1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quy định pháp luật về tổng công ty nhà nước và thực tiễn thi hành tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Pháp Luật Về Tổng Công Ty Nhà Nước Và Thực Tiễn Thi Hành Tại Tổng Công Ty Quản Lý Bay Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Loan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 48,4 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài khoa học xã hội, tác giả sử dụng các phương pháp chính như sau: Nghiên cứu những van đề về lý luận tong công ty nhà nước, tác giả sửdụng phương pháp

Trang 1

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE TONG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ THUC TIEN THI HANH TẠI TONG CONG TY QUAN LÝ BAY VIỆT NAM

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HA NỘI - 2017

Trang 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE TONG CONG TY NHÀ NƯỚC VÀ THUC TIEN THI HANH TAI TONG CONG TY QUAN LY BAY VIET NAM

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Dung

HÀ NÔI - 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tdi.

Các kết quả nêu trọng Luận văn chưa được công bố trong bat ky công

trình nào khác Các số liệu và thông tin nêu trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận vănnày.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan

Trang 4

Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu han

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nướcTCTNN Tổng công ty nhà nướcHĐTV Hội đồng thành viên

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU 5: 255: 2t 22122212212211221121211212 1.11 rde l

1 Tinh cấp thiết của đề tài - - - s11 11211111 rêu l

2 Tình hình nghiên cứu đề tài - - 22s +SSEE+E2EeESEEEEEeErErrerkrkerrree 7

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - +

5 Phương pháp nghiên cứu - - + 11133 1xx vn ven 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - 2 25s+s+xsce2 5

7 BO cục của luận văn - - + 2E SE 2E 191511 2121211271111111 1111111 cre 5PHAN NỘI DƯNG, - - E13 1 1EE1111151E111111111 1111111111111 cre 6CHƯƠNG 1.NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TONG CONG TY NHÀNƯỚC VÀ KHÁI QUÁT VE TONG CONG TY QUAN LY BAY VIỆT

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tong công ty và tong công ty nhà nước Ó

1.1.1 Khái niệm tổng CONG ẤJ 5+5 *kềEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkeree 61.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tổng công ty nhà nưÓc -:- 55s cs+s+sa 8

1.2 Lich sử hình thành tổng công ty nhà nước ở Việt Nam va Tong công

Sy [nấm Tý hath VIG NHTTl‹:¡.: cái cay can nia khả: itech ase HLa giấnHUỊ Nach Rak i hi tba 15

1.2.1 Lich sử hình thành, phát triển tong công ty nhà nước ở Việt Nam 151.2.2 Các con đường hình thành tổng công ty nhà HHÓC 55s 5escssa 181.2.3 Khái quát sự hình thành Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam 191.3 Vai trò của tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở ViệtNAMM ooo 221.3.1 Mang lại nguồn thu lon cho ngân sách Nhà nO: ca 231.3.2 Dau tư, phát triển một số ngành trọng Gi€M -¿-c-cccsceccseced 241.3.3 Bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty da quốc gia 25

Trang 6

1.3.6 Ứng dụng khoa học — công nghệ hiện đại và phát huy ưu thé về kỹ thuậttiễn bộ, dau tư vào công nghiệp quốc phòng, những lĩnh vực đóng vai trò lớnđối với an Ninh QUOC ĐÌA - - + 2S St SSE*E*ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEErrrrree 26KET LUẬN CHƯNG - 2 22 E+ESEEE£E+E£EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrererrees 27CHƯƠNG 2 PHÁP LUAT HIỆN HANH VE TONG CÔNG TY NHÀNƯỚC VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG TẠI TONG CÔNG TY QUAN LÝ

BAY VIỆT NAM 2C 2.1 1211212115121 1112 1112111111110 011 111 rước 28

2.1 Quy định về công ty mẹ và công ty con trong tong công ty 28

2.1.1 Quy định nhận diện công ty Me, CONG ÍV COH - 55555 *+++++++ 28

2.1.2 Mỗi quan hệ giữa công ty mẹ va các doanh nghiệp trong tổng công ty

TING NUOC 00000n007nẼ8588 Á 3l2.2 Quy định về thành lập, tổ chức lại tong công ty nhà nước 35

2.2.1 Quy định về thành lập tổng công ty nhà HƯỚC - «2 +©s+s+xsccse: 352.2.2 Quy định về tổ chức lại tổng công ty nhà HHỚC - 2 2s+s+cscs+sc: 382.3 Quy định pháp luật về quản lý, điều hành tổng công ty nhà nước 422.3.1 Nguyên tắc quản lý, diéu hành tong công ty nhà nước: - 422.3.2 Quản lý điều hành tổng công ty nhà HÓC: - 252 52+s+s+csccse: 432.3.3 Thẩm quyên quản lý điều hành của công ty ệ 2c ccccscsc: 43

2.4 Quan hệ giữa tổng công ty nhà nước với Bộ, Ngành trực thuộc Chính

2.4.1.Mới quan hệ với Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủi -‹ - - + 462.4.2 Một số nhận XÉ[ -cc-cctt tt th th re 472.5 Quy định pháp luật về giám sát trong tổng công ty nhà nước 48

VN N69 ng 482.5.2 Phương thức giám sát, nội dung giám sát và kết quả giám sát 50

2.6 Thực tiễn áp dung tại Tong công ty Quản lý bay Việt Nam 52

Trang 7

"PP - 532.6.3 Công tác quản lý, điều hành trong Tổng công ty Quản lý bay Việt Nambai nk Ri RAS Wide BSCR Sa ERG AAR NA MAAR RNa BA HRS A cha 542.6.4 Mối quan hệ giữa Hội dong thành viên và Tổng giám đốc 552.6.5 Mối quan hệ với các Bộ, Ngành trực thuộc Chính phi - 56KET LUẬN CHƯƠNG 2 S11 3E SE 1 1EEE1111111111111111 E1 te6 58CHUONG 3 MOT SO GIẢI PHAP NHAM HOÀN THIỆN PHÁPLUAT VA NANG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUAT VETONG CONG TY NHÀ NƯỚC 5:55 2cStt2Exttsrrtrrrrrrrrrrrree 593.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về tong công ty nhà nước 393.2 Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về tổng công ty

TNA NUCC 0N 60

3.2.1 Kip thời thé chế hóa Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lan thứ X

“Tach bạch vai trò Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyên quản lý toàn

bộ nên kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn của Nhà nước ” 603.2.2 Hoàn thiện quy định phân biệt tập đoàn và tong công ty nhà nước 63.2.3.Đề nghị sửa đổi Nghị định 69/2014/NĐ-CP theo hướng công ty metrong tong công ty nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước dé phù hợpvới với Luật Doanh nghiệp năm 2014 và phù hop với bối cảnh kinh tế của

3.2.4 Dé nghị xây dựng cơ chế bắt buộc thi tuyển chức danh Chủ tịch HDTV,Tổng giám đốc các tổng công ty nhà HHÓC se 55t c‡EkE+eEeEeEerrered 643.2.5 Bồ sung quy định về quy trình chia, tách, sáp nhập, giải thể, bán,chuyển đổi doah nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

và chuyển giao quyên đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp 64

Trang 8

3.2.7 Một số kiến nghị đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam 65KẾT LUẬN - - - 22121 E21 31151511 112111112111111111511111111 2111111111 1x0 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nângcao hiệu quả doanh nghiệp nha nước” các tông công ty đã được cơ cau lại, đổimới, phát triển, phần nào đã nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, góp phan thúc day phát triển kinh tế và thực hiện tiễn bộ, công

bằng xã hội Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của các

tổng công ty nhà nước qua các thời kỳ còn thấp, chưa tương xứng với nguồn

lực nhà nước dau tư Cơ chế quan lý, điều hành doanh nghiệp tổng công tynhà nước chậm đôi mới, kém hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hộinhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế

Mặt khác, sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các tổng công ty

nhà nước sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh, bình đăng với các tập

đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập

tổ chức thương mại quốc tế WTO và bắt đầu với Hiệp định Đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP) Vậy chủ sở hữu nhà nước cần phải làm gì để các

tổng công ty có thê đứng vững và làm tốt vai trò lực lượng nòng cốt của kinh

tế nước nhà, dẫn dắt nền kinh tế nước nhà dẫn dắt tạo động lực phát triển đốivới nền kinh tế?

Trước yêu cầu của thực tiễn, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tongcông ty nhà nước Đây là những đạo luật đánh dấu sự quyết tâm cải cách phápluật đối với doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tong công tynhà nước, những thay đổi mang tính đột phá, tạo tiền đề cho doanh nghiệp có

đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013 Tuy nhiên, pháp luật

hiện hành vân còn tôn tại một sô ít yêu tô chưa đảm bảo tính khoa học, chưa

Trang 10

Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật

về tong công ty nhà nước và thực tiễn thi hành tại Tổng công ty Quản lý

bay Việt Nam”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong số đó

đáng quan tâm nhất là các công trình sau đây:

“Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổng công ty nhà nước theo pháp

luật hiện hành” của tác giả Phạm Minh Châu, Luận văn thạc sĩ luật học năm

1997, Trường Đại học Luật Hà Nội;““Hoàn thiện pháp luật về tổng công ty nhà

nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, Luận văn thạc

sĩ luật học năm 1999, Trường Dai học Luật Hà Nội;“Địa vị pháp lý của tổng

công ty nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan Luận văn thạc sĩ luật

học năm 2003, Trường Đại học Luật Hà Nội Các nghiên cứu trên mới chỉ ra

địa vị pháp lý của tổng công ty nhà nước, mối quan hệ giữa tổng công ty nhànước với đơn vị thành viên các quy chế pháp lý nội bộ trong tổng công ty nhànước.

“Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam” của tác giả

Vũ Phương Đông Luận án tiễn sĩ luật học năm 2016, Trường Đại học Luật

Hà Nội Luận án đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến tổng công ty nhànước.

“Hướng dẫn môn học Luật Thương mại” tập lcủa Bộ môn Thương mại

— Trường Dai học Luật Hà Nội doTién sĩ Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (năm2014), Nhà xuất bản Lao động Sách hướng dẫn nêu trên đã đề cập đến nội

dung tổng công ty nhà nước trong Chương Nhóm công ty

Trang 11

179/Articleld/67 1/language/en-US/Default.aspx;

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về tổng công ty nhà nước theo LuậtDoanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2014; Luật Quản lý,

sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp sỐ69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Qua tìm hiểu, độc giả có thé nhận thấy những công trình khoa học chỉ

dé cap đến một khía cạnh nhỏ của vấn dé tổng công ty nhà nước như: địa vịpháp lý, cơ cau tổ chức, quy chế quan lý nội bộ tổng công ty nhà nước, vai tròcủa doanh nghiệp nhà nước và một số vấn đề liên quan đến tổng công ty nhà

nước không phải công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về vấn đề này.Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa họcnào nghiên cứu toàn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật

về tổng công ty nhà nước tại Tổng công ty Quan lý bay Việt Nam Vi vậy,cantiép tục nghiên cứu dé tìm ra cơ chế pháp lý dé vận dụng vào quá trình

quản lý hoạt động các tổng công ty nhà nước đang là điều hết sức cần thiết

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu và làm rõ cácquy định pháp luật về tổng công ty nhà nước; thực tiễn áp dụng quy định pháp

luật trong công tác tô chức, quản lý, điều hành tại Tổng công ty Quản lý bayViệt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Pháp luật điều chỉnh tổng công ty

nhà nước có nội dung rộng, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả tậptrung nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước gồmcác nội dung: Nhận diện tô chức, việc thành lập và tổ chức lại, công tác quản

lý điêu hành, môi quan hệ và công tác giám sát các tông công ty nhà nước.

Trang 12

trong thực tiễn thi hành và đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế đó.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu đề tài trên đây nhăm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý

luận, thực tiễn của pháp luật về tổng công ty nhà nước Từ đó áp dụng vàothực tiễn hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, đồng thời tìm

kiếm các giải pháp để từng bước hoàn thiện pháp luật về tổng công ty nhànước.

Thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Phân tích và làm sáng rõ những vấn đề lý luận về quản lý và hoạtđộng tông công ty nhà nước;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật tổng công ty nhà nước tại Tổng công tyQuản lý bay Việt Nam;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật và nâng cao hiệu quảthi hành pháp luật về tổng công ty nhà nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Là một đề tài khoa học xã hội, tác giả sử dụng các phương pháp chính

như sau:

Nghiên cứu những van đề về lý luận tong công ty nhà nước, tác giả sửdụng phương pháp duy vật lich sử, phương pháp thu thập thông tin dé làm rõnhững vấn đề lý luận, thực tiễn quá trình hình thành, phát triển tổng công tynhà nước ở Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;

Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng đểnghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước thực tiễn

thi hành tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Với cách tiếp cận này, tácgiả đã tìm ra những điểm còn bat cập, mâu thuẫn của Luật Doanh nghiệp năm

2014 với các văn bản pháp luật hiện hành khác.

Trang 13

về TCTNN, từ đó góp phan nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tong công

ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng phương pháp tiếp cận từ thực tiễn

để tìm hiểu sự phù hợp giữa quy định của pháp luật hiện hành và đòi hỏi của

thực tiễn.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa được những van dé cơ bản về lý luận về tongcông ty nhà nước; trình bay rõ hơn về điều kiện thành lập, tổ chức lại, quản

lý, điều hành tong công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Luận văn mang đến cho người đọc có thêm hiểu biết về quá trình hình

thành và phát triển của TCTNN từ giai đoạn bao cấp sang giai đoạn kinh tế thitrường hội nhập với nền kinh tế thế giới

Từ đó, luận văn đề xuất những nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật vàviệc áp dụng pháp luật tổng công ty nhà nước tại Tổng công ty Quản lý bay

Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Những van đề lý luận về tổng công ty nhà nước và khái quát

về Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;

Chương 2 Pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước và thực tiễn

áp dụng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;

Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả thi hành pháp luật về tổng công ty nhà nước

Trang 14

KHÁI QUAT VE TONG CONG TY QUAN LÝ BAY VIỆT NAM

1.1 Khái niệm, đặc điểm tổng công ty và tong công ty nha nước1.1.1 Khái niệm tổng công ty

Tổng công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thi trường, ở ViệtNam, khái niệm tổng công ty ra đời vào khoảng những năm cuối thế ky XX

Cùng với thời gian, mô hình tổng công ty có nhiều sự thay đổi về cơ cấu, tổchức, nguồn von đầu tư, chủ thé đầu tư, lĩnh vực hoạt động như sau:

Dướigóc độ ngôn ngữ hoc:

Theo Từ điển tiếng Việt “Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh gồmnhiều công ty trong cùng một ngành kinh tế”' Như vậy, tổng công ty có thêđược hiểu là một đơn vị kinh tế lớn được thành lập và hoạt động trên cơ sởliên kết các đơn vị có cùng một nhóm ngành nghé như kinh tế, tài chính, côngnghệ thông tin nhằm tăng cường tích tụ tập trung, phân công chuyên mônhóa và hợp tác sản xuất dé nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị thành viên

và của tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

Theo Từ điển Việt- Anh” và Từ điển Oxford’ thì Tổng công ty đượcđược dich sang tiếng Anh là “Head offcice” hoặc “Head of Company” và

được hiểu là văn phòng chính và trụ sở chính của nhiều công ty Đây là một

khái niệm tương đối đơn giản vì chưa đưa ra tiêu chí cụ thé dé xác định xác

định mối quan hệ về vốn và tô chức của tông công ty

Dưới góc độ học thuật: Theo quan điểm của các học giả TrungQuốc tông công ty được xác định là một tô chức kinh tế được hình thành theo

Ị Hoàng Phê (1994), Tử điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội — Trung tâm từ điển học, Tr, 978.

? Trần Mạnh Tường (2009), Tir điển Việt — Anh), Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, tr, 770.

Đại Trường Phát (2004), Oxford Advanced Learner s Dictionary, Nhà xuất bản trẻ, tr, 748.

* Bùi Phung (1996), Tir điển Việt =Anh, Nhà xuất bản thé giới, tr, 1812.

"Dai hoc thuong mai, van dé dia vi phap ly cua tap doan kinh tế nha nước ở Việt Nam, dưới góc độ luật so

sánh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2011;

Trang 15

nhưng tổng công ty không có tư cách pháp nhân Công ty me là hạt nhân là

đầu mối liên kết các thành viên trong tổng công ty Sự liên kết giữa các doanhnghiệp thành viên thường được sử dụng bằng mối liên kết về chức năng và tàichính Ngoài việc công ty mẹ năm giữ vốn của các công ty con, mỗi công tythành viên trong tong công ty có thé nam giữ phan vốn củacông ty thành viênkhác.

Dưới góc độ pháp ly

Theo Khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày

29 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội thìkhái niệm tong công ty được quy địnhnhư sau “Tap đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phan kinh tế là nhómcông ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góphoặc liên kết khác tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp,

không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập”.

Từ khái niệm đó, chúng ta có thể nhận biết tổng công ty qua các đặcđiểm và hình thức nhận dạng như sau:

Thit nhất, mỗi công ty thành viên trong tông công ty là một chủ thê với

năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp

luật Sự tập hợp của các công ty tạo thành nhóm không hướng đến việc hình

thành một tô chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên

kết nhằm tối đa hóa lợi ích của từng công ty kinh doanh độc lập Sự vận hành

của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

Thứ: hai, tong công ty hình thành từ sự liên kết nhưng không xuất phát

từ quá trình góp vốn chung, vì vậy nhóm công ty không nhận sự chuyênquyền sở hữu tài sản góp vốn từ các công ty thành viên nên không có tài sảnchung Các công ty thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy

trì hoạt động của bộ máy quản tri nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết

Trang 16

ký thành lập theo quy định của pháp luật.

Thứ ba,tông công ty được tổ chức dưới hình thức TCTNN hoặc tổngcông ty tư nhân, trong đó:

TCTNN là nhóm công ty được t6 chức dưới hình thức mô hình công ty

mẹ - công ty con và các hình thức khác do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban

nhân dân quyết định thành lập thành lập, trong đó công ty mẹ do Nhà nước

nam giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phan chi phối, công ty con là

công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu han hai thành viên trở lên Bộquản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nướcđối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Tổng công ty tư nhân là nhóm công ty được tô chức dưới hình thứcdưới hình thức mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ, công

ty concó thể tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệmhữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật có liên quan.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tổng công ty nhà nước

1.1.2.1 Khai niệm

Dưới góc độ ngôn ngữ hoc, theo Từ dién Bach khoa thi “tong công ty

nhà nước” được định nghĩa là “một trong các loại hình doanh nghiệp ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’?

TCTNN cũng là một tô chức kinh tế trong hệ thống các thành phan kinh tếcủa Việt Nam được hoạt động theo Luật DNNN Và TCTNN được ra đờitrong công cuộc đối mới toàn diện từ đất nước tại thời điểm Thủ tướng chính

Theo định nghĩa này có thể hiểu

phủ ban hành quyết định số Quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếpDNNN.

° Hội đồng quốc gia chi đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4,

Nhà xuât ban từ điên Bách khoa, Hà Nội, tr 491.

Trang 17

góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh

nghiệp khác” Theo khái niệm này thì TCTNN được hình thành trên cơ sở sự

liên kết, có mối quan hệ gắn bó về hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ,

thị trường dé làm tăng hiệu quả kinh tế cho các đơn vị thành viên và tông

công ty.

Dưới góc độ pháp ly, khai niệm TCTNN được ra đời từ năm 1995 va

có nhiều sự thay đôi, phát triển cụ thể như sau:

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 43 Luật DNNN số: 39-L/CTN ngày 20tháng 4 năm 1995 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

quy định:

“1- TCTNN được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều

đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế,công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vu, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,

tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một SỐ chuyên ngành kinh tẾ - kỹ

thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị

thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế

-xã hội trong từng thời kỳ.

2- TCTNN là tô chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có

tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà

nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có

trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn

lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNNN như quy địnhtại Chương II của Luật này.”

Theo Điều 46 Luật DNNN số: 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm

2003 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

Truong Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật thương mai, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr, 221.

Trang 18

“TCTNN là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữacác công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệpkhác hoặc được hình thành trên cơ sở tô chức và liên kết các đơn vithành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, côngnghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong mộthoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cườngkhả năng kinh doanh và thực hiện lợi ich của các đơn vi thành viên và

toàn tổng công ty.”

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số: 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7

năm 2014 của Chính phủ về tập đoàn nhà nước và TCTNN quy định: “Tổngcông ty là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên vàcông ty liên kết”

Các quy định về khái niệm TCTNN qua các văn bản pháp luật trên đây

cho thấy:

Thứ nhất, giai đoạn trước năm 2003: Ö giai đoạn này, TCTNN pháp

luật công nhận là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân Đây là sựnhận thức pháp lý sai lầm nghiêm trọng do không phù hợp với nguyên lý kinh

tế và pháp luật dân sự.Bởi, cơ sở để xác định một tổ chức có phải là pháp

nhân hay không phải dựa trên quan hệ sở hữu về tài sản hay tư liệu sản xuất

và khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình Nhưngtài sản

trong TCTNN thuộc sở hữu các công ty thành viên như công ty mẹ, công ty

con Do tổng công ty không có tài sản độc lập, vì thế việc chịu trách nhiệmbằng tài sản của TCTNN được trích từ tài sản của các đơn vị thành viên Quyphạm nêu trên đã thể hiện sự nhận thức thiếu trọn vẹn và không thống nhất

giữa các văn bản Luật của nước ta.

Thứ hai, giai đoạn năm 2003 đến năm 2005: Ở giai đoạn này, Pháp luậtkhông thừa nhận TCTNN là tô chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, mà chỉ

ghi nhận TCTNNIa hình thức liên kết giữa các công ty thành viên hạch toán

Trang 19

độc lập có tư cách pháp nhân hoặc giữa công ty nhà nước với các doanh

nghiệp khác có mỗi quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích Việc thừa nhận

TCTNN là sự liên kết giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác là

tiền dé dé hình thành TCTNN dưới hình thức công ty cổ phan, công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên Đây là một trong những biện pháp Nhà nướctăng cường tiềm lực kinh

tẾ, tăng kha năng cạnh tranh các TCTNNnho sự liên kết đa dạng của các loại

hình doanh nghiệp Để quản lý tốt, Nhà nước đã ban hành Luật DNNN 2003

nhằm tạo một sân chơi riêng biệt cho các DNNN và thử nghiệm mô hình môhình công ty mẹ - công ty con trong TCTNN Tuy nhiên, văn bản luật này đã

không tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế tại Việt Nam, do vậy việcxây dựng va ban hành một đạo luật dé thống nhất điều chỉnh các thành phầnkinh tế là một trong những yêu cầu cấp thiết

Thứ ba, giai đoạn 2005 đến nay

Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp mới, bãi

bỏ Luật DNNN năm 2003 và thực hiện tổ chức lại các Công ty nhà nước độclập hoặc TCTNN sang mô hình Tổng ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ

công ty con, chấm dứt tình trạng chia cắt pháp luật về doanh nghiệp theo hìnhthức sở hữu Đồng thời pháp luật khang định tông công ty không phải là tổchức kinh tế có tư cách pháp nhân điều đó được quyết định theo Khoản 1, Điều

188 Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Quan

lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệpsố: 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội quy định:

“Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: (i)Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ

100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty

mẹ của TCTNN, công ty me trong nhóm công ty mẹ - công ty con; (ii)

Trang 20

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước namgiữ 100% vốn điều lệ.”

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 quy định:

“DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ.”

Từ các khái niệm về TCTNN và DNNN, tác gia xin đưa ra khái niệm rõhơn về TCTNN trong giai đoạn hiện nay, cụ thé như sau: “7CTNN là một

nhóm công ty, gom công ty mẹ, công ty thành viên và công ty liên kết trongđó: Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành do nhà nước nắmgiữ 100% vốn diéu lệ” Theo khái niệm này có thé hiểu TCTNN là một nhómcác công ty được tô chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đóCông ty mẹ được Nhà nước quyết định thành lập, đầu tư 100% vốn, tài sảnnhà nước dé tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành nghề theo

sự quyết định của Chủ sở hữu Nhà nước

1.1.2.2 Đặc điểmtồng công ty nhà nước

Thứ: nhất, Nhà nước chỉ thành lập các tổng công ty nhà nudécdé sản

xuất, kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm đượchoặc không muốn làm hoặc không được làm

Tùy thuộc vào từng thời điểm, Thủ tướng chính phủ sẽ quyết định ty lệ

nắm giữ vốn nhà nước tại một số ngành lĩnh vực Ví dụ: Tại Quyết định số:

58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ banhành quyết địnhtiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tông

công ty nhà nước Theo quy định đó, Nhà nước nắm giữ 100% vốn 44 ngành,lĩnh vực từ chiếu sáng đường phố đến những ngành nghề có liên quan đến anninh quốc gia vật liệu nỗ Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, đa

số DNNN hoạt động kém hiệu quả, thực hiện đầu tư đàn trải, thua lỗ nặng Do

vậy, tại Hội nghị trương ương 3 Khóa XI Đảng ta đã chỉ đạo “Tiếp tục sắp

xếp, đôi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”xvà tại Nghị quyết số NQ/TW Hội nghị Trung ương IV Khóa 12 đã chỉ rõ “Tập trung vào những

Trang 21

05-ngành, lĩnh vực then chốt liên quan đến an ninh quốc gia, huyết mach, cơ sởcủa nên kinh tế quốc dân, điều đó được Thủ tướng chính phủ cụ thé hóabangQuyét định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 về việc quy

định tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mụcDNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 — 2020 Theo quyết định đó, nhữngngành nghề cung cấp dịch vụ thiết yếu cho xã hội hoặc có ảnh hưởng có tínhchất quyết định đến an ninh, quốc phòng hoặc những ngành nghề có sức ảnh

hưởng dé các ngành nghé kinh tế, lĩnh vực khác trong nền kinh tế thì phảiđược giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc các TCTNN dé đảm baotính 6n định, trật tự, an toàn nền kinh tế xã hội cũng như an ninh, quốc phòng.Hiện nay, chỉ còn có 11 ngành lĩnh vực thuộc Công ty mẹ do Nhà nước namgiữ 100% gồm: “Do đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất, kinhdoanh vật liệu nô công nghiệp; Truyền tải, điều độ hệ thông điện quốc gia va

quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; Dịch vụkhông lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn „2

Trên cơ sở đó, Chính phủ giao cho Bộ quản lý ngành tiến hành rà soát

lại toàn bộ các TCTNN để tiến hành phân loại và công bé rõ ràng mục tiêu của

Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó cần quan tâm đếnhai mục tiêu cơ

bản là mưu cầu lợi nhuận (được thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thé như tỷ suất

lợi nhuận, phân chia lợi nhuận hay chính sách chia cô tức) và mục tiêu đảmbao dịch vụ công hoặc lợi ích xã hội Từ đó, các TCTNN mới có théxac định

rõ ràng sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, mục tiêu cu thé dé hướng tdivai tròdẫn dắt phát triển công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia đồng

Š Toàn van Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị Trung ương IV Khóa 12, Báo Lao động, tại địa chỉ:

http:/laodong.com.vn/chinh-tr1/toan-van-nghi-quyet-so-05ngtw-hoi-nghi-trung-uong-4-khoa-xIi-606734.

ngày truy cập 13/6/2017.

“Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy đỉnh tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 — 2020

Trang 22

thời thúc day công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2016, Nhà nước ta đã thực

hiện cô phần hóa 4506 DNNN, trong đó có 01 tập đoàn và 47 TCTNN °

Tứ hai, vôn của công ty mẹ trong tông công ty nhà nước luôn thuộc sởhữu nhà nước.

Với tư cách là nhà đầu tư, Nhà nước đã đầu tư, rót vốn từ ngân sách

nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu

tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng

do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn

khác được Nhà nước đầu tư dé thành lập và duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh các TCTNN Ngoài ra, nguồn vốn do doanh nghiệp nhà nước huy động

dé phục vụ hoạt động san xuất kinh doanh cũng được coi như là nguồn vốncủa doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Thứ ba,về cơ cau tô chức: Kết cầu phổ biến của các TCTNN trong giaiđoạn hiện nay tổ chức theonhóm công ty với mô hình Công ty mẹ - Công tycon được phân làm ba cấp gồm: Công ty me (cấp I); công ty con (cấp II);công ty con của công ty cấp II (cấp III) Trong nhóm công ty này, mỗi công

ty được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp

nhân độc lập.Công ty mẹ thực hiện kiểm soát hoặc chi phối các công ty con

(cấp II) thông qua việc kiểm soát quyền sở hữu vốn cổ phan, vốn góptạidoanh nghiệp đó Và cùng với phương thức đó, công ty cấp IIsẽ thực hiệnkiểm soát công ty cấp IIL

Cơ cấu tô chức công ty mẹ bao gồm: HĐTV/Chủ tịch công ty là cơquan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại công ty; Tổng giámđốc/giám đốc tô chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; Kế toántrưởng tông công ty, Kiêm soát viên của chủ sở hữu nhà nước; các Phó tông

'° Ban chi đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2016), Báo cáo tinh hình thực hiện sắp xếp đổi mới

DNNN năm 2016 va thực hiện NQ số: 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phú về hô trợ phat triên doanh nghiệp đên hết năm 2020.

Trang 23

giám đốc và Bộ máy giúp việc công ty mẹ.

Cơ cau tổ chức của Công ty cấp II, Công ty cấp III phụ thuộc vào từng

loại hình doanh nghiệp do Công ty mẹ thành lập.

Thâm quyền quyết định mô hình cơ cấu tổ chức của TCTNN là Thủ

tướng chính phủ Thủ tướng chính phủ quyết định mô hình TCTNN thôngqua việc phê duyệt đề án thành lập TCTNN hoặc dé án tong thé sắp xếp đổimới các TCTNN.

Thứ tw, mỗi quan hệ giữa tông công ty nhà nước với Bộ, Ngành của

chính phủđược thực hiện theo quy định tại Nghị định số: 99/2012/NĐ-CP

ngày 15 tháng 11 tháng 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiệncác quyền, trách nhiệm, nghĩa cụ của Chủ sở hữu nhà nước; Nghị định69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tếnhà nước và TCTNN; Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm

2014 của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc

chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu Theo các vănbản này, Chính phủ là cơ quan cao nhất, thống nhất quản lý, thực hiện chứcnăng chủ sở hữu nhà nước đối với các TCTNN Chính phủ thực hiện phân

công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước cho các Bộ quản

lý ngành, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ lao độngthương binh xã hội phù hợp với chức năng của các Bộ.

1.2 Lịch sử hình thành tổng công ty nhà nước ở Việt Nam và Tổngcông ty Quản lý bay Việt Nam

1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển tổng công ty nhà nước ở Việt NamNgay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX ở Việt Nam đã tồn tạinhững cơ sở kinh tế lớn của Nhà nước có tên gọi là “Liên hiệp các xí nghiệpquốc doanh”'' Đây là một t6 chức sản xuất kinh doanh bao gồm các xí

nghiệp có mỗi quan hệ mật thiết với nhau được liên kết lại một cách bắt buộc

1 Truong Dai học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Thương mai,Nha xuất bản Công an nhân dân, Tr 220.

Trang 24

hoặc tự nguyện theo quyết định hành chính nhà nước nhăm mở rộng hợp tác,

phân công sản xuất kinh doanh, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh

tế cao trong từng xí nghiệp thành viên và toàn liên hiệp

Đến năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã đặt ra nhiệm

vụ sắp xếp lại các liên hiệp các xí nghiệp, phù hợp với yêu cầu mới của thị

trường Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số: 388-HDBT ngày 20

tháng 11 năm 1991dé các Bộ, địa phương triển khai thực hiện thành lập, giải

thé và phát triển một số công ty hoặc liên hiệp xí nghiệp lớn, có uy tín thànhcác TCTNN có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các thành phần kinh tế

khác trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

Đến ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số:90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp DNNN theo hướngthành lập và đăng ký lạinhững DNNNchua làm trong dot I Tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích

đánh giá hoạt động kinh doanh của DNNN, chấn chỉnh tô chức quản lý, tiếp

tục sắp xếp các DNNN dé nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước tổ chức

lại một cách hợp lý các DNNN đang hoạt động cùng ngành nghề trên cùng

một điạ bàn theo hướng không phân biệt DNNN do Trung ương hay địaphương quản lý Sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các Liên hiệp xí nghiệp,Tổng công ty Những tông công ty được xem xét thành lập va đăng ký lại khi

có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính,

chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyền, tiêu thụ,

thông tin, đào tạo; toàn tổng công ty có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, đốivới một số tông công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có théthấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng

Giai đoạn từ năm 2002- 2006: Đây là giai đoạn đây mạnh chuyền đổi

sở hữu, Luật DNNN năm 2003 thay thế Luật DNNN 1995 đã tạo cơ sở pháp

lý hình thành TCTNN Đề đây mạnh chuyên đổi sở hữu, Thủ tướng chính phủban hành Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg (ngày 26/4/2002), Quyết định số

Trang 25

155/2004/QD-TTg (ngày 24/8/2004) ban hành tiêu chí, danh mục phân loại

công ty nhà nước va công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc TCTNN Với

tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ như các chủ sở hữu

khác đầu tư vào doanh nghiệp Theo đó, thu hẹp những ngành, lĩnh vực Nhànước nắm giữ 100% vốn, nam giữ cô phan chi phối trên 50% vốn điều lệ vàquy định những ngành, lĩnh vực đa dạng hóa sở hữu dưới các hình thức cỗphần hóa, giao hoặc bán; quy định phương thức xử lý như sáp nhập, hợp nhất,

giải thể, phá sản đối với những công ty không thuộc lĩnh vực nhà nước nắm giữ

100% vốn, hoạt động thua lỗ kéo dài, không thực hiện được chuyển đổi sở

hữu; quy định các điều kiện tồn tại đối với TCTNN và những TCTNN khôngđáp ứng đủ các điều kiện sẽ được sắp xếp lại theo hướng sáp nhập, hợp nhấthoặc giải thể sau khi sắp xếp lại công ty thànhviên

Từ năm 2007 đến nay: Đây là giai đoạn cải cách DNNN,chủ yếu tập

trung vào hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, chuyển đổi TCTNN vàcông ty nhà nước sang mô hình công tyme - Công ty con Từ ngày 1/7/2010,

toàn bộ các TCTNNphai chuyền thành công ty cô phan, công ty TNHH hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp, cham dứt tình trang chia cắt pháp luật về doanhnghiệp theo hình thức sở hữu Day là sự đổi mới tổ chức quan lý, cơ chế hoạt

động, do việc quy định TCTNN không có tư cách pháp nhân Việc tổ chứchoạt động tổng công ty được thực hiện trên mô hình Công ty mẹ - Công ty

con, là những thực thể kinh tế độc lập, hoạt động trong cùng một khung pháp

lý với các doanh nghiệpkhác Như vậy, Nhà nước đã trao quyền tự chủ trong

kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cho các chủ

thé trực tiếp quan ly vốn nhà nước Đây là bước tiễn mới của pháp luật nhằmthúc day các chủ thể kinh tế nhà nước phát triển hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm đứng vững trong nên thị trường Nhà nước lựa chon chi lựachọn những công ty hoạt động có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà

nước dé chuyền đổi thành công ty me và tiến hànhhợp nhất, sáp nhập các

Trang 26

công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

1.2.2 Các con đường hình thành tổng công ty nhà nước

Theo truyền thống các tông công ty được hình thành trên cơ sở tích tụ,tập trung vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng lợi thếdoanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Khi đó, sự phát

triển nền kinh tế sẽ trở nên vững chắc hơn vì các doanh nghiệp nhỏ, hoạt độngthiếu hiệu quả tái cơ cau bằng nhiều hình thức dé hình thành tổng công ty có

tiềm lực kinh tế, vật chất, khoa học kỹ thuật Đây cũng là cách thức mà nhiều

quốc gia lựa chọn Đối với Việt Nam việc hình thành TCTNN được thực biện

bằng các con đường như sau:

Thứ: nhất, thành lập tông công ty nhà nước băng con đường sáp nhậphoặc hợp nhất doanh nghiệp, mua lại cổ phần hoặc vốn góp, cụ thể: Nhà nướclựa chọn một công ty nhà nước mạnh làm công ty mẹ và chuyên quyền đại

diện chủ sở hữu nhà nước tại một số doanh nghệp khác về cho công ty mẹ đó

quản lý Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, làm cho mỗi cá thể doanh

nghiệp lớn mạnh hơn, cơ cầu hoạt động tốt hơn, chiến lược phát triển hiệu quả

hơn Những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả có cơ hội được vực dậy,

những doanh nghiệp mạnh có thêm hướng đi để mở rộng hoạt động, tăng

cường ảnh hưởng và vì thế, xét về tổng thể, nguồn đầu tư trong toàn xã hộiđược sử dụng hiệu quả hơn Ví dụ: Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyếtđịnh số 238/QD-BGTVT hợp nhất ba tổng công ty Cảng hàng không MiềnBắc, Miền Trung và Miền Nam thành Tổng công ty Cảng hàng không ViệtNam; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 250/TTg thành lapTéngcông ty Hàng hải Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tảibiển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Bộ Giao thông vận tai quản lý

Thir hai, tông công ty nhà nước được hình thành bằng hình thức dau tu,góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình.Đây là hình thức Nhà nước thực

hiện tham gia góp vốn với các thành phần kinh tế khác để hình thành các

Trang 27

TCTNN trên cơ sở tích lũy vốn của nhiều thành phần kinh tế Trong đó, Nhà

nước năm giữ phần lớn vốn điều lệ của doanh nghiệp Đây cũng là một con

đường nhanh chóng dé hình thành doanh nghiệpnhà nước Ví dụ: Quyết địnhsố: 1611/QĐ-TTg về việc cô phần hóa Tổng công ty hang không Việt Nam.Trong đó, Nhà nước chiếm giữ 75% vốn điều lệ, số cô phần còn lại được bán

cho các thành viên khác như tô chức công đoàn, nhà đầu tư chiến lược

Tứ ba, tông công ty nhà nước được hình thành trên cơ sở liên kết khác

do doanh nghiệp tự thỏa thuận là hình thức các công ty nhà nước thực hiệnliên kết với các thành phần kinh tế khác và lựa chọn một doanh nghiệp mạnh

trở thành công ty mẹ Quá trình đó được diễn ra trên hình thức chuyển sở hữuphần vốn nhà nước tại một số công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên có cùng nhóm ngành nghề kinh doanh dé hình thành tổng công

ty nhà nước Ví dụ: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là một

DNNNIién kết hợp tác với Tập đoàn bia Carlberg vào năm 2007 Tổng công

ty công nghiệp thực phâm Đồng Nai (Dofico) hoạt động theo mô hình công ty

mẹ - công ty con được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005

với 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 19 công ty thành viên, 09 công ty liên

doanh, liên kết;

1.2.3 Khái quát sự hình thành Tổng công ty Quản lý bay Việt NamNgành Quản lý bay ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển

của Ngành hàng không Việt Nam, được thành lập ngày 15 tháng 01 năm

1956 Quá trình hình thành và phát triển Ngành Quan lý bay có thé chia ra

làm ba giai đoạn.

Giai đoạn 1954 — 1975: Cơ quan bao đảm bay hình thành trong cuộc

chiến tranh giải phóng dân tộc với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ quốc phòng,

phục vụ chiến tranh giải phóng dân tộc Cơ quan bảo đảm bay đã tham mưu

cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng làm

thủ tục, cấp phép bay cho nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế, bao gồm:

Trang 28

Các chuyến bay dân dụng, các chuyến bay quân sự và các chuyên bay đưa các

đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi công tác trong và ngoài nước tuyệt đối

an toàn góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền

Nam thống nhất đất nước

Giai đoạn 1976-1989:Sau khi thông nhất đất nước, Hội đồng Chính

phủ ra Nghị định số 28-CP, ngày 11/02/1976 thành lập Tổng cục Hàng khôngdân dụng Việt Nam trong đó có Cục Quản lý bay (say này đổi tên thành Cục

Tham mưu) gồm các phòng: Kế hoạch, Điều phái, Thông tin, Khí tượng và

Phòng Nghiên cứu và huấn luyện Giai đoạn này Ngành Quản lý bay là một

đơn vị của Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc

Phòng.

Giai đoạn 1990 đến nay:

Năm 1989, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngày 29/8/1989, Hội

đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112-HĐBT quyết định điều chuyên

Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam từ Bộ Quốc phòng về làm cơ quantrực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Cục Quản lý bay chuyên thành Vu Quản lýbay, có chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tô chức riêng biệt, độc lập

Tiếp tục kiện toàn đổi mới, ngày 15/10/1990, Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải - Bưu điện ký Quyết định 1888-QD/TCCB/LD thành lập Công tyQuản lý bay Hàng không Việt Nam gọi tắt là Công ty Quản lý bay, trực thuộc

Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam Công ty vừa là tổ chức sự

nghiệp bảo đảm hàng không, đồng thời là đơn vị kinh tế thực hiện dịch vụhàng không với cơ cau thành phan, các tổ chức thành viên trực thuộc baogồm: Xí nghiệp Quản ly bay Hà Nội, Xí nghiệp Quan lý bay Da Nang, Xínghiệp Quản lý bay Tân Sơn Nhất và Trung tâm Thông tin Hàng không Sau

khi thành lập, Công ty Quản ly bay vừa từng bước ổn định, đưa mọi hoạt

động theo cơ chế quản lý mới, vừa nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là chỉ

huy an toàn mọi chuyến bay theo chỉ tiêu kế hoạch

Trang 29

Năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuyên đổi tổ chức củaCông ty Quản lý bay Hàng không dân dụng Việt Nam thành Trung tâm Quản

ly bay dân dụng Việt Nam Kể từ ngày này Quản lý bay Việt Nam đã chính

thức tách khỏi Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành đơn vị sự

nghiệp có thu trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam Trung tâm Quản lý bay

dân dụng Việt Nam có các don vi trực thuộc sau: Trung tâm Quan lý bay HaNội; Trung tâm Quan lý bay Đà Nang; Trung tâm Quản lý bay Hồ Chí Minh;Trung tâm Thông tin hang không Gia Lâm.

Năm 1994, Công ty Quản lý bay Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụchính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là giành lại quyền điều hành bay HồChí Minh từ Trung tâm Kiểm soát đường dài Băng Cốc, Singapo, Hồng Kôngvào lúc 00 giờ quốc tế ngày 08/12/1994 Đây là một chiến công quan trọngtrong việc bảo vệ vùng trời của tổ quốc, cũng như chiến thắng trên các mặt

trận kinh tế, kỹ thuật, an ninh quốc phòng và chính trị, xã hội

Ngày 24/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1998/QDTTg chuyển Trung tâm Quản ly bay dân dụng Việt Nam thànhDNNN hoạt động theo Luật DNNN số: 39-L/CTN ngày 20 tháng 4 năm 1995của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

15-Ngày 19/6/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký quyết định số1789/QD-BGTVT thành lập Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Namtrên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Tổng công

ty Quản lý bay Việt Nam được tổ chức theo hình thức TCTNN độc lập có đạidiện chủ sở hữu nhà nước là Bộ Giao thông vận tải, chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Cục Hàng không Việt Nam về cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp theo quy định của phápluật.

Ngày 25/6/2010, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số1754/QD-BGTV chuyền đổi Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam

Trang 30

từ mô hình DNNN độc lập sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đóCông ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ

Giao thông Vận tải, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, có cơ cau tô chức

và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật quản lý bay được hình thành từ một đơn vi trực thuộc.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính

là cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay (bao gồm các dịch vụ:dịch vụ không lưu; dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng:

dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn)

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triểncủa đất nước Tổng công ty Quản lý bay không ngừng lớn, mạnh Từ nhữngngày đầu thành lập, mới chỉ là đơn vi sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Hangkhông Việt Nam, trải qua nhiều lần sắp xếp, đối mới đã trở thành mộtTCTNN có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay “Antoàn — điều hòa — hiệu quả” cho tat cả các tau bay dân dụng và vận tải quân sự

trên toàn thé lãnh thé Việt Nam Với hệ thống cơ cấu tổ chức vững vàng,Tổng công ty Quản lý bay đã bảo toàn và phát triển vốn của Chủ sở hữu vàtrở thành một nòng cốt của ngành công nghiệp hàng không Việt Nam có khảnăng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh, an

toàn hàng không, an ninh — quốc phòng, góp phần vào sự phát triển của đấtnước.

1.3 Vai trò của tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế thị tường

ở Việt Nam

Trong quá trình xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam các TCTNNIluôn giữvai trò đầu tau dẫn dắt nên kinh tếnước nhà vượt qua khó khăn, khủng hoảng Trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta

~ z : Kk A : Re re ` A tA 2 8 Kn

đã xác định “tiép tục cơ câu lại, đôi mới va nâng cao hiệu quả DNNN”” Điêu

Trang 31

đó khẳng định thêm một lần nữa về sự nghi nhận vi tri, vai trò cua TCTNNđối

với nền kinh tế nước nhà, cụ thé:

1.3.1 Mang lại nguồn thu lon cho ngân sách Nhà nước:

Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, cácTCTNN phải khai thác nguồn von nhà nước nhằm tạo ra lợi nhuận b6 sungcho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập hợp phápnhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao động, điều đó được minhchứng như sau:

Hiện nay, DNNN chỉ chiếm một lượng rất nhỏ (về số lượng trong khu

vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%), nhưng DNNN vẫn là nguồn thu lớncho ngân sách Nhà nước Tốp 5 doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhấtnăm 2015 (năm 2016 chưa được công bổ) thì đều là DNNN, hoặc cóvốn Nhà nước chi phối, đó là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội

(Viettel), Tổng công ty Khí Việt Nam-Công ty CP, Tổng công ty Viễn

thông MobiFone, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Nếu mở rộng ra tốp 10doanh nghiệp đóng thuế hàng đầu năm 2015 thì cũng có tới 7 DNNN,

hoặc có vốn Nhà nước chi phối DNNN cũng đang đóng góp lớn nhất

vào GDP với tỷ lệ 28,8%, so với doanh nghiệp ngoài nhà nước là

11,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 17,9%

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, các DNNN nắm giữ một lượng vốn

cùng khối lượng tài sản lớn nhưng chưa phát huy hết hiệu quả Có không ítcác tập đoàn, TCTNN làm ăn thua lỗ kéo dài, “Hệ sỐ nợ phải trả/vốn chủ sởhữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần, trong đó có 25 DNNN có tỷ lệ nợ phảitrả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, đứng đầu là Tổng công ty Phát thanh truyền

' “Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Minh Phong, Hoàng Gia Minh, Hồ Quang Phương, “Vai rò phù hop do DNNN, Quân đội nhân dân Việt Nam tại địa chỉhttp:/www.gdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-3-vai-tro-phu-hop-cho- doanh-nghiep-nha-nuoc-506443 ngày truy cập 24/06/2017

Trang 32

hình thông tin, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Cơ khí xâydựng ”'*Do vậy, vấn đề sắp xếp, đổi mới đầu tư vào một số ngành trọngđiểm, dé phát huy vai trò đầu tau, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam phat triển làhết sức cần thiết.

1.3.2 Dau tư, phát triển một số ngành trọng điểm

Do có nhiều lĩnh vực, ngành nghề không hấp dẫn các nhà đầu tư vì ítlợi nhuận, lâu thu hồi vốn nên các doanh nghiệp tư nhân không muốn tham

gia sản xuất, kinh doanh hoặc việc kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào điều kiện

thiên nhiên và kết cấu hạ tầng nên Nhà nước (Chính phủ, Bộ quản lý ngành)

thành lập và giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành cáchoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội của Nhà nước

Thực tế ở nước ta cho thấy, các TCTNN chính là lực lượng quan trọngcủa Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yêu nhằmđáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm anninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc vàkhăng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái Ví dụ: Tổng

công ty Quản lý bay Việt Nam, cung cấp dịch vụ không lưu cho các tàu bay

dân dụng và quân sự; Tập đoàn điện lực Việt Nam cung cấp điện cho cácđồng bào vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước Đây là những dịch vụcông ích, Nhà nước đảm bảo cung cấp hiệu quả, công bằng không vì mục tiêu

lợi nhuận Tuy nhiên sau một thời gian dài đầu tư lớn, phát triển rộng khắp

DNNN cho thấy, việc đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả kinh tế

tương ứng Nên tại Hội nghị lần thứ năm Đại hội XII của Ban chấp hànhTrung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết khang định: “Tiếp tục day mạnh cơcấu lại DNNN theo hướng: DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt,

thiết yêu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực

mà doanh nghiệp thuộc các thành phan kinh tế khác không đầu tu"

'> Báo cáo số: 418/BC-CP ngày 17/10/2016 của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quôc năm 2015, Tr 7;

Trang 33

1.3.3 Bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty da quốc

gia

Mô hình TCTNN ở nước ta là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến, bởi

mục đích liên kết, hợp tác là vì lợi ích của nhà nước, lợi ích của Tổng công ty

và cả công ty thành viên.Điều đó mang lạinguồn vốn lớn, lực lượng lao động

doi dào, thị trường và công nghệ vượt trội, làm cho nhiều TCTNN có thé

đứng vững trên thị trường Từ đó các TCTNN mới có cơ sở đảm bảo phat

triển chính sách “kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực”'“nhằm thu lợi nhuận lớn

có khả năng bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty đa quốc

gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài như: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel,Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, Tổng

công ty Quản lý bay Việt Nam Các công ty thành viên trong TCTNN luôn

được sự hỗ trợ phát triển: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động dao tạo quan

lý, lao động Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực, môi trườngthuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của TCTNN phát triển nhanh vàbền vững, từ đó góp phan thúc day phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh

của cả TCTNN nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội của quốc gia

1.3.4 Khắc phục hạn chế vốn của các công ty riêng lẻ

Việc hình thành mô hình TCTNN sẽ khắc phục hạn chế về vốn của các

công ty riêng lẻ Bởi công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho công ty con vayvốn tương ứng với số von đã dau tư vào công ty con Mặt khác, với mô hìnhdoanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lao động déi dào, công nghệ vượt trội,TCTNNsé tổ chức phối hợp kinh doanh giữa TCTNN và công ty con hoặcgiữa các công ty con với nhau nhằm tận dụng tối đa lợi thế kinh tế và tạomốiliên kết bền chặt giữa các công ty thành viên Các công ty thành viên sẽ

Phuong Ngoc Thach, “DNNN trong nén kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Báo nhân dan, tại

địa chỉ

http://nhandan.com.vn/kinhte/item/30277302-doanh-nghiep-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhen.html, ngày truy cập 24/06/2017

Trang 34

luôn được sự hỗ trợ về: Vốn, công nghệ, hoạt động đào tạo quản lý, laođộng Những nguồn lực đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực, môi trường thuậnlợi giúp các công ty thành viên của tổng nhà nước phát triển nhanh và bềnvững, từ đó góp phần thúc đây phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của

toàn TCTNN nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội của quốc gia

1.3.5.Diéu tiết vĩ mô, bình ồn thị trường, bình ổn nên kinh tế

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nếu muốn quốc gia phát triển với

tốc độ nhanh hơn thì cần phải có những công cụ, những cách thức quản lý nền

kinh tế phù hợp Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các TCTNN nắm giữ

các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế, thúcđây sự phát triển nền kinh tế nước nhà góp phần mang lại lợi ích kinh tế lớncho đất nước như: Tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, tạonguồn thu ngoại tệ , đóng góp phan lớn nguồn thu thuế và Ngân sách quốc

gia, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế trong nước, day

nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải quyết việc làm cho

người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phan giải quyết van dé

an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh

Ví dụ: Dé giữ 6n định mặt bằng giá đầu vào cho các ngành sản xuất,

trong nhiều năm qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng giá

điện nhìn chung được giữ ôn định ở mức thấp So với nhiều nước trong

khu vực, giá điện Việt Nam thấp hơn Cụ thê, giá bán lẻ điện hiện nay

của Việt Nam là 1.622 đồng/kWh, tương đương 7,31 cent/kWh Trongkhi đó, Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh "”1.3.6 Ung dụng khoa học — công nghệ hiện đại và phát huy wu thé về

kỹ thuật tiễn bộ, dau tư vào công nghiệp quốc phòng, những lĩnh vực đóng vaitrò lớn đối với an ninh quốc gia

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như “vũ bão” hiện

nay, các TCTNN luôn đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy

Trang 35

ưu thế về kỹ thuật, nguồn vốn đề đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tiến bộ

nhất là những lĩnh vực an ninh, quốc phòng dé bảo vệ tô quốc dé nam giữ vai

trò chủ đạo trong nền kinh tế

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng công ty nhà nước được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công

ty con, trong đó công ty mẹ do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn dé cung cấp cácdịch vụ thiết yếu quan trọng cho xã hội

Kể từ khi xuất hiện đến nay, Nhà nước ta đã thực hiện sắp xếp đôi mớikhông ngừng về cơ cau t6 chức TCTNN Nhung dù ở mô hình nào, Nhà nướcvẫn giữ vai trò đầu tư vốn và quản lý, điều hành sát sao mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh

Vì vậy, TCTNN luôn giữ được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế; điềutiết, bình 6n dẫn dắt nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, khủng hoảng gópphần thúc đây nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giảiquyết tốt các van đề kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh Dé tiếp tục

làm tốt vai trò đó, các TCTNN cần nghiên cứu, vận dụng đúng chủ trương,

chính sách pháp luật của Nhà nước đồng thời chủ động tô chức hoạt động sảnxuất kinh doanh hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Nhà

nước và xã hội.

Trang 36

có tính chất thay đổi căn bản về tổ chức hoạt động TCTNN, về quản lý điều

hành các TCTNN, về việc thành lập, tổ chức lại các TCTNN và việc thực hiện

giám sát tô chức hoạt động các TCTNN Cụ thể: Luật doanh nghiệp SỐ:68/2014/QH13; Luật Quan lý, sử dụng von nhà nước đầu tư vào doanh nghiệpsố: 69/2014/QH13; Nghị định số: 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm

2012 về việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ

của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN và vốn nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp; Nghị định số: 69/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 về

tập đoàn nhà nước và TCTNN; Nghị định số: 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn

nhà nước vào doanh ngiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;Nghị định số: 97/2014/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại

doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước

nam giữ 100% vốn điều lệ Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật nói trên đã

thé hiện rõ nét những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận Tuy nhiên, trong quá

trình thực hiện cũng phát hiện không it ton tại hạn chế cần được hoàn thiện tốt

hơn về hệ thống chính sách pháp luật TCTNN hoạt động theo mô hình Công

ty mẹ - Công ty con.

2.1 Quy định về công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty

2.1.1 Quy định nhận điện công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết

Trang 37

Quy định nhận diện công ty mẹ, công ty con: Theo Khoản 1 Điều 189

Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một công ty được coi làcông ty mẹ của công ty khác nếu:

()Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phan phổ thông của

công ty đó;

(ii)Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm da số hoặc tat

cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty

đó;

(ii1)Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó

So sánh với Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm

2014 đã kế thừa những ưu điểm như sau:

Thứ nhất, công ty mẹ có quyên chi phối về tài chính đối với công ty con

do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc sở hữu từ trên 50% vốn diéu lệhoặc cổ phan phổ thông của công ty đó Vì bản chất của sự hình thành công

ty mẹ và công ty con được dựa trên mỗi quan hệ tài chính, quan hệ sở hữuvon và tư liệu sản xuất Chủ thé nào sở hữu từ trên 50% vốn điều lệ hoặc tong

số cô phan phô thông là có quyền chi phối thông qua những van dé quan trọngcủa doanh nghiệp như đầu tư tài sản, góp vốn

Thứ hai, công ty mẹ có quyên chỉ phối bộ máy quản lý thông qua việcquyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh dao quản lý cửa công ty con Bởi, đây lànhững ngudiquyén quyết định các van dé quan trọng của doanh nghiệp đó.Việc quyết định bổ nhiệm người quản lý TCTNN đã đánh dấu sự can thiệpcủa công ty mẹ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết sách, điềuhành doanh nghiệp Điều đó có tính ảnh hưởng, tác động lớn đến sự thànhcông hay thất bại của một doanh nghiệp

Thứ ba, Công ty mẹ có quyên chỉ phối công ty con thông qua việc phêduyét ké hoach hoat dong san xuất kinh doanh va quyết định việc sửa đồi, bố

Trang 38

sung Điều lệ của công ty con Đối với mỗi doanh nghiệp, bản điều lệ củađược

xem như là “hiến pháp” của mỗi doanh nghiệp Bởi trong đó quy định các van

dé chủ chốt của doanh nghiệp như:Tổ chức sản xuất kinh doanh, thâm quyền

quyết định, quản lý tài chính, phân chia lợi nhuận và mọi hoạt động củadoanh nghiệp đều được triển khai thực hiện trên cơ sở của Điều lệ của doanh

Nhận điện công ty liên kết: Chúng ta có thê nhận diện loại hình doanhnghiệp này thông qua cá nội dung cơ ban sau: (i) Chủ thể liên kết có thé là cáccông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc giữa Công ty nhà nước và

công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu han hai thành viên trở lên tự nguyệnliên kết với nhau dé hình thành nhóm công ty tổ chức theo mô hình công ty

mẹ - công ty con (ii) Hình thức liên kết, tùy theo tính chất ngành nghề các

công ty có thé lựa chon các hình thứcliên kết theo chiều ngang, liên kết theo

chiều dọc, liên kết hỗn hợp trên cơ sở một trong hai phương thức như sau:

“Nhóm công ty liên kết cứng (kết hợp chặt chẽ trong một tô chức kinh tế);nhóm công ty liên kết mềm (các liên kết kinh tế); nhóm công ty liên kết trên

cơ sở xác lập thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính””Š (iii) Mục tiêuliên kết là nhăm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp.

'Š Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị

quôc gia, tr 16,17.

Trang 39

Tuy nhién, sau mot thoi gian triển khai thực hiện mới nhận thay Luat

Doanh nghiép 2014chua khac phục được những tồn tại, bat cập, chưa hợp lý

của Luật Doanh nghiệp năm 2005 ở các điểm như sau:

Thứ nhất, quy định nêu trên đang “đồng nhất quyền chi phối với cáchthức để có được quyên chi phối"'“đối với mỗi doanh nghiệp, cụ thé: đối vớihai đặc điểm nhận diện đầu tiên là cách thức phương tiện thực hiện quyền chiphối thông qua quyền sở hữu, dau tư

Thứ hai, Quy định nêu trên chưa có sự thống nhất trong chính Luật

doanh nghiệp 2014, bởi theo Điều 60 quy định đối với công ty TNHH hai

thành viên trở lên và Điều 144 quy định đối với công ty cổ phan có thé khangđịnh dé nam quyền quyết định những van dé quan trọng của công ty con thì tỷ

lệ nắm giữ vốn của công ty mẹ phải từ 65% đối với công ty cô phần và 75%đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên mới được quyết định các vấn đề

quan trọng như việc thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ

cấu tô chức quan lý công ty; tổ chức lại, giải thé công ty Như vậy, nếu

công ty mẹ chỉ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông

thì chưa đủ mức dé có quyền chi phối công ty con

Thứ ba, Luật Doanh nghiệp năm 2014, mới chỉ đề cập đến việc hìnhthành tổng công ty thông qua hình thức liên kết nhưng chưa có quy phạm quy

định khung pháp lý về trình tự, thủ tục thực hiện liên kết Điều này gây khó

khăn, lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện việc

liên kết để hình thành tông công ty giữa các loại hình doanh nghiệp

2.1.2 Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp trong tong

công ty nhà nước

2.1.2.1 Méi quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con

!° Trịnh Văn Hải, “Những bat cập trong quy định về nhóm công ty và tập đoàn kinh tế, tổng công ty, Tap chí

công thương, tai dia chỉ: http://tapchicongthuong tap-doan-kinh-te-tong-cong-ty-20150310102312273p7c419.htm, ngay truy cap 5/7/2017.

Trang 40

vn/nhung-bat-cap-trong-quy-dinh-ve-nhom-cong-ty-va-Theo Nghị định số 69/2014/NĐ-CP và Nghị định 99/2012/NĐ-CP thì

mối quan hệ giữa công ty me và công ty cấp II được quy định như sau:

Moi quan hệ giữa công ty mẹ va công ty condo công ty mẹ sở hữu100% vốn diéu lệ,HĐTV hoặc Hội đồng quản trị của Công ty mẹ (sau đây gọitắt là HDTV) được giao nhiệm vụ thực hiện quyền nghĩa vụ của chủ sở hữutheo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp

đó, cụ thé: (i) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinhdoanh; tô chức lại, chuyên đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khiđược cấp có thâm quyên phê duyệt; (ii) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bố sungĐiều lệ: (iii) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ

trong quá trình hoạt động của công ty; (iv) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên HDTV

hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên; (v) Phêduyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển

5 nam; (vi) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tai sản có giá trị

bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơnquy định tại điều lệ của công ty; (vi) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm,

phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ

Gitra công ty mẹ va công ty con là hai pháp nhân độc lập, nhưng do

mối quan hệ về đầu tư 100% vốn điều lệ, nên Chính phủ quyết định phâncông, phân cấp nhiệm vụ Chủ sở hữu nha nước cho HDTV công ty mẹ Sự

phân công nêu trên là hoàn toàn hợp lý, bởi:

Thứ nhất, Nhà nước đã trao quyền chủ động điều hành tổ chức hoạtđộng sản xuất kinh doanh của tổng công ty cho công ty me, mà cụ thé làHĐTVTCTNN Ngoài việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà

nước thì Chính phủ đã làm tốt việc gắn trách nhiệm đại diệnchủ sở hữu nhà

nước đối với HDTV Mối quan hệ này xuất phát quan hệ kinh tế, quan hệ phốihợp tổ chức kinh doanh, do vậy nó sẽ đảm bảo cho việc quản lý hoạt động

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w