1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về lao động nước ngoài trong sự so sánh với pháp luật lao động CHDCND Lào

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHAMXAY XIAYINGYANG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VE LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TRONG SỰ SO SANH

VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CHDCND LÀO

Chuyên ngành : Pháp luật kinh tế Mã số : 60380107

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS TS NGUYEN HỮU CHÍ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Hữu Chí Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công b6 trong bat kỳ công trình nào khác Các thông tin về số liệu, dẫn chứng phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy.

Tác giả

KhamXay Xiayingyang

Trang 3

Luận văn này có lẽ không viết nên được nếu thiếu sự động viên và giúp đỡ, góp ý tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè cả trong và ngoài ngôi trường tôi đang học Lời cảm ơn chân thành này tôi xin gửi tới tất cả họ Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới người thầy hướng dẫn luận văn của tôi PGS TS Nguyễn Hữu Chí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này Thầy đã đọc và góp ý chân tình từ những đoạn viết ngăn, đến bố cục, nội dung, các thuật ngữ trong các chương bản thảo Những hiểu biết và những góp ý tỉ mỏ của thầy khiến tôi cố gắng nhiều hơn và hoàn thành tốt luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn cha mẹ tôi những người tôi mang ơn suốt cuộc đời vì

công ơn sinh thành và nuôi dưỡng Tôi cũng xin cảm ơn các anh chi của tôi, nhữngngười luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành

tốt luận vawnnayf.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014Tác giả

KhamXay Xiayingyang

Trang 4

CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dânCHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ILO (International labour organization): Tổ chức Lao động quốc tế IOM(International Organization for Migration): Tổ chức di chú quốc tế WB (World bank): Ngân hàng thế giới

Trang 5

LOI i96.0001 3 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ¿+ + St S E221 1E 1E rrkrreg 3 2 Tình hình nghiên cứu đề tài -.c- c1 S111 911 111151 1111511151 111181 E re, 4 3 Phạm vi nghiên cứu đề tài - -cL c1 SE 1 111 5111511111 1111511111111 tk ra 5 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài - - 5c se csss£sss2 5 5 Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề TÀI Q nn TH HS TH kh khe 5 6 Những đóng góp mới của luận văn c- c1 v1 vs vờ 5 7 Kết cầu của luận văn - - c1 11 1Ề 1001119111 1111 1111311111111 111 1111111511111 1111k crkg 6 CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VE LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - .c t 2n SE S211 192111553112 kres 7

1.1 Một sô khái niệm về lao động nước ngoài và pháp luật vê lao động nước270 4 7

1.1.1 Khái niệm về lao động nước ngoài - ¿+2 1S 3 2212k EzErrerrkce 7 1.1.2 Khái niệm pháp luật về lao động nước ngoài - + + +s£+<£+sx s2 16

1.2 Những anh hưởng của lao động nước ngoài với thi trường lao động 17 1.2.1 Ảnh hưởng tích CỰC -.c-c c1 1121 111111211 51 11 11 1111151111 rệt 18 1.2.2 Ảnh hưởng tiêu CỰC -.c- c1 21121191 911211251 11 11 1111115111 1 rệt 19 1.3 Pháp luật điều chỉnh về lao động nước ngoài ¿2 2k csk c2 22 1.3.1 Nguyên tắc điều chimh c.cccccccecccccececcsscesessccsccsssscsscssessseeessesseeeeess 22 1.3.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về lao động nước ngoài 23 1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về lao

1.4.1 Giai đoạn trước khi có Bộ luật Lao động . -< << <<: ae

1.4.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động đến 11) cv 34 CHUONG 2 THUC TRẠNG PHAP LUẬT HIEN HANH VE LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT

CHDCND LAO VÀ MỘT SỐ KIEN NGHỊ - - s13 E1 SE 38

Trang 6

2.2 So sánh thực trạng pháp luật về lao động nước ngoài giữa Việt Nam và

CHDCND Lào .-cL 01122111111 1111k TT Tà 40

2.2.1 Các quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài 40 2.2.2 Các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài 48 2.2.3 Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ELGG: nà trưng gang gng Tang E44 12188653 358088563 LAKERS L348013-1 4348030613 §.L401553 L280195-š LLENGISOET §-218800015 ï 8180E085 1ï 54 2.2.4 Các quy định về quan lý lao động nước ngoài -¿ 5s s<£<sxcss2 57 2.3 Phương hướng va một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động nước ngoài O CHDCND ĐỘ ẾCYliiaiadidẢẢÝ 69

2.3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài ở CHDCND

2.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài 70

9080/2000.) 006 195 +1 74 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬTT (12c 22 25111 1E 12111151181 11 11 111110151 1 g 74 TÀI LIEU TIENG VIỆTT - 2 121 125155155 11 11 151151111 11 11 11 1100101111 He 74

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

CHDCND Lào là một nước xuất khẩu tương đối hạn chế vì số lượng dân cư còn thấp va cũng chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi tiếp nhận lao động là lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề cao Bên cạnh đó, lao động phổ thông ở nhiều nước cũng đang nhập cảnh vào Lào khá đông mà không có giấy phép

lao động Vì vậy việc quản lý lao động nước ngoài càng trở nên khó khăn Lực lượng lao động nước ngoài có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế Lào, đó là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, việc tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ làm nảy sinh những mâu thuần về mặt lợi ích với lao động trong nước Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai nhóm lao động này là rất cần thiết để ôn định thị trường lao động của Lào Trước những thay đổi của nền kinh tế thé giới và Lào hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Lào là một yêu cầu cấp thiết nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc trong việc quản lý những lao động này Các chủ thể quản lý và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động nước ngoài sẽ có căn cứ pháp lý cụ thể trong việc thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ

của mình.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật lao động của Lào hiện hành về người lao động nước ngoài còn có nhiều hạn chế nhất định Về vấn đề này, quốc gia anh em láng giềng với Lào là CHXHCN Việt Nam đã có những quy định riêng để điều chỉnh, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc quản lý lao động nước ngoài với những quy định bao quát, toàn điện và phù hợp với thực tế.

Từ những thực tiễn van dé nêu trên tác giả đã lựa chọn van đề: “Quy định của pháp luật Lao động Việt Nam về lao động nước ngoài trong sự so sánh với pháp luật Lao động CHDCND Lao” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học với mong muốn nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về lao động nước ngoài ở Việt Nam và Lào, trên cơ sở đó góp phần phát hiện ra những hạn chế trong các quy định

Trang 8

pháp luật này.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bộ luật Lao động là cơ sở và nền tảng cho người nước ngoài vào làm việc tại Lào và Việt Nam cũng như để bảo vệ quyền lợi của họ Trong những năm qua, tại Lào gần như chưa có một công trình khoa học nào dé cập về van dé này, còn tại Việt Nam cũng có một số công trình khoa học về van dé này như: “Vấn dé thuê mướn lao động nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam” — Tran Thị Thu Hang — Khoa luan tốt nghiệp năm 1996- trường Dai học Luật Hà Nội;

“Dia vị pháp ly cua người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam” — Vũ Thị

Loan - Khóa luận tốt nghiệp nam 2010 — trường Dai học Luật Hà Nội; “Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam — thực trạng và giải pháp hoàn thiện” — Dao Thị Lệ Thu — Luận văn thạc sỹ nam 2012 — trường Đại học Luật Hà

nội Ngoài ra, về van dé này còn có một số bài báo, tạp chí viết như: “Bảo vệ

quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam” — Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2009 và “Mộ: số điểm mới trong việc tuyển dung và quản lý lao động nước ngoài” — Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2008 của tác giả Cao Nhất Linh.

Bên cạnh đó, về vẫn đề lao động nước ngoài cũng có một số cuốn sách đã xuất bản như: “Những điều can biết về lao động di trú ” — Phạm Quốc Anh (chủ biên) — NXB Hồng Đức năm 2008; “Quyên của người lao động di trú” — Công ước của Liên hợp Quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN — NXB Hồng Đức năm

Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên nhìn chung đã nghiên cứu nội dung, có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, điều này làm cơ sở dé pháp luật của Lao được học hỏi kinh nghiệm và bao quát một cách đầy đủ các khía cạnh về vấn đề này mà pháp luật hiện hành của Lào còn đang thiếu nhiều quy định.

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu đề tài đã chọn là những vẫn đề lý luận và thực tiễn về lao động nước ngoài ở Lào và Việt Nam Đề tài này sẽ nghiên cứu các vấn đề sau đây: Lịch sử, nội dung pháp luật về lao động nước ngoài tại Lào, đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này của Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước Lào trong quá trình hoàn thiện pháp luật về

lao động nói chung, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động nướcngoài nói riêng.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.

Dé nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và những quan điểm, đường lối, chính sách của Dang Nhân dân cách mạng Lao Ngoài ra, tác giả còn dùng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như: Phương pháp phân tích; Phương pháp chứng minh; Phương pháp diễn giải; Phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê; phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh; v.v

5 Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trình bày các quy định của pháp luật trước đây cũng như hiện tại về lĩnh vực lao động nước ngoài để thấy được quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bước qua từng giai đoạn của pháp luật về lao động nước ngoài ở Việt Nam và Lao.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là lập luận một cách có sức thuyết phục

về việc cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực lao động nước ngoài ở Lào, luận văn đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thê, sát thực tế để hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động

nước ngoài.

6 Những đóng góp mới của luận văn.

Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu sớm

nhất các quy định pháp lý trong lĩnh vực lao động nước ngoài sau khi Nhà nước

Lào ban hành Luật Lao động năm 2006.

Trang 10

ngoài, chỉ rõ những ưu điểm và thành công cũng như nêu rõ những nhược điểm, bat cập của các quy định hiện hành về lao động nước ngoài tại Lào.

Luận văn nghiên cứu và phân tích một số quy định pháp luật trong lĩnh vực

lao động nước ngoài của Việt Nam Từ đó, rút ra những kinh nghiệm phù hợp cho

việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực lao động nước ngoài trong điều kiện và

hoàn cảnh của Lào.

Luận văn trình bày, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài ở Lào.

7 Kết cau của luận văn.

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm hai chương như sau:

Chương 1 Một số vấn dé lý luận về lao động nước ngoài và pháp luật về lao động nước ngoài.

Chương 2 Thực trạng pháp luật hiện hành về lao động nước ngoài — so sảnh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật CHDCND Lào Và một số kiến nghị.

Trang 11

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHAP LUAT VE LAO DONG NUOC NGOAI

1.1 Một số khái niệm về lao động nước ngoài và pháp luật về lao động

nước ngoài.

1.1.1 Khái niệm về lao động nước ngoài

1.1.1.1 Khai niệm lao động nước ngoài

Thị trường lao động được hình thành do cung - cầu lao động Người sử dụng lao động có quyên tự do tuyển dụng lao động, còn người lao động có quyền tự do tìm kiếm việc làm Do vậy, những nơi có nhu cau tuyên dụng lao động thì người lao động thường đi chuyên đến dé tìm kiếm cơ hội việc làm Trong nội bộ quốc gia, xuất hiện sự dịch chuyền lao động từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác Sự mở cửa nền kinh tế thế giới còn hình thành nên thị trường lao động quốc tế Đó là sự đi chuyển lao động giữa các quốc gia Mỗi quốc gia có thé đưa lao động nước mình ra nước ngoài đồng thời chấp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình như một thực tại khách quan Xu thé di chuyén của lao động trên thị trường lao động quốc tế hiện nay là từ nước kém phát triển sang nước phát triển, từ nước thừa lao động sang nước thiếu lao động Hiện tượng lao động nước ngoài đến làm việc tại một nước được gọi bằng thuật ngữ “lao động di trú”, “lao động nhập cư” [10] Các văn kiện quốc tế như: Công ước số 97 (1949), Công ước Di trú về việc làm và Công ước 143 (1975), Công ước về người lao động di trú trong hoàn cảnh bị lạm dụng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên gia đình họ của Liên hợp quốc năm 1990 là những văn kiện quốc tế quan trọng nhất đề cập đến vẫn đề này.

Theo quan niệm của ILO thì: “Lao động di trú là khái niệm để chỉ một người

di trú từ một nước này sang một nước khác đê làm việc vì lợi ich của chính minh

Trang 12

(Điều 11 Công ước 97 và Điều 11 Công ước 143)

Như vậy, theo ILO dấu hiệu nhận biết lao động di trú ở đây dựa trên sự khách biệt về lãnh thổ, biên giới quốc gia, là việc di chuyển của người lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác Sự di chuyển này của người lao động là từ nước mà người đó mang quốc tịch sang nước khác mà người đó không mang quốc tịch Sự di chuyển tìm kiếm việc làm hoàn toàn là vì lợi ích cá nhân của bản thân người lao

động Khái niệm lao động di trú của ILO chỉ sử dụng cho người lao động “đã đượcthường xuyên thừa nhận là lao động đi trú ” tức là những người lao động di cư hợp

pháp, được sự chấp nhận của nước đến là “lao động nhập cư” Công ước về lao

động di trú cua ILO không áp dụng cho các trường hợp sau:- Người lao động qua biên giới;

- Nhập cảnh ngắn hạn của nghệ sĩ và các thành viên trong những ngành nghề

tự do;

- Người đi biên;

- Người di trú đặc biệt vì mục đích đào tạo và giáo dục;

- Nhân viên của tổ chức, cam kết hoạt động trong lãnh thổ của một quốc gia đã được nhận tạm thời vào nước này theo yêu cầu của người sử dụng lao đọng của họ

để thực hiện nhiệm vụ hoặc công việc cụ thê, trong một thời gian nhất định và xác

định và được yêu cầu rời khỏi đất nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc công việc của mình.

Những trường hợp trên không chịu sự điều chỉnh của công ước bởi những người lao động này không có sự cư trú ở nước mà họ đến lao động, những người di chuyển vì mục đích sáng tạo nghệ thuật, những người đến hoc tập hoặc những người lao động đến làm việc vì mục đích công ích mà không phải tìm kiếm lợi nhuận cá nhân, làm việc theo yêu cầu của tô chức tại nước sử dụng lao động dé

thực hiện một công việc trong thời gian xác định.

Trang 13

pháp, Liên hợp quốc đã có quan niệm mở rộng hơn về lao động di trú Công nước 1990 tại Khoản 1, Điều 2 có nêu: “Thudt ngữ “người lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công iệc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân ”.

Có thé nói, định nghĩa này của Liên hợp quốc mang tính toàn điện hơn Liên hợp quốc đã dựa trên các đặc điểm sau để coi một người lao động là người lao động di trú:

Thứ nhất, đó là người này “đã, đang và sẽ làm một công việc” Người lao động di trú theo công ước của Liên hợp quốc không chỉ là những người mà hiện tại đang làm một công việc mà còn bao gồm cả các trường hợp người lao động di trú đã làm một công việc trong quá khứ hoặc tương lai sẽ làm Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của Liên hợp quốc tại Điều 1 của Công ước mà các nước thành viên khi đã phê chuẩn công ước phải tuân theo, đó là:

“Công ước này sẽ ap dụng trong toàn bộ qua trình di trú của người lao động di trú và các thành viên gia đình ho Quá trình đó bao gồm việc chuẩn bị di trú, ra đi, quả cảnh và toàn bộ thời gian ở à làm công việc có hưởng lương tại quốc gia có việc làm cũng như việc quay trở về quốc gia xuất xứ hoặc quốc gia thường tri.”

Đối tượng mà công ước này tác động khá rộng nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của người lao động di trú.

Thứ hai, tính chat công việc mà người lao động di trú thực hiện là “công việc

có hưởng lương”, công việc đó được người lao động di trú thực hiện phải là công

việc dé tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân người lao động.

Thứ ba, địa điểm làm việc là “tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân.” Nơi làm việc được xác định theo công ước là phải nam ngoài lãnh thé quốc gia mà người đó là công dân Việc xác định một người là công dân của một quốc gia thương được căn cứ theo dấu hiệu quốc tích mà người đó mang Một

Trang 14

người là công dân của một quốc gia hay không sẽ luôn gắn liền với quyền và nghĩa vụ của người đó với quốc gia mà họ mang quốc tịch.

Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ rõ những trường hợp không được coi là lao

động di trú mặc dù họ có thể thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm trên, đó là:

- Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi các cơ quan và tô chức quốc tế hoặc những người được cử hoặc tuyển dụng bởi một nước sang một nước khác dé thực hiện các chức nang chính thức mà việc tuyên dụng người đó và địa vị của người đó đã được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế chung hoặc các hiệp định hay công ước quốc tế cụ thé;

- Những người được cử hoặc được tuyển dụng bởi một nước hoặc người thay mặt cho nước đó ở nước ngoài tham gia các chương trình phát triển và các chương trình hợp tác khác mà việc tiếp nhận và địa vị của người đó được điều chỉnh theo thỏa thuận với quốc gia nơi có việc làm và theo thỏa thuận này người đó không

được coi là người lao động di trú;

- Những người sống thường trú ở một nước không phải quốc gia gốc để làm việc như những nhà đầu tư;

- Những người ti nạn mà không có quốc tịch, trừ khi pháp luật có quy định khác;

- Sinh viên và học viên;

- Những người đi biển hoặc người làm việc trên các công trình trên biển không được nhận vào để cư trú và tham gia vào một công việc có hưởng lương ở quốc gia

nơi có việc làm.

Như vậy, tuy cũng có đối tượng điều chỉnh là lao động di trú nhưng Tổ chức Lao động thế giới ILO và Liên hợp quốc vẫn có những quan điểm khác biệt trong việc điều chỉnh từng loại lao động di trú Một số lao động không thuộc đối tượng lao động di trú của ILO thì vẫn được Liên hợp quốc chấp nhận (vi dụ như trường

hợp của nhân công vùng biên ) Nhìn chung, Công ước bảo vệ quyên của tât cả

Trang 15

lao động di trú và thành viên gia đình họ của Liên hợp quốc có các đối tượng được

áp dụng rộng rãi hơn.

Tại các quốc gia, pháp luật của các nước lại sử dụng thuật ngữ “Lao động nước ngoài” để chỉ lao động di trú từ quốc gia khác tới nước mình làm việc Ví dụ như:

Pháp luật Singapore có quy định về lao động nước ngoài trong một luật riêng với tên gọi là: Luật sử dụng Lao động nước ngoài Theo quy định trong Luật nàythì: Nguoi lao động nước ngoài có nghĩa là:

(a) Người nước ngoài, trừ người nước ngoài lao động tự do, tìm kiếm hoặc được mời làm việc tại Singapore, hoặc

(b) Một người hay nhóm người khác mà Bộ trưởng có thé quy định bằng việc công bố trên Công báo;

“người nước ngoài” có nghĩa là không phải công dân hoặc thường trú củaSingapore [13, tr 704]

Nhu vậy pháp luật Singapore chỉ loại trừ trường hợp người lao động tự do tức

là “người nước ngoài không được thuê làm việc theo một hợp đồng dịch vụ, tham gia hoạt động thương mại, nghề nghiệp, hoặc chuyên môn hoặc hoạt động khác ở Singapore vì mục đích lợi nhuận” [13, tr 706] Quy định này giống với quy định của ILO trong Công ước số 97 và 143 về trường hợp lao động không được coi là “lao động di trú” Người nước ngoài đến Singapore có thê tìm kiếm cơ hội việc làm, hoặc được người sử dụng mời đến làm việc hoặc được Bộ trưởng quy định

trên Công báo Người nước ngoài theo quy định của Singapore là người không phải

là công dân Singapore tức là không mang quốc tịch Singapore, đó có thê là người mang quốc tịch một nước khác hoặc người không có quốc tịch Ngoài ra người

nước ngoài còn là người không thường trú ở Singapore Như vậy pháp luật Singapore còn căn cứ vào dấu hiệu của việc cư trú thường xuyên tại đất nước mình để gọi người đó là “người nước ngoài” Đây cũng là sự mở rộng hơn về quy định “người nước ngoài” của pháp luật Singapore.

Trang 16

Trong pháp luật Việt Nam, Bộ luật Lao động đã có phần quy định riêng về

người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong mục 3, chương XI, coi đây cũng làmột loại lao động đặc thù Tuy nhiên trong Bộ luật Lao động lại chưa có định nghĩa

thế nào là “lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.” Trong Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng không có định nghĩa trực tiếp về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà chỉ liệt kê các hình thức người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam làm cơ sở để định nghĩa về “lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo Luật Quốc tích Việt Nam năm 2008 thì người không có quốc tịch Việt Nam sẽ bao gồm: người mang quốc tịch nước ngoài (là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch (là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài).

Như vậy, ta có thể hiểu “/ao động nước ngoài ở Việt Nam là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch đến làm việc tại Việt Nam ” [12]

Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về người lao động nước ngoài gần với quy định của tô chức ILO về lao động di trú Xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị, Việt Nam chưa tiến hành phê chuẩn Công ước số 97 và Công ước 143 của ILO về lao động di trú và Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động đi trú và thành viên gia đình họ của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1990 Trong phạm vi khu vực, chính phủ Việt Nam đã kí kết và tham gia “tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc day các quyền của người lao động di trú” nhăm phối hợp với các nước bảo vệ quyền lợi của người lao động di trú, bảo vệ lợi ích của đất nước mình va cùng các nước giải quyết các van dé liên quan đến

lao động di trú.

1.1.1.2 Phân loại lao động nước ngoài

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thé có rất nhiều cách phân loại lao động

nước ngoài Cụ thê:

Trang 17

Theo tính chất công việc mà người đó đảm nhiệm thì lao động nước ngoài

chia thành:

+ Nhân công vùng biên: để chỉ một người lao động đi trú vẫn thường trú tại một nước lang giéng nơi họ thường trở về hàng ngày hoặc ít nhất mỗi tuần một lần.

+ Nhân công theo mùa: dé chỉ một người lao động di trú làm những công việc có tính chất mùa vụ và chỉ làm một thời gian nhất định trong năm.

+ Người đi biển: bao gồm cả ngư dan dé chỉ một người lao động di trú được tuyến dụng làm việc trên một chiếc tàu đăng kí tại một quốc gia mà họ không phải là công dân.

+ Nhân công làm việc tại một công trình trên biển: dé chỉ một người lao động di trí được tuyến dụng làm việc trên một công trình trên biển thuộc quyên tài phán của một quốc gia mà họ không phải là công dân.

+ Nhân công lưu động: để chỉ một người lao động di trú sống thường trú ở một nước phải đi đến một hoặc nhiều nước khác nhau trong những khoảng thời gian do tính chất công việc của người đó.

+ Nhân công theo dự án: dé chỉ một người lao động di trú được nhận vào quốc gia nơi có việc làm trong một thời gian nhất định để chuyên làm việc cho một dự án cụ thể đang được người sử dụng lao động của mình thực hiện tại quốc gia đó.

+ Nhân công lao động chuyên dụng: để chỉ một người lao động di trú được người sử dụng lao động của mình cử đến một quốc gia nơi có việc làm trong một khoảng thời gian hạn chế nha định dé đảm nhiệm một công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể ở quốc gia nơi có việc làm hoặc tham gia một công việc cần có kĩ năng, chuyên môn, thương mại, kĩ thuật hoặc tay nghề cao khác trong một thời gian hạn chế nhất định hoặc tham gia một công việc có tính chất ngắn hoặc tạm thời trong một thời gian hạn chế nhất định theo yêu cầu của người sử dụng lao động tại quốc gia có việc làm và được yêu cầu rời quốc gia có việc làm sau khi hết thời hạn cho phép hay sớm hơn nếu người đó không còn phải đảm nhiệm một công việc hoặc nhiệm

vụ cụ thê hoặc tham gia vào công việc đó.

Trang 18

+ Nhân công tự chủ: dé chỉ một người lao động di trú tham gia làm một công việc có hưởng lương nhưng không phải dưới dạng hợp đồng lao động và người đó kiếm sống từ công việc này thường là bằng cách làm việc độc lập hoặc cùng với các thành viên gia đình của mình và cũng để chỉ bất kì người lao động di trú nào khác được coi là nhân công tự chủ theo pháp luật hiện hành của quốc gia nơi có

việc làm hoặc theo các hiệp định song phương và đa phương.

Đây là cách phân chia mà Công ước 1990 của Đại hội đồng Liên hợp quốc sử dụng.

Căn cứ vào hình thức đến làm việc tại nước tiếp nhận lao động thì người lao động nước ngoài có thể chia thành các loại sau:

+ Theo hình thức “thực hiện hợp đồng lao động”: là việc người lao động nước ngoài đã thỏa thuận và kí kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, buộc người lao động thực hiện nghĩa vụ làm việc của mình theo hợp đồng lao động;

+ Theo hình thức “di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại”: Hiện diện thương mại là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ quốc gia đó.

+ Theo hình thức “thực hiện các loại hợp đồng” về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y té.

+ Theo hình thức “nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng”: Nha cung cấp dich vụ theo hợp đồng là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại quốc gia tiếp nhận lao động.

+ Theo hình thức “chào bán dịch vụ”: Người nước ngoài chào bán dịch vụ là

những người không sống tại quốc gia đó và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại quốc gia này, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại điện cho một

nhà cung câp dịch vụ đê đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung câp đó, với điêu

Trang 19

kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

+ Theo hình thức “Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài” được phép hoạt động theo tại quốc gia đó.

Căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch thì người lao động nước ngoài có thể được phân loại theo quốc tịch mà người đó mang: Nước tiếp nhận lao động có thê dựa vào dấu hiệu quốc tịch để chia người lao động nước ngoài thành các nhóm quốc tịch khác nhau Điều này có thé liên quan đến việc đối xử của nước sở tại với người lao động đến từ các quốc gia có kí hiệp định hoặc các thỏa thuận song phương với nước đó, ảnh hưởng đến những quyên lợi và chính sách đối với người lao động

nước ngoài.

Căn cứ theo trình độ của người lao động: Có thé chia người lao động nước

ngoài thành 2 nhóm: lao động không có trình độ kĩ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ

(lao động phổ thông) và lao động có trình độ kĩ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ Căn cứ theo người sử dụng lao động có thể chia người lao động thành 2 nhóm:

+ Người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động của nước

tiếp nhận lao động;

+ Người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động của quốc gia mình hoạt động tại nước tiếp nhận lao động

Nhóm thứ nhất sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước tiếp nhận lao động Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động chủ yếu sẽ tuân theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động.

Nhóm thứ hai sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi người đó là công dân Bên cạnh đó, lao động nước ngoài khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động còn phải tuân theo các quy định về quản lý xuất, nhập cảnh, quy tắc về tư pháp, quy tắc

làm việc

Trang 20

Căn cứ vào tính hợp pháp của lao động nước ngoài đến làm việc thì lao động

nước ngoài được chia thành:

+ Lao động nước ngoài làm việc hợp pháp

Hầu hết các quốc gia trên thế giới như Thụy Dién, Dai Loan, Singapore, Hàn Quốc đều quy định người lao động nước ngoài muốn làm việc tại các quốc gia này một cách hợp pháp thì phải có “giấy phép lao động” được cơ quan có thâm quyền của quốc gia đó cấp Công ước 1990 quan niệm người lao động nước ngoài được xem hợp pháp khi họ có “giấy tờ” (document migrant) hay nói cách khác người lao động nước ngoài sẽ được quốc gia đó cho phép vào, ở lại và làm một công việc được trả lương tại quốc gia tiếp nhận lao động Điều này sẽ phụ thuộc vào quy định theo pháp luật của quốc gia đó và theo những hiệp định quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Việt Nam cũng có quan điểm tương đồng với quan điểm này, lao động nước ngoài muốn đến làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động là một trong những điều kiện bắt buộc.

+ Lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp

Người lao động nước ngoài được xem là vào làm việc bất hợp pháp khi họ không có giấy phép lao động và không được pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cho phép làm việc.

Việc phân biệt lao động nước ngoài vào làm việc hợp pháp và bat hợp pháp có ý nghĩa quan trọng bởi điều đó sẽ liên quan đến quyền lợi của người lao động nước ngoài Người lao động hợp pháp sẽ được hưởng những quyền lợi tương đương như người lao động của nước tiếp nhận lao động Còn trường hợp lao động bất hợp pháp có thể bị trục xuất khỏi nước tiếp nhận lao động và bị xử phạt theo quy định của nước tiếp nhận lao động.

1.1.2 Khái niệm pháp luật về lao động nước ngoài

Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, thê hiện ý chí của Nhà nước Nhà nước quản lý mọi hoạt động của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, trong đó có van dé lao động nước ngoài bang các quy định pháp luật về lao động.

Trang 21

Công việc của người lao động nước ngoài sẽ làm phát sinh các mối quan hệ xã

hội giữa người lao động nước ngoài với người sử dụng lao động, giữa người lao động nước ngoài với các co quan nhà nước Dé điều chỉnh các quan hệ xã hội nói trên, Nhà nước cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thiết lập cơ chế quản lý và điều hành tạo một khuôn khổ pháp lý nhất định để đảm bảo quyền và lợi

ích của người lao động nước ngoài được thực hiện một cách có hiệu quả và có lợi ích tối đa không chỉ cho bản thân người lao động nước ngoài mà còn cho cả nền kinh tế.

Pháp luật về lao động nước ngoài được hiéu theo nghĩa rộng bao gồm cả ba bộ phận là Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn trực tiếp thi hành, các chế định liên quan đến lao động nước ngoài được quy định trong các văn bản pháp luật khác, các quy phạm pháp luật có liên quan đến lao động nước ngoài được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước đó đã kí kết hoặc tham gia.

Pháp luật về lao động nước ngoài được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các luật lao động và các văn bản hướng dẫn trực tiếp thi hành.

Như vậy, có thé đưa ra khái niệm chung nhất về pháp luật về lao động nước ngoài là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động nước ngoài tại nước do.

1.2 Những ảnh hưởng của lao động nước ngoài với thị trường lao động.

“Lao động di trú là hiện tượng diễn ra từ lâu trong lịch sử nhân loại nhưng phát triển đặc biệt nhanh chóng từ đầu thế kỉ XX đến nay Theo ước tính của một số tổ chức quốc tế, hiện cứ 35 người dân trên thế giới thì có một người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình Tổng cộng trên thế giới hiện có khoảng 175 triệu người lao động di trú, chiếm 3% dân số toàn cầu Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, dự đoán van dé lao động di trú sẽ trở nên hết sức phổ biến trong thé ki XXI va là một trong những đặc trưng cơ bản của thé ki này.” [11, tr 5] Đây là nhận định của trung tâm nghiên cứu quyén con người — quyền công dân thuộc khoa Luật - đại

Trang 22

học Quốc gia Hà Nội về thực trạng và xu hướng của van đề lao động di trú và

người lao động di trú.

Như vậy, lao động di trú đã trở thành một hiện tượng tất yếu Vấn dé lao động

di trú trở thành một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng như: nước cung cấp lao động, bản thân người lao động di trú và đặc biệt hơn cả là nước tiếp nhận lao động Những ảnh hưởng này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Cụ thê:

1.2.1 Ảnh hướng tích cực Về mặt kinh tế:

Người lao động nước ngoài đóng góp các khoản thuế cho chính phủ nước sở tại như thuế thu nhập cá nhân, thuế gia tri gia tăng, các loại phí, lệ phí

“Tổ chức di trú quốc tế (IMO) khang định có rất nhiều bằng chứng cho thay sự đóng góp của lao động di trú Một nghiên cứu mới đây của Đại học London

(Anh) cho biết trong năm 2008 — 2009 những lao động di trú từ Đông Âu đóng thuế cho nước Anh nhiều hơn 37% so với mức phúc lợi họ được nhận.

Tại Mỹ, Hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thông cũng ước tính nền kinh tế đầu tàu thế giới mỗi năm thu được khoảng 37 tỷ USD nhờ những lao động di trú.

Ngân hàng thế giới (WB) cũng ước tính nếu các nước đang có dân số cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% băng việc cho thêm 14 triệu lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ năm 2001 — 2025 thì mỗi năm nền kinh tế thé

giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD.” [16, tr 18]

Người lao động nước ngoài sẽ mang theo kinh nghiệm làm việc, sản xuất, quản lý và có thể chuyên giao công nghệ cho lao động nước sở tại Có những lao động nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển di chuyên đến các quốc gia kém phát triển đã giúp người lao động nước ngoài sở tại học hỏi được những kĩ năng quý báu trong công việc Nếu người lao động nước ngoài có chất lượng buộc người lao động nước sở tại cũng phải cỗ gang tự nâng cao trình độ của mình dé có thé cạnh tranh trong công việc Điều này sẽ thúc đây chất lượng lao động của cả nền kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Trang 23

Về mặt xã hội:

Theo ước tính của Tổ chức đi trú thế giới (IMO) đân số các nước phát triển dự báo sẽ giảm 25% vào năm 2050 Điều này làm tăng nhu cầu về người lao động nhập cư vào đúng thời điểm lực lượng lao động ở các nước đang phát triển cũng tăng từ mức 2,4 tỷ người năm 2005 lên 3,6 tỷ người vào năm 2040 Nhiều quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp lao động từ ngước ngoài do lực lượng lao động của các nước phát triển ít, đân số già (như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức ) hoặc nguồn nhân lực không đáp ứng chất lượng công việc Một vi dụ điển hình như Qatar là một nước chuyên xuất khẩu dầu mỏ, là quốc gia giàu nhất trên thế giới theo danh sách xếp hạng của Forbes, có thu nhập bình quân tính theo đầu người cao nhất thế giới (88.222 USD/năm) nhưng do dan số ít (chỉ khoảng 1,7 triệu người) chất lượng nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu của công việc nên nền kinh tế của Quatar chủ yếu dựa vào lao động nước ngoài, người dân nước này sống nhờ vào trợ cấp của Chính phủ giàu có, còn lao động nước ngoài làm việc và đóng thuế cho sự phát triển kinh tế của Quatar Hơn nữa, những người lao động di trú đến từ các nước kém phát triển sẵn sàng làm các công việc lương thấp, nguy hiểm, độc hại hay các công việc bi coi là thấp kém mà lao động ở các nước bản địa không muốn lam Vì vậy lao động nước ngoài đã giúp các nước nhận lao động bù đắp nguồn lao động thiếu hụt, đặc biệt giúp phân bồ lại lao động trong các ngành khác nhau Các nước tiếp nhận lao động được hưởng lợi rất lớn, không chỉ là lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội từ lao động nước ngoai.

Lao động nước ngoài mang đến cho xã hội nước sở tại những nét văn hóa đặc trưng, thúc day giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Mỗi một người lao động đến từ một quốc gia có lối sống khác nhau, phong tục tập quán khác biệt đã mang đến nước sở tại sự phong phú của các nền văn hóa, tạo nên màu sắc văn hóa cho các quốc gia.

1.2.2 Anh hướng tiêu cực Về mặt kinh tế:

Trang 24

Lao động nước ngoài sẽ cạnh tranh việc làm với chính lao động trong nước và

hạ thấp mức lương Mục đích của lao động di trú đến các nước là để tìm kiếm việc lam, tìm kiếm nguồn thu nhập Xu hướng dịch chuyền của lao động di trú trên thé giới là từ nước thừa lao động đến nước thiếu lao động, từ nước ít việc làm đến nước nhiều việc làm, từ nước có thu nhập thấp đến nước có thu nhập cao Di chuyển lao động hiện nay chủ yếu từ nước kém phát triển sang các nước phát triển Trong tình hình kinh tế hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới chưa có dấu hiệu kết thúc thì một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất ở tất cả các quốc gia là vấn đề việc làm cho chính người dân của mình Chính phủ các nước đứng trước nhiệm vụ phải tạo ra hàng triệu việc làm bởi tỉ lệ thất nghiệp ngày cảng tang cao, gây áp lực đến sự phát triển kinh tế va van dé an sinh xã hội Hang loạt các nước trên thế giới đã rơi vào khủng hoảng, các cuộc biểu tình thường xuyên xảy ra tại các nước như Mỹ (phong trào chiếm phố Wall), ở các nước A rập (phong trào mùa xuân Ả Rập) ở Pháp, Nhật vào năm 2011 do đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn, không có việc làm thường xuyên Vì vậy, thị trường việc làm hiện nay ngày càng bị thu hep và khan hiếm Người dân của các nước đều chật vật trong việc tìm kiếm việc làm Do đó lao động di trú nước ngoài đến làm việc trở thành mối lo với chính người dân nước sở tại Cơ hội việc làm

ngày càng ít đi, lợi ich của người dân nước sở tại bị ảnh hưởng Việc cạnh tranh cơ

hội việc làm ngày càng tăng Chính phủ không tạo ra được nhiều việc làm mới,

trong khi lao động dư thừa trong nước tăng lên và lao động nước ngoài lại trở thành

mối “đe dọa” với chính cuộc sống của họ Người dan ở một số quốc gia còn biểu tình chống lại việc lao động nước ngoài nhập cư vao đất nước của họ để làm việc Việc thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bất ổn về kinh tế, chính trị và

xã hội.

Việc làm ngày càng ít trong khi đó có nhiều lao động từ nước ngoài sẽ khiến

thu nhập của người lao động trong nước sở tại bị ảnh hưởng Người sử dụng laođộng có nhiêu lựa chọn vê người lao động Vi vậy rat nhiên mức lương được tra

Trang 25

cũng thấp đi nhằm tối ưu hóa lợi ích của họ Trong khi đó, mục đích của lao động nước ngoài là được làm việc để kiếm thêm thu nhập và với mức lương mà họ nhận được tại nước di trú đến có thé có sự chênh lệch khá lớn đối với thu nhập mà họ có thê nhận được tại quốc gia của mình Vì vậy họ dễ dàng chấp nhận mức lương tại nước tiếp nhận Trong khi đó với người dân nước sở tại việc lao động nước ngoài đến làm việc đã buộc họ bị hạ thấp mức lương cho phù hợp với cung — cầu lao động Đây chính là ảnh hưởng có thể nhìn rõ nhất về mặt kinh tế liên quan đến việc

người lao động di trú. Về mặt xã hội:

Người lao động di trú sẽ tác động đến hàng loạt các vẫn đề xã hội, là mối lo ngại của các chính phủ Do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống nên khi người lao động đi trú đến một quốc gia sẽ xuất hiện những van đề bat cập cần giải

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các chính phủ là tình hình an ninh, trật tự Pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau, những lao động di trú chưa có sự hiểu biết về pháp luật của nước sở tại và do ý thức pháp luật còn kém dẫn đến việc vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự thường xuyên xảy ra Sự xung đột giữa các nhóm lao động đến từ các quốc gia khác nhau hay giữa lao động đi trú và lao động nước sở tại là biểu hiện pho bién cua tinh trang trén.

Nhiều chính phủ cũng lo ngại việc nhiều lao động nước ngoài bỏ việc, trốn việc hoặc hết hạn hợp đồng nhưng không về nước mà tim cách trốn ở lại nước sở tại dé tiếp tục làm việc “chui” hoặc nhập cư bất hợp pháp Nhiều lao động nước ngoài được đưa sang dưới hình thức lao động nhưng mục đích là định cư bất hợp pháp tại nước sở tại, họ có thể trở thành nạn nhân của bọn buôn người Điều này gây ảnh hưởng rat lớn đến tình hình an ninh của các quốc gia và chính sách bảo vệ

người lao động, bảo vệ nhân quyên của các quôc gia đó.

Trang 26

1.3 Pháp luật điều chỉnh về lao động nước ngoài 1.3.1 Nguyên tắc điều chỉnh

Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến những nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về người lao động di trú Tuy nhiên căn cứ vào các quy định về lao động di trú trong Công ước 97 và 143 của ILO, Công ước 1990 của Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề lao động di trú trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc “không phân biệt đối xử”

Phân biệt đối xử ở đây được hiểu là sự phân biệt, sự loại trừ hoặc thiên vị dựa trên những điều kiện về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc Tại Điều 6 Công ước số 97 của ILO chỉ rõ: “Mỗi thành viên Công ước này cam kết có hiệu lực áp dụng, mà không có sự phân biệt đối xử liên quan đến quốc tịch, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính cho người nhập cư hợp pháp ”

Công ước năm 1990 của Đại hội đồng Liên hợp quốc quy định: “Công ước này được áp dụng, trừ khi được quy định khác sau đó, đối với mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, không có bất kì sự phân biệt nào như giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, độ tuổi, địa vị kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, thành phần xuất thân và các địa vị khác.”

Các quốc gia tiếp nhận lao động phải đảm bảo cho người lao động nước ngoài được đối xử bình dang, không vi sự khác nhau về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, nước da, quan điểm chính trị mà có sự phân biệt đối xử với người lao động nước ngoài đến làm việc.

- Nguyên tắc “đối xử quốc gia” (national treatment)

Theo nguyên tắc này thì người lao động nước ngoài sẽ được hưởng các quyền tương tự như người lao động của nước đó hiện được hưởng theo quy định của luật pháp quốc gia tiếp nhận lao động.

Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi đối xử với người lao động nước ngoài “không kém thuận lợi hơn mà được áp dụng cho công dân của mình” (Điều 6

Trang 27

Công ước số 97 của ILO) về những van đề sau: Tiền công, tham gia tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể, an sinh xã hội Công ước 1990 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nêu tại điều 25: “Người lao động di trú được hưởng sự đối xử bình dang như các công dân của quốc gia nơi có việc làm liên quan đến vấn đề thù lao, các điều kiện làm việc khác các điều kiện tuyển dung ”

- Nguyên tắc “các quyên của lao động nước ngoài được áp dụng trong suốt quả trình di trú lao động ”

Các quốc gia phải bảo vệ quyền của người lao động nước ngoài trong mọi giai đoạn của tiến trình di trú lao động: “các biện pháp được thực hiện cho phù hợp bởi mỗi thành viên, trong phạm vi quyền tài phán của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đi, cuộc hành trình và tiếp nhận người di cư về việc làm.” (Điều 4 Công ước số 97) bao gồm: “việc chuẩn bi di trú, ra di, quá cảnh và toàn bộ thời gian ở và làm công việc có hưởng lương tại quốc gia có việc làm cũng như việc quay trở về quốc gia xuất xứ hoặc quốc gia thường trú.” (Điều 1 Công ước 1990 của Liên hợp quốc)

Trên tinh thần của các công ước quốc tế, pháp luật của các quốc gia trên thé giới cũng dựa trên những nguyên tắc trên để điều chỉnh đối với người lao động nước ngoài Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy định riêng đối với loại lao động đặc thù này, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện chính trị của từng quốc gia.

1.3.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về lao động nước ngoài

Về mặt nguyên tắc, pháp luật các quốc gia đều thông nhất điều chỉnh dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia đối với người lao động nước ngoài Tuy nhiên trên thực tế do phong tục tập quán, điều kiện kinh tế -xã hội của các quốc gia không giống nhau nên pháp luật các quốc gia có sự điều chỉnh khác nhau về lao động nước ngoài Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi mỗi quốc gia khi ban hành quy định của pháp luật cần căn cứ vào điều kiện riêng của đất nước dé đảm bảo quy phạm pháp luật được thi hành trên thực tế và trở thành

Trang 28

công cụ hiệu quả của Nhà nước trong việc quản lý xã hội Đối với người lao động nước ngoài, những quy định chi tiết của pháp luật mỗi quốc gia tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung đều điều chỉnh lao động nước ngoài dựa trên các khía cạnh sau:

1.3.2.1 Về điều kiện tuyển dụng

Điều kiện tuyến dụng là những yêu cau từ phía quốc gia tiếp nhận lao động đối với người lao động nước ngoài muốn vào làm việc Nếu người lao động nước ngoài đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định thì sẽ được vào quốc gia đó làm việc Quy định về điều kiện tuyển dụng là một biện pháp pháp lý nhằm kiểm soát lao động nước ngoài Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, có những quốc gia chỉ tuyên những lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cho những công việc mà lao động trong nước chưa đáp ứng được, có những nước lại chỉ tuyên lao động phố thông hoặc tuyên dụng lao động ở tất cả các trình độ Vì vậy, mỗi nước có những tiêu chuẩn về điều kiện tuyên dụng khác nhau dé tuyển người lao động nước ngoài phù hợp với mục đích, công việc tại quốc gia tiếp nhận lao động, đồng thời đảm

bảo việc làm cho lao động trong nước Phụ thuộc vào chính sách với người lao

động nước ngoài, quy định về điều kiện tuyển dụng ở mỗi quốc gia có thé dé dàng hoặc chặt chẽ, khó khăn Nhưng nhìn chung về điều kiện tuyển dụng, các nước thường có quy định về các van dé sau:

Một là về độ tuổi của lao động nước ngoài

Tuôi lao động là điều kiện và là căn cứ để xác định sự trưởng thành về thé chat và nhận thức của người lao động Công ước 1990 cũng coi tuôi lao động tối thiểu là một điều kiện trong tuyển dụng và yêu cầu đối xử bình đăng giữa lao động nước ngoài và lao động trong nước Tuy nhiên, các nước tiếp nhận lao động thường yêu cầu lao động nước ngoài có độ tuổi lao động cao hơn lao động trong nước mới được phép tuyển dụng Người lao động nước ngoài thường được coi là những người “yếu thế” khi đến quốc gia khác bởi họ phải sống xa gia đình, quê hương, hạn chế về ngôn ngữ, khác biệt về phong tục tập quán tại nước tiếp nhận lao động.

Vi vậy họ sẽ khó được bảo vệ kip thời khi rơi vào những hoàn cảnh bị lạm dụng,

Trang 29

cưỡng bức Nếu người lao động nước ngoài được tuyển vào làm việc ở vị thành

niên thì khi họ bị xâm hại sẽ không có những người giám hộ đứng ra bảo vệ Do đó nước tiếp nhận lao động yêu cau độ tudi lao động được tuyển dụng nhằm đảm bảo người lao động nước ngoài có đủ nhận thức để tự chủ quyết định các vấn đề của chính bản thân mình Pháp luật của hầu hết các nước tiếp nhận lao động như Đài Loan, Hàn Quốc, Thụy Điền, Malaixia đều quy định người lao động nước ngoài muốn vào nước họ làm việc đều phải từ mười tám tudi trở lên Đây là độ tudi trưởng thành, đánh dấu người lao động thành niên, tránh việc người lao động bị bóc lột hay cưỡng bức lao động.

Hai là về sức khỏe của người lao động nước ngoài

Quan hệ lao động được xây dựng dựa trên cơ sở lợi ích, vì vậy người sử dụng

lao động chỉ tuyển những lao động có đủ sức khỏe dé làm việc Hơn nữa, đối với một quốc gia, van dé sức khỏe rat quan trọng, vì người lao động nước ngoài khi tới nước họ có thể mang trong cơ thê những bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nước tiếp nhận lao động Vì thé với van đề này tùy điều kiện từng quốc gia mà có những quy định riêng Điều kiện sức khỏe phụ thuộc vào từng công việc mà người lao động nước ngoài được tuyến dụng Nhiều nước tiếp nhận

lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc có quy định rất chặt chẽ về vấn đề này, đặc

biệt không tiếp nhận những lao động bị nhiễm viêm gan B, nhiễm HIV hay một số bệnh có khả năng truyền nhiễm cao nhằm đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực.

Ba là không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt hình sự.

Để đảm bảo trật tự xã hội và an ninh của mình, các quốc gia tiếp nhận lao động không tuyển dụng những người lao động đã từng hoặc đang bị truy cứu vì một hành vi phạm tội, hay nói cách khác có tiền án, tiền sự Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì các quốc gia không chắc rằng người lao động khi vào quốc gia họ có lặp lại việc phạm tội hay không? Những đối tượng này sẽ tiềm ân nguy cơ gây rối an ninh,

Trang 30

trật tự Vì thế để đảm bảo giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc gia, nước tiếp nhận lao động không thể cho phép những người có tiền án, tiền sự, những người đã có hành vi phạm tội đặc biệt những tội liên quan đến an ninh quốc gia được nhập cảnh

vào nước mình làm việc.

Bồn là về giấy phép lao động

Đối với người lao động nước ngoài, giấy phép lao động là một trong những giấy tờ cá nhân cùng với hộ chiếu, thẻ tạm trú chứng minh việc vào làm hợp pháp của họ.

Đối với các quốc gia tiếp nhận lao động, giấy phép lao động là căn cit xem xét lao động nước ngoài có đủ điều kiện để vào làm việc không? Các cơ quan có thâm quyên có thể yêu cầu người lao động nước ngoài xuất trình giấy tờ này khi kiểm tra về mặt hành chính dé tránh tình trạng vào làm việc bat hợp pháp.

Công ước 1990 về bảo vệ quyền của tat cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ cũng quy định, người lao động được coi là hợp pháp khi họ có giấy tờ dé “được phép vào, ở lại và tham gia làm một công việc được tra lương.” (Điều 5 Công ước 1990) tại quốc gia tiếp nhận lao động Việc người lao động có được phép nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động, tạm trú và làm việc ở nước đó hay không?

Hầu hết các quốc gia đều yêu cầu người lao động nước ngoài phải có Giấy phép lao động thì mới được vào làm việc Đài Loan, Malaysia, Singapore hay Việt

Nam coi giấy phép lao động (hay giấy phép việc làm) là một biện pháp nhằm quản lý lao động nước ngoài hiệu quả Nếu người lao động nước ngoài nào không có giấy phép lao động thì sẽ không được phép làm việc và bị trục xuất về nước.

1.3.2.2 Pháp luật về trình tự, thủ tục tuyến dụng lao động nước ngoài.

Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài Điều này phụ thuộc vào bộ máy hành chính của từng quốc gia Có những quốc gia quy định khá gọn nhẹ trong việc tuyển dụng và có những nước lại

khá rườm tà trong thủ tục hành chính.

Trang 31

Về hồ so đăng kí dự tuyên của lao động nước ngoài: Mỗi quốc gia tiếp nhận lao động đều có mẫu đăng kí dự tuyển khác nhau cho người lao động nước ngoài kèm theo mẫu đăng kí là những giấy tờ khác nhau như giấy chứng nhận sức khỏe, chứng nhận chuyên môn, trình độ, lý lịch tư pháp Hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền dé xin cấp phép lao động cho người nước ngoài.

Liên quan đến vấn đề này pháp luật lao động Đài Loan có quy định: Trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, chủ thuê gửi cho phía nước ngoài bản giới thiệu công việc và hợp đồng để người lao động kí kết Hợp đồng được ghi rõ về thời hạn, tên chủ thuê, mức lương, chi phí ăn ở, công việc, địa chỉ, thời gian làm việc, các quy

định bắt buộc người lao động và chủ thuê phải thực hiện [15]

Khi kí hợp đồng người lao động phải đọc kĩ xem nội dung hợp đồng đã hợp lý chưa Hợp đồng được kí thành 02 bản, người lao động phải giữ lại 01 bản dé làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện đúng Sau này nếu có tranh chấp xảy ra không được nêu lý do là không biết Điều này sẽ ràng buộc người lao động ngay từ ban đầu về nghĩa vụ của họ khi tiến hành các thủ tục xin giấy phép

lao động tại Dai Loan [15]

Tại Việt Nam, hợp đồng lao động lại được kí kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép

1.3.2.3 Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của lao động nước ngoài.

Công ước số 97 và 143 của ILO yêu cầu các thành viên tham gia công ước cam kết “không có sự phân biệt đối xử” (Điều 6 công ước số 97) và “đảm bảo đối xử bình dang” (Điều 12 Công ước 143) giữa lao động nước ngoài và lao động trong nước tiếp nhận lao động Công ước 1990 của Liên hợp Quốc cũng thừa nhận nguyên tắc đó bằng quy định: “Người lao động di trú được hưởng sự đối xử bình dang như các công dân của quốc gia nơi có việc làm.” (Điều 25 Công ước 1990)

Về mặt nguyên tắc, pháp luật của tất cả các quốc gia đều thừa nhận việc đối xử bình đăng đối với lao động nước ngoài và lao động trong nước Pháp luật lao

động của Đài Loan nêu rõ: Lao động nước ngoài được bảo vệ bởi pháp luật lao

Trang 32

động có liên quan của Đài Loan, điều kiện làm việc, bảo hiểm, phúc lợi, bảo vé rủi ro nghề nghiệp được chính xác giống như các công dân Đài Loan Pháp luật Malaysia quy định: Người lao động nước ngoài được hưởng sự đối xử như với lao

động nước sở tại.

Pháp luật lao động Việt Nam cũng thừa nhận: Người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam.

Do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia khác nhau nên trên thực tế tại mỗi nước, người lao động nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ khác nhau.Tuy nhiên, xét trên mối tương quan với lao động trong nước thì người lao động nước ngoài sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ tương đồng về tiền lương, về chế độ bảo hiểm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đóng thuế

Tat cả người lao động khi làm việc là dé tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân Tiền lương nhận được là căn cứ tính mức thu nhập của người lao động Người lao động nước ngoài và người lao động trong nước đều được hưởng tiền lương theo sự thỏa thuận trên hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động Tiền lương được hưởng sẽ bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền làm thêm giờ.

Trong quá trình lao động, người lao động luôn phải đối mặt với những nguy hiểm thưởng trực, những rủi ro có thể xảy ra như ôm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chế độ bảo hiểm là cách thức giảm bớt rủi ro, bù đắp một phần thu

nhập và chi phí chữa tri cho người lao động khi có rủi ro xảy ra Công ước cua ILO

và của Liên hợp quốc đều thừa nhận việc người lao động nước ngoài được tham gia các chế độ an sinh xã hội như công dân nước sở tại nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động, bù đắp những tốn that do rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định người lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là

Trang 33

điều bắt buộc như lao động trong nước và được hưởng phúc lợi từ nguồn quỹ bảo hiểm mà họ đóng góp Tuy nhiên có một số quốc gia như Việt Nam vẫn có sự hạn chế trong vẫn đề này: người lao động nước ngoài được đóng và hưởng bảo hiểm y tế nhưng không được đóng và hưởng bảo hiểm xã hội vì bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng cho các đối tượng là công dân Việt Nam.

Theo thông lệ về thời gian làm việc, hầu hết các quốc gia đều quy định ngày lafmm việc 8 giờ cho tất cả người lao động, kể cả lao động nước ngoài mà không có sự khác biệt Nếu người lao động làm thêm giờ sẽ được trả tiền thêm theo quy định Ngoài ra họ còn được nghỉ hàng tuần, nghĩ hàng năm, nghỉ lễ theo quy định của từng quốc gia.

Dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính bản thân người lao động, đặc biệt khi bị xâm phạm, pháp luật các quốc gia quy định người lao động có quyền tham gia thương lượng tập thé, quyền đình, quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm Người lao động nước ngoài có quyén nêu ý kiến trong việc thương lượng tập thể, tham gia đình công cùng với người lao động trong nước để đòi hỏi quyền lợi của người lao động Khi người lao động nước ngoài bị xâm phạm quyền lợi, họ có thể khiếu nại lên người sử dụng lao động hay cơ quan hành chính hoặc có thé khởi kiện ra tòa án có thâm quyền của quốc gia tiếp nhận lao động dé bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Cùng với những quyền lợi được hưởng, người lao động nước ngoài còn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình như người lao động trong nước theo quy định của

pháp luật các quốc gia.

Đầu tiên, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã kí như: công việc phải hoàn thành, thời

gian làm việc, tuân theo sự phân công hợp pháp của người sử dụng lao động trong công việc Nếu người lao động nước ngoài vi phạm các điều khoản trong hợp đồng có thế phải chấm dứt hợp đồng, kết thúc công việc và có thể phải bồi thường cho người sử dụng lao động nếu gây thiệt hại Người lao động nước ngoài phải thực

Trang 34

hiện đúng nội quy lao động, các quy tắc về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo tính mạng cho người lao động cũng như cơ sở vật chất của người sử dụng lao động Nếu người lao động nước ngoài vi phạm các quy định trên mà gây thiệt hai thì phải có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động Căn cứ vào tiền lương mà người lao động nước ngoài được nhận nếu thuộc mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì người lao động nước ngoài có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định tại các nước sở tại nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Trong đời sống, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ tôn trọng quy định pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán, tuân thủ quy định về an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường của nước sở tại như người dân tại quốc gia tiếp nhận lao động Vì vậy trước khi đến làm việc tại quốc gia khác, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến người lao động nước ngoài của nước sở tại, tìm hiểu phong tục, tập quán của quốc gia đó dé có thé biết rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình và hòa nhập với cuộc sống của người dân bản

địa Là lao động có những đặc thù riêng, vì vậy lao động nước ngoài có những

quyền và nghĩa vụ khác biệt so với lao động trong nước ở một số van đề như: quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, quyền chuyên thu nhập về

Mặc dù Công ước 1990 của Liên hợp quốc thừa nhận quyén của người lao động nước ngoài “được tự do tham gia bất kì công đoàn hay tổ chức nào”, “được tham gia vào các cuộc họp, các hoạt động của công đoàn và của những hiệp hội

khác được thành lập theo pháp luật”, “được tìm kiếm sự hỗ trợ và trợ giúp từ các công đoàn và hiệp hội” (Điều 26 Công ước 1990) nhưng do điều kiện về chính trị ở mỗi quốc gia có sự khác biệt nên nhiều quốc gia không cho phép người lao động nước ngoài thành lập, gia nhập, hoạt động trong tô chức công đoàn như Việt Nam, Malaysia Điều này hoàn toàn xuất phát từ lý do chính trị bởi công đoàn được coi là “một tổ chức chính trị - xã hội” nên người lao động nước ngoài không được phép

gia nhập là thành viên của tô chức Công đoàn đê đảm bảo an ninh quôc gia của moi

Trang 35

nước Thông thường đối với những quốc gia cho phép đa nguyên chính trị thường cho phép người lao động nước ngoài gia nhập tổ chức công đoàn nhưng các quốc gia chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo thì không cho phép người lao động nước ngoài gia nhập tô chức công đoàn Tuy nhiên người lao động nước ngoài vẫn được tô chức công đoàn bảo vệ quyên lợi như các thành viên công đoàn là người lao động của nước sở tại.

Người lao động nước ngoài đi đến làm việc tại một quốc gia khác là để tìm kiếm lợi nhuận, tìm kiếm thu nhập Nhiều lao động nước ngoài đến nước khác làm việc với mục đích là để giúp đỡ kinh tế cho gia đình và cải thiện điều kiện của bản thân Đối với số tiền lương có được người lao động nước ngoài có toàn quyền quyết định việc sử dụng Trong đó có việc chuyển thu nhập của mình cho gia đình hoặc tiết kiệm cho bản thân Đây là điều được Liên hợp quốc thừa nhận trong Công ước: “Người lao động di trí có quyền chuyên thu nhập và tiết kiệm, cụ thé là những khoản tiền cần thiết để chu cấp cho gia đình họ, từ quốc gia nơi có việc làm đến quốc gia xuất xứ hoặc bat cứ quốc gia nào khác” (Điều 47 Công ước 1990)

Người lao động nước ngoài có những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa khác với nước sở tại Pháp luật của các quốc gia tiếp nhận lao động cũng phải tôn trọng sự khác biệt đó Liên quan đến thời giờ nghỉ ngơi, người lao động nước ngoài không chỉ được nghỉ theo quy định của nước tiếp nhận lao động mà còn được phép nghỉ những ngày lễ lớn theo phong tục truyền thống của quốc gia mình như ngày tết, ngày độc lập và vẫn được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra khi đi chuyển đến quốc gia khác làm việc, người lao động nước

ngoài có những nghĩa vụ phải thực hiện do tính đặc thù lao động của bản thân Đó

là việc phải xin cấp thẻ tạm trú, xin cấp thị thực hay xin giấy phép lao động để được vào làm việc tại quốc gia đó.

1.3.2.4 Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài

Quản lý lao động nước ngoài là việc của quốc gia tiếp nhận lao động Đây là một van đề quan trọng và thuộc thâm quyên của các quốc gia đó Vi thế pháp luật

Trang 36

quốc tế không can thiệp sâu vào van dé này mà chỉ nêu các nguyên tắc chung dé pháp luật quốc gia có thé căn cứ và ban hành những chính sách quản lý phù hợp, tạo thuận lợi cho người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc tại nước tiếp nhận lao động Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều quản lý lao động nước ngoài ở

các nội dung sau:

- Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là cách thức mà các quốc gia nước tiếp nhận lao động sử dụng để quản lý lao động

- Cơ quan quản lý lao động nước ngoài: là các cơ quan chuyên ngành trực

thuộc chính phủ quản lý về lao động như Bộ lao động hay Cục nhân lực tùy vào quy định của từng quốc gia

- Xử lý vi phạm về lao động nước ngoài: các quốc gia đều sử dụng hai hình thức xử lý đối với người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài khi có hành vi vi phạm là: xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm không nghiêm trọng theo quy định xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

những hành vi vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quy định củapháp luật hình sự.

Trong biện pháp xử lý hành chính thì phạt tiền là biện pháp phố biến Cùng với việc phạt tiền, néu người lao động nước ngoài vi phạm quy định pháp luật về lao động có thé bị trục xuất khỏi nước tiếp nhận lao động.

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài.

1.4.1 Giai đoạn trước khi có Bộ luật Lao động 1.4.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1985

Sau thắng lợi vang đội của cuộc Cách mang tháng 8/1945, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một trang sử mới đầy hứa hẹn trong lịch sử dân tộc Ngay sau khi thành lập, nước Việt Nam non trẻ phải đối mặt

với vô vàn khó khăn thử thách, dat nước bi lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc Bên

Trang 37

cạnh việc củng có chính quyền nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi mặt của đất nước cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của Cách mạng Việt Nam lúc này Trong hoạt động lập

pháp, sự ra đời của các quy phạm pháp luật lao động cũng được nhà nước ta quan

tâm Nhìn chung đây là giai đoạn luật lao động và các ngành luật khác dần dần hình thành, là công cụ quản lý quan trọng của chính quyền cách mạng, phù hợp với tình hình của đất nước đang có chiến tranh.

Sau khi hoàn toàn giải phóng đất nước, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tập trung bao cấp xã hội chủ nghĩa, không có hoạt động giao thương kinh tế với các nước khác ngoại trừ những xã hội chủ nghĩa.

Thời kì này hình thức tuyển dung lao động chủ yếu là tuyên dụng vào biên chế nhà nước, còn hình thức tuyển dụng lao động thông qua hợp đồng lao động, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều do nhà nước thực hiện, không có sự hiện diện của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vì vậy trong thời kì này không đặt ra việc thuê mướn người lao động nước ngoài Chính vì những lý do đó mà ở thời kì này

hầu như không có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề người lao động nước

1.4.1.2 Giai đoạn năm 1985 đến 1995.

Cùng với sự phát triển chung của thé giới, sự sụp đỗ hoàn toàn của chính quyền xô viết, nhận thức được tính tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới, xây dựng nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội - chủ nghĩa, Dang va Nhà nước đã quyết định công cuộc đổi mới kinh tế được thể hiện trong tư tưởng của Nghị quyết Đại học Đảng lần thứ VI (1986) Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và quản lý sản xuất là cần thiết va điều này đã phát sinh nhu cầu cần có những người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao va cán bộ quản lý giỏi mà nguồn lao động trong nước không thé

đáp ứng nôi.

Trang 38

Việc này đã dẫn đến việc cần phải thuê mướn lao động ngoài nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước để có thé theo kịp tiến trình phát triển của quốc tế Vì vậy, Luật đầu tư nước ngoài đã ra đời vào năm 1987, tại Điều 5 có quy định “Đối với công việc đòi hỏi kĩ thuật cao hoặc để làm công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, xí nghiệp được tuyển người nước ngoài cho

một thời hạn nhất định theo thủ tục do Nhà nước quy định ”

Đây là văn bản pháp lý đầu tiên thừa nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đồng thời Nhà nước ta cũng giới hạn đối tượng công việc được phép thuê người lao động nước ngoài, đó chỉ là những công việc đòi hỏi trình độ chuyênmôn ki thuật cao hoặc là công việc quan lý và chi được thuê khi người lao động

Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, và trong một khoảng thời gian giới

Đồng thời Nhà nước Việt Nam đã ban hành Nghị định 233/HDDBT ngày 23/6/1990 về quy chế lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tiếp theo đó là Thông tư số 19/TT/BLĐPLXH do Bộ Lao động — thương binh — xã hội ban hành ngày 31/12/1990 quy định về việc tuyên dụng lao động nước ngoài trong xác định quyền và nghĩa vu của người tuyển dụng và người lao động nước ngoài cũng như các vẫn đề về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

1.4.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động đến nay 1.4.2.1 Giai đoạn từ nam 1995 đến năm 2002.

Trải qua một chặng đường phát triển đài, ngày 23 tháng 6 năm 1994 Bộ luật Lao động đầu tiên của nước Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời đã mở ra một trang mới trong lịch sử pháp luật lao động Việt Nam Với những nội dung kế thừa những ưu điểm của pháp luật lao động trước đó cộng với những quan điểm mới, tiến bộ, Bộ luật Lao động ra đời đáp ứng các yêu cầu mà thực tế quan hệ lao động đã và đang đặt ra, trong đó có vấn đề về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đây là văn bản pháp điển hóa

Trang 39

những quy định về tuyển dụng và thuê mướn lao động nói chung, trong đó có thuê mướn lao động nước ngoài tại Việt Nam nói riêng Bộ luật là van bản cao nhất sau hiến pháp dé làm tiêu chuẩn định hướng cho các nghị định, thông tư.

Bộ luật tiếp tục khăng định: “Công việc đòi hỏi kĩ thuật cao hoặc công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân được tuyển người nước ngoài” (Khoản I Điều 132)

Cùng với sự ra đời của Bộ luật Lao động đầu tiên năm 1994, hàng loạt nghị định, thông tư cũng nhanh chóng được ban hành dé quy định chi tiết và hướng dan thi hành Bộ luật Lao động trong vấn đề người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Nghị định số 58/CP ngày 03/10/1986 về giấy phép cho người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam (được sửa đối bố sung một số điều bởi Nghị định 169/CP ngày 03/12/1999); Thông tư số 08/TT-BLĐPLXH ngày 29/3/2000 về hướng dẫn về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

Với những quy định trên Bộ luật Lao động đã có nhiều quy định tiến bộ cụ thé hơn về vấn đề này:

Một là, Bộ luật đã mở rộng phạm vi áp dụng quy định thuê mướn người lao động nước ngoài cho mọi tô chức cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và được cơ quan lao động chấp thuận

Hai là, Bộ luật đã nêu rõ là pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền lợi cho lao động động nước ngoài đồng thời lao động nước ngoài cũng có quyền và nghĩa vụ theo

quy định của pháp luật.

1.4.2.2 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2007

Sau một thời gian thực hiện, Bộ luật Lao động năm 1994 đã đạt được những

thành tựu nhất định, đóng góp một phần lớn vào việc quản lý thị trường lao động Dé hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động đã được sửa đổi và dé quản lý tốt

hơn lực lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam, ngày 17/9/2003 Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w