên của NLD, từ chối cung cấp thông

tin về tài chính va hoạt động cũa công ty cho công đoàn, làm cho công đoàngặp khó khăn trong việc thương lượng, hoặc gây ảnh hưởng vé mặt kinh phí

công đoản; thâm chi có thé tạo ra sự rỗi trong tổ chức công doan bang cách.

tạo ra môi xung đột, xuyên tac thông tin hoặc thực hiền các hành động gayphân hỏa trong công đoản Những hành vi này, nếu được thực hiện một cách

trái phép hoặc vi pham quyển tự do hiệp hội va tu do thương lượng tập thểcủa công đoản, có thể bị coi 1a vi phạm pháp luật va chịu trách nhiệm trước

pháp luật.

Chính vìUy ban về tư do hiệp hội quan tâm dén việc bão vệ côngđoàn trước các hành vi can thiệp, đồng thời cũng ác định rằng những hanhvi nay cần được Chính phủ cdc nước nghiên cửu, xem xét việc quy đình một

cách cụ thể về trình tự, thủ tục vả biên pháp hữu hiệu, đủ sức mạnh ran de

đổi với những hành vi vi phạm.

Thứ ba, những biện pháp thúc đẩy TLTT với 2 nguyên tắc cơ bảngém: i) trách nhiệm cia nha nước vả các bên TLTT trong việc thúc day

TLTT, ii) bao đâm tính tự nguyện và thiện chi của TLTT Theo đỏ, Nhà nước

có trách nhiệm đảm bão rằng quyén của tập thé của công đoản vả NLĐ được‘bao vệ và thực thi một cách công bang va bình ding Để đạt được điều đó,Nhà nước cần thiết lập cơ chế và quy định pháp luật để quản lý quá trìnhthương lượng va dam bão tinh minh bạch, công bang va an toàn trong qua

trình này, hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn va xung đột trong quá trình thương,lượng thông qua các phương pháp như trong tải, giảm định hoặc thông qua

Trang 40

hệ thông tư pháp Ngoài ra, các bên liên quan cẩn tham gia tich cực vào qua

trình thương lượng, thể hiện sự linh hoạt vả khã năng đảm phán để đạt được

thöa thuân tốt nhất Cụ thé: tổ chức công doan có thé tổ chức các hoạt động

để tạo điều kiện thuận lợi cho TLTT, bao gồm giáo duc và tao nhận thức cho

người lao đông về quyển và trách nhiệm của họ Vé phía NSDLĐ, cén tham.

gia vao quả trình thương lương một cách trung thực va chủ động, thể hiện sựtôn trong đổi với quyển tự do hiệp hội va tự do thương lượng tap thể cũacông đoàn, cũng cấp thông tin va tai liệu liên quan cho công đoàn để ho cóđủ thông tin để tham gia vảo thương lượng,

"Những biện pháp thúc đẩy nhắm tao điều kiện cho các bên tham gia

vào thương lượng cảm thấy an toàn và không bị ảnh hưởng bởi áp lực ngoạivĩ hoặc sự can thiệp Điểu nay bao gồm việc dam bảo sư trung lập của trọngtải hoặc người điều hành qua trình thương lương, khuyến khích sự tham giatự nguyên cia các bên vao qua trình thương lượng thay vì tao áp lực hoặc

‘bude bằng pháp lực Đảm bao nguyên tắc trong viếc thúc đẩy TLTT không

chỉ sây dựng mỗi quan hệ đáng tin cây giữa các bên và tạo điều kiên cho họy

việc sử dụng dam phán kép, nơi ma cả tổ chức công đoản và NSDLD có thé

tham gia va đưa ra để xuất Những biên pháp nay giúp tao một môi trườnghợp tac một cách xây dung trong quả trình thương lượng mà còn thúc

thương lượng tích cực va bảo về quyển cia cả NLD và NSDLĐ.

'Hiện tại, không có một nhóm tiêu chuẩn quốc tế cụ thé danh riêng choTLTT Tuy nhiên, có một số tổ chức và nguyên tắc qu

hướng dẫn về TLTT Dưới đây là một số ví đụ: Tổ chức Lao động Quốc tế

(ILO): ILO cùng cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho TLTT trong ngữ cảnh QHLD.Công ước số 154 về TLTT (Collective Bargaining Convention) và các công

tớc khác của Tổ chức Lao đông Quốc tế như Công ước số 98 về Quyển

Tham gia vả TLTT (Right to Organise and Collective BargainingConvention) bao vệ và khuyên khích TLTT trong các QHLĐ Mặc dù không

có một nhóm tiêu chuẩn quốc tế chuyên biệt về TLTT, các nguyên tắc và.

đã để cao và

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w